CHƯƠNG V

VĪTHIMUTTA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Phần không có tiến trình

-ooOoo

I. Bhūmi-catukka

Tóm Lược Về Diễn Tiến Tái Sanh

1. Vīthicittavasen’ evaṁ pavattiyam udīrito

Pavattisaṅgaho nāma sandhiyaṁ’ dāni vuccati.

2.

Catasso bhūmiyo, Catubbidhā paṭisandhi, Cattāri kammāni, Catuddhā maraṇuppatti c’āti vīthimutta- saṅgahe cattāri catukkāni veditabbāni.

Tattha apāyabhūmi, kāmasugatibhūmi, rūpāvacara- bhūmi, arūpāvacarabhūmi c’āti catasso bhūmiyo nāma.

Tāsu Nirayo, Tiracchānayoni, Pettivisayo, Asurakāyo c’āti apāyabhūmi catubbidhā hoti.

Manussā, Cātummahārājikā, Tāvatimsā, Yāmā, Tusitā, Nimmāṇarati, Paranimmitavasavattī c’āti Kāmasugati bhūmi sattavidhā hoti.

Sā pan’āyam ekādasavidhā’ pi kāmāvacara-bhūmicc’ eva saṅkhaṁ gacchati.

Brahmapārisajjā, Brahmapurohitā, Mahābrahmā c’āti paṭhamajjhānabhūmi.

Parittābhā, Appamāṇābhā, Ābhassarā c’āti dutiyajjhānabhūmi.

Parittasubhā, Appamāṇasubhā, Subhakiṇṇā c’āti tatiyajjhānabhūmi.

Vehapphalā, Asaññasattā, Suddhāvāsā c’āti catutthajjhānabhūmī’ti Rūpāvacarabhūmi soḷasa- vidhā hoti.

Avihā, Atappā, Suddassī, Suddassā Akanitthā c’āti Suddhāvāsabhūmi pañcavidhā hoti.

Ākāsānañcāyatanabhūmi, Viññāṇañcāyatanabhūmi, Ākiñcaññāyatanabhūmi, N’evasaññāNāsaññā- yatanabhūmi c’āti Arūpabhūmi catubbidhā hoti.

3.

Puthujjanā na labbhanti suddhāvāsesu sabbathā
Sotāpannā ca sakadāgāmino c’āpi puggalā.
Ariyā n’opalabbhanti asaññāpāyabhūmisu
Sesaṭṭhānesu labbhanti Ariyā’nariyā pi ca.
Idam’ ettha Bhūmi-Catukkaṁ.

§1. Như vậy, theo những tiến trình tâm, diễn tiến của đời sống (từ sanh đến tử) đã được giải thích. Giờ đây tóm tắt đề cập đến diễn tiến lúc tái sanh.§2. Trong tóm lược của tâm ngoài tiến trình có bốn nhóm, phải được hiểu như sau:

i. Bốn cảnh giới sinh tồn (1);
ii. Bốn phương cách tái sanh;
iii. Bốn loại nghiệp;
iv. Bốn diễn tiến của hiện tượng chết.
Bốn cảnh giới sinh tồn là:

1. Cảnh bất hạnh (2);
2. Cảnh hữu phúc của Dục Giới (3);
3. Cảnh Sắc Giới (4);
4. Cảnh Vô Sắc Giới (5).
Trong bốn cảnh giới sinh tồn nầy,

Cảnh bất hạnh có bốn là: cảnh khổ (địa ngục) (6), cảnh thú (7), cảnh ngạ quỷ (8), và cảnh a-tu-la (9).Cảnh hữu phúc của Dục Giới có bảy là: cảnh người (10), cảnh Tứ Ðại Thiên (11), cảnh Tam Thập Tam Thiên (12), cảnh Dạ Ma Thiên (13), cảnh Ðấu Xuất Ðà Thiên (14), cảnh Hoá Lạc Thiên (15), cảnh Tha Hóa Tự Tại Thiên (16).

Mười một cảnh sinh tồn nầy hợp thành Dục Giới.

Cảnh Sắc Giới có mười sáu là:

i. Cảnh Sơ Thiền, tức Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, và Ðại Phạm Thiên (17);
ii. Cảnh Nhị Thiền, tức Thiều Quang Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, và Quang Âm Thiên;
iii. Cảnh Tam Thiền, tức Thiền Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên, Biến Tịnh Thiên;
iv. Cảnh Tứ Thiền, tức Quảng Quả Thiên, Vô Tưởng Thiên (18), và Phước Sanh Thiên (19).
Cảnh Phước Sanh Thiên chia làm năm phần là: Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Hiện Thiên, Thiện Kiến Thiên, Sắc Cứu Cánh Thiên.

Cảnh Vô Sắc Giới (20) có bốn là:

i. Không Vô Biên Xứ Thiên;
ii. Thức Vô Biên Xứ Thiên;
iii. Vô Sở Hữu Xứ Thiên;
iv. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên.
§3. Trong mọi trường hợp, các bậc Nhất Lai [1], Dự Lưu và hạng phàm nhân không tái sanh vào cảnh Phước Sanh Thiên (Suddhāsā), cũng gọi là Ngũ Tịnh Cư.

Trên đây là bốn cảnh giới sinh tồn.

Ghi chú:

[1] Xem chương I.Chú Giải

1. Bhūmi, Cảnh Giới.

Xuất nguyên từ căn “bhū”, theo nghĩa đen là một nơi có chúng sanh sinh sống.

Theo Phật Giáo, quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ không đáng kể trong vũ trụ bao la, không phải là thế gian duy nhất có sanh linh. Con người cũng không phải là chúng sanh duy nhất. Hệ thống tinh tú vô cùng tận, mà số chúng sanh cũng vô cùng tận. “Thai bào cũng không phải là con đường tái sanh duy nhất”. “Bằng cách đi xuyên qua, chúng ta không thể vượt đến mức tận cùng của thế gian”, Ðức Phật dạy như vậy.

2. Apāya, Cảnh Bất Hạnh.

“apa” + “aya”, cái gì không có hạnh phúc là apāya. Danh từ nầy hàm xúc một trạng thái tinh thần, mà cũng là một cảnh giới, một nơi sinh sống.

3. Kāmasugatibhūmi, Cảnh Giới Có Nhiều Dục Lạc

Xem chương I, chú giải 5.

4, 5.

Xem chương I, chú giải 5.

6. Niraya, Khổ Cảnh, hay Ðịa Ngục.

Theo Phật Giáo, có nhiều cảnh đau khổ gọi là địa ngục, nơi đó chúng sanh phải trả những nghiệp bất thiện đã tạo trong quá khứ. Những khổ cảnh nầy không phải là địa ngục trường cửu mà ở trong đó chúng sanh phải chịu khổ đau vô cùng tận. Ðến lúc trả xong nghiệp xấu, chúng sanh bất hạnh cũng có thể tái sanh vào một cảnh giới khác, an vui hạnh phúc, nhờ các nghiệp thiện đã tạo.

7. Tiracchāna, Cảnh Thú.

“Tiro” là xuyên qua; “acchāna” là đi.

Loài thú được gọi như vậy vì thông thường những con thú bốn chân, khi đi thì thân mình nằm ngang mặt đất. Người Phật tử tin rằng chúng sanh bị sanh vào cảnh thú vì tạo nghiệp bất thiện. Tuy nhiên, nếu đã có tích trữ thiện nghiệp thích nghi, từ cảnh thú chết đi, cũng có thể tái sanh trở lại vào cảnh người.

Một cách chính xác, phải nói rằng cái nghiệp đã biểu hiện dưới hình thức thú có thể biểu hiện trở lại dưới hình thức người, hay ngược lại. Cũng như luồng điện có thể biểu hiện kế tiếp dưới nhiều hình thức như ánh sáng, hơi nóng, động lực v.v… Như vậy, không phải động lực phát sanh do hơi nóng, cũng không phải do ánh sáng. Cùng thế ấy, không phải người trở thành thú, hay thú trở thành người. Một con thú có thể sanh trưởng trong trạng thái nhàn nhã nhờ nghiệp lành đã tích trữ từ quá khứ. Lắm khi có những con thú, nhất là chó hay mèo, tuy vẫn mang hình thức thú, nhưng có một kiếp sống đầy đủ tiện nghi hơn nhiều người. Ðó cũng là do nghiệp đã tạo.

Chính nghiệp tạo nên tính chất của sắc tướng. Hình thể như thế nào là do hành động thiện hay bất thiện trong quá khứ. Và một lần nữa, điều nầy hoàn toàn tùy thuộc nơi sự hiểu biết của ta về thực tại phát triển đến mức độ nào.

8. Peta, Ngạ Quỷ.

“Pa” + “ita”, theo ngữ nguyên, là những chúng sanh đã quá vãng, hay (những chúng sanh) tuyệt đối không có hạnh phúc. Peta, ngạ quỷ không phải ma quỷ vô hình tướng. Mặc dầu mắt thường của con người không thể thấy những chúng sanh nầy nhưng họ cũng có hình thể vật chất (sắc). Ngạ quỷ không có một cảnh giới riêng biệt cho mình mà sống trong rừng bụi, ở những nơi nhơ bẩn v.v…

9. Asura, A-Tu-La

Ðúng theo nghĩa đen của danh từ, là hạng chúng sanh không vui tươi và không có những cuộc tiêu khiển giải trí.

Hạng chúng sanh nầy phải được phân biệt với một hạng asura khác, sống trên cung Trời Tāvatiṁsa (Tam Thập Tam Thiên) và đối đầu với chư Thiên. (Xem chú giải 12)

10. Manussa, Người

Ðúng theo nghĩa đen, là hạng chúng sanh đã có nâng cao, hay phát triển, tâm trí (mano ussannaṁ etesaṁ). Danh từ Bắc Phạn (Saṁskrt) là Manushya, có nghĩa là con của Manu. Ðược gọi như vậy vì con người đã trở thành văn minh tiến bộ nhờ Manu, bậc thấy xa hiểu rộng.

Cảnh người là một cảnh giới trong đó hạnh phúc và đau khổ lẫn lộn. Chư vị Bồ Tát thường chọn tái sanh vào cảnh nầy vì ở đây có nhiều hoàn cảnh thuận lợi để hành những pháp cần thiết nhằm thành tựu Ðạo Quả Phật. Kiếp sống cuối cùng của Bồ Tát luôn luôn ở cảnh người.

11. Cātummahārājika, Tứ Ðại Thiên Vương.

Ðây là cảnh Trời thấp nhất, cảnh giới của bốn vị Trời gọi là Tứ Ðại Thiên Vương cùng với tùy tùng.

12. Tāvatiṁsa, Ðạo Lợi, hay Tam Thập Tam Thiên.

Theo nghĩa trắng là ba mươi ba. Sakka, vua Trời Ðế Thích, ngự tại cảnh giới nầy. Ðược gọi như vậy vì theo một tích chuyện, có ba mươi ba người kia do Magha lãnh đạo, tình nguyện thực hiện nhiều công tác từ thiện. Cả ba mươi ba vị đều tái sanh vào cảnh nầy.

13. Yāma, Dạ Ma.

Do căn “yam” có nghĩa là tiêu diệt. Yāma là cái gì tiêu diệt đau khổ.

14. Tusita, Ðấu Xuất Ðà,

là dân cư có hạnh phúc. Những vị Bồ Tát đã thực hành tròn đủ các pháp cần thiết để chứng đắc Ðạo Quả Phật đều cư ngụ ở cảnh giới nầy, chờ cơ hội thích nghi để tái sanh vào cảnh người lần cuối cùng.

