Đường số 29, ấp 4, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Chùa Giác Hoàng thành lập năm 2014 do Thiền sư Phước Nhân làm viện chủ và Đại đức Tiến sĩ Thiện Minh làm trụ trì. Chùa có diện tích 11631.1m2. Nguồn gốc đất do gia đình Uyên – Hà và bạn bè ở hải ngoại cúng dường.

Giác Hoàng có nghĩa là pháp hiệu của Hoàng đế Trần Nhân Tông khi ông xuất gia tu đầu đà trên núi Yên Tử mà ngày nay đảng, nhà nước và giáo hội Phật giáo Việt Nam tôn xưng ngài là Phật hoàng Trần Nhân Tông. Có thể nói rằng, ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng,  ngôi chùa Giáo Hoàng duy nhất được xây dựng để tôn vinh Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với đạo pháp và dân tộc Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Ngoài xã hội có những ngôi trường mang tên Trần Nhân Tông, hải ngoại có viện nghiên cứu Trần Nhân Tông nhưng ít ai lấy danh xưng của ngài để đặt tên một ngôi chùa. Ngay từ buổi đầu lập chùa, chúng tôi có ý tưởng đặt tên Thiền viện Trần Nhân Tông nhưng giờ cuối có sự thay đổi nên đổi thành chùa Giác Hoàng. Sự quyết tâm chuyển tên Thiền viện Trần Nhân Tông thành chùa Giác Hoàng bởi 3 nhân vật sau đây:

  1. Ông Trần Đức Thịnh- Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương.
  2. Thượng tọa Thích Huệ Thông – Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương.
  3. Đại đức Giáo sư Tiến sĩ Thiện Minh.

Nay, chùa Giác Hoàng đã đi vào hoạt động, chuyên giảng dạy thiền tứ niệm xứ cho những hành giả, tăng, ni và Phật tử tu học. Không gian thênh thang, khí hậu mát mẻ, xa vắng làng mạc, chung quanh chùa là những vườn cao su bạc ngàn, những khu đất trồng tràm vàng mênh mông rất phù hợp cho những người chọn lựa đời sống ẩn dật để tu thiền. Phương tiện đến chùa cũng khá thuận lợi, có thể đi bằng ô tô bus, và xe đến tận nơi cách xa trung tâm thành phố mới Bình Dương 20 km, cách trung tâm Tp HCM 70 km.

 

  1. Vài nét lịch sử

Theo sự hướng dẫn của thiền sư Phước Nhân, ngày 28/8/2013, gia đình Uyên Hà và các bạn đạo ở hải ngoại phát tâm hiến cúng 18102 m2 đất và sang tên cho ĐĐ. Thiện Minh để xây chùa tọa lạc tại xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Nhưng vì vướng vào quy hoạch nên hiện tại không thực hiện được.

Ngày 28/11/2013, gia đình Uyên Hà cúng dường 11631.1 m2 đất ở xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương để xây dựng chùa Giác Hoàng. Và chuyển mục đích đất thổ cư 300 m vào ngày 25/1/2014 để xây dựng nhà ở và dự kiến sẽ chuyển mục đích sinh hoạt tôn giáo sau này.

Ngày 28/3/2014, Ủy ban Nhân dân huyện Tân Uyên cấp giấy phép xây dựng số 452/GPXD-UBND cấp cho ông Nguyễn Văn Sáu thường trú 610 Nguyễn Đình Chiểu, P.3. Q.3, TPHCM. Tổng diện tích xây dựng là 300 m2.

Ngày 27/4/2015, ĐĐ.Thiện Minh – Nguyễn Văn Sáu – lập đơn xin hiến đất cho văn phòng II Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương hiến 14.000 m2 đất tọa lạc tại xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo thửa đất số 151 và thửa đất số 7 tờ bản đồ số 10. Mục đích hiến cho giáo hội để thành lập Thiền viện Trần Nhân Tông.

Ngày 5/5/2015, Văn phòng 2 TƯGH có giấy giới thiệu số 166/GT.HĐTS giới thiệu Văn phòng 2 GHPGVN giới thiệu ĐĐ. Thiện Minh thế danh Nguyễn Văn Sáu chức vụ Ủy viên HĐTS, phó ban Từ thiện TƯ đến liên hệ thủ tục hiến 14.000 m2 tọa lạc tại xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cho GHPGVN để xây dựng Thiền viện Trần Nhân Tông.

