THIỀN SƯ SONJA MARGULIES & YVONNE RAND

Sonja Margulies

Lần đầu tiên nghe nói đến Sonja Margulies, tôi đã mường tượng trong đầu bà phải là một “Kỹ nữ” hiện đại theo truyền thống như tôi đã mô tả trong phần giới thiệu. Hình ảnh tôi hình thành được qua một số chi tiết có được, bà là một thiền sư thuộc khuynh hướng tự nhiên không theo một truyền thống nào cả, tương đối ẩn dật, chúng ta thấy bà hoạt động ngay tại nhà giữa thành phố San Francisco, tổ chức xuất gia cho thiền sinh ngay tại phòng thiền tại tư gia và hầu như thể hiện Phật pháp ngay trong những công việc cụ thể như lặt rau, cắm hoa hoặc trên đường xe cộ đi lại trong thành phố. Hiện tôi đã tìm đến thăm bà, trí tưởng tượng của tôi đã thay đổi đôi chút, nhưng những ý tưởng cơ bản về bà vẫn còn nguyên.

Sonja Margulies sống ở lầu hai một căn hộ trang trí theo kiểu kiến trúc Châu Âu thể kỷ 18 ngay trên đường cao tốc. Trước khi tới qua điện thoại bà đã chỉ cho tôi thấy căn hộ được trang trí theo kiểu Italia. Tôi không khó khăn gì để định vị được căn hộ. Ngay trên cầu thang, mùi nhang Nhật Bản đã chào đón tôi khi bước vào căn phòng được trải thảm. Cửa phòng Sonja Margulies hé mở và bà đang ngồi chờ tôi trong bộ trang phục áo lụa lộng lẫy, quần đen rộng thoải mái, bà cho biết bà thường ngồi thiền trong trang phục như thế đã hai mươi năm qua.

Chúng tôi uống trà trong phòng khách cũng là nơi một lần trong tuần đã biến thành phòng thiền và tại đây bà đã xuất gia cho ba người vào năm 1985. Sonja Margulies cho biết “Phòng thiền của bạn có thể là bất cứ chỗ nào bạn ngồi”. Dẫu rằng điều này xét về khía cạnh lịch sử có phần không bình thường, đoàn thể Tăng già của bà có thói quen ngồi thiền tại nhà riêng. Kobun Chino, thiền sư của bà đã thành lập một trung tâm riêng mang tên Boldi, ngay tại phòng khách của ông ở Los Angeles và tại đó Sonja Margulies đã tham gia năm 1969. Vào năm 1975 bà đã được xuất gia. Khi tôi thắc mắc, điều đó mang ý nghĩa gì thì bà nói, “Mọi sự đã diễn ra như thế và bạn tin tưởng vào công việc luyện tập của bạn.” bà cho biết. “Hành thiền phải mang một ý nghĩa hoàn toàn tự do thoải mái,”

Tương tự như vậy, về các điều lệ (những gì bà đã dạy và truyền đạt) cũng chỉ là hành động tự nhiên và trạng thái tư duy bình thường. Bạn nhận ra là bạn đã “nắm” được các điều lệ. Và rồi bạn yêu cầu được xuất gia. Bà bình luận, “Các điều lệ không tồn tại và tách biệt khỏi bạn”. Liên quan đến điều lệ “Tôi mang theo Phật pháp truyền thống Tathagatha. Đó chính là hành thiền.”

Sonja Margulies sinh tại Minesota vào năm 1931 trong một gia đình theo phái Tin Lành Luther. Bà hoàn tất cử nhân lịch sử, cưới một người chồng “gốc Do thái thuộc phái bất khả tri” và có hai mặt con. Tại California vào những năm sáu mươi, bà đã theo học tâm lý học tôn giáo với giáo sư Abraham Maslow và Anthony Sutch, bà cộng tác với họ thực hiện Tập San Tâm Lý Học Siêu Cá Thể (Journal of Transpersonal Psychology) trong cuộc nghiên cứu về văn chương tôn giáo Á châu. Bà rất thích thú với một lệnh trong bản văn Tây Tạng là: “Bạn không được tin bất kỳ điều gì không được kiểm tra trước bằng trí tuệ. Khi bà khám phá ra Phật giáo thiền, bà cảm thấy truyền thống này đã thu hút bà một cách đặc biệt, “Không kể đến giáo lý, kinh Phật và những gì liên quan đến bản chất mỗi người.” Bà bắt đầu luyện tập thiền kể từ năm 1968 khi đó hai đứa con của bà một đứa mới lên sáu và một đứa lên tám.

Trong những năm kế tiếp, Sonja Margulies bắt đầu nghiên cứu kỹ không những về những gì Phật giáo giảng dạy, mà cả những gì thực tế đang diễn ra trong lịch sử Phật giáo, tại những quốc gia Phật giáo và trong cuộc sống của những Phật tử hiện đại. Cho dù bà và nhiều phụ nữ khác được huấn luyện chung với nam giới, đối với bà có một điều rất rõ ràng là các hình thức đào tạo bà đang theo học lại được phân biệt rạch ròi giữa nam giới độc thân và nam giới được huấn lụyện bình thường. Nhưng bà gạt bỏ sang một bên tất cả những nghi kỵ về giới tính để theo học một cách toàn tâm. Lòng biết ơn trân trọng với thiền sư, theo như lời bà kể lại không thể nhầm lẫn được khi tôi tiếp chuyện với bà. Tuy nhiên, bà cũng còn nhớ nhiều lần, trong khi xướng tên các vị thiền sư theo thế hệ tông phái truyền thống và khi bà phát hiện ra họ toàn là nam giới, bà cảm thấy cổ như bị nghẹn lại, mắt rớm lệ và ngực bà căng phồng lên. Hơi thở như biến mất. Làm sao bà lại có thể ủng hộ và truyền đạt một hình thức tộc trưởng khác nữa.

