Insight Talks To Vietnamese Yogis (august 16-2012)

Insight talks to Vietnamese yogis by Sayadaw U Ottamasara @ ThanLyin ThaBarWa Meditation Centre on Aug 16-2012.

Con đường trung đạo duy nhất là con đường không chỉ có hành thiền mà còn là làm tất cả các việc phước thiện khác. Thiền tập là cần thiết nhưng chỉ thiền tập thôi thì chưa đủ.Cốt lõi của việc hành thiền là sự buông bỏ các Ý nghiệp.Mục đích của việc giữ Giới là từ bỏ tất cả các than nghiệp và khẩu nghiệp.Mục đích của việc bố thí là sử dụng tất cả các chúng sinh vô tình cũng như hữu tình với mục đích xả ly.

Thông thường, tất cả chúng ta đều sử dụng năng lực ngụy tạo để Bố thí, Trì giới và Hành thiền.Cách làm việc truyền thống của chúng ta không trung đạo.Thông thường, chúng ta tiếp cận các chúng sinh vô tình và hữu tình với sự chấp thủ. Thông thường, chúng ta sử dụng Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp để làm mọi việc.

Chúng ta không dùng Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp để xả ly. Vì vậy, chúng ta đang tạo ra các Thân-Khẩu-Ý nghiệp. Ý tôi muốn nói ở đây là, chúng ta đang làm các việc thiện không theo cách đúng đắn. Chúng ta sẽ luôn làm bất cứ điều gì làm được với thân khẩu ý nghiệp mà không với mục đích xả ly.Chúng ta thường làm bởi vì chúng ta chỉ có năng lực bình thường chứ không phải năng lực xả ly.Chúng ta thường bắt chước lẫn nhau trong thân khẩu và ý nghiệp.Bởi vì chúng ta chưa có được cái năng lực của sự xả ly. Có rất nhiều người trên thế giới này đang làm việc thiện nhưng phần lớn mọi  người đều bắt chước lẫn nhau. Thí chủ bắt chước thí chủ, thiền sinh bắt chước thiền sinh, chỉ là bắt chước hành động của nhau mà thôi.Điều mà chúng ta thực sự cần làm là có thể ngừng lại cái việc bắt chước đó, bắt chước cái hành động đó. Tất nhiên là chúng ta cần làm việc thiện, nhưng chúng ta cần phải biết chủ định làm việc thiện với mục đích để từ bỏ tất cả, tất cả mọi người và tất cả các hành động.Chúng ta có thể bắt đầu như vậy nhưng chúng ta không nên kết thúc như thế, cái việc mà bắt chước các hành động của thiền sinh khác thì chỉ có thể làm vào lúc đầu mà thôi. Việc làm của tôi hiện giờ là sửa chửa các tà kiến ở những người muốn làm việc thiện. Vào lúc đầu, khi mới bắt đầu tôi cũng không thể dạy như cách đó mà tôi dạy mọi người phải làm như thế này và phải làm như thế kia, nhưng đó chỉ là ở thời gian ban đầu mà thôi. Bây giờ cùng với thời gian thì tôi dạy cho mọi người cách sử dụng cái chánh kiến, hiểu biết đúng đắn chứ không còn kiểm soát các cái nghiệp thân khẩu ý của mỗi người nữa. Bởi vì cái nghiệp thân khẩu ý của bạn, cái việc làm đó sẽ tùy thuộc vào mỗi tình huống cụ thể, nhưng cái điều mà bạn không nên quên, không được quên đó là cái chánh kiến về hành động, là cần sử dụng cái hành động để xả ly, ở cái mục đích tối thượng đó. Tôi đã dạy thiền được hơn 10 năm nay, chính vì vậy mà về sao tôi có thể dạy đúng đắn hơn mà không có sự dính mắc của các đệ tử vào tôi và vào lời dạy của tôi, không có sự dính mắc vào lời dạy của tôi cũng như vào lời dạy theo phương pháp truyền thống và không có sự chấp thủ vào kết quả. Bất cứ điều gì xảy ra dù bạn có hiểu hay không, chỉ biết rằng đó là kinh nghiệm thôi đừng nên chấp thủ vào việc cái này đúng, cái này sai. Không chỉ làm việc thiện mà tất cả các hành động khác cũng cần thiết; tùy vào từng tình huống nhưng dù làm gì đi nữa chúng ta đừng quên sự thật là làm tăng lên cái khả năng xả ly chứ không phải tăng lên cái khả năng làm việc. Khi ban đầu chúng ta chỉ bắt chước các vị đệ tử chứ không bắt chước được người thầy nhưng sau đó chúng ta cần vượt lên trên người đệ tử và có khả năng bắt chước được người thầy, bắt chước Đức Phật. Khi mới ban đầu chúng ta cần thực hành với tư cách 1 người đệ tử nhưng sau đó chúng ta cần phải cố gắng thực hành vượt qua người đệ tử. Đa phần mọi người làm việc thiện không thể  vượt lên trên hành động của người đệ tử bởi vì họ sử dụng những hiểu biết không trọn vẹn.

Khi chúng ta có được cái năng lực của sự xả ly.Năng lực đó sẽ từ bỏ các khái niệm về các chúng sinh hữu tình cũng như vô tình thì khi đó không còn lo lắng sự dính mắc đối với cuộc sống, cũng như đối với mọi thứ, với con người.Thông thường thì chúng ta sử dụng cuộc sống của chúng ta với sự chấp thủ bởi vì cái năng lực của chúng ta hiện có chỉ có thể là chấp thủ chứ không thể từ bỏ.Chính vì vậy khi mà chúng ta làm bất cứ điều gì thì chúng ta làm cho bản thân với khái niệm tự ngã.Khi chúng ta có được cái năng lực từ bỏ xả ly thì cái điều gì chúng ta làm cũng chỉ để sử dụng mà thôi, bất cứ cái gì xảy ra cũng chỉ là kinh nghiệm mà thôi.Với quan kiến tôi làm việc đó, tôi hành thiền, tôi bố thí; đều từ cái hiểu biết không trọn vẹn. Cái sai lầm thực sự nó liên quan đến cái trí tuệ hay cái hiểu biết mà chúng ta đang sử dụng bởi lẽ cái hiểu biết đó nó không được hoàn chỉnh, nó không được trọn vẹn. Chúng ta cho rằng cái này đúng, cái này sai, cái này tốt, cái kia xấu và câu trả lời đó đến từ cái hiểu biết không trọn vẹn. Đó là bởi lẽ chúng ta không có khả năng sử dụng sự thật ngụy tạo một cách đúng đắn, tức là chỉ sử dụng mà thôi. Sự thật ngụy tạo hay năng lực ngụy tạo có nghĩa là xuất hiện bởi hành động, bởi sự tạo tác trong đầu. Tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình đều liên quan đến tâm của chúng ta, đến sự sống và cái chết, ngay cả tâm của chúng ta nó sinh khởi là bởi sự tạo tác, nó không phải là sự thật gốc hay sự thật nguyên thủy.Sự thật ngụy tạo thì chỉ sử dụng cái năng lực ngụy tạo và trí tuệ ngụy tạo.Chính vì vậy các năng lực ngụy tạo và trí tuệ ngụy tạo nó không hoàn hảo, không trọn vẹn. Chúng ta biết về Đức Phật, chúng ta biết về giáo lý của Người, chúng ta biết về Tăng nhưng chúng ta chỉ biết với năng lực ngụy tạo với trí tuệ ngụy tạo và chính vì thế cái hiểu biết đó nó không hoàn hảo.