Ngày 10/4/2015, GHPGVN huyện Bắc Tân Uyên, công văn số 3 CV/HH về việc xin hiến đất xây dựng thiền viện Trần Nhân Tông, ấp 4, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên kính gửi đến Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, sở Nội vụ ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương hoan hỷ tạo điều kiện cho ĐĐ. Thiện Minh được hoàn thành Phật sự. Trưởng ban TS Bắc Tân Uyên, ĐĐ Thích Thiện Quang.

Ngày 10/7/2015, GHPGVN tỉnh Bình Dương, công văn số 154/ CV-BTS về việc tiếp nhận hiến cúng xin thành lập cơ sở thờ tự tại ấp 4, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên gửi UBND tỉnh Bình Dương, ban Tôn giáo sở Nội vụ tỉnh Bình Dương. ĐĐ Thiện Minh có nguyện vọng hiến cúng 12263,6 m2 đất để thành lập chùa. Nếu được sự cho phép của UBND tỉnh, ban TS GHPGVN tỉnh Bình Dương xin được đặt tên chùa Giác Hoàng để có cơ sở tôn giáo hợp pháp sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh theo đúng quy định của pháp luật trong sự quản lý điều hành cùng giáo hội đáp ứng nhu cầu về tinh thần của nhân dân. Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương – TT.Thích Huệ Thông – ký tên và đóng dấu.

Ngày 9/10/2015, công văn số 2601/QĐ-UBND, UBND tỉnh Bình Dương quyết định về việc thành lập chùa Giác Hoàng tại xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương chấp thuận cho BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương được thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở, tên tổ chức tôn giáo cơ sở: chùa Giác Hoàng, phạm vi hoạt động xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, số lượng tín đồ khi thành lập khoảng 200 người, trụ sở: diện tích 12263,6 m2 do ông Nguyễn Văn Sáu, sinh năm 1969, thường trú P.3, Q.3, TpHCM đứng tên quyền sử dụng đất hiến cúng. Chùa Giác Hoàng thuộc hệ thống tổ chức của GHPGVN tỉnh Bình Dương được hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam và hiến chương điều lệ của GHPGVN. Ông Trần Thanh Liêm ký tên và đóng dấu.

Ngày 28/10/2015, công văn số 262/QĐ-BTS, GHPGVN tỉnh Bình Dương quyết định về việc thành lập chùa Giác Hoàng xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên. TT. Thích Huệ Thông – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương – ký tên và đóng dấu.

Ngày 6/1/2016, công văn số 005/CV-BTS gửi Hội đồng Trị sự Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương thống nhất việc thuyên chuyển hoạt động tôn giáo của ĐĐ. Thiện Minh, kính xin ý kiến của Ban Thường trực HĐTS VP2 TƯGHPGVN, BTS GHPGVN TPHCM về việc thuyên chuyển nơi sinh hoạt tôn giáo của ĐĐ.Thiện Minh. Nếu được quý ban TS chấp thuận cho thuyên chuyển thì BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương sẽ làm thủ tục tiếp nhận thuyên chuyển theo quy định. Trưởng ban TT. Thích Huệ Thông ký tên và đóng dấu.

Ngày 14/1/2016, công văn số 66/BTG-NV1. Sở Nội vụ TPHCM, ban Tôn giáo về việc tu sĩ Phật giáo xin chuyển hoạt động Phật sự về tỉnh Bình Dương. Căn cứ điều 23, pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ngày 18/6/2004, ban TGTPHCM nhận thấy việc tu sĩ Thích Thiện Minh xin chuyển hoạt động Phật sự là có nhu cầu phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành và điều lệ của GHPGVN. Ông Lê Hoàng Vân – Phó Trưởng ban Tôn giáo – ký tên và đóng dấu.

