A-tu-la (asurakāya)
A-tu-la tái sanh bằng tâm Quan Sát thọ xả quả bất thiện. Chính tâm này cũng là tâm Hữu Phần và Mệnh Chung của họ. Nhóm này được gọi là Người Khổ.
A-tu-la có 2 hạng:
* Địa a-tu-la (còn gọi là A Tu la đọa) thì sống xen lẫn với các loài từ Tứ Thiên Vương trở xuống.
* Thiên a-tu-la có cõi riêng tráng lệ như cõi Đao Lợi nằm dưới đáy núi Tu Di.
Định nghĩa: Na suranti issariyakilādihi ra dibhantīti = Asurā: Các chúng sanh nào không sáng chói về quyền lực và không có sự hân hoan, tươi vui. Chúng sanh ấy Gọi là Asura.
Tập hợp của các Asura gọi là Asurakāyo.
Trong định nghĩa này giải rằng chúng sanh được gọi là Asura do không sáng chói về quyền lực, và sự hân hoan. Tiếng “sáng chói” ở đây không có nghĩa là sáng bởi hào quang từ thân mà là sáng bởi cuộc sống, ví như những người sống trong cõi nhân loại hằng ngày đây, có người tạo ác hạnh sái với Quốc luật, bị kết án, giam trong nhà lao, những người này đã thọ khổ các khổ sai biệt như thiếu thốn vật thực…
Dù cho có được vật thực chăn nữa cũng là loại vật thực thấp kém chí đến y phục, chỗ nghĩ … cũng đều là vật không tốt. Chẳng phải chỉ là thế mà thôi, có khi còn phải bị xiềng xích, gông cùm nữa. Trong sự sống họ phải chịu sự khổ sở vất vả, như thế được gọi là không sáng chói về quyền lực và không có sự hân hoan tươi vui như những người ở bên ngoài, có sự giàu sang, đầy đủ tài sản. Những người này được đầy đủ an lạc, thoải mái phát sanh trong cuộc sống do nơi có các tài sản ấy. Những người này được gọi là người có sự sáng chói về quyền lực và sự vui chơi, họ đối nghịch với những người đang bị giam giữ trong ngục như đã nói trên.
Vì thế, tiếng Asura này, nếu đúng nghĩa thì là Kāḷakañcikapeta asura.
Thông thường loài Kāḷakañcikapeta này không có bhūmi, tức chỗ ở riêng, thường các chỗ như trong chỗ người dọc theo rừng, biển, Đại dương, hải đảo, núi, vực thẳm là trú xứ của loài Kāḷakañcikapeta asura.
Asurā có 3 loại
- Deva asurā: Chư Thiên Asurā
Có 6 loại- Vepacitti asurā
- Subati asurā
- Rāhu asurā
- Pahāra asurā
- Sambarati asurā
- Vinipātika asurā
Trong 6 loại Deva asurā này 5 loại đầu được gọi là Asurā do đối nghịch với Chư Thiên cõi Đạo-lợi, trú xứ của 5 loại Chư Thiên này ở dưới núi Sineru, có địa phận rộng 10.000 do tuần. Tuy trú xứ của nhóm Asurā này ở dưới chân núi Sineru, nhưng cũng được kể vào trong nhóm Chư Thiên Đạo-lợi được.
Còn Chư Thiên Vinipātika asurā có nhiều dạng như Pīyankaramātā, UttaraMātā, Phussamittā, Ahammagutta …
Loại Vinipātika asurā mà được gọi là Pīyankaramāta đó, sở dĩ gọi là asura vì loại Vinipātika asurā này nói theo tướng thì nhỏ hơn Chư Thiên Đạo-lợi, nói về uy lực cũng kém hơn và trú xứ của hạng ViniPātika asurā thì nương khắp cõi nhân loại như dọc theo rừng, cây cối, hội trường được người kiến tạo, thuộc trú xứ của hạng Chư Thiên Bhummattha, cho nên hạng ViniPātika asurā này chính là tùy tùng của Chư Thiên Bhummattha, nếu kể vào nhóm Chư Thiên thì được liệt vào nhóm Chư Thiên Tứ-Đại-Thiên vương.
- Petti asurā: Ngạ quỉ Asurā
Có 3 loại- Kālakañcikapeta asurā (giảng nghĩa như trên)
- Vemànikapeta asurā: bị thọ khổ vào ban ngày, nhưng ban đêm được hưởng lạc.
- Āvuddhikapeta asurā: sát hại nhau bằng các loại vũ khí.
- Niraya asurā: Asurā ở địa ngục.