Sở dĩ tôi giải thích cho các bạn như vậy vì tôi không muốn dừng lại ở cái trí tuệ ngụy tạo hay ở cái năng lực ngụy tạo. Cái chân lý về năng lực ngụy tạo hay trí tuệ ngụy tạo thì không để mà chối bỏ cũng như không để dính mắc, chỉ sử dụng mà thôi.

Câu hỏi của thiền sinh:

Ví dụ nama hay rupa thì cũng không để dính mắc hay chối bỏ mà chỉ để sử dụng mà thôi có phải không?

Thiền Sư:

Đúng như vậy. Cái cách dạy của tôi hiện nay là giúp cho chúng ta để sử dụng sự thật ngụy tạo theo 1 cách đúng đắn chứ không đưa ra cái lời giải thích trực tiếp về giáo lý của Đức Phật với những cái kinh nghiệm mà Người đã dạy, chúng ta hiểu về giáo lý của Đức Phật nhưng cái hiểu đó nó tới từ trí tuệ chưa trọn vẹn, chính vì vậy chúng ta không nên dừng lại ở cái hiểu biết hiện giờ của chúng ta. Nếu bạn chấp thủ vào cái hiểu biết của mình về Đức Phật và giáo lý của Ngài là đã đúng rồi thì bạn sẽ kết thúc ở trong cái hiểu biết không hoàn hảo đó.Tôi muốn thay thế chánh kiến vào cái hiểu trước đây của bạn và chính vì vậy hãy chỉ sử dụng cái hiểu này thôi và bằng cách đó thì các bạn sẽ xả bỏ được cái hiểu biết đã có trước đây.Chúng ta cho rằng chúng ta hiểu về danh và sắc, tức là điều mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta, nhưng trên thực tế thì chúng ta chưa thật sự hiểu về danh và sắc chính vì vậy mà tôi muốn bạn từ bỏ cách hiểu thông thường.Danh sắc và Niết Bàn là những sự thật nguyên thủy sự thật gốc, trong khi đó thì chúng ta lại sử dụng cái trí tuệ ngụy tạo để hiểu nó.Vì vậy chỉ khi nài có được cái trí tuệ gốc thì nó mới hiểu được sự thật gốc.Chính vì lẽ ấy cái hiểu biết của chúng ta về Danh, Sắc, Niết Bàn nó không đúng. Với cái trí tuệ chưa hoàn hảo chúng ta biết về cái sự thật gốc không hoàn hảo nhưng điều mà chúng ta cần làm là nên biết các sử dụng cái hiểu biết chưa hoàn hảo ấy 1 cách đúng đắn trên con đường trung đạo một cách rất là tự nhiên. Tức là thông thường thì chúng ta có thói quen chấp thủ vào cái hiểu biết của ta rằng đây là Danh, đây là Sắc, chúng ta biết về Danh, về Sắc và Niết Bàn từ trước và vấn đề là chúng ta sử dụng những cái hiểu biết đấy với sự chấp thủ, chúng ta chấp thủ vào cái hiểu biết không hoàn hảo đó. Và chính vì lẽ ấy chúng ta không thể sử dụng cái sự thật ngụy tạo một cách đúng đắn.Nếu chúng ta chấp thủ vào cái hiểu biết không hoàn hảo thì chúng ta sẽ không thể biết một cách hoàn hảo.Tất cả cái trí tuệ ngụy tạo, cái hiểu biết ngụy tạo và cái năng lực ngụy tạo mà chúng ta có thì không phải để chối bỏ và không phải để dính mắc.Vấn đề là chúng ta đang sử dụng những cái đó với sự dính mắc, chúng ta nên cố gắng sử dụng chúng với sự buông xả.Làm mọi thứ với sự dính mắc và chấp thủ là cái bản chất tự nhiên của chúng ta.Chúng ta cần biết cách làm thế nào mà không có sự dính mắc, làm mà không có sự dính mắc; để có thể thoát khỏi sự dính mắc thì chánh kiến là rất cần thiết. Chúng ta cần phải thay đổi cái hiểu biết của chúng ta về tất cả các sự thật  ngụy tạo là không để chấp thủ, chỉ sử dụng, chỉ kinh nghiệm, chỉ làm, chỉ biết mà thôi. Chúng ta hiểu rằng chúng ta phải học, phải làm việc, chúng ta phải sống, chúng ta phải ăn nhưng những cái điều đó là do có cái hiểu biết sai lầm hoặc đúng hơn là chưa hoàn hảo. Đúng là chúng ta có thể ăn, chúng ta có thể ngủ, chúng ta có thể làm việc nhưng chúng ta không cần thiết phải chú ý đến những điều đó, không nhất thiết chú trọng quá mức đến hành động, đến nguyên nhân hay đến kết quả, hay bất cứ điều gì xảy ra, tất cả các hành động chỉ là cái hành động mà thôi không phải để chú tâm quá bất cứ cái điều gì xảy ra chỉ là kinh nghiệm thôi, không nên chú trọng quá .Tôi đang ốm, tôi đang già hay tôi đang sắp chết không chú ý đến kết quả, chỉ là kinh nghiệm mà thôi. Chúng ta có thể làm tất cả những thứ đó nhưng điều mà chúng ta phải làm là làm mà không có cái sự chú trọng quá mức đến hành động, đến con người, đến thời gian, nơi chốn hay phương pháp; bằng cách này thì tất cả các hành động của chúng ta sẽ chỉ là hành động mà thôi. Nếu chúng ta không thể bỏ được cái thói quen chú ý, chú trọng này thì tất cả các hành động của chúng ta làm sẽ là làm với sự chú ý; Và cái điều mà chúng ta làm, chú ý đến thời gian, chú ý đến nơi chốn, chú ý đến phương pháp và chú ý đến kết quả; Chú trọng hay chú ý quá mức ở đây có nghĩa là chú ý đến nguyên nhân, đến kết quả, đến thời gian, đến nơi chốn và cái đó thì là sai, tất cả đều chỉ là sự thật ngụy tạo mà thôi, tất cả sự thật ngụy tạo không cần thiết phải để chúng ta phải chú ý đến, không cần thiết phải chú tâm quá mức chỉ để sử dụng mà thôi. Theo truyền thống thì chúng ta không thể nào sử dụng cái sự thật ngụy tạo một cách trung đạo, đúng đắn.Chính vì vậy bất cứ  khi nào chúng ta sử dụng sự thật ngụy tạo thì ngay lập tức có sự chú trọng quá mức vào bản thân hay đối với những người khác, hay đến thời gian hay đến nơi chốn.Chúng ta cần phải cố gắng làm những việc thiện mà chú trọng đến sự xả ly.Nếu chúng ta chưa làm được những việc thiện thì chúng ta cần làm việc thiện và bây giờ nếu chúng ta đang làm việc thiện thì chúng ta cần phải làm việc đó một cách đúng đắn, chỉ làm mà thôi, kinh nghiệm mà thôi, biết mà thôi.Tất cả chúng ta đều hành thiền nhưng mà chúng ta hành thiền với sự dính mắc, chúng ta có những kinh nghiệm hành thiền mà chúng ta không thể từ bỏ, dính mắc vào những kinh nghiệm đó.Chính vì vậy mà chúng ta đang sử dụng sự thật ngụy tạo, chúng ta đang không sử dụng sự thật ngụy tạo một cách đúng đắn.Trên thực tế cần phải nhớ là chỉ sử dụng mà thôi, chỉ làm mà thôi, kinh nghiệm mà thôi, biết mà thôi.Nếu các bạn không nghe những lời dạy này thì rất là khó mà để có thể từ bỏ cái hiểu biết thông thường, cái hiểu biết chưa trọn vẹn.Chúng ta có thể làm những việc thiện, chúng ta có thể bố thí, chúng ta có thể hành thiền, chúng ta có thể giữ giới.Nhưng khi chúng ta làm các việc thiện thì vấn đề là chúng ta làm với cái hiểu biết chưa hoàn hảo. Điều tôi muốn nói ở đây là cái hành động thì đúng nhưng cái  hiểu biết thì chưa đúng, chưa phải như là Đức Phật. Cái lời dạy của tôi thì nó liên quan đến cái điều mà Đức Phật muốn chúng ta hiểu khi mà chúng ta sử dụng sự thật ngụy tạo. Đó là lý do nếu như chúng ta có thể sửa chửa cái hiểu biết thì chúng ta sẽ có thể làm được các việc thiện theo đúng con đường trung đạo.

Câu hỏi:

Chúng con có thể làm gì để có được trí tuệ trọn vẹn mà thiền sư nói tới.

Trả lời:

Chúng ta cần phải lấy tất cả các hành động của Đức Phật làm tấm gương được chừng nào tốt chừng ấy.Làm các việc thiện có nghĩa là chúng ta đều bận rộn, nhưng trên thực tế thì chúng ta chỉ làm cho bản thân mà thôi.Các loài thú vật chúng nó cũng bận rộn mà chúng nó chỉ bận rộn cho bản thân chúng nó.Cái điều mà chúng ta cần làm là chúng ta cần làm việc nhưng không phải chỉ cho bản thân mà chúng ta cần làm cái điều cần thiết. Chúng ta cần làm việc không phải chỉ cho bản thân mà chúng ta cần làm cái điều cần thiết có nghĩa là chúng ta làm không chỉ để cho 1 người hay cho tất cả mà chúng ta làm cái điều cần phải làm. Cái hành động đó nó sẽ mang lại lợi lạc cho bản thân cho mọi người hay có thể cho tất cả nhưng cái điều cốt yếu là phải làm cái điều cần thiết đó ở một thời điểm cụ thể không phải vì tự ngã, làm việc phục vụ cho bản thân thì không được coi là làm việc thiện, làm việc phục vụ cho tổ quốc cũng không phải là làm việc thiện trọn vẹn. Chúng ta cần cố gắng làm cái gì cần thiết nó có thể mang lại lợi ích cho 1 người lạ hay cho những người khác trong tương lai. Cái cốt yếu ở đây là làm cái điều cần thiết và chúng ta cần phải làm mà không có khái niệm về tự ngã ở đây có nghĩa là chú ý đến một người hay tất cả mọi người thì có nghĩa là làm việc với tự ngã. Khi mà có khái niệm là làm cho 1 người này hay làm cho tất cả tức là đang làm với tự ngã. Bạn cần phải làm cái điều cần thiết mà thôi.Khi mà chúng ta hành thiền thì thông thường chúng ta không thể bỏ được cái sự tập trung quá mức vào bản thân.Và đó là làm với tự ngã, đó là làm với cái cách không đúng đắn.Hãy chỉ thực hành với cái ý niệm để từ bỏ tất cả.Cái sự chú trọng vào một cái gì đó có nghĩa là chỉ làm thôi, chỉ thực hành thôi. Con đường trung đạo duy nhất chỉ là làm, chỉ kinh nghiệm, chỉ biết. Nếu chúng ta làm việc vì tiền thì đó không phải là cái cách đúng đắn.Nếu chúng ta làm việc vì danh vọng thì đó không phải là cái cách đúng. Chúng ta làm chỉ là làm việc mà thôi không cần chối bỏ hay dính mắc vào các công việc của thế gian. Có nghĩa là chỉ làm thôi, chỉ sử dụng thôi.Vấn đề ở chổ là chúng ta khó mà làm cái việc thiện trong đó chỉ có cái làm, chỉ có sự sử dụng mà thôi. Để có thể theo được con đường trung đạo thì chúng ta cần phải bỏ tất cả các ý niệm về chúng sinh hữu tình cũng như vô tình và tất cả các nghiệp thân khẩu ý chỉ với phẩm chất xả ly đối với tất cả các hoạt động thì chúng ta mới có thể làm các điều chúng ta phải làm và chúng ta mới có thể không làm cái điều chúng ta không nên làm.

Mục đích của việc từ bỏ tất cả mọi người, tất cả mọi thứ và tất cả mọi hoạt động để có thể kiểm soát được tất cả các nghiệp thân khẩu ý. Nếu như có được cái năng lực xả ly thì chúng ta có thể kiểm soát ngay cả ý nghiệp bằng cách ấy chúng ta không nghĩ cái điều mà chúng ta không nên nghĩ, chúng ta sẽ không nói cái điều mà chúng ta không nên nói và chúng ta sẽ có thể nói cái điều mà chúng ta cần nói và làm cái điều mà chúng ta cần làm. Chúng ta có thể không làm cái điều mà chúng ta không nên làm. Nếu chúng ta không thể xả ly mọi thứ thì sẽ có cái ham muốn sở hữu cái này hay cái kia; chẳng hạn như tôi muốn có 1 cái máy camera hay tôi muốn có một cái máy tính đó là vì chúng ta không thể xả ly. Thông thường thì chúng ta sử dụng mọi thứ là để chấp thủ chứ không để xả ly. Nếu chúng ta không thể kiểm soát được hành động ấy thì sẽ có cái ham muốn, muốn có muốn sỡ hữu bất cứ những gì mà chúng ta có thể sở hữu. Nếu không có được năng lực xả ly thì sẽ có cái ham muốn làm một cái gì đó. Chẳng hạn khi chúng ta thấy người ta hát và múa thì sẽ có cái ham muốn tôi muốn làm như vậy đó là bởi vì chưa có được cái năng lực xả ly đối với hành động.

Câu hỏi:

Vậy thì cái năng lực xả ly này tới từ đâu thưa Ngài?

Trả lời:

Với cái hành động xả ly thì không chỉ xả ly đối với tất cả người mà đối với tất cả các hành động.Chúng ta cần phải từ bỏ tất cả các hành động, từ bỏ tất cả những gì chúng ta sở hữu.Một cách thông thường thì chúng ta không thể nào từ bỏ được cái mà chúng ta sỡ hữu. Chính vì vậy mà chúng ta cần bố thí, chúng ta cần phải từ bỏ hay xả ly những cái gì là của riêng chúng ta. Chúng ta càng làm như vậy thì cái khả năng xả ly sẽ càng tăng lên. Chúng ta phải thực hành rất là trái ngược với những cái gì mà mọi người khác đang làm trên thế giới này.Bởi vỉ mọi người trên thế giới này đang làm với sự dính mắc không phải với sự xả ly. Tất cả mọi người kể cả những con vật thì luôn luôn chấp thủ vào mọi thứ. Chúng cố gắng làm cái mà chúng có thể.Họ nói cái gì họ có thể nói, họ nghĩ cái gì mà họ có thể.Họ không biết rằng rất là cần thiết để từ bỏ mọi hành động, từ bỏ tất cả mọi người.Chính vì vậy lý thuyết ở đây là cái hiểu biết đúng, là hãy xả ly các hành động, tất cả mọi thứ, tất cả mọi người kể cả cuộc đời của chúng ta.Chúng ta thường chăm sóc bản thân mình đó là bởi vì cái hiểu biết chưa trọn vẹn.Chánh kiến thì cũng là chỉ sử dụng và chỉ sử dụng mà thôi.Cuộc đời này và những cuộc đời khác thì cũng để mà từ bỏ, không phải để dính mắc, không phải để chấp thủ, không phải để chối bỏ, không phải để chấp trước, chỉ sử dụng mà thôi. Cái hiểu biết đúng cần phải được sử dụng ngay từ lúc bắt đầu chứ không phải đến phút cuối.

Câu hỏi:

Liệu con có thể tóm tắt cái lời mà Ngài đã dạy như thế này được không? Cái điều duy nhất mà chúng ta thấy, chúng ta biết đó là cái sự thật ngụy tạo. Chúng ta không thể nào tránh khỏi điều ấy được, đó là lý do tại sao chúng ta phải thực hành. Chúng ta sinh ra với cái sự thật ngụy tạo và chúng ta cần phải sử dụng cái điều ấy một cách khôn ngoan và trên con đường trung đạo như là một phương tiện, một công cụ để có được cái trí tuệ tối thượng. Như vậy khi mà làm tất cả mọi thứ chỉ để mà làm, chỉ để sử dụng, không phải vì kết quả, không phải vì tự ngã, chỉ cho cái kinh nghiệm mà thôi và cùng với năng lực xả ly thì khi ấy chúng ta có thể đạt được cái trí tuệ tối thượng phải không ạ?

Trả lời:

Chỉ khi mà nào cái năng lực xả ly của chúng ta chưa hoàn hảo thì chúng ta không thể nào làm được cái việc đó là chỉ sử dụng, chính vì lẽ đó chúng ta cần phải từ bỏ tất cả ngay cả cuộc sống của chúng ta, chúng ta cần phải có sự dũng cảm để từ bỏ tất cả những gì chúng ta sở hữu. Chúng ta cần từ bỏ tất cả các hành động: thân, khẩu, ý nghiệp và bằng cách ấy thì năng lực xả ly sẽ được trọn vẹn 100%. Nếu chúng ta không thể từ bỏ các hành động thì chúng ta sẽ bắt chước những người khác bởi vì chúng ta không thể kiểm soát các hành động của chúng ta chính vì vậy khi một người làm một cái gì đó thì tự nhiên chúng ta sẽ nảy lên ham muốn cũng làm như họ, nếu như có được cái năng lực xả ly kiểm soát các hành động của chúng ta thì sẽ không cần bắt chước người khác. Cũng như vậy đối với thân và tâm chúng ta đang sử dụng thì không gì khác biệt, nhưng sử dụng cái năng lực đó thì cái sự kiểm soát sẽ thay đổi.Hiện giờ thì cái năng lực ngụy tạo đang kiểm soát.Cái năng lực ngụy tạo đó nó chỉ giới hạn thôi, nó không hoàn toàn, không trọn vẹn, chính vì vậy có rất nhiều vấn đề trong đời sống của chúng ta bởi vì cái năng lực mà chúng ta đang sử dụng nó không trọn vẹn.Chính vì vậy mà chúng ta cần phải thay đổi cái năng lực.Chúng ta hiện giờ vẫn đang sử dụng cái năng lực ngụy tạo.

Câu hỏi:

Như vậy có phải bây giờ Ngài đang nói rằng chúng ta cần thực hành các hạnh bồ tát không? Hay thực hành các ba la mật?

Trả lời:

Các ba la mật là cần thiết cho tất cả mọi người để đạt đến giác ngộ thật sự. Làm các việc thiện là hoàn toàn cần thiết, rất là dễ mà có sự hiểu sai  rằng “Tôi đúng rồi, tôi như thế này là ổn rồi”, rất là dễ dàng để suy nghĩ như vậy, nhưng để đi con đường Trung Đạo thì rất là khó khăn.

Câu hỏi:

Như vậy có vẻ như là nó ở một cái vòng rằng trước hết chúng ta cần có một cái năng lực xả ly để làm các việc thiện một cách đúng đắn và làm được các việc thiện một cách đúng đắn thì sẽ có được cái năng lực xả ly phải không ạ?

Trả lời: Đúng như vậy, nhân và quả, để làm được các việc thiện nếu chúng ta không thể từ bỏ cái việc thế gian thì chúng ta không thể làm các việc thiện một cách thực sự hoàn hảo.

Câu hỏi: Như vậy thì năng lực xả ly có nghĩa là phải là tâm xả không ạ?

Trả lời:Không, không phải là upekha. Đó là làm với chánh kiến mà có sự dính mắc.Tôi muốn nói rằng trong tâm chúng ta có rất nhiều sự dính mắc, chúng ta đang sử dụng tâm với sự dính mắc.Điều chúng ta cần phải làm là hãy tháo bỏ tất cả sự dính mắc trong tâm của mình, bằng cách ấy thì tâm sẽ có được một cái năng lực đặc biệt mà nó có thể từ bỏ mọi sự dính mắc ở tâm. Sự dính mắc liên quan đến tâm của chúng ta chứ không phải với thân hay với cặp mắt của chúng ta bởi có sự dính mắc thì tâm không được tự do và có rất là nhiều vấn đề về tâm, bởi vì có rất nhiều sự dính mắc trong tâm, nếu có được cái năng lực xả ly kiểm soát tâm thì sẽ không còn vấn đề về tâm nữa. Các bạn phạm phải sai lầm bởi vì bạn không kiểm soát được tâm của mình, nếu như có được cái năng lực xả ly thì bạn sẽ tránh được cái việc phạm phải sai lầm, bởi vì khi đó năng lực đó nó được trọn vẹn.

Câu hỏi: Xin ngài đưa ra 1 ví dụ cụ thể. Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta cần phải từ bỏ sự dính mắc nhưng phải làm thế nào?

