Nội Dung Chính
Duyên
Bài Giảng Sư Toại Khanh Zoom 2020
Tiếp nối đề tài hôm trước tôi nói về chữ nhân quả, hôm nay đặc biệt nhắm tới thành phần đại chúng sơ cơ cũng có mà đặc biệtlà những người lâu năm nhưng mà tui cứ tưởng là mình đã hiểu chữ Duyên trong đạo Phật. Nói cái gì cũng Nhân duyên, nói cái gì cũng Tùy duyên, do duyên nhưng mà nếu có một người không biết gì hay một người ngoại đạo mà hỏi kĩ lại mình thì mình ấm ớ thì đó cũng là một chuyện đáng tiếc bởi vì chữ duyên rồi chữ nhân quả đó là những từ ngữ cũng như những khái niệm rất là phổ biến, phổ cập, rất là quan trọng cho người phật tử. Trong cái bài giảng trưa nay chúng tôi đặc biệt nói nhiều cái chữ Duyên trong đạo Phật. Cái đề tài này nó kết nối với đề tài Nhân quả hôm trước. Nó có mối quan hệ, quan hệ ra làm sao? Trước hết chúng ta quay lại một tí nền tảng nhận thức một người Phật tử, tức là mỗi một thế giới mà mình gọi là hành tinh này nè, nó có vô số chứ không phải chỉ có một. Và trong mỗi hành tinh như vậy thì hôm nay chúng ta biết thế giới bây giờ các nhà khoa học chỉ phát hiện ra cái thái dương hệ của mình thôi, chưa tìm thấy một hành tinh thứ hai có người ở. Theo như tinh thần Phật pháp thì có vô lượng hành tinh như thế này. Và trong mỗi thế giới như thế này nó có vô số chúng sinh và bên cạnh chúng sinh này có vô số vật vô tri như cây, cỏ,đất, đá, đất, nước, lửa, gió,… thì tất cả chúng sinh và không phải chúng sinh đó, về tinh thần lẫn vật chất đều do các điều kiện mà có mặt . Tùy loài, tùy thứ mà điều kiện đó là gì. Thí dụ như mình thấy những cái điều kiện sinh học ở động vật nó khác những điều kiện sinh học ở thực vật, khoáng vật. Tùy giống loài, chủng loại có những điều kiện hỗ trợ cho nó có mặt gọi là duyên. Ví dụ như bây giờ mình thấy một cái chiếc lá to như lá chuối, lá sen, lá bàng hoặc là nhỏ như lá me, hoặc là những cọng rêu đều do các điều kiện mà có gọi là duyên. Sự có mặt của những nhân vật lớn như Đức Phật, hay là chuyển luân vương, hay là Giáo hoàng, tổng thống, thủ tướng cho đến những người gọi là cùng đinh, lê dân bá tánh, hoặc là ruồi, muỗi, kiến, dòi,sâu. Tất cả sự hiện hữu từ hạt cát cho đến mặt trời, mặt trăng . Từ vật chất đến tinh thần đều nhờ cậy vô số các điều kiện và những điều kiện ấy dầu về tinh thần hay vật chất người ta gọi chung là duyên. Các vị đang ngồi lắng nghe chúng tôi nói , các vị thấy hình hài của các vị , tâm tư tình cảm của các vị. Cái chậu hoa trước mặt các vị, cái hạt bụi dính trên màn hình . Tất cả đều do các điều kiện, các nhân tố mà có mặt. Những nhân tố, những điều kiện đó gọi là duyên . Duyên nói gọn gồm có hai : tất cả các điều kiện hiện hữu của các giống loài, chủng loại trên đời. Tất cả các điều kiện tạo nên tinh thần hay vật chất , tâm lý hay sinh học đều được gọi là duyên và tất cả các duyên nó gom gọn lại còn có hai thứ thôi là duyên trợ sinh và duyên trợ lực. 4:40 28/9/2020
Duyên trợ sinh Tiếng Phạn gọi là janaka paccaya là những điều kiện nó giúp cho cái gì đó được có mặt, từ không mà thành có. Thí dụ trước đây không có chiếc lá nhưng nhờ những điều kiện nào mà chiếc lá đó nó nhú ra.
Còn duyên trợ lực Tiếng Phạn gọi là (upaddhampaka?) paccaya là những điều kiện nó hỗ trợ cho những cái đã có mặt rồi, đã xuất hiện rồi được lớn mạnh, được phát triển, được tiếp tục tồn tại, tiếp tục hiện hữu, tiếp tục có mặt.
Những điều kiện giúp cho muôn loài có mặt gồm có 2 là duyên trợ sinh và duyên trợ lực. Tạm hiểu nôm na, người mẹ chính là duyên trợ sinh và người bố là duyên trợ lực. Hạt giống là duyên trợ sinh và nắng gió mưa sương đất phân là duyên trợ lực. Tổng cộng các duyên gồm có 2 thứ đó thôi.
Ngay từ cọng rau, chậu kiểng, bình hoa trước mặt thì nó cũng nhờ 2 điều kiện đó để cho nó có mặt và để cho nó lớn mạnh phát triển tăng trưởng. Và nhỏ bé đến như cái hạt bụi hoặc một tí nỗi niềm, một tâm sự buồn vui sướng khổ hạnh phúc, tất cả cũng phải nhờ đến 2 điều kiện này là duyên trợ sinh và duyên trợ lực. Có những cái chưa có mà nhờ những điều kiện nào đó mà nó có mặt thì đó là duyên trợ sinh, còn nó có rồi và tiếp tục phát triển lớn mạnh thì đó là duyên trợ lực.
Các vị xem lại trong quyển Kinh nghiệm tuệ quán Tập 2 chúng tôi dịch và đã phát hành năm ngoái 2019, trong đó có cái phần sau rất là quan trọng nói về phiền não và thiện pháp của mình cũng cần 2 điều kiện trợ sinh và trợ lực. Đời sống là một sự chọn lựa cân nhắc, bởi vì một kiểu sống nào đó, kiểu ăn uống, kiểu sinh hoạt nào đó làm cho các vị bị bệnh hay làm cho các vị được khỏe mạnh và đời sống tâm linh tinh thần cũng vậy. Nghĩa là vì lý do nào đó mà nó làm cho mình trở nên bệ rạc tiêu cực thụ động bệnh hoạn tật nguyền và có những điều kiện mà nó hỗ trợ cho các vị có được một nội tâm hướng thượng tích cực.
