Cái gì là vị ngọt của sắc, thọ, tưởng, hành, thức?
Cái gì là sự nguy hiểm của sắc, thọ, tưởng, hành, thức?
Cái gì là sự xuất ly của sắc, thọ, tưởng, hành, thức?
6) “Do duyên sắc, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của sắc; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục và tham đối với sắc, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là xuất ly của sắc”.
7) “Do duyên thọ, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của thọ. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của thọ; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của thọ. Sự nhiếp phục dục và tham đối với thọ, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là xuất ly của thọ”.
8) “Do duyên tưởng, lạc hỷ sanh, cái ấy gọi là vị ngọt của tưởng. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của tưởng; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của tưởng. Sự nhiếp phục dục và tham đối với tưởng, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là xuất ly của tưởng”.
9) “Do duyên các hành, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của các hành. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của các hành; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của các hành. Sự nhiếp phục dục và tham đối với hành, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là sự xuất ly của các hành”.
10) “Do duyên thức, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của thức. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của thức; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục và tham đối với thức, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là sự xuấy ly của thức”.
11) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với năm thủ uẩn này, Ta chưa như thật thắng tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố rằng Ta đã giác ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với thế giới gồm có Thiên, Ma, Phạm thiên, đối với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
12) Nhưng này các Tỷ-kheo, khi nào đối với năm thủ uẩn này, Ta như thật thắng tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng Ta đã giác ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với thế giới gồm có Thiên, Ma, Phạm thiên, đối với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
13) Và tri kiến như sau khởi lên nơi Ta:
"Tâm Ta giải thoát, bất động. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa".
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Tập III – Thiên Uẩn, [22] Chương I, Tương Ưng Uẩn (b)