Ngày 19/1/2016, công văn số 011/CV.HĐTS. GHPGVN HĐTSVP2 kính gửi BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương về việc ĐĐ Thiện Minh – Nguyễn Văn Sáu – thuyên chuyển hoạt động tôn giáo từ TP HCM đến Bình Dương. VP2 TƯGHPGVN nhận được công văn số 008/CV/BTS-PGTP ngày 11/1/2016 của BTS GHPGVN TPHCM thuyên chuyển hoạt động tôn giáo của ĐĐ. Thiện Minh, thế danh Nguyễn Văn Sáu, sinh ngày 15/11/1969 tại Vĩnh Long, thường trú tại tổ đình Bửu Quang số 171/10 Quốc Lộ 1A, khu phố 3, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TPHCM. Nơi chuyển đến: chùa Giác Hoàng, ấp 3, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Thừa lịnh chủ tịch, phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2, TT Thích Thiện Thống ký tên và đóng dấu.

Ngày 29/2/2016, công văn số 349/UBND-NV về việc tiếp nhận thuyên chuyển hoạt động tôn giáo của ông Nguyễn Văn Sáu. UBND huyện Bắc Tân Uyên gửi GHPGVN tỉnh Bình Dương, GHPGVN huyện Bắc Tân Uyên, UBND xã Tân Lập, chùa Giác Hoàng, ấp 3 xã Tân Lập, ông Nguyễn Ván Sáu – ĐĐ.Thích Thiện Minh – UBND huyện Bắc Tân Uyên chấp thuận tiếp nhận ông Nguyễn Văn Sáu pháp danh Thích Thiện Minh về hoạt động tôn giáo tại chùa Giác Hoàng. ĐĐ. Thiện Minh có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tôn giáo đúng theo quy định của pháp luật nhà nước và hiến chương GHPGVN. GHPGVN huyện Bắc Tân Uyên có trách nhiệm hướng dẫn theo dõi hoạt động tôn giáo của ông Nguyễn Văn Sáu tại địa phương đúng theo quy định hiện hành. UBND xã tân Lập có trách nhiệm hướng dẫn và hỗ trợ ông Nguyễn Văn Sáu hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan. Trần Văn Phương – Phó Chủ tịch – ký tên và đóng dấu.

Ngày 8/6/2016, công văn số 3074/BKMD Bộ Công an tỉnh Bình Dương – phòng CS.QLHC về PTSH chứng nhận mẫu dấu dưới đây chùa Giác Hoàng xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, xã Bình Dương đã đăng ký và được phép sử dụng từ ngày 8/6/2016 có giá trị đến ngày 8/6/2021. Thượng tá Nguyễn Văn Lược ký tên và đóng dấu.

Ngày 13/5/2016, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường – ông Phạm Danh – ký quyết định số 2601/QĐ-UBND cấp ngày 9/10/2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp người sử dụng đất chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chùa Giác Hoàng, xã Tân lập huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Ngày 11/4/2016, ĐĐ.Thiện Minh, thế danh Nguyễn Văn Sáu, đệ đơn xin phát nguyện trụ trì chùa Giác Hoàng gửi Giáo hội tỉnh Bình dương, Sở Nội vụ ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương.

Ngày 11/4/2016, công văn số 8/CV-BTS huyện Hội về việc xin bổ nhiệm trụ trì chùa Giác Hoàng, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên do ĐĐ. Thích Thiện Quang ký tên và đóng dấu.

Ngày 18/4/2016, công văn số 093/TB-BTS. GHPGVN tỉnh Bình Dương về việc thông báo bổ nhiệm trụ trì chùa Giác Hoàng, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên gửi Uỷ ban tỉnh Bình Dương. Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương kiến nghị bổ nhiệm ĐĐ. Thích Thiện Minh làm trụ trì. TT.Thich Huệ Thông ký tên và đóng dấu.

Ngày 1/8/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương công văn số 2003/UBND-VS về việc Bổ nhiệm trụ trì chùa Giác Hoàng, xã Tân Lập , huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thống nhất đề nghị của ban TS GHPGVN tỉnh Bình Dương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Sáu, pháp danh Thiện Minh, sinh năm 1969 làm trụ trì chùa Giác Hoàng, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ký thay chủ tịch, Phó chủ tịch Đặng Minh Hưng ký tên và đóng dấu.