Rồi vào năm 1982 tại trung tâm thiền Berkeley có cuộc họp mặt một nhóm phụ nữ, trong khi nhiều thính giả quá cảm động đến rơi lệ, Sonja Margulies đã tụng lên bằng giọng đanh thép tông phái nữ giới của chính bà: Là tên tất cả các phụ nữ đã ủng họ bà ngay từ thời còn nhỏ.Và trong lần sinh nhật thứ bốn mươi bảy, bà đã viết bài kệ:

Hôm nay tông phái tộc trưởng không diễn ra
Do những hoàn cảnh lịch sử
Các phụ nữ đã nuôi con
Sinh con và ở lại nhà
Mừng ngày sinh nhật bốn mươi bảy
Một quãng đời không chia cắt.

Sonja Margulies xuất gia cho một trong số những người sau nhiều tháng học tập luật giới ngay tại phòng khách của bà, ông một nhà tâm lý học và đã hành thiền thường xuyên từ những năm bảy mươi. Sau một năm ông đã quyết định cộng tác tích cực với Sonja để kiện toàn và hình thức hóa công việc luyện tập của mình. Hiện nay cùng với nhiều phụ nữ quan trọng ngoài đời, ông cảm thấy thật biết ơn Sonja Margulies đã giúp phát triển được những giá trị ông gọi là “phương ngang” – như nối kết và tương quan qua lại – điều ông cho là căn bản trong thực hành. Ông rất có ấn tượng trước tính thực tiễn đầy tình người của bà trong cuộc sống và trong giảng dạy. Trong nhiều năm qua ông rất cảm kích về việc bà nhấn mạnh đến việc phát triển và cổ vũ lòng biết ơn giữa chúng ta, “Chúng ta đang liên tục đào luyện lẫn nhau.” Bà nói: “Một thái độ biết ơn cho phép chúng ta chấp nhận tất cả những sinh vật tri giác như là thiền sư của mình.”

Sonja Margulies luôn nhấn mạnh đến giây phút hiện tại và tất cả những gì đang xảy ra trong cuộc sống chúng ta cũng đều trở thành thiền sư của chúng ta vậy. Ông cũng còn nhớ bà nhấn mạnh rất nhiều đến khía cạnh cơ bản và cụ thể của hành thiền: Bà có thể nói: “Thiền thực tế chỉ là luyện tập hành thiền.” Thực sự rất đơn giản như vậy. Thế mà câu nói đơn giản này đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với ông. Ông còn cho biết thêm: ông rất cảm động với tính cách Sonja Margulies luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, lòng cảm thông sâu xa và tự mình diễn đạt những đức tính đó; bà đã trải qua những mất mát rất lớn trong cuộc sống (kể cả cái chết của người chồng vào năm 1981) cũng như một vài xung đột thể lý tự nhiên trong thời gian gần đây. Lòng can đảm bản thân của bà thật hết sức phi thường. Ông nói với tôi, “Nhưng cùng lúc đó bà rất thích thú vui hưởng cuộc sống, rất khôi hài và hài lòng với những gì bà có được.”

Cách sống đạo của Sonja Margulies cũng được một nhà văn phụ nữ, một nhà tâm lý điều trị và là một trong ba người đã được bà xuất gia năm rồi nhấn mạnh đến. Người học trò này cho biết, “Không có khoảng cách nào giữa những gì Sonja Margulies giảng dạy và cách sống của bà”. Bà không coi mình như là một nhân vật nổi tiếng cũng như có đặc sủng: “đừng bao giờ tự phô trương là mình đã quá siêu thoát. Chẳng có gì “liên quan đến giác ngộ” ở đây cả. Thực vậy, chỉ có điều là Sonja Margulies đã hoàn toàn gắn bó với những gì là “vô hình”

Một thiền sinh khác cũng đề cập đến mối tương quan đặc biệt giữa Sonja Margulies và Tony Sutich, người sáng lập ra Tập San Tâm Lý Học Siêu Cá Thể, (Journal of Transpersonal Psychology), ông này đã bị liệt trong nhiều năm và mất vào giữa những năm bảy mươi. Khi ông còn tại thế và cả lúc ông đang hấp hối, Sonja Margulies đã hiện diện và mang lại cho ông thanh thản, lòng kính trọng và tôn kính. Mặc dù thể hiện bằng nhiều cách cuộc sống của bà mang tính “truyền thống” rõ rệt. Bà có lòng từ bi hỷ xả và thông cảm một cách tuyệt vời và cũng rất bình thường. Trong tòa soạn tạp chí bà là một biên tập viên cá biệt “nhạy bén và trí thông minh sắc sảo”. Thế mà Bà chỉ chọn giữ vai trò phụ tá biên tập và chỉ xuất hiện tại hậu trường. Sonja thường hay nói: “Khi bạn thực hiện được điều gì đặc biệt, tức khắc điều đó trở thành bình thường”.

