Kinh Tăng Chi số 031

Bài Giảng Sư Toại Khanh Paltalk 2019

Tôi ôn lại bài giảng hôm qua chút xíu.

Vạn hữu trong vô lượng vũ trụ trong đó phần chính yếu là chúng sinh, phải nói như vậy. Vạn hữu là tất cả mọi thứ ở đời, từ cây cỏ, đất đá, núi sông, mặt trăng mặt trời, tinh tú thì gọi là vạn hữu trong vô lượng vũ trụ, cái phần chính trong đó là chúng sinh. Mà nói đến chúng sinh là phải nói đến cái khổ và lạc. Mà nói đến khổ lạc thì phải nói đến thiện ác. Thiện thì tạo ra hỷ lạc. Ác thì tạo ra khổ ưu. Đức Phật dạy rằng: Trong thế giới này mọi thứ ở đời đều do duyên mà có. Và mỗi thứ trong đó đều là cái duyên cho nhiều thứ khác. Và ở đây Ngài dạy rằng hễ nói đến ( từ phẩm 6- phẩm 9) nói đến thiện ác, nói đến chúng sinh thì dứt khoát không thể không nhắc đến 5 uẩn.

Như vậy trong phẩm TƯỚNG này Ngài nói 2 chuyện rất quan trọng:

Thứ nhứt là mọi thứ do duyên mà ra. Cái gọi là chúng sinh thiện ác buồn vui chỉ gói gọn trong 5 uẩn. Và 5 uẩn chính là 12 xứ. Mà 12 xứ chính là 18 giới.

Ở trong đây có nhiều người sơ cơ họ không biết 12 xứ là gì,thì tôi nói rõ 12 xứ là 6 căn 6 trần. 6 trần là 6 cảnh đó. 6 căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Còn 6 cảnh là sắc, thanh, khí , vị, xúc. Thì vô lượng vũ trụ, vô lượng chúng sinh, tất cả chúng sinh trong đó không nằm ngoài con số 12 này. Nhiều lần và rất nhiều lần tôi đã nói như vậy. Từ một cái hạt cát cho đến mặt trời thì coi như không có gì nằm ngoài 6 căn 6 trần hết. Một là bản thân nó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, còn nếu không nó là đối tượng của mắt tai mũi lưỡi thân ý. Xa như mặt trời, hoặc xa đến những vũ trụ cách mình mấy tỉ năm ánh sáng, thì tuy nó không có nằm trong cái biết của 5 căn vật chất, nhưng mà nó vẫn nằm trong cái căn thứ 6 đó là Ý căn. Tức là chúng ta vẫn nghĩ tưởng về những vũ trụ xa xôi ấy bằng cái tâm thức của mình, nhe! Không có cái thứ gì trong đời này lại không có thể bị tâm biết. Không có thứ gì trong đời lại không là đối tượng của tâm.

Như vậy toàn bộ vũ trụ với vô lượng chúng sanh trong đó chỉ gói gọn trong 5 uẩn cũng được; mà mình chia ra thành 12 xứ cũng được. Hoặc mình chia thành 18 Giới cũng được. 18 Giới đây là 6 căn 6 trần và 6 thức. Khi mình chia như vậy thì nó rõ hơn. 6 căn tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Còn 6 trần là sắc, thanh, khí, vị, xúc. Còn 6 thức là cái biết của 6 căn đối với 6 trần tức là 6 cảnh đó.

Tôi nhắc lại. Ngài dạy rằng: Toàn bộ vũ trụ này chỉ có thiện ác, buồn vui thôi. Và thiện ác buồn vui ấy là hoàn toàn do các duyên tạo nên. Và đã nói thiện ác buồn vui thì không thể nào không nhắc đến UẨN, XỨ, và GIỚI.

Còn ĐẾ là gì? Đế ở đây là Khổ và Tập đế. Nghĩa là tất cả chúng sinh trong đời này, tất cả mọi thứ trên đời này đều không nằm ngoài KHỔ và TẬP. Trong dòng chảy sinh tử miên viễn đó thì chúng ta chỉ quẩn quanh trong Khổ và Tập. Khổ đế là mọi hình thức hiện hữu. Còn Tập đế là niềm đam mê trong bất cứ cái gì trong đời đều là Tập đế hết. Mà chúng ta do có thích mà có đầu thai, có tái sinh. Cứ như vậy.
Còn Diệt đế là từ vô thủy luân hồi chúng ta chưa từng biết tới. Mãi cho đến khi chúng ta có một chút duyên lành biết được Phật pháp, chúng ta mới hiểu rằng hình thức hiện hữu nào cũng là khổ hết. Chúng ta mới bắt đầu dốc lòng tu tập để không còn tiếp tục sinh tử nữa, không tiếp tục hiện hữu nữa. Và con đường dẫn đến chấm dứt sanh tử ấy nó nằm ở đâu? Dạ thưa nó nằm ngay trên chính tấm thân sanh tử này. Ngày xưa ngay trên chính tấm thân sinh tử này, ngay trên chính tấm thân 5 uẩn này, ngay trên tấm thân 6 căn này, chúng ta thích cái này ghét cái kia là vì sao? Là vì chúng ta nghĩ đến một CÁI TÔI, một cái CỦA TÔI. Nghĩ đến cái này ngọt cái kia đắng, cái này thích, cái kia ghét. Bây giờ biết Phật pháp rồi mình thấy tất cả ngọt đắng, ghét thương tất thảy đều là khổ, gián hoặc trực tiếp mà thôi.

Bản thân cái nhận thức này được thể hiện cụ thể qua pháp môn Tứ Niệm Xứ. Ngay bản thân con đường hành trì Tứ Niệm Xứ ấy được gọi là Đạo Đế. Khi nào công viên quả mãn, ba la mật chín muồi , ba la mật là công đức đời trước của mình nó đủ sâu dầy để nó trợ duyên cho trí tuệ Thánh nhân xuất hiện, thì ngay trong giây phút lìa bỏ tham ái đó, trạng thái lìa bỏ tham ái đó được gọi là Diệt đế như trong Kinh đã nói: Ái tận là Niết Bàn. Hữu tận là Niết Bàn. Thủ tận là Niết Bàn. Phiền não tận là Niết Bàn. Cái đó là trong Chính Kinh chớ không phải do chúng tôi nghe. Ái Tận là Niết Bàn nghĩa là sự chấm dứt phiền não, trạng thái đó là Niết Bàn. Còn cái cảm giác đó ra sao thì chỉ có Thánh nhân họ mới thấy thôi. Nhưng mà mình chỉ cần hiểu đại khái vậy. Hiểu đại khái là vì đâu mình khổ. Khổ là gì. Ngày xưa giờ mình chỉ biết cái khổ thô thiển. Khổ do sức khỏe, khổ do tai tiếng, do tài chánh, do thị phi. Rồi khổ do bịnh hoạn, do già nua, do chết chóc do sợ hãi, do mất mát. Đó là khổ thô.

Còn khổ vi tế có nghĩa là sự vô thường của những cảm giác dễ chịu nó cũng là khổ. Bản thân cảm giác khó chịu là khổ đã đành rồi, mà đến cảm giác dễ chịu nó cũng là khổ, là vì sao? Là vì không có cảm giác dễ chịu thì làm gì có cảm giác khó chịu. Không biết trong room có nghe kịp không? Cảm giác dễ chịu là gì? Tôi ví dụ như là mát, mát mẻ, ấm áp. Thì chính có cái ấm áp có cái mát mẻ thì mới có cái nóng nực và lạnh giá. Các vị làm ơn nhớ dùm cái đó. Không có ấm áp thì làm gì có lạnh giá. Không có nóng bức thì làm gì có mát mẻ? Không có mát mẻ thì không có nóng bức. Hai cái này nó dựa vào nhau, nghe! Nó dựa vào nhau từng cặp, từng cặp. Đêm tạo ra ngày và ngược lại. Trắng rồi mới tạo ra đen và ngược lại. Thích và ghét tạo ra nhau và ngược lại. Sáng tối, xa gần, cao thấp, sâu cạn, rộng hẹp. Có nghĩa là tụi nó đi từng cặp từng cặp từng cặp như vậy, nhe!

Chính vì các vị hành giả tu Tứ Niệm Xứ thấy rằng toàn bộ thế giới này do các duyên mà có. Các duyên vô thường thì sản phẩm của chúng cũng là vô thường. Thứ hai, tất cả mọi thứ ở đời là khổ là vì sao? Là vì cái đắng nó khổ đã đành, mà cái ngọt là cái nền cho đắng, như vậy thế giới này là khổ. Vì thấy nó lúc này lúc khác đó là vô thường, mà bất toại nữa nó là khổ.
Rồi vô ngã là sao? Vô ngã là mọi thứ do duyên mà có. Duyên tụ duyên tán, duyên đến duyên đủ thì có mặt. Duyên hết duyên tan thì nó mất.Ở đây không có một ông A bà B, ông C bà F nào hết. Mà ở đây chỉ là sự có mặt của chư duyên. Vì vậy gọi nó là vô ngã. Vô ngã đây không phải là” nothing”, không phải là “không có gì”, mà là “không có ai”- nobody.
Đấy. Ôn lại bài học hôm qua trong vòng 5 phút.

Bây giờ sáng nay mình học tiếp qua phần khác. Đó là phẩm Các Pháp.

Các Pháp gồm có hai. Ngài kể một loạt. Tại sao Ngài kể một loạt ở đây? Tại sao Ngài kể từng cặp từng cặp như vậy?

