Nội Dung Chính
VÌ SAO NGƯỜI DÂN ẤN ĐỘ HIỆN NAY KHÔNG THEO ĐẠO PHẬT?
Theo Lonely Planet , Ấn độ có 1% dân số là đạo Phật , 82% theo đạo Hindu, 12% theo đạo Hồi, 2.3% theo đạo Thiên Chúa, 1% theo đạo Phật, 0.4% theo Jainism (Kỳ na giáo) và số còn lại theo các đạo khác. Tại sao một tôn giáo của họ từng phát triển rực rỡ trong 1700 năm lại bị người dân chính nước này tẩy chay?
DO BỐI CẢNH LỊCH SỬ
a. 500 NĂM ĐẦU:
Sau khi đức Phật nhập diệt, trong 500 năm đầu, con đường tu tập hành trì theo lời dạy đấng thế tôn được giữ vững là con đường TAM HỌC : GIỚI – ĐỊNH – TUỆ. Trong đó các tu sĩ Tỳ Kheo, Sadi giữ trọn và hành giới nghiêm chỉnh. Tuy học ít nhưng vừa đủ để thực hành THIỀN ĐỊNH – THIỀN TUỆ VIPASSANA . Họ giành nhiều thời gian trong việc hành thiền trong rừng sâu. Nên trong 500 năm đầu , người chứng ĐẠO QUẢ còn rất nhiều.
b. 500 NĂM TIẾP THEO:
Từ thế kỷ thứ I trở về sau, do vấn đề GIỚI LUẬT không còn nghiêm minh, các tu sĩ không còn chú trọng HÀNH THIỀN trong rừng sâu như truyền thống trước đây ( vì Giới sinh Định ). Do đó càng ngày rất ít người đạt ĐẠO QUẢ. Dần dà chỉ còn PHÁP HỌC, các tu sĩ chuyển qua NÓI NHIỀU – HÀNH ÍT, thiên về lý luận. Chùa chiền mọc lên rất nhiều, có rất nhiều tu viện có sức chứa trên 1000 tăng sĩ . và một số trường đại học Phật Giáo ra đời từ bối cảnh này như học viện Nalanda…
Vì thiên về lý luận, đặc biệt là lý luận về NIẾT BÀN là gì ? trong khi đó thời Phật còn tại thế, Niết bàn chỉ dừng lại cho người tu chứng. Không giải thích nhiều cho người không tu chứng. Nên ra đời một loạt học thuyết vền Niết Bàn như : Duy Thức Học, Tánh Không, Trung Quán Luận …BAN ĐẦU THÌ LÀ SỰ BÀN LUẬN, DẦN DÀ THÀNH RA TRANH LUẬN, rồi phân chia bộ phái do bất đồng, lúc đó đã tách ra 17 bộ phái. Và PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA cũng phân hoá mạnh từ giai đoạn này.
c. 700 NĂM CÒN LẠI:
Từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 12, Phật giáo do không đoàn kết, thích lý luận và dựa theo chuyện tiền thân (KINH BỔN SANH) của bồ tát. Nên có khuynh hướng NHẬP THẾ làm BỒ TÁT. Tu sĩ không cần giữ nhiều giới, hoà đồng mọi người và thiên về giúp đỡ , làm phước , hoạt động với xã hội …chủ yếu quan điểm BỒI BỔ BA LA MẬT.
Và như thế các tu sĩ đã dần dà bị ảnh hưởng bởi tín nghưỡng dân gian là truyền thống cúng tế, coi bói, xem ngày của BÀ LA MÔN giáo ( Đức Phật đã cấm điều này ). Và dòng phật giáo mới lại xuất hiện – PHẬT GIÁO MẬT TÔNG. Những vị thần vai mượn từ Bà La Môn chạy vào trong dòng Phật Giáo thời này như ngài Pháp Hiển và Huyền Trang khi đến nơi Sankasia ở thế kỷ thứ V :
“Chỉ có 4 tu viện khoảng 1000 tu sĩ theo trường phái Sammitiya (Chánh Lượng Bộ). 10 đền Deva của Bà la môn giáo. Tất cả đều trì chú và tôn thờ Hahesvara ( Ma Hê Thủ La Thiên Vương – trong Mật Tông & Bà La Môn )
Vì sự vai mượn này, dần dà Phật giáo bị Bà La Môn giáo làm lu mờ . ( Kinh Vệ Đà đã có truyền thống Chú Thuật từ 7000 năm ).