Thí dụ trong kinh dạy rằng do các điều kiện tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống, thì đây là những điều kiện vừa là trợ sinh mà nó vừa là trợ lực cho đời sống chúng sinh. Có một chỗ trong kinh kể có 4 thứ là trú xứ thích hợp, người nào mà mình thường gần gũi, đề tài tư duy nào mà mình thường canh cánh bên lòng và mình thường sống trong nếp sống sinh hoạt và hành động ra sao, thì đó là những điều kiện vừa là trợ sinh mà cũng vừa là trợ lực.
Thí dụ nói phiền não, tham sân si, có những nếp sống, có những sự gần gũi giao tiếp mà nó làm cho phiền não ngày một lớn mạnh, những phiền não chưa có thì nó có, những phiền não đã có rồi thì nó được lớn mạnh. Rồi có những nếp sống, có những suy tư, những sự giao tiếp, những chỗ ở mà nó làm cho thiện tâm của mình ngày một phát triển.
Chúng ta không thể phủ nhận chuyện này, tức là thực phẩm của mình có ảnh hưởng đến tâm lý của mình rất là nhiều, ăn uống bất cẩn làm cho mình bệnh hoạn, tiêu cực, thụ động, đó là do ảnh hưởng của thức ăn. Chưa kể là báo đài thường xem đọc nghe, những trang web, những người bạn. Như vậy thì tất cả mọi thứ trên đời này nó có mặt và nó tồn tại nhờ vào các duyên. Tất cả các duyên, các điều kiện ấy gom chung lại gồm có 2 thứ là duyên trợ sinh và duyên trợ lực. 10:50
Nãy giờ tôi đã nói sơ qua duyên trợ sinh và duyên trợ lực nó ra làm sao. Bây giờ tôi nói chi tiết. Theo trong A tỳ đàm thì cả duyên trợ sinh và duyên trợ lực gồm có nhiều trường hợp. Có trường hợp A giúp B bằng cách là có mặt trước, có trường hợp A giúp B bằng cách là có mặt sau và có trường hợp A giúp B bằng cách là cùng có mặt.
Tôi nhắc lại mọi điều kiện hiện hữu trên đời nằm trong duyên trợ sinh và duyên trợ lực và duyên đó lại gồm có 5 trường hợp nhưng ở đây kể có 3 trước. A giúp B bằng cách là có mặt trước, có trường hợp A giúp B bằng cách là có mặt sau và có trường hợp A giúp B bằng cách là cùng có mặt.
Có mặt trước mình gọi là Tiền Sanh Duyên, có mặt sau mình gọi là Hậu Sanh Duyên, cùng có mặt trước mình gọi là Đồng Sanh Duyên hay là Câu Sanh Duyên. Sẵn đây tôi cũng nói luôn là kỳ rồi trong bài giảng Nhân Quả, tôi có nói đến cái tinh thần của Duyên hệ, của bộ đại sứ nhưng vì giảng cho đại chúng thì tôi tránh không nói từ chuyên môn, nhưng bữa nay thì nhân nói qua chữ Duyên thì tôi cũng ôn lại đề tài Nhân Quả hôm trước một chút. Quan hệ Nhân Quả có 3:
1, Quan hệ giữa Nhân tạo ra Quả, Nhân tá cđộng lên Quả thì đó gọi là Nghiệp Duyên.
2, Quan hệ giữa Nhân với Nhân, tôi chỉ lấy cái duyên chánh là Thường Cận Y Duyên.
3, Quả tác động lên Nhân mới thì gọi là Quả Duyên.
Còn hôm nay trong đề tài này thì Duyên có nhiều lắm, 24, 48, 52 mà tôi chỉ nói gọn có 5 Duyên thôi, thì tùy đề tài mà mình lấy ra. Mọi hiện hữu trên đời này đều tồn tại nhờ vào 2 điều kiện là Duyên trợ sinh và Duyên trợ lực mà cả 2 Duyên này gồm có 3 trường hợp:
1, A giúp B bằng cách là có mặt trước, từ chuyên môn là Tiền Sanh Duyên. Thí dụ do nhà có em bé cho nên mới có tiếng khóc.
Do em bé sắp chào đời cho nên trong nhà mới chuẩn bị nào là nôi, tả, bình sữa, v v , như vậy em bé là lý do để mua nôi, tả, bình sữa v v nhưng mà lý do đó lại có sau thì trường hợp đó gọi là Hậu Sanh Duyên.
Còn Câu Sanh Duyên là ba má phải cùng có mặt vào một thời điểm nào đó thì mới có em bé.
Như vậy chỉ chuyện em bé thì cũng đã thấy có đủ 3 Duyên này rồi.
Tôi nhắc lại, mọi thứ trên đời này nó có mặt bởi nhiều Duyên mà trong đó thấy 3 trường hợp bao trùm mọi Duyên:
1, A giúp B bằng cách là có mặt trước. Thí dụ do lười biếng không học giáo lý, mai này vô trong các trường thiền nghe người ta nói mình không hiểu là do Tiền Sanh Duyên trước đó là không học giáo lý. Do cái dốt bởi không học giáo lý đi trước mới dẫn đến cái dốt trong cái hành theo sau. Trường hợp đó được gọi là Tiền Sanh Duyên. Hôm nay mình không lắng tai nghe pháp, mình không bỏ một số tật xấu thì mai này mình sẽ khổ dài dài vì những tật xấu đó, nó làm khổ mình trong gia đình, trong xã hội, trong công sở, trong chuyện tu học, trong các thiền viện. Đi đâu mình cũng ôm theo mấy cái tật xấu đó theo. Hôm nay không nỗ lực học thì sau này mình sẽ gắt lấy những trái đắng từ cái dốt hôm nay. Hôm nay mình tiếp tục giữ những thói xấu thì sau này mình sẽ khổ vì những thói xấu đó. Cái Nhân có trước rồi cái Quả đi sau thì gọi là Tiền Sanh Duyên.
Trong kinh nói rất rõ, một hành giả tu Tứ niệm xứ, chuyện đầu tiên là Pháp Tài Lữ Địa.
Pháp có nghĩa là phải có đề mục, mà đề mục đó là do kiến thức, phải có học giáo lý đàng hoàng, phải có hiểu có nhớ, phải có học qua.
