Bốn Thánh-Đạo-Tuệ (Maggañāṇa)
Thánh-đạo-tuệ (maggañāṇa) có 4 bậc, mà mỗi bậc Thánh-đạo-tuệ có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedappahāna) tham-ái, phiền-não, ác-pháp theo năng lực của mỗi Thánh-đạo-tuệ như sau:
- Ba loại tham-ái (taṇhā)
Tham-ái (taṇhā) đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 8 tham-tâm (lobhacitta) là nhân sinh khổ-đế dẫn dắt tái-sinh kiếp sau trong ba giới bốn loài.
Tham-ái có 3 loại:
1- Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
2- Bhavataṇhā: Hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng hợp với thường-kiến, và tham-ái trong thiền sắc-giới, thiền vô-sắc-giới; cõi trời sắc-giới, cõi trời vô-sắc-giới.
3- Vibhavataṇhā: Phi-hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng hợp với đọan-kiến.
* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại tham-ái là:
– Vibhavataṇhā: Tham-ái hợp với đọan-kiến, và
– Bhavataṇhā: Tham-ái hợp với thường-kiến. Đó là tà-kiến tâm-sở (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến không còn dư sót.
* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại tham-ái là:
– Kāmataṇhā: Tham-ái trong 6 đối-tượng loại thô trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong cõi dục-giới không còn dư sót.
* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại tham-ái là:
– Kāmataṇhā: Tham-ái trong 6 đối-tượng loại vi-tế trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong cõi dục-giới không còn dư sót.
* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại tham-ái còn lại là:
– Bhavataṇhā: Tham-ái trong thiền sắc-giới, thiền vô-sắc-giới; trong cõi trời sắc-giới, cõi trời vô-sắc-giới, và
– Kāmataṇhā: Tham-ái trong đối-tượng loại vi-tế trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót.
Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái là nhân sinh khổ Thánh-đế, cho nên bậc Thánh A-ra-hán không còn tái-sinh kiếp sau nữa.
- Bốn pháp trầm-luân (āsava)
Pháp trầm-luân (āsava) là pháp làm cho tất cả mọi chúng-sinh bị chìm đắm trong ba giới bốn loài, không thể vươn lên trở thành bậc Thánh-nhân được.
Pháp trầm-luân có 4 pháp:
1- Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.
2- Bhavāsava: Kiếp trầm-luân là chìm đắm trong cõi trời sắc-giới, cõi trời vô-sắc-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.
3- Diṭṭhāsava: Tà-kiến trầm-luân là chìm đắm trong mọi tà-kiến. Đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.
4- Avijjāsava: Vô-minh trầm-luân là chìm đắm trong vô-minh không biết chân-lý tứ Thánh-đế. Đó là si tâm-sở đồng sinh với 12 bất thiện-tâm.
* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là:
– Diṭṭhāsava: Tà-kiến trầm-luân là chìm đắm trong mọi tà-kiến. Đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến không còn dư sót.
* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là:
– Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng loại thô trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong cõi dục-giới không còn dư sót.
* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là:
– Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng loại vi-tế cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong cõi dục-giới không còn dư sót.
* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận 2 pháp trầm-luân là:
– Bhavāsava: Kiếp trầm-luân là chìm đắm trong cõi trời sắc-giới, cõi trời vô-sắc-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót.
– Avijjāsava: Vô-minh trầm-luân là chìm đắm trong vô-minh không biết chân-lý tứ Thánh-đế. Đó là si tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm không còn dư sót.
- 10 loại phiền-não (kikesa)
Phiền-não (kilesa) là pháp làm tâm ô nhiễm, nóng nảy khổ tâm, phiền-não có 10 pháp: Tham, sân, si, tà-kiến, ngã-mạn, hoài-nghi, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi.
10 pháp phiền-não này là 10 bất-thiện tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.
* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại phiền-não là: Tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót.
* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại phiền-não là: Sân (dosa) loại thô không còn dư sót.
* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại phiền-não là: Sân (dosa) loại vi-tế không còn dư sót.
* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 7 loại phiền-não là: Tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót.
- 12 bất-thiện-tâm (Akusalacitta)
Bất-thiện-tâm gọi là ác-tâm có 12 tâm là 8 tham-tâm, 2 sân-tâm, 2 si-tâm. Sở dĩ gọi là bất-thiện-tâm hoặc ác-tâm là vì 14 bất-thiện tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm này.
* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 5 bất-thiện-tâm là:
– 4 tham-tâm hợp với tà-kiến không còn dư sót.
