THIỀN SƯ JIYU KENNETT
Nếu bạn sợ Trời kêu về bất thình lình, xin đừng bao giờ ngồi quay mặt vào tường. Tuyệt đối không bao giờ ngồi yên lặng cả. — Roschi Jiyu Kennett
Chúng tôi tới ngay cổng vào thiền viện Shasta vào một buổi chiều cuối tháng 10. Khí trời báo hiệu mùa đông đang xuất hiện. Tôi cùng với một người bạn đã thực hiện một cuộc hành trình xe hơi sáu giờ đồng hồ xuất phát từ vùng Vịnh San Francisco, xe chúng tôi đậu ngay dưới rặng núi Shasta mà không hay biết. Mây phủ dày đặc từ đỉnh núi xuống tận chân đồi. Nhưng chúng tôi chợt nhận ra một mảng trời trên một cánh đồng dốc thoai thoải với cảnh tuyết bắt đầu rơi. Gây cảm giác huyền bí mênh mông đầy bí ẩn.
Bên trong cổng chính bước vào thiền viện chúng tôi gặp một trợ lý đại sư tiếp khách, Ngài Thượng Tọa – Kinrei, một chàng trai cao lớn, tươi cười với vẻ mặt tươi rói và hai mắt to đen nhánh, chàng trai mặc một áo cà sa màu đen với một áo choàng ngắn khoác ngoài và một chiếc mũ len kiểu Siberi. Chàng ta điện thoại tới căn chính điện báo có chúng tôi tới. và sau đó không lâu chính Ngài Đại sư tiếp khách, Thượng Tọa Kinsei xuất hiện ông còn cao hơn cả người trợ lý, mặc áo cà sa nâu và áo choàng bên ngoài và đội mũ lông thú tôi cảm thấy như lạc vào một tiểu thuyết Nga. Sau đó khi tôi đề cập đến chiếc áo cà sa và áo khoác cắt rất khéo, thượng tọa Kinsei cho biết chúng được chính Đại sư Roshi Kennett vẽ kiểu và cắt may ngay tại thiền viện này.
Gió bắt đầu thổi mạnh, nhưng vẫn còn một tiếng đồng hồ trước khi trời tối và dùng bữa tối, vậy nên chúng tôi để hành lý tại phòng khách và theo Thượng tọa Kinsei đi dạo vòng quanh khu nhà. Những hành lang rộng vừa được xây dựng hoàn tất nhưng hiện nay đã nối tất cả các tòa nhà lại với nhau. Có mùi củi thơm vừa mới cắt chất đống gọn gàng xung quanh bức tường bên trong. Trời bắt đầu chuyển động. Những lớp mây đen xám đang di chuyển trên nền trời xanh đậm.
Chúng tôi đến thăm thư viện, đầy sách Phật và kinh sách, bao gồm toàn bộ kinh Pali và rất nhiều băng ghi âm những bài thuyết pháp. Các sư tập sinh thường đến đây nghiên cứu suốt buổi tối. Chúng tôi băng ngang qua hội trường nghi lễ và hành thiền. Dự định sẽ đến thăm sau và nhìn qua nhà bếp rộng rãi và rất sinh động. Rồi chúng tôi bước qua hàng rào để dạo quanh ngọn đồi dẫn đến trại nuôi dê, núp dưới lùm cỏ và vách đá trên một con dốc phía dưới thấy lố nhố một số các nàng dê cái muôn màu sắc đẹp. Chúng cung cấp toàn bộ sữa dùng cho thiền viện, cũng được dùng để chế Ya-ua và phô-mai. Ngài Thượng tọa Kinsei cho chúng tôi biết, “Chúng tôi phải nhốt những chú dê đực vào một chuồng khác xa hơn một chút, nếu không thì mùi hôi dê đực sẽ làm hư hương vị của sữa.
Đến giờ này trời bắt đầu se lạnh, nhưng chúng tôi vẫn quyết định leo lên những bậc thang men theo lối dẫn đến nghĩa trang mới được xây dựng mấy năm trước đây; mới chỉ có một vài ngôi mộ, nhưng nhiều phần đất còn lại cũng đã được đặt mua để mở rộng tu viện sau này khi số thành viên tăng thêm. Toàn bộ phía đồi đều có cây chồi và những lùm cây nhỏ che phủ. Có một ngôi chùa ẩn hiện trong đó với nhiều hoa nến sáng rực. Tôi có thể tưởng tượng ngọn núi Shasta oai phong gần đó dưới ánh nắng chói chang vào một ngày nắng đẹp trời.
Sau bữa ăn tối hôm đó, chúng tôi được chỉ chỗ qua đêm tại phòng Gaitan – là một dãy nhà dài hẹp xây kế bên hội trường hành thiền. Tại đó du khách, dân thường hoặc những ứng sinh sẽ ngồi thiền và niệm Phật trước khi họ tuyên thệ (khấn). Trong bóng tối ngay kế cạnh, tôi lờ mờ nhận ra một người với thân hình nhỏ bé, khi đèn bật lên té ra là một chàng trai tóc màu đỏ sậm. Kế bên cậu ta là một cô gái tóc cùng màu như thế họ yên lặng rời căn phòng với một người phụ nữ nhỏ nhắn, trẻ trung và hơi trầm tĩnh rất có thể bà là mẹ của hai thanh niên đó. Bà mẹ mặc một áo khoác ngoài màu nâu xậm và tóc bà cũng tương tự như màu tóc hai đứa con.
Đây đó trong thiền viện người ta nhận ngay được màu sắc, hương nhang, lòng nhiệt tình sốt sắng và ngay cả phong cách khẩn trương. Các nhà sư loáng thoáng trong màu sắc phục tương phản đen, đỏ, nâu xậm và trắng. Áo khoác ngoài dài có ngắn có tung bay trước gió, khi các ngài vội rảo bước khắp nơi. Những chiếc mũ len mùa đông kiểu cách rất dễ thương xuất hiện mọi chỗ. Người ta nghĩ ngay đến hình ảnh bìa cuốn sách đầy màu sắc của Nữ Thiền Sư Kennett, xuất bản tại thiền viện. Tôi nhớ lại màu áo cà sa vàng hồng lần đầu tiên gặp bà vào mùa hè năm rồi. Cho dù những nét sơ cứng của trung tâm huấn luyện Shasta có như thế nào đi chăng nữa chúng ta vẫn thấy toát lên tại đây sự nhiệt tình, đậm đà hương vị và đầy xúc động.
Bên trong phòng nghi lễ, trên bàn thờ chính với một tượng Phật to màu vàng, còn có hai con hạc thật đẹp (chim thần hóa giống chim công) do một nghệ sỹ tài ba, một vị sư trong chùa tại Shasta đã tạc kể cả bức tượng Phật nữa. Bao bọc chung quanh ba phía phòng nghi lễ là những cánh cửa sơn bằng một nước sơn màu kiếng. Trên đó vẽ các cảnh Đại sư Roshi Kennett nhập cảnh Kensho (siêu thoát) lần thứ ba. Kinh nghiệm đáng ghi nhớ này (được mô tả như là tình trạng kensho ở trạng thái di động chậm. Do thiền sinh, Daizui Mc phillamy viết trong tựa đề cuốn How to grow a Lotus Blossom xảy ra vào năm 1975-76 sau một loạt những biến cố chấn động xảy ra liên tiếp rất nhanh. Đầu tiên là trong giai đoạn Bà mắc chứng tiểu đường ngày càng trầm trọng, Các bác sĩ đã báo cho Đại sư Roshi Kennetts biết: tim của bà có thể ngưng hoạt động trong vòng ba tháng nữa. Một tuần sau bà bị tổn thương mạnh vì một môn sinh và cũng là người thừa kế Phật pháp của bà thình lình phá giới. Sau cùng thầy lang Đông y trị bệnh cho bà thông báo: toàn bộ cách sống và công việc thuyết pháp của bà là nguyên nhân phát sinh ra bệnh tật.
Bị thách thức đến tận tột đỉnh, bà bắt đầu tiến hành một giai đoạn thẩm định nội tâm nghiêm túc và hành thiền trong một năm liền. Gác lại tất cả những cam kết khác (kể cả chữa bệnh nữa) bà đã tận dụng tất cả sức lực tập trung vào ngồi thiền liên tục. Quyết tâm thẩm định lại toàn bộ mọi góc cạnh cuộc sống và niềm tin của mình vào Phật pháp, trong suốt bốn tháng đầu bà không ra khỏi phòng. Chính trong giai đoạn này bà đã trải qua một tầm nhìn mạnh mẽ không hòa nhập với Phật giáo phương Tây. Đức tin và sức khỏe của bà dần dần được khôi phục. Năm sau, đánh liều về những mất mát bà biết chắc đang bị kích động do những sự kiện mới xảy ra, bà xuất bản một bản tường trình đầy đủ về những kinh nghiệm của bà trong cuốn How to grow a Lotus Blossom (làm sao trồng được một nhành sen) với những hình ảnh minh họa mà sau này được dùng làm mẫu để vẽ các cửa sổ tại thiền viện.
“Tình yêu không phải là một cảm xúc! Nó là nguyên liệu cơ bản làm chúng ta bị vướng mắc”. Tôi và người bạn đã nghe một cuốn băng của Đại sư Kennett trước khi lên giường đi ngủ. Đó là một bài nói chuyện tại một buổi hội thảo tại một Chủng viện Công giáo một vài năm trước. Có người đặt câu hỏi: “Thiên Chúa giáo và Phật giáo khác nhau thế nào? Hình như bà là một Ky-tô hữu phải không?”
“Phật giáo không có Đấng Cứu Thế.” Đại sư Kennett trả lời. “Bạn phải tự cứu lấy mình, chẳng có ai sẽ hành thiền cho bạn cả. Ngay tại giây phút lâm chung bạn sẽ là người phán xét chính mình. Ông chủ nhà sẽ chẳng bao giờ phán xét bạn cả. Điều gì hiện hữu, thì đơn giản hiện hữu mà thôi. Khả năng chết trong bình an cũng có nghĩa là khả năng sống trong an bình. Đức Phật lịch sử không có địa ngục để giam giữ bạn đâu. Chúng ta tự tạo lấy hỏa ngục cho chúng ta. Chỉ có một phán quyết được thực hiện đó chính là chúng ta tự thực hiện phán quyết đó – và vì thế chúng ta thường hay che dấu chúng ta khỏi Đức Phật lịch sử. Mọi người chúng ta đều có sẵn bản chất Đức Phật – (người Thiên Chúa giáo gọi là linh hồn ) chúng ta không nhận ra được bản chất đó là do những nhận định chủ quan về bản chất của mỗi chúng ta.
Bà nói tiếp, “Nghệ thuật hành thiền sẽ gỡ bỏ đi sự phân tách đó, để rồi chúng ta có thể trở lại với bản chất đích thực của mỗi chúng ta. Và biết đích xác được bản chất ấy. Hành thiền không liên quan gì tới sự cải thiện bản thân cả. Thiền chỉ là một kinh nghiệm đặc biệt sâu xa, trong cầu nguyện và mục tiêu của thiền là làm cho chúng ta trở nên một (đồng nhất) với Đức Phật lịch sử đó – hoặc để cho các bạn dễ hiểu, tương tự như có kinh nghiệm về Thiên Chúa vậy.”
Trong cuốn băng đó giọng của Kennett thay đổi liên tục, lúc thì như ra lệnh, khi thì khôi hài, châm biếm và khích lệ. Đôi khi hình như bà còn la rầy hoặc kích động người nghe, như bà vú nuôi la rầy những đứa bé đáng yêu nhưng tinh nghịch. Bạn tôi đã trìu mến đặt cho bà cái biệt hiệu “Bà vú nuôi hoàn vũ”
Vào thời điểm chúng tôi đến thăm thiền viện Shasta Đại sư Kennett không được khỏe lắm; vì thế tôi không đến gặp bà vào cuối tuần đó. Tôi cảm nhận được tinh thần của bà bên cạnh những đón tiếp chân tình bà dành cho chúng tôi cũng như tất cả những sắp xếp để chúng tôi tìm hiểu thiền viện cũng như để gặp và tiếp chuyện với các thành viên trong đoàn thể. Tuy nhiên tôi rất quan tâm đến sức khỏe của bà. Tôi đã gặp lại bà hai lần tại Berkeley mùa hè vừa qua và bà cũng cho tôi hay về tình trạng sức khỏe của bà sẽ chẳng bao giờ được hồi phục như trong những năm lưu lại Nhật Bản. Bà đã lên cân rất nhanh, một trăm cân Anh trong vòng có một tháng. Rất có thể do bệnh tiểu đường và những rắc rối do cuộc giải phẫu bà đã trải qua tại Tokyo, bệnh tình của bà đã phát triển rất nhanh và các bác sĩ Nhật Bản đã không phát hiện ra khi chụp x quang vì nó không khớp với những chẩn đoán của họ. Hiện giờ cho dù được chăm sóc cẩn thận và với một chế độ kiêng khem khắt khe vì bệnh tiểu đường và bệnh tim, sức khỏe của bà vẫn không được an toàn. Bà cho tôi biết, “vì điều kiện thể lý như vậy đã khiến tôi tăng cân khủng khiếp, tôi cảm thấy đi lại rất khó khăn.”
Tuy vậy thiền viện đã mãnh liệt phát triển liên tục, một sự bùng nổ từ những gì còn sót lại của một quán trọ hoang dọc đường. Một số quyết định thực tiễn, những sắp xếp cũng như cố gắng liên tục đang làm cho bà chao đảo, ấy là chưa kể đến những công việc chân tay. Lúc ban đầu không có điện, không có hơi đốt, điện thoại cũng không. Khoảng vài tuần sau khi dọn tới toàn bộ đoàn thể phải ngủ trên sàn nhà. Sáng mở mắt ra tuyết phủ tứ phía dầy tới bảy tấc, một bao cà-rốt và một bao hành tây là tất cả những gì dành để nuôi sống họ. Hai tuần sau họ mới được một người dân địa phương giải cứu vì ông ta phát hiện ra họ đã dọn đến đó, sau khi phải sống cầm hơi bằng cháo cà-rốt với hành.