Sonja Margulies đã nhận “cây trượng Phật pháp” từ tay thiền sư của bà vào năm 1983. Đó là một cây gậy ngắn, bằng gỗ một đầu cong và có gắn tua rua màu vàng nhạt làm bằng lông đuôi ngựa. Người ta đã ghi lại một số chi tiết khôi hài về cách bà sử dụng “cây trượng.” Bà cho tôi biết là bà rất quan tâm đến tinh thần đại kết, hàng tháng đã có một nhóm không chính thức gồm những Ky-tô hữu (Thiên Chúa giáo) và các Phật tử qui tụ lại với nhau ngay tại phòng khách của bà và họ đã cùng ngồi thiền với nhau. Và trong những cuộc hội thảo và đối thoại giữa hai tôn giáo bà đã được đề cử làm người điều phối chương trình và diễn thuyết.

Bà phát biểu, “Trống rỗng” không phải là hiện tượng lạ lùng, là Phật tử không phải là điều quan trọng, tuy nhiên hiểu được Đức Phật là người như thế nào lại là điều vô cùng quan trọng”. Hành thiền chính là luyện cho mình có được niềm tin. Chứ không câu nệ vào bất kỳ một hình thức nào cả.

Sonja Margulies chỉ muốn biết có một điều là “Khi không ý thức được mình là gì, thì lúc đó bạn là ai vậy?”

Mùa Đông năm 2000

Mặc dù hiện nay phòng khách của bà đã được chuyển đến một căn nhà khác tại Santa Cruz, bang California, không còn là một căn phòng nhỏ tại căn hộ ở San Francisco như mọi khi. Nhưng Sonja Margulies vẫn thường xuyên gặp gỡ các thiền sinh dầy dạn kinh nghiệm về Phật giáo thiền định, cùng với họ bà tìm tòi nghiên cứu về “koans” và nhiều văn bản Phật giáo khác. Chỉ nhằm mục tiêu tối hậu là hiểu biết sâu rộng về giây phút hiện tại, về cuộc sống đời thường và cách chúng ta tiếp cận với những vấn đề đó.

Sonja Margulies vẫn là một “thiền sư độc lập”. Bà đang nghiên cứu cách hành thiền dành cho người đời và không gắn kết với cách luyện tập zen tại các thiền viện, một việc bà tin là rất phổ biến tại Hoa Kỳ hiện nay. Đại sư Suzuki đã có lần mô tả những người theo đuổi đường lối này như những người “Trung du không là sư sãi, cũng không phải là thường dân.” Sonja rất quan tâm đến những vấn nạn của họ như: Không có những trợ giúp bên ngoài, không theo một lịch trình hoạt động hàng ngày, không tham gia một đoàn thể (sangha) nào, thì làm sao họ có thể hành thiền? Đó có phải là hành thiền thực sự không?

Nhưng sau lần gặp gỡ lần đầu tiên với bà vào đầu những năm 1980, tôi được biết Sonja Margulies đã trải qua những thách thức rất lớn trong cuộc sống, ngay sau khi di chuyển đến San Cruz vào cuối những năm tám mươi. Bà đã khám phá ra mình bị ung thư vú và đã phải trải qua giải phẫu cắt vú vào năm 1987. Sau đó, bà cho tôi biết, trong suốt đoạn đường đến điểm hẹn phẫu thuật, phải đeo những ống dung dịch vào ngực bà phá lên cười. Bà cho biết, “Ngay lúc đó tôi biết ngay tôi đang phải đối mặt với hoàn cảnh thực tế của mình, tôi dư biết thực sự tôi phải đối đầu với cái chết, vì vậy mà tôi phải tìm cách khôi hài cho vui.”

Khi bà trực tiếp đối mặt với đau đớn, kiệt quệ, mất hết nghị lực và khả năng cái chết sẽ đến sớm hơn. Thì “tầm nhìn cuộc sống” của bà đã thay đổi, “Chúng ta phải ôm lấy toàn bộ sự việc như chúng thực sự hiện hữu.”

Và rồi lại còn nhiều thách thức khác xảy đến, bốn năm sau ca mổ, đứa con gái ba mươi mốt tuổi của Sonja, Robin, cũng phát hiện bị ung thư vú như mẹ. Chẩn đoán bệnh tình con gái Robin của bà còn trầm trọng hơn nhiều và cũng khó lòng chấp nhận. Bà cứ phải tự nhủ mình “Đời là thế đó.”

Từ năm 1991 đến cuối năm 1999, bà và con gái Robin cùng nhau chia sẻ “Cuộc đời điều trị ung thư.” Chính xác là hai mẹ con sống bên nhau không rời một bước. Căn bệnh của Sonja lại tái phát một lần nữa và lại phải giải phẫu lần thứ hai. Trong khi đó bệnh tình của con gái Robin lại di căn vào xương. Robin phải trải qua chế độ điều trị rất nghiêm ngặt, sau đó bà đã suy sụp hoàn toàn và phải vô bệnh viện để được chăm sóc và điều trị. Nhưng một điều không thể hiểu nổi với một phép mầu nào đó con gái bà đã hồi phục lại được và không còn phải được chăm sóc tại bệnh viện nữa. Với thân hình quá tiều tụy vì bệnh tật, bà đã phải sống cuộc đời còn lại trên giường bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt những phương án điều trị và học hỏi những tác phẩm về Phật giáo Zen với mẹ. Ngay trong hoàn cảnh thể lý suy kiệt trầm trọng như vậy, họ vẫn cười nói vui vẻ với nhau trước những nghịch lý trong cuộc sống.