Loại Ngạ quỉ không gian (Lokantarikapeta). Địa ngục không gian này nằm giữa 3 Cakkavāḷa, mỗi Cakkavāḷa có ranh giới nối liền nhau. Cả ba Cakkavāḷa này tiếp giáp nhau bởi đường cong, mỗi Cakkavāḷa đều có tướng trạng tròn, nên khi ba Cakkavāḷa tiếp giáp nhau, sẽ có 1 khoảng trống ở giữa 3 đường cong giáp ranh nhau, ví như khi ta đặt 3 miệng ly tiếp giáp nhau, sẽ có một lổ trống như thế nào, cũng vậy khi cả 3 Cakkavāḷa tiếp nối giáp nhau cũng có khoảng trống ở giữa Cakkavāḷa ấy, đó chính là địa ngục không gian, là chỗ nương của chúng sanh địa ngục không gian. Bên trong Địa ngục không gian là màn đen tối, bên dưới là chất nước axít, nếu chúng sanh Địa ngục không gian này rơi vào nước ấy, sẽ tan biến thân thể ra như ta lấy muối bỏ vào trong nước vậy.Cuộc sống của chúng sanh trong địa ngục không gian này giống như con dơi dính vào bức tường, và đang ra sức trèo lên bức tường mãi. Cũng vậy, các chúng sanh Địa ngục không gian này dính theo bức tường ranh giới của 3 Cakkavāḷa ấy. Khi chúng sanh Địa ngục không gian dính theo ranh giới của Cakkavāḷa ấy, họ rất là đói khát, cho nên khi đang trời tới, lui theo ranh giới của Cakkavāḷa, nếu họ gặp được bất luận chúng sanh nào khác trong Địa ngục ấy, ngỡ rằng là vật thực, liền nhảy vào cắn nhau. Khi hai bên đều xông vào nhau, cắn nhau như thế, họ đều rơi xuống vì buông tay ra khỏi chỗ bám, và rớt xuống nước axit phía dưới.
Chúng sanh địa ngục không gian gọi là Asura do trái ngược với Chư Thiên cõi Đạo-lợi, theo trường hợp cảnh tốt và cảnh không tốt. Cảnh của Chư Thiên Đạo-lợi toàn là cảnh tốt, còn cảnh của chúng sanh địa ngục không gian toàn là cảnh không tốt.
Chúng sanh địa ngục không gian được gọi là Asura này, có trong Buddhavaṃsa aṭṭhakathā.
Asurakāyabhūmi này, nếu được xáp nhập, thì được kể vào Pettibhūmi. Nhưng sở dĩ Ngài xếp Asurakāyabhūmi vào nữa, là vì trong các loại Ngạ quỉ ấy, có loại Ngạ quỉ đặc biệt, chính loại Ngạ quỉ đặc biệt này, Ngài mới gọi là Asurakāya. Như trong Samyuttanikāya dasuttarasutta aṭṭhakathā có ghi:
” Pettivisayeva asurakāya gahito”.
Chuyện Chư Thiên Đạo-lợi chiến đấu với 5 loại Asurā:
Vào thời sơ kiếp đầu tiên, cõi Đạo lợi này là trú xứ của chúng Atula Thiên. Sau đó thanh niên Māgha được sanh lên làm chúa Đế Thích trong cõi Đạo-lợi này. Một hôm, trời Đế Thích có việc hộp họp cùng Thiên chúng Đạo-lợi, và đải họ bằng nước rượu trời. Sau khi đải rượu vừa theo ý muốn của chúa Đế Thích, trong số ấy có nhóm Chư Thiên Vepacitti asurā uống say. Về Đế Thích thấy nhóm Vepacitti asurā đã uống say sưa theo như ý mong đợi, và gặp được cơ hội thuận lợi như thế để đuổi nhóm này ra khỏi Thiên Quốc Đạo-lợi. Đức Đế Thích cùng tùy tùng, sau khi đã chuẩn bị xong, cùng nhau ra sức bắt nhóm Chư Thiên Vepacitti asurā cùng đồng bọn, ném xuống biển Đại Hải ở dưới chân núi Tu Di (Sineru).
Dưới chân núi Sineru này có 1 thành phố giống như thành phố thiện kiến cõi Đạo-lợi. Và nhóm Vepacitti cùng đồng bọn bị ném xuống biển ấy, do vì quá say, lại việc quăng ném này được thực hiện bởi thần lực của Thiên vương Đế Thích, nên nhóm Vepacitti không hay biết chi cả, sau khi cơn say được hóa giải, nhóm Vepacitti cũng không ngờ rằng: Mình bị đuổi ra khỏi Thiên Quốc Đạo-lợi, bị quăng xuống chân núi Tu Di. Vì rằng dưới chân núi Tu Di này có thành phố giống như thành phố Sudassana ở Đạo-lợi Thiên, nên chúng Vepacitti không hề có sự hoài nghi nào cả, vẫn sống như bình thường như đang sống ở cõi Đạo-lợi.