Trả lời: Sự thực hành này liên quan đến cái hiểu, đó là điều chính yếu chứ không phải chúng ta có thể làm gì. Khi mà chúng ta chết thì chúng ta buộc phải từ bỏ tất cả. Từ bỏ tất cả hay từ bỏ tất cả mọi người khác thì không có gì phải khó khăn lắm, từ bỏ hành động thì không có gì khó khăn lắm. Ví dụ như khi chúng ta bị ốm, chúng ta không thể làm gì, chúng ta không thể đi được, chúng ta buộc phải nằm trên giường.Nhưng cái mà chúng ta phải làm, đó là làm các việc thiện mà mình thấy khó làm.Để làm được các việc thiện một cách trọn vẹn thì chúng ta phải làm các việc thiện mà mình thấy khó làm.Thông thường, chúng ta chỉ làm các việc thiện mà chúng ta có thể làm được, với cái cách ấy thì có rất nhiều việc thiện mà chúng ta không thể làm.Chính vì vậy, khi mà cái nhân các việc thiện không hoàn hảo thì kết quả sẽ là kết quả không hoàn hảo. Cái hiểu biết đúng hay sự đi theo con đường Trung Đạo nó phải mang đến cái kết quả hoàn hảo. Nếu chúng ta muốn có kết quả hoàn hảo thì chúng ta phải làm được các việc thiện một cách hoàn hảo. Đó là lý do vì sao mà chúng ta cần phải làm nhiều việc thiện hơn. Khi chúng ta làm việc thiện thì chúng ta cần phải có chánh kiến.Chánh kiến và làm những việc thiện mà mình thấy khó làm, cả hai thứ ấy đều thật sự cần thiết.

Câu hỏi: Khi Ngài nói đến sự buông xả sự dính mắc, thì để buông xả sự dính mắc, trước hết phải thấy được sự dính mắc trong tâm, khi mà mình nhận ra được đó là sự dính mắc thì tự nhiên tâm sẽ buông bỏ, có phải vậy không ạ?

Trả lời: Chưa hoàn toàn, chưa đủ khi mà bạn chú ý đến tâm thì thường sự dính mắc nó đã nằm ở đó rồi. Bởi sự chú ý thì tạo nên sự dính mắc.Khi bạn chú ý đến tâm thì sẽ càng có sự dính mắc đối với tâm.Cái điều quan trọng hơn sự chú ý trước khi mà chú ý tâm thì bạn phải hiểu là phải có chánh kiến trước đã.Nếu như có chánh kiến thì bạn có thể có sự chú ý tâm.Nếu không có chánh kiến thì càng chú ý đến tâm thì càng có sự dính mắc vào tâm.Chánh kiến quan trọng hơn là chú ý đến tâm, thân, hay đến sự khổ.

Câu hỏi: Con muốn đưa ra một ví dụ để Ngài chỉ thêm được rõ, khi tới đây lần trước, lúc đầu con cũng chưa thật sự có ấn tượng mạnh nhưng sau đó lời dạy của Ngài thấm dần vào và sau khi rời trung tâm này về thì ấn tượng trở nên sâu sắc và thôi thúc con trở lại đây học với Ngài. Khi nhìn vào tâm thì con thấy có sự dính mắc ở trong đó.Đó chỉ là hiện tượng diễn ra, chứ con không có chú tâm vào, khi nhìn vào đó thì sự dính mắc không còn nữa.Phương pháp này cung cấp một chánh kiến tốt, cái hiểu đó thôi thúc con trở để học thêm. Con kể lại tất cả để Ngài chỉ cho con trong tiến trình đó đâu là chánh kiến, đâu là dính mắc, đâu là hiểu biết.

Trả lời: Khi tôi bắt đầu hành thiền thì tôi cũng phải đi theo cách truyền thống nhưng mà tôi cũng không thấy thỏa mãn với phương pháp truyền thống khi mà tôi cố gắng vượt lên trên. Chính vì vậy tôi cố gắng vượt lên trên truyền thống, để có thể vượt lên trên truyền thống thì chúng ta cần từ bỏ truyền thống nhưng hầu như tất cả các thiền sinh và các thiền sư đều nói về phương pháp truyền thống mà thôi, mà tôi lại cảm thấy không thỏa mãn về sự thực hành của mình. Chính vì vậy tôi cố gắng tìm ra con đường đúng, để có thể vượt lên trên truyền thống thì tôi phải nghe lời dạy trực tiếp của thiền sư Mô-goc.Ở thời gian đầu trước đó thì tôi vẫn nge lời dạy gián tiếp những vị khác đã học từ thiền sư Mô-goc và chính vì vậy mà tôi đã từ bỏ việc nghe những lời dạy của các vị thầy khác và tôi cố gắng tìm ra câu trả lời bằng cách nghe nhiều hơn lời dạy trực tiếp của thiền sư Mô-goc và thiền sư Đen-co và tôi đã phải trải qua rất nhiều năm tháng để nghe những lời dạy của thiền sư Mô-goc, không phải chỉ nghe nhưng cả việc thực hành nữa. Bằng cách ấy, cùng với một sự cố gắng liên tục, nỗ lực liên tục thì tôi đã có thể thực hành vượt lên trên truyền thống và sự thực hành này không thể nào giải thích bằng lời nhưng tôi cảm thấy rất hài lòng vì đã vượt lên trên truyền thống. Chính vì vậy, tôi vẫn tiếp tục theo cách thức như vậy. Về sau thì khá là khác với các thiền sinh truyền thống là họ nghe cả cái lời của thiền sư Mô-goc và các thiền sinh khác nhưng mà các lời dạy giữa thiền sư Mô-goc và các vị khác thì rất là khác nhau.Lúc đầu thì tôi vẫn không biết tại sao nhưng mà khi nghe lời giảng của thiền sư Mô-goc thì tôi thấy rất là hài lòng.Đó là vì thiền sư Mô-goc dạy gần với chân lý hơn là các cách dạy truyền thống. Đó là vì có nhiều thiền sinh chỉ hiểu được tiếng Myanmar mà thôi, vì vậy chúng tôi chỉ được nghe lời dạy của Đức Phật bằng tiếng Myanmar chứ không bằng tiếng Pali, vì thế chúng tôi chỉ có thể so sánh những lời dạy giáo lý bằng tiếng Myanmar không có giáo lý trực tiếp từ lời dạy của Đức Phật. Điều mà tôi muốn nói cho cô biết là cô muốn theo phương pháp này là bởi vì cái phương pháp này hay lời dạy này nó gần với sự thật hơn. Những lời dạy bằng tiếng Anh mà cô đã được nghe hay thông qua tiếng Anh hoặc là dịch bằng Tiếng Anh.Là một thiền sinh Việt Nam thì cô chỉ được nghe những lời dạy bằng tiếng Việt chứ không từ tiếng Myanmar.Chính vì vậy có sự khác biệt giữa những lời dạy này.Còn về sự dính mắc thì sự dính mắc đó là cần thiết khi mà tôi nghe ngài Mô-goc Sayadaw để có thể từ bỏ nghe những lời dạy khác. Tôi nghe thiền sư Mô-goc với cái năng lực xả ly đối với các lời dạy khác, đó là lý do vì sao cuối cùng thì tôi đã thành công trong việc từ bỏ sự dính mắc của tôi vào thiền sư Mô-goc và vào những lời dạy của Ngài, cũng như vậy, bạn nên làm như thế, cái sự dính mắc vào lời dạy của tôi và tôi là để từ bỏ cái mà bạn đã hiểu trước đây. Cái hiểu biết này nó trọn vẹn hơn cái hiểu biết trước của bạn, đó là lý do khi mà bạn thực hành theo phương pháp này thì bạn nên sử dụng chánh kiến. Ở cái thời gian đầu khi mà tôi mới dạy thiền thì tôi không thể dạy như thế này, mà để giải quyết vấn đề đó tôi đã làm nhiều việc thiện mà cần thiết. Cũng như vậy, bạn cũng nên làm như thế nên theo cách này bằng cách làm nhiều việc thiện với cái chánh kiến, và làm đó là những việc thiện mà bạn khó làm.