Robin là pháp danh mẹ đặt cho con gái, có nghĩa là “Đại dương chân lý.” Bà đã tìm thấy được nơi thực hành thiền luyện thở và luyện “Vô thức” là những phần luyện thiền rất bổ ích cho bà trong giai đoạn này. Bà thường xuyên trích dẫn một Đại thiền sư Phật giáo Trung quốc, với thuyết pháp chính của ngài là: Đừng hy vọng gì cả. Ông nói “Sống hay chết là con đường thẳng tắp cứ vậy mà tiến tới phía trước.”

Sonja Margulies phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để chăm sóc con gái, thế nên bà gác lại công việc thuyết pháp cho các thiền sinh mới tập sự học thiền. Bà tin họ là những người chủ yếu “chỉ muốn có hay tận dụng cơ cấu hay nhóm để hành thiền.” Điều đó bà không thể cung ứng được cho họ vào lúc này. Nhưng bà vẫn cố gắng phục vụ tất cả mọi người, kể cả những người muốn hành thiền tập trung (dokusan), cho những ai đã bỏ không còn luyện thiền chung một thời gian, hay đã hoàn tục sau một thời gian tu hành.

“Đôi khi, chúng ta may mắn tìm được một chút nước mát từ nguồn giếng Phật pháp Zen cổ xưa. Khi điều đó xảy ra, khó biết được ai đã thuyết pháp cho ai. Nhưng một lần nữa, chúng ta đã dễ dàng khám phá ra rằng mỗi ngày chỉ là một trang kinh Phật chung của cuộc sống hàng ngày.

Tôi đã nhận được tin Robin đã qua đời ít tháng vừa qua – vào ngày 17 tháng 11 năm 1998. Sonja Margulies viết cho tôi: Trong khi lâm chung “Sự chết đã thực sự trở thành vị thiền sư và Chiếc Trượng Phật pháp đã được chuyển sang cho Robin, cũng như cho tất cả những ai trong chúng ta phải đi vào chốn vĩnh hằng.” Robin đã trối lại không được tổ chức tang lễ, truy điệu cho cô. Nhưng tôi thực sự ngạc nhiên thấy hung tin được lan đi rất nhanh. Nhưng sợi chỉ của cuộc đời cô đã liên kết biết bao nhiêu bạn bè và người thân yêu của nàng tạo nên một canh thức tự nguyện trước linh cữu Robin kéo dài hàng nhiều giờ trước khi đưa đi hỏa táng. Một quãng đường dài đầy người hào nến trong tay xếp hàng kéo dài đến tận cửa nhà cô. Hàng trăm người ngang qua linh cữu của cô để chào vĩnh biệt tiếng thổn thức, lệ rơi, xen lẫn tiếng cười nói, những giai thoại về cuộc đời Robin được nhắc đi nhắc lại, những bó hoa và nhất là tình yêu cũng được chia sẻ. Sau cùng một số người trong chúng tôi còn tụng vang Kinh Prajna Parmita Sutra, Robin đã từng được nghe trong suốt cuộc đời.

“Những sự kiện xung quanh cái chết của Robin đã làm rõ nơi tôi một chân lý: đó là Phật pháp đã, đang và sẽ luôn luôn tồn tại. Với tư cách là một thiền sư tôi chỉ biết, “chú ý” và hy vọng giúp được người khác cũng làm như vậy.”

Yvonne Rand

Đã hai mươi năm, kể từ khi bà gặp đại sư Shunryuo Suzuki vào năm 1966 và trở thành thư ký Trung Tâm Thiền Phật giáo Zen bốn tháng sau đó, Yvonne Rand đã gắn bó mật thiết với Trung Tâm Thiền định Phật giáo tại San Francisco. Bà đã nắm giữ tất cả mọi việc quản trị tại trung tâm, cũng như hoạt động rất gần gũi với Đại Sư Suzuki trong suốt quãng đời còn lại. Mới đây bà đã làm việc và sống tại cơ sở Trung tâm thiền Zen Marin County, tại Green Gulch Farm. Yvonne là một mẫu người, một người phụ nữ ăn nói thật trôi chảy, tính tình ngay thẳng, thực tiễn, ai cũng có thể dễ dàng lui tới tiếp cận và bắt chuyện dễ dàng.

Bà cho tôi biết, trong số các thiền sư quan trọng nhất của bà, một số người đã lớn tuổi, ốm đau và sắp chết – gồm cả những người bình thường và cả những người rất tuyệt vời – Bà đã cộng tác với họ rất mật thiết trong suốt mười lăm năm qua. Người đầu tiên phải kể đến là Đại sư Suzuki, viên tịch vào năm 1971. Hai năm trước là ngài Lama Govinda, một tác giả cũng như một học giả Phật giáo Tây Tạng rất nổi tiếng. Trước khi qua đời, ông đã nói với bà: “Vì muốn bỏ đi những hình thức, nên chúng ta đã quen tuân thủ và trở lại với những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật.” Yvonne Rand rất cảm kích với lời khuyên này và đã lấy đó là để chỉ đường cho bà kể từ đó. Kết quả là, bà đã kết hợp những luyện tập vào giảng dạy một số phương pháp tổ chức xuất phát không phải chỉ từ Phật giáo thiền định, mà còn cả từ truyền thống Thiền Minh Sát (Vipassana) và Tây Tạng nữa.