– 1 si-tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót.
* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện-tâm là:
– 2 sân-tâm loại thô không còn dư sót.
* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện-tâm là:
– 2 sân-tâm loại vi-tế không còn dư sót.
* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận 5 bất-thiện-tâm còn lại là:
– 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót.
– Si-tâm hợp với phóng-tâm không còn dư sót.
- 14 bất-thiện-tâm-sở (akusalacetasika)
14 bất-thiện tâm-sở như sau:
– 3 tâm-sở nhóm tham đó là tham tâm-sở, tà-kiến tâm-sở, ngã-mạn tâm-sở.
– 4 tâm-sở nhóm sân đó là sân tâm-sở, ganh-tỵ tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở, hối-hận tâm-sở.
– 4 tâm-sở nhóm si đó là si tâm-sở, không biết hổ-thẹn tội-lỗi tâm-sở, không biết ghê-sợ tội-lỗi tâm-sở, phóng-tâm tâm-sở.
– 2 tâm-sở nhóm buồn-chán đó là buồn-chán tâm-sở, buồn-ngủ tâm-sở.
– Hoài-nghi tâm-sở.
Gồm có 14 loại bất-thiện-tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.
* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 4 bất-thiện tâm-sở là tà-kiến tâm-sở, hoài-nghi tâm-sở, ganh-tỵ tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở không còn dư sót.
* Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện tâm-sở loại thô là sân tâm-sở và hối-hận tâm-sở không còn dư sót.
* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện-tâm-sở vi-tế là sân tâm-sở và hối-hận tâm-sở không còn dư sót.
* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận 8 bất-thiện tâm-sở còn lại là tham tâm-sở, ngã-mạn tâm-sở, si tâm-sở, buồn-chán tâm-sở, buồn-ngủ tâm-sở, không biết hổ-thẹn tội-lỗi tâm-sở, không biết ghê-sợ tội-lỗi tâm-sở, phóng-tâm tâm-sở không còn dư sót.
Trên đây trình bày một phần bất-thiện-pháp mà mỗi Thánh-đạo-tuệ (Maggañāṇa) có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedappahāna). Thật ra, Thánh-đạo-tuệ nào đã diệt tận được bất-thiện-pháp nào rồi, thì bất-thiện-pháp ấy có liên quan đến trong các phần bất-thiện-pháp khác cũng đều bị diệt tận được (samucchedap-pahāna) không còn dư sót, trong kiếp hiện-tại và kiếp vị-lai nếu còn tái-sinh kiếp sau trong các cõi-giới khác.
Quả Báu Của Pháp-Hành Thiền-Tuệ
Pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não, mọi tham-ái trở thành 4 bậc Thánh-nhân.
Quả báu của pháp-hành thiền-tuệ có nhiều:
– Quả báu đặc biệt là chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
– 4 Thánh-đạo-tuệ diệt tận được mọi phiền-não.
– 4 Thánh-đạo-tâm liền cho quả là 4 Thánh-quả-tâm tương xứng không có thời gian ngăn cách.
– Nhập Thánh-quả-tâm hưởng Niết-bàn an-lạc.
– Nhập diệt-thọ-tưởng giải thoát khổ thân, khổ tâm,…
* Chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế
Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đó là:
1- Khổ Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là pháp mà bậc Thánh-nhân đã biết.
2- Nhân sinh khổ Thánh-đế đó là tham-ái là pháp mà bậc Thánh-nhân đã diệt.
3- Diệt khổ Thánh-đế đó là Niết-bàn là pháp mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ.
4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế đó là bát-chánh-đạo là pháp mà bậc Thánh-nhân đã tiến hành.
* Bốn thánh-đạo-tâm cho quả là bốn thánh-quả-tâm
Hành-giả chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm và Niết-bàn.
4 Thánh-đạo-tâm thuộc về 4 siêu-tam-giới thiện-tâm liền cho quả tương xứng là 4 Thánh-quả-tâm thuộc về 4 siêu-tam-giới quả-tâm sau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt, trong cùng Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta) ấy, không có thời gian ngăn cách (akālika) như sau:
– Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là Nhập-lưu Thánh-quả-tâm sinh trong cùng Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm.
– Nhất-lai Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là Nhất-lai Thánh-quả-tâm sinh trong cùng Nhất-lai Thánh-đạo lộ-trình-tâm.
– Bất-lai Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là Bất-lai Thánh-quả-tâm sinh trong cùng Bất-lai Thánh-đạo lộ-trình-tâm.
– A-ra-hán Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là A-ra-hán Thánh-quả-tâm sinh trong cùng A-ra-hán Thánh-đạo lộ-trình-tâm.