Tài ở đây là cái điều kiện vật chất, thí dụ như y phục, thực phẩm thích hợp. Chứ mấy cái đó mình chê, mình nói tu là tu tâm là nói khoác. Nói tu tâm không có lo vật chất, đúng, tu mình phải đơn giản, kiệm bạc nhưng trong điều kiện tối thiểu mình phải có, bởi vì mình chưa đủ năng lực để vật một bên mà lo cho tâm đâu, mà tâm với vật phải đề huề.
Pháp là về mặt tâm linh tinh thần phải có chuẩn bị kiến thức trước, phải có cả nhận thức và kiến thức trước. Tại sao tôi phân biệt nhận thức và kiến thức? Tại vì có người có kiến thức chứ không có nhận thức. Họ học như vẹt nhưng khả năng tiêu hoá không có nhiều. Tôi có biết nhiều vị rất giỏi về A tỳ đàm, mở miệng ra là 15, 18, 23, 41, nói ào ào nhưng họ không biết đưa nó vào trong thực tế tu chứng. Cái đó mới chỉ là kiến thức.
Hiểu được cái linh hồn, cái tinh hoa, cái cốt yếu thì đó là nhận thức. Có những người khả năng nhận thức rất tốt, nghe đâu hiểu đó nhưng mà vì thiếu kiến thức cho nên cũng thiếu căn bản, cũng không được.
Cho nên phải có nhận thức và kiến thức thì 2 cái này làm nền tảng cho quí vị tu học mai sau cho cả đời sống lẫn cuộc tu. Thì đó gọi là Pháp.
Tài là điều kiện vật chất.
Còn Lữ ở đây là gì? Lữ đây là thầy bạn. Thầy là người trên mình dạy cho mình. Còn bạn là người ngang với mình, chia xẽ với mình, trang lứa với mình, cùng khóa cùng lớp với mình. Lữ rất là quan trọng. Tây phương có câu ”Anh nói cho tôi biết anh chơi với ai, tôi sẽ nói con người của anh như thế nào”. Trong chú giải ghi rõ những điều kiện để phát triển thiện pháp và ác pháp, thì trong đó có điều kiện tiên quyết, đó là gần gũi với ai. Anh muốn trau dồi chánh niệm thi anh phải ở gần người chánh niệm, anh muốn điềm tĩnh thanh thản thì anh phải ở gần người điềm tĩnh thanh thản, anh muốn hào sảng rộng rãi mà anh ở gần người bủn xỉn thì sớm muộn gì anh cũng chết. 19:24
Tôi đã nói nhiều lần, tâm lý chúng sinh đi theo hệ thống như sau:
Buổi đầu mình sống với người ta trong tâm thức đối kháng có nghĩa là mình không có vừa ý, nhưng mình ở lâu thì từ tâm thức đối kháng nó chuyển qua tâm thức hòa giải, thấy chuyện đó là bình thường sau đó mình thấy nó hay hay và từ hòa giải nó chuyển qua thỏa hiệp, rồi từ thỏa hiệp cuối cùng nó chuyển qua giai đoạn mình bị đồng hóa, mình giống người ta hồi nào không hay.
Mình trong tâm thức đối kháng mình rất là mệt, ở gần cái người mà họ nhiều chuyện quá, ở gần người bủn xỉn quá, ở gần người có tánh ganh tỵ quá mình rất là phiền, đó là tâm thức đối kháng. Nhưng lâu dần mình qua giai đoạn 2 là tâm thức hòa giải thấy nó bình thường, mình thấy nó hay hay và cuối cùng mình thành ra nó hồi nào không hay. Như vậy đối kháng – hòa giải – thỏa hiệp và đồng hóa. Đó là điều kiện thứ 3 là Lữ.
Thứ tư là Địa, nghĩa là anh sống ở đâu, đất nước nào, vùng miền nào, khu vực nào, trụ xứ nào, tu viện, thiền viện nào, chưa hết, cốc liêu nào, cái giường anh kê ở đâu, chỗ anh thường ngồi thiền ở chỗ nào? Đừng có nói là anh về Miến Điện là ok, sai. Thí dụ anh ở Yagoon khác ở Mawlamyine, mà anh ở Mawlamyine không giống như anh ở Mandalay, Mandalay không giống Taunggyi, Taunggyi không giống Heho, mà Heho không giống Pyin Oo Lwin. Mà Pyin Oo Lwin Pa Auk không giống U Pandita, mà U Pandita không giống Chamyai Mahasi, mà Chamyai Mahasi không giống với Kalama. Mà Kalama là một ngọn đồi, các vị ở cốc trên không giống ở triền đồi, vì hướng gió. Ở cùng triền đồi không có giống nhau vì trong các phòng ngó qua vườn hay ngó qua tháp, và cũng 2 phòng đều ngó ra vườn thì còn tùy cái giường mình đặt ở đâu.
Cho nên chữ Địa quan trọng lắm, trước hết là trú xứ, đất nước, lãnh thổ, khu vực, vùng miền, tỉnh lỵ, quận xã, cuối cùng là thiền viện nào học viện nào và trong đó mình ở đâu và nó phải thật sự thích hợp. Bởi vì tôi biết bên Thụy Sĩ là xứ lạnh, một năm từ mát cho tới lạnh là 9 tháng chỉ 3 tháng hè là nóng cho nên nắng chiều người ta khoái và không có sợ. Nhưng dân Thụy Sĩ không thể nào ôm cái kinh nghiệm nắng chiều ấy, cái tâm tình nỗi niềm ấy mà qua bên Miến Điện là chết. Ôm cái nắng chiều của Thái Lan Miến điện Việt nam là chỉ có chết thôi.
Cho nên Địa, trụ xứ của mình rất là quan trọng. Tổng cộng lại, muốn làm một hành giả ngon lành, qúi vị phải chú ý 4 điều là Pháp Tài Lữ Địa, 4 cái này phải có trước rồi mình mới tu tập sau mới ngon lành được thì đó gọi là Tiền Sanh Duyên, điều kiện đó có trước mới dẫn tới kết quả sau.
Bên pháp bất thiện, cũng Pháp Tài Lữ Địa y chang như vậy.
1, Pháp là gì? Trong đầu của mình toàn là tỵ hiềm, ganh ghét, bủn xỉn, hờn giận, tham đắm, thích thú hưởng thụ tức là pháp của mình toàn là pháp bất thiện không.
2, Tài, là điều kiện vật chất, sống dưới mức trung bình hay quá mức cần thiết thì đều được gọi là những điều kiện không nên, không tốt cho các vị tu hành.
