Thuc An Cua Vo Minh La Gi

Photo: 1. Không giao thiệp với các bậc Chân nhân >> 2. Không có nghe diệu pháp >> 3. Không có lòng tin >> 4. Phi như lý tác ý >> 5. Không chánh niệm tỉnh giác >> 6. Các căn không chế ngự >> 7. Ba ác hành >> 8. Năm triền cái >> 9. Vô minh >>10. Luân hồi: Sinh, Già, Chết, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não.

Thức Ăn Của Vô Minh Là Gì? Viên Mãn Của Vô Minh Là Gì?

Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn.

1. Và cái gì là thức ăn cho vô minh?

Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm triền cái có thức ăn, không phải không có thức ăn.

2. Và cái gì là thức ăn cho năm triền cái?

Ba ác hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ba ác hành có thức ăn, không phải không có thức ăn.

3. Và cái gì là thức ăn cho ba ác hành?

Các căn không chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, các căn không chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn.

4. Và cái gì là thức ăn cho các căn không chế ngự?

Không chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn.

5. Và cái gì là thức ăn cho không chánh niệm tỉnh giác?

Phi như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng phi như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn

6. Và cái gì là thức ăn cho phi như lý tác ý?

Không có lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không có lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn.

7. Và cái gì là thức ăn cho không có lòng tin?

Không nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, không nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn.

8. Và cái gì là thức ăn cho không nghe diệu pháp?

Không giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.

– Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa ấy chảy xuống theo sườn dốc; làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng; sau khi làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lụng, chúng làm đầy các hồ nhỏ.

Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn; sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ; sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy các sông lớn; sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy biển cả. Như vậy là thức ăn của biển lớn, của đại dương và như vậy là viên mãn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo,

1. không giao thiệp với các bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp;

2. không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin;

3. không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý;

4. phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác;

5. không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn không chế ngự;

6. các căn không chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành;

7. ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái;

8. năm triền cái được viên mãn, thời viên mãn vô minh.

Như vậy, đây là thức ăn của vô minh, và như vậy là sự viên mãn của vô minh.

Ghi chú TK Viên Phúc

1. Vô minh =

Không thấu triệt Tứ Thánh Đế về
1. Khổ,
2. Nguyên Nhân Khổ,
3. Sự Chấm Dứt Khổ,
4. Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ.

2. Năm Triền Cái =

Năm Chướng Ngại làm mê mờ trí tuệ =
1. Tham Ái +
2. Sân Hận +
3. Hôn Trầm Thụy Miên +
4. Trạo Cử Hối Tiếc +
5. Hoài Nghi.

3. Ba Ác Hành =

1. Thân Ác Hành (
① Sát sinh
② Trộm cắp
③ Tà dâm) +
2. Khẩu Ác Hành (
④ Nói dối
⑤ Nói chia rẽ
⑥ Nói thô ác
⑦ Nói phù phiếm vô ích) +
3. Ý Ác Hành (
⑧ Tham lam
⑨ Độc Ác
⑩ Tà kiến đảo điên).

4. Các Căn =

Lục Căn = Sáu Giác Quan =
1. Mắt +
2. Tai +
3. Mũi +
4. Lưỡi +
5. Thân +
6. Ý.

5. Chánh Niệm Tỉnh Giác =

Tứ Niệm Xứ =
1. Thân +
2. Thọ +
3. Tâm +
4. Pháp.

6. Như lý tác ý =

>>     Đây là Khổ,
Đây là Nguyên Nhân Khổ,
Đây là sự Chấm Dứt Khổ,
Đây là Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ

>> Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức – BẤT KỂ: Quá khứ, hiện tại, vị lai, trong, ngoài, xa, gần, thô, tế, hạ liệt, cao thượng ĐỀU LÀ: vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.>> Các pháp hữu vi là vô thường, vô thường là Khổ, khổ là vô ngã, nên cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi.

7. Lòng Tin =

1. Bất động đối với Phật: “Ðây là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.”

2. Bất động đối với Pháp: “Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.”

3. Bất động đối với Tăng: “Tế hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Thanh tịnh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời.”

8. Diệu Pháp =

Tam Tạng (
1. Tạng Kinh Nikaya
2. Tạng Luật Vinaya
3. Tạng Vi diệu pháp Abhidhamma) +
Chú giải + Phụ chú giải.

Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya, Chương X – Mười Pháp, VII. Phẩm Song Ðôi, (I) (61) Vô Minh

 

* Nội dung được trích từ các bài giảng và tài liệu do Sư Viên Phúc tổng hợp và chia sẻ trên trang Ehipassiko.info

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app