Thoát Ra Khỏi Sự Hiểu Biết Sai Lầm (escape From Misunderstanding)

Tất cả các Sự thật Ngụy tạo là không thực và Sự thật Gốc là thực

Một cách tự nhiên, tất cả chúng ta chỉ chú ý đến các Sự thật Ngụy tạo, như là: thân và tâm của chúng ta, thời gian, nơi chốn, bầu trời và vũ trụ…bởi vì thân và tâm của chúng ta bị kiểm soát bởi sự hiểu biết sai lầm gốc. Vì sự hiểu biết sai lầm gốc đó mà sự chú ý ngụy tạo và dính mắc vào các Sự thật Ngụy tạo xuất hiện.

Sự chú ý ngụy tạo đó xuất hiện bởi sự hiểu biết sai lầm gốc coi những điều không phải thực tại là thực tại. Nếu không nhận ra nhân và quả thực sự, chúng ta sẽ nghĩ cuộc sống, sự chú ý ngụy tạo và sự dính mắc vào Sự thật Ngụy tạo là thực. Trên thực tế, tất cả các Sự thật Ngụy tạo thì không thực và sự hiểu biết sai lầm gốc mới là thực.

Chuyển sự chú ý đến Sự thật Gốc

Chúng ta cần chuyển sự chú ý từ các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc. Càng chú ý đến Sự thật Gốc thì càng ít hiểu biết sai lầm về các Sự thật Ngụy tạo. Theo cách này, thân và tâm của chúng ta, cuộc sống của chúng ta sẽ tự do hơn. Nếu bị kiểm soát bởi sự hiểu biết sai lầm, cuộc sống và năng lực của chúng ta không tự do. Chúng ta không thể hiểu một cách trực tiếp về Sự thật Gốc. Đó là lý do chúng ta cần sự giúp đỡ của Đức Phật và các đệ tử của Đức Phật mà hiểu biết tốt về Sự thật Gốc.

Về lời dạy này

Điều tôi dậy về Sự thật Gốc vượt lên trên các Sự thật Ngụy tạo.

Dù là tôi sử dụng thân và tâm, thời gian và nơi chốn là những Sự thật Ngụy tạo nhưng sự chú ý của tôi không nằm ở Sự thật  Ngụy tạo mà vượt lên trên Sự thật Ngụy tạo.

Tôi có thể giúp mọi người thay đổi sự chú ý vào các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc vì tôi có khả năng làm điều đó với sự giúp đỡ của Đức Phật và các đệ tử của Đức Phật có sự hiểu biết tốt về Sự thật Gốc.

Sự thật Gốc vượt lên trên các Sự thật Ngụy tạo, như là thời gian, nơi chốn và sự hiểu biết.

Đó là lý do chúng ta không cần nghĩ về bản thân mình. Mọi thứ chúng ta hiểu đều chỉ là Sự thật Ngụy tạo, cái tâm của chúng ta không thể có được sự kết nối trực tiếp với sự thật Gốc và Trí tuệ gốc.

Đầu tiên, cố gắng tập trung vào Sự thật Gốc bằng việc nghe lời giảng của tôi, thay vì chú ý đến các sự thật ngụy tạo (bằng việc nghe lời dạy của Sayadaw càng nhiều càng tốt, cố gắng từ bỏ mọi sự dính mắc vào cái chúng ta biết, cái chúng ta kinh nghiệm và sử dụng)

Chúng ta không thể tự mình chú ý đến Sự thật Gốc

Đó là lý do, sự giúp đỡ của Đức Phật và các đệ tử của ngài, những người đã giúp nhận ra Sự thật Gốc và trí tuệ Gốc là cần thiết.

Sử dụng cuộc sống, thời gian, nơi chốn thì không sai nhưng sử dụng với ý niệm cho đó là thực tại thì sai.

Chúng ta có thể sử dụng tất cả các Sự thật Ngụy tạo một cách đúng đắn bằng cách không quên Sự thật Gốc và chỉ chú ý đến Sự thật Gốc mà thôi.

Sự chú ý của chúng ta chỉ nên dành cho Sự thật Gốc thì sẽ có thể từ bỏ sự dính mắc vào các Sự thật Ngụy tạo.