Ngày 5/8/2016, GHPGVN tỉnh Bình Dương theo công văn số 188/QĐ-BTS quyết định bổ nhiệm ĐĐ. Thích Thiện Minh, thế danh Nguyễn Văn Sáu làm trụ trì chùa Giác Hoàng để hướng dẫn tăng ni và Phật tử tu đúng chánh pháp, đúng pháp luật nhà nước Việt Nam, đúng nội quy ban tăng sự TWGHPGVN, Trưởng ban TS GHPGVN tỉnh Bình Dương, TT.Thích Huệ Thông ký tên và đóng dấu.

 

  1. Kiến trúc và thờ phượng
  2. a)Kiến trúc

Kiến trúc và thờ phượng là nét đẹp văn hóa tinh thần của Phật giáo. Nó biểu lộ tâm tư tình cảm và lòng tôn kính đối với Tam bảo. Kiến trúc biểu lộ những tinh hoa của dân tộc và giới thiệu những nét đặc trưng của Phật giáo. Cho nên, ngôi già lam uy nghi, hoành tráng, đồ sộ biểu lộ qua kiến trúc và thờ phượng.

Chùa Giác Hoàng có kiến trúc như sau: từ ngoài vào là cổng tam quan, bên phải là tháp 2 tầng đông lan, bên trái là tháp 2 tầng tây lan, giữa khu đất là chánh điện diện tích 16x36m, sau chánh điện là tăng xá, khu vực góc L của toàn khu đất được bố trí theo 3 tòa hình chữ U, hai bên là liêu cốc thiền và nhà trù. Chánh điện xây dựng theo loại kiến trúc cổ lầu, mái ngói Biên Hòa, những góc cạnh trang trí loại phù điêu chim hạc, trống đồng, giữa chánh điện là phù điêu bánh xe pháp 12 căm và đỡ bánh xe pháp là 2 chim hạc.

Cổng tam quan xây dựng ngang 11m, cao 10.5 m, kiến trúc theo dạng Thái lai. Hoa văn họa tiết chủ yếu là chim hạc và hoa sen biểu trưng cho nền văn hóa của Việt Nam.

Hai tháp đông lan và tây lan kiến trúc cũng theo dạng Thái lai, mái chồng 4 góc cạnh đều có tam giác theo loại mái cổ lầu. Hoa văn họa tiết đều sử dụng những góc cạnh chim hạc và hoa sen. Công dụng của 2 tháp đông lan và tây lan sử dụng làm phòng thiền sư và nơi trình pháp, liêu thất trụ trì và văn phòng chùa.

Tóm lại, kiến trúc chùa Giác Hoàng nhìn vào cảm thấy đơn giản, nhẹ nhàng nhưng thanh thoát. Có thể nói đây là ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam sử dụng các loại hoa văn họa tiết đều sử dụng chim hạc trong trống đồng.

  1. b)Thờ phượng

Chánh điện của các chánh điện chùa Phật giáo Nguyên Thủy thông thường thờ duy nhất pho tượng Phật Thích Ca để làm biểu tượng cho Tăng, Ni và Phật tử lễ bái cúng dường mỗi ngày, không thờ những tượng Di Đà, Quan Âm, Địa Tạng v.v… Phật Thích Ca trong chánh điện chùa bằng đá cẩm thạch trắng, bài trí trên bồ đoàn tam cấp trạm trổ hình hoa sen bằng gỗ trông nhẹ nhàng và thanh thoát. Pho tượng này do ông bà Nguyễn Văn Mười và Trần Thị Mai (USA) và các con cúng dường. Một pho tượng Phật Thích Ca thứ 2 được trang trí phía trước những chỗ chư tăng hành lễ nhằm làm biểu tượng cho tăng, ni ngồi thiền tốt đẹp. Pho tượng này được các nghệ nhân Miến Điện tạc bằng chất liệu đá cẩm thạch tốt. Pho tượng này do Phật tử Nguyễn Thị Cúc pháp danh Giác Bảo Hoa thỉnh từ Myanmar về hiến cúng cho chùa Giác Hoàng.