15. Nimmāṇarati, Hoá Lạc Thiên.

Cảnh giới của những vị Trời ở trong cung điện to lớn đẹp đẽ.

16. Paranimmitavasavatti, Tha Hóa Tự Tại.

Danh từ có nghĩa là những vị đem những vật mà người khác tạo nên đặt dưới quyền điều khiển của mình.

Trên đây là sáu cảnh Trời thuộc Dục Giới — tất cả đều là những cảnh giới hữu phúc nhất thời. Chúng sanh trong cảnh nầy được mô tả là có cuộc sống hạnh phúc và hưởng nhiều lạc thú tạm bợ. Trên những cảnh Trời Dục Giới nầy có cảnh giới chư Phạm Thiên, những vị Trời đã từ bỏ tham dục và đang thọ hưởng hạnh phúc của Thiền.

17.

Ðó là ba cảnh Phạm Thiên, nơi mà những vị đã đắc Sơ Thiền tái sanh vào. Tầng thấp nhất trong ba cảnh nầy là Phạm Chúng Thiên, Brahma Pārisajja, có nghĩa là “những người sanh ra giữa nhóm hầu cận của chư Ðại Phạm Thiên, Mahā Brahmas”. Tầng kế đó là Phạm Phụ Thiên, Brahma Purohita, có nghĩa là tay chân thân cận của chư Ðại Phạm Thiên. Và cùng tột, là cảnh Ðại Phạm Thiên, Mahā Brahma, cảnh giới của những vị Phạm Thiên có nhiều hạnh phúc, đẹp đẽ, và tuổi thọ nhiều hơn các vị Phạm Thiên khác, nhờ phước báu đã tạo do pháp hành thiền.

Những người đã phát triển Sơ Thiền ở mức độ vừa đủ, sau khi chết tái sanh vào cảnh Phạm Thiên đầu tiên. Những vị đã phát triển Sơ Thiền đến mức độ trung bình sẽ tái sanh vào cảnh thứ nhì, và những vị đã hoàn toàn vững vàng trong Sơ Thiền sẽ được tái sanh vào cảnh giới Ðại Phạm Thiên, tầng thứ ba.

Những cảnh giới tương ứng với Nhị Thiền và Tam Thiền cũng phải được hiểu cùng một thế ấy.

18. Asaññasatta, Vô Tưởng Thiên.

Cảnh giới của những chúng sanh sanh ra không có tâm. Nơi đây chỉ có sự biến chuyển liên tục của sắc. Thông thường thì danh và sắc luôn luôn dính liền nhau, không thể tách rời. Nhưng đôi khi, như trường hợp nầy, do năng lực của Thiền, cũng có thể tách rời danh và sắc. Khi một vị A-La-Hán nhập Diệt Thọ Tưởng Ðịnh (Nirodha Samāpatti) cũng vậy, tâm của Ngài chấm dứt. Ðối với chúng ta, khó quan niệm được một trạng thái tương tợ. Tuy nhiên, có rất nhiều việc không thể quan niệm mà thật sự có.

19. Suddhāvāsa, Phước Sanh Thiên.

Cũng được gọi Tịnh Cư Thiên,là cảnh giới riêng biệt của các vị A-Na-Hàm (Anāgami). Chúng sanh ở cảnh khác mà đắc Quả Bất Lai thì tái sanh vào cảnh nầy. Về sau các vị nầy đắc Quả A-La-Hán, sống trong “cảnh hoàn toàn tinh khiết” ấy cho đến khi hết tuổi thọ và nhập Ðại-Niết-Bàn.

20. Arūpabhūmi, Cảnh Vô Sắc Giới.

Xem chương I, chú giải số 6.

Tất cả bốn cảnh nầy đều vô sắc, không có cơ thể vật chất.

Nên ghi nhận rằng Ðức Phật không nhằm mục đích truyền bá một lý thuyết về vũ trụ. Dầu những cảnh trên có hiện hữu hay không, điều ấy không ảnh hưởng gì đến giáo lý của Ngài. Không ai bị bắt buộc phải tin một điều nào, nếu điều ấy không thích hợp với sự suy luận của mình. Nhưng nếu bác bỏ tất cả những gì mà lý trí hữu hạn của chúng ta không thể quan niệm được thì điều ấy cũng không phải hoàn toàn chánh đáng.

-ooOoo-

II. Paṭisandhicatukkaṁ
Bốn phương cách tái sanh

4. Apāyapaṭisandhi, Kāmasugatipaṭisandhi, Rūpā- vacarapaṭisandhi, Arūpāvacarapaṭisandhi c’āti catubbidhā hoti paṭisandhi nāma.

Tattha akusalavipāk’opekkāsahagata-santīraṇaṁ apāyabhūmiyaṁ okkantikkhaṇe paṭisandhi hutvā tato paraṁ bhavaṅgaṁ pariyosāne cavanaṁ hutvā vocchijjati. Ayam ekā’ v’ āpāyapaṭisandhi nāma.

Kusalavipāk’opekkhāsahagatasantīraṇaṁ pana- kāmasugatiyaṁ manussānaṁ jaccandhādi hīnasattā naṁ c’eva bhummanissitānañ ca vinipātikāsurā-nañ ca paṭisandhi bhavaṅgacutivasena pavattati.

Mahāvipākāni pan’attha sabbatthā’ pi kāmasugati- yaṁ paṭisandhi bhavaṅgacutivasena pavattatti.

Imā nava kāmasugatipaṭisandhiyo nāma.

Sā pan’āyaṁ dasavidhā’ pi kāmāvacarapaṭisandhic- c’eva saṅkhaṁ gacchati.

Tesu catunnaṁ apāyānaṁ manussānaṁ vinipātikā- surānañ ca āyuppamāṇagaṇanāya niyamo natthi.

Catummahārājikānaṁ pana devānaṁ dibbāni pañcavassasatāni āyuppamāṇaṁ. Manussagaṇa-nāya navutivassasatasahassappamāṇaṁ hoti.

Tato catugguṇaṁ tāvatiṁsānaṁ, tato catugguṇaṁ Yāmānaṁ, tato catugguṇaṁ Tusitānaṁ, tato catugguṇam Nimmāṇaratīnaṁ, tato catugguṇaṁ Paranimmitavasavattīnaṁ devānaṁ āyuppamāṇaṁ.

Nava satañ c’ekavīsa vassānaṁ koṭiyo tathā

Vassasatasahassāni saṭṭhi ca vasavattisu.

5.

Pathamajjhānavipākaṁ paṭhamajjhānabhūmiyaṁ paṭisandhibhavaṅgacutivasena pavattati.

Tathā dutiyajjhānavipākaṁ tatiyajjhānavipākañ ca dutiyajjhānabhūmiyaṁ. Catutthajjhānavipākaṁ tatiyajjhānabhūmiyaṁ. Pañcamajjhānavipākañ ca catutthajjhānabhūmiyaṁ. Asaññasattānaṁ pana rūpam eva paṭisandhi hoti. Tathā tato paraṁ pavattiyaṁ cavanakāle ca rūpam eva pavattitvā nirujjhati. Imā cha rūpāvacarapaṭisandhiyo nāma.

Tesu brahmapārisajjānaṁ devānaṁ kappassa tatiyo bhāgo āyuppamāṇaṁ.

Brahmapurohitānaṁ upaḍḍhakappo, Mahābrahmā- naṁ eko kappo, Parittābhānaṁ dve kappāni. Appamāṇābhānaṁ cattāri kappāni. Ābhassarāṇaṁ aṭṭha kappāni. Parittasubhāṇaṁ soḷasa kappāni. Appamāṇasubhānaṁ dvattiṁsa kappāni. Subha- kiṇhānaṁ catusaṭṭhi kappāni. Vehapphalānaṁ asaññasattānañ ca pañcakappasatāni. Avihānaṁ kappasahassāni. Atappānaṁ dve kappasahassāni. Sudassānaṁ cattāri kappasahassāni. Sudassīnaṁ aṭṭhakappasahassāni. Akaṇiṭṭhānaṁ soḷasa kappa sahassāni āyuppamāṇaṁ.

Paṭham’ āruppādi vipākāni paṭhamāruppādi bhūmīsu yathākkamaṁ paṭisandhi bhavaṅgacuti- vasena pavattanti.

Imā catasso āruppapaṭisandhiyo nāma.

Tesu pana Ākāsānañcāyatanūpagānaṁ devānaṁ vīsati kappasahassāni āyuppamāṇaṁ. Viññāṇañ- cayatanūpagānaṁ devānaṁ cattāḷisakappasahassā-ni, Ākiñcaññāyatanūpaganaṁ devānaṁ saṭṭhi-kappasahassasāni. N’eva saññā Nāsaññāyatan-ūpagānaṁ devānaṁ caturāsītikappasahassāni āyuppamāṇam.

6.

Paṭisandhi bhavaṅgañ ca tathā cavanamānasaṁ
Ekam eva tathā v’eka visayaṁ c’ekajātiyaṁ.
Idam’ ettha paṭisandhi-catukkaṁ.

§4Tái sanh có bốn cách là:

a. Tái sanh vào khổ cảnh;
b. Tái sanh vào nhàn cảnh;
c. Tái sanh vào một cảnh Sắc Giới;
d. Tái sanh vào một cảnh Vô Sắc Giới.
Nơi đây, tâm quả suy đạc bất thiện liên hợp với thọ xả (21) trở thành (thức) nối liền trong khi tái sanh vào khổ cảnh. Sau đó trôi vào hộ kiếp (bhavaṅga), cuối cùng trở thành tử tâm (cuti), và chấm dứt. Ðó là tái sanh vào khổ cảnh.

Tâm quả suy đạc thiện liên hợp với thọ xả dính liền với thức nối liền (paṭisandhi), hộ kiếp (bhavaṅga), và tử tâm (cuti) của hạng thấp kém trong cảnh hữu phúc thuộc Dục Giới như sanh ra là người mù, câm, điếc (22) v.v… và trong hạng a-tu-la sa đọa trên quả địa cầu (23) cũng vậy.

Tám tâm đại quả (24) tác hành nhiệm vụ nối liền, hộ kiếp và tử tâm, bất luận nơi nào trong cảnh Dục Giới hữu phúc.

Chín loại nầy là trường hợp tái sanh vào cảnh Dục Giới hữu phúc.

Mười phương cách (kể trên) được xem là tái sanh vào cảnh Dục Giới.

Không có một giới hạn nhất định về tuổi thọ của chúng sanh trong khổ cảnh, cảnh người và cảnh a-tu-la sa đọa (25).

Tuổi thọ của chư Thiên trong cảnh Tứ Ðại Thiên Vương là 500 năm của cảnh Trời (26), tức là 9.000.000 (chín triệu) năm tính theo cảnh người. Tuổi thọ ở cảnh Trời Ðạo Lợi (hay Tam Thập Tam Thiên) 4 lần dài hơn. Tuổi thọ của cảnh Trời Dạ Ma 4 lần dài hơn ở cảnh Ðạo Lợi. Tuổi thọ ở cảnh Trời Ðấu Xuất 4 lần dài hơn ở cung Trời Ðạo Lợi. Ở cảnh Trời Hóa Lạc Thiên tuổi thọ 4 lần dài hơn cảnh Trời Ðấu Xuất. Tuổi thọ ở cảnh Tha Hóa Tự Tại 4 lần dài hơn ở cảnh Hoá Lạc Thiên. Trong cảnh Trời Tha Hóa Tự Tại, nếu tính theo cảnh người, tuổi thọ là chín trăm hai mươi triệu sáu chục ngàn năm.