Hiện nay thiền viện được trang bị một nhà bếp tuyệt vời và chất lượng bánh mì sản xuất tại đó đã nổi tiếng khắp vùng vì thỉnh thoảng bánh mì cũng được bán ra ngoài để giải quyết nhu cầu tiền mặt. Các sư thực hiện toàn bộ các công đoạn nướng bánh tại thiền viện (khoảng ba mươi lăm ổ mỗi mẻ) và chế biến pho-mai (khoảng 120 bánh chín cân mỗi năm).
Vì sức nóng khủng khiếp vào những tháng hè tại vùng núi Shasta, Đại sư Kennett thường dọn đến sống tại Berkeley, nơi đây khí hậu ôn hòa hơn. Tôi đã đến tiếp chuyện với bà hai buổi sáng, đó là thiền viện Phật giáo Berkelley, một chi nhánh của hội thiền Chiêm niệm Phật giáo do Bà thành lập vào năm 1973. Thiền viện được xây tại một vùng thấp một đường phố ngoằn nghoèo đổ trên dốc từ đỉnh ngọn đồi Berkeley xuống tới vịnh. Tới cuối dốc, cửa ra một khu dân cư rộng rãi, rất khó nhận ra được thiền viện xen lẫn giữa khu dân cư bên đường, trừ một tấm bảng nhỏ bằng đồng giúp nhận dạng thiền viện.
Hai con chó Bulls canh cổng sủa vang chào đón chúng tôi đến, đó là Winnie và Gawain hai nhân vật chúng tôi gặp đầu tiên. Đại sư Kennett đang chờ chúng tôi tại phòng khách nhỏ ngay trong cửa hậu, cùng với một nhà sư phục vụ, ngài Thượng tọa Koten, cũng có mặt trong buổi phỏng vấn.
Kennett Roshi là một phụ nữ to lớn, dáng điệu thẳng thắn, giọng nói chân tình, mạnh mẽ và có văn hóa đậm đà kiểu cách quí phái. Tôi hỏi xem quan điểm của bà về người đời tham gia luyện thiền so với những người đang sống đời tu trì.
“Điều đó tùy thuộc ở bạn muốn tiến xa đến cỡ nào. Nếu bạn muốn đi hết quãng đường tu trì, bạn phải trở thành một nhà sư và không được lập gia đình nữa. Thực tế bạn phải từ bỏ mọi thứ, bạn không thể đi nốt quãng đường trừ khi bạn đã chế ngự hoàn toàn được bản thân và không bao giờ có nhu cầu về tình dục và diệt được giận hờn (tức giận) đây là hai vấn đề bạn phải từ bỏ hoàn toàn. Để đi trọn bước đường Phật pháp.
“Bạn chỉ cần đọc sách về Phật giáo Đại Thừa thì rõ. Có bốn bậc (giai đoạn) kenshos, tức bốn giai đoạn hiểu biết (giác ngộ). Người có gia đình dễ dàng đạt được bậc thứ nhất và rất có thể khó lòng đạt đến bậc thứ hai, dứt khoát không thể đạt đến bậc ba và bốn. Điều này không có nghĩa là có gia đình là một điều gì sai quấy. Đó chỉ có nghĩa là bạn phải quyết định tiến đến bậc nào. Và mọi người đều có thể đạt đến bậc thứ nhất. Hình như phải cần từ bảy đến mười năm sống độc thân trước khi bạn có thể tiến xa hơn”.
“Tôi biết có một thiền sư lại lập gia đình sau khi đã sống độc thân nhiều năm”.
“Nếu bạn đạt đến bậc kensho thứ nhất và rồi bạn quyết định lập gia đình, bạn không thể tiến thêm được nữa. Nếu bạn đã lập gia đình và rồi quyết định tận hiến cho Đấng bất diệt”.
“Thế thì tình dục phải là quan trọng và chẳng phải là một tương quan hay sao?”
“Vâng, chính là điều bạn nói đó, nhưng tương quan có can dự vào vì một khi bạn đạt đến siêu thoát rồi (kensho ) bạn không thể ngay cả chỉ lập gia đình vì quan hệ thuần túy mà thôi – vì khi đó bạn sẽ tước đi điều gì đó từ Đấng Bất Diệt và trao Ngài cho một ai đó mà lẽ ra bạn phải từ bỏ hết mọi sự để chiếm lấy Ngài”. Kinh Phật đặc biệt nhấn mạnh: từ bỏ hết mọi sự. Và “mọi sự” là điều Kinh Phật muốn dạy. Ngay lập tức có người hỏi: đó có phải là từ bỏ mọi sự không… tôi đã vừa mới nói Tất Cả Mọi Sự (Everything) đó thôi!”
“Nhưng người đời có thể được chấp nhận vào bậc thứ nhất không?”
“Ô, được chứ, nhưng có điều đặc biệt thú vị là chưa bao giờ giáo hội xác nhận bậc nọ bậc kia cho người đời. Vì lý do đơn giản là người thường không phải nắm giữ một số kỷ luật mà những thành viên giáo hội phải nắm giữ. Và để tránh có người sẽ rêu rao rằng, “Tôi đã được kensho, này nọ rồi” và rất có thể điều đó sẽ gây hại hơn là có lợi”.
“Như một số người tham dự một khóa hội thảo và sau khi đã có một vài “kinh nghiệm” nào đó rồi tự coi mình là thiền sư!”
“Chính vì vậy mà Giáo Hội không bao giờ trao chứng nhận nói rằng người này người kia đã đạt được kensho bậc nọ bậc kia. Họ chỉ đơn giản công nhận, người này đã học hỏi tốt. Điều đó có nghĩa là hiện nay ông ta đã đạt đến kensho bậc nhất. Vấn đề là như vậy.”
“Khi đề cập đến từ Giáo hội, Bà muốn ám chỉ…?”
“Tôi đang nói về toàn bộ trường phái Phật giáo thiền định (Zen Bouddhism), tại Nhật Bản hay tại Mỹ. Soto Phật giáo thiền định phải khớp với trường phái Soto Phật giáo thiền định.” Chúng tôi nghỉ một lát và chuyển sang một đề tài khác đó là: Tội Lỗi. (“Tội lỗi hay điều xấu là kết quả do thiếu hiểu biết) trở lại vấn đề tôi nêu ý kiến:
“Vừa rồi trong cuốn băng bà cho biết, “Nếu bạn phạm tội, hãy phạm tội cho thích đáng.”
“Vâng, chính Martin Luther đã nói như thế đó và tôi đồng ý với ông ta. Nếu bạn thực hiện điều gì đó, hãy làm cho rồi đi. Bạn sẽ phải nhận lãnh những hậu quả của hành động đó, vậy thì ít nhất bạn cũng cảm thấy thích thú trong đó. Và hoàn tất cho đúng mức ngay đi!”
“Trong cuốn How To Grow A Lotus Blossom có nêu lên điều bà quan tâm nhất trên đời này là…”
“– biết được Đấng Hằng Hữu.”
“Vâng. Là một nhà sư. Phải biết được Đấng Hằng Hữu và giảng cho những người muốn biết về Đấng đó. Và cũng có điều được nhấn mạnh rất nhiều là không được làm điều sai trái, đang khi vun xới mầm mống trọn lành. Chính xác bà đang nghĩ gì khi nói như vậy? Liệu có phải đang đề cập đến những điều răn có phải không? về luân lý chứ gì?”
“Điều phải làm là quan sát tất cả những gì chúng ta làm dưới góc độ tự đặt ra cho mình ba câu hỏi để trả lời: Một, tôi có thực hiện điều đó do thiếu hiểu biết không? Nếu tôi có thể trả lời phủ định cho câu hỏi này, tôi có thể đi tiếp tới câu hỏi tiếp theo. Có phải tôi đang làm điều tốt không.? Nếu trả lời khẳng định, tôi có thể tiếp tới câu hỏi thứ ba. Tôi đang làm điều tốt đó cho tôi hay là cho những người khác? Nói cách khác, có phải tôi dự định thực hiện điều gì đó khiến cho người khác vì thế mà làm điều tầm bậy hay không? Và nếu tôi trả lời phủ định thì tôi có thể tiếp tục thực hiện những gì tôi đang làm.”
“Bà đang nói về đức liêm khiết (purity) có phải không?”
“Những gì phải được thực hiện từ góc độ đó. Sẽ chẳng có người ngoài nào có thể mách cho bạn những điều bạn nên làm hay không nên làm cả. Chính bạn phải tự tìm kiếm lấy điều gì nên làm hay không nên làm. Trong tình huống nào ít gây hại nhất. Và còn nữa bạn phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra nữa. Vấn đề là bạn phải làm một điều gì đó. Có người đến hỏi tôi, Phật giáo dạy gì về Duy Hòa Bình Thuyết?” Và câu trả lời của tôi là, “Nếu bạn gia nhập quân đội, bạn sẽ được yêu cầu giết người khác và bạn sẽ gây ra những hậu quả. Nếu bạn là người chủ trương hòa bình, luật của quốc gia đó sẽ bỏ tù bạn. Nếu chiến tranh thuộc loại Thế Chiến Thứ Hai, trong đó cả bao nhiêu triệu người bị sát hại. Điều gì theo lương tâm bạn sẽ mách bảo bạn phải làm đây? Không có một Đấng Cứu thế nào bảo bạn là “ngươi không được giết người.” Chỉ có một người duy nhất đó là chính lương tâm bạn. Và bất kỳ bạn theo kiểu nào bạn đều nhận lãnh hậu quả. Và do đó tại sao tôi nói với mọi người là Phật giáo không phải là người theo chủ thuyết hòa bình. “Ôi! thế bà là người hiếu chiến phải không?” Không đâu, tôi cũng chẳng thuộc phái hiếu chiến đâu,”
“Phật giáo thường cứ phải khẳng định không là điều này, không là điều nọ.”
“Có một vị trí thứ ba, có nghĩa là các bạn phải là người hoàn toàn trưởng thành. Đây là một tôn giáo dành cho những người trưởng thành trong tinh thần. Chứ không phải vẫn còn trẻ con, với hình ảnh một người cha đầy yêu thương và một cây gậy răn đe tổ bố.”
“Ở nơi khác bà lại khẳng định rằng: Phật giáo thường bị hiểu lầm như là một cách sống hơn là một tôn giáo.”
“Điều này nữa cũng dễ bác bỏ bằng một trong những bản Kinh xưa nhất: trong bản kinh Canon Pali, đó là Kinh Udana, Đức Phật có dạy (về vị trí thứ ba, như tôi gọi thế, giữa cái tốt và cái xấu) Ôi các vị tỳ kheo thân mến, có điều không được sinh ra, không phải chết đi, không phải thay đổi, không được sáng tạo. Nếu không có điều đó thì sẽ không có định hướng cuộc đời, hoặc không có rèn luyện” Phật giáo cho là cái gọi là Đấng Hằng Hữu không hiện hữu (tôi dùng từ Đấng Hằng Hữu hơn là dùng từ Thiên Chúa. Thiên Chúa có ý nghĩa như là một vị thần thánh với râu tóc bạc trắng và một chiếc gậy to) từ đó không khẳng định được điều gì hiện hữu vì nếu như thế chúng ta sẽ bị sốc với khái niệm đó. Phật giáo khẳng định đặc biệt điều gì chúng ta biết là chắc chắn. Phật giáo không khẳng định điều gì dựa trên Đức tin. Chính chúng ta có thể hiểu điều đó – là những gì nhưng không được sinh ra và nhiều điều khác nữa – nhưng, chúng ta không thể khẳng định điều này là gì chính vì thế mà chúng ta gọi là “Mu” hay là “cái không” hoặc “cái trống rỗng” hay như thiền sư của tôi dạy “cái – hư – vô – tuyệt – đối” đó là một cách diễn đạt tôi chưa từng bao giờ đụng đến. Vì thế dứt khoát Phật giáo không phải phi Tôn giáo nhưng dứt khoát Phật giáo là một thứ Tôn giáo”.
Bà cho biết bà đang thực hiện dịch lại Kinh Denkho Roku (cộng tác với một trong số các nhà sư trong thiền viện). Chúng tôi xin đề cập một đôi điều về những vấn đề nảy sinh trong việc dịch Kinh Phật từ tiếng Nhật và Đại sư Roshi Kennett đưa ra một ví dụ trong bản dịch cổ dùng từ số mệnh (predestination) để chỉ cho những gì bà thường dịch là “những kinh nghiệm trong cuộc sống quá khứ” (Past life Experiences). Bà cho là có một chút khác nhau và tôi yêu cầu bà làm rõ.
“Chỉ vì có một chút thiếu hiểu biết nhỏ trong những thế kỷ qua, người ta đã phạm phải sai lầm. Và sai lầm đó được tiếp tục lan truyền suốt trong quá khứ. Không do số mệnh (predestined) mà phạm sai lầm đó. Tất cả những gì tôi phải làm là cố gắng ở bất kỳ thời điểm nào để xóa bỏ đi. Nhưng tôi không hề bị số mệnh buộc để làm chuyện đó. Chẳng có Thiên Chúa nào định cho tôi phạm sai lầm cả. Sai lầm đã được phạm phải một lần và tôi có hoàn toàn tự do ở bất cứ thời điểm nào để kết thúc sai lầm đó. và đó là sự khác biệt giữa Số Mệnh và những kinh nghiệm trong cuộc sống quá khứ.
“Được rồi, tôi nghe ra rồi. Bà có thể nói thêm một chút nữa: làm thế nào hiểu được cuộc sống quá khứ mà không có sự liên hệ với cái tôi hoặc bản ngã?”
“Vâng, nếu đã một lần bạn nghĩ là bạn hiện diện trong đó thì bạn kéo sự việc về thực tại rồi (entitize). Và rồi điều bạn có được là một chùm những hồn ma và bạn rơi vào trò ma thuật và duy linh thuyết.”
“Điều đó vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng đối với tôi. Làm sao ta có thể dứt bỏ được điều đó.”