Là bởi vì Ngài gom lại những bài giảng, những vấn đề sâu sắc ở trong con đường tu học nhiều khi chỉ gom lại còn 2 vấn đề thôi. Chẳng hạn tôi đọc từ trên xuống nè. Thí dụ như thế nào là Hai Pháp tức là Tâm giải thoát và Tuệ giải thoát. Đó là 1 cặp. Cặp thứ hai là Tinh tấn và Nhất tâm. Thứ ba là Danh và Sắc. Thứ tư là Minh và Giải thoát. Rồi Hữu kiến và Vô hữu kiến, Vô tàm Vô quý. Tại sao Ngài chia từng cặp như vậy? Là bởi vì nếu một người mà hiểu giáo pháp sâu rộng, SÂU, RỘNG, hai chữ này tôi nhấn mạnh- đủ sâu đủ rộng đó; thì một cặp vầy là đủ TU rồi quí vị. Tu và tín. Sắp tới đây bên Houston mời về làm một lớp học nữa. Bữa hổm tôi giảng về 24 duyên, bên Virginia tôi giảng về 13 Pháp chế định- một đề tài mà những người học A tỳ đàm nghe loáng thoáng chứ không có mấy khi học kỹ. Riêng trường hợp kỳ rồi ở Virginia đó là tôi giảng mất mấy ngày trời cho 13 Pháp chế định. Rồi tôi về Houston tôi đã làm một kỳ tích khác. Cái đơn giản thì tôi lại kéo dài ra ở Virginia như vậy ở Houston cái dài tôi rút ngắn nó lại, tôi giảng về 24 duyên. Thì ở đây tôi nhắc lại chỗ này cũng vậy, nếu đủ sâu và đủ rộng thì chỉ một cặp này thôi. Một cặp Danh và Sắc học sâu học rộng đủ để thông suốt Tam tạng và đủ để chứng đắc Thánh trí. Chỉ hiểu sâu chữ “minh “ là gì, “giải thoát” là gì; chỉ hiểu sâu “hữu kiến” và “vô hữu kiến” là gì; chỉ cần hiểu sâu cái Vô tàm Vô quí là gì; chỉ một cặp này thôi nếu mà hiểu cho tới nơi tới chốn là đủ rồi nghe. Bây giờ tôi bắt đầu vô buổi giảng.
Tâm giải thoát và Giải thoát. Tâm giải thoát tiếng Pali là cetovimutti .Tuệ giải thoát là pannavimutti. Chỉ riêng đoạn số 1 này cũng là lý do vì đâu vì đâu mà chúng ta cần cái lớp Kinh Phạn? Là bởi vì thông thường Phật tử mình chia ra hai phe. Phe 1 là không biết gì hết. Số này chiếm tuyệt đại đa số. Gặp mấy chữ lạ này coi như làm lơ. Vô chùa chỉ biết bố thí, phục vụ, lễ bái, tụng niệm rồi dọt mất. Cho nên hạng 1 là không biết gì. Hạng thứ hai là biết phiến diện. Có nghĩa là có đọc ở đâu đó, có nghe ở đâu đó về mấy vấn đề giáo lý này rồi cho rằng đó là tất cả đó là chân lý. Nghe! Trong khi cái tâm giải thoát, tuệ giải thoát này, nghĩa của nó đôi khi ở nhiều chỗ nghĩa của nó có khác nhau, nghe. Làm ơn nhớ dùm cái đó. (Các vị còn nghe không?).

Cái tâm giải thoát đó, có chỗ ( nghe chậm chỗ này nghe!), có chỗ có một số bài kinh thì cái Tâm giải thoát nó chỉ cho Đạo quả của người từng đắc Sơ, Nhị, tam, Tứ thiền Sắc và Vô sắc giới. Nói theo từ của dân A tỳ đàm đó trong nước đó thiền là thiền ướt đó. Đạo quả ướt đó. Sở dĩ có chữ ướt trong đây là vì trong tiếng Pali có chữ “khô”- sukkha , sukkha vipassaka. Có nghĩa là có những hành giả- Các vị còn nhớ các loại hành giả sau đây không? Loại thứ nhứt là hành giả tu Quán trước Chỉ sau. Tức là Vipassana rồi Samatha tu sau. Có loại hành giả Samatha tu trước rồi Vipassana tu sau. Tức là tu Chỉ trước rồi Quán sau, Quán trước Chỉ sau. Hạng thứ ba là Chỉ Quán song tu, tức là tu cùng một lúc. Còn hạng thứ tư là Thuần quán, là (…) vipassana, hoặc là (…). Có nghĩa là pháp môn tập trung Tứ niệm xứ không có đính kèm cái Thiền Chỉ là (…). Còn đương sự, cái hành giả hành trì pháp môn thuần túy đó là sutthavipasaka. Nhớ cái đó.

Thì cái Tâm giải thoát ở đây là có chỗ ám chỉ cho Đạo quả của người thực chứng Thiền. Còn cái Tuệ giải thoát là chỉ cho Đạo quả của người mà không từng đắc thiền, nghe! Tức là họ chỉ tập trung tu Tứ niệm xứ rồi đắc sơ, nhị, tam, tứ quả La hán. Chứ họ không có thiền định không có thần thông. Thiền định ở đây có nghĩa là họ không có đắc thiền đó chứ không phải là họ thiếu định nghe. Nhớ nghe! Không phải họ thiếu định. Thiếu định làm sao mà đắc. Nhưng mà họ không có từng đắc thiền các cái tầng như là sơ, nhị, tam, tứ trở lên. Cái người đó khi họ đắc quả thì cái đạo quả của họ gọi là Tuệ giải thoát.

Tuy nhiên ở trong đoạn kinh này cái Tâm giải thoát là ám chỉ cho cái định ở trong Tâm thánh quả, làm ơn ghi rõ dùm tôi nhe. Cái tâm giải thoát ở đây chỉ cho (…) ám chỉ cho định ở trong Tâm thánh quả. Còn cái pannavimutti là cái Tuệ giải thoát ở đây ám chỉ cho trí tuệ ở trong Tâm thánh quả. Làm ơn ghi dùm, Tâm giải thoát ở đây là ám chỉ cho Định ( tâm sở định) ở trong Tâm Thánh quả. Còn Tuệ giải thoát ở đây ám chỉ cho Trí ( tâm sở trí) ở trong Tâm Thánh quả. Nhớ nhe! Đừng có biết một chút này rồi coi đó là toàn bộ vũ trụ. Cái đó kẹt lắm! Gia tài mình chỉ có một cây thước. Cái nào mình cũng xách cây thước đó ra đo thì kẹt lắm. Bởi vì các vị biết thước có nhiều loại, có nhiều kích cỡ khác nhau, chiều dài ngắn khác nhau. Có một cây xách đi đo tùm lum là không được.

Hồi nãy tôi mới vừa nói xong, tại sao mà bao nhiêu vấn đề tu tập được gom lại thành từng cặp, từng cặp là tại sao? Là bởi vì nếu hiểu tới nơi tới chốn, hành trì tới nơi tới chốn, thì một cặp này nè là cũng đủ rồi. Ở đây Tinh tấn và Nhất tâm. Tinh tấn ở đây tức là tinh cần, là chánh tinh tấn. Còn Nhất tâm ở đây chỉ cho Định. Có nghĩa nếu một người ba la mật đầy đủ thì chính cái Định sẽ duyên cho Tuệ. Mà hành trình nào đi nữa không thể thiếu tinh tấn. Dầu đó là con đường đắc chứng tu hành của vị Chánh đẳng chánh giác, độc giác hay Thinh văn giác. Tất thảy đều cần đến tinh tấn cho nên tinh tấn ở đây mình miễn bàn, bởi vì nó là cái nền, dứt khoát tuyệt đối cần thiết, nhe!

Riêng Nhất tâm là sao? Là anh muốn thành tựu bất cứ điều gì trong đời hay trong đạo mà anh không có khả năng tập trung tư tưởng – từ một bà mẹ già ngồi đan áo cho con cho đến một bà ngoại bên đèn khuya leo lét ngồi vá áo cho cháu; cho đến một vị giáo sư trên giảng đường đại học, một nhà nghiên cưu trong phòng thí nghiệm cho đến một ông thầy tu, tu trên núi cao rừng thẳm; một học giả trước một đống cổ thư dầy cộm- thì tất thảy những đối tượng ấy đều không thể thiếu cái khả năng định tâm. Nghe, nhớ nhe! Một người nội trợ vá áo đó mà thiếu định tâm thì vá lộn, nhe. Cho nên phải có cái định tâm. Bởi vì định có khả năng sinh tuệ. Đối với người có duyên có trí thì chỉ nghe như vậy họ hiểu rồi. Cũng giống như một đứa bé đó nó nghe má nói là “ Không có tiền không làm ăn được gì hết”, nó nghe vậy nó hiểu tiền là tất cả. Rồi một lúc khác nó nghe má nó nói “không có sức khỏe là không có gì hết” , nó lại hiểu sức khỏe là tất cả. Sai! Tùy chỗ. Chỗ nào má nói không tiền là không làm được gì, chỗ nào má nói không có sức khỏe là không làm được gì thì tùy chỗ mà má nói. Mình không thể nào hồn nhiên “ôm” một câu của má rồi mình cho đó là toàn bộ vũ trụ, là sai. Nhe! Làm ơn nhớ dùm cái này. Tùy chỗ. Có chỗ thì học thức là quan trọng. Có chỗ tiền bạc là quan trọng. Có chỗ sức khỏe là quan trọng. Có chỗ quan hệ xã hội là quan trọng. Nhưng cũng có chỗ ngoại hình, nhân dáng là quan trọng. Yeah! Chứ còn mà học thức cho nhiều, tiền bạc cho nhiều, quan hệ xã hội cho nhiều mà trong khi xấu hoắc thì làm sao làm người mẫu, làm hoa hậu, làm sao làm diễn viên, nhe, tùy chỗ người ta nói. Cho nên ở đây nếu mà hiểu cho tới, hành cho tới thì chỉ riêng cái Tinh tấn và Nhất tâm là đủ hành trình giải thoát.

Danh và sắc là toàn bộ bản chất của vô lượng vũ trụ. Tất thảy những gì thuộc về tâm thức là DANH, là gián hay trực tiếp. Tất cả những gì thuộc về vật chất thì gọi là SẮC, nghe. Tại sao hai cái này gọi là Pháp tu? Là vì sao? Là vì đối với một hành giả hiểu tới nơi hành tới chốn thì chỉ riêng cái khái niệm, ý niệm, nhận thức về hai cái này cũng đủ rồi. Thậm chí ở trên cõi trời khi Đức Phật Ngài giảng, giảng không cần giải thích. Ngài chỉ nói là : Tất cả pháp thiện, tất cả pháp bất thiện, tất cả pháp vô ký là hàng triệu vị trời đắc đạo. Vì sao? Là vì họ nghe như vậy họ thấy ê chề. Mà trong khi mình nghe mình trớt quớt. Nhưng mà họ nghe, họ thấy ê chề. Ê chề chỗ nào? Ồ thì ra từ đó đến giờ tôi tưởng tôi ngon lắm, tôi tưởng tôi là ông này bà nọ nhưng mà đến hôm nay Thế Tôn nói rằng thế giới này nó chỉ gồm là tất cả pháp thiện, bất thiện và vô ký thôi. Tức là có những cái ác, cái lành và những cái không ác không lành. Chứ không có ông A bà B nào ở đây hết. Tất cả đều là khổ hết. Niềm đam mê nào ở trong mấy thứ này cũng là khổ.

Như vậy chỉ riêng cái tâm về thiện cũng giúp cho hàng triệu vị trời đắc Đạo, nhe! Thì ở đây cũng vậy. Cái Danh Sắc mà hiểu tới nơi hành tới chốn thì hành giả luôn luôn tâm niệm rằng: Cái gọi là tôi, ta, ông A bà B nó chỉ là DANH và SẮC thôi. Danh tức là tâm thức luôn luôn vô thường, lúc thiện lúc ác, lúc buồn lúc vui. Còn sắc ở đây chỉ là 4 đại: đất, nước, lửa, gió và 24 thứ vật chất đi ra từ chúng. Chỉ vậy thôi, nhưng sẵn đây tôi ôn luôn cho mấy người A tỳ đàm lơ mơ.