Có hai loại Sự thật Gốc:

  1. Bản chất vô thường thực sự là thường hằng và mãi mãi
  2. Bản chất thường hằng thực sự là thường hằng và mãi mãi

Hai loại Sự thật Gốc:

Hai phẩm chất hiển nhiên của Bản chất Vô thường thực sự:

Bản chất Vô thường thực sự có hai phẩm chất hiển nhiên:

  1. Hành động gốc hay sự sáng tạo gốc, coi điều không phải thực tại là thực tại
  2. Cái biết hay sự hiểu biết gốc về Sự thật Gốc và Sự thật Ngụy tạo

Để chú ý đến Sự thật Gốc, chúng ta cần từ bỏ sự dính mắc vào các Sự thật Ngụy tạo. Điều tôi đang hướng dẫn đây là để theo con đường trung đạo duy nhất, không phải cách này hay cách khác. Theo cách này hay cách khác thì dễ mà theo con đường trung đạo thì khó vì con đường trung đạo vượt lên trên sự hiểu biết của chúng ta, thời gian, nơi chốn, cách thức hành thiền hay kinh nghiệm hành thiền. Nếu chúng ta chú ý đến Sự thật Ngụy tạo thì không bao giờ có thể bước chân vào con đường trung đạo. Cố gắng chuyển sự chú ý từ Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc với sự giúp đỡ của tôi.

Tất cả các Sự thật Ngụy tạo chỉ để sử dụng, không phải để tập trung sự chú ý (không dính mắc và coi là thực tại)

Chúng ta có thể sử dụng các Sự thật Ngụy tạo nhưng không quên cái hành động gốc hay sự kiến tạo gốc, hiểu lầm cái không phải thực tại là thực tại và không quên sự hiểu biết gốc về Bản chất vô thường gốc.

Nếu chúng ta không chú ý đến Sự thật Gốc thì mọi hành động của chúng ta một cách tự nhiên sẽ bị kiểm soát bởi sự hiểu biết sai lầm.

Nếu như có sự hiểu biết sai lầm, sẽ có thói quen chú ý hay sự chú ý ngụy tạo đến các Sự thật Ngụy tạo. Vì sự chú ý ngụy tạo mà sẽ có sự dính mắc ngụy tạo (Ngụy tạo có nghĩa là không thực, giả tạo vì cái tâm tạo ra thói quen như thế trong quá khứ)

Kết quả là tâm và thân của chúng ta không được tự do.

 

Khó khăn chỉ ở thời điểm ban đầu

Tâm của chúng ta (chỉ có phẩm chất chú ý đến các Sự thật Ngụy tạo) có thể nhân đôi rất dễ dàng. (những cái tâm ngụy tạo có thể tăng cấp rất dễ dàng). Chúng ta có thể làm và biết những gì người khác làm và biết.

Theo cách như thế, không có cái tâm được tự do khỏi những dính mắc, cuộc sống và cái tâm của chúng ta cũng không đươc tự do. Chúng ta không thể đi và biết vượt lên trên các Sự thật Ngụy tạo.

Chúng ta chưa quen chuyển sự chú ý từ các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc. Vì thế, lúc đầu cảm thấy khó khăn.

Con đường trung đạo duy nhất khó thực hành hơn so với cách truyền thống. Nhưng khó khăn sẽ chỉ ở lúc đầu khi chúng ta chưa quen với việc đó.

Chúng ta càng thực hành mà không có ý nghĩ rằng khó hay không, chất lượng của tâm càng cao và vì thế, càng gần hơn với Sự thật Gốc

 

Bản chất vô thường thực sự hay bản chất vô thường Gốc

Điều tôi nói đây không phải về bản chất vô thường mà chúng ta vẫn hiểu theo truyền thống. Mà là bản chất vô thường gốc, thường hằng và mãi mãi

(nghĩa là Bản chất vô thường gốc là thường hằng và mãi mãi, không bao giờ khác. Cái vô thường của cái gì đó hay ai đó như chúng ta vẫn hiểu theo truyền thống là không thực, không thường hằng và luôn thay đổi)

Bản chất vô thường Gốc là thường hằng, không đổi và vô thường về mặt bản chất.