“Bạn chỉ cần biết khi nào chúng nổi lên, điều này không thuộc về bạn. Trong bạn chỉ là tất cả điều gì còn sót lại của con người này hay con vật này mà thôi. Nhưng điều đó không phải bạn đâu. Giống y như là cái bóng bạn mang theo với bạn khắp nơi. Và khi nào bạn phát hiện ra một sai phạm, bạn có thể chỉnh lại nó. Và vấn đề sẽ biến mất và không ảnh hưởng đến bạn nữa. Có điều chi đó sai quấy, một sai phạm nghiêm trọng và nó sẽ để lại những chấn động xung quanh. Hãy tưởng tượng bạn có một giỏ cá trong đó bạn đựng cá đem về nhà. Bạn ăn hết cá, nhưng khi bạn mang cái giỏ đó đi đây đó và bạn vẫn ngửi thấy mùi tanh. Đó chính là sự thẩm thấu. Tất cả chúng ta đều mang theo sự thẩm thấu của cuộc sống quá khứ. Nhưng điều đó chẳng nhằm nhò gì đến chúng ta cả.”
“Nhưng vẫn có sự liên tục từ trên xuống dưới chứ?”
“Chúng ta thường thu thập lấy những thứ gợi cho ta cùng một sai lầm cũ. Và chính vì thế nên bạn có thể mắc sai phạm về số mệnh.
“Vậy thì mỗi người chúng ta đều có hàng loạt những điều thẩm thấu đặc biệt của riêng mỗi người chúng ta.”
“Nhưng chúng không chỉ thuộc bản thân chúng ta.”
“Ở mức độ chúng ta không chỉ thuộc bản thân chúng ta thôi sao?
“Không đâu, bạn thấy đó, chúng ta chỉ là một phần của một bản ngã trung tâm to lớn. Tất cả chúng ta đều có một tia sáng của Đấng Hằng Hữu. Mỗi người trong chúng ta vì thế đều hiện hữu như là một cái túi nghiệp báo. Bổn phận của chúng ta xuyên suốt cuộc sống là làm trong sạch cái nghiệp báo đó để cho phần của Đấng Hằng Hữu trong ta được thanh thoát khỏi những vấy bẩn đó. Nói cách khác, chúng ta có thể là những con người rất đạo đức thánh thiện. Và chúng ta có một mục đích nhất định là làm trong sạch cái múi bùi nhùi đó.
Trong suốt cuộc đàm thoại Đại sư Roshi Kennett đã nhiều lần bóng gió ám chỉ về những biến cố có liên quan đến những nhóm Phật giáo khác trong nước rõ ràng đang hạ thấp uy tín của bà với tư cách là một thiền sư phụ nữ.
Bà nói, “Cách đối xử của phụ nữ có thể là bất luận điều gì từ đáng ghét đến chống đối quyết liệt. Nhưng tất cả đều tùy thuộc vào đại sư của mỗi người, chứ không tùy một môn phái nào cả. Điều đó không hề thay đổi. Lý do duy nhất Đức Phật đã đưa ra những lời bình luận về phụ nữ là vì nền văn hóa vào thời bấy giờ, chúng ta biết rõ điều đó.
“Vâng, Ngài đã từ chối xuất gia cho phụ nữ trong một thời gian dài.”
“Đúng vậy, cuối cùng thì Ngài buồn phiền vô cùng và nói, “Thôi được rồi, rất có thể rồi nền văn hóa kể trên cũng sẽ suy tàn, nhưng chúng ta cứ tiến tới.”
“Ngài suy nghĩ kết quả rồi điều đó cũng chỉ tồn tại trong Phật giáo một nửa thời gian là cùng.”
“Vâng, nhưng Ngài đã sống trong nền văn hóa đặc thù đó. Và ở vào thời điểm đó Ngài đã có lý. Đó là chuyện thời xưa và hiện nay là thời bây giờ.”
Chúng tôi đề cập đến lần xuất gia đầu tiên của Bà tại Malaysia, về điều này có ba vị sư am hiểu rất rõ việc xuất gia đầy đủ theo truyền thống Kinh Phật đã được đưa ra khỏi Trung Hoa cộng sản.
Phụ nữ mới chỉ dành được quyền bỏ phiếu tại Anh quốc khi cô bé Peg Kennett năm tuổi bắt đầu cắp sách đến trường. Đó là một trường “nội trú tư thục rất đài cát và đắt tiền” dành cho con cái những gia đình giàu có thuộc phái thượng lưu. Những thầy cô giáo dạy tại trường đa số là những người tranh đấu cho quyền tự do bỏ phiếu, không từ bỏ cả việc tự xích họ lại và diễu hành để bi kịch hóa yêu cầu bình đẳng của họ. Đến thời điểm này, quá kiêu hãnh với chiến thắng, họ không để mất thời giờ ép buộc chính quyền thỏa mãn những nhu cầu của phái nữ với một thâm tín tuyệt đối là họ có thể làm hay trở thành bất kỳ điều gì họ mơ tưởng. “Các bạn phải biết những gì chúng tôi đã làm” họ nói “chúng tôi chiến đấu cho các bạn. Đây là quyền lợi của các bạn. Bấy giờ các bạn phải giữ lấy những quyền đó.” Tất cả thông qua trường học bức thông điệp đã quá rõ: “Các bạn không thuộc hạng thứ cấp! Các bạn có thể làm bất luận điều gì ngoại trừ hạng hai.
” Bạn gái nhỏ ngày nay là Đại sư Roshi Kennett, nữ thiền viện trưởng thiền viện Shasta, đã học tốt được bài học đó. Điều bà muốn là sau này phải trở thành một Nữ Thiền Sư.
Điều này đã quá rõ ràng ngay từ khi mới lên bốn, lần đầu tiên bà đã thấy một nhà sư trên đường phố Luân Đôn. Cô bé đã cho mẹ biết ý định của cô khiến bà mẹ hơi giật mình và ngạc nhiên, bà là một phụ nữ rất nguyên tắc khi thấy con gái vô nguyên tắc của mình tiếp tục lớn lên. Khi tôi hỏi thêm một vài thông tin về người mẹ, Roshi Kennett cho biết, “Thực sự chẳng có gì đáng nói. Làm sao bạn có thể nói điều gì về một người mà bạn không bao giờ gặp mặt.? Tôi đã viết điều này trong cuốn Con Ngỗng (cuốn sách của Bà mang tựa Con Ngỗng Rừng Màu Trắng (The Wild White Goose) làm sao bạn có thể nói lời tạm biệt với một người bạn chưa từng gặp mặt một lần nào? Ồ! chúng tôi đã sống trong cùng một nhà. Nhưng không bao giờ gặp nhau. Chúng tôi như một cặp tàu thủy đang chạy trong đêm tối và hô to “Xin chào”.
Trong trường nội trú, bên cạnh những khái niệm tiên tiến về phụ nữ, các thầy cô giáo còn dạy cho cô những sự phân biệt đối xử rõ nét trong Thiên Chúa giáo. Chính vì thế mà tình cờ hình như Peg Kennett đã được giới thiệu vào Phật giáo. Sự kiện xảy ra là từ Miến điện người cha một bạn học của cô đã gửi cho con gái một tượng Phật tuyệt đẹp bằng đá cẩm thạch để trong phòng truyền thống nhà trường. Bà hiệu trưởng nhận thấy bức tượng quá lớn không thể đặt tại phòng truyền thống, nhưng để tại cánh gà trong phòng đọc sách rất vừa vặn.
“Phòng đọc sách là nơi các học sinh vẫn thường đọc kinh mỗi buổi sáng. Và ngay tại đó cũng đã có một ông thầy thuộc phái Calvin người To-cách-lan, ông là người vô cùng thiển cận đã thuyết giảng toàn những điều tàn khốc khủng khiếp như: lửa hỏa ngục, lửa lưu huỳnh và bất kể điều gì có thể xảy đến nếu bạn dám suy nghĩ bạn hấp dẫn, không chải đầu hoặc chải kiểu bím tóc. Và cũng tại đây đã có một bức tượng Phật lạnh lùng một cách đáng yêu đang ngồi thiền. Và chúng tôi cũng tụ tập hát thánh ca tại đó. Tôi cảm thấy hai thái cực quá khác biệt và đã từ bỏ Thiên Chúa giáo và đầu binh theo Phật giáo kể từ đó. (hiện nay bức tượng Phật đó vẫn còn được giữ trong thư viện tại thiền viện Shasta.)
Thật vậy, nhiều năm sau đó khi đã hoàn tất giáo dục đại học khoa âm nhạc, Peg Kennett đã làm việc tại một thánh đường chuyên đệm đàn phong cầm cho ban hát nhà thờ. Hình như đó là con đường bà yêu thích nhất vào thời điểm đó để đạt tới mục tiêu huấn luyện tinh thần. Bà đã đạt bất kỳ danh hiệu nào đề ra. Nhưng bà cũng vẫn chỉ là một phụ nữ. Và Giáo Hội Anh hồi đó cũng không có cùng ý nghĩ cấp tiến như các thầy cô giáo trong trường nội trú. Thường xuyên để lọt được vào phỏng vấn xin việc, Bà dùng mưu chỉ biên những vần đầu tên bà, thay vì viết cả tên trong đơn xin việc. “Điều rất rõ ràng là phụ nữ rất khó xin được việc. Tôi vẫn suy nghĩ, có lẽ tôi lầm hay sao mà làm đơn xin việc. Nhưng khi họ phát hiện tôi là phụ nữ, tôi bị đuổi việc ngay. Một tu sĩ nọ cho tôi biết ông muốn nhận một phụ nữ chỉ để quét dọn nhà thờ.” Còn một người khác, sau khi đã thuê bà làm việc, ông ta lại muốn giở trò sàm sỡ. Thế là bà bỏ việc ngay sau đó. Ông ta tìm đến nhà bà và kiếm cách đột nhập. Bà dọa sẽ lên trình cho Giám mục. Ông ta liền nói, “Giám mục sẽ không tin lời bà đâu. Bà chỉ là một phụ nữ thôi.”
Cuối cùng bà tìm được một một chỗ làm trong nhà thờ rất nghèo không có đủ tiền trả lương cho một người đàn ông và sau khi đã làm việc ở đó được mười năm bà đã làm xuất sắc công việc được giao (“Tôi không dám tự coi mình là quan trọng khi khẳng định như vậy” ) chẳng bao lâu bà được thông báo cho biết đã tìm được một người đàn ông muốn làm việc với đồng thù lao chết tiệt họ trả cho bà. “Thế là tôi đã bị phạt trong mười năm chỉ vì tôi là một phụ nữ.”
Nhiều thập kỷ trôi qua, trong một tờ bướm nói về phụ nữ và Phật giáo được thiền viện Shasta xuất bản, Kennett có viết: “Đây là hoàn cảnh phụ nữ phải chịu đựng trong nhiều thế kỷ. Hoàn cảnh này cần phải được thay đổi. Sự thiệt hại gây ra cho tôi, tôi không thể nói ra cho bạn biết. Tuy vậy từ đó cũng đem đến tôi nhiều điều tốt đẹp. Hoàn cảnh đó đã đưa đẩy tôi tiếp cận với một Tôn giáo chính cống, đó là Phật giáo., chính Tôn giáo này đã đưa tôi sang tận Viễn Đông, khiến tôi khám phá ra điều làm tôi mãn nguyện… Ngay lúc đầu tôi đã đi tìm đường hướng sai lầm. Tôi đã đi tìm bình đẳng trong công việc làm thay vì tìm hiểu cái thứ bình đẳng đến từ bên trong nội tâm Tôi đã đi tìm bên ngoài con người tôi để được công nhận thay vì biết được rằng trước tiên tôi phải nhận ra được chính bản thân tôi như là một con người toàn diện.
“Một khi chúng ta biết tự thỏa mãn với chính chúng ta, một khi khám phá ra được bản chất Phật nơi mình và một khi đã hiểu được chính tâm hồn chúng ta, sẽ chẳng còn vấn đề gì liên quan đến thỏa mãn hay bất mãn cho dù chúng phải ru con ngủ trong nôi, hay lao động trong hầm mỏ cũng không thành vấn đề – hoặc làm bác sĩ hay luật sư. Tất cả mọi việc đều như nhau trước con mắt Đức Phật, tất cả mọi công việc đều là công việc của Đức Phật.”
Lý do duy nhất khiến bà lìa bỏ Thiên Chúa giáo, Đại sư Roshi Kennett tiết lộ cho tôi, đó là có một tiếng gọi khẩn thiết trong bà muốn trở thành một linh mục Anh Giáo “Vì là phụ nữ tôi không có cách nào trở thành Linh Mục được.” Vì sự phân biệt giới tính trong giáo hội Anh Giáo đã buộc bà phải từ đạo để trở thành một ni sư tại một quốc gia ngoại bang., nơi một Tôn giáo và một ngôn ngữ xa lạ.
Đây chẳng phải là một công việc dễ dàng chút nào. Câu chuyện được tường trình chi tiết trong hai cuốn tiểu sử tự thuật công việc của bà đó là cuốn: Con Ngỗng Rừng Trắng (the wild white goose) cuốn sách ghi lại những cực nhọc khủng khiếp cả về thân xác lẫn tinh thần – gồm cả đánh đập, bỏ đói, khai trừ và bệnh tật – cũng như đạt đến tột đỉnh kinh nghiệm về Tôn giáo không có lời nào tả xiết, Peg Kennett đã tìm thấy điều bà đã bỏ nơi Anh giáo là Thiên Chúa Giáo cho dù phải gặp những rắc rối tại Nhật bản, Bà được cảm hứng và nâng đỡ bằng những lời kinh Phật như, “Một cô gái nhỏ bảy tuổi cũng có thể trở thành thiền sư cho bốn thế hệ thiền sinh và trở thành bà mẹ giàu lòng từ bi cho muôn chúng sanh. Một trong những lời dạy vĩ đại nhất nơi Phật giáo đó chính là bình đẳng giới tính hoàn toàn rất được nhấn mạnh đến”. Trích đoạn trên trong sách Shobogenzo do Dogen-zenjji viết, ông là một thiền sư ở thế kỷ 13, do các học giả các nhà thông thái Nhật bản, thiền viện trưởng của trung tâm huấn luyện Phật giáo, đã chỉ cho Roschi Kennett trong thời gian bà là thiền sinh lớn tuổi theo học đạo. Bà cho biết, “chính vì thế mà tôi có thể chịu đựng được tất cả điều ngu xuẩn đó tại Nhật bản. Mọi sự đều ổn cả, tôi không quan tâm, người ta ngu xuẩn cũng tốt thôi, khi mà người lớn cho điều này là chân thật, tôi tin họ. Đó chính là cơ sở trên đó tôi đặt niềm tin của tôi. Tôi chỉ quan tâm đến những gì quan trọng chứ không phải những điều ngu xuẩn. Lúc nào cũng có những kẻ ngu xuẩn và sẽ còn nhiều kẻ khác xuất hiện. Nhưng càng nhiều Giáo hội công bố nam nữ bình quyền thì chúng ta càng bớt bị tổn thương bấy nhiêu. Ngay khi Giáo hội (Thiên Chúa giáo) tuyên bố chúng ta được bình đẳng, phần còn lại của thế giới không có vấn đề gì. Và một khi phần thế giới còn lại cũng không có vấn đề gì, bình đẳng sẽ diễn ra. Ngay khi biết được chúng ta có được quyền đầy đủ quyền lợi, họ cũng sẽ đem lại những quyền lợi đó cho chúng ta mà thôi”.
