Nội Dung Chính
Bỏ hết ngôn từ sách vở, và tự mình nhận thức
Việc thực hành của tôi không đặt nặng ở học hỏi hay nghiên cứu. Tôi lấy những lời dạy của Đức Phật làm căn bản và bắt đầu nghiên cứu tâm mình một cách tự nhiên. Khi thực hành, bạn hãy tự quan sát mình, cứ thế dần dần trí tuệ và tri kiến sẽ tự phát sinh. Nếu bạn ngồi thiền mà muốn được thế này, thế kia thì tốt hơn nên dẹp đi đừng ngồi thiền nữa. Đừng kỳ vọng hay mang thêm một ý tưởng gì vào việc thực hành của bạn. Hãy xếp vào kho mọi ý niệm hay tư kiến của mình. Khi thực hành bạn dẹp bỏ tất cả ngôn từ, biểu tượng, dự định, kế hoạch, v.v. Có thế bạn mới tự mình thấy được chân lý, vì chân lý không ở đâu xa, nó khởi sinh ngay tại đây. Tôi đã học giáo pháp qua kinh điển trong những năm đầu tiên. Lúc ấy, khi có thì giờ tôi thường đến nghe những học giả, những bậc thầy thuyết giảng, cho đến khi sự học hỏi này biến thành chướng ngại nhiều hơn là hỗ trợ, tôi mới ngưng học. Thực ra tôi đã không biết cách nghe giáo pháp, vì tôi không nhìn vào bên trong.
Các bậc thiền sư này đã nói đến chân lý bên trong chính mình. Khi thực hành tôi bắt đầu hiểu rõ là nó nằm ngay trong chính tôi. Một thời gian sau, tôi thấy rằng các thiền sư này đã thực sự thấy rõ chân lý, và nếu tôi đi theo con đường của các ngài, tôi sẽ gặp những gì mà các ngài đã nói đến; và lúc đó tôi sẽ có thể nói, “Vâng, các ngài nói đúng. Còn gì nữa đâu?” Khi tôi kiên trì thực hành, tôi thấy quả đúng như vậy.
Nếu bạn thích ở trong Giáo Pháp thì hãy xả bỏ, hãy để mọi chuyện diễn biến tự nhiên theo nó. Chỉ thuần học lý thuyết mà không thực hành thì chẳng khác nào “bỏ hình bắt bóng.” Không cần học hỏi nghiên cứu nhiều. Nếu bạn dựa vào những điều căn bản và thực hành theo, bạn sẽ tự mình thấy giáo pháp.
Tâm lý học Phật Giáo
Một hôm có một nữ giảng sư về môn Siêu Hình Phật Giáo đến thăm Ngài Ajahn Chah. Bà giảng sư này dạy định kỳ ở Bangkok về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) và Tâm Lý Học Phật Giáo. Trong lúc nói chuyện với Ngài Ajahn Chah, bà giải thích cặn kẽ tầm quan trọng của sự hiểu biết Tâm Lý Học Phật Giáo đối với mọi người. Bà cũng cho biết là những học sinh của bà đã gặt hái được nhiều lợi ích khi học hỏi với bà. Bà hỏi Ngài Ajahn Chah có đồng ý với bà về tầm quan trọng của một kiến thức như thế không?
Ngài Ajahn Chah gật đầu đồng ý:
— Vâng, rất quan trọng.
Hết sức hân hoan, bà hỏi tiếp là Ngài có chịu để cho học trò của Ngài học Vi Diệu Pháp không?
— Vâng, dĩ nhiên.
Bà lại hỏi là Ngài muốn học trò Ngài học ở đâu và cuốn sách nào tốt nhất.
Ajahn Chah đưa tay chỉ vào quả tim mình, nói:
— Ở đây. Chỉ chỗ này thôi.
CÁC BÀI VIẾT TRONG SÁCH
- Audios Các Cuốn Sách Nổi Tiếng Ngài Ajahn Chahn Viết (Phần 2)
- Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
- Chấm dứt hoài nghi
- Bỏ hết ngôn từ sách vở, và tự mình nhận thức
- Học hỏi và kinh nghiệm
- Những tên trộm trong tâm bạn
- Bỏ đói phiền não
- Hạnh phúc và Đau khổ
- Tâm phân biệt
- Theo thầy
- Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
- Hãy để cho cây mọc tự nhiên
- Tại sao phải hành thiền?
- Giữ rắn trong tay
- Giới hạnh
- Giới, Định, và Tuệ
- Đừng bắt chước
- Thế nào là tự nhiên
- Điều hòa
- Hãy nương tựa vào mình
- Biết mình, biết người
- Tình yêu thật sự
- Đương đầu với tâm mình
- Chánh niệm
- Cốt tủy của Thiền Minh Sát
- Thiền hành
- Ai mắc bệnh đây?
- Tập chú tâm
- Kham nhẫn và điều hòa
- Bảy ngày đắc đạo
- Học tụng kinh
- Quên thời gian đi!
- Vài gợi ý trong việc hành thiền
- Quán chiếu mọi vật
- Lá rụng
- Thu thúc
- Giới là dụng cụ
- Chữa trị bất an
- Sống hòa thuận, hài hòa với người khác
- Tiết chế lời nói
- Đối diện với tham ái
- Hoàn cảnh có thể thay đổi, nhưng tâm vẫn thế
- Bạn trốn đi đâu bây giờ?
- Hãy nương tựa vào chính mình
- Học hỏi cách dạy học
- Giữ Giáo pháp đơn giản
- Cái cốc của ngài Ajahn Chah
- Chân phép màu
- Pháp hành của người chủ nhà
- Vô ngã
- Nước ngầm
- Niềm vui của Đức Phật
- Tôi nói ngôn ngữ Zen
- Bên trong bạn không có gì cả
- Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình – Vấn đạo với Ajahn Chah. – 1
- Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình