TAM TẠNG KINH ĐIỂN CỦA PHẬT GIÁO TIPITAKA

TAM TẠNG KINH ĐIỂN CỦA PHẬT GIÁO

Tipitaka

Tam Tạng Kinh Điển Là Gì?

Những lời của Đức Phật nói ra, ban đầu được gọi là Giáo Pháp (Dhamma), bao gồm ba phương diện, đó là: Giáo Lý (Pariyatti), Thực Hành (Patipatti) và Chứng Ngộ (Pativedha).

(a) Phần Giáo Lý còn được gọi là “Pháp Học”.

(b) Phần pháp Thực Hành còn gọi là “Pháp Hành”.

(c) Phần pháp Chứng Ngộ còn được gọi là “Pháp Giác Ngộ” hay “Pháp Thành”.

Toàn bộ Giáo Pháp được lưu giữ lại trong Kinh Điển được gọi là Tam Tạng Kinh (Tipitaka). Những dịch giả dịch Tam Tạng Kinh qua Anh ngữ đã ước lượng Tam Tạng Kinh lớn hơn khoảng 11 lần so với toàn bộ Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo. Tam Tạng Kinh chứa đựng Những Lời Dạy của Đức Phật do chính Đức Phật nói ra hơn 45 năm, từ sau khi Người Giác Ngộ thành đạo cho đến khi Bát-Niết-bàn.

Tipitaka trong tiếng Pali có nghĩa là “Ba Cái Rỗ” (Ti = ba, Pitaka = cái rỗ). Nó không chỉ mang ý nghĩa là vật chứađựng mà mang ý nghĩa ‘truyền thừa’ hay chuyền tay cho nhau, giống những người thợ chuyền những rỗ đất hay cát từ người này đến người kia theo một hàng dài cho đến cuối cùng để sử dụng, cũng giống như Những Cái Rỗ chứa Giáo Pháp được chuyền tay, truyền thụ qua nhiều thế kỷ từ người Thầy cho đến những học trò.

 

 

giao-trinh-phat-hoc-Chuong16-TamTangKinhDienCuaPhatGiao

 

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app