Bà cho biết, bản Tu Chính Quyền Bình Đẳng không phải để cho người này được quyền làm việc kia, “nhưng chính là xác định người nào có linh hồn và người nào không “chính là tâm linh phụ nữ là điều cốt lõi. Không có phụ nữ nào có thể biết chắc mình được bình đẳng một khi họ biết chắc được nơi họ còn hiện hữu một bản chất Phật hay một linh hồn vậy”.
Bà tin rằng xét dưới góc độ người đời, phụ nữ sẽ còn bị thua thiệt rất nhiều nơi thế hệ này. “Nhưng ít nhất con gái chúng ta sẽ gặt hái được hoa trái của sự bình đẳng tinh thần, nếu hiện giờ chúng ta phấn đấu được điều đó. Vì nếu hiện nay chúng ta bị từ chối một công việc nào đó, trong tương lai sẽ được mở ra cho con cháu chúng ta. Khi nào nam giới biết được chúng ta bình đẳng với nhau trong tinh thần cũng như họ, thì lúc đó họ sẽ phán quyết chúng ta dựa trên những công đức, tài khéo chúng ta đạt được chứ không dựa trên những gì người ta nói cả ngàn năm về trước. Chúng ta cần dẹp bỏ lại đàng sau những tín lý hẹp hòi. Chúng ta cần đến sự cởi mở của những ai biết được tâm linh tồn tại đồng đều trên đời này với hết mọi người. Đức Phật đã không dìm người phụ nữ xuống vực thẳm. Chính tại một số đồ đệ cố chấp của Ngài đã làm thế.”
Hiện thời bà cảm thấy điều tuyệt đối thiết yếu với phụ nữ là hiểu một cách rõ ràng họ là một con người toàn diện về mặt tinh thần. Thoạt đầu bà sợ và dẹp bỏ không chơi nhạc vì sợ khám phá ra bà có tâm hồn và không có tinh thần. “Nhưng tôi quá thất vọng thấy rằng nhạc chẳng có vấn đề gì cả, ngay cả với chính cuộc sống. Thế là tôi tiến tới, dẹp bỏ hết mọi sự sang một bên để chiếm được thoải mái.”
Roshi Kennett: Chẳng ai muốn được đối xử đặc biệt, nhưng chỉ muốn được đối xử như biết bao người khác Tôi không yêu cầu được dành riêng một chỗ trên Thiên đàng, mà chỉ yêu cầu được lọt qua cổng Thiên Đàng mà thôi.
Lenore: Đó chỉ là mặt trái của đồng xu. Phụ nữ hoặc đã bị đối xử vô cùng khác biệt, hoặc đã bị lệ thuộc vào một vài thế lực đáng sợ nào đó.
Roshi Kennett: Đó là một trong những vấn đề tôi gặp tại Nhật bản, một mặt tôi không được coi là quan trọng và nổi tiếng, mặt khác còn bị ghét bỏ nữa. Và bạn biết đó khi bạn bị tung qua tung lại như quả cầu, bạn thường muốn ngồi lại và nói, Đủ rồi đó! Bao lâu bạn còn bị kiềm chế khỏi những điều bạn không được có – một linh hồn, một Phật tính. Kết cục bạn càng tin bạn có điều đó. Và vì vậy phụ nữ không thực hiện được điều đó trong quá khứ, vì luôn có một tiếng nhỏ bên trong nói rằng. Được, cứ coi như các Giám Mục có lý hay Giáo Hội Công giáo có lý? Vẫn luôn có một nghi ngờ nho nhỏ. Ngay cả tôi có một người bạn Mỹ đến hành thiền với tôi một lần và ông ta rất bực dọc khi phát hiện ra thiền viện trưởng trụ trì ở đây là phụ nữ. Ông ta đã biết đây là một thiền viện, thiền viện Shasta và dứt khoát phải là một đàn ông trụ trì tại đây. Tôi nói, tôi rất lấy làm tiếc, nhưng tôi là một phụ nữ.
Lenore: Thường có rất nhiều lẫn lộn trong Kinh Phật cũng như trong giáo lý Phật giáo nói về người phụ nữ. Ở một số nơi bạn tìm đọc được: bạn phải được đầu thai thành nam giới để được giác ngộ.
Roshi Kennett: Vâng, có một chi tiết rất hấp dẫn về điều này. Nói là bạn phải được tái sinh thành người đàn ông một lần. Điều kinh Phật và những lời giảng dạy không đề cập đến là bạn phải tái sinh thành người phụ nữ., nếu như bạn là một người đàn ông rồi, thì sao – Vì bạn phải trở thành vượt trội hơn cả hai. Khi bạn có được hiểu biết thực sâu sắc về Tôn giáo – Trạng thái ý thức (Kenzo) như trường phái thiền định (Soto Zen) gọi như thế – thực chất bạn trở thành như nam giới trong tư tưởng trong giây lát nếu bạn là phụ nữ và trở nên phụ nữ trong suy nghĩ một thời gian nếu bạn là đàn ông bạn không thể nào đạt được trạng thái ý thức (Kenzo) nếu bạn không đan xen cả hai thứ chung vào nhau và vượt lên trên cả hai. Họ đã bỏ qua chi tiết này khỏi kinh Phật.
Lenore: Đọc về trạng thái ý thức (Kenzo) của bà trong cuốn How to grow a Lotus Blossom dầu sao cũng thấy hơi giật mình.
Roshi Kennett: Đó là điều thật thú vị. Nhiều người nghĩ rằng bạn không thể có được những điềm báo mộng. Phật pháp dạy rằng, nếu bạn thấy được tương lai, đừng quan tâm đến chúng, nhưng khi bạn đạt được trạng thái ý thức (Kenzo) bậc nhất, hình ảnh đó sẽ xuất hiện. Và bạn đừng quan tâm đến chúng hãy tìm hiểu chúng xem sao. Đó là điều khác biệt rất rõ.
Lenore: Tôi thực sự ngạc nhiên thấy các thiền sinh của bà cũng can dự một phần vào kinh nghiệm của bà, họ thấy y hệt những gì bà nhìn thấy.
Roshi Kennett:Vào năm 1975 khi tôi bị ốm rất nặng và tôi phải đi xuống ở tại Okland, Danzii khi đó mới đạt đến tình trạng ý thức (Kenzo) bậc nhất, trong mấy ngày hành thiền khi tôi có mặt tại đó. Ông đã thấy được những gì tôi đã thấy. Lý do ông nhập tình trạng ý thức (Kenzo) bước một là vì ông quá lo lắng đến sức khỏe của tôi và nhất định tôi phải khá hơn. Ông ngồi hành thiền nguyên ngày và chính xác là ông đã kêu “cứu, cứu”! Ông đã kêu cứu cách đúng đắn và Đấng Hiện Hữu đã nghe tiếng ông.
Lenore: “Kêu cứu cách đúng đắn nghĩa là sao?”
Roshi Kennett: Đó là điều bí mật của “koan”. Tiếng vỗ tay ra làm sao? “Tôi đã cho qua, tôi chẳng hiểu gì cả, hãy giúp tôi, giúp tôi đi!” một khi bạn thực hiện điều đó cách đúng đắn… thì “koan” đang hành động nơi bạn. Bạn không thể tìm thấy câu trả lời. Bạn phải tìm kiếm trong ý thức (Kenzo) bậc ba: Ôi Đấng tối cao Hằng Hữu. Ông ta đang kêu van “Hãy giúp con, con muốn bà ta khỏi bệnh. (ông ta cảm nghiệm được kenzo) và ông ta là một nhà tâm lý, với nhiều tư tưởng và định luật về muôn vật!
Buổi sáng ngày thứ hai chúng tôi lưu lại thiền viện, một buổi sáng lạnh lẽo, bầu trời trong sáng. Vội chạy ngang qua hành lang đến tham gia buổi hành thiền 7.00 giờ sáng. Chúng tôi thoáng nhìn lên núi đồi huyền bí. Hai chóp ngọn núi phủ đầy tuyết trắng long lanh dưới bầu trời buổi sáng sớm tinh sương. – trông tựa bức thảm như mơ màu xanh vàng trắng. Chúng tôi chỉ còn đủ giờ chạy vội và thở hổn hển. Nhưng sau đó, ngay khi giờ hành thiền chấm dứt và trước khi ăn điểm tâm chúng tôi đã dành thời gian đứng dưới ánh sáng mặt trời và để cho ngọn núi rực sáng xuống chúng tôi.
Phong cảnh thiền viện rất đẹp, cũng có cả một vài chi tiết không mấy hấp dẫn – nhưng Đại sư Kennett cho rằng đó chỉ là những chi tiết hoàn toàn tình cờ.
“Tôi sang Mỹ để thuyết Pháp và không có ý định lưu lại đó. Tôi đang sống tại Nhật Bản và trụ trì tại một ngôi chùa nhỏ là nơi tôi đã được xuất gia làm tu sĩ nhưng tôi mắc phải chứng bệnh quái ác, bác sĩ chữa trị cho tôi quyết định phải qua phẫu thuật, nhưng họ không thể phát hiện tôi mắc chứng bệnh gì. Khi tôi được phân công sang đây thuyết Pháp, tôi nghĩ sao không đi bác sĩ Tây y để họ khám bệnh và chữa trị xem sao? Ngay lúc tôi còn chưa biết phải giải quyết ra sao. Tôi suy nghĩ mình nên trở về Nhật bản, hoặc sang Anh quốc nếu bệnh tình không cho phép tôi trở về Nhật Bản được. Họ đã giải phẫu cho tôi vào mùa thu năm 1967 và tôi cảm thấy chân cẳng dần dần mất hết sức lực để di chuyển. Tôi rơi vào tình trạng không thể đi bộ được nữa, tôi đã đến lưu lại đây và chỉ trong vòng một tháng trời tôi đã bị suy sụp hoàn toàn, họ vội đưa tôi vào bệnh viện UC. Sau khi khám các bác sĩ đã khám phá ra tôi mắc chứng bệnh tiểu đường. Nguyên do căn bệnh là do tôi đã không ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tại chùa và rất có thể tôi gặp điều gì trục trặc trong sinh hoạt tại ngôi chùa đó, tôi cảm thấy như toàn bộ điện năng trong người đã cạn kiệt. Và hiện thời không thể bước đi một mình được nữa. Nhưng tôi đang cảm thấy khá hơn nhờ sự giúp đỡ của bệnh viện Úc.”
“Cùng thời gian đó có một nhóm người rất đông tụ tập quanh tôi – một số đã sống với tôi một thời gian tại Nhật Bản. Họ toàn là người Mỹ và phục vụ trong quân đội tại đó. Họ thắc mắc muốn biết, Tại sao tôi không ở lại Mỹ và điều hành một ngôi chùa tại đây? Tôi không có ý định làm gì cả cho đến khi nào khỏi bệnh. Tôi cho họ biết, “Vâng, trước tiên tôi muốn trở về thăm gia đình tại Anh quốc và rất có thể tôi sẽ trở lại Nhật Bản, nhưng hiện nay tôi chưa biết phải làm gì cả.”
“Tôi đã sống tại Nhật Bản tám chín năm trời. Và tôi chưa kịp sắp xếp gì cả. Tôi chưa muốn rút khỏi ngôi chùa tôi đang trụ trì. Vì hiện tôi đang sở hữu ngôi chùa đó và cũng là thiền sư trụ trì hợp pháp tại đó và đến khi nào tôi thực sự khá hơn, tôi sẽ trở lại và sống tại ngôi chùa của tôi”
“Ý Bà muốn nói là bà đang sở hữu ngôi chùa đó phải không?”
“Vâng, tôi đã là tu sĩ chính thức của ngôi chùa đó. Theo luật pháp Nhật bản nhà sư trụ trì tại ngôi chùa nào thì cũng sở hữu ngôi chùa đó – tôi muốn nói là nhà sư sở hữu ngôi chùa và lại thực sự không sở hữu nó – Bà hiểu ý tôi nói không? Dù sao, tôi sang Anh quốc vào tháng tư tới khi nào tôi có thể đi lại được. Thực sự chắc tôi chẳng bao giờ có thể đi lại bình thường được nữa. Khi tôi tới Anh quốc một điều rõ ràng là ở đó dân chúng không thích trường phái Phật giáo Soto Zen, họ chỉ muốn theo Phật giáo Rinzai mà thôi, nhờ có ảnh hưởng của Toby Humphreys. Tôi thường nhận nhiều thơ từ những người sống tại Mỹ cho biết họ rất muốn tôi trở lại quê nhà. Vậy nên tôi đã quay trở lại Mỹ và bắt đầu xây dựng một ngôi chùa nhỏ tại San Francisco.