Trong hai thành phố này, chỉ có điểm sai biệt là cây để nhận biết. Trong thành phố Đạo lợi có cây Paricchattaka (tức cây san hô), còn thành phố của Asurā có cây Pāṭila (tức cây bông kèn hay cây so đủa), nhưng hai cây này có cùng họ, vì giống nhau, tức là có tên chung là Ayujjha-pūranagara. Cho nên, Vepacitti cùng đồng bọn cũng không nghi ngờ chi cả, chỉ đến mùa trổ hoa, cây Pāṭila cũng trổ hoa nhưng khác với sự trổ hoa của cây Paricchattaka trong cõi Đạo-lợi. Khi ấy nhóm Vepacitti mới hiểu ra rằng: Trong lúc mình quá say, Đức Đế Thích cùng với đồng bọn đã dùng thần lực ném mình rớt xuống biển, chiếm đoạt lấy Thiên Quốc Đạo-Lợi rồi.
Nhóm Vepacitti cùng đồng bọn khi hiểu ra được như vậy rồi khởi lên sự phẩn nộ với Đức Đế Thích cùng Thiên chúng Đạo-lợi. Cùng nhau hội họp lại, đi đánh Đức Đế Thích để chiếm lại Thiên Quốc Đạo-lợi và kinh thành Ayujjhapūra trong cõi Đạo-lợi của mình thuở trước.
Nói về núi Tu Di (Sineru), kể từ mặt biển Đại Hải trở lên chia thành 5 tầng: mỗi tầng đều bằng phẳng chung quanh núi, giống như tầng vòng tròn vậy. Mặt phẳng mà giáp một vòng núi, là một tầng, trong mỗi tầng đều có quân canh giữ.
Tầng cuối cùng là Chư Thiên Nāga canh giữ, tầng thứ 2 là Chư Thiên Garuna canh giữ, tầng thứ 3 là Chư Thiên Kumbhaṇḍa canh giữ, tầng thứ 4 là Chư Thiên Yakkha canh giữ, tầng thứ 5 là Chư Thiên Tứ-Đại-Thiên-vương canh giữ. Khi núi Tu Di có tướng trạng 5 tầng, được 5 nhóm Chư Thiên canh giữ như thế, nhưng khi nhóm Asura mạnh, xua binh đánh Đức Đế Thích, nhóm Đế Thích, nhóm Vepacitti ấy cũng phải xua binh tuần tự chiếm đánh từ tầng một. Khi nhóm Asurā đến tầng thứ 1, chiến thắng được Chư Thiên Nāga, vì nhóm này tuy có phận sự canh giữ, nhưng không có thần lực đủ chống trả với Atula chúng, nên đã trốn chạy, lần lượt nhóm Garuna cũng chạy trốn, đến nhóm Kumbhaṇḍa, nhóm Yakkha, cho đến Tứ-Đại-Thiên-vương cũng phải trốn chạy. Nhóm Vepacitti asura tiến quân đến cõi Đạo-lợi. Đức Māghavā bèn đưa quân ra chống cự.
Cuộc chiến giữa Vepacitti asura và Đức Đế Thích với Thiên chúng diễn ra đó, không giống như ở cõi nhân loại, tức là chiến tranh giữa người với người là có sự thương vong, chết chóc, mang thương tích như cụt tay, chân … vô cùng đau đớn, có máu lưu lại. Cuộc chiến ở cõi Trời không có chết chóc và đau đớn, thương vong, tương tự như hình nộm đấu với hình nộm. Nếu bên nào chống cự không lại, vì ít quân hơn, liền bỏ chạy trở vào thành đóng cửa thành lại, bên chiến thắng đánh phải rút về, vì không thể nào phá cửa thành vào được.
Cuộc chiến giữa Đế Thích và Vepacitti diễn ra đều có thắng có bại. Có lúc Đức Đế Thích thua, cùng Thiên chúng chạy vào thành đóng cửa thành lại, nhóm Vepacitti đành phải rút quân về, vì không thể phá thành được. Có lúc Đức Đế Thích đông quân nên chiến thắng, khi quân Asura thối lui, Đức Đế Thích cùng Thiên chúng đuổi theo, nhóm Asura chạy về thành của mình, cho đóng kín bốn cửa thành lại, thế là Đức Đế Thích cùng Thiên binh cũng đành rút quân về. Do nhân này, cả hai thành ấy đều mang tên là Ayujjhāpūranagata (bất khả hại thành) tức là thành có khả năng ngăn chặn sự nguy hiểm phát sanh từ bên ngoài, không cho xâm nhập vào.
Lịch sử, chiến tranh giữa Asura và Thiên chúng ấy, bắt đầu từ thời sơ kiếp kéo dài đến thời Đức Phật Gotama và cho đến bây giờ Đức Đế Thích cùng Vepacitti vẫn còn gây chiến mỗi năm với nhau, khi hoa Pāṭila hay hoa Paricchattaka nở hoa.