Cho đến thế kỷ 11 thì đạo quân xâm lăng Hồi Giáo đã tiêu diệt hoàn toàn Phật Giáo tại nước này cho đến thế kỷ 19. Hồi giáo xem Phật Giáo là một loại Tà Giáo, nên gặp là giết chết.
Trong khi đó sau cuộc xăm lăng đạo HỒI này, BÀ LA MÔN giáo lại được sống trở lại vì đó là đạo TÍN NGHƯỠNG theo truyền thống. ( Giống đạo thờ ông bà ở VN dù loạn lạc thì vẫn còn ). Trong khi đó Tăng đoàn Phật Giáo phải có sự TRUYỀN THỪA không đứt đoạn. Và chính vì vậy mà Tỳ Kheo ni cũng biến mất trong những thời gian này.
DO SỰ TRỞ LẠI PHẬT GIÁO ĐẦY LỘN XỘN Ở ĐẦU THẾ KỶ 19-20
Phong trào Phật giáo được chấn hưng trở lại do những vị anh hùng tu sĩ và cư sĩ vào thế kỷ 19 -20 như :
– Ngày Tỳ Kheo Anagarika Dhammapala, người sáng lập hội MahaBhodi ( 1864 -1933)
– Ngày HT U Chandramani Kushinagar ( 1876-1972)
– Tiến Sỹ Babasahb Ambedkar ( 1814-1893)
– …
Đã làm cho Phật giáo nước này sống lại 1% dân số. Và sau đó là hàng loạt các TÔN PHÁI PHẬT GIÁO NGOẠI BAN du nhập ngược dòng đổ ập vào đầu người dân Ấn Độ : như mật tông Tây Tạng của đức Đại Lai Lạt Ma dẫn đầu sau khi dẫn 120.000 người lưu vong sang Ấn. Phật Giáo Đại Thừa Trung Hoa sang xây dựng chùa chiền. Dòng Phái Zen của người nhật đổ bộ vào, phật giáo Tịnh Độ tông từ Đài Loan, Việt Nam cũng ồ ạt sang…mỗi người một kiểu ! Phật ai nấy thờ !
Làm cho người dân Ấn vốn BẢO THỦ và ÍT MUỐN THAY ĐỔI hoan mang tột độ là vì Đức Phật là người nước của họ, là lịch sử của họ ! mà sau khi lưu lạc qua ngoại quốc rồi du nhập trở lại rối mù tịt như vậy ! Đâu là chân lý và tôn giáo đích thực ? Theo ai và tin ai ? Tây Tạng, Nhật, Trung, Việt, Thái, Miến ?..
Chúng ta có thể thấy điều này khi đến Bodhgaya ( Bồ Đề Đạo Tràng – nơi mà Phật Thành Đạo) cho đến 2017 đã hơn 150 chùa xung quanh được thành lập, với nhiều tông phái khác nhau, nhiều nước khác nhau. Người gõ mõ, người đánh trống, người thổi kèn, người tụng chú làm đạo Phật không biết đâu là cội nguồn !
Và vì lý do đó , người Ấn nghĩ rằng tốt nhất là quay về với truyền thống Bà La Môn với 4 bộ Kinh Vệ Đà cho chắc ăn !
DO PHÂN HOÁ XÃ HỘI LÂU ĐỜI:
Theo Kinh Vệ Đà , truyền thống Ấn Giáo đã phân biệt giai cấp từ rất lâu :
– Giai Cấp Vua Chúa
– Giai Cấp Bà La Môn
– Giai cấp Thương Nhân
– Giai cấp nô lệ
Và tới hiện nay, xã hội Ấn Độ cũng vậy, sự phân biệt giai cấp đã ăn vào máu của họ và trong nền chính trị. Đã có cuộc đấu tranh giai cấp của Tiến Sĩ Ambebkar với tổng thống Gandhi ( Thánh Gandhi ) đối đầu Hindu giáo về quyền tự do giai cấp rất căng thẳng vào 12/11/1930. Cho nên vì sự bảo vệ quyền lợi chính trị. Mà Phật Giáo cũng không được ủng hộ tại nước này.
Và còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa để dẫn đến ĐẠO PHẬT của dân Ấn mà người Ấn phủi tay!
Nguồn: https://www.facebook.com/theravadaphotos/posts/1971066239820386
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)