Đối với cá nhân bà, có hai phương pháp luyện tập quan trọng nhất là luyện tập kệ kèm theo đi bộ và “Nụ cười hé nở” cả hai cách luyện tập này do một Đại sư Phật giáo Việt nam, một người rất đôn hậu truyền đạt cho bà. Ông dạy, “Hãy học bước đi như Đức Phật đã bước đi, tập mĩm cười như Đức Phật đã làm, con có thể làm được điều đó đấy. Tại sao lại phải đợi trở thành Phật mới thực hiện? Hãy trở thành Đức Phật ngay bây giờ có được không?” Ngay từ lúc này, Yvonne hiện nay đang luyện “nụ cười hé nở” ngay dưới ánh đèn và ngay trong kho dự trữ thực phẩm. Khi có hơi thở được điều khiển, ta có thể thở một đến ba lần giữa những sinh hoạt giúp cho bà kinh qua được sự liên tục giữa trạng thái trí tuệ nổi lên khi hành thiền và những gì xảy đến trong cuộc sống hàng ngày.

Tất cả những luyện tập khác, đặc biệt về luật giới (những qui luật về hạnh kiểm) rất có lợi để kiểm điểm lại những vị trí sâu thẳm hơn nơi con người của mình. Những vị trí vượt trên hành động, ngôn ngữ và suy nghĩ. Những lớp đối kháng và từ khước phải được tính toán, nhưng hiện giờ bà đã kinh qua sâu hơn rất nhiều phạm vi trong tương quan với người khác. Thiền Minh Sát (vipassana) về tha thứ rất ích lợi để luyện về “tính hung hãn và giọng nói gây cấn” – giọng nói đó rất đặc biệt đối với người Mỹ và người Âu châu, Yvonne còn nhận thấy đó là bức tường hay là hàng rào ngăn cản ta “giác ngộ”.

Giới luật là “cơ sở hết sức cần thiết” đối với bà. “Tôi không thể nào bình tĩnh được nếu như cách cư xử của tôi lại bất đồng”. Đôi khi bà chỉ dùng một luật giới để làm thành một lời cầu khẩn (mantra). Trong bối cảnh suy tư bà cho là hình ảnh cái sàng có thể rất thích hợp, chúng ta thấy cái sàng có những sợi nan đan lại với nhau và mỗi sợi tượng trưng cho một luật giới. Qua đó bà sàng tất cả những gì suy tư hoặc nói ra trong ngày. Nó “tạo thành như một tấm lưới – với lỗ to hay nhỏ – tùy thuộc vào kích cỡ nguyên liệu chúng ta định sàng.” Hình ảnh này xuất hiện cả trong việc làm vườn và nhận thấy có biết bao nhiêu kích cỡ sàng để xác định được loại đất chúng ta phải sửa soạn để trồng. Bà tin rằng hình ảnh luôn sống động hơn nếu chúng phát xuất từ những kinh nghiệm cụ thể.

Yvonne Rand luôn tôn trọng cách luyện tập “tác động lên mỗi người chúng ta”. Một trong những luật giới thường nhảy khỏi trang giấy đến với tôi, từ chỗ phát hiện hay chỉ đơn giản ý thức được đâu là “đường biên” của giây phút hiện tại” tỷ dụ như, giới luật không lấy của người, hoặc không được lấy những gì không dành cho ta (Yvonne thường dịch như vậy) giới luật này còn hàm ý chấp nhận mọi sự với thực trạng hiện hữu của nó. Điều này “rất mãnh liệt” Bà cho biết giới luật này tương tự như sợi dây căng dọc theo lối đi và cho phép bà đi men theo và thực hiện với những hình thức cổ xưa hiệu quả hơn bất kỳ một tập luyện nào bà đã thực hiện từ trước đến giờ.

Bà cho hay, với những nhắc nhớ liên tục về tính cách vô thường nơi vạn vật, Phật giáo giúp chúng ta từ bỏ sở hữu đối với mọi sự (non-possessiveness toward everything) kể cả những phẩm chất cá nhân của chúng ta, hoặc “kể cả việc chúng ta suy nghĩ chúng ta là gì.” Ý thức trong việc luyện tập, tỉnh táo trước tất cả những gì có thể nổi lên, nhắc chúng ta hãy so sánh tính “dính bén và tha hóa của chúng ta cũng tương tự như hạt lúa sẵn sàng đổ vào cối xay. Sự chán ghét là một trở ngại lớn đối với việc nhìn nhận mọi sự với ý nghĩa thực sự của nó. Mà quan sát được như vậy sẽ dẫn đến khả năng biến đổi.

Bà cho biết: “Tất cả chúng ta đều đã bị tha hóa.” Nhưng mức độ căn cứ vào đó mỗi người chúng ta biết được lượng tha hóa đến đâu chính là mức độ chúng ta không hành động chống lại những tha hóa đó. (Có nghĩa là, vai trò chúng ta đang chiếm lãnh và bột mặt (mặt nạ) mà chúng ta đang thể hiện đã tạo mất cân đối và làm hại chính chúng ta và cả người khác nữa).

