Vi Diệu Pháp Nhập Môn – Tỳ Khưu Giác Chánh
Tỳ kheo Giác Chánh NXB Sālā, Sài Gòn, 1974
Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” ra đòi nhằm vào việc phục vụ cho Tăng Sinh Học Viên mối bước vào ngưỡng cửa Abhidhamma là một môn học đối với người Phật tử sơ cơ phải bóp trán, nặn óc suy tư, vì gặp phải một rừng từ ngữ tân kỳ; tư tưởng mới lạ, nhứt là danh từ Pāli.
Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” được xem như tái bản kỳ III, lần đầu chúng tôi cho in từng tập như “Vi Diệu Pháp tập I, II” v.v… Kỳ thứ nhì, chúng tôi cho in lại dưới hình thức vấn đáp, tức là quyển tập “Vi Diệu Pháp vấn đáp”.
Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm; và cũng có thể được xem như món Gia Bảo của Thiền Tông.
Quyển “Vi Diệu Pháp Nhập Môn” nầy còn có công năng đào bứng bốn loại điên đảo, là chấp rằng:
Thường, trong sự vô thường của ngũ uẩn. Lạc, trong sự khổ não của pháp hữu vi. Ngã, đói với các pháp đều vô ngã.
Tịnh, trong sự bất tịnh của Pháp hành.
Ðồng thời, cũng đánh tan các luận chấp của ngoại đạo cố gắng tìm chân đứng cho thuyết hữu ngã vào trong Phật giáo bằng cách bịa rằng còn 4 sự điên đảo khác của hàng Thinh Văn Giác là: “đối với chơn tâm là Thường, cho vô thường là điên đảo; là Lạc, cho khổ não là điên đảo; là Ngã, cho vô ngã là điên đảo; là Tịnh, cho bất tịnh là điên đảo”, sau khi đã am tường lý “Duyên Sinh” và “Duyên Hệ”, nhứt là được tỏ ngộ lẽ Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã trong phần Thiền Quán.
Chúng tôi cố gắng soạn, dịch, giải các loại sách thuộc môn Vi Diệu Pháp là noi bước tiền nhân đã có hoài bảo:
“Vô thượng thậm thâm Vi Diệu Pháp Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa”.
Tỳ kheo Giác Chánh (Sài Gòn, 1974)