§5

Tâm quả Sơ Thiền phát sanh trong cảnh Sơ Thiền là nối liền, hộ kiếp và tử tâm; cùng thế ấy, tâm quả Nhị Thiền và tâm quả Tam Thiền trong cảnh Nhị Thiền; tâm quả Tứ Thiền trong cảnh giới Tam Thiền; tâm quả Ngũ Thiền trong cảnh Tứ Thiền. Nhưng đối với chúng sanh vô tưởng, chính hình tướng vật chất (sắc) khởi phát như tái sanh. Cùng thế ấy, sau đó trong suốt kiếp sống và lúc lâm chung, chỉ có hình tướng vật chất (sắc) tồn tại và hoại diệt.

Sáu cách trên là những phương cách tái sanh vào cảnh Sắc Giới.

Trong những cảnh nầy, tuổi thọ của các vị Phạm Chúng Thiên là một phần ba a-tăng-kỳ (27); của các vị Phạm Phụ Thiên là nửa a-tăng-kỳ; và của vị Ðại Phạm Thiên là một a-tăng-kỳ. Tuổi thọ của vị Thiều Quang Thiên là hai a-tăng-kỳ (28); của vị Vô Lượng Quang Thiên là bốn a-tăng-kỳ; và của vị Quang Âm Thiên là tám a-tăng-kỳ. Tuổi thọ của những vị Thiều Tịnh Thiên là mười sáu a-tăng-kỳ, của vị Vô Lượng Tịnh Thiên là ba mươi hai a-tăng-kỳ, và của các vị Biến Tịnh Thiên là sáu mươi bốn a-tăng-kỳ. Tuổi thọ của những vị Quảng Quả Thiên và Vô Tưởng Thiên là 500 a-tăng-kỳ, của những vị ở cảnh giới Trường Cửu (Vô Phiền Thiên) là một ngàn a-tăng-kỳ; cảnh giới Thanh Tịnh (Vô Nhiệt Thiên), hai ngàn; cảnh giới Ðẹp Ðẽ, bốn ngàn (Thiện Hiện Thiên); cảnh giới Quang Ðãng (Thiện Kiến Thiên) tám ngàn; và cảnh giới Tối Thượng (Sắc Cứu Cánh Thiên) là mười sáu ngàn a- tăng- kỳ.

Tâm quả Sơ Thiền Vô Sắc Giới đầu tiên và những tâm quả của các tầng Thiền Vô Sắc khác trổ sanh tuần tự, trong cảnh giới Sơ Thiền và trong các cảnh giới tương ứng dưới hình thức nối liền, hộ kiếp và tử tâm.

Ðây là bốn phương cách tái sanh trong cảnh Vô Sắc Giới.

Trong các cảnh giới nầy tuổi thọ của những vị Không Vô Biên Xứ Thiên là hai mươi ngàn a-tăng-kỳ; của những vị Thức Vô Biên Xứ Thiên là bốn mươi ngàn a-tăng- kỳ; của những vị Vô Sở Hữu Xứ Thiên là sáu mươi ngàn a- tăng-kỳ; và của những vị Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên là tám mươi bốn ngàn a-tăng-kỳ.

§ 6

Tâm nối liền, hộ kiếp, và tử tâm trong một kiếp sống đều giống nhau và có một đối tượng in như nhau.

Ðây là bốn phương cách tái sanh.

Chú Giải

21.

Akusala-vipāka, Tâm Quả Bất Thiện.

22.

Mặc dầu từ lúc sanh ra đã bị tàn tật như mắt mù, tai điếc v.v… nhưng sự kiện được sanh làm người là quả của nghiệp lành đã tạo trong quá khứ.

23.

Tức là rơi xuống từ cảnh hữu phúc.

24.

Ðó là tám tâm quả đẹp (sobhana vipāka cittas). Xem chương I.

25.

Chúng sanh chịu đau khổ trong khổ cảnh tùy hợp theo nghiệp của mình. Tuổi thọ của mỗi chúng sanh khác nhau tùy theo tánh cách nặng hay nhẹ của hành động bất thiện của mình đã tạo. Có người mạng yểu, người khác thọ. Thí dụ như Hoàng Hậu Mallikā của Vua Kosala chịu bảy ngày trong khổ cảnh. Devadatta (Ðề Bà Ðạt Ða) đàng khác, phải chịu đau khổ trong suốt một a-tăng-kỳ.

Ðôi khi có những vị Trời trên quả địa cầu chỉ sống trong bảy ngày.

26.

Kinh sách ghi rằng 50 năm trong cảnh nguời bằng một ngày trên cảnh Trời. Ba mươi ngày như vậy thành một tháng, và mười hai tháng là một năm.

27. Kappa, A-Tăng-Kỳ.

Là khoảng thời gian mà chúng ta có thể quan niệm được xuyên qua hình ảnh của những hột cải và tảng đá (kappīyati sāsapapabbatopamāhi’ ti kappo).

Có ba loại kappa (a-tăng-kỳ) là: antara kappa, asaṅkheyya kappa, và mahā kappa.

Khoảng thời gian mà tuổi thọ của chúng sanh trong cảnh người khởi phát từ mười đến vô số lần rồi rơi xuống mười trở lại, được xem là một antara kappa. Hai mươi antaras như vậy bằng một asaṅkheyya kappa — đúng theo nghĩa đen là “vô số chu kỳ”. Bốn asaṅkheyya kappas bằng một mahā kappa.

Nếu có một cái thùng bề cao một do tuần (yojana), bề ngang một do tuần, và bề dài một do tuần, đựng đầy hột cải. Mỗi một trăm năm lấy bỏ đi một hột. Thời gian một mahā kappa dài hơn là thời gian mà người ta bỏ hết hột cải trong thùng.

28.

Ở đây và trong những trường hợp tiếp theo, danh từ kappa (a-tăng-kỳ) được hiểu là mahā kappa (đại a-tăng-kỳ).

-ooOoo-

III. Kammacatuka
Bốn loại nghiệp
(29)

7.

i. Janakam’ uppatthambakam’ upapīlakam’ upaghātakañc’āti kiccavasena,ii. Garukam’ āsannam’ āciṇṇaṁ kaṭattākammañc’āti pākadānapariyāyena,

iii. Diṭṭhadhammavedanīyaṁ upapajjavedanīyaṁ aparāpariyavedanīyaṁ ahosikammañc’āti pākakālavasena ca cattāri kammāni nāma.

iv. Tathā akusalaṁ, Kāmāvacarakusalaṁ, Rūpāvacarakusalaṁ, Arūpāvacarakusalaṁ c’āti pākaṭṭhānavasena.

Taṭṭha akusalaṁ kāyakammaṁ, vacīkammaṁ, mano-kammaṁ c’āti kammadvāravasena tividhaṁ hoti.

Kathaṁ?

Pāṇātipāto, adinnādānaṁ, kamesu micchācāro ca kāyaviññātti saṅkhāte kāyadvāre bāhullavuttito kāyakammaṁ nāma.

Musāvādo, pisuṇavācā, pharusavācā, samphappalāpo c’āti vacīviññatti saṅkhāte vacīdvare bāhullavuttito vacīkammaṁ nāma.

Abhijjhā, vyāpādo, micchādiṭṭhi c’āti aññatrā pi viññattiyā manasmiṁ y’eva bāhullavuttito mano-kammaṁ nāma.

Tesu pāṇātipāto pharusavācā vyāpādo ca dosamūlena jāyanti. Kāmesu micchācāro abhijjhā micchādiṭṭhi lobhamūlena. Sesānī cattāri dvīhi mūlehi sambhavanti. Cittuppādavasena pan’etaṁ akusalaṁ sabbathā’pi dvādasasavidhaṁ hoti.

Kāmāvacarakusalam pi ca kāyadvāre pavattaṁ kāyakammaṁ, vacīdvāre pavattaṁ vacīkammaṁ, manodvāre pavattaṁ manokammaṁ c’āti kamma- dvāravasena tividhaṁ hoti.

Tathā dāna-sīla-bhāvanā-vasena cittuppādavasena pan’ etaṁ aṭṭhavidhaṁ pi.

Dāna – sīla – bhāvanā – pacāyana – veyyāvacca -pattidāna – pattānumodana – dhammasavana-dhamma-desanā – diṭṭhijjukammavasena dasavidhaṁ hoti.

Taṁ pan’ etaṁ vīsatividham pi kāmāvacara- kammam’ icc’ eva saṅkhaṁ gacchati.

Rūpāvacarakusalaṁ pana manokammam’ eva. Tañ ca bhāvanāmayaṁ appanāppattaṁ jhānaṅgabhedena pañcavidhaṁ hoti.

Tathā Arūpāvacarakusalañ ca manokammaṁ. Tam’ pi bhāvanāmayaṁ appanāppattaṁ ālambanabhedena catubbidhaṁ hoti.

Ettha akusalakammaṁ uddhaccarahitaṁ apāya- bhūmiyaṁ paṭisandhiṁ janeti. Pavattiyaṁ pana sabbam pi dvādasavidhaṁ. Sattākusalapākāni sabbatthā’pi kāmaloke rūpaloke ca yathārahaṁ vipaccanti.

Kāmāvacarakusalam pi ca kāmasugatiyam’ eva paṭisandhiṁ janeti. Tathā pavattiyañ ca mahā- vipākāni. Ahetukavipākāni pana aṭṭha’ pi sabbatthā’ pi kāmaloke rūpaloke ca yathārahaṁ vipaccanti.

Tatth’ āpi tihetukam ukkaṭṭhaṁ kusalaṁ tihetukaṁ paṭisandhiṁ datvā pavatte soḷasavipākāni vipaccati.

Tihetukam’omakaṁ dvihetukam ukkaṭṭhañ ca kusalaṁ dvihetukaṁpaṭisandhiṁ datvāpavatte tihetukarahitāni dvādasa vipākāni vipaccati. Dvihetukam’ omakaṁ pana kusalam’ ahetukam eva paṭisandhiṁ deti. Pavatte ca ahetukavipākān’eva vipaccati.

8.

Asaṅkhāraṁ sasaṅkhāra-vipākāni na paccati
Sasaṅkhāram asaṅkhāra-vipākāni’ ti kecana.
Tesaṁ dvādasapākāni dasaṭṭha ca yathākkamaṁ,
Yathā vutānusārena yathāsambhavam’uddise.

9.

Rūpāvacarakusalaṁ pana paṭhamajjhānaṁ parittaṁ bhāvetvā Brahmapārisajjesu uppajjanti. Tad’ eva majjhimaṁ bhāvetvā Brahmapurohitesu, paṇītaṁ bhāvetvā Mahā Brahmesu.

Tathā dutiyajjhānaṁtatiyajjhānañca parittaṁ bhāvetvā Parittābhesu. Majjhimaṁ bhāvetvā Appamāṇābhesu; paṇītaṁ bhāvetvā Ābhassaresu. Catutthajjhānaṁ parittaṁ bhāvetvā Paritasubhesu;majjhimaṁ bhāvetvā Appamāṇasubhesu; paṇītaṁ bhāvetvā Subhakiṇhesu. Pañcamajjhānaṁ bhāvetvā Vehapphalesu.

Tam’ eva saññāvirāgaṁ bhāvetvā Asaññāsattesu.

Anāgāmino pana Suddhāvāsesu uppajjanti. Arūpāvacarakusalañ ca yathākkamaṁ bhāvetvā

arūppesu uppajjanti.

10.

