[II]
Những Bình Giải Về Papañca và Papañca-Saññā-Saṅkhā
Trong cố gắng của chúng tôi nhằm xác định và đánh giá ý nghĩa của ‘papañca’và ‘papañca-saññā-saṅkhā’, chúng tôi có dịp tham khảo rải rác một số giải thích khác được đưa ra bởi các học giả xưa và nay. Tuy nhiên, trong đó chúng tôi đã không cố gắng làm bất cứ nghiên cứu chi tiết hoặc so sánh nào trong nhiều cách lý giải, vì việc đó có thể làm cản trở sự mạch lạc của luận đề này. Do vậy bây giờ chúng tôi sẽ trích dẫn chúng, cùng với những bình luận thích hợp nơi nào cần thiết, nhằm mục đích giúp cho độc giả đôi điều để noi theo phòng khi người đó tìm thấy đánh giá của chúng tôi về đề tài này là không thể chấp nhận.
Những định nghĩa thuộc chú giải xưa nhất về các từ ‘papañca’ và ‘papañca saṅkhā’ sẵn có cho chúng ta là những định nghĩa trong chú giải kinh điển Mahā Niddesa. Ở đó chúng ta được biết:
(I) Papañcā yeva papañcasaṅkhā, taṇhā-papañcasaṅkhā, diṭṭhi-papañcsaṅkhā, māna- papañcsaṅkhā. – Nid. I. 280.
‘Các Papañca chính chúng là Papañcasaṅkhā, tức là: các papañcasaṅkhā của ái, các kiến giải và mạn.’
(II) Papañcā yeva papañcasaṅkhā, taṇhā-papañcasaṅkhā diṭṭhipapañcasaṅkhā. Katamaṃ taṇhāpapañcassa mūlaṃ? Avijjā mūlaṃ, ayonisomanasikāro mūlaṃ, asmimāno mūlaṃ ahirikaṃ mūlaṃ anottappaṃ mūlaṃ uddhaccaṃ mūlaṃ. Katamaṃ diṭṭhipapañcassa mūlaṃ? Avijjā m ūlam…uddhaccaṃ mūlaṃ’. – ibid. 344-5
‘Các Papañca chính chúng là papañcasaṅkhā: các papañcasaṅkhā của ái và của các kiến giải. Gốc của papañca ái là gì? Vô minh là gốc, phi như lý tác ý là gốc, mạn ‘tôi là’ là gốc, vô tàm là gốc, vô quý là gốc, phóng dật là gốc. Gốc của các papañca kiến giải là gì? Vô minh … phóng dật là gốc.
Hai từ ở đây được coi như là đồng nghĩa. Tuy nhiên, chúng không được định nghĩa liên quan với từ nguyên của chúng. Thay vào đó chúng ta tìm thấy một định nghĩa mở rộng, nó nêu ra ba trường hợp của papañca. Một cố gắng đi sâu vào các gốc của papañca cũng rõ ràng nhưng không đủ hàm súc về bất cứ ý nghĩa căn bản nào có thể gắn liền với papañca.
Trong Nettippakaraṇa chúng ta bắt gặp một cố gắng rõ ràng hơn để lần ra manh mối ý nghĩa của từ đó.
(I) Papañcā nāma taṇhādiṭṭhimānā tadabhisaṅkhatā ca saṅkhārā. – Netti. 37
‘Các papañca là ái, các kiến giải và mạn và bất cứ hành gì được tạo tác bởi chúng.’
(II) Yo cāpi papañco, ye ca saṅkhārā yā ca atītānāgata-paccuppannassa abhinandana, idaṃ ekattaṃ. – ibid. 38.
‘Bất cứ papañca nào, bất cứ các hành nào và bất cứ hỷ nào trong quá khứ, tương lai và hiện tại – tất cả những pháp này là giống nhau.’
(III) Papañco nāma vuccati anubandho. – ibid. 38.
‘Papañca được gọi như thế bởi vì nó là một sự truy tầm.’