3, Lữ, là những người thầy, bạn bao gồm luôn những gì mình thấy, nghe, đọc, gặp gỡ, suy tư, giao tiếp, va chạm tiếp xúc mỗi ngày đều được gọi là Lữ hết.
4, Địa là có những trú xứ mình càng ở thì mình càng đổ đốn, càng bị sa đọa, càng xuống dốc, càng bị hướng hạ thay vì là hướng thượng. Các vị xem lại bài kinh Khu rừng trong Trung bộ Đức Phật dạy rất rõ là có những người, những trú xứ mà mình càng ở gần mình càng tiếp xúc càng có mặt chỉ có hại thôi, có những người mình càng giao tiếp thì thiện pháp của mình lại càng bị lui sụt. Có những trú xứ mà mình ở lâu ngày chỉ có đi xuống thôi. Ngài nói trong trường hợp người như vậy, chỗ như vậy thì chỉ có hại cho mình nên ra đi càng sớm càng tốt, nếu cần thì không cần từ giã cáo biệt.
Đời sống của mình rất là mong manh, sống nay chết mai, tuổi nào cũng có thể lăn ra chết và cơ hội để có được thân người là cực hiếm, nói gì là cơ hội được gặp chánh pháp vì chánh pháp chỉ được tuyên giảng khi có Phật ra đời. Các vị biết thì ngàn tỷ kiếp trái đất mới có một lần vị Phật ra đời, có nhiều khi ra 2, 3 vị cách nhau không lâu như trái đất này. Nhưng có trường hợp trái đất này bị hoại rồi thì nó trải qua một A tăng kỳ đại kiếp không có Phật, ở thế giới khác thì có thể, nhưng trái đất này khi nó hoại rồi thì ngay khoảng trống này nó sẽ mọc lên cái mới. Mà một A tăng kỳ bằng 10 lũy thừa 140, nghĩa là con số 1 và 140 con số 0. Mình thấy tỷ là 9 con số 0 là đã thấy ớn rồi, mà cái này lên tới 140 con số 0 đại kiếp không có Phật ra đời.
Thân người lúc có lúc không là đã khó rồi, trong kinh nói như trên biển có một tấm ván nhỏ trên đó có một cái lổ vừa cái đầu con rùa, có một con rùa mù ở dưới biển thí dụ 100 năm nó trồi lên mặt biển một lần và do cơ hội may mắn hạn hữu nào đó mà nó chọt được cái đầu của nó vô ngay cái lổ ván, mà tấm ván thì cứ trôi dạt từ bên bờ biển này qua bờ biển bên kia, từ bờ Đông sanh bờ Tây. Ngài nói rằng cái chuyện ngẫu nhiên đó còn dễ hơn là chuyện chết rồi được mang thân người. Tuy nhiên, đó là nói cho người dễ duôi, còn người có biết đạo có tinh tấn thì khác. Người biết đạo thì mỗi lần sống chánh niệm là một lần mình trồi đầu lên. Có hy vọng lớn là chỗ đó chứ không phải nói vậy mình rung quá mình khỏi tu luôn. Có nghĩa là cơ hội làm người của mình nhiều hơn.
Một người có lòng tu tập trong kinh nói rất rõ là phải có Ba la mật, là nhiều đời nhiều kiếp đã từng sợ sanh tử, từng muốn chấm dứt luân hồi và tu tập công đức. Đó là công đức mà được thực hiện bởi lý tưởng giải thoát thì công đức đó được gọi là Ba la mật. Còn cũng công đức đó mà không gắn liền với lý tưởng giải thoát thì đó là phước báu hữu lậu, là công đức sinh tử. Cũng công đức bố thí, niệm Phật, quét rác, chùi cầu nhưng bằng lý tưởng giải thoát thì đó là Ba la mật. Người mà có Ba la mật nhiều, sâu dầy thì khi ra đời họ có được cái trí hiểu những điều mà người khác không hiểu, họ tin được những điều mà người khác không có tin, họ có khả năng tinh tấn mà người khác không có, họ có khả năng chánh niệm và thiền định mà người khác không có, nghĩa là tín tấn niệm định tuệ của họ tốt hơn người khác. 29:30
Sẵn đây tôi nói luôn, nhiều vị thắc mắc “Uả đức tin nhiều mà mình tin những cái không có là sao?” Đa phần chúng sinh một là không tin gì hết, mình luôn luôn cực đoan, còn hai là bạ đâu tin đó. Còn người có phước báu tu hành nhiều đời thì 1 là họ không cực đoan để rồi không tin gì hết, phủ nhận triệt để toàn diện là không có, nhưng họ cũng không phải là loại cuồng tín tin bậy bạ đụng cái gì cũng tin mà kiểu tin của họ rất đặc biệt, chỉ tin cái gì hợp lý, và cái gì quá mức suy tư của họ thì họ để nó qua một bên chứ họ không có dại dột phán ẩu xác quyết rằng nó không có thì rất là nguy hiểm. Một là họ chỉ suy tư cái gì hợp lý, chấp nhận cái gì hợp lý qua kiểm định kiểm nghiệm và cái gì quá mức sức của họ thì họ để nó qua một bên, họ hướng tới cái gì khác thật sự cần thiết, họ không mất thời giờ cho những cái gì mà lao tâm khổ tứ, vò đầu bức trán, những đề tài tư duy triết học hóc búa nhức đầu mà vô bổ vô ích.
Cho nên niềm tin đó chỉ có ở người có huệ căn có phước duyên tu hành nhiều đời. Khi anh muốn có niềm tin đó thì anh phải có trí tuệ tương ứng. Chính trí tuệ đó nó hỗ trợ cho anh có niềm tin thông minh và khi có niềm tin thông minh, niềm tin hợp lý có kiểm nghiệm thì anh mới có khả năng, có những nỗ lực mà người khác không có. Thí dụ mình thấy có người hiểu đạo rồi họ bỏ hết lên rừng sâu núi thẳm, kiêng khem khổ cực, đạm bạc bần tăng khổ sãi tu hành ở đó, họ phải có niềm tin sắc son thiết tha ghê gớm như thế nào đó họ mới có thể tu như vậy.
Các vị thế nào cũng hỏi tôi “Vậy chứ tôi thấy nhiều cái đạo tào lao, hoặc mấy người khủng bố họ cũng can đảm cũng có niềm tin vậy”. Không, niềm tin đó là cái niềm tin tà tín, cuồng tín, niềm tin không qua trí tuệ, một thứ niềm tin hại người, hại đời, báo đời. Niềm tin nào mà nó giúp cho bản thân đương sự được an lạc an lành và nó cũng đem lại an lạc an lành cho người khác đời này và kiếp sau thì đó mới là chánh tín.
Cũng vậy sự tinh tấn nào đem lại sự lợi lạc lợi ích an lạc an lành cho mình cho người thì đó gọi là chánh cần, còn những cái siêng mà nó không được ý nghĩa đó hay tinh thần đó thì cái siêng đó là tà cần. Do hiểu được giá trị của cái gọi là thân người khó được mà chánh pháp khó có dịp gặp cho nên chúng ta ở mọi lứa tuổi tại đây và bây giờ chúng ta phải có những chuẩn bị và những chuẩn bị đó được gọi là Tiền Sanh Duyên.
Những chuẩn bị đó gồm cả tinh thần lẫn vật chất, nghĩ là ngay bây giờ mình ăn uống phải cẩn thận. Có người hỏi tôi hoài về bát quan trai, thì trong đó có nói chẳng hạn cái giới ăn chiều, nghe nhạc, trang sức. Tôi có nói thế này, tôi nói khoan đụng tới vấn đề tâm linh, khoan đụng tới vấn đề tu hành, khoan nói tới vấn đề hiền thánh giải thoát, mệt. Bây giờ mình nói chuyện trước mắt, tám giới của Đức Phật dạy là mình thấy rõ ràng nó được tất cả xã hội trên toàn hành tinh ủng hộ, kẻ nào làm không được thì thôi, nhưng mà nói về cái tinh thần của bát giới thì chỉ có người giả dối họ nghĩ khác mà nói khác thì họ mới bôi bác, thứ 2 là người đó tâm thần. Chứ cái người mà không có vấn đề về trí óc thì họ phải nhìn nhận giá trị của bát giới là tuyệt đối cần thiết cho mỗi cá nhân và toàn thể xã hội cũng như hành tinh.
Không giết, không trộm, không dâm, không vọng, không tửu, đó là 5 giới đầu nhưng còn 3 giới sau rất quan trọng. Thí dụ giới ăn sau 12 giờ, khoan nói chuyện tu hành gì hết, chỉ nói cái chuyện ai mà tiểu đường, cao máu, cholesterol, ai muốn giữ eo, muốn giảm cân, muốn thon đẹp thì phải đồng ý là bớt ăn là tốt và theo tinh thần trong kinh thì một cơ thể khỏe mạnh là một duyên tốt cho một tinh thần khỏe mạnh bởi vì đó là con đường trung đạo.
Mà cơ thể khỏe mạnh là gì? 1 là hạn chế không để cơ thể tiếp nhận dư thừa các dưỡng tố. 2, đừng có bắt các bộ phận cơ thể phải làm việc quá mức. Đó là 2 chuyện căn bản.
Mà tại sao mình không ăn chiều? Là vì mình hạn chế 2 chuyện đó:
1, hạn chế tiếp nhận các dưỡng tố không cần thiết cũng đồng thời từ chối tiếp nhận độc tố. Dưỡng tố dư mình đã không nhận nói gì là độc tố, cho nên chuyện bớt ăn là tốt lắm.
2, là hạn chế chuyện bóc lột đày đọa khổ sai các bộ phận cơ thể, nghĩa là khi mình ăn mình uống vào là mình buộc các bộ phận cơ thể phải làm việc, mà mình nên dưỡng chứ đừng có đày nó quá.
3, rất là vật chất mặc dù là có phảng phất cái mùi tinh thần trong đó một chút, đó là khi anh bớt được một bữa ăn là anh tiết kiệm một khoảng thời gian cực lớn. Thời gian ở đây gồm có 2 là thời gian vật lý và thời gian tâm lý. Thời gian vật lý là thời gian tính theo cái đồng hồ. Còn khi anh không còn bận tâm lo chuyện ăn uống và chuẩn bị nấu nướng bảo quản tiêu thụ thức ăn thì anh sẽ rãnh trí để anh làm việc thì đó là thời gian tâm lý.
Chỉ riêng cái giới không ăn chiều là nó nhiều cái lợi: Hạn chế độc tố, hạn chế dưỡng tố không cần thiết, hạn chế việc đày đọa bóc lột quá mức sức làm việc của các bộ phận cơ thể. Chúng ta cũng nhớ rằng có cơ thể phải 4 tiếng, có cơ thể 3 tiếng trước khi ngủ thì không nên ăn, đặc biệt là không nên ăn mặn.
Cho nên ở Kalama trước trai đường và thiền viện là sẽ có một tấm bảng treo hàng chữ “Hãy thức với tâm rỗng và hãy ngủ với bụng trống”, đó là cái tiêu ngữ của Kalama. Có nghĩa là mình theo tinh thần trung đạo, không buộc bà con phải đói le lưỡi, chúng tôi cũng có nghiên cứu có tham khảo các qui chế nội dung ở các thiền viện Âu Mỹ có vẻ nó khoa học hơn Châu Á. Thí dụ như ở trường thiền Manchester Anh Quốc, họ không có khắc khe ghê gớm buộc thiền sinh bị đói vào buổi chiều, nhưng họ có qui định về mùi là không có khói bếp, về âm thanh là không có tiếng khua của muỗng nĩa. Tuy nhiên những hành giả nào có nhu cầu ăn chiều thì buổi trưa nên giữ lại một phần cho riêng mình, buổi chiều khi nào cần thì nhẹ nhàng đem cái phần đó làm nóng lại để tự mình giải quyết cá nhân. Có nghĩa là chùa vẫn giữ được là không có khói bếp, không có mùi thức ăn và không có tiếng động của muỗng nĩa, đó là dành cho những hành giả có nhu cầu ăn chiều. Đối với những hành giả không có ăn chiều nhưng lỡ đói đột xuất thì ở trai đường có trà, cà phê, ca cao, sữa tươi, đường, phô mai, mật ong, sô cô la, cerial, bánh lạt. Tôi thì theo tinh thần này, chứ thấy ở thiền viện Miến Điện buổi chiều dùng nước cam, nước chanh, nước thơm thì tôi thấy phản khoa học quá, nhưng mà buổi chiều cho thoải mái khói bếp nghi ngút thì cực kỳ không nên. Cho nên tôi chọn giải pháp là đi theo Manchester.
