Nội Dung Chính
BA PHÁP NÀO GIÚP SỐNG AN LẠC & HOAN HỶ NGAY TRONG HIỆN TẠI VÀ TẠO NỀN TẢNG ĐOẠN TẬN CÁC LẬU HOẶC?
Này các Tỷ-kheo, đầy đủ được ba pháp ấy, một Tỷ-kheo ngay trong hiện tại, sống an lạc, hoan hỷ, và tạo nền tảng đoạn tận các lậu hoặc.
Thế nào là ba?
Hộ trì các căn,
tiết độ trong ăn uống và
chú tâm tỉnh giác.
1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo,
① khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn.
② Khi tai nghe tiếng …
③ Khi mũi ngửi hương …
④ Khi lưỡi nếm vị …
⑤ Khi thân cảm xúc …
⑥ Khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành hộ trì ý căn.
Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đất bằng, tại chỗ ngã tư, có chiếc xe đang đậu, thắng với ngựa hay, có roi ngựa đặc biệt đang sẵn sàng. Có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm lấy dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa đi tới đi lui, như thế nào và tại chỗ nào theo ý mình muốn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học hộ trì, học chế ngự, học điều ngự, học tịnh chỉ sáu căn này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo hộ trì các căn.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chân chánh giác sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú, được bảo dưỡng, khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh; vị ấy nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ, không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an lạc”.
Ví như, này các Tỷ-kheo, một người bôi thuốc vào một vết thương để chữa lành vết thương ấy. Ví như một người bôi dầu vào trục xe với mục đích để có thể chở đồ nặng.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chân chánh giác sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú, được bảo dưỡng, khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh; vị ấy nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ, không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an lạc”.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống.
3. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chú tâm tỉnh giác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo,
① Tỷ-kheo ban ngày trong khi đi kinh hành hay ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp.
② Ban đêm canh một, khi đi kinh hành hay ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp.
③ Ban đêm canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên phải, trong dáng nằm con sư tử, hai chân để trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến lúc thức dậy.
④ Ban đêm trong canh cuối cùng, vị ấy thức dậy và trong khi đi kinh hành và ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chú tâm tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, đầy đủ ba pháp ấy, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại, sống an lạc, hoan hỷ, và tạo nền tảng đoạn tận các lậu hoặc.
The Simile of the Chariot
Saṃyutta Nikāya 35239. Connected Discourses on the Six Sense Bases
“Bhikkhus, by possessing three qualities, a bhikkhu lives full of happiness and joy in this very life, and he has laid a foundation for the destruction of the taints.
What are the three?
He is one
- who guards the doors of the sense faculties,
- who is moderate in eating, and
- who is devoted to wakefulness.
“And how, bhikkhus, is a bhikkhu one who guards the doors of the sense faculties?Here,
① having seen a form with the eye, a bhikkhu does not grasp its signs and features. Since, if he left the eye faculty unrestrained, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade him, he practises the way of its restraint, he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty.
② Having heard a sound with the ear …
③ Having smelt an odour with the nose …
④ Having tasted a taste with the tongue …
⑤ Having felt a tactile object with the body …
⑥ Having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu does not grasp its signs and its features. Since, if he left the mind faculty unrestrained, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade him, he practises the way of its restraint, he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty.
“Suppose, bhikkhus, a chariot harnessed to thoroughbreds was standing ready on even ground at a crossroads, with a goad on hand. Then a skilful trainer, a charioteer of horses to be tamed, would mount it and, taking the reins in his left hand and the goad in his right, would drive away and return by any route he wants, whenever he wants. So too, a bhikkhu trains in protecting these six sense faculties, trains in controlling them, trains in taming them, trains in pacifying them. It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu guards the doors of the sense faculties.
“And how, bhikkhus, is a bhikkhu moderate in eating?Here, reflecting wisely, a bhikkhu takes food neither for amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the support and maintenance of this body, for ending discomfort, and for assisting the holy life, considering: ‘Thus I shall terminate the old feeling and not arouse a new feeling, and I shall be healthy and blameless and live in comfort. ’
Just as a person anoints a wound only for the purpose of enabling it to heal, or just as one greases an axle only for the sake of transporting a load, so a bhikkhu, reflecting wisely, takes food … for assisting the holy life. It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu is moderate in eating.
“And how, bhikkhus, is a bhikkhu devoted to wakefulness?Here,
① during the day, while walking back and forth and sitting, a bhikkhu purifies his mind of obstructive states.
② In the first watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states.
③ In the middle watch of the night he lies down on the right side in the lion’s posture with one foot overlapping the other, mindful and clearly comprehending, after noting in his mind the idea of rising.
④ After rising, in the last watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states. It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu is devoted to wakefulness.
“Bhikkhus, it is by possessing these three qualities that a bhikkhu lives full of happiness and joy in this very life, and he has laid the foundation for the destruction of the taints.”
Nguồn trích dẫn: Chương 35: Tương Ưng Sáu Xứ, IV: Phẩm Rắn Ðộc – 235. Hỷ Lạc