“Chỉ trong vòng một thời gian ngắn chúng tôi đã khám phá ra rằng ngôi chùa quá nhỏ. Thế nên chúng tôi tìm một miếng đất khác tại Oakland, có một ngôi nhà thật đẹp rộng rãi trên đỉnh đồi hướng về phía hồ Merrit. Nhưng rồi chỗ đó cũng quá nhỏ so với nhu cầu. Tôi suy nghĩ chỉ có trong vòng hai tuần đã có tới mười lăm người muốn sống tại đó. Họ là những người thực sự đã sống với tôi tại Nhật Bản, hoặc là họ hàng hay bạn bè của họ. Nhu cầu thật khẩn trương. Nhưng chúng tôi không có tiền. Và thế là chúng tôi xây dựng một thiền viện để huấn luyện! Và ngôi chùa ngày càng lớn thêm, phình ra gần tới đường cao tốc.
“Sự việc xảy ra là chúng tôi phải tìm một chỗ lớn hơn. Tại một vùng nông thôn. Tương đối gần đường cao tốc để cho bá tánh có thể đến, ở lại và thăm viếng. Có một điều tôi không trù liệu trước được đó là nước Mỹ quá rộng. Một ngôi chùa tại San Francisco sẽ không được những người tại Newark, New Jersey sử dụng. Đặt ngôi chùa ở đâu không thành vấn đề vì đa số các chùa đều không nằm tại San Francisco.
“Chúng tôi bắt đầu đi kiếm trên đường cao tốc để mua một ngôi nhà và miếng đất thích hợp cho công việc, tình cờ, hết sức tình cờ, khi chúng tôi dừng lại tại Mount Shasta để đổ xăng. Cứ mỗi lần chúng tôi dừng xe lại, chúng tôi lại hỏi thăm, “Ở đây có ngôi nhà to nào bán không? Có miếng đất nào bán không? Và lần này có người chỉ. “Ô ở kia có một khách sạn cũ rất dễ thương dành cho các tài xế mô-tô, xuôi theo con đường cao tốc này. Nhưng có điều nó chỉ thích hợp để xây một tu viện thôi!” Chẳng ai muốn mua cả. Khu đất rộng gần cả mười lăm mẫu tây, ngay cạnh đường cao tốc. Và đó là chỗ lý tưởng nhất để phát triển”.
“Thực sự năm nào thì bà đã thiết lập được tu viện?”
“Một ngàn chín trăm bảy mươi, tháng mười một 1970.”
“Vậy thì Trung Tâm Thiền San Francisco cũng được xây dựng vào thời gian đó phải không?”
“Ô, vâng, mọi sự đều tiến triển rất tốt”
“Nhu cầu quá lớn phải không?”
“Vâng, nhu cầu quá lớn, nhưng luôn có một phong trào đối với những công việc như thế một phong trào quan tâm đến những gì đã bắt đầu tiến hành tại đó vào cuối những năm năm mươi, đầu những năm sáu mươi, lại đang bắt đầu xẹp xuống một chút. Và một cách nào đó đây thực sự là một điều may mắn Trời Phật ban cho chúng tôi.
Rồi tôi hỏi tiếp, “Thế còn tại Shasta thì sao? Công việc hàng ngày thế nào? Lịch sinh hoạt ra sao?”
Đại sư Kennett quay sang vị sư ngồi cạnh bà, đó là trợ lý rất thân cận của bà, nhà sư miễn cưỡng cung cấp cho tôi một tường trình với đầy đủ chi tiết các biến cố xảy ra trong ngày. Sau này tôi có dịp nói chuyện với một vị viện trưởng khác là người cư ngụ tại đó và nhận được toàn bộ công việc làm tại đó qua một bức thư điện như sau:
Nếu bạn là một vị sư cao niên, cùng với ba mươi vị sư khác, bạn sống tại phòng thiền. Chỉ có các vị sư mới được lui tới chỗ này, một bên dành cho phụ nữ, còn bên kia dành cho nam giới. Toàn bộ đồ đạc cá nhân của bạn được để trong tủ gỗ vào ban ngày. Ban đêm bạn ngủ trên tấm nệm được trải ra ngay tại chỗ bạn ngồi hành thiền. Bốn mươi lăm phút trước khi trời rạng sáng, có chuông đánh thức bạn dậy. Theo mặt trời mọc, mùa hè bạn dậy sớm hơn mùa đông. Bất kỳ giờ nào bạn cũng phải rất nhanh nhẹn. Chỉ có mười lăm phút đủ cho bạn mặc quần áo, dẹp tất cả đồ đạc lại gọn gàng, làm vệ sinh, rửa mặt và đến đúng địa điểm tập kết kế tiếp. Ngồi quay mặt vào tường, để tham dự buổi hành thiền đầu tiên trong ngày. Sau ba mươi phút đắm chìm trong yên lặng, chuông reo lên và bạn quay vào giữa để tụng kinh.
Từ đông sang tây, Đấng vô hình đã tuôn trào
Tâm trí Bậc thông thái Nhất Ấn-Độ, dòng suối
Trong lành đích thực không bợn nhơ xuất phát
Nếu từ kinh nghiệm giác quan thực tiễn
Bạn không am tường chánh đạo chân thực
Thì khám phá sao được chánh đạo chân chính
Dầu lặn lội nghìn trùng vạn lối xa thẳm
Bạn như người mất hướng giữa xa trường diệu vợi
Nhưng cho dầu núi đồi sông dài cản tiến bước
Ta vẫn ban cho kẻ tìm kiếm chân lý cao sang
Nguồn sức mạnh phi thường bồi bổ
Đừng bỏ phí thời gian con yêu quí.
Rồi trong cuộc rước trong thinh lặng, bạn bước tới phòng diễn ra nghi thức, cùng với toàn thể cộng đồng tu sĩ, bạn tụng tiếp Bài Kinh Phật buổi sáng tiếp theo.
Lúc con người thành tâm tận đáy lòng
Vượt quá mọi suy tính phân biệt tầm thường
Kanzcon Bồ tát Đấng thánh thiện cao siêu
Nhìn thấu tận tâm can thân phận trần thế
Tận bản chất con người là hư vô, vô thường và trong sáng
Ôi, Sariputra, Đấng vô hình tuyệt đối
Hư vô là bản chất mọi chúng sanh
Ôi Đức Phật xin Ngài luôn cứu nhân độ thế
Giải cứu chúng con vượt mọi dậm trường khốn đốn
Để được luôn đạt đến Đấng Buddha
Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật.
Thế rồi trong ánh sáng ban mai tiếng trống chiêng cồng rền vang đánh dấu phần nghi thức kết thúc, xen lẫn tiếng đàn điện đệm theo tiếng bình ca vang dội.
– Tiếng hát ư, thưa Đại sư?
“Vâng,” Đại sư Kennett cho biết, “Tôi đã một thời là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, như bạn biết đó và ngành chuyên môn của tôi là nghiên cứu và sáng tác nhạc thời trung cổ. Trong khi Vatican dẹp bỏ tất cả các bài bình ca thánh. Để quyết định đổi mới. Tôi lại tìm tòi lục lọi tất cả các bài ca đó – và các bài ca đó thật là tuyệt vời! Nếu ai đó tin là đổ bỏ cả đứa nhỏ đi chung với nước tắm cho nó. Tôi lại cho là phải nhặt lấy đứa nhỏ!”
“Có phải bà đang nói về nhạc Gregoriô đó phải không?”
“Vâng, tôi lượm lặt tất cả những gì họ vứt bỏ đi và soạn lại một số cho phổ nhạc đó vào Kinh Phật. Công việc đầu tiên tôi soạn Kinh Phật thành thơ; bạn giữ nguyên các từ giống nhau và chỉ cần thay đổi thứ tự một chút xíu. Hoặc bạn làm cho các hàng chữ dài thêm một chút. Nhưng ý nghĩa vẫn giữ nguyên. Nếu bạn dùng cái vẫn gọi là vần thơ trắng, bạn không cần phải viết lại bất cứ điều gì khác. Dòng trắng là cách viết các ca vịnh (Psalms). Và thật may mắn, tất cả các Kinh Phật đều viết rất giống kiểu viết các Ca-vịnh. (Ca vịnh – Psalms một cuốn trong Kinh Thánh Cựu Ước của Thiên Chúa giáo). Trong các Bài Ca vịnh bạn thấy có các câu gồm một nửa là các câu hỏi, nửa còn lại là câu trả lời. Mỗi câu thơ là một câu. Nửa câu này thêm nghĩa cho nửa câu kia. Và trong Kinh Phật cũng giống y như thế, vậy nên rất là đơn giản. Tất cả những gì tôi phải làm chỉ là ráp nhạc vào là xong, rất là đơn giản – chúng ta chỉ cần ráp tất cả lại là xong. Và người Nhật bản cũng rất thích loại nhạc bình ca này họ đã thực hiện một bản dịch chính thức sang tiếng Anh.”Người ta có bị choáng hay ngạc nhiên thấy bà thực hiện điều này không?”
“Không đâu, họ chẳng nhận ra nữa là đàng khác, theo như tôi biết họ không ngạc nhiên đâu. Như bạn biết đó, nhạc Gregorian rất phổ biến nơi những người Âu châu. Đó là loại nhạc cơ bản. Rất quen thuộc với chúng tôi đã nhiều thế kỷ nay. Chính vì thế nên rất dễ dàng chuyển đổi từ ngôn ngữ Thiên Chúa giáo sang ngôn ngữ Phật giáo vì đây là một phương tiện truyền tải nhiều người trong chúng ta rất am tường. Vâng, thật tình cờ, nhưng cũng không phải hoàn toàn tình cờ đâu, điều này rất hợp tình hợp lý xét trên phương diện tâm lý – điều chúng ta nhận thấy chính là một phương tiện để truyền tải rất đơn giản – họ gặp lại một người bạn cũ nên họ không thấy lạ lẫm”.
“Tính chất đặc biệt của loại nhạc này có làm tăng thêm lòng sốt sắng không”.
“Điều đó Tùy vào loại nhạc nào được sử dụng, có loại gây cảm súc mạnh mẽ, nhưng còn tùy bạn chọn đúng hay sai. Bạn thấy đó, có tới hai mươi tư thang nốt khác nhau trong bình ca. Âm nhạc thường chỉ có hai thang nốt mà thôi.
Đó là thăng và giáng có phải không?
“Vâng, nhưng có tới hai mươi tư cung như thế trong nhạc Gregorian. Cũng có những điệu khúc hành hương nữa. Có nghĩa là nếu chọn đúng điệu, bạn có thể tránh được cảm xúc. So với thăng và giáng trong nhạc hiện đại của chúng ta thì cung thăng trong nhạc Gregorian chỉ là một trong hai mươi tư cung, diễn tả hào khí chiến tranh. Tất cả các khúc nhạc viết theo thể loại đó có thể diễn tả hờn giận hay bạo loạn. Còn viết với cung giáng lại dùng làm âm nhạc trong việc ma chay. Nhưng nếu bạn khảo sát thêm một số cung khác, còn có cung lửa, tạo sức nóng trong cơ thể. Và tất cả các cung đều gây ra những hiệu quả nhất định nếu như bạn biết dùng đúng. Tôi viết tất cả nhạc bằng cung Phrygian, một điệu rất tươi trẻ, trong sáng, sâu lắng và rất gây ấn tượng. Tôi cũng dùng cung hành hương vì rất thích hợp với đoàn đi rước. Không ảnh hưởng tới các điệu khác. tương đương với loại nhạc chỉ gồm có nửa cung (chromatic). Nhưng không phải là loại nhạc đó. tôi thiết nghĩ loại dùng phrygian và lygian để tụng kinh Phật là thích hợp nhất và đem lại hiệu quả nhất.”
Đoàn thể đã tụng kinh độ một giờ mười lăm phút. Bây giờ đến công tác buổi sáng – quét dọn nhà cửa, lau chùi trong ngoài thiền viện. Vắt sữa dê. Bạn phải vái lạy các vị sư khi họ giải tán dọc theo hành lang. Vào cuối mùa Hè và đầu mùa Đông khí trời lạnh lẽo bạn hay bị cảm sốt, bạn được phép đội một mũ ấm để che đầu.
Thời gian khắc nghiệt nhất tại đây là vào những năm đầu. Bạn đang sửa soạn từ bỏ mọi thứ. Thoạt đầu xem ra vẻ thoải mái. Nhuệ khí của bạn được tăng cường, khí thế cam kết còn mới mẻ và hăng hái. Nhưng điều không thể tránh khỏi, khi những điều mới lạ và tính cách lãng mạn cũng mờ nhạt đi. Vào buổi sáng thức dậy trong trơ trọi. Lần đầu tiên bạn thấy mình trần trụi tuyệt đối: từ bỏ hết mọi sự có nghĩa là bạn không còn sở hữu bất cứ sự gì trên đời, nó còn mang ý nghĩa bạn không còn mơ tưởng đến bất kỳ điều gì nữa. Tất cả những suy nghĩ, tư tưởng và hình ảnh xưa nay bắt đầu tiêu tan dần. Tất cả mọi sự đều xa lạ và bị cấm đoán, không hiểu tại sao mọi người vẫn cảm thấy dễ chịu và tự nhiên đến thế?
Bạn thử trao đổi với một nhà sư cao niên. Và bạn mới khám phá ra bạn không đơn độc. Bạn cảm thấy được thông cảm, được thấu hiểu. Những khủng hoảng chỉ mang tính giai đoạn trên bước đường huấn luyện. Cũng giống như bất kỳ điều gì khác. Tất cả những điều đó bạn sẽ phải cảm nghiệm được đầy đủ. Không cần phán đoán, không cần quay lưng lại. Thách thức, nghi ngờ và cả tỉnh táo sẽ đến. Bạn cảm nhận được và rồi bỏ qua tất cả. Sự nhàm chán, lo lắng, sợ hãi và phẫn nộ – rồi cũng sẽ tới và còn kéo dài. Dần dần bạn sẽ loại bỏ được tất cả các thử thách ban đầu đó, bạn suy nghĩ chúng chính là con người”bạn” đôi khi cô đơn tỏ ra rất rõ ràng. Đôi khi những thắc mắc lại quá to lớn. Nhưng cơ cấu tổ chức trong những ngày bạn lưu lại đó, gương sáng của các nhà sư đi trước, sự nâng đỡ của Kinh Phật và hành thiền và lòng từ bi nhân hậu là nền tảng thuyết Pháp của Roshci Kennett tất cả sẽ bồi bổ giúp bạn tiến tới trong đức tin và giúp bạn vượt qua tất cả.