Một bộ ghế pháp tọa bằng gỗ gõ đỏ dành cho pháp sư và thiền sư giảng pháp và dạy thiền do TT. Bửu Quán và gia đình Hùng Tuyết cúng dường. Bộ bàn ghế bằng gỗ căm xe được bài trí trang nghiêm và lịch sự trong chánh điện chùa Giác Hoàng do gia đình Nguyễn Quang Độ, Nguyễn Thị Kim Oanh cúng dường.

Một đại hồng chung do Tu nữ Quang Giới cúng dường.

Thờ cúng theo Phật giáo Nguyên Thủy đơn giản mang tính biểu trưng biểu tượng để chủ yếu cho Tăng, Ni và Phật tử thực hành theo lời dạy của Đức Phật.

 

  1. Hoạt động và lễ hội ở chùa Giác Hoàng

Chùa Giác Hoàng có những lễ hội như sau:

–          Mùng 7 tháng giêng họp mặt đầu năm

–          Ngày 13 tháng giêng cúng rằm tháng giêng kỷ niệm Đại hội Thánh tăng và Phật tuyên hứa ngày nhập Niết-bàn.

–          Ngày 13/4 cúng rằm tháng tư kỷ niệm ngày đại lễ Tam hợp đản sanh, thành đạo và Niết-bàn

–          Ngày 16/6 dâng y nhập hạ.

–          Ngày 13/7 cúng rằm tháng 7 Vu Lan mùa báo hiếu.

–          Ngày 13/10 đại lễ dâng y Kaṭhina.

Chùa Giác Hoàng thành lập chủ yếu là tổ chức những khóa thiền Tứ niệm xứ cho tăng, ni và các hành giả tu học. Nơi đây thuần túy là thiền viện hơn là chùa để đáp ứng những nhu cầu tín ngưỡng của dân tộc.

Ngoài những lễ hội trên, chùa Giác Hoàng thường xuyên mở những khóa thiền Tứ niệm xứ. Thiền sư giảng dạy được mời đến chủ yếu trong nước và hải ngoại.

Ngày 19/7/2016 có khóa thiền 3 tháng cho tăng ni và Phật tử tu học do thiền sư Phước Nhân giảng dạy. Đặc biệt năm nay, lễ hội dâng y Kathina do hoàng gia Thái Lan cúng dường pháp y. Lễ hội này mang tần vóc quốc tế thắt chặt hai giáo hội và hai nhà nước trong mối quan hệ ngoại giao.

 

  1. Vài nét về viện chủ, trụ trì và thí chủ
  2. a)Viện chủ

Ban điều hành chùa Giác Hoàng gồm có những vị sau đây: Viện chủ: Thiền sư Phước Nhân thế danh Hồ Văn Minh, sinh năm 1945 tại xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Năm 1995, thiền sư có duyên lành với Phật giáo Nguyên Thủy qua ngôi chùa Bửu Đức ở Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. HT. Giác Chánh là người khai tâm điểm nhãn cho thiền sư biết Phật giáo Nguyên Thủy và dòng thiền Tứ niệm xứ.

Năm 1996, thiền sư quy y theo Phật giáo Nguyên Thủy tại chùa Từ Thiện, TT. Pháp Đăng truyền giới

Năm 1998, thiền sư quyết định xuất gia tu theo Phật giáo Nguyên Thủy và làm giới tử 2 năm.

Ngày 2/2/2000, thiền sư chính thức được thọ giới sa di theo Phật giáo Nguyên Thủy dưới sự tế độ của TT. TS. Bửu Chánh.

Ngày 10/4/2009, thiền sư chính thức thọ cụ túc giới tỳ kheo tại Thiền viện Phước Sơn, thầy bổn sư là HT.Kim Triệu.

Từ lúc xuất gia sa di cho đến nay, thiền sư đã dạy thiền và hoằng pháp ở những ngôi chùa như sau: chùa Bửu Đức – Đồng Nai, chùa Từ Thiện – Đồng Nai, chùa Thái Hòa – Đồng Nai, chùa Bửu Thắng – Đắclắc, tịnh xá Phước Huệ – Đồng Nai, thiền viện Phước Sơn – Đồng Nai.