Hỏi: Khi con quay lại trường thiền Shiu Oo Min, con cảm thấy có một sức mạnh nào đó rất là sâu, rất là thấm trong mỗi việc làm tốt của mình, con nhớ lại lời dạy của Ngài.

Trả lời: Đó là nhu cầu lớn nhất trong thế giới của những người hành thiền, hiện giờ tôi cố gắng đáp ứng cái nhu cầu đó bằng cách làm nhiều việc thiện cần thiết, sẽ không khó khăn trong tương lai nếu như bạn sử dụng cái hiểu biết này. Điều mà bạn cần làm bây giờ là làm những việc thiện bạn thấy khó làm, bạn sử dụng chánh kiến với nó.

Hỏi: Như vậy để tóm lại, Ngài nói đến chánh kiến là làm việc thiện mà không chú ý đến tự ngã, chú trọng đến kết quả, không chú trọng công việc thực sự mà chỉ là để cái kinh nghiệm, chỉ để là làm để mà làm thôi có phải không ạ?

Trả lời: Không chú trọng quá đến thân và tâm, không chú trọng đến khái niệm chỉ làm mà thôi. Nếu chúng ta có thể bỏ sự chú ý quá mức đó thì sẽ có được cái năng lực của sự xả ly.Nếu như có chánh kiến thì bạn sẽ thực hành một cách đúng đắn.

Hỏi: Khi trở về chúng con sẽ đi bằng cái tâm xả ly hết sức vượt bậc của mình rồi sau khi xả ly được rồi thì những cái gì mình học được ở pháp thế gian dù là pháp thiện thì nó cũng từ từ rụng rời sau đó thì mình sẽ trí tuệ hơn phải không?

Trả lời: Đúng rồi.

Hỏi: Chúng con là người Việt Nam từ xa đến đây để cầu học một giáo lý, những lời dạy của Ngài để chúng con có thể xả ly, từ bỏ để đánh đổi giáo lý giải thoát. Chúng con đến đây với ý thức là muốn từ bỏ để được giải thoát, nhưng từ lâu chúng con đã nương tựa vào xã hội, vào đoàn thể, vào gia đình, có rất nhiều cái nương tựa mà chúng con không dám từ bỏ, trên ý thức thì dám từ bỏ nhưng trong tiềm thức thì không vì lẽ đó chúng con không thể nào đạt được một giáo lý thâm sâu. Xin Ngài hãy cho một lời khuyên để giúp chúng con dám từ bỏ, để dám đánh đổi thân mình để đạt được giáo pháp cao thượng.

Trả lời: Vấn đề này không chỉ liên quan đến một người nào mà đối với tất cả các thiền sinh. Nếu như cái vấn đề này nó càng ngày càng giảm thì thế giới sẽ thay đổi.Tôi đang cố gắng giải quyết cái vấn đề đó bằng cách làm như tôi làm hiện giờ, không chỉ dạy thiền mà cũng làm các việc thiện cần thiết.Cái trung tâm này không chỉ có ý nghĩa về cơ sở vật chất. Sau hơn 10 năm nỗ lực thì bây giờ tôi có thể lãnh đạo trung tâm theo cách thức hiện giờ. Bên ngoài trung tâm thì rất là khó mà bỏ được cái sự dính mắc ra khỏi tâm nhưng ở đây thì sẽ không quá khó khăn để bỏ sự dính mắc ra khỏi tâm mình. Những cái trung tâm thiền như thế này nó sẽ lớn mạnh không phải chỉ có một mà sẽ có nhiều và cùng với thời gian thì sẽ càng dễ dàng hơn để đi theo cong đường Trung Đạo. Tất cả mọi người cần phải làm như vậy không có cách nào khác cả.

Hỏi: Câu hỏi vừa rồi là làm thế nào thì có phải câu trả lời của Ngài là hãy thực hành đủ những điều mà Ngài dạy phải không?

Trả lời: Đúng vậy.

Hỏi: Chánh kiến và các việc thiện, những cái đó phải luôn luôn đi với nhau có đúng không ạh?

Trả lời: Đúng vậy, khi chúng ta làm việc thiện thì chúng ta cần phải có chánh kiến và bằng cách ấy thì chánh kiến mới trở nên thực sự. Tại thời điểm hiện tại nó chỉ là cái văn tuệ vay mượn từ tôi mà thôi.Nhưng về sau bạn sẽ có cái hiểu biết từ trong chính mình chỉ bằng sự thực hànhthì  bạn mới có thể hiểu, chỉ qua sự thực hành thì tôi mới hiểu được cái điều gì thực sự có giá trị.

Hỏi: Mặc dù được học thiền đã khá lâu nhưng chưa bao giờ con thấy một vị nào nói về sự buông bỏ không giới hạn, đó là cái mà con đã đi tìm từ lâu. Chính vì vậy khi mà được nghe Ngài dạy về điều đó, nó đã tạo ra sức mạnh thôi thúc con trở lại đây và con thấy rằng đó không phải là sự dính mắc, vậy đó là gì?

Trả lời: Không chỉ các thiền sinh mà tất cả mọi người trên giới này đều đang sử dụng cái hiểu biết sai lầm, cái tà kiến chính vì vậy rất là cần thiết phải chia sẻ chánh kiến. Nếu đa phần mọi người đều sử dụng chánh kiến thì sẽ có ít vấn đề hơn.