Chuông báo hiệu ăn sáng đã điểm. Trong suốt năm, đây là những bữa ăn chính thức, theo kiểu Nhật Bản, được dọn ngay trong hội trường thiền. Tiếp theo sau là nửa giờ tụng Kinh Phật và rồi tiếp đến là một thời gian làm việc dài trong ngày. Bạn làm công việc được giao trong vòng hai tiếng đồng hồ, điều cần thiết là giữ cho mọi công việc trong Chùa chạy đều. Rồi đến bữa trưa, nghỉ trưa và cuối cùng là buổi làm việc ban chiều.
Bạn sẽ phải cố gắng thực hiện những gì chỉ định với cả tấm lòng. Bạn cố gắng ý thức, lùi bước trước nhàm chán và bực dọc. Cố gắng rút kinh nghiệm sau những sai sót. Nếu có phản kháng, hoặc rơi vào những hành vi quá máy móc, bạn sẽ được nhắc nhở mọi nơi mọi lúc trong cơ cấu hoạt động hàng ngày. Thế rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ hành thiền được ngay trong các sinh hoạt bạn đang thực hiện bạn cảm thấy mọi việc đều có ý nghĩa. Lòng tri ân tràn ngập hết con người bạn, thôi thúc bạn tiến tới phía trước và tiến tới mãi: đó là đời sống của một vị sư trong Chùa.
Vào lúc 3.30 một tiếng chuông ngân vang và bạn thực hiện việc bắt đầu giờ Niệm Phật ban chiều. Đọc những qui định hành thiền (Fukanzazenhi do thiền sư Dogen ) và rồi bạn trở lại phòng hội thiền. Đó cũng là lúc “đóng cửa Chùa”. Chuông chùa đổ vào lúc 11.00 sáng báo hiệu giờ “mở cổng Chùa” cho công chúng. Và đúng 3.30 chuông lại đổ báo hiệu “giờ đóng cửa chùa” cho công chúng ra về.
Theo lịch trình đơn giản trong cuộc sống như vậy, cũng là phần quan trọng nhất của cuộc sống đó, một qui trình thanh tẩy từng chút ít một. Bạn sẽ để cho diễn ra. Bạn tự làm tất cả. Tất cả mọi thứ, tất cả mọi việc đều có thể là thiền sư của bạn. Khiêm tốn sẽ xuất hiện như một nguồn nước dịu hiền.
Huấn luyện ở đây có nghĩa là bạn từ bỏ tất cả những gì bạn có. Để cho mọi sự trôi qua dần dần, tất cả những khuynh hướng đang điều khiển cuộc sống bạn, đem lại cho bạn tai hại hay hạnh phúc. Đến đây bạn không thể thụt lùi mà không tiến bước. Không còn một cuộc sống nào khác. Và từng bước từng bước, mỗi lần bạn tiến lên tiến lên thêm với lòng tri ân.
Trước bữa ăn trưa bạn có một giai đoạn công tác khác nữa tiếp theo một giờ niệm Kinh Phật; sau cơm tối, là giờ nghỉ ngơi và vệ sinh cá nhân. Đúng 7.00 giờ tối lại có thời gian tĩnh tâm, hành thiền vào lúc 8.00 giờ rồi tiếp đến là tụng Kinh Phật, rồi uống trà và lên giường đi ngủ.
Tôi nghĩ đó là một thời khóa biểu thật khắc khe.
Roshi Kennett cho biết, “Hoàn toàn giống với thời biểu đã được áp dụng tại Nhật bản, chỉ có một điều khác biệt đó là chúng tôi sử dụng bằng ngôn từ thông dụng hơn để chỉ mọi công việc phải thực hiện. Thí dụ, chẳng thú vị chút nào nếu dùng từ: tụng Kinh Fukanzazengi, Kinh Phật được đọc trước khi đi ngủ, nhưng nếu như ta dùng kinh hát tối (Vespers) – ý nghĩa cũng như nhau, đó là bản kinh được hát lần chót trong ngày. Hoặc buổi niệm Phật cuối cùng trong ngày. Bạn có thể áp dụng cho những gì đã làm trước đó với những gì đang làm hiện nay. Và điều đó không đi ngược lại với truyền thống Nhật bản. Nhưng chúng ta chỉ dùng các từ vốn có trong tiếng Anh để khỏi phải dùng ngôn từ tiếng Nhật rồi chuyển ngữ thành một từ mới. Điều đó khiến mọi người hơi e sợ. Các từ hát kinh tối, (Vespers) suy nghiệm (recollection) mọi người đều hiểu ý nghĩa. Tôi có thể hoàn thành tốt nhiều việc tại Nhật Bản nếu như tôi có được những từ đó bằng tiếng Anh.”
“Một số người nói rằng ý nghĩa không quan trọng khi tụng Kinh Phật mà chỉ là âm thanh mới thành vấn đề, Bà nghĩ sao?”
“Tôi rất ghét nghe điều đó, tôi không muốn xúc phạm bất cứ ai, những gì tôi cũng như Soji-ji quan tâm, được gọi là bầu khí huấn luyện trong tu viện. Mục tiêu huấn luyện, theo như Dogen cho biết là hiểu được sinh tử một cách hoàn hảo, để cho cả hai biến mất khỏi suy nghĩ chúng ta và vị trí thứ ba được thể hiện, đó chính là thiên đàng hay Niết Bàn, một chỗ sẽ không còn sinh cũng không còn tử nữa. Là nơi bạn vượt thắng mọi xung khắc. Chính vì có một vị trí thứ ba. Và bạn cũng có thể đạt đến được, đó chính là mục đích các bạn hành thiền, Kinh phật đã nói rất rõ về điều này. Kinh Phật thứ nhất cho biết bạn phải có Đức Tin – đó là kinh Kanzeon. Kinh Phật thứ hai vạch cho bạn dấu chỉ nào (gọi là Sandokai) bạn sẽ gặp khi bạn tiếp cận. Kinh Phật thứ ba dạy: đừng lại gần quá, cũng đừng đi quá xa. Là điều này hay điều nọ. những Kinh trên đều được tụng theo thứ tự tại Nhật và đều bằng tiếng Nhật cả. Vì thế họ có thể dễ dàng hiểu được và không muốn thực hiện bằng bất cứ ngôn ngữ nào khác.
“Vì thế kinh thứ ba sẽ cho bạn biết phải thực hiện thế nào và tất cả những khó khăn của nó. Còn kinh thứ tư – gọi là Kinh Đại Trí Tuệ – cho bạn biết điều gì sẽ xảy ra tại đó. Vậy những gì bạn thực hiện mỗi buổi sáng chính là điều tập dượt, bạn đang tập dượt cho những gì sắp xảy ra. Và đúng lúc bạn sẽ nắm được những gì giúp bạn trong suy luận: đừng lại gần cũng đừng đi quá xa, hãy thực hiện điều này đừng thực hiện điều kia. Như thế bạn đã nắm được toàn bộ chương trình.”Tôi vẫn còn nhớ Koho Zenji đã tranh cãi với một số người tại Nhật về vấn đề này. Họ nói: “Bà chẳng cần phải hiểu bất cứ điều gì bằng tiếng Anh. Và ông nói lại: “Cho đến khi nào bà hiểu được Kinh Phật bằng chính ngôn ngữ của riêng mình khi ấy Kinh Phật sẽ trở thành một phần xương thịt của bà, đến lúc nào bà chưa thể học nắm thiền Zen một cách đúng đắn”. Ông đã nhờ tôi và một người khác dịch Kinh Phật sang tiếng Anh. Và rồi chúng tôi phải giải thích ý nghĩa từ bản dịch.
“Ông làm rõ điều này là nếu như những lời thuyết Pháp không được giảng bằng ngôn ngữ bạn am hiểu, bạn sẽ không thể tiến tới tình trạng ý thức (Kensho) được – tức là vùng hiểu biết- một cách nhanh chóng. Và có người nói với tôi “Làm sao ông có thể làm cho nhiều người trở thành đại thiền sư đến thế?’ và câu trả lời thật đơn giản: họ đã nắm được bằng chính ngôn ngữ của họ. Họ cũng biết đâu là khó khăn không được lường trước, họ cũng biết cả những gì họ đang thực hiện”.
“Trong thực tế, Roshi mang ý nghĩa gì?”
“Có nghĩa là: vượt qua sợ hãi và những khác biệt có thể xảy ra.” Họ sẽ vượt qua điều đó – hoặc nói rõ hơn, họ là những người đã am tường Đấng Hằng Hữu. Ngay cả chỉ trong ít phút ngắn ngủi. Họ biết được chân lý. Và bạn không thể nào hành động như thể bạn chưa biết Đấng ấy bao giờ.”
“Vâng, điều đó nghĩa là một khi đã đạt đến tình trạng ý thức (kensho,) bạn sẽ trở thành Đại sư sao…?”
“Nếu như bạn có Kensho và đã được huấn luyện để thuyết pháp, bạn sẽ trở thành một Đại thiền sư (Roshi) bản thân Kensho không thể thực hiện được điều này. Bạn phải được huấn luyện để thuyết pháp và phải huấn luyện liên tục. Điều cốt yếu nhất là phải được huấn luyện liên tục.
“Không bao giờ kết thúc huấn luyện, có phải không?”
“Không bao giờ và bạn sẽ mất danh hiệu đó nếu buông xuôi huấn luyện. Đó chính là điều khác biệt giữa Rinzai và Soto. Trong Rinzai, một khi bạn đạt được danh hiệu Đại Thiền sư, bạn có được chức vụ đó vĩnh viễn. Điều này rất nguy hiểm. Soto thì khác, khi bạn ngưng không hành xử chức vụ Đại Thiền sư, ngay tức khắc người ta cắt ngay địa vị đó. Và đối với tôi như thế là công bằng và sòng phẳng.”
“Bà dùng từ Chủ nhà (Lord of the House) tôi có thể hiểu từ này xuất phát từ Keizan Zenji có phải không?”
“Đúng vậy, trong kinh Denko Roku. Từ đó ám chỉ Đấng không phải sinh ra, Đấng không thay đổi, Đấng không được tác thành và Đấng bất tử. Đó là điều Shakyamuni khám phá ra. Hiện nay người ta thường nói Shakyamuni đã khám phá ra Bát chánh đạo và Tứ diệu đế (Eìghtfold Path và four Noble Truths) là điều Ngài thuyết pháp. Nhưng trong Kinh Phật Udana Ngài gọi là cái điều hiện hữu, (what there is) mặc dù thông qua Niết Bàn. Bạn không cho là có một Thiên chúa. Kazan gọi đó là Chủ nhà (Lord of the House). Đó chính là bản chất của Thiên Chúa. Đó chính là đạt đến sự viên mãn hư vô (emptiness) chính là điều tinh khiết.”
“Và từ Chủ Nhà (Lord of the House) là một cố gắng để diễn tả điều đó.?”
“Chính là cố gắng giải thích điều không thể giải thích được bằng từ ngữ một cách đầy đủ, chưa có điều gì như vậy. Vì rằng ta có dùng nhiều từ đến cách mấy đi nữa, chúng chỉ mang một ý tưởng Thiên Chúa hay thuyết vô thần hoặc chẳng có gì trong từ đó chẳng có gì nơi sự vật. Chúng đều hàm ý phủ định và thiết định (negativity và positivity). Tất cả những gì chúng ta phải làm là khớp với điều có thể sai. Và khi có ai đó nói Đấng bất Diệt hay Chủ nhà (Lord of the House) hoặc X,Y,Z gì đó, nếu điều đó gợi nơi họ điều gì, trong một số trường hợp điều đó có thể hiểu họ có ý ám chỉ Thiên Chúa, các bạn không thể bỏ đi từ Thiên chúa chỉ vì nhân loại đã gán cho nó một ý nghĩa không tốt. Bạn phải lướt qua mà không được bỏ qua điều đó.”
“Từ Chủ Nhà (Lord of the House) có thể có vấn đề vì nó hàm chứa những ý nghĩa Phụ quyền.”
“Vâng, khi nói Chủ Nhà (Lord of the House) tôi không để ý đến điều bạn gọi tên đó. Chỉ cần am tường từ đó qua cảm nhận tự nhiên của bạn và tiếp tục với bất kỳ từ nào thích hợp nhất. Đối với tôi từ Đấng Bất Diệt xem ra có ý nghĩa nhất. Nhiều người, ngay cả ở Nhật Bản, cũng gặp rắc rối với từ Keizan khi gọi đó là Chủ nhà (Lord of the House) đối với rất nhiều người tôi thấy họ hay nói, “Tôi trong cậy vào Đấng Bất Diệt – hơn là vào Đức Phật, Phật pháp Và Tăng Giới – là điều dễ dàng hơn. Vì từ Đức Phật (Buddha) đã hàm ý nghĩa riêng của nó. Điều bạn tìm kiếm chính là bản chất, hay điều gì tương tự, để bạn diễn đạt.”
“Lần trước chúng ta đã đề cập đến một số kinh nghiệm của bà với thân phận là một phụ nữ, cả trong Thiên Chúa giáo lẫn trong Phật giáo và những khó khăn bà gặp phải. Có phải bà trở lại Phật giáo vì những bất đồng đó hay không?”
“Lý do duy nhất tôi từ bỏ Thiên Chúa giáo là vì tôi có ý muốn hết sức mãnh liệt là trở thành một Mục sư (priest) và không có cách nào tôi có thể trở thành Mục sư bên Thiên chúa giáo được cả.”
“Vì là Phụ nữ có phải không?”
“Vâng”
“Làm sao bà khám phá ra khả năng đó bên Phật giáo?”
“Thật bất ngờ, tôi không thể tưởng tượng được, có điều rõ ràng là Thiên Chúa giáo đã không cần đến phụ nữ và hầu như tôi đọc rất nhiều sách Tôn giáo. trong suốt cuộc đời và tôi cũng đã đọc nhiều sách về Phật giáo và cách này hay cách khác tôi cảm thấy Phật giáo tạo cơ hội cho phụ nữ nhiều nhất. Tôi không tin vào số mệnh, nhưng hình như có điều gì đó đã dẫn tôi đến đúng chỗ.”