 

Bản chất vô thường Gốc vượt lên trên các Sự thật Ngụy tạo như là cái gì đó, mọi thứ, ai đó, mọi người, thời gian, nơi chốn…

Mọi nhà khoa học không thể hiểu Bản chất vô thường gốc vì họ chỉ tập trung sự chú ý vào cái gì đó và mọi thứ mà đó là những Sự thật Ngụy tạo

Tâm của họ không tự do và không thể hiểu vượt lên trên Sự thật Ngụy tạo và họ không biết gì về Sự thật Gốc.

Giờ đây chúng ta biết về các Sự thật Ngụy tạo nhưng biết không hoàn toàn đúng, không hoàn hảo cho đến khi chúng ta hiểu về Sự thật Gốc một cách trực tiếp

Bởi vì tất cả cái biết của chúng ta chỉ liên quan đến các Sự thật Ngụy tạo là những thứ bị kiểm soát bởi sự hiểu biết sai lầm, nghĩ các Sự thật Ngụy tạo là thực tại.

 Kẻ kiến tạo thực sự

Điều tôi đang nói là về bản chất thường hằng của các Sự thật Ngụy tạo. So sánh với Sự thật Gốc thì Sự thật Ngụy tạo không còn đúng nữa.

Những hiểu biết của tôi về các Sự thật Ngụy tạo đến từ sự hiểu biết về Sự thật Gốc.

Trên thực tế, không có đấng sáng tạo hay vật gì được sáng tạo. Mà Bản chất vô thường gốc là kẻ kiến tạo thực sự.

Vì không biết về sự sáng tạo gốc của bản chất vô thường mà chúng ta nghĩ Chúa hay bản thân chúng ta hay hành động của chúng ta là kẻ kiến tạo.

Bất cứ hành động, kinh nghiệm hay cái biết gì, tốt hay xấu chỉ là làm, kinh nghiệm hay biết mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ. Và chúng cũng không phải để cho đó là thực tại. Không ai được tán dương hay chê trách. Về mặt thực tại, mọi người chỉ để sử dụng mà thôi.

(nghĩa là sự thật vĩnh hằng về các Sự thật Ngụy tạo như cái gì đó, mọi thứ, ai đó, mọi người, bất cứ hành động, kinh nghiệm hay biết gì đều không phải để dính mắc với ý niệm đó là thực tại mà chỉ để sử dụng, kinh nghiệm và biết mà thôi)

 

Điều gì là quan trọng nhất?

Tôi không hướng dẫn làm cái gì, hay không làm cái gì, nói cái gì hay không nói cái gì. Mà chỉ hướng dẫn để chuyển sự chú ý từ các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc.

Làm cái gì hay không làm cái gì, nói cái gì hay không nói cái gì không còn quan trọng nữa.

 

Cái gì chúng ta nên làm và cái gì chúng ta không nên làm?

Làm sao chúng ta có thể phân biệt được tốt và xấu?

Nếu không có sự hiểu biết sai lầm thì Trí tuệ Gốc sẽ kiểm soát mọi hành động của chúng ta. Chỉ có trí tuệ gốc mới hiểu được về Sự thật Gốc và các Sự thật Ngụy tạo một cách đúng đắn.

Nếu Trí tuệ gốc kiểm soát tâm, thân và cuộc sống của chúng ta, chúng ta có thể phân biệt đúng, sai, cái gì nên làm, cái gì không nên làm, cái gì nên nói, cái gì không nên nói. Theo cách này, sẽ ít có lỗi trong hành động của chúng ta.

Nếu hiểu biết sai lầm kiểm soát hành động của chúng ta, chúng ta chỉ biết đến các Sự thật Ngụy tạo và chú ý đến Sự thật Ngụy tạo, như là “làm cái gì?”, “Làm thế nào?”, “Làm ở đâu?” Mỗi thứ và từng chi tiết đơn lẻ dường như quan trọng vì sự hiểu biết sai lầm đang kiểm soát cuộc sống của chúng ta.

Đó là lý do tại sao chúng ta cần thay đổi kẻ kiểm soát từ sự hiểu biết sai lầm sang Trí tuệ gốc.

Nói cách khác, chúng ta cần chuyển sự chú ý từ các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc bằng cách không quên về hành động vô minh gốc và cái biết gốc về bản chất vô thường gốc trong mọi lúc.