Thiền sư đồng sáng lập chùa Giác Hoàng năm 2014. Năm 2012, thiền sư đã sáng lập thiền viện Tứ Niệm Xứ tỉnh Bến Tre. Làm bổn sư xuất gia sa di, tu nữ khoảng 20 sa di, 15 tu nữ và quy y cho 200 cư sĩ.

Năm 2012, thiền sư là Ủy viên ban Hướng dẫn cư sĩ Phật giáo Nam Tông kinh Trung ương.

  1. b)Trụ trì

ĐĐ. TS. Thiện Minh thế danh Nguyễn Văn Sáu, sinh ngày 15/11/1969 tại Vĩnh Long, thường trú chùa Bửu Quang 171/10 Quốc Lộ 1A, P.Bình Chiểu. Q.Thủ Đức, TpHCM.

Ông thọ sa di năm 1981, xuất gia tỳ khưu năm 1991 với HT Tăng trưởng Thích Siêu Việt. ĐĐ. Thiện Minh Tốt nghiệp tiến sĩ năm 2011, phong hàm giáo sư năm 2015. Chức vụ trong giáo hội: Ủy viên Hồi đồng Trị sự, Phó ban Từ thiện Trung ương, Ủy viện ban Trị sự GHPGVN TPHCM, phó Trưởng ban Thường trực GHPGVN quận Thủ Đức, Ủy viện Mặt trận tổ quốc quận Thủ Đức, đắc cử Hội đồng Nhân dân quận Thủ Đức nhiệm kỳ 2016-2021, Phó tổng biên tập kiêm thư ký tòa soạn Phật giáo Nguyên Thủy, chủ nhiệm Trưởng ban Biên tập website phatgiaonguyenthuy.com, vietnambuddhistsangha.vn, sáng lập Thư viện Phật giáo Nguyên Thủy, quỹ học bổng Theravāda, đồng sáng lập quỹ Ấn tống Trí Tuệ.

ĐĐ. Thiện Minh trước tác và dịch thuật hơn 70 tác phẩm, thuyết giảng hơn 300 video ở các đạo tràng trong và ngoài nước. Viện chủ và trụ trì: Tổ đình Bửu Quang, chùa Bát Chánh Đạo, Thiền viện Thiện Minh, chùa Bửu Châu, Thiền viện Bồ Đề, chùa Đức Hòa, chùa Thanh Long, thiền viện Phước Minh, chùa Giác Hoàng, thiền viện Bảo Lộc, chùa Đại Lộc, chùa Đại Phước, chùa Đại Thọ, chùa Đại Hạnh, chùa Đại Hiếu, thiền viện Trì Giới, chùa Trì Giới.

  1. c)Thí chủ

Ông Bùi Văn Uyên, sinh năm 1963 tại Nam Định và Bà Nguyễn Thu Hà, sinh ngày 19/9/1967 tại Nam Định, thường trú 422, Hai Bà Trưng, Q.1, Tp HCM, nơi ở 21/15 DT743, khu phố Bình Phước B, P.Bình Chuẩn,, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Năm 1995, ông bà đã quy y theo Phật giáo có Pháp danh là Pháp Vị đã tham gia hơn 20 khóa thiền tứ niệm xứ ở thiền viện Phước Sơn, tịnh xá Ngọc Thành, chùa Bửu Thắng.

Năm 2011, ông bà và bạn bè hiến cúng 18.000 m2 đất ở Tân Mỹ và 12.000 m2 đất ở Tân Lập để thành lập chùa Giác Hoàng này là cơ sở tôn giáo hợp pháp của GHPGVN tỉnh Bình Dương. Một Phật tử hộ pháp trẻ, thông minh, siêng năng tu tập và hộ pháp đắc lực cho Phật giáo Nguyên Thủy nói chung và chùa Giác Hoàng nói riêng đã giới thiệu rất nhiều bạn bè, doanh nghiệp, những người nổi tiếng biết Phật giáo Nguyên Thủy quy y và hành thiền.

Năm 2012, bà thành lập đạo tràng Thiền Quán ở tỉnh Bình Dương. Năm 2013, ban hoằng pháp TWGHPGVN chứng nhận bà là hoằng pháp viên cư sĩ.

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app