Ai Cam Xuc Ai Cam Tho
Ai Cảm Xúc, Ai Cảm Thọ 3

Ai Cảm Xúc, Ai Cảm Thọ, Ai Khát Ái, Ai Chấp Thủ

1. – Bạch Thế Tôn, ai cảm xúc?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ cảm xúc”. Nếu Ta nói: “Có kẻ cảm xúc”, thời câu hỏi: “Ai cảm xúc” là câu hỏi thích hợp.

Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, xúc sanh khởi?”, thời câu hỏi ấy thích hợp.

Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau:

“Do duyên sáu giác quan, xúc sanh khởi.
Do duyên xúc, thọ sanh khởi”.

2. – Bạch Thế Tôn, ai cảm thọ?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có người cảm thọ”. Nếu ta có nói: “Có người cảm thọ”, thời câu hỏi: “Ai cảm thọ?” là câu hỏi thích hợp.

Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thọ sanh khởi?”, thời câu hỏi ấy thích hợp.

Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau:

“Do duyên xúc, thọ sanh khởi.
Do duyên thọ, ái sanh khởi”.

3. – Bạch Thế Tôn, ai khát ái?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ khát ái”. Nếu Ta nói: “Có kẻ khát ái”, thời câu hỏi: “Ai khát ái” là câu hỏi thích hợp.

Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, ái sanh khởi”, thời câu hỏi ấy thích hợp.

Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau:

“Do duyên thọ, ái sanh khởi.
Do duyên ái, thủ sanh khởi”.

4. –Bạch Thế Tôn, ai chấp thủ?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ chấp thủ”. Nếu Ta nói: “Có kẻ chấp thủ”, thời câu hỏi: “Ai chấp thủ” là câu hỏi thích hợp.

Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thủ sanh khởi”, thời câu hỏi ấy thích hợp.

Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau:

“Do duyên ái, thủ sanh khởi.
Do duyên thủ, hữu sanh khởi”.

Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

5. Nhưng này Phagguna, do ly tham, đoạn diệt một cách hoàn toàn sáu xứ nên xúc diệt.

Do xúc diệt, nên thọ diệt.
Do thọ diệt nên ái diệt.
Do ái diệt nên thủ diệt.
Do thủ diệt nên hữu diệt.
Do hữu diệt nên sanh diệt.
Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt.
Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

1. “Venerable sir, who makes contact?”

“Not a valid question,” the Blessed One replied. “I do not say, ‘One makes contact.’ If I should say, ‘One makes contact,’ in that case this would be a valid question: ‘Venerable sir, who makes contact?’

But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, ‘Venerable sir, with what as condition does contact come to be?’ this would be a valid question.

To this the valid answer is: ‘With the six sense bases as condition, contact comes to be; with contact as condition, feeling.’”

2. “Venerable sir, who feels?”

“Not a valid question,” the Blessed One replied. “I do not say, ‘One feels.’ If I should say, ‘One feels,’ in that case this would be a valid question: ‘Venerable sir, who feels?’

But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, ‘Venerable sir, with what as condition does feeling come to be?’ this would be a valid question.

To this the valid answer is: ‘With contact as condition, feeling comes to be; with feeling as condition, craving.’”

3. “Venerable sir, who craves?”

“Not a valid question,” the Blessed One replied. “I do not say, ‘One craves.’ If I should say, ‘One craves,’ in that case this would be a valid question: ‘Venerable sir, who craves?’

But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, ‘Venerable sir, with what as condition does craving come to be?’ this would be a valid question.

To this the valid answer is: ‘With feeling as condition, craving comes to be; with craving as condition, clinging; with clinging as condition, existence…. Such is the origin of this whole mass of suffering.’

4. “But, Phagguna, with the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact comes cessation of contact; with the cessation of contact, cessation of feeling; with the cessation of feeling, cessation of craving; with the cessation of craving, cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of existence; with the cessation of existence, cessation of birth; with the cessation of birth, aging-and-death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.”

From: https://suttacentral.net/sn12.12/en/bodhi


Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập II – Thiên Nhân Duyên, [12] Chương I, Tương Ưng Nhân Duyên (a), I. Phẩm Phật Ðà

 

* Nội dung được trích từ các bài giảng và tài liệu do Sư Viên Phúc tổng hợp và chia sẻ trên trang Ehipassiko.info

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app