Người ta dường như nhìn lướt qua khái niệm bành trướng được ngụ ý bởi papañca trong ba định nghĩa trên. Trước hết, sự việc là papañca được trích dẫn để muốn nói không những ái, mạn và các kiến giải, mà còn các hành hoặc các trợ duyên tinh thần được tạo tác bởi chúng, là một sự cải tiến đáng kể. Thứ hai, có xu hướng coi papañca, các hành, và hỷ trong quá khứ, hiện tại và tương lai, như là đồng nghĩa. Loại hỷ được đề cập cuối cùng này khơi lại một cách mạnh mẽ phương thức Madhupiṇḍika về tưởng và cũng là sự công nhận ngầm sự bành trướng đồng dạng trong tư tưởng. Thứ ba, khi gọi papañca là một ‘sự truy tầm’, thậm chí một ẩn ý khác cùng phương hướng đã được nêu ra.
Theo Milindapañha, vua Milinda, cũng mong mỏi được một giải pháp rõ ràng cho vấn đề mà lôi cuốn sự chú ý của chúng ta bây giờ. Đối với kết luận này vua hỏi Nāgasena như vầy:
Bhante, Nāgasena, bhasitampetaṃ bhagavatā ‘nippapañcārāmā bhikkhave viharatha nippapañcaratino’ti. Katamaṃ taṃ nippapañcanti?
Thưa ngài Nāgasena, điều này được Thế tôn thuyết: ‘Này các tỳ kheo, các ngươi nên trú hoan hỷ trong nippapañca và được hoan hỷ bởi nippapañca.’ Bạch ngài, nippapañca đó là gì?’
Tuy nhiên, trả lời của Nāgasena là không chính xác và chưa được thỏa đáng. Ngài chỉ nói:
Sotāpattiphalaṃ Mahārāja nippapañcaṃ, sakadāgāmiphalaṃ nippapañcaṃ, anāgāmiphalaṃ nippapañcaṃ, arahattaphalaṃ nippapañcaṃ. – Milp. 262
‘Thưa Đại vương, quả dự lưu là nippapañca, quả nhất lai là nippapañca, quả bất lai là nippapañca, quả A la hán là nippapañca.’
Do vậy sự liên quan của Milindapañha với vấn đề hiện tại chỉ là ý thức của nó về bản thân vấn đề.
Khi bàn đến Buddhaghosa, chúng ta tìm thấy một số trường hợp mà ngài đã bình luận về papañca và papañca-saññā-saṅkhā. Sau đây là một vài đoạn trong số đó:
(I) ‘Papañcasaññāsaṅkhā’ti, tayo papañcā taṇhāpapañco, mānapapañco diṭṭhipapañco’ti. Tattha aṭṭhasatataṇhā-vicaritaṃ taṇhāpapañco nāma, navavidho māno mānapapañco nāma, dvāsaṭṭhidiṭṭhiyo diṭṭhipapañco nāma. Tesu idha taṇhāpapañco adhippeto. Kenatthena papañco? Mattapamattākārapāpanaṭṭhena.’ – D. A. II. 721
‘Papañcasaññāsaṅkhā có nghĩa là ba papañca – các papañca về ái, mạn và các kiến giải. Trong đó, phạm vi của một trăm lẽ tám loại ái được gọi là ‘taṇhā-papañca’; chín loại mạn là ‘māna-papañca’; và sáu mươi hai kiến giải được gọi là ‘diṭṭhipapañca’. Trong đó ‘taṇhāpapañca’ muốn nói đến trong ngữ cảnh này. Nó là ‘papañca’ trong ý nghĩa nào? Trong ý nghĩa nó đưa đến sự say đắm và trì hoãn.’
(II) ‘Papañcasaññāsaṅkhā’ti ettha saṅkhā’ti koṭṭhāsā: papañcasaññā’ti taṇhādiṭṭhipapañ-casampayuttā saññā, saññānāmena vā papañcāyeva vuttā; tasmā papañca-koṭṭhāsāti ayamettha attho. – M. A. II. 75
‘Papañcasaññāsaṅkhā: nơi đây ‘saṅkhā’ nghĩa là ‘những phần’; ‘papañcasaññā’ nghĩa là những tưởng được kết hợp với taṇhā- và diṭṭhi-papañca; hoặc là chính các papañca được ngụ ý bởi từ ‘saññā’; do vậy ‘những phần của papañca’ là tất cả điều muốn nói ở đây.’
(III) Papañco’ti ca mattapamattākārabhāvena pavattānaṃ taṇhādiṭṭhimānānaṃ etaṃ adhi-vacanaṃ. – M. A. 10
‘Papañca: đây là một đồng nghĩa cho ái, các kiến giải và mạn mà tự biểu hiện trong hình thức của sự say đắm và trì hoãn.