Có một cách luyện tập theo truyền thống Tây Tạng gọi là “Của lễ nội tại” Yvonne cảm thấy rất có lợi trong trường hợp này. Bà cho biết, “hãy tưởng tượng có một cái tô khất thực chạm hình sọ người (bà mới đưa về từ Ấn Độ). Hãy đổ đầy vào đó tất cả những gì tượng trưng cho “mặt tiêu cực” nơi bạn: máu, xương, điều cấm kỵ, dụng cụ bạo lực và tra tấn, rượu mạnh và ma mãnh. Dùng một con dao bằm thịt, bằm vụn tất cả những thứ đó để biến thành một dạng phấn hoa – để biến thành một của lễ.” Ivonne kết luận: “Cũng như thế chúng ta có thể bằm nát tất cả những tha hóa của chúng ta và biến nó thành một của lễ.”

Thực hành với nhiều cách tiếp cận khác nhau nơi các môn phái trong Phật giáo khác cũng đã đưa bà quay trở lại và vực tỉnh dậy việc thực hành Thiền định truyền thống nơi bà. Hiện bà đang chú tâm duyệt xét lại một vài hình thức hành thiền như: thụ giáo thiền trực tiếp (dokusan) và một vài nghi thức trong việc hành thiền. Bà đã nghiêm túc đặt vấn về quyền hạn, chức năng, sự gắn bó và các tương quan trong cộng đoàn các đạo hữu. Thí dụ như, làm thế nào để vun trồng được sự gắn bó và phụ thuộc với nhau đang khi chúng ta thực hiện công việc huấn luyện và thuyết pháp?”

Thường xuyên, trong các trung tâm thiền tại khắp nước Mỹ, những vấn đề quyền lực và tẩy chay nhau cứ triền miên xảy ra. Theo hiểu biết của chúng tôi về truyền thống Phật giáo thiền định được du nhập từ Nhật Bản, chúng ta chấp nhận truyền thống mặc áo cà-sa từ đời Nhà Đường Trung quốc, cạo đầu, các nghi thức khi hội họp, tôn trọng phẩm trật trong cơ cấu quyền lực và tuân theo một truyền thống với một mô hình tổ chức lý tưởng nhất, gồm cả việc sống chung cuộc đời tu trì hàng ngày trong thời gian dài với thiền sư của mình. Nếu tôi thuyết pháp trong bộ áo cà sa truyền thống, uy tín của tôi được tăng thêm trước thính giả, họ dễ dàng chấp nhận những gì tôi thuyết pháp là sự thật mà không cần kiểm chứng hay thắc mắc gì cả. Một số thay đổi nhỏ, nhưng rất triệt để, đã tạo cái gọi là tự tìm vấn đề nơi các thiền sinh. Điều này đôi khi giúp ích cho mỗi thiền sinh trong quá trình học tập, nhưng cũng gây nguy hại cho cả thiền sinh lẫn thiền sư nếu không thực sự ý thức và nằm trong giới hạn cho phép.

“Mỗi người trong chúng ta rất cần đến những ý kiến phản hồi. Bằng không chúng ta có thể lừa dối chính mình về những gì đang được thực hiện cho ta và cho cả người khác nữa. Theo truyền thống Phật giáo tôi thấy tình bằng hữu thiêng liêng rất phổ biến. Tôi có thể theo đuổi cuộc sống tu trì với các bạn đồng môn và cống hiến cho bạn những gì tôi thu thập được trong quá trình thực hành Phật pháp. Nếu như kinh nghiệm của tôi ích lợi và giúp ích cho họ, thật là điều tuyệt vời. Nếu như không được như vậy cũng không hệ gì. Trong bất kỳ tình huống nào, chúng ta có thể cùng sánh vai nhau trên bước đường tu trì”.

Một vấn nạn rất cá biệt, mạnh dạn và cụ thể đã được đưa ra. Ivonne muốn biết, lấy ví dụ “làm thế nào chúng ta, những người đang nắm cương vị giảng dạy Phật pháp, có thể để cho các học viên nêu ra mặt tiêu cực của chúng ta để nhận thấy và chỉnh lại?” Bà luôn động viên thiền sinh thực hiện điều này cho cá nhân bà cách trực tiếp và thường xuyên, nhưng bà vẫn cảm thấy chưa đủ. Cũng cần phải làm như thế nơi bạn bè nữa. “Chúng ta cần phải lắng nghe những gì bạn bè chúng ta nói ra, cho dù có thể làm cho chúng ta thêm bối rối.” Bà đã đề nghị thành lập các nhóm tại trung tâm thiền để tham khảo ý kiến với nhau trong sinh hoạt bằng cách các thiền sinh có thể phỏng vấn lẫn nhau. Bà muốn tìm kiếm, làm sao có thể tạo nên một khung cảnh an toàn để có thể nhìn ra mặt trái của mỗi người chúng ta? Một nhóm như thế chỉ cần ít người thôi, nhưng không ít quá (độ năm người là tiện nhất). Các thành viên phải thống nhất với nhau về qui trình thảo luận – thí dụ như, phải cam kết rằng mỗi người tự vạch ra mặt trái của chính bản thân và quan hệ thực sự với nhau, chia sẻ cho nhau những tiến bộ đạt được, sẵn sàng tham gia các bạn khác thuyết trình và để cho các bạn phỏng vấn và cùng nhau mổ xẻ vấn đề. Nói tóm lại, một qui trình thật cởi mở mang phong cách cách mạng nơi hầu hết những bối cảnh Phật giáo Thiền định truyền thống, cũng như tại các trung tâm thiền định.