Itthaṁ mahaggataṁ puññaṁ yathābhūmi vavatthitaṁ
Janeti sadisaṁ pākaṁ paṭisandhippavattiyaṁ.
Idam’ ettha Kammacatukkaṁ.

§7i. Theo phương thức tác dụng, có bốn loại nghiệp là:

a. Nghiệp Tái Tạo (30),
b. Nghiệp Trợ Duyên (31),
c. Nghiệp Bổ Ðồng (32),
d. Nghiệp Tiêu Diệt (33).
ii. Theo thứ tự trổ quả, có bốn loại nghiệp là:

a. Trọng Nghiệp (34),
b. Cận Tử Nghiệp (35),
b. Thường Nghiệp (36),
c. Nghiệp Tích Tụ (37).
iii. Theo thời gian trổ quả, có bốn loại nghiệp là:

a. Hiện Nghiệp (38),
b. Hậu Nghiệp,
c. Nghiệp Vô Hạn Ðịnh,
d.Nghiệp Vô Hiệu Lực.
iv. Theo nơi chốn trổ quả, có bốn loại nghiệp là:

a. Nghiệp Bất Thiện,
b. Nghiệp Thiện Thuộc Dục Giới,
c. Nghiệp Thiện Thuộc Sắc Giới,
d. Nghiệp Thiện Thuộc Vô Sắc Giới.
Trong các loại nghiệp nầy, Nghiệp Bất Thiện có ba, tùy hợp những căn môn xuyên qua đó nghiệp đã được tạo — đó là hành động bằng thân, hành động bằng khẩu, và hành động bằng ý.

Thế nào?

Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, là những hành động thường được thực hiện bằng thân (39), gọi là thân nghiệp.

Nói dối, nói đâm thọc, nói thô lỗ, và nói nhảm, là những hành động thường được thực hiện xuyên qua lời nói, được gọi là khẩu nghiệp (41).

Tham ái, sân hận, và tà kiến (42) là hành động tinh thần thường được thực hiện xuyên qua chính cái tâm, không có thân hay khẩu nghiệp.

Trong các nghiệp nầy, sát sanh, nói thô lỗ, và sân hận bắt nguồn từ căn Sân. Tà dâm, tham ái bắt nguồn từ căn Tham. Bốn nghiệp còn lại bắt nguồn từ cả hai căn.

Tùy hợp theo những loại tâm, Nghiệp Bất Thiện có mười hai.

Thiện Nghiệp Thuộc Dục Giới có ba, tùy hợp theo những căn môn xuyên qua đó hành động được thực hiện là: hành động có liên quan đến thân môn, hành động có liên quan đến khẩu môn, và hành động có liên quan đến ý môn.

Cùng thế ấy, có ba như bố thí, trì giới và hành thiền. Có tám tùy hợp theo những loại tâm.

Nghiệp Thiện cũng có mười [1], tùy hợp theo: 1. bố thí, 2. trì giới, 3. hành thiền, 4. lễ bái (bậc trưởng thượng), 5. phục vụ, 6. hồi hướng phước báu, 7. thọ hưởng phước báu (của người khác), 8. nghe Giáo Pháp, 9. giảng dạy Giáo Pháp, 10. củng cố Chánh Kiến. (43).

Tất cả hai mươi loại nầy — Bất Thiện Nghiệp và Thiện Nghiệp — được xem là Nghiệp Thuộc Dục Giới.

Nghiệp Thiện của cảnh Sắc Giới thuần túy tinh thần và được tạo nên do công trình hành thiền. Tùy hợp theo các yếu tố của Thiền (Jhāna) có năm chi Thiền.

Cùng thế ấy, Nghiệp Thiện của cảnh Vô Sắc là sinh hoạt tinh thần, và cũng bắt nguồn từ công trình hành thiền. Tùy hợp theo các đề mục của Thiền, thiền Vô Sắc Giới có bốn bậc [2] .

Nơi đây, Nghiệp Bất Thiện, ngoại trừ phóng dật [3], đưa đến tái sanh trong Khổ Cảnh. Nhưng trong kiếp sống, tất cả mười hai nghiệp (Bất Thiện) đều có trổ quả (44). Bất luận nơi đâu trong Dục Giới và trong Sắc Giới, tùy trường hợp, đều có bảy tâm quả bất thiện.

Nghiệp Thiện (45) trong cảnh Dục Giới đưa đến tái sanh trong trạng thái hữu phúc của Dục Giới. Cùng thế ấy, tám tâm Ðại Quả (được chứng nghiệm hạnh phúc trong kiếp sống). Tám tâm quả vô nhân (thiện) được chứng nghiệm bất luận ở đâu trong Dục Giới và Sắc Giới, tùy trường hợp.

Nơi đây, nghiệp Thiện Cao Thượng nhất (46) đồng phát sanh cùng ba nhân đưa đến tái sanh, cùng thế ấy, liên hợp với ba nhân. Trong kiếp sống, nghiệp nầy tạo điều kiện cho mười sáu loại tâm quả.

Nghiệp thiện đồng phát sanh cùng ba nhân của hạng thấp (47) và cùng hai nhân của hạng cao, đưa đến tái sanh với hai nhân và tạo duyên cho mười hai tâm quả, ngoại trừ những tâm có ba nhân, trong kiếp sống.

Nhưng nghiệp thiện đồng phát sanh cùng hai nhân của hạng thấp, đưa đến tái sanh không nhân nào và tạo duyên cho những tâm quả vô nhân trong kiếp sống.

Tâm thiện không có sự xúi giục, không tạo một (tâm) quả có sự xúi giục. Vài người nói một tâm thiện có sự xúi giục không tạo một tâm quả không có sự xúi giục.

§8

Vài vị pháp sư (48) nói rằng những tư tưởng không có sự xúi giục không tạo quả có sự xúi giục. và

những tư tưởng có sự xúi giục không tạo tâm quả không có sự xúi giục.

Theo các Ngài, như đã nói trên, sự phát sanh của những tâm quả, theo thứ tự, có mười hai, mười, và tám (49) phải được trình bày đầy đủ.

§9

Về nghiệp thiện của cảnh Sắc Giới, những vị đã phát triển Sơ Thiền ở mức độ thấp thì sanh vào cảnh Phạm Chúng Thiên. Những vị cùng phát triển tầng Thiền nầy ở mức độ trung bình, sanh vào cảnh Phạm Phụ Thiên. Phát triển đến mức độ cao, sanh vào cảnh Ðại Phạm Thiên.

Cùng thế ấy, phát triển Nhị Thiền và Tam Thiền ở mức độ thấp các Ngài sanh vào cảnh Thiểu Quang Thiên. Phát triển ở mức độ trung bình các Ngài sanh vào cảnh Vô Lượng Quang Thiên. Phát triển đến mức cao độ thì các Ngài sanh vào cảnh Quang Âm Thiên.

Phát triển Tứ Thiền ở mức độ thấp thì các Ngài sanh vào cảnh Thiền Tịnh Thiên. Phát triển đến mức trung bình, các Ngài sanh vào Vô Lượng Tịnh Thiên. Phát triển đến mức độ cao thì các Ngài sanh vào cảnh Biến Tịnh Thiên.

Phát triển Ngũ Thiền, các Ngài sanh vào cảnh giới của những vị Quảng Quả Thiên. Phát triển Thiền mà không đeo níu theo tâm nào thì các Ngài sanh vào cảnh Vô Tưởng Thiên, những chúng sanh không có tâm.

Các vị Bất Lai sanh vào những cảnh Phước Sanh Thiên (50).

Khi phát triển tâm thiện thuộc Vô Sắc Giới các Ngài sanh vào những cảnh giới Vô Sắc theo thứ tự tương ứng.

§10

Như vậy, phước lành cao thượng được xác định trùng hợp theo cảnh giới, tạo những quả tương đương, cả hai, lúc tái sanh và trong kiếp sống.

Ðây là bốn loại nghiệp.

Ghi chú:

[1] Trong mười loại tâm nầy, loại thứ 6 và thứ 7 được bao hàm trong tâm bố thí (dāna), số 4 và số 5 trong trì giới (sīla) và số 10 trong hành thiền (bhāvanā).[2] Xem chương I.

[3] Uddhacca, phóng dật, quá yếu để có thể tạo nên hiện tượng tái sanh.

Chú Giải

29. Kamma, Nghiệp.

Saṁskrt là Karma, theo đúng căn nguyên là hành động, hay việc làm.

Một cách chính xác, kamma (nghiệp) là tất cả “ý muốn làm” (cetanā, tác ý) thiện hay bất thiện. Nghiệp bao gồm tất cả những gì biểu hiện bằng thân, khẩu, hay ý. Nghiệp là định luật nhân quả trong lãnh vực đạo đức. Nói cách khác, nghiệp là hành động và phản ứng của hành động trong phạm vi luân lý hay, như người Phương Tây nói, là “ảnh hưởng của hành động”. Nghiệp không phải là số mạng hay tiền định. Nghiệp là phản ứng của chính hành động mình trở lại mình.

Mọi hành động cố ý, ngoại trừ hành động của một vị Phật hay một vị A La Hán, đều được gọi là Nghiệp. Chư Phật và chư vị A La Hán không còn tích trữ nghiệp mới, bởi vì các Ngài đã tận diệt vô minh và ái dục, hai nguồn gốc của nghiệp.

Kamma (Nghiệp) là hành động, và Vipāka (Quả, hay hậu quả) là phản ứng. Ðây là nguyên nhân và hậu quả. Kamma như hột giống. Vipāka như trái cây. Khi đã gieo giống, ta sẽ gặt hái quả ở một nơi nào, vào một lúc nào, trong kiếp hiện tại hay trong một kiếp sống tương lai. Cái gì chúng ta gặt hái ngày hôm nay là hậu quả của những gì chúng ta đã gieo, hoặc trong hiện tại hoặc ở quá khứ. Kamma tự nó là một định luật, định luật nghiệp báo, và tự động tác hành trong phạm vi của nó, không có sự can thiệp nào từ bên ngoài, Ðây là định luật tác động một cách độc lập.

Khả năng tạo quả tương ứng, cố hữu dính liền và tiềm tàng trong nghiệp. Nhân tạo quả. Quả giải thích nhân. Hột giống sanh ra trái. Thấy trái biết được hột giống nào đã được gieo. Ðó là mối tương quan giữa nhân và quả. Mối tương quan giữa Nghiệp và Quả cũng dường thế ấy. Quả đã bắt đầu trổ sanh trong nhân.

Theo Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), nghiệp báo bao gồm mười hai loại tâm bất thiện, tám loại tâm thiện, năm loại tâm thiện thuộc Sắc Giới và bốn loại tâm thiện thuộc Vô Sắc Giới.

Tám loại tâm Siêu Thế không được xem là Kamma (Nghiệp) và Vipāka (Quả), bởi vì các loại tâm nầy có khuynh hướng tận diệt căn cội của Nghiệp, và chính căn cội nầy mới tạo duyên (điều kiện) để tái sanh. Trong tám loại tâm Siêu Thế paññā (trí tuệ) chiếm phần lớn quan trọng. Trong những loại tâm tại thế cetanā (tác ý, hay ý muốn làm) là yếu tố chánh.

Hai mươi chín loại tâm nầy được gọi là Nghiệp bởi vì trong đó cố hữu tiềm tàng khả năng tái tạo. Giống như mỗi vật đều có cái bóng của nó, cùng thế ấy, mỗi hành động cố ý đồng phát sanh cùng với hậu quả phải có của nó.