Tại sao tôi phải nói xa, nói lạc đề? Bởi vì đó là Tiền Sanh Duyên, các vị phải có những chuẩn bị như vậy đó thì các vị mới có cái bước tiếp theo nó ngon lành.
Và trong đời sống này tại sao chúng ta khổ? Là vì chúng ta không có những chuẩn bị, chúng ta thiếu những cái Tiền Sanh Duyên mà nó cần thiết.
Đời sống này từ tinh thần tới vật chất, từ sức khỏe tâm lý cho tới sức khỏe sinh học, tại sao nó có vấn đề? Rõ ràng là chúng ta đã có những bước, 1 là thiếu những bước chuẩn bị, 2 là chúng ta đã có một nền tảng không tốt đẹp. Cho nên bây giờ chúng ta về tâm sinh lý có những vấn đề trục trặc. Những chuẩn bị đó được gọi là Tiền Sanh Duyên, tức là những điều kiện trợ sinh trợ lực mà nó có trước. 41:36
2, Trường hợp thứ 2 là Hậu Sanh Duyên, có nghĩa là Duyên trợ sinh trợ lực mà nó có sau, điều kiện có sau mà quả có trước. Bài giảng kỳ trước tôi có nói là quan hệ Nhân Quả gồm có 3:
1, Nhân tạo ra Quả
2, Chính Nhân bất thiện này nó sẽ ảnh hưởng, nó làm nền tảng, làm tiền đề cho Nhân bất thiện sau. Cái thiện trước là đới chất, tiền đề, điều kiện cho thiện pháp xuất hiện sau. Đó là quan hệ Nhân với Nhân.
3, Quan hệ giữa Quả với Nhân, do Quả thiện Quả ác đời trước cho nên bây giờ chúng ta lại tiếp tục có điều kiện để tạo Nhân thiện dễ hơn hay tạo Nhân ác dễ hơn.
Do tiền nghiệp đời trước mà bây giờ chúng ta sanh ra trong một điều kiện, trong một môi trường, trong một bối cảnh, trong một không gian như thế nào đó; rồi trong môi trường, trong không gian đó chúng ta mới tiếp tục có điều kiện để tạo ra cái khác. Vì có đứa bé cho nên trong nhà mới có tiếng khóc. Phải có đứa bé trước, phải bồng em bé ở bệnh viện về thì trong nhà mới có tiếng khóc. Đó là Tiền Sanh Duyên. Đó là trường hợp 1.
Còn Hậu Sanh Duyên là vì đứa bé sẽ có mặt trong ngôi nhà này cho nên ba má bé phải chuẩn bị trước nào nôi, nào tã, nào bình sữa v v thì mấy thứ này phải có trước khi em bé chào đời. Đứa bé là lý do để có mấy thứ nôi, tã, bình sữa, nhưng lý do đó lại có mặt sau thì đó gọi là Hậu Sanh Duyên. Đó là trường hợp 2.
3, Trường hợp thứ 3 là Câu Sanh Duyên, có nghĩa là muốn có đứa bé này thì vào một thời điểm nào đó cả bố và mẹ phải cùng hợp tác với nhau thì mới có em bé.
Nãy giờ tôi đã giảng Tiền Sanh Duyên rồi, bây giờ tôi giảng tới Hậu Sanh Duyên.
Hậu Sanh Duyên là cái gì? Là cái lý do có sau cái kết quả. Tùy thuộc vào tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mà chúng ta có một nhận thức đối với thế giới này không giống nhau. Và từ cái nhận thức không giống nhau cho nên chúng ta có một kiểu sống, kiểu hành động, đường lối sinh hoạt, nền nếp tư duy không giống nhau. Nghĩa là từ những sai biệt, khác biệt trong đời quá khứ nó dẫn tới khác biệt trong đời này. Và từ đó trên nền tảng khác biệt ấy thì dù chúng ta có đi làm ăn cướp thì tôi bảo đảm 1000% là 2 thằng ăn cướp có nhiều điểm khác nhau trong cuộc đời; mặc dù trên giấy tờ thì nghề nghiệp cả 2 đều là ăn cướp hết, nhưng thằng này mê tiền, thằng này mê nhậu, mê đánh bài, v v. Cho nên ăn cướp cũng có khác nhau.
Qua chuyện tu hành, tùy thuộc vào tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống hiện tại mà trong chuyện tu hành của mình không giống nhau, kiểu tu không giống nhau. Và chính vì kiểu tu hành không giống nhau nên nó dẫn tới chuyện mai này thời điểm mà đắc chứng, đắc thánh không giống nhau. Có người chỉ nghe Phật thuyết có 1 câu là đắc cái rẹt lên tới A la hán luôn, có người vừa gặp Phật, Phật chỉ đưa cái tay ra thôi “Hãy tới đây, này tỳ kheo. Giáo pháp này được khéo thuyết giảng, hãy đến đây để chấm dứt khổ đau”. Ngài chỉ nói có bao nhiêu đó gôm lại chưa được 1 phút là người đó tự nhiên đầu tóc trụi lủi, y bát trang nghiêm giống như đã tu mấy chục năm vậy. Xong xuôi Phật nói thêm một câu nữa “Các hành là vô thường, có rồi mất. Vạn pháp do duyên mà có, có rồi mất.”, vừa nghe xong là đắc A la hán luôn. Các vị nghe có sướng không? Mới là một công tử nhà giàu, ăn uống, vui chơi sung sướng; tới lúc gặp Phật, Phật chỉ đưa bàn tay ra thôi, khỏi cạo tự động tóc trụi lủi, y bát có sẵn luôn; Phật làm thêm một câu nữa đắc luôn, bay cái vèo chu du 3000 thế giới vũ trụ. Đã không? Đó, cái kiểu tu sao đó mà cuối cùng lúc gặp Phật đơn giản như vậy!
Còn có người không biết tu kiểu gì, gặp Phật đã khó rồi mà tới hồi gặp thì nghèo đói, bệnh không có thuốc, đói không có ăn, lạnh không chăn đắp. Tới hồi đi tu ôm bát đi mà ghẻ chóc ruồi bu kiến đậu, bị chúng chửi đủ trò. Cái cốc thì đi kiếm xin lá về lợp được 5,3 bữa mưa dột tối chun vô góc ngồi co ro như chuột vậy, rồi muỗi mòng rắn rít. Cuối cùng thì 18-20 năm thì cũng đắc mà đắc xong má nhìn hỏng ra luôn, khổ quá!