Hiện nay những hoạt động thuyết Pháp do Yvonne thực hiện gồm cả những cuộc thuyết Pháp ngày Chúa Nhật tại Green Gulch mỗi lần kéo dài trong suốt bốn hay năm tuần lễ; hướng dẫn một ngày tĩnh tâm mỗi tháng một lần (gồm hành thiền, đi bách bộ tập kệ, luyện mĩm cười và các công việc lặt vặt khác; các cuộc thảo luận và tĩnh tâm cuối tuần về Phật thiền định cũng như luyện trí tuệ cũng được thực hiện tại trung tâm Green Gulch và nhiều nơi khác; các cuộc tĩnh tâm dọn mình chết lành và các cuộc thảo luận về đau khổ; kể cả những cuộc tĩnh tâm hướng nghiệp chuyên biệt giúp cho công nhân, luật sư. hộ lý và bác sĩ. Bà rất quan tâm đến công việc của các bà “nội trợ” – những người đời thường đang luyện thiền trong cuộc sống hàng ngày.

Ngay từ khi còn nhỏ Yvonne đã cảm thấy mối quan tâm đặc biệt đối với các thanh thiếu niên và những người già. Trong khi “Phát triển công việc này đã gặp không ít khó khăn, thách thức và không thuận lợi.” Tuy vậy Yvonne vẫn muốn tiếp tục làm việc với nhóm tuổi này. Trong tương lai bà cũng có ý định làm việc với những người đang phụ trách hướng nghiệp, tổ chức các khóa huấn luyện dài hơn, nghiêm túc hơn trong bối cảnh kinh doanh và công nghiệp. Bà muốn khám phá ra “sự thật rõ ràng nơi những gì chưa thật rõ ràng” và hướng đi là tự thâm nhập sâu rộng hơn nữa vào thế giới đời thường trên cơ sở một tập thể những người tự nguyện đó chính là cơ sở hoạt động của bà trong suốt hai mươi năm qua.

Mùa Đông năm 2000

Để trả lời những câu hỏi “cập nhật” cho cuốn sách của tôi, Yvonne Rand đã viết cho tôi một thư sau đây, tôi xin trích nguyên văn như sau:

“Bà Lenore thân mến,

“Bà có hỏi cuộc đời tôi hiện đang đi về đâu? Tôi đang theo đuổi mục tiêu gì luyện tập? “

“Công việc thường xuyên của tôi vẫn là tiếp tục nghiên cứu trường phái Thiền Soto, với những diễn giải quan trọng xuất phát từ cội nguồn các vị niên trưởng (streams of Elders ) thuộc truyền thống Đại Thừa và xoáy mạnh vào các thực hành thuộc phái Phật giáo Đại Thừa Tây tạng* Công việc đó đã được bắt đầu từ mùa đông 1985 – 1986, tôi cũng có diễm phúc đã được học hỏi với Ngài Dalai Lama và Hòa Thượng Tara Tulku, rồi đến một vị Đại thiền sư trụ trì tại một tu viện Tây Tạng tại Bodhi Gaya, Ấn độ. Trong nhiều năm trời, cho đến khi ngài Tara viên tịch tôi đã được nghiên cứu rất gần gũi với ông ta. Quan trọng nhất là tôi đã nghiên cứu về bản thân cũng như cuộc sống của ông nữa. Tôi đã hiểu được nhiều hơn những gì tôi đã được biết về kiến thức uyên thâm và tấm lòng độ lượng sâu sắc của Ngài và đặc biệt qua việc Ngài liên tục thể hiện lòng từ bi vô hạn của Ngài. Ông đã nâng đỡ tôi rất nhiều trong việc trung thành với con đường tôi đã chọn một cách đặc biệt đến nỗi hiện nay tôi vẫn cảm thấy rất đáng khâm phục. Ông đã dạy tôi cách thức truyền đạt và diễn giải Phật pháp. Và với ngài, tôi đã nếm được thế nào là một con người không phân biệt giới tính trong thực hiện Phật pháp là như thế nào.

“Tôi đã thuyết pháp tại trung tâm Redwood Creek Dharma tọa lạc tại Marin County từ cuối những năm tám mươi. Trung tâm của tôi, tuy nhỏ nhưng rất uyển chuyển, được xây dựng giữa ngôi vườn tuyệt đẹp, có nhiều chỗ hành thiền cả trong nhà và ngoài vườn. Xây dựng Trung tâm này đã cống hiến cho tôi một cơ hội diễn đạt ý định tạo ra một khung cảnh hành thiền hấp dẫn và thoải mái. Công việc tiến hành rất chậm và liên kết hữu cơ với nhau trong khuôn viên không rộng lớn lắm để tôi có thể biết được tất cả những ai đang luyện tập cùng với tôi.

“Tôi cũng có cơ hội học tập với thiền sư Thiền định một nhà yoga bậc thầy, đó là ngài Shodo Harada, Đại sư trụ trì tại Chùa Sogenji bên Nhật Bản.

“Từ đầu những năm Chín Mươi, tôi đã quan hệ thường xuyên với một số thiền sư thuộc nhiều trường phái và truyền thống Phật giáo, việc giao tiếp và tình bạn triển nở từ những cuộc gặp gỡ này đã giúp tôi ý thức được những ảo giác về bản thân và những vấp váp khả dĩ nơi tất cả những người đang nắm giữ cương vị thuyết pháp, cũng giúp tôi đánh giá được các tập thể tu trì và những phản hồi từ phía các bạn đồng nghiệp và bạn bè muốn tôi biết được những điều cần thiết về việc làm và về cả bản thân tôi nữa. Chúng tôi đã thảo luận về cuộc đời thuyết giảng Phật pháp cũng như cống hiến cho nhau những đề nghị và những nguồn cảm hứng.