Các loại tâm mà ta chứng nghiệm như hậu quả không thể tránh của những tư tưởng thiện hay bất thiện, được gọi là tâm Quả (Vipāka). Hai mươi ba (7 + 8 + 8) tâm Quả thuộc Dục Giới, năm loại tâm Quả thuộc Sắc Giới và bốn loại tâm Quả thuộc Vô Sắc Giới được gọi là Vipāka, Quả, hay hậu quả của Nghiệp.

(Xem quyển “Ðức Phật Và Phật Pháp”, chương 18-21)

30. Janaka Kamma, Nghiệp Tái Tạo.

Cái sanh được tạo duyên (điều kiện) do nghiệp thiện hay bất thiện trong quá khứ mà nổi bật, trội hơn, và mạnh hơn hết vào lúc lâm chung. Nghiệp tạo duyên cho tái sanh ấy được gọi là Janaka Kamma, Nghiệp Tái Tạo.

Cái chết của một người chỉ là sự “chấm dứt tạm thời của một hiện tượng tạm thời”. Mặc dầu hình thể hiện tại hư hoại, một hình thể khác — không hoàn toàn giống hệt, mà cũng không tuyệt đối khác hẳn hình thể trước — phát sanh, trùng hợp theo năng lực của những rung động tâm linh phát huy vào lúc lâm chung, như nghiệp lực chuyển động, thúc đẩy dòng đời trong kiếp sống mới. Chính tư tưởng cuối cùng ấy, được gọi là Nghiệp Tái Tạo, xác định trạng thái của một người trong kiếp sống kế đó. Nghiệp nầy có thể tốt hay xấu, thiện hay bất thiện.

Theo bản chú giải, Nghiệp Tái Tạo là cái gì tạo nên sắc uẩn và danh uẩn, hay những yếu tố tâm linh và vật chất, vào lúc được mẹ thọ thai. Chặp tư tưởng sơ khởi, gọi là paṭisandhi viññāṇa (thức nối liền, hay thức tái sanh), được tạo duyên do Nghiệp Tái Tạo (Janaka Kamma) nầy.

Cùng một lúc với thức tái sanh, paṭisandhi viññāṇa, cũng phát sanh “mười thành phần thân”, “mười thành phần tính” nam hay nữ, và “mười thành phần căn”(kāya-bhāva-vatthu dassaka). “Mười thành phần thân” bao gồm bốn nguyên tố chánh yếu là nguyên tố có đặc tính duỗi ra (paṭhavi, thường được gọi là đất), nguyên tố có đặc tính làm dính liền (āpo, thường được gọi là nước), nguyên tố có đặc tính nóng, hay lạnh (tejo, thường được gọi là lửa), và nguyên tố có đặc tính di động (vāyo, thường được gọi là gió); bốn chuyển hóa của các nguyên tố nầy (uppādārūpa) là: màu sắc (vaṇṇa), mùi (gandha), vị (rasa), tinh chất dinh dưỡng (ojā), mạng căn (jīvitindriya), và thân (kāya).

“Mười thành phần tính nam hay nữ” bao gồm chín yếu tố đầu và yếu tố thứ mười là tính (bhāva) nam hay nữ.

“Mười thành phần căn” bao gồm chín yếu tố đầu và căn trú (vatthu) của tâm thức tương ứng.

Do đó ta thấy hiển nhiên là tính nam hay tính nữ của một người được xác định ngay vào lúc chúng sanh ấy được thọ thai, và tính nầy do nghiệp tạo điều kiện chớ không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên của tinh trùng và minh châu của cha và mẹ. Ðau khổ và hạnh phúc mà ta thọ cảm trong kiếp sống là hậu quả dĩ nhiên của Nghiệp Tái Tạo.

31. Upatthambhaka, Trợ Duyên.

Là cái gì đến gần và nâng đỡ Nghiệp Tái Tạo. Sự trợ duyên nầy không có tánh cách thiện hay bất thiện mà chỉ hỗ trợ và bảo trì hành động của Nghiệp Tái Tạo trong đời sống.

Tức khắc sau khi được thọ thai đến lúc chết Nghiệp Trợ Duyên lướt tới trước để yểm trợ Nghiệp Tái Tạo. Một Nghiệp Trợ Duyên thiện giúp cho sức khoẻ, tài sản, hạnh phúc v.v… Nghiệp Trợ Duyên bất thiện, trái lại, đưa đến phiền não, âu sầu v.v… cho người sanh ra với Nghiệp Tái Tạo bất thiện, thí dụ như loài thú, phải làm công việc nặng nhọc.

32. Upapīḍaka, Ngăn Trở, hay Nghịch Chiều,

Thường được gọi là Nghiệp Bổ Ðồng, có chiều hướng làm giảm suy năng lực, ngăn chận, và làm chậm trể sự trổ quả của Nghiệp Tái Tạo. Thí dụ như người kia sanh ra với Nghiệp Tái Tạo tốt, nhưng ương yếu bệnh hoạn v.v… không thể trọn hưởng những hậu quả hạnh phúc của hành động thiện quá khứ. Trái lại, trường hợp một con thú sanh ra với Nghiệp Tái Tạo bất thiện, nhưng có thể thọ hưởng một kiếp sống thoải mái, tiện nghi như được chủ tâng tiu, cho ăn sung sướng v.v… nhờ hậu quả của Nghiệp Bổ Ðồng tốt cản ngăn, không để Nghiệp Tái Tạo xấu trổ quả.

33. Upaghātaka, Tiêu Diệt, hay Nghịch Duyên.

Theo định luật Nghiệp Báo, tiềm năng của Nghiệp Tái Tạo có thể bị tiêu diệt do một năng lực nghịch chiều hùng mạnh hơn, được tạo nên trong quá khứ, tìm cơ hội để bộc phát và có thể bộc phát một cách bất ngờ. Có thể ví nghiệp nầy như một năng lực phản động cản ngăn một mũi tên bay, làm cho mũi tên dừng lại và rơi xuống đất. Nghiệp nầy được gọi là Nghiệp Tiêu Diệt, có hiệu lực mạnh mẽ hơn loại nghiệp trước vì không những cản trở mà còn tiêu diệt toàn thể năng lực của Nghiệp Tái Tạo.

Nghiệp nầy cũng không có tánh cách thiện hay bất thiện.

Trường hợp của Tỳ Khưu Devadatta (Ðề Bà Ðạt Ða), người âm mưu sát hại Ðức Phật và chia rẽ Tăng Già, là một thí dụ bao gồm cả bốn loại nghiệp kể trên. Nghiệp Tái Tạo thiện của ông trong quá khứ đưa ông tái sanh vào hoàng tộc. Nghiệp Trợ Duyên giúp ông tiếp tục cuộc đời vương giả trong đền đài cung điện. Nghiệp Bổ Ðồng trổ sanh khi ông phải chịu nhục nhã vì bị trục xuất ra khỏi Giáo Hội. Cuối cùng là Nghiệp Tiêu Diệt chấm dứt kiếp sống của ông một cách vô cùng bi đát.

34. Garuka, Trọng Nghiệp.

Có nghĩa là nghiệp nặng, hay nghiêm trọng, có thể thiện hay bất thiện. Nghiệp nầy chắc chắn trổ sanh quả ngay trong kiếp sống hiện tiền, hoặc trong kiếp kế liền kiếp hiện tại. Nếu là thiện, thì đây là loại nghiệp có tánh cách thuần túy tinh thần như trường hợp các tầng Thiền (Jhāna), ngoài ra là khẩu hoặc thân nghiệp. Theo thứ tự nặng nhẹ, có năm loại trọng nghiệp là: 1. Chia rẽ Tăng-Già, 2. Gây thương tích cho một vị Phật, 3. Sát hại một vị A La Hán, 4. Giết mẹ, và 5. Giết cha.

Nghiệp nầy cũng được gọi là Ānantariya Kamma bởi vì nhất định phải trổ quả trong kiếp sống tới, kế liền kiếp sống hiện tại. Tà Kiến Thường Xuyên (niyata micchādiṭṭhi) cũng được xem là Trọng Nghiệp.

Thí dụ như người kia đã đắc Thiền và sau đó phạm nhằm một trong các Trọng Tội thì nghiệp thiện đã tạo trước đó sẽ bị nghiệp bất thiện có năng lực hùng mạnh nầy ngăn trở. Kiếp sống kế đó sẽ do nghiệp xấu tạo duyên.

Mặc dầu đã có phát triển các tầng Thiền, Devadatta (Ðề Bà Ðạt Ða) phải mất cả thần thông và tái sanh vào khổ cảnh vì đã gây thương tích cho Ðức Phật và chia rẽ Tăng- Già.

Vua Ajātasattu (A Xà Thế) có thể đã chứng đắc Quả Tu Ðà Huờn nếu không phạm trọng tội giết cha. Trong trường hợp nầy, nghiệp xấu cản trở, không để ông thành tựu Ðạo Quả.

35. Āsanna, Cận Tử Nghiệp.

Là điều gì mà ta làm hay nghĩ đến liền trước khi chết. Trong hầu hết các quốc gia Phật Giáo, cái nghiệp được tạo nên vào lúc lâm chung nầy được xem là tối quan trọng, bởi vì chính nó tạo duyên cho sự tái sanh sắp đến. Vì lẽ ấy, trong các xứ Phật Giáo người ta có phong tục nhắc nhở người sắp chết những hành động lành mà người ấy đã làm trong đời, và tạo cơ hội cho người ấy tạo nghiệp thiện trước khi nhắm mắt lìa đời.

Ðôi khi người xấu có thể chết an lành và tái sanh tốt đẹp nhờ may mắn nhớ lại, hoặc được làm, một hành động thiện, ngay vào lúc lâm chung. Có tích chuyện kể rằng một người đao phủ nọ thỉnh thoảng được cơ hội để bát Ðức Sāriputta (Xá Lợi Phất). Vào lúc sắp lâm chung người nầy may mắn nhớ lại hành động thiện ấy, và nhờ đó tái sanh vào nhàn cảnh. Ðiều nầy không có nghĩa là khi hưởng được cuộc tái sanh tốt đẹp, người kia sẽ khỏi phải trả những quả xấu do hành động bất thiện trong quá khứ. Những nghiệp bất thiện tích trữ trong quá khứ sẽ trổ quả tương xứng khi có cơ hội.

Người tốt có khi cũng chết một cách bất hạnh vì bất ngờ nhớ đến một hành động bất thiện của mình, hoặc trong một hoàn cảnh bất thuận lợi thình lình có những tư tưởng không lành. Mallikā, một bà thứ phi của Vua Kosala, có kiếp sống trong sạch, nhưng vào lúc lâm chung bà chợt nhớ đến một lời nói dối, do đó phải chịu trạng thái đau khổ trong bảy ngày. Ðó là những trường hợp đặc biệt và ngoại lệ.

Những biến đổi bất ngờ như thế ấy giải thích vì sao có những trẻ con hư hỏng trong gia đình đạo đức, và những em hiền lành đạo đức trong gia đình hư hỏng buông lung. Thông thường tiến trình tư tưởng cuối cùng được tạo duyên do phẩm hạnh thường có của một người.

36. Āciṇṇa Kamma, Thường Nghiệp.

Là điều gì mà ta thường làm và thường nhớ đến, và những điều mà ta thường ưa thích nhiều.

Những thói quen, dầu tốt hay xấu, lâu ngày trở thành bản chất thứ nhì, và có khuynh hướng tạo nên tâm tánh của một người. Trong những lúc nhàn rỗi ta thường nghĩ đến những đặc điểm quen thuộc của mình. Cùng thế ấy, vào lúc lâm chung, ngoại trừ khi bị hoàn cảnh xen vào, thông thường ta hồi nhớ lại những hành động quen thuộc đã làm trong quá khứ.