DANH là gì? Danh là gồm có tâm và tâm sở. Mà “tâm” ở đây người học A tỳ đàm lơ mơ thì nói là có 121 tâm , hoặc là 89 tâm. Nhưng nếu học kỹ chúng ta sẽ thấy rằng mỗi con số như vậy chỉ là tương đối thôi. Tương đối là sao? Có nghĩa là” tâm” có thể kể là 121 cũng được. Cũng có thể kể 89 cũng được. Kể là 6 thức cũng được. Thậm chí tâm có thể kể là 1 cũng được, đó là sự biết CẢNH. Hết. Còn tâm đó tâm gì phải còn dựa vào 3 tiêu chuẩn sau đây, làm ơn ghi dùm:

Tâm có thể kể thành nhiều cách:

Tâm khi được kể là 1 thì có nghĩa chỉ là sự biết Cảnh.

Sở dĩ tâm được phân loại là thiện, ác, phàm, thánh, dục, thiền là dựa vào 3 khía cạnh sau đây:
1. Tâm ấy dựa vào căn nào trong 6 căn.
2. Tâm ấy biết cảnh nào trong 6 cảnh. Đó, tâm chỉ là biết thôi. Từ đây mới bắt đầu chia ra là 121, rồi 89, rồi 6…
3. Tâm sở nào đi cùng tâm ấy.

Tức là gọi là tâm thức hay phần hồn của mình, phần tâm linh, phần tinh thần của mình nó chỉ gồm có hai. Một là tâm là sự biết cảnh thôi. Nhưng mà phần thứ 2 mới ghê. Tức là cái thành phần, cấu tố, thành tố đi cùng với tâm ấy với cái biết ấy được gọi là Danh pháp. Tức là thành phần tinh thần, phần hồn của chúng sanh nó gồm có hai. Một là tâm cộng với tâm sở. Tâm nó giống như nước. Còn tâm sở giống như những cái phụ liệu gia vị. Thí dụ như nước chanh thì nước riêng (dụ cho cái tâm), còn tâm sở đây là gồm có chanh, có đường và một tí muối. Nhe, nhớ cái đó!

Như vậy nếu mà gọi là tâm thì mình vẽ bản đồ trước mặt mình. Danh đó gồm có tâm + 13 tâm sở trung hòa. 13 tâm sở này luôn luôn bắt buộc lúc nào cũng phải có vì nó là những thuộc tính bắt buộc phải có bắt buộc ở một cái tâm- 13 tâm này gọi là tâm trung hòa vì nó gồm tâm thiện tâm ác tâm phàm tâm thánh gì đi nữa cũng phải có mặt 13 cái tâm sở này hết.
1 tâm + 13 tâm sở trung hòa + 14 tâm sở bất thiện = tâm bất thiện
1 tâm + 13 tâm sở trung hòa + 25 tâm sở thiện = tâm thiện.
( 1 + 13 + 14= ác ; 1 +13 + 25= thiện)

Nguyên cái khối này, hai cái hàng trên cộng lại gọi là Danh pháp đó quí vị. Chính vì có cái tâm bất thiện này nè mới tạo ra bao nhiêu cái khổ ưu của thân của tâm.

Tâm bất thiện tạo ra khổ ưu cho tất cả chúng sanh.

Tâm thiện tạo ra hỷ lạc cho chúng sanh. ( Tôi cố gắng làm sao biến cái A tỳ đàm và Tứ niệm xứ nó gắn chặt vào trong cái nhận thức Phật pháp, giáo lý của quí vị. Để quí vị trong room dốt đặc cán cuốc, dốt như lá me lá mít vẫn có thể học, nhe!).

Và toàn bột thế giới này chỉ nằm trong thiện, ác, buồn, vui. ( Cái này tôi nhớ tôi nói hoài, nói riết tôi “quê” luôn!). Có bao nhiêu đó thôi, thiện ác buồn vui. Rồi buổi sáng vô nhà tắm thay vì hát tầm bậy tầm bạ thì cứ hát câu này: Thiện đời này là nhân vui đời sau. Ác đời này là nhân khổ đời sau. Vui đời này là quả của lành đời trước. Mà khổ đời này là quả của ác đời trước. Cứ như vậy đó. Bây giờ các vị thấy không xài được đâu. Mai này khi tu Tứ niệm xứ đó mình mới thấy. Khi nào mình cần mình có thể thấy tâm bất thiện xuất hiện. Mình có thể ghi nhận đây là tâm ganh tị nè, đây là tâm bỏn xẻn. Còn không là mình có thể nhận diện liền nhân khổ đời sau. Nó vừa xuất hiện mình biết đây là bất thiện, nhân khổ đời sau. Nó vừa xuất hiện mình biết liền đây là tâm thiện nhân vui đời sau. Nó vừa xuất hiện biết đây là quả khổ từ cái ác đời trước. Đây là cái quả vui từ cái nhân lành đời trước. Biết liền như vậy. Suốt ngày sống ở trong cái tâm niệm về NHÂN QUẢ. Rồi khi mà trí tuệ chín muồi mình mới thấy ra: à, chính cái nhân quả này nè nó lại làm nền cho cái Tam tướng. Là vì sao? Vì cái nhân khác thì tạo ra quả khác. Cái nhân thì lúc thiện lúc ác, mà quả thì lúc khổ lúc vui. Như vậy đời sống này là sự đắp đổi của thiện ác buồn vui. Sự đắp đổi ấy có tên gọi chuyên môn là VÔ THƯỜNG. Các vị nghe kịp không, sự đắp đổi ấy có cái tên là vô thường.

( Ở đây có người Chiec la cuoi cung nói tào lao nè , hát phạm giới. Hát mà có melody mới phạm giới mà hát của mình thì chỉ có lyric mà không có melody. Có biết hai cái này không, mình chỉ lyric làm sao phạm được. OK)

Đó là Danh đó, Danh pháp. Tức là toàn bộ vũ trụ này dầu cho cái ông Phạm thiên ở trên cõi ngút ngàn xa vắng Phi tưởng phi phi tưởng hay là một con trùng con dế, con ong, cái kiến thì cũng quẩn quanh trong cái danh pháp của họ, không nằm ngoài hai cái mình vừa ghi. Có nghĩa là tâm + 13 + 14 = tâm ác. Tâm + 13 + 25 = tâm thiện. Tất thảy cứ quẩn quanh, dĩ nhiên tùy cõi mà có gia giảm. Tôi dạy là dạy căn bản thôi. Chứ còn chi li thì…Thí dụ trên cõi Phạm thiên làm gì có tâm sân. Trên cõi Phạm thiên làm gì có thọ ưu. Đó là phần chi tiết. Nhưng cái căn bản cho người dốt đặc cán cuốc thì học như vậy đó, nhe! Đó là về Danh pháp, phần hồn của chúng sinh.

Giờ học qua phần xác. Xác đây là vô lượng vũ trụ này bất cứ gì, tất thảy gì mà nó được gọi là vật chất thì đều dựa trong bốn thành tố căn bản, đó là đất, nước, lửa, gió. Ở đây phải nói rõ với bà con bốn món này phải được định nghĩa lại theo Pháp. Chứ không thể hiểu” đất “mà hiểu theo cái nghĩa dân gian thông thường của mình ở ngoài., đất là chỗ mình có thể trồng trọt, cất nhà, đào hố, xẻ rãnh thì không phải. Mà đất ở đây là chỉ cho TRẠNG THÁI thôi. Đất, nước, lửa , gió toàn là những trạng thái . Vì vậy mới gọi là “nhất thiết giai không” là vậy. Có nghĩa là “tâm” nó vô hình vô tướng, vô ngã vô thường thì dễ hiểu rồi. Đến cả Sắc pháp nó cũng là KHÔNG. Không đây có nghĩa là nó chỉ là trạng thái thôi. À mà nếu nói vậy thì danh sắc nó có điểm giống nhau nghĩa là tất cả đều là những trạng thái thôi. Còn cái mình thấy là cục đất, hòn núi, ngọn đồi, chiếc xe, cái bàn, cái nĩa, cái muỗng… đó là đã qua tới Chế định rồi. Có nghĩa là cái biết của phàm phu. Còn cái biết rốt ráo trong Thánh trí thì phải là cái biết theo khía cạnh ( ).

Thì đất đây là tất cả những trạng thái cứng, mềm, nặng, nhẹ, mịn, nhám. Còn nếu nói theo khoa học bây giờ thì nó còn thêm một cái nữa đó là sự choán chỗ trong không gian cùng với trọng lượng. Nhưng mà trọng lượng thì nó đã nằm trong nặng nhẹ rồi, nghe! Như vậy thì nó thêm cái choán chỗ không gian. Vậy đất là gồm các trạng thái cứng, mềm, nặng, nhẹ, mịn , nhám.

Nước ở đây là gồm các trạng thái tan chảy, ngưng tụ, và kết dính. Ngưng tụ là nó gom lại đó. Tan chảy là đi ngược lại với ngưng tụ. Còn kết dính có nghĩa là phân tử này dính liền với phân tử kia, tế bào này gắn liền với tế bào nọ, nó làm nên thân xác mình. Nó mới làm nên một cái thứ vật chất gì đó trong đời. Cái trạng thái ấy, khả năng kết dính ấy được gọi là nước. Chớ không phải nước là hiểu theo cái nghĩa của mình bên ngoài nghe.

Còn lửa đây là tất cả nhiệt độ, lạnh bao nhiêu, nóng bao nhiêu, cũng đều được gọi là nhiệt, nhiệt độ, nhe! Lửa đây là ám chỉ cho tất cả các nhiệt độ, bất kể cao thấp bao nhiêu.

Còn gió ở đây là gì? Gió là tất cả trạng thái di động, xê dịch và áp suất. Áp suất tức là cái sự trương phồng, thúc đẩy đó. Như vậy đó. Phải hiểu gió như vậy đó, chớ còn hiểu theo kiểu như mình là chết rồi! Gió mà hiểu theo kiểu mình là nó hẹp lắm quí vị. Chỉ cần vô trong nhà đóng cửa lại là không có gió nữa.Trừ ra trường hợp mình mở quạt máy. Còn ở đây không có. Ở đây gió hiểu theo khía cạnh rốt ráo thì ở mọi nơi mọi lúc và mọi vật đều có gió hết. Ngay cả sự xê dịch, di chuyển của các quang tử, điện tử, như là photon, proton hay là electron. Sự xê dịch của các phân tử, nguyên tử, điện tử đó cũng đều được gọi là gió, nghe!

Bốn cái này là bốn thành tố căn bản cho tất cả các thứ vật chất trên đời.Nhưng chưa hết. Bốn cái này nó lại là nền cho 24 thứ vật chất khác cùng có mặt. Các vị chỉ cần mở cuốn A tỳ đàm (bìa xanh- tỳ kheo Giác Nguyên) ra quí vị thấy rõ. Ở đây tôi chỉ kể vắn tắt 24 thứ đó là gì?
24 thứ đó là những thứ vật chất bản thân nó cũng là đất nước lửa gió.

