Nội Dung Chính
Hộ Trì Cho Mình, Hộ Trì Người Khác
(Độ Mình Tức Độ Người)
… Thế Tôn nói:
-- Này các Tỷ-kheo, như đệ tử Medakathàlikà đã nói với thầy của ông ấy: "Tôi sẽ hộ trì cho mình", tức là niệm xứ cần phải thực hành.
Này các Tỷ-kheo, "Chúng ta sẽ hộ trì người khác", tức là niệm xứ cần phải thực hành.
Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỷ-kheo, là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.
Chính do sự thực hành (àsevanàya), do sự tu tập (bhàvanàya), do sự làm cho sung mãn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác.
Chính do sự kham nhẫn, do sự vô hại, do lòng từ, do lòng ai mẫn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.
⚀ Này các Tỷ-kheo, “Tôi sẽ hộ trì cho mình”, tức là niệm xứ cần phải thực hành.
⚁ Này các Tỷ-kheo, “Tôi sẽ hộ trì người khác”, tức là niệm xứ cần phải thực hành.
⚂ Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỷ-kheo, là hộ trì người khác.
⚃ Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ (a) – 19. IX. Sedaka, hay Ekantaka (Tạp 24,17, Ðại 2,173b) (S.v,168) Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Phật dạy bốn niệm xứ là con đường độc nhất đưa chúng sinh đến:
❶ thanh tịnh,❷ vượt khỏi sầu,❷ não,❹ diệt trừ khổ,❺ ưu,❻ thành tựu chính trí,❼ chứng ngộ niết bàn.
1. Quán thân – bao gồm 14 bài tập là: niệm hơi thở; quán bốn uy nghi hay thân hành; chính niệm tỉnh giác trong mọi hoàn cảnh; quán bất tịnh; quán bốn đại; và chín pháp quán tử thi ở nghĩa địa qua các giai đoạn tan rã.2. Quán thọ – kể như một bài tập. Thọ là các cảm giác dễ chịu, khó chịu, trung tính về thân, tâm.3. Quán tâm – một bài tập: Tuệ tri tâm có hay không tham, sân, si, tán loạn, quảng đại; thâu nhiếp hay tán loạn; hữu hạn hay vô thượng; có định không định, có giải thoát không giải thoát.4. Quán pháp – gồm năm phần: ① Năm triền cái; ② Năm uẩn; ③ Sáu nội ngoại xứ; ④ Bảy giác chi; ⑤ Bốn thánh đế.
“Như vậy, vị ấy ① sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy ② sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy ③ sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân.Hay vị ấy ① sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy ② sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy ③ sống quán tánh sanh diệt trên thân.“Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.”
Nguồn trích dẫn: Trường bộ kinh : 22. Đại kinh Niệm Xứ
… Ðống thiện, này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói là bốn niệm xứ, người ấy nói một cách chơn chánh. Toàn bộ đống thiện này, này các Tỷ-kheo, tức là bốn niệm xứ.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ V. Một Ðống Thiện (Tạp 24,28, Ðại 2,171b) (S.v,145)
… này các Tỷ-kheo, chớ có đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác. Này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, đi đến cảnh giới của người khác, thời Ác ma nắm được cơ hội, Ác ma nắm được đối tượng.
Này các Tỷ-kheo, hãy đi đến chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình. Này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ hành xứ của mình, đến cảnh giới của cha mẹ mình, thời Ác ma không nắm được cơ hội, không nắm được đối tượng.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ – VI. Con Chim Ưng (Sakunagghi) (Tạp 24,15, Ðại 2,172c) (S.v,146)
… Này Ananda, ở đây, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; quán thọ trên các thọ… quán tâm trên tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Ananda, như vậy là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.
… Này Ananda, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào sống với tâm khéo an trú trên bốn niệm xứ, vị ấy được chờ đợi sẽ đạt được sự rõ biết quảng đại, trước sau thù thắng.
… “Ðại nhân, đại nhân”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là đại nhân?
… Này Ananda, thế nào là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác?
… Này các Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này được tu tập, được làm cho sung mãn, là những Thánh dẫn đạo, dắt dẫn những ai thực hành theo, đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ – 17. VII. Bậc Thánh (Tạp 24,23, Ðại 2,176a) (S.v,166)
… Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ – III. Phẩm Giới Trú – 22. II. Trú (Tạp 24,29, Ðại 2,173c) (S.v,172)
…”Hữu học, hữu học” [tức bậc Thánh Dự Lưu, Nhất lai, Bất lai], thưa Hiền giả Anuruddha, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả Anuruddha, là hữu học?