Cunda tên đồ tể, sống ở một nơi gần tịnh thất của Ðức Phật, trước khi chết kêu la như loài thú bị giết bởi vì anh ta sinh sống bằng cách giết heo làm thịt.

Vua Duṭṭhagāmani xứ Sri Lanka (Tích Lan) có thói quen để bát chư Tăng trước khi dùng bửa. Chính loại Thường Nghiệp nầy trổ sanh vào lúc vua sắp băng hà, làm cho vua thỏa thích và tái sanh vào cung Trời Ðấu-Xuất-Ðà (Tusita).

37. Kaṭattā Kamma, Nghiệp Tích Tụ, hay Dự Trữ.

Ðúng theo nghĩa từng chữ thì danh từ nầy có nghĩa “vì đã làm”. Tất cả những hành động không bao gồm trong ba loại kể trên và những hành động nào vừa thực hiện rồi sớm quên, thuộc về loại nghiệp nầy.

Kaṭattā cũng giống như ngân quỷ dự trữ riêng của một người.

38. Diṭṭhadhammavedanīya Kamma, Hiện Nghiệp.

Là điều gì thọ cảm trong kiếp sống hiện tiền. Diṭṭhadhamma có nghĩa là kiếp sống hiện tiền.

Theo Vi Diệu Pháp, nghiệp thiện hay bất thiện đều được tạo nên trong tiến trình javana. Và tiến trình nầy thường tồn tại trong bảy chặp tư tưởng, hay bảy sát-na tâm. Quả của chặp tư tưởng đầu tiên yếu nhất, có thể trổ sanh trong kiếp hiện tại, và được gọi là Hiện Nghiệp, hay nghiệp trổ quả tức khắc. Nếu chặp tư tưởng nầy không trổ quả được trong kiếp hiện tại thì được gọi là Vô Hiệu Lực (Ahosi). Chặp tư tưởng yếu kế đó trong bảy chặp của tiến trình javana là chặp thứ bảy, sẽ trổ quả trong kiếp kế liền kiếp hiện tại, và được gọi là Upapajjavedanīya Kamma (Hậu Nghiệp). Nghiệp nầy cũng trở thành vô hiệu lực nếu không trổ sanh được trong kiếp kế liền kiếp hiện tại. Quả của năm chặp còn lại trong tiến trình javana có thể trổ sanh bất cứ lúc nào, cho đến khi chứng ngộ Niết Bàn. Loại nghiệp nầy được gọi là Aparāpariyavedanīya, Nghiệp Vô Hạn Ðịnh.

Không có ai, chí đến Ðức Phật cũng vậy, có thể tránh khỏi hậu quả của nghiệp nầy mà ta có thể nhận lãnh bất luận lúc nào trong cuộc thênh thang dài dẳng của vòng luân hồi. Không có một loại nghiệp riêng biệt gọi là ahosi, vô hiệu lực. Nhưng khi hành động phải trổ quả trong kiếp hiện tại mà không trổ được thì gọi là ahosi.

39. Bāhullavuttito, Thông thường.

Danh từ nầy được dùng vì những hành động ấy cũng có thể được thực hiện qua những căn môn khác.

40. Kāyaviññatti

Diễn đạt ý mình bằng những cử động của thân. Có nơi gọi là thân tiêu biểu.

41. Vacīviññatti

Diễn đạt ý mình bằng lời nói. Có nơi gọi là khẩu tiêu biểu.

42. Tà Kiến

Tà Kiến là ba quan kiến sai lầm sau đây:

a. Tin rằng mọi sự vật phát sanh mà không có nguyên nhân (ahetuka diṭṭhi);
b. Tin rằng hành động dầu tốt hay xấu đều cũng không tạo quả (akiriya diṭṭhi); và
c. Tin rằng không có kiếp sống nào sau kiếp nầy (natthika diṭṭhi).
43.

Tức là quan niệm chân chánh, như nghĩ rằng để bát chư Tăng đem lại lợi ích v.v…

44.

Quả dữ của mười hai loại tâm bất thiện là bảy loại tâm quả vô nhân, có thể trổ ngay trong kiếp hiện tại.

45.

Quả lành của những hành động thiện là tám loại tâm quả vô nhân và tám loại tâm quả đẹp. Quả của tám loại tâm thiện không những có thể trổ sanh như thức tái sanh mà còn làm nhân cho những loại tâm quả khác phát sanh trong kiếp sống hiện tiền.

46. Ukkaṭṭha,

Do chữ “u” có nghĩa là hướng lên, và căn “kas” có nghĩa kéo. Kéo lên.

Một loại tâm thiện cao thượng nhất là khi nào được thực hiện với nhân thiện, trước và sau khi thực hiện hành động.

Thí dụ như để bát đến những vị tu sĩ phẩm hạnh trong sạch với những vật thực mà mình tạo nên một cách chân chánh, và sau đó không có hối tiếc, là hành động được xem là tạo nghiệp thiện “Cao Thượng”.

47. Omaka, Thấp Kém.

Trong lúc để bát chư Tăng một cách trong sạch ta có thể có loại tâm thiện cùng với ba nhân. Tuy nhiên, nếu ta để bát đến những vị không có giới đức, với những vật đã được tạo nên bằng những phương tiện bất chánh, và sau đó lại ăn năn hối tiếc thì hành động đó được xem là “thấp kém” (omaka).

48.

Ðó là những pháp sư của trường Mahādhammarakkhita Thera, Tu Viện Moravapi, tại Sri Lanka (Tích Lan).

49.

Mười hai — tám quả vô nhân (ahetuka vipāka) và, hoặc bốn tâm quả có sự xúi giục, hoặc bốn tâm quả không có sự xúi giục.

Mười — tám quả vô nhân (ahetuka vipāka) và hai tâm có sự xúi giục, hoặc hai loại tâm không có sự xúi giục, liên hợp với tri kiến.

Tám — tám quả vô nhân (ahetuka vipāka).

50.

Chư vị Tu-Ðà-Huờn và Tư-Ðà-Hàm đã có đắc Ngũ Thiền sanh vào cảnh Quảng Quả Thiên (Vehapphala). Nhưng chư vị Tu-Ðà-Huờn và Tư-Ðà-Hàm nào mà trau giồi tâm dứt bỏ đối với mọi kiếp sinh tồn vật chất, nghĩa là không luyến ái bất luận hình thức sinh tồn vật chất nào, thì tái sanh vào cảnh Vô Sắc Giới.

Những vị A-Na-Hàm đã có chứng đắc Ngũ Thiền và đã thành đạt Ngũ Căn tức: Tín Căn, Tấn Căn, Niệm Căn, Ðịnh Căn, và Tuệ Căn, một cách đồng đều thì tái sanh vào cảnh Vehapphala (Quảng Quả Thiên). Những vị có đức tin (sadhā) trội hơn sanh vào cảnh Aviha (cảnh giới Vô Phiền Thiên). Những vị có Tinh Tấn (viriya) trội hơn thì sanh vào cảnh Atappa (cảnh giới vắng lặng, thanh tịnh, có nơi gọi là Vô Nhiệt Thiên). Những vị có Niệm (sati) trội hơn sanh vào cảnh Sudassa, (cảnh giới đẹp đẽ, có nơi gọi là Thiện Kiến Thiên). Những vị có Ðịnh (samādhi) trội hơn sanh vào cảnh Suddassi (Thiện Kiến Thiên). Và những vị có Trí Tuệ trội hơn thì sanh vào cảnh Akaṇiṭṭha (cảnh giới tối thượng, có nơi gọi là Sắc Cứu Cánh Thiên). Không có một định luật nhất định nào cho rằng chư vị A-Na-Hàm không tái sanh vào những cảnh giới thích hợp khác.

(Te pana aññattha na nibbattantīti niyamo natthi. — Bản chú giải).

Những vị A-Na-Hàm sukha-vipassaka, tức những vị chứng đắc Ðạo Quả A-Na-Hàm “với tuệ minh sát khô” [1], đã đắc Thiền trước khi tịch diệt và sau đó tái sanh vào cảnh giới Thanh Tịnh, hay Phước Sanh Thiên.

Ghi chú:

[1] “Với tuệ minh sát khô”, tức là những vị chứng đắc Thánh Ðạo và Thánh Quả chỉ bằng Tuệ Minh Sát mà không có đắc tầng Thiền (Jhāna) nào. 

-ooOoo-

IV. Cutipaṭisandhikkamo
Hiện tượng chết và tái sanh

11.Āyukkhayena, kammakkhayena, ubhayakkhayena upacchedakakammunā c’āti catudhā maraṇuppatti nāma. Tathā ca marantānaṁ pana maraṇakāle yathārahaṁ abhimukhībhūtaṁ bhavantare paṭisandhijanakaṁ kammaṁ vā taṁ kamma- karaṇakālerūpādikamupaladdhapubbamupakaraṇa-bhūtañ ca kammanimittaṁ vā anantaram uppajjamānabhave upalabhitabbaṁ upabhoga- bhūtañ ca gatinimittaṁ vā kammabalena channaṁ dvārānaṁ aññatarasmiṁ paccupaṭṭhāti. Tato paraṁ tameva tatho’paṭṭhitaṁ ālambanaṁ ārabbha vipaccamānakakammānurūpaṁ parisuddham upakkiliṭṭhaṁ vā upalabhitabbabhavānurūpaṁ tatth’ onataṁ vā cittasantānaṁ abhiṇhaṁ pavattati bāhullena. Tam’ eva vā pana janakabhūtaṁ kammam abhinavakaraṇavasena dvārappataṁ hoti.

12.

Paccāsannamaraṇassa tassa vīthicittāvasāne bhavaṅgakkhaye vā cavanavasena paccuppanna- bhavapariyosānabhūtaṁ cuticittam uppajjitvā nirujjhati. Tasmiṁ niruddhāvasāne tass’ ānantaram eva tathā gahitaṁ ālambanam ārabbha savatthukaṁ avatthukam’ eva vā yathārahaṁ avijjānusayaparikkhittena taṇhānusayamūlakena saṅkhārena janīyamānaṁ sampayuttehi parig-gayhamānaṁ sahajātānaṁ adhiṭṭhānabhāvena pubbaṅgamabhūtaṁbhavantarapaṭisandhānavasenapaṭisandhisaṅkhātaṁ mānasaṁ uppajjamānam eva patiṭṭhāti bhavantare.

13.

Maraṇāsannavīthiyaṁ pan’ ettha mandappavattāni pañc’ eva javanāni pāṭikaṅkhitabbāni. Tasmā yadi paccuppannālambanesu āpāthamāgatesu dharan-tesv’ eva maraṇam hoti. Tadā paṭisandhi-bhavaṅgānaṁ’ pi paccuppannālambanatā labbhatī’ ti katvā kāmāvacarapaṭisandhiyā chadvāragahitaṁ kammanimittaṁ gatinimittañ ca paccuppannam atītamālambanaṁ vā upalabbhati. Kammaṁ pana atītam’ eva. Tañ ca manodvāragahitaṁ. Tāni pana sabbāni pi parittadhammabhūtā n’evālambanānī’ ti veditabbaṁ.

Rūpāvacarapaṭisandhiyā pana paññattibhūtaṁ kammanimittaṁ evālambanaṁ hoti. Tathā āruppapaṭisandhiyā ca mahaggatabhūtaṁ paññatti- bhūtañ ca kammanimittam eva yathārahaṁ ālambanaṁ hoti.