(IV) Iñjitāniādīni’, yasmā imehi kilesehi sattā iñjanti ceva phandanti ca papañcitā ca honti pamattākārappattā. – S. A. III. 73
‘Iñjitāni v.v… vì do những phiền não này chúng sanh bị lay động, rung động và tùy thuộc vào papañca, tức là chúng trở nên hầu như lười nhác.’
(V) Papañco’ti taṇhādiṭṭhimānavasena pavatto madanākārasaṇṭhito kilesapapañco. – A. A. III. 348.
‘Papañca: đây là papañca với những khuynh hướng ô nhiễm, nó thuộc về một tính cách đầu độc, tự biểu hiện bằng hình thức của ái, các kiến giải và mạn.’
Buddhaghosa đã nhìn nhận đúng đắn tam thể hợp nhất của papañca, nhưng tính hợp lý trong định nghĩa của ngài về diṭṭhi là đáng ngờ vì những lý do chúng tôi đã phát biểu trước. Sự tác hợp ‘papañca’ và ‘papañca-saṅkhā’ như là đồng nghĩa và chuyển dịch từ ngữ ‘saṅkhā’ bằng ‘koṭṭhāsā’ trình bày hai vấn đề khác mà chúng tôi đã bàn luận khá chi tiết rồi. Ngoài những điều này, sự phát triển quan trọng là rõ ràng trong sự cố gắng để định nghĩa ‘papañca’ liên quan với pamatta (sự say sưa hoặc trì hoãn) hoặc bất cứ nghĩa nào trong những nghĩa tương quan. Sự phát triển ngữ nghĩa đặc biệt này dường như có một lịch sử thật là thú vị đằng sau nó. Trong việc thảo luận ý nghĩa từ nguyên cơ bản của ‘papañca’ chúng tôi đã nhận xét rằng nghĩa ‘khuếch tán’ khi được ứng dụng với phạm vi ngôn từ, nó truyền đạt những nghĩa như ‘tính rườm rà’ hoặc ‘quanh co’. Những từ sau này có ý tưởng ngấm ngầm về sự trì hoãn trong việc phát biểu chính xác sự kiện thích hợp. Nó chỉ là một bước từ sự trì hoãn này trong lời nói đến sự trì hoãn trong hành động và trong cách dùng phổ biến ‘papañca’ trở nên được dùng thật bừa bãi trong cả hai nghĩa, là do có sự đồng dạng. Sở thích theo chú giải về cách dùng bừa bãi không cần được cho là vấn đề nghiêm trọng đang bàn, nếu nó không cản trở sự giải thích đúng các kinh. Nhưng về điều này chúng ta có những nghi ngờ, vì do sự đồng hóa ‘papañca’ với ‘pamāda’, phần lớn ý nghĩa triết học và tâm lý sâu hơn của từ trước có khuynh hướng trở nên khó hiểu. Chúng tôi đã nêu ra rằng khía cạnh triết lý mà ‘papañca’ gánh vác trong việc ứng dụng của nó với phạm vi tinh thần là quá sâu đến nổi ngay cả từ mật mã ngắn nhất (ví dụ ‘Ta’) giúp tránh papañca ngôn từ, có thể xuất đầu lộ diện là papañca tinh thần. Nếu trường hợp như thế đối với hai phạm vi gần kề của tư tưởng và lời nói, người ta có thể hình dung rõ sự phân rẽ mà tồn tại giữa papañca trong tư tưởng và papañca trong hành động. Đồng hóa ‘sự khuếch tán trong tư tưởng’ với ‘tính trì trệ trong hành động’ do vậy gạt bỏ papañca khỏi những sắc thái triết lý sâu sắc của nó. Sự thúc đẩy tâm lý cá biệt đằng sau việc đồng hóa này rất có thể là sự lôi cuốn của thuật ngữ ‘pamāda’ đầy ý nghĩa về mặt luân lý. Từ này được dùng rộng rải theo nghĩa hẹp là sự chểnh mảng trong nỗ lực để chứng Nibbāna. Mặt khác, những chỗ xuất hiện của từ ‘papañca’ là không thường , nhưng người ta cảm thấy rằng chính sự hiếm có này lẽ ra đã khuyến cáo trước các nhà chú giải. Tuy nhiên, như sự việc đã xảy ra, ‘pamāda’ đã đắc thắng – do chú giải ưa chuộng một thuật ngữ thuộc luân lý – và cướp đi sắc thái tế nhị và sâu sắc rất thiết yếu cho việc giải thích các kinh.