24 thứ vật chất còn lại được xuất sinh từ 4 đại gồm có : Trạng thái thăng bằng của vật chất. Đó là gì? Đó là khinh, nhu, thức, nghiệp. Nhưng ở đây tôi chỉ gom gọn là trạng thái thăng bằng của vật chất, sắc tố nam, sắc tố nữ. Đó! Ở đây tôi chưa kể những cái mà nổi bật để bà con hình dung “ ồ tức là vật chất nó dựa trên 4 cái này, còn 24 cái kia là gì ta?”. Thì bắt đầu tôi mới kể những cái mà bà con có thể cảm nhận ngay bây giờ nè. Trạng thái thăng bằng vật chất , sắc tố nam sắc tố nữ ( hormon nam hormon nữ đó) cũng được đi ra từ 4 đại. Rồi gì nữa? Các sinh tố vi lượng ( trong A tỳ đàm gọi là sắc dưỡng tố hay sắc vật thực) trong các sinh vật thì cũng nằm trong 24 cái này. Rồi cái khoảng cách giữa các phân tử, đơn tử, tế bào, đơn bào cũng được kể là một thứ Sắc pháp ( sắc hư không , sắc giao giới đó). Còn gì nữa? Cái trạng thái sinh sôi, phát triển, phân hủy, suy tàn, băng hoại của vật chất cũng là Sắc pháp.

Như vậy thì Sắc pháp là gì? Sắc pháp là bốn thành tố căn bản đất, nước, lửa, gió cộng với 24 thứ vật chất khác mà tôi vừa kể ( đại biểu, đại diện thôi). Trong đó gồm có sự thăng bằng của vật chất, hormon nam, nữ, sắc tố nam sắc tố nữ, trạng thái sinh sôi phát triển, suy tàn băng hoại vật chất, rồi các nguyên tố vi lượng trong sinh vật cũng thảy đều là vật chất. Mà những thứ đó nó được tạo ra từ trên nền tảng bốn đại. Còn nói gọn nhứt mình gọi là năng lượng, các nguồn năng lượng trong vật chất, các hình thức vi sinh cũng đều là Sắc pháp hết. Tất cả đều đi ra từ cái nền của 4 đại.

Mà 4 đại ở đây tôi nhắc lại lần nữa là bà con làm ơn định nghĩa lại từng thứ trong đó. Đất là gì, nước là gì, lửa là gì, gió là gì. Vì sao phải định nghĩa lại? Bởi vì với định nghĩa trong Giáo pháp mình nó mới triệt để, mới rốt ráo. Chúng ta mới thấy được rằng 4 đại có mặt ở mọi nơi mọi lúc. Còn nếu mà đất nước lửa gió mà hiểu theo nghĩa thông thường trong đời sống thường nhật của mình thì khó lắm quí vị. Thí dụ như quí vị thấy trong A tỳ đàm nói rằng cái mặt nước, bản thân mặt nước cũng có đủ bốn đại. Bởi vì sự xê dịch của từng gợn sóng là gió. Cái nhiệt độ của nước là lửa. Cái sự cứng mềm của con nước, của làn sóng cũng là đất. Cái trọng lượng của nước cũng là đất. Nghe, nhớ nhe!. Các vị không tin các vị coi mấy đứa bé ở quê Việt Nam nó tắm mà nó nhảy cầu dừa đó. Nó leo lên cây dừa, leo lên cầu khỉ nhảy xuống, nước đập vào mặt nó cũng làm cho mặt nó rát, làm cho mắt nó đỏ hoe đó. Nhe! Như vậy cái cứng mềm của nước nó cũng là đất. Nhớ cái đó quan trọng lắm!

Khi một hành giả hiểu rõ danh là gì sắc là gì, nếu hành giả đủ duyên, luôn luôn tôi thòng câu “nếu đủ duyên”, chứ còn nhiều người không có nghe câu này, cứ về làm y chang mà sao thấy mình hỏng đi tới đâu, là bởi vì có nhiều lý do lắm. Một là cái duyên lành ba la mật của mình bị thiếu, công đức tu hành chưa tới. Thứ hai là sự tinh tấn của mình chưa tới. Thứ ba là trí tuệ của mình trong con đường hành trì chưa có tới. Có nghĩa là còn có một chút gì đó mình hiểu chưa tới. Còn một chút gì đó mình hiểu lầm,nhe! Như vậy chỉ cần sự tinh tấn của mình có vấn đề, trí tuệ mình có vấn đề, sức khỏe mình có vấn đề, cái ba la mật của mình có vấn đề, và sự hướng dẫn của sư phụ có vấn đề. Nhe. Thì coi như các vị tu mỏi mòn cũng không đi về đâu hết.

Một lần nữa tôi xin nhắc lại ở đây. Thiền sư hay Kinh sách gì đi nữa là mỗi một bài Kinh chỉ thích hợp,cái nội dung như nhau. Kinh nào nội dung cũng giống như Kinh nào thôi. Kinh nào cũng hướng tới giải thoát. Nhưng kiểu trình bày thì nó hợp với một số tạng người, nghe. Cái đó là Kinh. Còn nói về người thì thiền sư hay pháp sư, giảng sư cái kiểu suy tư, cái kiểu nhận thức, cái kiểu phân tích của mỗi vị nó thích hợp cho một số người thôi. Cho nên có nhiều khi mình thấy thích nhưng mình không hợp. Nhiều khi cái đó nó hợp với mình nhưng mình không thấy thích. Còn có nhiều trường hợp mình vừa thấy thích vừa hợp. Còn có nhiều trường hợp không hợp cũng không thích, nhe!

Thì trường hợp bà con nên để ý chính là thích mà không hợp. Cái này mệt lắm nghe. Cái này mệt lắm. Có nghĩa là thấy ổng nói cái pháp môn đó hay à. Hay, thí dụ như tôi được nghe sau này có một cái trào lưu Tứ niệm xứ mà theo cái trào lưu như nhiên đó. Có nghĩa là sao? Có nghĩa là “ con cứ sống bình thường, con cứ đi trượt tuyết, con cứ đi quán bar, con cứ đánh bài, con cứ sống như xưa giờ. Nhưng hôm nay con biết đạo rồi. Coi như con làm, con vẫn tiếp tục hưởng thụ, tiếp tục sống bình thường nhưng mà trong cái chánh niệm tỉnh giác”. Thì cái khoản này tôixin nói, cái khoản này nghe thì đã thiệt, tại vì những người mà còn “dễ ngươi” đó họ nghe kiểu tu này họ khoái lắm, nhe! Nhưng mà nói cho rốt ráo thì, nếu mà có một kiểu tu mà “như nhiên” như vậy đó, thì cái Tạng luật để ở đâu? Tại sao có Tạng Luật? Bởi vì chính Đức Phật Ngài thấy rõ tu là tu tâm nhưng không thể bỏ phần tu tướng. Là sao? Tức là có những trường hợp do hình thức khép mình nào đó, tâm của ta cũng tự động được thúc liễm, được kiểm soát. Không biết trong room có tin cái này hông ta? Các vị có tin chuyện này không ? Tức là trong một hình thức khép mình nào đó thì cái tâm của mình cũng được kiểm soát dễ hơn. Tôi ví dụ chuyện nhẹ nhàng thôi. Quí vị mà nhào vô cái chỗ âm thanh ánh sáng tràn ngập, trai gái nam thanh nữ tú hò hét nhảy nhót. Quí vị nói là quí vị giữ chánh niệm được thì tôi xin quỳ lạy từ dưới lạy lên từ trên lạy xuống. Cái chuyện đó không có có, nhe! Bởi vì nếu nó mà như vậy thì tôi hỏi mấy cái thiền viện lấy lý do gì ra đời. Người ta cần tới không khí gì? Ngay cả cái bữa ăn trong thiền viện mà mình không có tu hành gì hết; mình chỉ bước vào mình nhìn cái phòng ăn của thiền viện Pa Auk hay là Shwe Oo Min thôi, là mình đã thấy muốn tu rồi. Xếp hàng nguyên một hàng dọc mà kẻ trước người sau, thứ lớp tuần tự, tây ta, bà đầm bà điếc gì cứ là để tay trước rún, hai tay xếplại đi từng bước từng bước, đi vào phòng ăn. Có chỗ thì buffet, có chỗ thì dọn bàn. Nhưng mà ai nấy vào lấy đồ ăn hoặc múc đồ ăn đều trong sự im lặng. Cái đó gọi là tu tướng chớ tu gì nữa? Nhưng chính vì hình thức khép mình ấy, nó đã hỗ trợ cho khả năng kiểm soát của ta rất là nhiều. Đây là lý do vì đâu mà chúng ta vừa phải tu tâm mà cũng cần phải tu tướng nữa, là chỗ đó đó, thưa quí vị!

Cho nên cực đoan cho rằng vật chất là tất cả đó là cái tào lao. Mà cho rằng tâm là tất cả cũng là tào lao. Mà phải nói rằng là TÂM VẬT HỖ TƯƠNG. Vạn pháp do chư duyên mà có. Mà đã nói là “chư duyên” nghĩa là các duyên. Mà các duyên đây không thể đóng khung cái loại duyên nào được, nhe! Nhớ cái đó. Cái đó quan trọng lắm lắm lắm lắm!

Hiểu như vậy các vị thấy chỉ riêng hai chữ Danh Sắc nãy giờ tôi nói có đủ cho bà con tu chưa. Tôi nghĩ quá thừa chớ không phải đủ, quá thừa luôn nghe!

Minh ở đây là trí tuệ ở trong Tâm Thánh quả. Bây giờ quí vị mới thấy cái hồi nãy giúp cho quí vị nè. Còn giải thoát đây chỉ cho tất cả tâm sở đi cùng. ( Đúng rồi, đúng rồi, cái cô GiotMua này phải nhìn nhận khen rất là kỳ. Khen 1 cá nhân trước một tập thể rất là bậy, nhưng phải nhìn nhận là phải khen!). Minh đây nó chỉ cho trí tuệ trong Tâm Thánh quả. Còn giải thoát đây ám chỉ cho các tâm sở mà đi cùng, sesadhamma, gọi là tamsampayutta sesadhamma. Các vị thấy trong Pali không hề có chữ tâm sở mà tôi cả gan tôi dịch như vậy. Bởi vì đây là cái nghĩa nó phải hiểu như vậy. Tức là tất cả tâm sở đi cùng trong cái trí Thánh quả đó thì được gọi là giải thoát. Quí vị nghe coi ác chưa? Trong khi có chỗ thì “minh” ám chỉ cho Tâm Thánh đạo, mà “giải thoát “ ám chỉ cho tâm Thánh quả. Nhưng mà chỗ này lại hiểu nghĩa khác. Đó là lý do tại sao mình phải học nhiều. Bởi vì mình không bị đóng khung, không bị nhốt chuồng. Chỉ có con cá con chim mới bị giam lồng nhốt chậu thôi. Chớ mình là con người, nhứt là mình là đệ tử Phật thì đại kỵ cái chuyện “chim lồng cá chậu”. Không nên giam nhốt ai đã đành mà bản thân mình mình cũng không nên tự giam nhốt trong những biên kiến, trong những biến kế sở chấp, trong những cái sở tri chướng. Biết ba mớ rồi bèn cho đó là vô lượng vũ trụ, nhen!