Hỏi: Làm thế nào để áp dụng chánh kiến khi mà tham, sân, si và ngã mạn đang nổi lên, thông thường thì chúng ta thường sử dụng cái sự thật ngụy tạo với sự dính mắc, chính vì vậy, bản thân cái lời dạy của tôi cũng là một sự thật ngụy tạo, nhưng nó không có sự dính mắc ở trong đó. Một cách truyền thống theo thông thường thì chúng ta luôn sử dụng sự thật ngụy tạo với sự dính mắc. Các bạn cần lắng nghe cái lời dạy của tôi, bởi vì có cái năng lực của sự xả ly trong cái sự thật ngụy tạo mà tôi nói ra, bạn không nên chấp nhận sự dính mắc.Cái điều mà bạn cần làm là thay đổi nguyên nhân chứ không giải quyết cái vấn đề.Thông thường chúng ta chỉ cố gắng thay đổi kết quả mà thôi. Điều mà chúng ta cần làm là ngừng lại thân, khẩu, ý nghiệp. Tham, sân, si hay dính mắc sinh khởi là bởi có sự chú ý quá mức đến các sự thật ngụy tạo.Tâm của chúng ta cũng là một sự thật ngụy tạo, cơ thể của chúng ta, cuộc sống của chúng ta cũng là sự thật ngụy tạo.Chúng ta thường có thói quen chú ý đến sự thật ngụy tạo.Có nghĩa là chúng ta đang sử dụng cái sự thật ngụy tạo cùng với sự dính mắc.Chẳng hạn như chúng ta thường chăm sóc thân và tâm của chúng ta, và để làm cái điều ấy, chúng ta sử dụng tâm nhưng tâm cũng là sự thật ngụy tạo.Thân và tâm đều là sự thật ngụy tạo.Có nghĩa là chúng ta sử dụng sự thật ngụy tạo để chú ý đến sự thật ngụy tạo, đó là lý do mà có sự dính mắc. Điều mà chúng ta phải làm là sử dụng cái sự thật ngụy tạo trong tâm của chúng ta để mà nhớ cái chân lý rằng: không chấp thủ, chỉ sử dụng thôi, chỉ kinh nghiệm thôi, chỉ làm thôi, chỉ biết thôi. Có nghĩa rằng chúng ta sử dụng sự thật ngụy tạo chỉ sử dụng thôi mà không tạo nên sự chú ý quá mức đến cái sự thật ngụy tạo.Sự thật ngụy tạo chỉ nên ở cái phía của chủ thể chứ không phải ở phía khách thể và cũng không ở cả hai bên.Không phải ở chủ thể cũng không phải ở khách thể vì cả hai thái cực đó đều là sự thật ngụy tạo, và chúng ta sử dụng sự thật ngụy tạo như vậy bằng cách suy nghĩ về sự thật ngụy tạo. Nếu như không sử dụng sự thật ngụy tạo theo cách đúng đắn, tức là chỉ sử dụng thôi, có nghĩa là chú ý đến cái sự thật chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ kinh nghiệm thôi, có nghĩa là bất cứ điều gì xảy ra đối với thân và tâm chúng ta cần phải nhớ rằng nó chỉ là kinh nghiệm thôi, chứ không phải chú ý đến cái sự thật ngụy tạo hay cái hành động. Cái gì đang xảy ra ở trong thân tôi, trong tâm tôi, chúng ta luôn luôn nghĩ về tương lai.Tương lai cũng là một sự thật ngụy tạo, tâm cũng là một sự thật ngụy tạo. Chính vì vậy, chúng ta đang sử dụng sự thật ngụy tạo với sự dính mắc, đó là lý do chúng ta phải từ bỏ tất cả các ý nghiệp và chỉ hãy để ý đến các lời dạy của tôi. Ngay cả Đức Phật và lời dạy của Ngài cũng là sự thật ngụy tạo, nhưng mà bây giờ chúng ta học về Đức Phật và giáo lý của Ngài một cách gián tiếp.Không còn có Đức Phật nữa để bạn có thể hỏi xem cái hiểu biết của bạn có đúng hay không.Chính vì vậy, tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề đó. Nếu bạn nghe cái lời dạy của tôi thì bạn có thể hỏi xem cái hiểu biết của bạn có đúng hay không và chỉ bằng cách ấy bạn mới hiểu được những điều mà Đức Phật đã dạy cùng với giáo lý của Người. Tôi có thể thành công trong việc từ bỏ việc chú trọng các hành động của mình và thân mình. Tôi có thể xả lý các hành động của mình, đó là lý do vì sao tôi có thể đại diện cho Đức Phật và các hành động của Ngài. Cũng như vậy, bạn cần phải cố gắng, hãy cố gắng như thế, bằng cách ấy, các bạn có thể đại diện cho Đức Phật và các hành động của bạn đại diện cho Ngài.

Câu hỏi: Con nhận thấy rằng trong sự thực hành của mình có những trở ngại và mất chánh niệm rất nhiều, có lẽ là do không có đầy đủ chánh kiến. Con nhận thấy rằng có khi buổi sáng thì hiểu thế này nhưng chiều đã thấy khác rồi, điều con muốn hỏi là có phải là cần phải có chánh kiến ngay cả trước khi hành thiền để đừng dính mắc vào việc hành thiền và không bị dính mắc ngay cả vào Đức Phật, dính mắc vào trí tuệ mà mình có được, đó có phải là điều Ngài muốn nói không?

Trả lời: Đúng như vậy.

Câu hỏi: Có phải khi mà Ngài dạy chỉ kinh nghiệm thôi thì nó cũng giống như kỹ thuật hành thiền mà theo đó khi mà chúng ta thực hành và trở nên hay biết bất cứ hiện tượng nào trên thân và trên tâm mà không có gán một khái niệm nào đó thì có phải là những người thực hành như thế cũng đang trên con đường kiến tạo nên chánh kiến hay là điều Ngài muốn nói là chúng ta cần có chánh kiến trước đã.

Trả lời: Vào thời điểm hiện giờ thì bạn không thể hiểu cái chánh kiến bằng tự mình được, đó là lý do tại sao bạn cần đến những lời dạy như thế này nhiều hơn. Bạn cần phải gắng sử dụng cái hiểu biết đó mỗi một khi nào, trong bất cứ việc gì bạn làm.Nếu bạn quên cái chánh kiến, bạn cần nghe cái lời dạy này nữa và chú ý đến cái chánh kiến thì quan trọng hơn ở thời điểm hiện tại đối với bạn. Nếu bạn đã thành công trong việc thay thế cái chánh kiến thay cho tà kiến thì điều mà bạn cần làm là làm những việc thiện khó làm và sử dụng chánh kiến vào những việc đó, làm hay không làm, tồn tại hay không tồn tại, biết hay không biết, không có quan trọng, đừng có chú trọng vào quá đến  hành động, quá đến nỗ lực hay không biết thì không quan trọng, không cần phải cố làm, làm hay không làm, biết hay không biết nó đã là trong bản chất của chúng ta rồi, nó là tự nhiên rồi, bản chất đó chỉ để sử dụng thôi, chỉ kinh nghiệm thôi, không phải để chú ý hay chú trọng quá mức. Không cần phải chú trọng đến bản thân hay người nào khác. Những khái niệm một người hay nhiều người chỉ để sử dụng mà thôi. Chính vì lẽ ấy, tôi đang làm cái mà cần phải làm.Nhưng mọi người lại cho rằng tôi làm việc cho tất cả mọi người, bởi vì họ nhìn từ cái khía cạnh gọi là ngã kiến.Thực ra thì khi tôi làm thì tôi làm với cái không có ý niệm về tự ngã. Cái điều mà tôi làm là làm một cách đúng đắn, tôi có thể sử dụng tất cả các nguyên nhân và các kết quả, những cái hiểu và không hiểu một cách đúng đắn, chỉ là sử dụng mà thôi, vì vậy các hành động của tôi nó rất là có năng lực, bởi vì có cái sự thật, có cái chân lý trong hành động của tôi. Sự thật là chỉ sử dụng thôi, sử dụng sự thật ngụy tạo mà thôi.Chúng ta đang sử dụng cuộc sống của chúng ta với cái sự chấp thủ, với tự ngã, chính vì vậy chúng ta cần phải làm những việc không có khái niệm về ngã, chú ý đến sự thật ngụy tạo thì sẽ tạo nên cái ngã.Chính vì vậy, thay cho việc chú ý đến sự thật ngụy tạo, chúng ta cần phải chú ý đến chân lý về sự thật ngụy tạo mà chân lý đó là chỉ sử dụng, chỉ kinh niệm mà thôi.