Lập trường chẳng khác gì, nếu không nói là tệ hơn, trong trường hợp các chú giải của Dhammapāla. Từ ‘papañca’ bây giờ được thừa nhận như một đồng nghĩa hợp lý cho ‘kilesa’ (các phiền não) và nó khơi dậy trí tưởng tượng của chú giải bằng một cung cách nhẹ hơn nhiều:
(I) papañcasaṅkhā pahānan’ti, papañcenti yattha sayaṃ uppannā taṃ santānam vitthārenti, ciraṃ ṭhapentī’ti papañcā; kilesā, visesato rāga dosa moha diṭṭhi mānā. Tathā hi vuttaṃ rāgapapañco dosapapañco mohapapañco diṭṭhipapañco taṇhāpapañco mānapapañco’ti. Api ca saṅkilesattho papañcattho kacavarattho papañcattho. Tattha rāgapapañcassa subhasaññā nimittaṃ, dosapapañcassa āghātavatthu, mohapapañcassa āsavā, taṇh-āpapañcassa vedanā , diṭṭhipapañcassa saññā, mānapapañcassa vitakko nimittaṃ. Tehi papacehi sahagatā saññā papañcasaññā papañcasaññānaṃ saṅkhā bhāgā koṭṭhāsā papañcasaññāsaṅkhā. – Ud.A. 372
‘Papañcasaṅkhāpahāna: các papañca được gọi thế bởi vì chúng phát sanh sự trì hoãn, bất cứ nơi nào người ta sanh ra; chúng kéo dài sự tương tục, khiến người ta chần chừ lâu dài. Chúng là những phiền não, đặc biệt là tham, sân, si, các kiến giải và mạn.Vì vậy có lời rằng: rāgapapañco dosapapañco mohapapañco diṭṭhipapañco taṇhāpapañco mānapapañco.’ Hơn nữa, ‘papañca’ có nghĩa của phiền não ô trược. Trong đó, đối tượng của tham là tưởng về tịnh , đối tượng của sân là trường hợp chỉ cho ác ý, đối tượng của si là các lậu hoặc, đối tượng của ái là thọ, đối tượng của các kiến giải là các tưởng, đối tượng của mạn là tầm. Tưởng đó đồng sanh với các papañca kia là ‘papañcasaññā’. Số lượng, những phân đoạn, những phần của papañcasaññā đó được gọi là ‘papañcasaññāsaṅkhā’.
(II) … sattasantānaṃ saṃsāre papañcenti vitthārentī’ti. Papañcā. – Thag. A. II. 219.
‘Papañca được gọi thế bởi vì nó kéo dài tâm tương tục của chúng sanh trong luân hồi.’
(III) …Papañcā nāma rāgādavo kilesā, tesaṃ vūpasamatāya tadabhāvato ca lokuttarā dhammā nippapañcā nāma. – Thag. A. III. 70
‘Papañca là những phiền não như tham. Các pháp siêu thế gọi là nippapañca, trong ý nghĩa rằng chúng có khuynh hướng làm lắng dịu các phiền não và chấm dứt chúng.’
Một dấu hiệu về nghĩa năng động của ‘papañca’ được thấy xuất hiện trong từ vitthārenti (kéo dài) trong những định nghĩa của Dhammapāla, nhưng ngài cho nó một xu hướng luân lý bằng sự liên kết nó với ý tưởng trì hoãn lâu dài trong luân hồi.
Căn cứ vào những phát triển ở trên trong chú giải, nó có vẻ rằng sự tìm tòi ý nghĩa nguyên thủy của ‘papañca’ và ‘papañca-saññā-saṅkhā’ chủ yếu phải tiến hành trên cơ sở phân tích ngữ cảnh của các kinh. Mặc dù các chú giải làm sáng tỏ phần nào chủ đề, bản thân chúng bị kềm kẹp với khá nhiều sự phát triển ngữ nghĩa. Do vậy người ta phải đến với các kinh để hiểu những gì chính các kinh muốn nói.