Tùy thuộc vào kiểu tu của mình như thế nào mà dòng sanh tử của mình có kiểu kết thúc không giống nhau. Cho nên, hôm nay chúng ta nhắm đến chỗ mai mốt gặp Phật mình đắc kiểu nào. Thì bây giờ mình phải có những chuẩn bị, những chuẩn bị đó nó vừa là Tiền Sanh Duyên mà nó cũng vừa là Hậu Sanh Duyên. Tại sao gọi cả 2 là sao? Tiền Sanh Duyên nghĩa là gì? Là do hôm nay anh có những chuẩn bị như thế này cho nên mai mốt anh sẽ được như vậy.
Còn Hậu Sanh Duyên là sao? Anh muốn mai mốt anh được như vậy thì hôm nay anh phải làm cái này, cái này, cái này.
Do hôm nay tôi có chuẩn bị cho nên mai mốt tôi gặp Phật tôi rất là ok, đó gọi là Tiền Sanh Duyên. Còn Hậu Sanh Duyên là vì tôi muốn mai mốt tôi ok cho nên bây giờ tôi phải có những chuẩn bị.
Tiền Sanh Duyên là do chuẩn bị bây giờ mà mai mốt tôi được như vậy, còn Hậu Sanh Duyên là muốn mai mốt tôi được như vậy cho nên bây giờ tôi phải chuẩn bị. Một cái thì lý do có trước, hậu quả có sau. Một cái thì lý do hay cái quả nằm đằng sau, còn nhân nằm đằng trước. Năng sau, sở trước thì gọi là Hậu Sanh Duyên. Năng trước, sở sau thì gọi là Tiền Sanh Duyên. 50:06
Bây giờ tôi ôn lại dùm quí vị bài Nhân Quả. Trong đời sống bình thường mình vẫn sinh hoạt bằng chánh niệm. Mình biết “Ố ô! Cái này bất thiện nha, cái này nhân xấu. Nhân xấu này sẽ giúp cho nhân xấu đời sau nha.”. Hoặc là mình biết “Ô! Đây là tâm thiện. Tâm thiện này sẽ giúp cho tâm thiện đời sau.”, đó là quan hệ Nhân Nhân.
Quan hệ Nhân Quả là sao? Mình vừa biết đây là tâm bất thiện “Ố ô! Đây là bất thiện nha, nó sẽ cho cái khổ đời sau.” “Đây là tâm thiện nha, nó sẽ cho quả vui đời sau.” Đó là quan hệ Nhân Quả.
Quan hệ Quả Nhân là sao? Có nghĩa là bị khổ bị buồn gì mình cứ nhớ thế này, cái Quả này dù là Quả lành mình cũng đừng có đón nhận nó bằng tâm tham, khi bị trái ý nghịch lòng bất toại mình biết đây là Quả xấu nhưng cũng đừng lấy nó làm điều kiện để tạo Nhân xấu, đừng có biết nó bằng tâm sân. Đó là quan hệ Quả với Nhân.
Bây giờ mình học về Duyên, sau bài học này trong đời sống mình tu pháp Quán Duyên, là sao?
1, Có nghĩa mình nghe cái gì, ăn cái gì, suy nghĩ cái gì, làm cái gì mình cứ nhớ “Ồ! Cái này là Tiền Sanh Duyên cho thiện hay bất thiện vậy ta?”
2, Mình muốn có một kết quả tốt thì ngay bây giờ mình phải có chuẩn bị như thế nào? Thì đó là Hậu Sanh Duyên.
Có nghĩa là Nhân có trước thì gọi là Tiền Sanh Duyên. Mà Nhân có sau thì gọi là Hậu Sanh Duyên. Muốn mai mốt gặp Phật đắc đạo ngon lành cho nên bây giờ tôi phải có chuẩn bị trước thì cái đó gọi là Hậu Sanh Duyên. Tức là nghĩ tới cái Nhân đời sau mà bây giờ mình phải làm. Cái lý do có mặt sau, vì để được cái đó nên bây giờ tôi phải có những chuẩn bị thì trường hợp đó gọi là Hậu Sanh Duyên. Nhờ bây giờ tôi có chuẩn bị cho nên mai mốt tôi mới được như vậy thì cái đó được gọi là Tiền Sanh Duyên.
3, Còn Câu Sanh Duyên là sao? Có nghĩa là Nhân Quả có cùng một lúc. Thí dụ nói bằng ngôn ngữ tục đế, ngay bây giờ tôi phải học giáo lý, tôi phải sống chánh niệm, ngay bây giờ tôi là cư sĩ thì tôi phải đi làm để có tiền mua nhà nuôi vợ con. Ngay bây giờ tôi là ông sư, tôi phải làm cái này, cái này, cái này, đó gọi là Câu Sanh Duyên hay Đồng Sanh Duyên. Nghĩa là Nhân Quả phải có cùng lúc, cùng gặp mặt với nhau ngay bây giờ. Thí dụ tôi chửi người ta, người ta chửi tôi lại, mình tạm hiểu đó là Câu Sanh Duyên là vậy, Nhân Quả cùng một lúc ngay bây giờ.
Tôi nhắc lại, chữ Duyên này mà giảng theo A tỳ đàm thì khác với giảng theo Tạng Kinh thì nó nhẹ hơn. Nói theo Tạng A tỳ đàm, sát na trước sát na sau là quá khứ và vị lai rồi, nhưng nói theo Tạng Kinh thì trước sau ở đây mình có thể hiểu là phút trước phút sau tiếng trước tiếng sau, ngày trước ngày sau. Câu Sanh trong A tỳ đàm là cùng chung một sát na, nhưng mà riêng Câu Sanh mà mình hiểu bên Tạng Kinh thì nó cùng lúc theo thời gian vật lý, nó cùng ngay thời điểm vật lý. Thí dụ bây giờ tôi chửi người ta, người ta chửi tôi lại trong tích tắc, còn bây giờ do tôi có tâm ganh tỵ cho nên tôi bị khổ, đó gọi là Câu Sanh Duyên, là hiểu theo nghĩa tục đế cùng lúc theo thời gian vật lý, theo thời gian tục đế, theo thời gian chế định, theo thời gian thi thiết.