Hữu kiến ở đây là thường kiến. Còn vô hữu kiến chỉ cho đoạn kiến. Không biết bà con còn nhớ không. Tất cả, tôi phải nói chữ “tất cả”, nên nhớ cái chữ tôi xài có nhiều chỗ tôi nhấn mạnh, có nghĩa tôi đang rất là chính xác. Tất cả nghĩa là không sót một ai hết. Tất cả phàm phu trong đời này sở dĩ sanh tử luân hồi thì mình có nhiều cách nói. Như nói luân hồi là do vô minh cũng đúng. Nói luân hồi là do tham ái cũng đúng. Nói luân hồi là do tà kiến do ngã mạn cũng đúng, không có sai. Trong trường hợp này tôi đang nói về tà kiến.

Tà kiến trong đời là sự hiểu sai, hiểu không có đúng cái chánh pháp gọi là hiểu sai. Tà kiến gồm có hai là thường và đoạn.

Thường kiến nó gồm có 3, không biết trong room này còn nhớ không ta? Alo, có ai trong room còn nhớ 3 thường kiến, 3 đoạn kiến không? 3 Thường kiến 3 đoạn kiến, phân tích rộng thành 62 tà kiến. Còn nói gọn thì “thường “ có 3 và “đoạn” có 3.

Thường kiến có 3 là: Một là tin có một cái “tôi”, cái tôi của mình hay cái tôi của người khác, nói gọn là một cái tôi. Tin là có một ông A một bà B. Tin là có một cái gì đó nó đi từ đời này qua kiếp khác. Tức là “tôi” làm thiện thì mai mốt “tôi” được sướng. Mà lẽ ra mình phải hiểu thế này. Cái giây phút mình làm thiện, mình hành thiện đó là cả tâm sinh lý mình lúc đó đó là nó liên tục thay đổi. Không có một con người nào mà có thể trụ quá một sát na hết. Các vị hỏi tôi sát na là gì. Sát na đó nếu nói về thời gian thì coi như nó nhanh, nó ngắn chỉ bằng một phần tỉ của giây thôi. Chữ sát na nó còn có nghĩa nữa là đơn vị tâm thức. Đơn vị tâm thức có nghĩa là mỗi một cái tâm như vậy đó được gọi là một sát na, nhe!

Thì lẽ ra mình phải hiểu rằng mình chỉ là một dòng chảy của nhiều giọt nước. Mà mỗi giọt nước như vậy nó có vô số cái thành tố hóa học trong đó. Nó có bao nhiêu vấn đề vật lý nằm trong mỗi giọt nước. Có bao nhiêu vấn đề hóa chất nằm trong mỗi giọt nước. Thì tất cả những cái sự cộng hưởng, tương duyên của vô số điều kiện ấy làm nên một giọt nước. Rồi nhiều giọt nước mới làm nên một con sông, một dòng suối. Nhe, mình phải hiểu như vậy. Còn đằng này mình không học Đạo, mình cứ tưởng đâu là có một cái tôi. Nghĩa là “ nó chửi tôi”, cái chữ “nó” đó là trong đầu mình không hiểu rằng cái nhân vật mình gọi là “nó” thật ra là một dòng chảy gồm rất nhiều giọt nước, mà mỗi giọt nước nó gồm vô số thành tố, vô số vấn đề vật lý và hóa học. Không biết trong room có nghe tôi nói kịp không ta?

Thứ hai là lẽ ra mình phải thấy rằng mọi thứ do duyên mà có. Có rồi phải mất. Nếu nói như vậy thì làm gì có 1 ông A bà B thằng Tí thằng Tèo nào. Nhưng vì mình không biết nên mình cho rằng có một cái tôi, dù cái tôi ấy là của ta hay của người khác đi nữa thì tin rằng có một cái tôi đi từ kiếp này qua kiếp khác. Đó là cái thường kiến thứ nhứt.

Cái thường kiến thứ hai là tin rằng có một cái cõi thiên đường, một cái cõi hỏa ngục vĩnh hằng nào đó mà đời đời sung sướng, đời đời đau khổ. Nghe! Có nhiều tôn giáo họ dạy tín đồ như vậy. Có nghĩa là “ Nếu con làm theo giáo huấn trong kinh điển của giáo phái đó thì con sẽ về thiên đường đời đời sống sung sướng. Còn nếu con phản đạo, con bội giáo, con tào lao thì coi như con sẽ chìm sâu trong hỏa ngục đời đời”. Tin rằng có một thế giới vĩnh hằng nào đó, đây được gọi là cái thường kiến thứ hai. Kể cả những cảnh giới mà Phật tử Việt Nam, Phật tử Trung quốc bị ru ngủ đó, có những cái Phật quốc này Phật quốc kia đó. Cái đó nếu mà hiểu không khéo thì nó vẫn dính vào cái thường kiến. Vẫn dính. Nhưng mà tôi nói nếu không khéo chứ tôi không có ý bài xích bôi bác ai ở đây nhe! Làm ơn nhớ dùm cái đó. Nếu mà không khéo đó thì lọt vô cái thường kiến thứ hai là tin vào có một cảnh giới vĩnh hằng, nhe!

Rồi cái thường kiến thứ ba là tin có một đấng coi như chí tôn, vô thượng, tối cao vô song. Có nghĩa là Ngài có thể là đấng sáng tạo muôn loài hoặc Ngài là vị có quyền ban phước tha tội cho muôn loài chúng sinh. Hoặc là Ngài là người quyết định an bài mọi sự, mọi thứ vận hành hoạt động trong trời đất ,trong vô lượng vũ trụ. Tin sự hiện hữu, sự tồn tại của một đấng như vậy đó được gọi là loại thường kiến thứ ba.

Tôi nhắc lại tất cả tà kiến trong đời gom lại gồm hai thứ là thường và đoạn kiến. Thường kiến gồm có 3:

Thứ nhứt tin là có một cái tôi dầu của mình hay của người khác. Không chịu hiểu rằng mọi thứ nó chỉ có mặt chớp nhoáng và do các duyên tạo ra.

Cái thứ hai là tin là có 1một cảnh giới vĩnh hằng trong khi mình tin rằng làm gì có một cảnh giới vĩnh hằng. Chúng sanh là chủ của vũ trụ mà chúng sanh vô ngã vô thường thì làm gì có một cảnh giới không vô ngã không vô thường.

Thứ ba tin có một đấng chí tôn sáng tạo muôn loài. Thượng đế, Ngọc hoàng sáng tạo chủ gì đó. Nhưng thật ra các vị thấy rằng đã nói rằng mọi thứ ở đời vô ngã vô thường, thì xin hỏi đấng mà đời đời ngồi trên ngai cao chín bệ ấy , ai đã tạo ra Ngài. Ngài có mặt để làm cái gì, nếu nói là Ngài đã tạo ra muôn loài thì xin hỏi ( cái này Kinh nói chớ không phải tôi nói nghe). Kinh nói : Này các tỳ kheo. Nếu quả thật có đấng sáng tạo ra muôn loài thì ta nói cái vị ấy rất là tàn nhẫn. Là vì sao? Vì vị ấy đã tạo ra một thế giới vui ít khổ nhiều. Vui ít khổ nhiều !!! Đấng gì mà trời ơi đất hỡi như vậy, vậy mà cũng có kẻ tin theo, nhe!

Đó là thường kiến có 3.

Rồi cái đoạn kiến có 3.

Một là VÔ NHÂN KIẾN: không tin nguyên tắc tương duyên mà có. Mà cho rắng mọi thứ ngẫu nhiên thôi. Ôi ông Trời ổng sanh vậy thì tự nhiên nó như vậy. Không màng gì tới khía cạnh nhân duyên, nhân quả. Cứ cho rằng kệ nó, ông Trời ổng sanh như vậy thôi. Chứ không nghĩ rằng mọi thứ đều do duyên: Tại sao người này giàu người kia nghèo, đẹp, xấu, khôn, khờ? Khác nhau chứ. Mọi thứ có duyên mà đằng này họ nói mọi thứ nó tình cờ ngẫu nhiên như vậy. Đó gọi là vô nhân kiến. Tức là phủ nhận cái nhận thức, phủ nhận cái nguyên tắc nhân quả.
Thứ hai là VÔ HÀNH KIẾN. Có nghĩa là phủ nhận nguyên tắc nghiệp lý. Vô hành có nghĩa là thiện ác gì đi nữa giống nhau thôi. Vấn đề là anh thích hay không thích, anh có vui thì anh làm, anh không thích thì anh đừng có làm. Chớ thiện ác nó không có, nó chỉ là cái tên gọi cho vui vậy thôi. Đó gọi là vô hành.

(Rồi rồi, đúng rồi Luanminhphong này hay nè. Tôi rất là tán thán công đức này. Có nghĩa là mỗi lần tôi giảng bà con có ghi lại là tôi đã vui. Mà mỗi lần tôi cần trích dẫn bà con bèn nên trả lại như thế này, tôi rất là vui! Không phải tôi nói tôi vui để bà con được cái gì. Mà tôi vui là vì lớp học mình bắt đầu có dấu hiệu là có hiệu quả. Có lúc tôi chỉ sợ lớp học nó tạo ra hậu quả nhiều hơn hiệu quả, nhe. Nhưng mà bắt đầu thấy có hiệu quả)

Cái VÔ HỮU KIẾN là mình phủ nhận bất cứ cái gì mà mình không thấy được, không chứng minh được, không hiểu được thì mình bèn cho nó là không có. Đây là một kiểu nhận thức rất nguy hiểm. Các vị hãy tưởng tượng, tôi nói hoài là cái hạt cát so với sa mạc nó còn lớn hơn cái biết của mình so với điều mình không biết. Các vị làm một cặp phân số các vị sẽ thấy. Phân số thứ nhứt là hạt cát là tử số, hạt cát nằm trên sa mạc. Phân số thứ hai là điều mình biết, mẫu số của nó là điều mình không biết. Thì lúc bấy giờ quí vị sẽ thấy cái điều mình không biết nó lớn hơn cái điều mình biết rất là nhiều. Cái điều mình biết so với cái điều mình không biết nó còn nhỏ hơn là hạt cát ở sa mạc nữa. Vì sao? Là vì bản thân hạt cát có giới hạn, nhưng sa mạc nó cũng có giới hạn. Sa mạc tuy mình không đếm bằng số hột, đúng, nhưng mình có thể tính được diện tích của sa mạc. Nhưng riêng về vụ mình không biết thì nó hằng hà sa số. Vũ trụ rộng đến đâu thì cái ngu của chúng ta cũng lớn chừng ấy. Ấy vậy mà có người đành đoạn cho rằng cái gì mà tôi không thấy, cái gì mà tôi không hiểu, cái gì mà tôi không chứng minh được thì cái đó không có. Cái kiểu suy nghĩ này được gọi là vô hữu kiến. Tiếng Pali gọi là , cái Vô nhân gọi là (…), cái Vô hành gọi là (…). Cái Vô hữu kiến là (…). (…) nó tương đương với nothing đó, có nghĩa là phủ nhận toàn bộ và triệt để. Tất thảy những gì mình không hiểu được, không thấy được, bản thân mình không chứng minh được thì cái đó không có. Thí dụ, với trình độ vật lý của tôi, tôi không thể hiểu được cái vận hành của chiếc máy bay. Điều đó cho phép tôi phán rằng máy bay chỉ là một câu chuyện nói phét, nói dóc. Trên đời này làm gì có chuyện nguyên một cục sắt mà nó bay lên trời được. Các vị nghĩ như vậy có động trời không? Cái gì tôi không chứng minh được tôi bèn cho rằng cái đó không có, nhe.