Thực vậy một sự việc đã diễn ra ngay vào tuần lễ bà thôi không còn đệm đàn cho ban hát nhà thờ nữa (vì những lợi thế giới tính nơi giới tu sĩ) Thiền sư Koho Zenji, thiền viện trưởng trụ trì tại Chùa Soji-ji ở Tokyo đã mời bà sang Nhật. Chính ông đã làm việc một thời gian cho Hội Phật giáo Anh quốc và cũng chính hội đã dàn xếp cho Koho Zenji đến Anh quốc.
Vào cuối cuộc phỏng vấn lần thứ hai, chúng tôi trở lại vấn đề Đại Sư Kennett đã đề cập đến lần trước. Tôi đề nghị cắt nghĩa thêm ý bà muốn nói gì khi đề cập đến thứ “Tâm lý vượt lên trên tâm lý.”
“Bà cho biết một thiền sư Zen luôn hành động một cách tâm lý, điều mà những gì nhà tâm lý bình thường không thể làm được. Đơn giản là vì nhà tâm lý chỉ là một bác sĩ và xem mọi người đến với mình đều là bệnh nhân cần được điều trị. Còn Thiền sư thiền (Zen) là một mục sư (người hướng dẫn tinh thần) và dùng đến tâm lý với mục đích cao hơn, ông không giả định những người đến với ông như là bệnh nhân. Tôi có thể nêu ra một thí dụ: Chúng ta thấy đó, xét một cách tổng thể một người thể hiện mạnh mẽ nữ tính hay nam tính không liên quan đến sự thành đạt của họ trong tu viện. Vì ngay thời điểm họ có mặt tại đó, họ bắt đầu kiếm một thành viên khác phái để gây ảnh hưởng. Nhưng Thiền sư Zen phải làm cho mọi người thoát khỏi tình trạng đó. Chính vì thế người họ tìm kiếm phải là Đấng Bất Diệt hơn là một người bạn đời bình thường. Nhà tâm lý cố gắng giúp thân chủ của mình trưởng thành hơn, có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình. Chúng ta bắt đầu từ điểm này. Chính vì thế, cứ bình thường mà nói chúng ta không chấp nhận vào tu viện một người nào đó hoàn toàn thiên về nữ tính hoặc nam tính – chỉ khi nào người đó đã đến với nhà tâm lý và đã trở nên tự lập hơn.”
“Với nam tính và nữ tính bà muốn ám chỉ cái giá phải trả về những quan hệ tình dục có phải không?”
“Không đâu, bạn biết đó những người quá lệ thuộc vào người khác vì họ thiếu tự tin, họ cảm thấy cần phải có một người nam (hoặc người nữ) để làm đủ thứ cho họ, có phải không? “
“Điều đó ngày nay không còn mấy phổ biến, có phải không? Có lẽ bà muốn ám chỉ mỗi người chúng ta đều có hai mặt. Nhưng một số người chỉ phát triển được một mặt mà thôi.”
“Hoặc quá phát triển về một mặt nào đó và cần phải biết quân bình hơn. Đó là một ví dụ cá biệt. Điều đó không hàm ý nghĩa là một số người không bao giờ cần đến huấn luyện. Có nghĩa là họ có quyền đợi một vài năm cho người kia có thể đuổi kịp họ. Vì bạn giả định khi một người nào đó vào tu viện để được huấn luyện, họ phải hoàn toàn lành mạnh, hoàn toàn bình thường.”
“Thế nên bà phải đề ra một chương trình hết sức nghiêm ngặt. Cần thiết phải kéo dài một thời gian nhất định không?”
“Cần lắm chứ. Điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây là một nhà tâm lý bình thường chủ yếu chỉ muốn một người hành động trong xã hội không gây hại cho bản thân và xã hội là được. Ông ta chỉ muốn người ta hành động ở một mức cao hơn, nhưng thường lại bố trí ở mức độ thấp hơn. Còn đối với một Thiền sư Zen điều đó không thể chấp nhận được. Chúng ta phải thúc đẩy làm sao để họ đạt đến mức độ cao hơn có thể.
Theo như tôi đề nghị buổi chiều thứ hai chúng tôi muốn gặp nhóm ni sư lớn tuổi tại tu viện. Hai người trong số họ là Đại sư (hiện có bốn nữ và chín nam đã đạt Đại sư tại thiền viện Shasta, như đã cắt nghĩa ở trên, Đại Sư Kennett qui cho con số (13) bất thường này với thực tế là vì việc huấn luyện của bà đã được Âu hóa một cách cẩn thận để làm sao cho nhiều người Mỹ có thể sẵn sàng chấp nhận được. Do đó mà đẩy nhanh được tốc độ phát triển. Số nam giới cao hơn không phản ảnh sự phân biệt giới tính ở đây nhưng đó là thực tế cho thấy trong nhiều năm trở lại đây thiền viện Shasta vẫn thu hút nhiều nam giới hơn là nữ giới. Hiện giờ điều này đã thay đổi rất nhiều –số nữ Thiền sinh đã nhiều hơn rồi – và hy vọng là trong tương lai số Đại Sư Nữ sẽ tăng theo tỷ lệ trên).
Khi bốn phụ nữ đó có mặt và bỏ mũ ra, thoạt tiên, để thích ứng với việc xuống tóc, họ cảm thấy hơi khó chịu một chút. Thật là một biểu hiện từ bỏ rất quyết liệt. Đặc biệt đối với phái nữ.! Người đầu tiên tới là Nữ Thiền Sư Meiten McGuire. Ở vào tuổi năm mươi tám, Bà là Ni Sư lớn tuổi nhất không kể thiền viện trưởng Shasta và Bà công nhận xuống tóc nhiều khi bà cảm thấy như bị cô lập. Bà đậu tiến sĩ tâm lý điều trị. Làm việc tại Langley Porter Neuropsychiatrice Institute tại San Francisco và giảng dạy tại đại học Manitoba. Bà cho biết, kiến thức đã là một trở ngại lớn đối với việc đào luyện tu trì, Trong năm năm đầu bà cảm thấy cực kỳ khó khăn. Bà đã sống tại Shasta sáu năm khi chúng tôi gặp nhau và thế mà bà vẫn còn cảm thấy những đòi hỏi thể lý quá lớn. Sự việc đã dịu đi đôi chút trong năm vừa qua vì bà đã có tuổi hơn.
Bà cho tôi hay, “Sự ngoan cố trong tôi đã vùng lên mạnh mẽ khi lần đầu tiên người ta yêu cầu tôi phải thực hiện Gassho (tỏ lòng tôn kính = vái, xá, lạy) “Bà biết đấy tôi thấy một sức phản kháng rất mạnh trỗi dậy trong tôi. Bạn học những gì bạn phải quan sát lấy. Có đôi khi việc tỏ bày kính trọng (Gassho ) cả bên trong lẫn bên ngoài đều xảy ra cùng một lúc. nhưng chỉ đến lúc đó nó trở thành một liều thuốc nội tại” nhiều lần bà bị thôi thúc bỏ qua, nhưng làm vậy không phải là câu trả lời đúng đắn. Và cứ mỗi lần như vậy bà lại phải chịu đựng để đối mặt với “cái tôi” bà đang lẩn tránh suốt cuộc đời.
Theo bà, “Khi một người được xuất gia, họ phải từ bỏ hết mọi sự, điều đó gây đau khổ và không dễ dàng gì. Tuy nhiên tôi không có cách lựa chọn nào khác. Tôi đã phải trải qua những giai đoạn nghi ngờ và thắc mắc.” Bà cho biết thêm, “Nhưng tại thiền viện Shasta mọi điều đó đã được trù liệu để hỗ trợ bạn – giúp đỡ bạn trực tiếp với cả tấm lòng và để tiến tới trong Đức Tin và ý Chí. Và Thiền sư Kennett là một bậc thầy chính hiệu. Trong những giai đoạn khó khăn luôn xảy ra những điều giúp cho mọi sự diễn ra tốt đẹp. Bà cũng cho biết thêm “Cuộc sống hàng ngày là một thiền sư rất quý, những gì tôi được truyền đạt ngay lúc này là vô cùng cần thiết giúp tôi tiến tới hơn nữa.”
Ngài Đại Thiền sư Roshi Ando Mueller ở tuổi ba mươi, má ửng hồng, đầy nghị lực. Bà là người phụ tá kiêm quản lý và người làm bánh rất tuyệt, bà đã sống tại Shasta được mười năm. Bà đến thiền viện Shasta ngay vào thời điểm bà cho là “mọi sự đều trùng hợp.” Và đã lưu lại đó trong vòng ba tháng để thử huấn luyện. Chỉ một tuần sau, bà đã nhận thấy cuộc sống tại đó rất thích hợp và hai tuần sau bà đã quyết định trở thành ni Sư, bà nhớ lại: “Tôi thực sự cảm thấy rất tự nhiên như ở nhà mình vậy”.
Một điều bà đánh giá rất cao là luyện tập hành thiền đã được đặc biệt chú trọng tại đây. Mọi người rất thích thực hành những điều cơ bản trong Phật giáo, lần đầu tiên tới đây, bà đã nhận ra điều đó nơi các nhà sư cao tuổi (thiền sư Kennett không có mặt thường xuyên tại đây. Nhưng chất lượng đào tạo luôn sống động nơi các thiền sinh của bà.” Tinh thần của bà hiện diện nơi đây.” ) Bà nhận ra đây thực sự là con đường bà chọn để sống quãng đời còn lại.
Bà cảm thấy kỷ luật hàng ngày thật ích lợi – Bà hy vọng có thể chịu đựng được khổ hạnh đó. “Kỷ luật ở đây không căng thẳng lắm và rất thực tiễn. Những con người sống ở đây rất bình dân và thân thiện. Không có ai tỏ ra mánh khóe, luôn lộ rõ một bầu không khí cởi mở “Đây là điều chúng tôi đang thực hiện tại thiền viện này – bạn có thể tham gia với chúng tôi nếu bạn có ý định đi tu.”
Bà cảm thấy được tập thể chấp nhận ngay lập tức. Bà cho biết, điều này không phải dễ. “Vì chúng ta luôn phải đối mặt với chính mình, đối mặt với con người ích kỷ của ta ngay cả trong thiền viện cũng khó tránh khỏi.” Bản thân bà cũng đã trải qua những giây phút cam go và nghi ngờ, ước mong sao được giải thoát khỏi nỗi đau khổ này! Nhưng muốn thoát khỏi đau khổ chỉ còn cách chấp nhận lấy đau khổ mà thôi. Đôi khi trong lương tâm bạn cảm thấy điều đó là đúng. Tuy nhiên bề ngoài bạn luôn thắc mắc “Làm sao tôi có thể làm thế được.” Chẳng bao lâu sau bạn cảm thấy phải tin tưởng vào những cảm nghĩ thầm kín và như vậy mọi sự sẽ ổn cả và khó khăn cũng sẽ tan biến hết.”
Thực tế phụ nữ có mặt tại Thiền viện Shasta là một chi tiết quan trọng và thái độ của bà trong công tác huấn luyện cũng không có gì khác biệt cả. Mọi thiền sinh ai cũng đối xử với nhau rất bình đẳng. Chính Thiền sư Kennett là phụ nữ, một điều động viên tôi rất nhiều đó là chính bản thân thiền sư Kennett cũng là phụ nữ. Nhưng chính việc thuyết pháp đã vượt khỏi ranh giới giới tính mới là điều hấp dẫn bà hơn cả.
Khi bà chọn lựa trở thành ni sư và nhận xuất gia, Ando hiểu là bà đã trở thành đồ đệ (thiền sinh) của Đại sư Kennett. Cho dù bà hiểu đó là cơ hội để trao đổi riêng tư (sanzen) nhiều hơn về Phật pháp trong thiền viện qua thuyết pháp, hoặc ngay cả qua cuộc sống hàng ngày. Mỗi người đều có trách nhiệm phục vụ đoàn thể bằng chính công việc được chỉ định cho họ. Sẵn sàng tuân thủ những gì được yêu cầu thực hiện, tuân thủ những hướng dẫn cũng như lời khuyên của thiền sư mình. Và kết quả là lòng trung thành, thiện chí và tình bằng hữu nẩy nở. Và mỗi người đều sẵn sàng muốn tuân thủ những gì thiền sư chỉ dạy.
Bà còn cho biết thêm, đôi khi có người đến và muốn ở lại “luôn” tại thiền viện. Rất có thể họ có cái nhìn mê hoặc hay lãng mạn gì đó về việc đi tu Phật. Thực chất trở thành một nhà sư cũng chỉ là một cuộc sống hàng ngày bình thường, làm việc chăm chỉ và đôi khi còn gặp rất nhiều đau khổ khi phải đối mặt với chính bản thân. Điều đó đòi hỏi phải có một niềm tin và lòng trông cậy đáng kể. Bằng không, khi những điều mới lạ biến mất, Công việc tu trì sẽ trở nên khó khăn và cam go. Khó lòng chế ngự được căng thẳng – không phải chỉ trong những việc khắt khe, nghiêm khắc hay quá khổ hạnh, mà ngay cả trong việc thực hiện trách nhiệm bằng cách chu toàn những gì được giao một cách tốt nhất.
Thiền sinh Ando cho biết, “Đào luyện tu trì yêu cầu tập trung huy động trăm phần trăm tấm lòng và sức lực mỗi người.” Ando có thể lựa chọn việc huấn luyện dành cho người đời, nhưng bà đã không làm thế bà đã chọn cuộc sống chiêm niệm thay vì cuộc sống xã hội.
Bà còn cho biết thêm: “Phát triển Đức Tin là yếu tố huấn luyện Phật pháp rất quan trọng. “Đức Tin giúp ta khẳng định vững vàng Đấng Chủ nhà (the Lord of the House) luôn hiện diện. Nhưng trước tiên bạn phải chấp nhận nghi ngờ hoàn toàn – không khoan nhượng, nhưng phải phấn đấu không ngừng với nghi ngờ đó. Đây thực sự là một kinh nghiệm đức tin. Không phải chỉ là một cảm nhận bình thường, nhưng là thiện chí kiên cường.”