 

Không quên về phẩm chất gốc

“Chúng ta là ai?” “Chúng ta ở đâu?” “Chúng ta làm gì?” thì không quan trọng. Điều thực sự quan trọng là không quên về hành động vô minh gốc và cái biết gốc về bản chất vô thường gốc.

Chúng ta cần thay đổi lý thuyết liên quan đến cuộc sống của chúng ta, rằng chỉ để sử dụng mà thôi, không nghĩ là cuộc sống của tôi, cuộc sống của bạn, trẻ và già, đàn ông và đàn bà…với ý niệm là thực tại. Tất cả cuộc sống chỉ để sử dụng và kinh nghiệm mà thôi, không phải để dính mắc hay coi là thực tại.

Nếu chúng ta có thể sử dụng các Sự thật Ngụy tạo một cách đúng đắn (nghĩa là chúng ta chỉ sử dụng các Sự thật Ngụy tạo mà không dính mắc và không coi là thực tại), chúng ta sẽ nhận ra rằng “thậm chí cái chết cũng chỉ để sử dụng, để kinh nghiệm mà thôi, không phải để sợ nó hay muốn chết khi đối mặt với những khó khăn.

Đến lúc phải chết, tất cả chúng ta phải chết và chỉ khi đó mới chết. Càng biết về cuộc sống theo cách đúng, chúng ta càng sử dụng cuộc sống theo cách đúng đắn. Một cách truyền thống, chúng ta đang sử dụng cuộc sống theo cách sai lầm và vì thế, có rất nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống của chúng ta.

Thay vì chú ý đến thân và tâm của chúng ta, chỉ chú ý đến hành động vô minh gốc về bản chất vô thường gốc mà là thường hằng và vĩnh viễn.

Thay vì chú ý đến những gì chúng ta biết, chỉ chú ý đến cái biết gốc về bản chất vô thường gốc mà là thường hằng và vĩnh viễn.

Càng ít sự chú ý ngụy tạo vào các Sự thật Ngụy tạo, càng ít sự dính mắc ngụy tạo vào chúng. Theo cách này, sẽ không có sự hiểu biết sai lầm.

Nếu không có sự hiểu biết sai lầm, sẽ có Trí tuệ gốc trực tiếp biết về Sự thật Gốc và các Sự thật Ngụy tạo.

Thay đổi hành động, thời gian, nơi chốn thì không quan trọng. Chỉ thay đổi sự chú ý từ các Sự thật Ngụy tạo sang Sự thật Gốc mới quan trọng.

Về lời dạy, tâm và hành động của Sayadaw Ottamasara

Tâm của tôi có phẩm chất để sử dụng cuộc sống, hành động và làm các việc thiện theo cách đúng đắn, hành động của tôi chỉ là hành động mà thôi, thực hiện mà thôi, mà không có hiểu biết sai lầm và dính mắc. Không có ai, không có cái gì đang kiểm soát hành động của tôi, vì thế, hành động của tôi tự do và có sức mạnh.

Theo cách này, tôi có thể làm nhiều hơn nữa các việc thiện và giúp đỡ ngày càng nhiều người hơn. Nếu sự hiểu biết sai lầm đang kiểm soát cuộc sống của chúng ta, khả năng của chúng ta sẽ chỉ như những người khác. Hành động và sự hiểu biết của chúng ta không thể đi vượt lên trên giới hạn.

Lời dạy của tôi hơn là một lời dạy thông thường, không chỉ về mặt lý thuyết mà cả về mặt thực hành.

Cái tâm đủ phẩm chất để hiểu sự thật gốc

“Làm cái chúng ta phải làm và làm cái chúng ta có thể làm” nhưng không chú trọng vào hành động của mình, coi đó là thực tại.

Chỉ chú ý đến hành động gốc là hiểu lầm cái không phải thực tại là thực tại và cái biết gốc về bản chất vô thường gốc là thường hằng và vĩnh viễn.

Theo truyền thống, chúng ta chú ý đến các sự thật ngụy tạo, dính mắc vào chúng với ý niệm đó là thực tại và là quan trọng.

Thực hành chuyển sự chú ý từ các sự thật ngụy tạo sang sự thật gốc là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng tâm. Càng chú ý đến sự thật gốc thì chất lượng tâm càng tăng.