Sẵn đây tôi nhắc lại người học Đạo phải nhớ câu thần chú này. Muốn tin cái gì thì cũng nên có bằng chứng. Nhưng muốn bác cái gì cũng phải có bằng chứng. Chứ đừng có cho rằng tôi tin tôi phải có bằng chứng, còn cái phần bác thì cái nào tôi hiểu không được thì tôi bác, cái đó nó yếu lắm. Bởi vì tôi không hiểu mà tôi bác như vậy thì tôi còn thiếu một phần rất quan trọng đó là bằng chứng. Phải có bằng chứng chứ, nhe! Chứ còn nhiều người nghĩ rằng thời này mình càng chứng minh mình càng vô thần, mình càng duy vật, mình càng khoa học chừng nào mình càng thời thượng, mình càng sang trọng. Nhưng mà sai! Không có một chuyện rất khoa học là anh muốn nhận anh muốn bác một điều gì đó anh phải đưa ra được ít nhứt một hai cái luận chứng luận cứ,nhe!

Giờ tới VÔ TÀM VÔ UÝ.

Vô tàm vô uý là gì? Vô tàm là không biết thẹn. Còn vô uý là không biết dè chừng, không biết sợ. Không biết thẹn là không biết liêm sỉ, vô sỉ đó. Đối với người không biết đạo mà nói vô sỉ thì họ hiểu. Nhưng khổ một chỗ cái vô sỉ nghĩa ngoài đời nó hẹp hơn chữ “ vô tàm” trong Đạo. Mặc dù mới nghe qua vô sỉ là không biết thẹn. Còn vô tàm cũng không biết thẹn nhưng thực ra cái chữ vô sỉ hiểu theo ngoài đời nó cạn và hẹp lắm so với vô sỉ trong Đạo.

Ở ngoài đời chữ “vô sỉ” là gì? Là không biết thẹn những chuyện mà xã hội xem thường coi rẻ, khinh bỉ. Chớ còn những vấn đề cá nhân cũng không có gì đáng nói. Miễn là mình về nhà đóng cửa lại là không có vấn đề gọi là vô sỉ. Chữ vô sỉ ngoài đời liên hệ đến khía cạnh xã hội, gọi là vô sỉ. Thí dụ trộm cắp, lừa đảo, lật lọng, lừa thầy phản bạn, bán nước cầu vinh, dối trá… thì cái đó mới gọi là vô sỉ, mình làm cái đó mình không biết thẹn. Riêng cái “vô sỉ” , “vô tàm” trong Đạo mình, nghĩa nó rộng lắm. Có nghĩa là một cái suy nghĩ bất thiện có mặt cũng được gọi là chuyện xấu, cũng đáng để mình thẹn, nhe. Một suy nghĩ bất thiện thôi. Trong Kinh kể trường hợp đó nhiều lắm. Dĩ nhiên thời buổi này mà tôi kể ra nó hơi phong thần, nhưng tùy trong room. Nếu quí vị có đủ duyên lành quí vị làm thì quí vị được lợi ích chớ tôi đâu có “ăn uống” gì trong đó đâu.

Cái vô tàm nó hay chỗ này nè. Khi mình phát hiện ra đó là cái suy nghĩ tầm bậy mình biết thẹn, mình thấy nó kỳ kỳ. Đó là tu rồi đó quí vị. Thí dụ như mình thấy đi hai người, mà tại sao cái người kia họ được cái gì đó mà mình không được. Mình thoáng có cái khó chịu thì lập tức mình thấy thẹn rồi: “ Ủa, cái này có đáng để mình ganh tị như vậy không?” (Trong room có nghe không ta? – Dạ, cám ơn! ). Người như mình có đáng vậy hay không, chuyện đó đâu có đáng gì đâu, tự nhiên mình thay cô đi vào chùa gặp sư trụ trì. Ổng mới gặp cô A ổng nói “ Ô, kỳ rồi có tìm được cho cô cái bức tượng này nè”. Nếu mà bình thường mình sống bằng tâm trạng phàm phu mình sẽ có thoáng ganh tị. “ Tại sao hai người vào chùa cùng một lúc, mà tại sao sư trụ trì lại cho cô kia?” . Cho nên chuyện đầu tiên mình phải biết thẹn với mình, “Ủa sao mà mình dở vậy ta?”. Nhưng mà tiếp theo đó cái trí tuệ của mình nó làm việc liền, là vì đâu ông sư ổng đưa cái bức tượng cho cô kia mà hỏng đưa cho mình là bởi vì trước đây cổ có nói cái gì đó, có dặn dò rồi mà mình thì không. Cổ có dặn là khi nào sư đi đâu đó, sư gặp bức tượng mà cỡ cái tầm tầm như vầy nè, mà cái chất liệu như vầy nè, cao cao khoảng cỡ này, mà đừng nặng lắm nghe sư, khoảng dưới ba ký, dưới 5 kí. Con thì con sợ đồng sợ đá lắm, cho nên con chỉ gỗ với nhựa thôi nghe sư. Nó nhẹ nhẹ đặng con rước lên rước xuống con lau dọn vậy đó. Biết đâu cổ đã có dặn rồi. Cho nên hôm nay ông sư mới đưa cho cổ chớ không có ai ngu gì mà đi tỏ tình riêng tư bằng cách đi trao quà, trao tín vật cho nhau trước bàn dân thiên hạ hết quí vị à, nhe!

Cho nên nếu lúc đó thì chuyện đầu tiên là cái tàm uý mình làm việc liền. Khi mình thoáng thấy khó chịu là mình tự mình nhủ: “ố ồ sao mình dở vậy ta”. Rồi tiếp theo là cái trí tuệ mình làm việc liền :” À chắc chắn trước đây giữa 2 vị này đã có một cái trao đổi gì đây. Giờ mới lòi ra cớ sự này, chuyện nhỏ xíu như vậy”, nghe!

Hoặc là mình thoáng thấy có cái ý chẳng hạn như lên bàn ăn mà mình muốn gắp cái này mà lại không muốn gắp cái kia. Tự mình thấy thẹn: “Ủa tại sao mình lại lấy miếng này, mà lẽ ra mình nên lấy cái miếng kia”. Thì những cái chuyện lút chút lút chút như vậy nó gọi là “tàm” đó quí vị. Tàm là vậy đó. Nghĩa là ngay trên bàn ăn thôi, gắp miếng ăn là đã có tàm có uý trong trỏng rồi. Các vị có nghe kịp không ta? Chút xíu như vậy thôi. Có nghĩa là nếu hiểu hai cái này sâu thì hóa cha tu Tứ niệm xứ nữa. Tu Tứ niệm xứ cũng là vậy thôi. Có nghĩa là liên tục và liên tục coi coi mình ra làm sao.

Cho nên mình đang học về hai cái pháp bất thiện đó nhe mà vẫn là Pháp tu. Cái đó mới ghê chứ. Học kỹ về Pháp bất thiện cũng có nghĩa là ta đang học về Pháp tu. Nói cách khác, khi ta học ngành y, ta nghiên cứu tìm hiểu về một chứng bịnh thì cũng có nghĩa là ta đang học cách chữa bịnh. Trong room mình có nghe kịp hong? Khi ta đang nghiên cứu một chứng bịnh cũng có nghĩa là ta đang tìm cách chữa bịnh đó. Chớ đâu phải là mình học ngành y mình học cách chữa bịnh không mà mình không màng, không nghiên cứu về các chứng bịnh, cả các triệu chứng, các biến chứng của nó. Không có. Phải học hết. Học cách chữa trị mà học bản thân cái chứng bịnh đó nữa. Nó khởi điểm ra sao, nó phát tác ra sao, và lúc kết thúc của nó ra sao, mình biết hết.

Ở đây cũng vậy. Nếu mình học riêng cái phiền não mà học cho kỹ cũng là học cái Pháp tu đó quí vị, nhe! Đó vô tàm là vậy đó.

Còn vô uý là không biết sợ. Vô tàm thì trong Kinh kể có nhiều trường hợp. Vô tàm một là mình nghĩ về bản thân mình. Nghĩ người như mình tại sao lại có suy nghĩ như vậy. Tại sao lại có kiểu nói năng như vậy. Tại sao lại có kiểu hành động như vậy. Trường hợp thứ hai là mình nghĩ đến đòan thể mình đang có mặt. Nghĩ cái gia đình của mình, đoàn thể mà mình đang có mặt nó cao quí như vậy, xứng đáng như vậy mà tại sao mình lại như vậy? Cho nên Tàm nó gồm có hai. Một là nghĩ về mình, lấy mình làm gốc. Thứ hai nữa là lấy đời làm gốc hoặc là lấy Pháp làm gốc. Nếu kể ra thì có 3. Nhưng kể gọn trong Kinh thì chỗ này không kể lấy Pháp, mà lấy mình và lấy người thôi.Tàm có hai, lấy mình làm gốc, lấy người làm gốc. Lấy mình có nghĩa là mình nghĩ người như ta không nên có suy tưởng đó, không nên có ý nghĩ đó, không nên có hành động đó, không nên có kiểu phản ứng đó. Còn lấy người làm gốc là sao? Là mình dựa vào gia đình, dựa vào đòan thể mà mình có mặt, dựa vào sư phụ của mình, dựa vào bạn bè, dựa vào một người nào đó để mình có lòng tự trọng thì cũng được gọi là Tàm. Còn không có cái đó gọi là Vô Tàm, nhe!