Chính Đức tin và thiện chí đó đã lèo lái toàn bộ cuộc sống Đại sư Kennett. Ngày nay đối với các phụ nữ, cánh cửa bước vào cuộc sống tu trì đã được mở rộng trên khắp thế giới. Nhưng vào thời Peg Kennett, một phụ nữ phương tây đến Nhật Bản đi tu làm Ni Sư chưa phải là một thông lệ. Toàn bộ bước đường tiến tới phía trước đều quá mới mẻ, nhưng với tấm lòng tự nguyện không gì cưỡng lại được, bà đã hiên ngang tiến tới phía trước. Và kết quả là ngày nay chúng ta đã có một thiền viện xinh đẹp tuyệt trần dành cho các phụ nữ Tây phương tọa lạc dưới rặng núi Shasta cũng xinh đẹp tuyệt trần tại California. Tại đó các nữ thiền sư đang được trang bị những kiến thức Phật pháp song song với các thiền sư nam giới.
Tôi nhớ lại một biến cố nhỏ trong cuốn Con Ngỗng Rừng Trắng (The Wild white goose) tập hai, đã hài hước ghi câu chuyện sau. Một ngày nọ trở lại ngôi chùa tại Tokyo nơi bà đang phục vụ với chức vụ một Ni Sư. Đại sư Kennett đã gặp nhà sư phụ trách tiếp khách. Với điệu bộ rất khẩn trương ông ra lệnh cho bà đến ngay phòng tiếp khách. Nhà sư không cắt nghĩa gì thêm chỉ bảo, “Điều này rất quan trọng, Ni Sư phải đến gặp người đàn bà đó ngay” và nhà sư còn nhắc lại “điều này cực kỳ quan trọng đó.” Ngay trên cầu thang Kennett gặp một đám đông rất nhiều sư sãi và phụ nữ và sau đó bà ghi lại trong nhật ký, “Ngay giữa đám đông có một phụ nữ trung niên, trông thật dễ thương và là một nhân vật bà thực sự quan tâm. Bà ta cười với tôi khi tôi tiến lại, vì hình như không có ai giới thiệu chúng tôi cả. Tôi giơ tay ra, bà nắm lấy tay tôi rất vui vẻ, thực sự bà hài lòng và rất thỏa mãn vì tôi đã giơ tay chào. Tôi thấy mọi người tỏ ra giật mình nhưng vì không có ai giải thích bà ta là ai, tôi cảm thấy cách xử sự của tôi là đúng. Tôi hơi ngạc nhiên và bà ta bắt đầu nói tiếng Anh, bà cho tôi biết bà rất sung sướng được có mặt tại đây và hy vọng sẽ còn gặp lại tôi vào lần tới.
Sau đó, khi bà đã trở về phòng, ông giám đốc đến thăm bà nói, “Tôi muốn bà bắt tay với tôi.”
“Thưa ngài giám đốc, tôi có thể được biết lý do tại sao không,”
“Vì bà đã bắt tay với Hoàng Hậu nước Nhật. Không có ai trên đời được đụng vào tay Hoàng Hậu chỉ trừ có Hoàng Đế mà thôi. Bà không nhận ra là đó là một điều phi thường hay sao?”
Và sau đó toàn bộ nhân viên trong chùa xuất hiện bên ngoài cửa, tiếp theo sau là một đoàn những thiền sinh cao tuổi. Họ xếp hàng đàng sau vị giám đốc và mỗi người trịnh trọng chờ đến lượt bắt tay thiền sư Kennett.
Mùa Đông 2000
Thượng tọa Đại đức Jiyu Kennett viên tịch vào ngày mồng 06 tháng 11 năm 1996, Bà là người sáng lập và nữ viện trưởng thiền viện Shasta trên rặng núi Mount Shasta, bang California, bà chết do những rối loạn bệnh tiểu đường gây ra, Bà đã phải chịu đựng căn bệnh nhiều năm. Các nghi thức tang chế truyền thống theo kiểu Soto Zen được diễn ra ngay sau khi bà qua đời. Sau đó, theo nguyện vọng của bà, một cuộc bỏ phiếu được tổ chức để bầu ra thiền viện trưởng trụ trì tại tu viện Phật giáo Chiêm niệm này, thiền viện Shasta do bà thành lập vào năm 1983. Thượng tọa Đại đức Daizui Macphillamy được chọn làm Bề trên tu hội và Đại đức Eko Little được bầu làm thiền viện truởng. (hiện nay tu hội gồm có hai tu viện – thiền viện Shasta và thiền viện Throssel Hole Buddhist bên Anh quốc, mỗi nơi có khoảng ba mươi lăm tu sĩ sinh sống thường xuyên tại đó, chín chi nhánh và rất nhiều nhóm hành thiền tại Mỹ, Anh quốc, Canada, Đức và Hà lan.)
Đại sư Kennett đã phấn đấu nhiều năm mang trong mình nhiều khủng hoảng về sức khỏe gay gắt, kể cả ung thư, áp huyết cao và bệnh tim đã suýt cướp mất sinh mạng của bà vào năm 1976, kể cả bệnh tiểu đường và mất thị lực. Nhưng sự trong sáng trong các mục tiêu bà đang theo đuổi đã giúp bà thoát chết do những căn bệnh hiểm nghèo đó vào năm 1976 và sống thêm được hai mươi năm nữa”. Theo thượng tọa Jischo Perry trụ trì tại thiền viện Phật giáo chi nhánh Santa Barbara viết trong cuốn kỷ yếu đặc biệt: Tập San Tu Viện Chiêm Niệm Phật giáo (Journal of the Order of Buddhist Contemplatives) “Kennett đã đùa giỡn với kinh nghiệm tu trì bằng việc “diễn tập” vào cái chết.
Khi Kennett viên tịch, Đại đức Perry đã lái xe trong mười tiếng đồng hồ từ Santa Barbara đến Mount Shasta và thấy xác thiền sư của mình được tắm rửa và liệm bằng bộ cà sa toàn trắng tinh sẵn sàng cho tang lễ. Ông viết thêm, “Tôi đã vái lạy ba lần và ngồi thiền, cho dù tôi có cơ hội lưu lại với một số người trong và sau ngày tang lễ. Tôi chưa bao giờ cảm thấy một sự yên tĩnh đã thâm nhập căn phòng tang lễ sâu đậm đến thế.”
Nhớ lại những ngày đầu tiên đến Thiền viện Shasta, Đại đức Perry viết rằng, “Hàng tuần Đại sư đều lái xe đi San Francisco để lên lớp tại Trường Cao Đẳng Khoa Đông Phương. bà đã nằm nghỉ ngay trên sàn nhà dân vào ban đêm và mang về nhà một ít tiền và khoảng độ hai mươi ổ bánh do lò bánh mì Parisian biếu tặng mỗi tuần. Những ổ bánh mì đủ dùng cho mỗi ngày cộng thêm một ít trà, đôi khi lại thêm một vài chục cam dùng trong những bữa ăn sáng của chúng tôi tại thiền viện vào những tháng đầu tiên đó… Hiện giờ cứ liên tưởng đến điều này tôi thật kinh ngạc thấy bà đặt biết bao niềm tin vào lúc ban đầu xây dựng thiền viện. Với quá ít tiền bạc và hỗ trợ, sức khỏe kém và lại tại một đất nước văn hóa mới lạ này.
Những tuần lễ tiếp theo sau nữ thiền sư qua đời, Đại đức còn cho biết thêm, “Điều kỳ diệu nhất… là sự đồng tâm nhất trí rất cao nơi tập thể các tăng ni nữ thiền sư đã xuất gia và huấn luyện.” Các nghi thức tang lễ truyền thống được nghiên cứu và sửa soạn, kèm theo là phải mua một chiếc quan tài. Khi mua bán bất kỳ điều gì Đại sư Kennett luôn thích mặc cả, rất đơn sơ và thực tiễn”. Ông nhớ lại “Thế nên tất cả mọi người trong đoàn thể họp lại và mặc cả rất kỹ về giá cả chiếc quan tài gỗ sồi.”
Và ở cuối bài viết Đại đức Perry đã trích dẫn lời của đại thiền sư thi sĩ thế kỷ thứ mười sáu, ngài Ryokan: “Nếu chúng ta đạt đến điều gì, chính tại đó từ khởi đầu thời gian. Nếu chúng ta mất đi điều gì, cũng chỉ là ẩn hiện đâu đó mà thôi”.
Một nhận định cá nhân về tương quan với thiền sư phải như thế nào, cũng như cái nhìn kiểm chứng “về tất cả những tương đồng và khác biệt trong tương quan đó,” đã được đăng tải trong số tưởng niệm Thiền sư của tập san trên do Đại Đức Daishin Morgan, thiền viện trưởng Throssel Hole viết tại Luân đôn. Ông viết, “Với tình cảm của một thiền sinh, mọi người đều phải công nhận Phật tính (Buddha nature) và Nữ Thiền sư Kennett đã đồng nhất với nhau… Theo tôi đây chính là kết quả xuất phát từ một số khó khăn đầy thách thức gay gắt, tuy nhiên lại giúp chuyển hóa một nỗi lo thầm kín nhất đó là cảm thấy cô đơn vì phải xa người mình yêu quí. Nhận ra Phật tính nơi người khác chính là mở lối cho ta nhận ra Phật tính đó nơi chính chúng ta. Nhưng… nếu như chúng ta muốn quên lãng thiền sư, chúng ta sẽ thấy rằng mỗi chúng ta cũng chỉ là con người có thể mắc sai lầm và do thái độ duy tâm đang thách thức chúng ta quá trầm trọng… chúng ta lại muốn gạt bỏ cả thiền sư của mình, nhưng chúng ta nhận rõ ngay loại bỏ thiền sư cũng chính là loại bỏ Phật tính vậy. Trong suốt thời gian tôi sống gần gũi với người thầy đáng kính, tôi thường bị chao đảo giữa một bên là tình thương sâu đậm và lòng yêu mến đối với bà cũng như một số thể hiện rất mạnh mẽ về tức giận và nghi ngờ.
Trích lời của đức Phật vào thời Ngài được giác ngộ (“Tôi đã, đang và sẽ được giác ngộ tức thì trong vũ trụ”) Ông nhận định rằng, “Đại sư đã dạy chúng tôi: Chữ “với” bao gồm tất cả những biểu hiện, tư tưởng và tình cảm nơi tâm trí chúng ta… sự xuất hiện và qua đi với những tình cảm, suy tư và cảm giác tất cả đều thuộc về chữ “với” cả. Chữ “tôi” vì thế không là bản ngã hướng tâm của tôi, nhưng đó là cái gì bất biến, cái gì còn lại trong khi tất cả cái khác biến đổi. Cuối cùng thì tất cả chúng ta đều mang theo với mình cái “tôi” và cái “với” bất chấp cách thức cái “với” này thể hiện như thế nào…
Mặc dù trong một thời gian ngắn tôi không thể tiếp xúc trực tiếp được với bất kỳ ai trong thiền viện, cuối cùng tôi cũng liên lạc qua điện thoại được với Thượng tọa Đại đức Koten Benson trụ trì tại thiền viện Lions Gate Priory thành phố Vancouver, British Columbia. Ông đã coi cái chết của thiền sư Kennett “tương tự như cái chết của một người thân trong gia đình hay người bạn đời của mình.” Đại Đức Koten đã nhập thiền viện từ năm hai mươi mốt tuổi, thành sư vào năm hai mươi ba và đã xin được làm môn sinh của thiền sư Kennett. Ông đã chăm sóc thiền sư cẩn thận nhất trên đời này và thiền sư chết đi đã để lại nơi ông nỗi buồn không nguôi. Ông cho tôi biết “Quan hệ thầy trò không bao giờ dừng lại”. Tất cả các thiền sinh của bà đều vẫn còn luôn chú tâm đến cái chết và chúc thư của bà. Và toàn bộ qui mô mới về những thành tựu của bà đã trở nên rõ ràng. Ông nói, “Bất thình lình chúng tôi cảm thấy gắn bó với tu hội của chúng tôi, trước kia, chúng tôi như người đang đứng trên bờ vực thẳm với sư phụ chúng tôi đứng phía trước. Hiện giờ không còn người đứng đầu nữa. Bây giờ mới chính là cuộc chơi của chúng tôi.” Vừa mới đây ông đã nhận một thỉnh sinh mới vào thiền viện. Và nay mai sẽ được xuất gia. “Hiện nay chúng tôi như đang đứng trên bờ vực, đoàn thể tu sĩ cũng đang thay đổi, giống như kính vạn hoa. Phương ngang phương dọc cứ đổi thay liên tục. Các thiền viện trưởng cũng như người đứng đầu đều là anh chị em với nhau cả.” Nhiều người khác sẽ xuất hiện và xá lạy Đại sư. Ông cho biết, “Bạn phải tách sang một bên để nhận một cái lạy, nhưng bạn cũng có mặt tại đó để lãnh trách nhiệm, cho dù bạn có cảm thấy bất xứng.”
Ông tự sửa lại, “Xứng đáng hay không, không thành vấn đề. Mà chỉ là tiếp tục huấn luyện chính bản thân mỗi người chúng ta mà thôi.”
Sau cái chết của sư phụ, những người trong thiền viện hình như di chuyển nhiều hơn trước. Đoàn thể không chỉ có một phương hướng duy nhất nữa. Thế nên tin cậy nhau là điều tối quan trọng, không xét đoán, không đưa những mục tiêu quá xa vời. Ông cho biết thêm, “Tất cả chỉ nhằm nâng cao bản ngã mỗi người là điều bạn phải bình thản và nhắm tới.”
Đại đức Koten lưu tâm rất nhiều đến khía cạnh nhân bản của thầy mình. Vào những ngày cuối đời, khi bà không ngủ được. Ông và một số thiền sinh đã cùng thức suốt đêm với thầy mình. Đó là những khoảnh khắc đáng ghi nhất. Trong những ngày cận kề với vực thẳm riêng biệt của chính mình, ông ngồi thiền hàng giờ lâu với các thỉnh sinh, tập trung toàn bộ niềm tin và tính trong sáng vào người thầy đang sắp trở thành người thiên cổ.