Chỉ khi tâm có đủ phẩm chất để hiểu về sự thật gốc, tâm sẽ có sự liên kết trực tiếp đến sự thật gốc và trí tuệ gốc.

Để được như vậy, chúng ta cần rất nhiều sự can đảm để phá vỡ cái tâm truyền thống và cắt bỏ thói quen của tâm.

Nếu không có sự dính mắc vào các sự thật ngụy tạo thì chú ý đến sự thật ngụy tạo không phải là vấn đề. Nếu như có sự dính mắc, chú ý đến sự thật ngụy tạo sẽ làm cho sự dính mắc càng nhiều hơn, mạnh hơn.

Rất nhiều vấn đề trong cuộc sống xảy ra là bởi sự yểu đuối của tâm. Nếu tâm mạnh và có năng lực, vấn đề không còn là vấn đề, khó khăn không còn là khó khăn nữa.

Chúng ta có thể sử dụng các sự thật ngụy tạo – tâm, thân, thời gian, nơi chốn – và có thể giao tiếp với người khác nhưng chỉ nên dành sự chú ý cho hành động vô minh gốc và hiểu biết gốc về bản chất vô thường gốc là điều thường hằng và vĩnh viễn.

Hành động của chúng ta, hiểu biết của chúng ta, kinh nghiệm của chúng ta nên là hành động mà thôi, hiểu biết mà thôi, kinh nghiệm mà thôi, không dính mắc và không coi là thực tại.

Đúng và sai

“Sử dụng cuộc sống với phẩm chất của sự xả ly” là sử dụng cuộc sống theo cách đúng đắn.

“Sử dụng cuộc sống với sự dính mắc”, “làm với sự dính mắc”, “biết với sự dính mắc” là sai

“Sử dụng cuộc sống mà không dính mắc”, “làm mà không dính mắc”, “biết mà không dính mắc” là đúng

Chúng ta luôn sử dụng tâm và thân mình, nhưng luôn sử dụng với sự dính mắc với ý niệm về thực tại, vì vậy, sự hiểu biết sai lầm kiểm soát tâm và thân chúng ta.

Sự dính mắc của chúng ta đến từ sự dính mắc ngụy tạo và sự dính mắc ngụy tạo đến từ sự hiểu biết sai lầm hay trí tuệ ngụy tạo

Đó là lý do tại sao chuyển sự chú ý từ các sự thật ngụy tạo sang sự thật gốc là chuyển từ dính mắc sang không dính mắc, từ trí tuệ ngụy tạo sang trí tuệ gốc.

Hành thiền thực sự hay con đường trung đạo duy nhất

Hành thiền thực sự hay con đường trung đạo duy nhất thì hơn là một hành động, kinh nghiệm, thời gian hay nơi chốn. Đó là lý do tại sao “ sử dụng thời gian, nơi chốn, sự hành thiền và kinh nghiệm” thì không đủ để theo con đường trung đạo duy nhất. Chỉ làm các việc thiện cũng không đủ.

Quan trọng là không quên hành động vô minh gốc và cái biết gốc về bản chất vô thường gốc, vốn thường hằng và vĩnh viễn.

Ban đầu, sẽ chỉ là cái biết ngụy tạo và trí tuệ ngụy tạo. Giờ đây, sự hiểu biết về các sự thật qua lời dạy của tôi không phải là trí tuệ gốc mà chỉ là trí tuệ ngụy tạo.

Trí tuệ ngụy tạo liên tiếp sẽ dẫn đến con đường xuất hiện trí tuệ gốc. Chỉ có trí tuệ gốc mới có thể hiểu trực tiếp về sự thật gốc. Sử dụng trí tuệ ngụy tạo và sự thật ngụy tạo, chúng ta phải cố gắng để có được sự kết nối với sự thật gốc và trí tuệ gốc.

Vì các sự thật ngụy tạo thì luôn thay đổi, không hoàn hảo và vô thường, chúng chỉ để sử dụng mà thôi, mà không dính mắc và không coi là thực tại.

 Tại sao khó biết về sự thật gốc?

Nếu mà có sự dính mắc kiên cố và các sự thật ngụy tạo như tâm, thân, trí óc và sự hiểu biết, rất khó để chấp nhận sự thật gốc.