Còn uý là sao? Uý đây là biết sợ. Sợ ở đây có 4:

Một là sợ lương tâm mình. Nếu mà mình làm chuyện này sợ sau này mình ngủ không yên, nó cắn rứt suốt đời. Mỗi lần nhớ tới là mình không có yên đâu. Đó là thứ nhứt, sợ cắn rứt.

Thứ hai là sợ tiếng đời.
Ba là sợ pháp luật.
Bốn là sợ báo ứng.

Có nghĩa là khi mình sắp làm chuyện gì là mình cứ nghĩ , cái này mà công an biết được, cảnh sát biết được là mình mềm xương. Mình nghĩ vậy mình không làm. Đó cũng là úy. Hoặc là mình sợ mai này mình cứ nhớ cái này hoài mình cũng mệt, nghe. Cái thứ ba là sợ tiếng đời. Tiếng đời theo đuổi mình, ngay cả lúc mình già mấy chục năm sau trong 1000 người đã biết chuyện đó, giờ chỉ cần sót lại một vài người thôi, mà bây giờ mình gặp lại họ mình có thấy khó chịu không, nhe! Và cái này mới bậy nè thưa quí vị. Cái này mới quan trọng. Trời đất thì bao la, chỗ mình có thể đi làvô tận. Mẹ sanh mình ra là tay chân tự do. Thì chúng ta không thể nào chọn một kiểu sống mà mai này đi đứng không dám ngửa mặt nhìn nắng,ngắm mây. Không biết trong room có hiểu cái đó không?

Sợ tiếng đời là sợ như vậy. Mình sống làm sao để phương trời nào mình cũng có thể đi được, không sợ ngại gặp ai hết. Chớ còn tôi biết có những tình huống mà làm việc gì đó xong rồi ngại về chỗ đó, ngại gặp lại người đó thì chưa khá. Cho nên sợ tiếng đời là sợ như vậy. Mình cứ nghĩ thế này. Trời đất bao la, dầu mình nghèo cách mấy, mỗi ngày ăn rau luộc chấm nước tương cũng được, mà miễn sao mình sống không có bị đời nói gì mình hết. Đó là một cái hạnh phúc. Đó là một sự tự do mà tôi biết rất nhiều đại gia nhe, trong nước ngoài nước thèm cái cảm giác đó lắm. Tôi biết. Hồi trước có lần tôi về Hà Nội tôi giảng ,ma tôi có nhắc tới cuốn phim Nhật. Rồi bà con ngoài đó nói là tại sao giảng về thiền mà nhắc tới phim vậy nghe mất không khí khói nhang quá cho nên trong room này tôi không biết có bao nhiêu thành phần tôn giáo quá khích ở trong đây nên tôi ngại tôi không có nói, nghe! Mà tôi chỉ nói vắn tắt cho bà con nghe đó là có biết bao nhiêu tay tài phiệt, rồi trùm ma túy gì đó, bây giờ ngồi trên đống vàng mà quí vị biết ban đêm nằm nghe chó sủa, họ sợ cảnh sát tới. Rồi họ cũng không đi đứng thoải mái như bao nhiêu người khác là vì sao. Là vì đã dính vô xã hội đen thì kẻ thù nó nhiều như nấm sau mưa. Nó đông như quân Nguyên, nhe! Tôi cho quí vị biết. Cho nên lúc ham giàu thì chuyện gì mình cũng làm hết, đâm cha chém chú, buôn thần bán thánh, lừa thầy phản bạn. tới lúc mà ngồi trên đống vàng rồi mới thèm được cảm giác ước chi bây giờ tôi ngủ một giấc dậy tôi chỉ còn cái xà lỏn thôi, mà không có bị công an, cảnh sát không có bị kẻ thù truy sát, không có bla bla bla bla…gì hết. Và tôi xin đại diện cho các đại gia ấy nói thiệt là đời này không có cái sung sướng gì bằng sung sướng của một cái tên mặc xà lỏn đi bơ bơ giữa trời đất. Mặt ngước lên trời nhìn mây trắng trời xanh. Đó. Mà không ngán không sợ một thằng Tèo thằng Tí nào hết. Tôi xin thưa với bà con trong room cảm giác đó sướng vô cùng sướng. Còn cái ớn nhứt là mình mẩy vàng ngọc đỏ người mà coi như cứ lấm la lấm lét thì cái đó không ham, nhe!

Cho nên úy là gì? Úy là sợ, sợ cái đó đó. Sợ thứ nhứt là cắn rứt lương tâm, thứ hai là sợ tiếng đời. Thứ ba là sợ pháp luật, thứ tư là sợ báo ứng. Khi sắp mà hạ thủ làm cái việc trời ơi nào đó chỉ cần nhớ một trong 4 cái này là mình rút tay lại. Cái động tác rút tay ấy tiếng Tàu kêu là “ Phóng hạ đồ đao. Lập địa thành Phật”. Có nghĩa là sao? Có nghĩa là mình có gian ác cỡ nào, chỉ cần mình có lòng lìa cái tà là phóng hạ đồ đao. Đồ nghĩa là giết đó, là lập tức coi như mình đã dự hàng Bồ tát rồi đó. Nghĩa là sắp làm bậy , biết nghĩ mà rút tay lại là đã dự hàng Bồ tát rồi.

“Khó nói” tiếng Pali là dovacassata nghĩa là khó dạy. Hai cái này rất sâu. Nếu bà con hiểu tới nơi là đủ tu rồi. Nếu mở Kinh ra coi mà lướt mắt qua thì ta sẽ không ngờ là có một đại dương Phật pháp sâu thẳm dưới hai điều này.

“ Khó nói” là sao? Mình bị tiểu đường phải kiêng ăn ngọt, bị cao máu phải kiêng ăn mặn, bị dư cholesteron phải kiêng dầu mỡ, chất béo. Cứ bịnh là phải kiêng. Mình răng giả phải kiêng ăn đồ cứng. Không có răng phải kiêng ăn đồ cần nhai. Có nghĩa là trong đời những người mình phải học rất nhiều. Dầu đó là người mình coi không ra gì cũng rất có thể họ có gì đó để trao cho mình. Tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ ở chùa tôi biết được nhiều bài học từ những vị sư già bán thế xuất gia, thậm chí ông thợ hồ thợ mộc vô chùa làm việc, trưa nắng chang chang thấy ổng ngồi gõ gõ đục đục tôi mon men lại gần chơi với ổng. Vậy mà những câu nói của ổng tôi còn nhớ tới bây giờ. Có thể ổng chỉ là người làm thuê không biết chữ nhưng những trao truyền của ổng về kinh nghiệm sống, về những từng trải của ổng trong đời rất đáng để học lắm quí vị. Nhưng khổ thay như tôi đã nói: cái thể tạng của mình có cho phép mình đón nhận lấy cái hay của trời đất hay không? Cái não trạng, tâm trạng, thể trạng mình có cho phép không.

Cái “khó dạy” là nội tâm mình có quá nhiều vấn đề, không có khả năng tiếp nhận những nguồn dinh dưỡng tâm linh từ người khác, thì Đức Phật gọi là “khó dạy”. Các vị có hiểu không ta? Cái tâm quí vị bị tiểu đường nghĩa là cái tâm khoái ngọt, là tiểu đường tâm lý. Người khoái ngọt khi nghe Pháp từ một ông sư mắng xối xả là dọt mất rồi. Hoặc nghe chỗ ông sư chọt cái chỗ nhột là không muốn nghe nữa.

Thời Đức Phật có biết bao nhiêu người né Đức phật, tránh Đức Phật vì họ nghe đồn thôi. Chẳng hạn có một bà hoàng hậu nghe nói Đức Phật không hảo cảm với những giai nhân mỹ nữ, mà Ngài hay nói đến những khía cạnh tiêu cực, mặt trái. Thí dụ Ngài có khuynh hướng giảng về xả ly, buông bỏ, là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, xương, tủy, tim, gan, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, phẩn, nước tiểu. Rồi Ngài nói thân này là một túi da đựng một đám thứ bất tịnh bên trong, thì họ nghe họ ớn quá. Với cái não trạng vậy họ đã lìa Đức Phật, đã bỏ lỡ cơ hội gặp một bậc đại Hiền Thánh. Những người như vậy rất nhiều. Nói chung cơ thể sinh lý mình nó y như tâm lý vậy. Khả năng đón nhận của mình càng ít thì chúng ta càng lỡ dịp học hỏi và tiếp nhận cái hay của trời đất. Cứ vậy mà hiểu, nhe!

Cho nên người “khó dạy” là người luôn luôn khép chặt cửa lòng. Với người con gái thì khuê môn kín cổng là tốt. Nhưng trong vấn đề tâm linh thì khuê môn kín cổng là xấu. Là vì với người con gái càng khuê môn kín cổng thì “ Càng cao giá ngọc càng cao phẩm người”. Còn trong vấn đề tri thức tâm linh mà anh càng khép cổng đóng khung anh sống trong đó (gọi là trinh nữ tâm linh) thì sẽ dốt suốt đời.

Vậy “khó dạy” là chỉ người không có khả năng đón nhận điều hay điều phải từ thiên hạ, không có khả năng học hỏi. Trong khi cái đầu mình vốn dĩ như cái thùng rác. Nó là một cái ao tù cần thay đổi luân phiên xê dịch, gột rửa liên tục. Như cái thùng rác mà không được người ta chạm tay tới thì muôn thuở bị đầy rác. Một ao tù không có nước ra nước vào lưu thông thì muôn thuở nó vẫn là ao tù. Cũng như với người phụ nữ, tủ lớn đựng áo quần, tủ nhỏ đựng mỹ phẩm nữ trang mà trong đó toàn là đồ rẻ tiền, đồ cũ sì hay không dùng nữa thì còn đâu chỗ trống để rước đồ mới, đồ hiệu, đắt tiền vào? Nên muốn rước đồ ngon lành về thì cần phải dọn tủ nhỏ tủ lớn cho trống và sạch sẽ.

Cũng vậy, người “khó dạy” là người luôn chăm bẳm tâm đắc với cái mình có. Không chịu mở cửa lòng ra để đón nhận cái hay, cái nắng gió muôn phương. Bị bít bùng vậy thì chỉ có chuột, gián, bụi bậm đầy dẫy trong đó thôi. Đối với chư Phật ba đời mười phương khi các Ngài ra đời nếu mà mình có cái não trạng kiểu khuê môn kín cổng như vậy thì không được. Đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo, chúng sanh trong đời giống như những người bị lọt sình. Có kẻ chỉ ngập sình tới mắt cá, ta cứu được. Họ ngập sình tới đầu gối ta cứu được. Tới thắt lưng ta cứu được. Tới ngực ta cứu được. Tới cổ ta cứu được. Ngập cả đầu ló lên búi tóc ta cứu được. Nhưng này các tỷ kheo có những người trong đời này, họ lọt xuống hố phân, họ lọt xuống hố sình mà họ không có ló lên cái gì cho Như Lai nắm kéo họ lên. Ta gọi đó là người vô duyên trong giáo pháp này.”