Asaññasattānaṁ pana jīvitanavakam eva paṭisandhibhāvena patiṭṭhāti. Tasmā te rūpa-paṭisandhikā nāma. Āruppā āruppapaṭisandhikā. Sesā rūpārūpapaṭisandhikā.

14.

Āruppacutiyā honti heṭṭhimāruppavajjitā
Paramāruppasandhi ca tathā kāme tihetukā.
Rūpāvacaracutiyā aheturahitā siyuṁ
Sabbā kāmatihetumhā kāmes’v’eva pan’etarā.
Ayam’ettha cutipaṭisandhikkamo.

§11Diễn biến chết (51) có bốn là:

i. Chết do sự chấm dứt tuổi thọ (52);
ii. Do sự chấm dứt nghiệp lực (nghiệp tái tạo) (53);
iii. Do sự chấm dứt (cùng lúc) cả hai (54);
iv. Do sự chen vào của Nghiệp Tiêu Diệt (55).
Bây giờ, xuyên qua một trong sáu căn môn, một trong những điều sau đây phát hiện đến người sắp lâm chung ngay vào lúc chết, do năng lực của nghiệp:

1. Một nghiệp tạo tái sanh trong kiếp kế nhập vào (ý môn) tùy trường hợp (56);2. Một đối tượng (57) chẳng hạn như một hình thể trước kia đã có thấy hay cái gì tương tợ, hoặc một vật đã làm phương tiện để tạo nghiệp;

3. Một dấu hiệu tượng trưng cho kiếp sống tương lai (58) mà người chết sắp tái sanh vào, và thọ cảm trong cảnh giới tái sanh sắp đến.

Sau đó, duyên theo đối tượng phát hiện ấy (59), luồng tâm liên tục trôi chảy, tương ứng với cái nghiệp phải trổ sanh, hoặc tinh khiết hoặc ô nhiễm, và thích nghi với cảnh giới mà ta tái sanh vào, phần lớn thiên về trạng thái nầy. Hoặc cái Nghiệp Tái Tạo kiếp sống mới nầy phát hiện trước mộtcăn môn theo phương cách tạo mới trở lại.

§12

Với người sắp chết, hoặc vào lúc một tiến trình tư tưởng chấm dứt, hoặc vào lúc một chặp bhavaṅga phân tán, tử tâm, sự chấm dứt của kiếp sống hiện tại, phát sanh và hoại diệt, theo phương cách của sự chết.

Tức khắc sau khi chặp tử tâm chấm dứt chặp thức tái sanh khởi phát và được thiết lập trong kiếp sống kế đó, dựa trên đối tượng phát hiện xuyên qua, hoặc không xuyên qua, ý căn (60) tùy trường hợp, bắt nguồn từ Nghiệp, Kamma (saṅkhāra), vốn bị bao trùm trong vô minh ngấm ngầm tiềm ẩn và khởi sanh từ ái dục sâu kín ẩn tàng.

Thức tái sanh (hay thức nối liền) nầy được gọi như vậy vì nó nối liền hai kiếp sống kế tiếp, phát sanh cùng lúc với những tâm sở đồng khởi phát, và hành động như tiền phong của những trạng thái đồng khởi như nền tảng (adhiṭṭhānabhāvena).

§13

Nơi đây, trong tiến trình tư tưởng của người lâm chung, chỉ có năm chặp javana yếu ớt (thay vìthông thường là bảy chặp).

Như vậy, khi cái chết xảy diễn trong lúc đối tượng hiện tại phát hiện xuyên qua một căn môn (tức hiện tượng của nghiệp xuyên qua ngũ quan môn, hoặc biểu tượng lâm chung xuyên qua ý môn) chừng ấy thức tái sanh và chặp bhavaṅga duyên theo đối tượng hiện tại ấy.

Vậy, trong sự tái sanh vào cảnh Dục Giới, hiện tượng của nghiệp — phát hiện xuyên qua một trong sáu căn môn — hoặc biểu tượng lâm chung, có thể thuộc về quá khứ hay hiện tại.

Nhưng Nghiệp (Kamma) chỉ được thâu nhận xuyên qua ý môn như đối tượng quá khứ.

Tất cả những nghiệp nầy phải được xem là đối tượng nhỏ (tức thuộc Dục Giới).

Trong sự tái sanh vào cảnh Sắc Giới, biểu tượng của nghiệp — chỉ là một khái niệm (như kasiṇa đất v.v…) — trở thành đối tượng.

Cùng thế ấy, trong sự tái sanh vào cảnh Vô Sắc Giới, chỉ là một biểu tượng của nghiệp, vốn là một khái niệm đã được cao thượng hóa (như hình dung “không gian”), trở thành đối tượng, tùy theo trường hợp.

Ðối với hạng chúng sanh vô tưởng, chỉ có “chín thành phần mạng căn” [1] được tái tạo theo phương cách tái sanh. Do đó những thành phần nầy được gọi là “sắc tái sanh”. Các vị sanh vào những cảnh Vô Sắc Giới được gọi là “danh tái sanh”. Ngoài ra là “danh và sắc tái sanh”.

§14

Sau khi chấm dứt kiếp sống ở cảnh giới Vô Sắc chúng sanh được sanh vào cùng thế ấy, trong một cảnh giới Vô Sắc, nhưng không ở trong một tầng Vô Sắc thấp kém hơn, và cũng có thể tái sanh vào cảnh Dục Giới với ba nhân.

Sau khi chấm dứt kiếp sống ở cảnh Sắc Giới thì không sanh ra mà không có ba nhân (tức luôn luôn sanh ra với ba nhân). Sau một sự tái sanh với ba nhân ta tìm tái sanh trong mọi cảnh giới. Hạng còn lại (tức những vị có hai nhân hoặc không có nhân nào), tái sanh vào Dục Giới.

Nơi đây là phương thức chết và tái sanh.

Ghi chú:

[1] Tức là bốn đại chánh yếu — hay bốn nguyên tố có đặc tính duỗi ra, làm dính liền, nóng, và di động (paṭhavi, āpo, tejo, vāyo) — cùng với bốn chuyển hóa là màu sắc, mùi, vị, và chất dinh dưỡng (vaṇṇa, gandha, rasa, ojā). Thành phần thứ chín là sắc mạng căn (jivitindriya, sức sống của sắc pháp, phần vật chất).Chú Giải

51.

“Chết là sự chấm dứt tạm thời của một hiện tượng tạm thời”. Chết có nghĩa là sự chấm dứt mạng căn (jīvitindriya), sức sống của phần vật chất, nhiệt độ (usma = tejodhātu), và thức (viññāṇa) của một chúng sanh trong một kiếp sống cá biệt.

Chết không phải là tuyệt diệt, trở thành hư vô. Chết ở một nơi có nghĩa là sanh ở một nơi khác, cũng giống như một cách quy ước ta nói rằng mặt trời lặn ở một nơi là mọc ở một nơi khác.

52.

Cái mà thường được hiểu là chết tự nhiên do tuổi già có thể được liệt vào hạng nầy. Tuổi thọ ở mỗi cảnh giới khác nhau mà không liên quan đến năng lực tiềm tàng trong Nghiệp Tái Tạo. Tuy nhiên, khi đến mức cuối cùng của tuổi thọ thì phải chết. Cũng có thể, khi năng lực của Nghiệp Tái Tạo quả thật cực kỳ hùng mạnh, nghiệp lực nầy tự tạo trở lại để tiếp tục sống trong cảnh giới ấy, hoặc trong một cảnh giới cao hơn, như trường hợp chư Thiên.

53.

Thông thường tư tưởng, ý muốn làm, hay ước vọng nào mà thật mạnh trong kiếp, trở lại nổi bật lên trội hơn vào lúc lâm chung, và tạo điều kiện cho sự tái sanh sắp đến. Trong chặp tư tưởng cuối cùng ấy có một năng lực đặc biệt. Khi năng lực của Nghiệp Tái Tạo ấy chấm dứt, những hoạt động cố hữu của hình thể vật chất mà sức sống thể hiện trong đó cũng chấm dứt, dầu chưa đến tuổi già.

54.

Nếu người kia sanh vào thời kỳ mà tuổi thọ của con người là 80, và người ấy chết lúc 80 tuổi vì năng lực của Nghiệp Tái Tạo chấm dứt, thì cái chết của người ấy do nơi sự chấm dứt đồng thời của cả hai, tuổi thọ và nghiệp lực.

55.

Những hành động mạnh mẽ có thể đột ngột cắt đứt ngang năng lực của Nghiệp Tái Tạo, dầu tuổi thọ chưa dứt. Thí dụ như mũi tên bắn ra thì phải đi đến tận cùng con đường của nó. Tuy nhiên, một năng lực mạnh hơn có thể làm lệch đường của mũi tên, hay chận ngang, làm rơi tên xuống đất. Cùng thế ấy, một nghiệp lực thật mạnh trong quá khứ có thể làm tan một tiềm năng của chặp tư tưởng có tác dụng tái tạo (janaka) vừa chấm dứt, và như vậy tiêu diệt đời sống của một chúng sanh. Cái chết của Devadatta (Ðề-Bà-Ðạt-Ða) là do một nghiệp đối nghịch (upacchedaka kamma) mà ông đã tạo trong kiếp sống hiện tiền. Ba loại chết trên được gọi chung là kālamaraṇa (chết đúng thì), và loại cuối cùng là akālaramaṇa, chết không đúng thì.

Thí dụ một ngọn đèn dầu. Ðèn có thể tắt vì bốn lý do như sau: Tim lụn, dầu cạn, vừa lụn tim vừa cạn dầu, và thứ tư là một nguyên nhân từ ngoài vào, như một ngọn gió thổi qua. Cái chết của một chúng sanh cũng do một trong bốn nguyên nhân kể trên.

56.

Khi người kia sắp chết, một hành động tốt hay xấu có thể phát hiện đến trước tâm nhãn của người ấy. Hành động nầy có thể là một Trọng Nghiệp Thiện, như một tầng Thiền (Jhāna) đã chứng đắc, hay một Trọng Nghiệp Bất Thiện như hành động giết cha, giết mẹ v.v… Các nghiệp nầy có năng lực mạnh đến đỗi làm lu mờ tất cả những nghiệp khác và xuất hiện mạnh mẽ trước tâm nhãn của người lâm chung. Nếu không có Trọng Nghiệp nầy chặp tư tưởng lâm chung có thể duyên theo cái nghiệp mới tạo hay mới nhớ đến tức khắc kế đó (Āsanna Kamma).

Nếu là một hành động quá khứ thì, nói một cách chính xác, đó là tư tưởng thiện hay bất thiện kinh nghiệm trong lúc thực hiện hành động, bây giờ phát hiện trở lại.