Đó là lý do tại sao chúng ta phải dành sự chú ý mạnh vào sự thật gốc nếu có sự dính mắc mạnh vào các sự thật ngụy tạo. Chúng ta phải chuyển sự chú ý từ các sự thật ngụy tạo sang sự thật gốc. Sự dính mắc kiên cố xuất hiện là bởi sự chú ý mạnh.

Ví dụ: chúng ta càng chú ý vào giáo dục thì càng dính mắc vào giáo dục. Càng chú ý vào cuộc sống thì càng dính mắc vào cuộc sống.

Con đường trung đạo là chỉ thực hành mà thôi. Không ích lợi nếu chỉ cố suy đoán – “có khó không?”, “có thể được không?”, “tại sao lại có thể được”…Bởi vì bất cứ thứ gì liên quan đến tâm của chúng ta thì chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ biết mà thôi, chỉ để kinh nghiệm mà thôi, mà không dính mắc, xác nhận và nghĩ là thực tại hay cho có tầm quan trọng.

Con đường trung đạo duy nhất chỉ để theo và thực hành mà thôi.

Để có sự kết nối với sự thật gốc

Nếu chúng ta có thể thực hành thành công con đường trung đạo, chất lượng tâm sẽ càng tăng hơn. Và cuối cùng tâm của chúng ta sẽ có sự kết nối với sự thật gốc.

Chất lượng tâm là quan trọng để có được sự kết nối với sự thật gốc.

Càng chú ý đến thân và các yếu tố vật chất khác thì tham muốn càng mạnh. Tâm càng khát thì chất lượng tâm càng thấp.

Liệu có thể chú ý vào sự thật gốc hay không, chúng ta cần sử dụng các sự thật ngụy tạo. Vì chúng ta chú ý vào sự thật gốc, dính mắc vào các sự thật ngụy tạo sẽ giảm đi. Theo cách này, chúng ta có thể sử dụng các sự thật ngụy tạo và trí tuệ ngụy tạo theo cách đúng đắn.

(Có nghĩ là sự ưu tiên chính là không dính mắc vào các sự thật ngụy tạo với ý niệm về thực tại bằng cách không quên về các phẩm chất của Bản chất vô thường gốc. Chúng ta càng thực hành thì càng ít dính mắc vào các sự thật ngụy tạo, tâm càng tự do và sẽ có sự kết nối với sự thật gốc và trí tuệ gốc)

Hai loại trí tuệ gốc

Có hai loại trí tuệ gốc:

Bước đầu tiên của trí tuệ gốc chỉ hiểu về sự thật gốc là Bản chất vô thường gốc

Cố gắng đạt được bước đầu tiên của trí tuệ gốc và sau đó tiếp tục phát triển bước một đó, sẽ dẫn đến sự sinh khởi bước hai của trí tuệ gốc.

Bước hai của trí tuệ gốc hiểu về cả hai sự thật gốc: bản chất vô thường gốc và bản chất thường hằng gốc.

Chúng ta có thể sử dụng trí tuệ ngụy tạo nhưng không được thỏa mãn với điều đó. Nếu chúng ta có thể sử dụng trí tuệ ngụy tạo theo cách đúng đắn, tâm của chúng ta có được sự kết nối với cả sự thật gốc và trí tuệ gốc vốn là hoàn hảo.

Chỉ khi cái tâm có sự kết nối với sự thật gốc vốn hoàn hảo thì tâm của chúng ta cũng sẽ hoàn hảo.

Nếu tâm của chúng ta hoàn hảo, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ hoàn hảo vì có sự kết nối với sự thật gốc vốn là hoàn hảo và thường hằng vĩnh viễn.

Càng chú ý vào cuộc sống,

Chất lượng tâm càng thấp

Càng chú ý vào thân và các vật chất khác

Tham muốn càng mạnh

Tâm càng thèm khát

Chất lượng tâm càng thấp

 

Điều tôi hướng dẫn là theo con đường trung đạo độc nhất, không phải cách này hay cách kia

Theo cách này hay cách kia thì dễ còn theo con đường trung đạo thì khó vì nó vượt lên trên sự hiểu biết của chúng ta, thời gian, nơi chốn, sự hành thiền và kinh nghiệm

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app