Dễ sợ chưa! Các vị có nghe đoạn Kinh này chưa? Có nghĩa là nếu mình không có khả năng tiếp nhận, mình đóng cửa, thì chư Phật ra đời mình còn ló cái gì để các Ngài kéo mình lên? Những người như ngài Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất coi như đứng dưới sình nhưng tới mắt cá thôi nên Đức Phật giúp rất dễ. Còn một số người lên tới ống quyển, đầu gối, bắp vế, thắt lưng, tới rún, tới ngực, từ từ lên tới cổ, nhưng hễ còn ló lên, còn có chút duyên lành là Ngài có thể giúp được. Dầu kiếp này họ không đắc dưới sự hướng dẫn của Ngài, nhưng ít ra họ cũng đủ duyên để

Ngài tiếp cho một nguồn nội lực. Còn nếu mà không có một chút phước duyên nào hết thì đành thua!

Đây chính là chỗ sâu sắc của KHÓ NÓI và ÁC HỮU. Muốn hiểu được Hiền Thánh thì phải có cái password của Hiền Thánh. Nghĩa là mình phải có chỗ tương thông tương đồng mới bước vào dù ở hàng rào đi nữa của Hiền Thánh. Còn đằng này mình không có khả năng đó, bờ rào chưa chạm tới thì làm sao đặt chân được vào bên trong để học hỏi. Tôi nhắc lại: ta phải luôn luôn tâm niệm: Con sống như thế nào để con có được mật mã, có được cái passcode, cái password của chư Hiền Thánh. Các Ngài chỉ cần đi thoáng qua người con thôi là con lập tức biết đó là chỗ con phải tìm về. Chỉ cần con nghe mùi của ác nhân, của gian tà, tà sư ngoại đạo là con biết mà tránh. Còn đằng này con không có khả năng đó thì coi như là người “khó dạy”.

ÁC HỮU: chỗ này sâu tựa bể.
Bạn xấu ở đây mình không thể hiểu theo nghĩa ngoài đời là những bạn ăn nhậu, bài bạc, chích choác, đánh đá vợ con, bất hiếu cha mẹ, phạm thượng tôn trưởng… đều không phải. Hiểu như vậy là nghèo lắm! Người “ác” (ác hữu) ở đây có hai hạng:
Một là làm cho mình tăng trưởng cái ác.
Thứ hai là làm cho mình sụt giảm cái thiện.

Có nhiều người rất dễ thương. Họ không phải dân tầm bậy tầm bạ, phạm giới không thiền, không định. Cũng không là loại đâm cha chém chú. Họ hiền, tu hành, nhưng mà khi ở gần họ lâu ngày mình thấy pháp học pháp hành, kiến thức không lên. Tàm úy không lên ,thiền định, chánh niệm cũng không lên. Mặc dù họ vui vẻ, dễ thương, nhưng gần họ riết mình thấy bệ rạc, hao mòn, không hay ho, cũng không phát triển được gì hết.

Trường hợp thứ hai, có loại người tệ hơn là càng ở gần họ thì cái xấu của mình ngày càng nhiều hơn, sâu nặng hơn, chất cao như núi.
Hôm qua tôi có nói điều kiện để thành tựuThất giác chi cũng là điều kiện để phát triển tất cả thiện pháp trên đời. Trong đó ghi rõ là anh muốn phát triển thiện pháp nào, đức lành nào thì anh nên phải ở gần người “mạnh” cái đó, đồng thời “né” người nào chỏi lại cái đó. Thí dụ, nếu mình thích nghe thiền, nghe Pháp nghe Kinh, nghe Luật nhưng lại ở gần một người tuy không xấu mà gần họ riết từ từ mình buông luôn chuyện nghe Kinh đó thì là không nên.

Vậy ác hữu có hai: một là người khiến mình tăng trưởng cái ác. Thứ hai là người khiến mình sụt giảm cái thiện.

Nói rộng hơn, ác hữu đây không phải chỉ riêng có người, mà còn chỉ chung. Như thời đại này mình thường tiếp xúc những gì mà nội dung làm tăng trưởng cái ác, làm giảm cái thiện cũng gọi là ác hữu. Thí dụ như sách báo, website, facebook, kể cả email, điện thoại, tin nhắn cũng gọi là ác hữu hoặc thiện hữu. Có những cú phone, email, tin nhắn mình nhận được là mình sân si thì không nên tiếp xúc nó nữa, vì nó là ác hữu.
Có người hỏi “hữu” là người bạn, bạn xấu là con người sao lại kể luôn mấy thứ kia? – Con người khi mình nói xấu là vì những tác hại xấu người đó mang lại, chứ bản thân thịt da, mắt mũi người đó không xấu. Nên nói trên khía cạnh tác hại nó mang lại thì sách báo, website, điện thoại, tin nhắn… miễn là nó có tác hại thì nó cũng có thể xếp vào loại bạn xấu. Cái này không phải tôi mà là Kinh nói. Đức Phật xài chữ “bạn” theo nghĩa đó. Chẳng hạn Ngài xài chữ tanhadutiyaka có nghĩa là người làm bạn với tham ái. Người thường xuyên sống với tham ái thì Ngài gọi là tanhadutiyaka. Chữ này chính Đức Phật dùng chớ không phải Chú giải nghe. Tanhadutiyaka là người sống chung với tham ái, coi tham ái là bè bạn. Nghĩa là suốt từng giờ từng phút thích cái này thích cái kia, buông cái này bắt cái nọ thì người này được gọi là làm bạn với “ái”. Như vậy chữ “bạn” ở đây không chỉ riêng phải có mắt, tai,mũi, họng hai tay hai chân, mà nó chỉ tất cả những gì ta thường xuyên cọ quẹt, va chạm, tiếp xúc. Nếu những thứ đó có tác hại hơn là có lợi ích thì đó là “ác hữu”.

Còn DỄ DẠY, THIỆN HỮU thì hiểu ngược lại thôi.

Dễ dạy là mình phải trang bị khả năng sẵn sàng đón nhận điều hay lẽ phải từ muôn phương thiên hạ. Nếu là người xuất gia thì Thầy mình, bạn mình, học trò, đệ tử mình họ nói đúng mình phải chấp nhận.

Cách đây hai hôm, tôi có nghe một câu chuyện thật người thật. Có hai vị trưởng lão ở Việt Nam, một là sư huynh một là sư đệ. Vị sư đệ bị thị phi, sốc nặng. Người sư huynh khi thuyết pháp có kể lại mà không nói tên. Vị ấy nói: Khi tôi thấy sư đệ khổ quá tôi nói thế này: “Nếu mình có làm mà đời lôi ra nó chửi thì đáng quá, quá phải rồi. Còn nếu mình không có làm mà họ chửi thì mình phải mừng. Mừng vì mình không có tệ như người ta chửi”. Chắc trong room sẽ có người nói cái này cao siêu lắm mới làm được. Nhưng tôi nói thiệt, ở tuổi 50 này sau bao nhiêu năm làm thầy chùa tôi thấy tôi có thể làm được cái đó. Tôi tin tôi làm được. Tức là bị thị phi mình nghĩ trong lòng mình có như vậy hay không? OK, nếu đúng mình có tệ như vậy thì phải quá rồi, đời chửi là quá đúng. Nhưng nếu mình không có làm mà người ta chửi mình thì mình hãy mừng. Mừng vì mình không có tệ như vậy.

Tôi nhớ một câu chuyện ngắn của Voltaire bên Pháp. Biết bao nhiêu bạn bè trí thức thân hữu của ổng nói Ông xứng đáng trở thành viện sĩ viện Hàn lâm của Pháp, tại sao năm lần bảy lượt ông từ chối? Voltaire trả lời một câu mà tôi rất mê. Ông nói: “Thích cái mà mình xứng đáng nhưng không có mặt trong đó hơn là có mặt trong đó mà mình không xứng đáng”. Các vị có nghe kịp không? Ổng nói tôi thích nghe người ta nói Voltaire có đủ tư cách làm viện sĩ nhưng Voltaire không làm, hơn là cái câu Voltaire làm viện sĩ trong khi Voltaire không có tư cách của một viện sĩ. Rõ ràng là mình đủ tư cách mà không được gì hết nó vẫn hơn là mình được tùm lum mà mình không có đủ tư cách, ngày đêm phập phồng thấp thỏm sợ bị phát giác.

Có một câu chuyện đùa là người học trò hỏi sư phụ là người tu có tình cảm nam nữ không? Sư phụ trả lời có chứ con. Học trò hỏi thế nào là chuyện tình cảm của thầy tu và người đời? Sư phụ mới nói người đời sợ tình đổ vỡ, còn người tu sợ tình đổ bể !

Cho nên tôi rất tâm đắc ý mà người sư huynh khuyên sư đệ ở trên. Nghĩa là nếu người sư đệ có làm thì chúng chửi là quá phải. Sư huynh cũng muốn đè sư đệ ra chửi thêm nữa. Còn nếu mà đệ không làm thì đệ phải vui. Vui vì mình không có tệ như là người ta chửi.

Thì cái “dễ dạy” đây là gì? Là người ta nhắc mình mà nhắc tào lao thì coi như người ta đang ho, ho gà, ho Đắc Kỷ. Còn nếu người ta nhắc đúng thì coi như người ta chích Peniciline cho mình. Đau thiệt nhưng có lợi. Tôi nói đây có thể nhiều người cho là tôi đạo đưc giả, nhưng phải chịu thôi không thể không nói chỗ này. Trong trí nhớ của một người đã đi hơn hai phần ba cuộc đời tôi thấy, tất cả những kỷ niệm buồn đối với tôi có giá trị hơn là kỷ niệm vui. Tất cả những câu nói khó nghe đều có lợi ích hơn là những câu nói dễ nghe. Những người tôi thương, những vật tôi thích làm khổ tôi nhiều hơn là người tôi ghét, cái vật mà tôi không ưa. Nó lạ lùng như vậy đó, kính thưa quí vị. Khổ thay ta chỉ nhận ra những điều đó khi mọi sự đã đi vào quá khứ, đã thành dĩ vãng, thành ngày hôm qua. Còn trước mắt thì “em” nào cũng khoái ngọt hết.

Cho nên người mà muốn có khả năng “dễ dạy” là người phải có khả năng nhận thức. Nhớ rằng đắng dầu nó trúng trật nó vẫn vô hại; còn ngọt trúng trật cũng đều nguy hiểm. Làm ơn nhớ câu thần chú: Người ta có khen, dầu trúng trật cũng đều là nguy hiểm. Còn lời đắng dầu có trúng có trật cũng không nguy hiểm. Tôi hứa với quí vị, cái ngọt nào cũng làm hư răng hết. Chứ còn đắng thì chưa nghe ai nói bị bịnh do đắng hết.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua Paltalk năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app