[III]

Prapañca Trong Phật Giáo Mahāyāna

Trong Mahāyāna, từ ‘prapañca’ duy trì phần lớn về những ẩn ý triết lý sâu sắc của mình và Mahāyāna có một vai trò đáng kể để thủ vai trong phép biện chứng Mādhyamika cũng như trong thuyết duy thức của Vijñānavādins. Cả hai hệ thống phát động cuộc tấn công mạnh mẽ vào tất cả những tâm tạo tác và nhấn mạnh sự cần thiết của sự lắng dịu hoàn toàn prapañca (prapañcopasama). Đối với Mādhyamika, chân lý tuyệt đối là trên tất cả những mối liên hệ ngôn ngữ. Do vậy trong Mādhyamika Kārikā:

Aparapratyayaṃ sāntaṃ – prapañcairaprapañcitaṃ
nirvikalpaṃ anānārtham – etat tatvasya lakṣanaṃ – XVIII. 9.

‘Không quan hệ, tĩnh lặng – không bị kẹt bởi các khái niệm, giải thoát những tâm tạo tác và sai biệt – đây là tướng của chân lý.

Prapañcayanti ye buddhaṃ – prapañcātitamavyayaṃ
Te prapañcahatāh sarve- na pasyanti tathāgataṃ. – XXXIII.15

‘Những ai khái niệm hóa Đức Phật, bậc đã vượt xa phạm vi phức tạp của lời nói và bậc bất diệt, không ai trong chúng sẽ thấy Như Lai, vì chúng bị chinh phục bởi các khái niệm.’

Chúng ta đã thảo luận với sự đề cập đặc biệt đến từ ‘Suññatā’, một số điều kiện hạn chế của phép biện chứng Mādhyamika. Khái niệm của chúng về Trung đạo biện chứng, thậm chí nó đã khiến chúng tuyên bố rằng lập trường của mình là không ‘lập trường’, cuối cùng đã đương đầu với những trở ngại do thiếu sự đánh giá cách tiếp cận thực tiễn. Về cách tiếp cận sau, các Theravādin đã hiểu nó bằng biện pháp tốt, ngay cả đến tầm mức phớt lờ ý nghĩa biện chứng của từ ‘papañca’. Do vậy bất cứ sự tái lập quan hệ thân hữu nào giữa hai hệ thống về vấn đề papañca sẽ có lợi ích hỗ tương, vì cả hai sẽ có nhiều điều để học và chưa được học nhờ đối chiếu những chú dẫn.

Các Vijñānavādin, đã đưa ra một Ālaya Vijñāna (tàng thức), thanh tịnh về mặt bản chất và bất nhị, họ đã chủ trương rằng chính vì những tâm tạo tác che khuất và làm vẫn đục thực tính của nó. Do vậy họ cũng coi ‘prapañca’ như một từ chủ yếu trong hệ thống triết học của họ. Người ta đọc trong Laṅkāvatāra Sūtra:

Jalpaprapañcābhiratā hi bālas –
Tatve na kurvanti matiṃ visālāṃ
Jalpo hi traidhātukadukhahetus –
Tatvaṃ hi duhkhasya vināsahetuh’
– L. S. (Nanjio) III. 73

‘Những kẻ ngu có thói quen bàn chuyện phiếm vu vơ qua các khái niệm, họ không đạt đến trí tuệ rộng lớn liên quan với chân lý. Chuyện phiếm như thế, chắc chắn, là căn nguyên của khổ đau trong ba cõi và chân lý là nhân tận diệt khổ đau đó.’

Evamanāgatodhunāpi dharmatayā nirvikalpāh tathāgatāh sarvavikalpaprapañcātitah… – ibid.p.19.

‘Do vậy trong tương lai cũng như ở hiện tại, do pháp tính các Như Lai không có những tâm tạo tác; các Ngài vượt qua tất cả tâm tạo tác và ngôn thuyết chi ly.’