— Do tu tập một phần bốn niệm xứ, thưa Hiền giả, là bậc hữu học.
… “Vô học, vô học” [tức bậc Thánh Alahán], thưa Hiền giả Anuruddha, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả Anuruddha, là bậc vô học?
— Do tu tập hoàn toàn bốn niệm xứ, thưa Hiền giả, là bậc vô học.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ – 27. VII. Hoàn Toàn (Samattam) (S.v,175)
… Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ, đại thắng trí được đạt tới.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ – 28. VIII. Thế Giới (S.v,175)
… Này Gia chủ, Gia chủ có thể kham nhẫn được chăng? Gia chủ có thể chịu đựng được chăng? Có phải các khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, không có tăng trưởng?
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — “Quán thân trên thân này”, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh.
Quán thân trên thân cần phải tu tập này…
Quán thân trên thân đã được tu tập này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh.
4) “Quán thọ trên các cảm thọ này”…
5) “Quán tâm trên tâm này”…
6) “Quán pháp trên các pháp này”, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh.
Quán pháp trên pháp cần phải tu tập này…
Quán pháp trên pháp đã được tu tập này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ IV. Phẩm Chưa Từng Ðược Nghe – 31. I. Chưa Từng Ðược Nghe (S.v,178)
… Bốn niệm xứ này, này các Tỷ-kheo, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ – 32. II. Ly Tham (Tạp 24,34, Ðại 2,276a) (S.v,179)
…Với những ai, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ bị thối thất, đối với những người ấy, cũng bị thối thất là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau.
Với những ai, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này được thực hành, đối với những người ấy, cũng được thực hành là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ – 33. III. Thối Thất (Viraddha) (S.v,179)
… Bốn niệm xứ này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này qua đến bờ bên kia.
– Mọi bài viết và hình ảnh trên FB Sumangala Bhikkhu Viên Phúc có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ – 34. IV. Tu Tập (S.v,180)
… Này các Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Do vị ấy trú, quán thân trên thân, ước muốn đối với thân được đoạn diệt.
Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.
Vị ấy trú, quán thọ trên các cảm thọ… Do vị ấy trú, quán thọ trên các cảm thọ, ước muốn đối với thọ được đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.
Vị ấy trú, quán tâm trên tâm… Do vị ấy trú, quán tâm trên tâm, ước muốn đối với tâm được đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.
Vị ấy trú, quán pháp trên các pháp… Do vị ấy trú, quán pháp trên các pháp, ước muốn đối với các pháp được đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.
… Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về niệm xứ, tu tập bốn niệm xứ và đạo lộ đưa đến tu tập bốn niệm xứ. Hãy lắng nghe.
VÀ NÀY CÁC TỶ-KHEO, THẾ NÀO LÀ NIỆM XỨ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm xứ.
Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến… chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo lộ đưa đến tu tập bốn niệm xứ.
… Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về SỰ TẬP KHỞI VÀ SỰ CHẤM DỨT BỐN NIỆM XỨ. Hãy lắng nghe.
Sự tập khởi của xúc là sự tập khởi của thọ. Sự đoạn diệt của xúc là sự chấm dứt của thọ.
Sự tập khởi của danh sắc là sự tập khởi của tâm. Sự đoạn diệt của danh sắc là sự chấm dứt của tâm.
Sự tập khởi của tác ý là sự tập khởi của các pháp. Sự đoạn diệt của tác ý là sự chấm dứt của các pháp.
… Này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn, những ai mà các Ông nghĩ rằng cần phải nghe theo, các bạn bè, hay thân hữu hay bà con, hay huyết thống; này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải khích lệ các người ấy, hướng dẫn, an trú các người ấy trong sự tu tập bốn niệm xứ.
… Có ba lậu hoặc, này các Tỷ-kheo. Thế nào là ba? Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Này các Tỷ-kheo, đây ba là lậu hoặc.
Chính để đoạn tận ba lậu hoặc này, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này cần phải tu tập.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ – 50. X. Các Lậu Hoặc (S.v,189)
… Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm thượng phần kiết sử.
Này các Tỷ-kheo, với mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bốn niệm xứ cần phải tu tập.