“Mùa hè năm 1997, bác sĩ đã chẩn đoán tôi bị ung thư và đưa ra kết luận phải giải phẫu. Toàn bộ đoạn đường từ phẫu thuật đến bình phục là một bài học quí hóa cũng như cơ hội tuyệt vời để thực hành thiền hơi thở. Tôi có thể khẳng định được luyện tập Phật pháp chính là một phương kế tuyệt vời. Trong giai đoạn này, thách thức to lớn đối với tôi là học hỏi để biết tiếp nhận sự trợ giúp, để cảm thấy mình bất lực trước ơn trên và sống với kinh nghiệm tuyệt vời của một con người được người khác cầu bần cho.

“Trong giai đoạn này tôi cảm thấy thấm thía với lời dạy về Vô thường và nghiệm được điều đó không chỉ là một mớ lý thuyết suông. Mẹ tôi qua đời năm rồi, thọ chín mươi tuổi. Sau một thời gian dài sống trong bất hạnh. Cho dù với tất cả những kinh nghiệm giúp người qua đời, tôi nhận thấy mẹ tôi qua đi rất khó khăn và đáng ghi nhớ.

“Hiện nay, tôi đang điều hành các khóa huấn luyện, cả dài ngày lẫn ngắn ngày, thuyết pháp thường xuyên, làm việc cho cả những cá nhân hay các nhóm thuộc đủ mọi hạng người, vun xới cho một cuộc sống tinh thần thực sự. Tôi vẫn tiếp tục thực hiện nghi thức cầu siêu cho những trẻ em đã chết do phá thai, xẩy thai và cả những trẻ em chết bất thình lình nữa. Tôi thực hiện công việc này ba tháng một lần và có nhiều người, khi biết được công việc của tôi đã sẵn sàng gây quỹ hỗ trợ để làm dịu đi nỗi đau buồn và khốn khổ kéo dài nhiều năm nếu không có người giúp đỡ giải quyết.

“Trong nhiều năm qua, tôi cũng được mời diễn thuyết cho nhiều người không phải là Phật tử. Và cảm thấy rất phấn chấn khi được thâm nhập vào thế giới đời thường của một bộ phận dân chúng Mỹ. Cần phải tìm kiếm một phương án dài hạn để truyền bá Phật pháp cho lớp người này bằng chính những kinh nghiệm phát xuất từ lời Phật dạy. Những hình ảnh phát sinh từ bối cảnh văn hóa chúng ta và tìm phương án làm cho Phật giáo có thể bám rễ nơi quảng đại quần chúng. Tôi đang viết một cuốn sách về vấn đề này và cảm thấy viết văn là một cách thế thuyết pháp rất thú vị và trong khi viết về đề tài này cũng giúp tôi phát hiện nhiều điều thú vị.

“Mới đây, tôi đang tìm cách làm sao cho cuộc sống ít bận rộn và không bị chi phối với một lịch trình khít khao, để có nhiều rảnh rỗi vừa giúp bình phục sức khỏe sau ca mổ, là một cái giá quá cao tôi phải trả cho một cuộc sống quá bận rộn trong xã hội Hoa kỳ hiện nay. Tôi đã làm việc cật lực suốt từ năm mười ba tuổi cho đến nay. Đây là lần đầu tiên tôi “thực sự ngưng” hoạt động trong một thời gian dài. Và nhận thấy một khác biệt rất lớn cả về nội tâm lẫn ngoại cảnh.

“Hiện nay tôi chỉ tiếp xúc riêng với một số ít các thiền sinh. Tôi nhận thấy càng ít cuộc hẹn bao nhiêu tôi càng có nhiều thời gian dành để viết sách, nghiên cứu thêm và chăm sóc công việc vườn tược. Tôi dành thời gian ngồi thiền trong ánh sáng ban mai hay ngồi nghe tiếng chim hót và nhìn chúng tung bay trên bầu trời mỗi sáng. Tôi nghiệm thấy sức lực sáng tạo được gia tăng đáng kể khiến tôi phải ngạc nhiên và thích thú. Hiện giờ tôi bắt đầu thực sự nếm được hương vị cuộc sống là như thế nào. Càng tăng thêm kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày là gì tôi không lường trước được. “Và kết quả là cách thuyết pháp của tôi cũng khác đi và đi vào chiều sâu hơn, đương nhiên sự thay đổi này có cái giá phải trả. Nhưng tôi nghĩ cách sống đơn giản là điều cần thiết để vun xới trí tuệ và tấm lòng nhân ái. Và tôi rất thích điều đó. Cộng thêm với công việc viết sách tôi cũng liên hệ trở lại với bạn bè cũ, bạn tốt cũng như bình thường. Tôi không thể hình dung nổi mối tương quan mới này có ảnh hưởng gì tới cuộc sống bình yên tôi mới có được hay không. Nhưng tôi biết rất rõ, tôi hoàn toàn thích thú cuộc sống hiện nay của tôi.”

Ivonne dùng từ cội nguồn các vị niên trưởng (Streams of Elders) để ám chỉ phái Truyền phái Phật giáo Đại thừa và tiền Đại thừa phái này mang ít đặc tính giáo phái. Phái Phật giáo “Tiểu thừa” bao gồm Nepal, Bhutan, Ladakh Mông cổ cũng như Tây tạng.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app