Câu hỏi: Khi chúng con nghe và hiểu thì chúng con cũng phải nhớ rằng cái hiểu biết đó cũng chỉ để sử dụng mà thôi có phải không ạh?

Trả lời: Đúng vậy, không chỉ đối với cái hiểu mà đối với tất cả.

Câu hỏi:Kể cả Niết Bàn hay sao?

Trả lời: Không, bạn không thể. Niết Bàn là sự thật gốc, là sự thật nguyên thủy rồi.

Câu hỏi: Khi con tới đây và gặp bạn của mình thực hành ở đây, con đã nói rằng để đến đây thực hành thì phải sử dụng được Tiếng Anh mới có thể học chánh kiến được. Bạn con có nói rằng, bạn không cần phải nghe nhiều mới học được, tới đây nhìn hành động và làm theo các hành động của Ngài, làm những gì cần làm và cảm nhận được từ trường của Ngài thì tự nhiên bạn sẽ thay đổi, khi đó con không tin là điều đó có thể. Vì để có chánh kiến thì cần phải được nghe và hiểu nhưng sau đó khi trở lại trường thiền cũ thì con lại thấy lời của bạn con là đúng vì con có cảm nhận được năng lực từ trường của Ngài vẫn đi theo con và ở lại trong mấy ngày rất là mạnh mẽ. Con có cảm nhận rằng sự buông xả và chánh kiến của Ngài có năng lực và ảnh hưởng đến mọi người có đúng vậy không?

Đáp:Đúng vậy.

Câu hỏi:Vừa rồi thiền sư mới dạy chúng con hãy hướng đến hành động vô ngã, hành động vô tác có phải vậy không ạh?

Đáp: Đúng như vậy.

Câu hỏi: Nếu thiền sinh Việt Nam muốn đến trường thiền của Ngài và ở lại tu tập lâu dài thì Ngài có chấp nhận không và sẽ ở được bao lâu?

Đáp: được và có thể ở lại lâu chừng nào bạn muốn.

Câu hỏi: Con có một người bà con có một ý  kiến như thế này: “chừng nào cô ấy còn có các hành động thiện và bất thiện thì cô ấy vẫn còn phải đi trong vòng luân hồi vì vậy cô ấy không muốn làm gì nữa cả. Vậy Ngài có thể đưa ra một lời khuyên thế nào cho cô ấy để cô ấy thay đổi cái tri kiến của mình về việc đó.

Đáp: Đó cũng là chú trọng quá mức đến sự thật ngụy tạo được tồn tại và không tồn tại, làm và không làm, biết và không biết; đó là chú trọng quá mức đến sự thực ngụy tạo. Nếu chúng ta không thể sử dụng cái sự thật ngụy tạo một cách đúng đắn nghĩa là chỉ sử dụng mà thôi thì điều đó không bao giờ có sự chấm dứt cả, nếu bạn không thể chấp nhận cái ý tưởng đó thì bạn sẽ chấp thủ vào cái ý tưởng đó luôn luôn và bây giờ như thế, quá khứ cũng như thế và tương lai cũng như thế đó không phải là tự do, đó không phải là cách hiểu đúng đắn. Nếu bạn đang đi trên con đường sai thì những gì bạn làm đều uổng phí. Chính vì vậy điều mà chúng ta cần làm là cần phải biết sử dụng chánh kiến và từ bỏ những tà kiến.

Câu hỏi: Như vậy bất cứ điều gì xảy ra chỉ cần nhìn nhận rằng đó là sự thật ngụy tạo, là kinh nghiệm đúng không ạh?

Đáp: Đúng vậy và không chấp thủ rằng đó là thực, bất cứ cái gì chúng ta làm đừng cho rằng đó là thực, chỉ là việc làm thôi.

Hỏi: Cái từ sự thực ngụy tạo của Ngài sử dụng giống như là từ pannati hay là khái niệm ở trong kinh có phải vậy không?

Đáp:Bất cứ những gì chúng ta làm thì đều là nhân và quả, hay khái niệm thì cũng như vậy.

Hỏi: Ngài nói về xả ly có nghĩa là Ngài muốn nhắc khi mình xả ly là chắc chắn sẽ chửa được bệnh tham, khi chữa được bệnh tham thì phiền não không bám được. Khi phiền não không bám được thì thấy rõ trí tuệ đến.Khi trí tuệ đến thì thấy rõ vô thường và nhân quả.Khi thấy được như vậy thì mình sẽ ra đi thôi phải không ạh?

Đáp: cái hiểu của bạn là nó mang cái ngã kiến ở bên trong, nó không có cái hiểu về vô ngã ở trong đó. Trên thực tế là bây giờ bạn không từ bỏ cái hiểu đó được, một lúc khác khi mà bạn có thể từ bỏ cái hiểu biết hạn chế đó, khi đó bạn sẽ đi tới Niết Bàn.

Hỏi: Về lý thuyết thì hiểu như vậy nhưng khi thực hành bị luyến ái cột vô thì gượng dậy không được vậy thì mình phải cố gắng thôi, nhưng phải cố gắng bằng phương pháp nào?

Đáp: Đó cũng là câu hỏi chung của mọi người, làm thế nào để tư tuệ thành trí tuệ thực sự. Thay cho việc nghĩ như vậy thì hãy nghĩ đến chân lý mà thôi; đừng nắm giữ, đừng chấp thủ chỉ sử dụng mà thôi, không chấp thủ. Cái vấn đề thực sự là chúng ta chú ý quá nhiều đến bản thân, chính vì vậy cái ý niệm về tôi luôn luôn xuất hiện trong tâm của bạn, để có thể ngưng lại cái tôi trong tâm mình thì bạn phải chú ý đến sự thật, đến chân lý, chỉ sử dụng mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi. Bạn cần phải chú ý đến chân lý về sự thật ngụy tạo, cố gắng nhớ được cái chân lý rằng chỉ sử dụng thôi, chỉ kinh nghiệm thôi.Bằng cách ấy bạn có thể chú ý đến bản thân mình và người khác.

Câu hỏi: Điều Ngài muốn dạy là phải có chánh kiến đầu tiên, rồi có sự buông xả, vô ngã, vô tướng đó là những chân lý không thể diễn tả bằng lời, không thể giải thích cho hết được nên ai muốn học, muốn biết thì hãy đến đây học với Ngài phải không?

Đáp:Đúng như vậy, hiện giờ đó là cách duy nhất.

Hỏi: Khi Ngài nói luôn luôn nhớ chân lý là luôn luôn nhớ sự thật ấy từng phút trong mọi hoàn cảnh nếu không ta sẽ quay lại với các suy nghĩ thông thường của mình đúng không ạh?

Đáp: Đúng rồi.

Hỏi: Bất cứ khi nào có chánh kiến thì chánh niệm đã có mặt rồi đúng không ạh? Chính vì vậy chánh kiến phải đi hàng đầu.

Đáp:Đúng rồi.

Hết

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app