Nội Dung Chính
Niệm Thân
Bác Ái Kinh
Kinh này Đức Phật dạy tụng để ngăn ngừa những sự rủi ro tai hại.
- Người trí biết rõ những sự hữu ích nên hành theo phận nào mà các bậc thánh nhân đã giác ngộ theo tư cách của các pháp yên lặng là Niết-bàn. Người ấy là bậc dũng cảm, có thân, khẩu, ý chân chánh, dễ dạy, tánh nết mềm mỏng không ngã mạng thái quá.
- Là người tri túc dể duôi, ít bận việc và thân tâm nhẹ nhàng, có lục căn thanh tịnh, có trí tuệ, không cẩu thả, không quyến luyến theo kẻ thế.
- Các bậc trí tuệ hằng chê trách những kẻ khác tạo những nghiệp ác nào dầu là nhỏ nhen chút ít, thì người có trí không nên hành theo những nghiệp ấy. Nên rải lòng bác ái đến tất cả chúng sanh như vầy: Cầu xin cho tất cả chúng sanh hằng được sự an vui, yên ổn.
- Tất cả chúng sanh không có hạn định, dầu là chúng sanh có sự kinh hãi, là còn lòng tham muốn hoặc các bậc hiền triết đã dứt lòng tham muốn. Chúng sanh nào có thân hình dài hoặc vắn, trung hoặc lớn, gầy hoặc béo.
- Chúng sanh mà ta thấy hoặc không thấy được, ngụ nơi xa hoặc gần, đã sanh ra rồi hoặc đang tìm nơi thoát sanh: cầu xin cho chúng ấy hằng được sự an vui.
- Chúng sanh không nên hăm dọa và tàn sát nhau, không nên khinh dể kẻ khác, dầu là nhỏ nhen chút ít, không nên làm khó lẫn nhau vì sự nóng giận bất bình là sự bực tức trong tâm.
- Người mẹ dám liều sanh mạng để bảo dưỡng con mình là con một thế nào thì người nên rải lòng bác ái vô lượng vô biên đến tất cả chúng sanh cũng như thế ấy.
- Người nên rải lòng bác ái vô lượng vô biên là không bực tức, không thù oán, không kẻ nghịch tới tất cả chúng sanh trên thế giới là rải phía trên, phía dưới, bên ngang và khoảng giữa.
- Người ấy dầu lúc đi, đứng, nằm, ngồi, không có ngủ mê lúc nào thì nên niệm lòng bác ái đến lúc ấy. Các bậc trí tuệ gọi những tư cách ấy là phẩm hạnh trong Phật pháp.
- Người có tâm bác ái không tà kiến có giới hạnh được đắc Tu-đà-huờn, là người đã dứt bỏ sự vui thích theo ngũ trần và không còn thọ sanh vào thai bào nữa.
Karanīya metta sutta – Bác ái kinh
- Karaṇīya m’attha-kusalena Yaṃ taṃ santaṃ padaṃ abhisamecca Sakko ujū ca suhujū ca Suvaco c’assa mudu anatimānī.
- Santussako ca subharo ca Appakicco ca sallahukavutti Sant’indriyo ca nipako ca Appagabbho kulesu ananugiddho.
- Na ca khuddaṃ samācara kiñci Yena viññū pare upavadeyyuṃ Sukhino vā khemino hontu Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.
- Ye keci pāṇabhūt’atthi Tasā vā thāvarā va anavasesā Dīghā vā ye mahantā vā Majjimā rassakā anukathūlā.
- Diṭṭhā vā ye va addiṭṭhā Ye ca dūre vasanti avidūre Bhūtā vā sambhavesī vā Sabba sattā bhavantu sukhitattā.
- Na paro paraṃ nikubbetha N’ātimaññetha katthaci naṃ kiñci Byārosanā paṭighasaññā Naññamaññassa dukkhamiccheyya.
- Mātā yathā niyaṃ puttaṃ Āyusā ekaputtamanurakkhe Evam’pi sabba bhūtesu Mānasam bhāvaye aparimānaṃ.
- Mettañca sabba lokasmiṃ Mānasam bhāvaye aparimānaṃ Uddhaṃ adho ca tiriyañca Asambādhaṃ averaṃ asapattaṃ.
- Tiṭṭhañcaraṃ nisinno vā Sayāno vā yāva’tassa vigatamiddho Etaṃ satiṃ adhiṭṭheyya Brahmametaṃ vihāraṃ idhamāhu.
- Diṭṭhiñca anupagamma Sīlavā dassanena sampanno Kāmesu vineyya gedhaṃ Na hi jātu gabbhaseyyaṃ punaretī’ti.
– Dứt tác phẩm Niệm thân –