57. Kamma Nimitta, Biểu Tượng Của Nghiệp

Là bất luận một dấu hiệu — cảnh, hương, vị, âm thanh, hay xúc chạm nào — hay một ý kiến nào mà ta có, ngay vào lúc thực hiện hành động, tức lúc tạo nghiệp, như con dao trong trường hợp người đồ tể, hay bệnh nhân, trong trường hợp một bác sĩ, hay bông hoa, trường hợp của một thiện tín có tâm đạo nhiệt thành v.v…

58. Gati Nimitta, Biểu Tượng Lâm Chung

Có nghĩa là một vài dấu hiệu của nơi chốn mà người chết sắp tái sanh vào, một diễn biến nhất định phải xảy ra cho người sắp lâm chung. Khi những chỉ dẫn về kiếp sống tương lai ấy phát hiện mà không tốt, ta có thể gây ảnh hưởng cho nó trở thành tốt. Ðiều nầy có thể thực hiện được bằng cách ảnh hưởng đến tâm người sắp chết, giúp cho người ấy tự tạo cho họ những tư tưởng có tánh cách thiện, tác hành như một Cận Tử Nghiệp, chống trả lại ảnh hưởng của Nghiệp Tái Tạo mà, nếu không vậy, sẽ là bất thiện. Và chính nghiệp nầy sẽ tạo duyên cho kiếp sống tới phát sanh. Những Biểu tượng Lâm Chung nầy có thể là lửa địa ngục, rừng, núi, tử cung của bà mẹ, cung điện trên cảnh trời v.v…

Nghiệp phát hiện xuyên qua ý môn. Biểu Tượng của Nghiệp, Kamma Nimitta, có thể phát hiện xuyên qua bất luận cửa nào trong sáu căn môn, tùy trường hợp. Gati Nimitta, Biểu Tượng Lâm Chung, luôn luôn là một dấu hiệu vật chất, phát hiện như một giấc mơ.

59.

Duyên theo một trong những đối tượng kể trên, một tiến trình tâm diễn tiến trọn vẹn, mặc dầu cái chết có thể đến đột ngột như thế nào.

Kinh sách ghi rằng chí đến cái chết cấp kỳ như trường hợp một con ruồi bay ngang qua hòn đe, bị búa của anh thợ rèn đập nát, trước khi thật sự chết con ruồi cũng có trọn một tiến trình tâm như vậy.

Ðể cho dễ hiểu, bây giờ ta hãy tưởng tượng trường hợp của một người sắp chết và tái sanh vào cảnh người. Ðối tượng của chặp tư tưởng cuối cùng là một nghiệp thiện. Chặp tâm bhavaṅga khởi phát, giao động trong một chặp, rồi diệt. Tức khắc chặp Manodvārāvajjana, Ý Môn Hướng Tâm khởi sanh, rồi diệt. Kế đến, giai đoạn tâm lý vô cùng quan trọng — tiến trình javana — mà ở đây vì yếu ớt, chỉ diễn tiến trong năm chặp, thay vì bảy chặp như thông thường. Vì lẽ ấy, chặp tư tưởng nầy không có năng lực tái tạo. Nhiệm vụ chánh của nó chỉ là làm điều hòa kiếp sống mới (abhinavakaraṇa). Trong trường hợp đối tượng của tâm là đáng được ưa thích thì tâm mà người nầy hiện có là một loại tâm thiện, có hay không có sự xúi giục, đồng phát sanh với thọ hỷ, và liên hợp với tri kiến, như có thể trường hợp nầy là như vậy. Tâm Ðăng Ký mà nhiệm vụ là ghi nhận hay nhận diện, có thể phát sanh trong hai chặp liền theo đó, có thể không. Sau đó là Cuti Citta (Tử Tâm), chặp tư tưởng tối hậu của một kiếp sống (xem Đồ biểu 12).

Có quan điểm sai lầm cho rằng chính Tử Tâm nầy tạo điều kiện cho sự tái sanh trong kiếp sống kế đó. Ðúng ra không phải Tử Tâm, vì tâm nầy không có nhiệm vụ đặc biệt nào, mà chính những chặp tâm của tiến trình javana tạo điều kiện cho kiếp sống tới.

Với sự chấm dứt Tử Tâm, cái chết mới thật sự xảy diễn. Chừng ấy tâm và vật thực (cittaja và āhāraja rūpa) không còn tạo thêm vật chất (sắc) nữa. Chỉ còn một loạt những tánh chất vật chất do nhiệt độ (utuja) tạo nên tiếp tục phát sanh cho đến khi cơ thể vật chất trở thành cát bụi.

Bây giờ, tức khắc sau khi chặp Tử Tâm (Cuti Citta) hoại diệt liền phát sanh chặp paṭisandhi viññāṇa (thức nối liền). Kế tiếp là mười sáu chặp bhavaṅga. Sau đó phát sanh chặp Ý Môn Hướng Tâm (Manodvārāvajjana), phát triển sự ưa thích kiếp sống mới (bhavanikanti javana). Tiếp theo là bhavaṅga phát sanh và hoại diệt, và dòng tâm tiếp tục trôi chảy không gián đoạn. (Xem đồ biểu 330).

60.

Trong cảnh Vô Sắc Giới không có ý căn (hadayavatthu).

-ooOoo-

V. Citta-Santati
Dòng diễn tiến của Tâm

15. Icc’evam gahitapaṭisandhikānaṁ pana paṭisandhi- nirodhānantaratoppabhuti tam evālambanam- ārabbha tad’eva cittaṁ yāva cuticittuppādā asativīthicittuppāde bhavassangabhāvena bhavaṅga- santatisaṅkhātaṁ mānasaṁ abbhocchinnaṁ nadī soto viya pavattati. Pariyosāneca cavanavasena cuticittam hutvā nirujjhati. Tato parañ ca paṭisandhādayo rathacakkaṁ iva yathākkamaṁ eva parivattantā pavattanti.

16.

Paṭisandhibhavaṅgavīthīyo cuti c’eha tathā bhavantare
Puna paṭisandhibhavaṅgam iccayaṁ parivattati cittasantati
Paṭisankhāya pan’etamaddhuvaṁ adhigantvā padamaccutaṁ budhā
Susamucchinnasinehabandhanā samamessanti cirāya subbatā.
Iti Abhidhammatthasangahe Vīthimuttasaṅgaha- vibhāgo nāma Pañcamo Paricchedo.

§15.Vậy, đối với những người có sự tái sanh như thế ấy, liền sau khi thức nối liền (61) chấm dứt, một thức tương tợ, cùng tùy thuộc nơi một đối tượng, trong khi không có tiến trình tâm, tiếp tục diễn tiến như một dòng suối (62) không gián đoạn cho đến khi tử tâm phát sanh (63). Vì đây là yếu tố chánh yếu cho đời sống nên thức nầy được gọi là bhavaṅga (hộ kiếp).

Cuối cùng, vào lúc lâm chung, nó phát sanh trở lại như tử tâm (64) và diệt. Sau đó thức nối liền và những tâm khác, diễn tiến tùy trường hợp, như một bánh xe, và tiếp tục sinh tồn.

§16

Cũng như ở đây, cùng thế ấy, trong kiếp sống kế đó phát sanh thức nối liền, hộ kiếp, những tiến trình tâm, và tử tâm. Trở lại với sự tái sanh và hộ kiếp, dòng tâm thức chạy vòng quanh. Người được rọi sáng, tự khép mình vào kỷ cương, thấu đạt tình trạng vô thường (của đời sống), sẽ chứng ngộ Trạng Thái Bất Diệt (tức Niết Bàn) và trọn vẹn cắt đứt mọi thằng thúc luyến ái, thành đạt Thanh Bình An Lạc (tức Vô Dư Niết Bàn).

Như vậy chấm dứt chương Năm của Bản Vi Diệu Pháp Toát Yếu gọi là Sự Phân Tích của phần Ngoài Tiến Trình.

Chú Giải

61.

Những chặp paṭisandhi viññāṇa (thức nối liền), bhavaṅga (hộ kiếp), và cuti citta (tử tâm) của một kiếp sống giống hệt nhau, vì cùng có chung một đối tượng. Những tâm sở trong ba tâm ấy cũng giống hệt nhau, chỉ có tên và nhiệm vụ là khác. Sau thức tái sanh, chặp bhavaṅga liền khởi phát. Trong đời sống, mỗi khi tiến trình tâm khởi sanh là có bhavaṅga nầy. Xuyên qua suốt kiếp sống ta có vô số những chặp bhavaṅga như vậy.

62.

Nên ghi nhận câu Pāli: nadī soto viya.

63.

Cuti citta (tử tâm) mà ta kinh nghiệm vào lúc chết cũng giống như paṭisandhi, thức nối liền và bhavaṅga citta, tâm hộ kiếp.

64.

Tức khắc sau chặp tử tâm liền phát sanh thức nối liền, vào lúc bà mẹ thọ thai.

-ooOoo-

Ðồ Biểu 10 – Tiến trình Tử tâm [*]

[*] Ðôi khi bhavaṅga (hộ kiếp) phát sanh giữa tâm Ðăng Ký và Tử Tâm. Vài khi Tử Tâm khởi sanh liền sau luồng javana, không có Ðăng Ký tâm.

1

* * *

Bhavaṅga vừa qua
2

* * *

Bhavaṅga giao động
3

* * *

Bhavaṅga dứt dòng
4

* * *

Ý Môn Hướng Tâm
5

* * *

Javana
6

* * *

7

* * *

8

* * *

9

* * *

10

* * *

Ðăng Ký Tâm
11

* * *

12

* * *

Tử Tâm
13

* * *

Thức Tái Sanh (trong kiếp sống kế)

 

Ðồ Biểu 11 – Những cảnh giới sinh tồn

 

Những cảnh giới sinh tồn

 

Tuổi thọ

31 4 Vô Sắc Giới 4. Phi tưởng phi phi tưởng thiên

84 000 M.K

30 3. Vô sở hữu xứ thiên

60 000 M.K

29 2. Thức vô biên xứ thiên

40 000 M.K

28 1. Không vô biên xứ thiên

20 000 M.K

27 16 Sắc Giới Cảnh Tứ thiền Phước sanh thiên Sắc cứu cánh thiên

16 000 M.K

26 Thiện kiến thiên

8 000 M.K

25 Thiện hiện thiên

4 000 M.K

24 Vô nhiệt thiên

2 000 M.K

23 Vô phiền thiên

1 000 M.K

22 Vô tưởng thiên

500 M.K

21 Quảng quả thiên

500 M.K

20 Cảnh Tam thiền Biến tịnh thiên

64 M.K

19 Vô lượng tịnh thiên

32 M.K

18 Thiền tịnh thiên

16 M.K

17 Cảnh Nhị thiền Quang âm thiên

8 M.K

16 Vô lượng quang thiên

4 M.K

15 Thiều quang thiên

2 M.K

14 Cảnh Sơ thiền Đại phạm thiên

1 A.K

13 Phạm thụ thiên

1/2 A.K

12 Phạm chúng thiên

1/3 A.K

11 11 Dục Giới 7 Cảnh giới hạnh phúc trong cõi Dục 6 Cảnh trời dục giới Tha hóa tự tại thiên

16 000 C.Y

10 Hóa lạc thiên

8 000 C.Y

9 Đấu suất đà

4 000 C.Y

8 Dạ ma

2 000 C.Y

7 Đạo lợi

1 000 C.Y

6 Tứ đại thiên vương

5000 C.Y

5 Cảnh Người

Không hạn định

4 7 Cảnh giới bất hạnh Cảnh A-tu-la

Không hạn định

3 Cảnh Ngạ quỷ

Không hạn định

2 Cảnh Thú

Không hạn định

1 Cảnh Địa ngục

Không hạn định

Chú thích:

M.K.: Mahā Kappa
A.K.: Asaṅkheyya Kappa
C.Y.: Celestial Year (năm ở cảnh Trời)

 

Ðồ Biểu 12 – Tiến trình tâm tái sanh (Paṭisandhi Citta Vīthi)

* Thức Nối Liền, hay Tức Tái Sanh
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
16 Hộ Kiếp (Bhavaṅga)
* Ý Môn Hướng Tâm
*
*
*
*
*
*
*
7 Javana
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
Bhavaṅga

-ooOoo-

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app