Lời Nói Đầu

1. VỊ TRÍ ÐỐI LẬP
(PACCANĪYAPAṬṬHĀNA)

[01]
[02]
[03]
[04]
[05]
[06]
Vị trí tam đề đối lập
Vị trí nhị đề đối lập
Vị trí nhị đề tam đề đối lập
Vị trí tam đề nhị đề đối lập
Vị trí tam đề tam đề đối lập
Vị trí nhị đề nhị đề đối lập

2. VỊ TRÍ THUẬN TÙNG ÐỐI LẬP
(ANULOMAPACCANĪYAPAṬṬHĀNA)

[07]
[08]
[09]
[10]
[11]
[12]
Vị trí tam đề thuận tùng đối lập
Vị trí nhị đề thuận tùng đối lập
Vị trí nhị đề tam đề thuận tùng đối lập
Vị trí tam đề nhị đề thuận tùng đối lập
Vị trí tam đề tam đề thuận tùng đối lập
Vị trí nhị đề nhị đề thuận tùng đối lập

3. VỊ TRÍ ÐỐI LẬP THUẬN TÙNG
(PACCANĪYĀNULOMAPAṬṬHĀNA)

[13]
[14]
[15]
[16]
[17]
[18]
Vị trí tam đề đối lập thuận tùng
Vị trí nhị đề đối lập thuận tùng
Vị trí nhị đề tam đề đối lập thuận tùng
Vị trí tam đề nhị đề đối lập thuận tùng
Vị trí tam đề tam đề đối lập thuận tùng
Vị trí nhị đề nhị đề đối lập thuận tùng

-ooOoo-

LỜI NÓI ÐẦU

Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna) của tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapiṭaka) gồm có 6 quyển. Ðây là quyển thứ sáu, quyển cuối của Bộ Vị Trí.

Chúng tôi đã tu chỉnh dựa theo bản dịch của cố Ðại Trưởng lão Tịnh Sự, có đối chiếu với nguyên bản Pāli.

Quyển Vị Trí VI này nội dung trình bày 3 phần là:

a) Phần Ðối lập (Paccanīya)
b) Phần Thuận tùng Ðối lập (Anulomapaccanīya).
c) Phần Ðối lập Thuận tùng (Paccanīyānuloma).

Trong mỗi phần được trình bày 6 đề là vị trí tam đề, vị trí nhị đề, vị trí nhị đề tam đề, vị trí tam đề nhị đề, vị trí tam đề tam đề, vị trí nhị đề nhị đề. Cũng như phương thức trong năm quyển Vị Trí trước, nhưng quyển này được trình bày một cách tóm tắt; trong khi năm quyển kia chỉ giải một phần Thuận tùng (Anuloma) thì quyển cuối này lại giải gồm 3 phần: Ðối lập, Thuận tùng Ðối lập và Ðối lập Thuận tùng.

Các bậc Trí giả khi nghiên cứu cần phải hiểu rộng ra.

Như vậy đến đây, Ban Tu chỉnh tạng Vi Diệu Pháp sau hơn 10 năm đã tu chỉnh và ấn hành trọn vẹn dịch phẩm của cố Ðại Trưởng lão Tịnh sự (Santakiccamahāthero).

Việc làm quan trọng này luôn luôn nhờ vào sự nhiệt tình đóng góp tâm lực và tài lực của các môn đồ đệ tử của cố Ðại Trưởng lão.

Thượng tọa Giác Chánh, vị đệ tử trưởng tràng của ngài Ðại Trưởng lão, đã điều hành việc tu chỉnh.

Thượng tọa Tăng Ðịnh, trụ trì chùa Kỳ Viên, Q.3, TP Hồ Chí Minh, đã lo việc hành chánh giấy phép in.

Bà Tín nữ Ðịnh Tri (Vĩnh Phúc) và các học viên cư sĩ, cùng các người cháu của Bà Ðịnh Tri lo việc tài chánh ấn phí.

Ban thư ký gồm có: Tín nữ Phạm Ngọc Thủy (vi tính); Tu nữ Huệ Tú, Tín nữ Trần Ngọc Phượng, Tín nữ Ngô Thanh Nhàn, Thiện nam Lương Hữu Lộc (viết bản thảo).

Chân thành cảm niệm công đức của chư tăng và các Phật tử đã nhiệt tình đóng góp công và của, vì sự nghiệp chung này.

Xin hồi hướng phước đến chư thiên hộ pháp, mong chư vị hãy hộ trì Chánh Pháp được trường tồn, chúng sanh được an vui tiến hóa.

Riêng chúng tôi xin nguyện hồi hướng công đức tu chỉnh tạng Vi Diệu Pháp này đến Thầy tổ là cố Ðại Trưởng lão Tịnh Sự, mong Ngài hoan hỷ dụng nạp phước báu này để thành tựu quả vị y như ý nguyện.

TM Ban Tu chỉnh
Tỳ khưu GIÁC GIỚI

-ooOoo-

 

 

* Thuộc ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG DIỆU PHÁP | PAṬṬHĀNA - BỘ VỊ TRÍ VI | Dịch Việt: Ðại Trưởng Lão TỊNH SỰ - SANTAKICCA Mahā Thera | Nguồn Budsas.net

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app