Hành-giả chứng đắc Thánh-đạo-tâm nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya) của mỗi hành-giả ấy.
Thiện-tâm và quả-tâm
Kusalacitta: Thiện-tâm, vipākacitta: Quả-tâm
Trong Phật-giáo có đầy đủ 4 loại thiện-tâm:
– Kāmavacarakusalacitta: Dục-giới thiện-tâm.
– Rūpavacarakusalacitta: Sắc-giới thiện-tâm.
– Arūpavacarakusalacitta: Vô-sắc-giới thiện-tâm.
– Lokuttarakusalacitta: Siêu-tam-giới thiện-tâm.
1- Dục-giới thiện-tâm
Dục-giới thiện-tâm có 8 đại-thiện-tâm.
Người thiện nào có giới-hạnh trong sạch, tạo đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả an-lạc trong kiếp hiện-tại.
Sau khi người thiện ấy chết, đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 9 quả-tâm đó là 8 đại-quả-tâm và 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới, hưởng an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ trong cõi thiện dục-giới ấy.
2- Sắc-giới thiện-tâm
Sắc-giới thiện-tâm có 5 tâm.
Hành-giả nào thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có giới-hạnh trong sạch làm nơi nương nhờ, thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả ấy có khả năng nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm (jhāna-samāpatti), hưởng an-lạc trong kiếp hiện-tại.
Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn sắc-giới thiện-nghiệp trong thiền sắc-giới thiện-tâm nào bậc cao có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có thiền sắc-giới quả-tâm bậc cao ấy gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với thiền sắc-giới quả-tâm bậc cao ấy. Vị phạm-thiên hưởng an-lạc cho đến hết tuổi thọ tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy.
3- Vô-sắc-giới thiện-tâm
Vô-sắc-giới thiện-tâm có 4 tâm.
Hành-giả nào thuộc về hạng người tam-nhân (tihetuka-puggala) có giới-hạnh trong sạch làm nơi nương nhờ, thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, hành-giả ấy có khả năng nhập bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm (jhānasamāpatti), hưởng an-lạc trong kiếp hiện-tại.
Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nào bậc cao có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có thiền vô-sắc-giới quả-tâm bậc cao ấy gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tương xứng với thiền vô-sắc-giới quả-tâm bậc cao ấy. Vị phạm-thiên hưởng an-lạc cho đến hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy.
4- Siêu-tam-giới thiện-tâm
Siêu-tam-giới thiện-tâm có 4 tâm liền cho quả là 4 siêu-tam-giới quả-tâm.
4 siêu-tam-giới thiện-tâm đó là 4 Thánh-đạo-tâm và 4 siêu-tam-giới quả-tâm đó là 4 Thánh-quả-tâm.
Chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, hành-giả thuộc về hạng người như thế nào?
Hành-giả nào thuộc về hạng người tam-nhân (tihetuka-puggala) đã từng tích-lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật từ vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại.
Kiếp hiện-tại hành-giả ấy là người có giới-hạnh trong sạch, có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có duyên lành đi đến hầu đảnh lễ Đức-Phật hoặc bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Thánh-đạo nào, Thánh-quả ấy tuỳ theo năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ là tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi vị thanh-văn Bồ-tát như sau:
– Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
– Chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại thô không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.
– Chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
– Chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
4 Thánh-quả-tâm thuộc về 4 siêu-tam-giới quả-tâm không làm phận sự cho quả tái-sinh kiếp sau, mà trái lại có khả năng đặc biệt làm giảm dần sự tái-sinh kiếp sau tuỳ theo mỗi bậc Thánh-nhân như sau:
* Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, tuyệt đối không còn tái-sinh trong 4 cõi ác-giới, chỉ có đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiệ -dục-giới là cõi người, cõi trời dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. Đến kiếp thứ 7, chắc chắn bậc Thánh Nhập-lưu sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Sau khi bậc Thánh Bất-lai chết, không còn tái-sinh trở lại trong cõi thiện dục-giới, chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy. vị phạm-thiên Thánh Bất-lai ấy sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại đến khi hết tuổi thọ, đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Như vậy, trong 4 loại thiện-tâm, dục-giới thiện-tâm, sắc-giới thiện-tâm, vô-sắc-giới thiện-tâm có trong Phật-giáo và ngoài Phật-giáo, vẫn còn luẩn quẩn tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài. Còn siêu-tam-giới thiện-tâm dẫn đến tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, chỉ có trong Phật-giáo mà thôi,