Sự đề cập đến một thức vốn sáng chói nhưng bị ô nhiễm bởi những phiền não ngoại lai, xảy ra ở Aṅguttara Nikāya (I.10). Như trường hợp tâm của vị A la hán được nói là thoát khỏi các phiền não khái niệm. Tuy nhiên trong kinh điển pāli không có sự gợi ý về một thức tuyệt đối như là thực tại cùng tột như trong trường hợp của Vijñānavāda. Ngay cả viññāṇa cuối cùng chấm dứt khi vị A la hán chết vì nó chỉ là một trong năm uẩn:

Abhedi kāyo, nirodhi saññā, vedanā sītirahaṃsu sabbā, vūpasamiṃsu saṅkhārā, viññāṇaṃ attham agamā. – Ud. 93.

‘Thân bị tan rã, tưởng diệt, tất cả thọ được lắng đọng, các hành được bình lặng và thức chấm dứt.’

Lại nữa, sự đề cập đến một thức vốn thanh tịnh không bị lẫn lộn với ý tưởng về một thực thể tuyệt đối, như một bản ngã, đã ăn sâu trong mỗi chúng sanh. Sự chói sáng của thức là một tiềm năng mà trở thành một thực tại chỉ khi các điều kiện cần thiết được tròn đủ. Các điều kiện này được gọi chung là ‘bhāvanā’, một từ mà gợi ý theo nghĩa đen là sự phát triển. Nó có ý nghĩa rằng đoạn văn Aṅguttara đề cập ở trên thật sự là một sự cổ vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của bhāvanā (phát triển tâm). Do vậy, theo Pāli Nikāya, người ta phải chuyển hóa sự chói sáng của thức. Nó không phải là cái gì tồn tại trước trong nghĩa siêu hình nào đó, sẵn sàng bị tách ra bằng phương tiện biện chứng hoặc phương tiện khác. Hoa sen không thể bị truy nguyên một cách siêu hình là do hạt giống hoặc thực vật. Nó phải trổ hoa trước để là một hoa sen.

Tuy nhiên một sự cải cách khác của Vijñānavādins là chủ thuyết duy thức triệt để với sự trợ giúp của sự phân cấp của tám thức. Ở đây lần nữa chúng ta có một cực đoan. Ngoài những ý tưởng về nhân duyên của các hiện tượng, của các điều kiện hạn chế về bộ máy cảm giác, về ngôn ngữ và luận lý, trong Phật giáo nguyên thủy người ta không tìm thấy bằng chứng của một ‘A lại da thức’ tạo ra tất cả danh pháp và sắc pháp.

Các thành ngữ đặc biệt ‘papañca-saṅkhā’ và ‘papañca-saññā-saṅkhā’, mà chúng ta bắt gặp trong kinh điển Pāli, dường như vắng mặt rõ rệt trong các luận Mahāyāna. Từ ‘prapañca’ chính nó có thể được coi như là có khả năng truyền đạt tất cả những nghĩa động từ và danh từ. Tuy nhiên , trong kinh điển Pāli chúng ta chú ý vài cơ sở để phân biệt giữa ‘papañca’ ở một mặt và ‘papañca-saññā-saṅkhā’ ở mặt khác. Trong khi ‘papañca’ trong nghĩa động được dùng để chỉ ba khuynh hướng bành trướng của thức, thì ‘papañca-saṅkhā’ và ‘papañca-saññā-saṅkhā’ biểu thị những khái niệm có vẻ tĩnh do khuynh hướng đặc biệt đó làm cho tạp nhiễm hoặc có nét đặc trưng. Như thế, trong trường hợp của ‘papañca’ sự nhấn mạnh vào khuynh hướng tâm lý sâu kín đặt trọng tâm vào ý tưởng ngã, nhiều hơn là vào bản sao bên ngoài của nó, khái niệm hoặc tục đế. Do sự triệt tiêu papañca ở chính nguồn của nó, bậc thánh chấm dứt papañca-saṅkhā hoặc papañca-saññā-saṅkhā, nhưng vị ấy tự do dùng các khái niệm thế gian (lokasamaññā, lokaniruttiyo, lokavohārā, lokapaññattiyo) không có sự lo sợ nào về việc bị áp đảo bởi chúng. Vì vậy, sự đấu tranh thực sự được chiến đấu nơi tâm, hơn là trong tranh luận. Thật đáng ngờ rằng tất cả nghĩa thích hợp đằng sau cách dùng từ đặc biệt này có thể được truyền đạt đầy đủ bằng từ đơn độc ‘prapañca.’


 

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app