Bây giờ muốn an lạc thì lên bàn ăn, tôi biết tôi bị tiểu đường nhóm 2, vừa nhìn mâm thức ăn là tôi biết cái này phải tránh nè, tránh, tránh. Vì bây giờ tôi bỏ thì một lát đường không lên, bây giờ tôi kiêng thì mấy năm nữa tôi không bị khổ như lở không lành, máu không đông, thận bị suy rồi phải lọc thận v v . Ngay lúc này mà tôi kiêng chén tàu hũ nước đường, kiêng đồ ngọt thì đó vừa là Tiền Sanh Duyên, Hậu Sanh Duyên và Câu Sanh Duyên. Cái gì nó đang diễn ra trước mắt là Câu Sanh hay Đồng Sanh Duyên.
Tôi bị tăng xông thì gặp đồ mặn là tôi tránh liền, vừa tránh là tôi yên tâm vấn đề máu tôi không lên. Cholesterol của tôi lên cao quá bây giờ thấy cái gì mà có khả năng dẫn tới cholesterol là tôi ngưng liền không có rớ tới nó nữa, bây giờ để vô là nó tăng liền đo là lên gẫy kim, đó là Câu Sanh Duyên. Như vậy trong đời sống này mình thấy một giờ đồng hồ có đủ cả 3 Duyên, nó vừa là Tiền Sanh Duyên, Hậu Sanh Duyên và Câu Sanh Duyên. Ngay bây giờ tùy thuộc vào cách sống của các vị mà các vị có được an lạc hay không, an lạc ngay bây giờ nè thì đó gọi là Câu Sanh Duyên.
Thêm nữa, tùy thuộc vào cách sống của các vị bây giờ mà mai sau 5-10 năm nữa, kiếp sau, 5-10 kiếp nữa các vị sẽ bị hay sẽ được cái gì đó thì đó được gọi là Tiền Sanh Duyên. Rồi bây giờ muốn có một kiếp sau ok, nhắm tới kiếp sau mà bây giờ các vị đang có những hành động thì gọi là Hậu Sanh Duyên. 56:00
Tiếp theo tôi muốn nói một chuyện nữa rất quan trọng. Tôi giảng mà tôi lo lắm không biết các vị có hiểu không! Cũng phân tích theo trong bộ kinh Puggala – paññāti, khi nói đến chuyện câm, mù, đui, điếc thì có 2 trường hợp là khuyết tật sinh học và khuyết tật tâm lý, bộ kinh thứ tư, trong đó nói rằng khuyết tật sinh học là khuyết tật về thể xác như mù là mắt không thấy đường, điếc là tai không nghe được, què không đi được.
Còn khuyết tật tâm lý là sao? Nói tới Duyên là phải nói tới mấy vụ này. Cái chuyện cần thấy mà không chịu thấy đó là bị mù tâm lý, cái cần phải nghe mà không chịu nghe mà đi nghe cái tầm bậy, tầm bạ thì đó là điếc tâm lý. Cả đời không biết nói ra cái gì để giúp người khác mà nói toàn là chuyện tầm bậy, không có nói nỗi cái gì mà hay ho lợi ích cho bản thân mình và chúng sanh khác đời này đời sau thì đó là câm sinh lý. Có những con đường hành trì mà Phật đã nói rồi phải làm vậy vậy nha con, con muốn hết khổ con phải đi con đường này, con muốn ra khỏi rừng con phải đi con đường này. Học cho vui thôi chứ đi không có nỗi thì gọi là què cụt sinh lý. Cái đó cần phải hiểu như vậy mà không hiểu nỗi, không hiểu được cái cần hiểu thì đó là khùng sinh lý. Tất cả những cái đó đều nằm gọn ở trong 3 cái Duyên mà tôi vừa nói là Tiền Sanh Duyên, Hậu Sanh Duyên và Câu Sanh Duyên. Nếu ngay bây giờ mà mình là người điếc tâm lý, câm tâm lý, mù tâm lý, què cụt sinh lý và khùng điên thì coi như là mình đã chuẩn bị cho một kiếp sau là mình được cả 2 luôn, kiếp sau vừa bị tàn tật tâm lý mà vừa tàn tật sinh học luôn.
Tôi nhắc lại, cái mà mình cần để mắt mà mình không để mắt, mình không thấy cái cần để mắt, giờ tôi nói luôn cả vật chất và tinh thần, thí dụ thưởng thức nghệ thuật ca vũ nhạc kịch theo tinh thần Phật Pháp đó là mình dùng con mắt sai chỗ, theo Kinh Tăng chi phần 6 pháp. Ở trong Kinh tụng Kalama Tập 1 có bài kinh này, bài kinh Đốt cháy (Tự hủy). Bây giờ tôi đang soạn bản thảo cho Tập 2, bà con Phật tử mà không đọc cuốn 2 này tôi e rằng uổng lắm. Những vấn đề cần thiết cho một Phật tử là nằm hết trong đó, đặc biệt là không có bái sám cầu khẩn khấn vái van xin Tam bảo chư thiên long thần hộ pháp thiên là không có, mà toàn là cốt lõi tinh hoa linh hồn tinh thần của Phật Pháp. 1:00:56
Trở lại Quyển Kalama 1, con mắt của mình khi mà mình dùng nó để nhìn cái gì đó bằng tâm tham tâm sân thì mình đã dùng sai ý nghĩa của nó rồi, vì lúc đó mình đang dùng con mắt để tự làm khổ mình. Lổ tai cũng vậy, khi mình dùng lổ tai để nghe cái gì đó bằng tâm tham tâm sân tâm si thì coi như mình đã dùng sai nó rồi vì mình đang dùng nó để tự làm khổ mình. Cứ như vậy cho đủ Lục Căn luôn. Dùng cái đầu của mình để nghĩ cái chuyện phiền não tham sân si có nghĩa là mình tự làm khổ mình bằng cái ý thức.
Như vậy thì cái mù tâm lý là sao? Có nghĩa là con mắt mình cả đời chỉ đi tìm ngắm nhìn thưởng thức cái này cái kia, trong khi đó người biết đạo không dùng con mắt của họ trong trường hợp đó. Dùng con mắt trong trường hợp đó gọi là mù tâm lý. Tuy con mắt nó là vật chất, đúng, nhưng khi mình dùng nó để thưởng thức cái này cái kia mà không có thu thúc, không kềm chế nó, không kiểm soát được nó, chỉ dùng nó để nhìn rồi sân si rồi tham đắm hưởng thụ thì lúc đó được gọi là mù tâm lý, Dùng sai tác dụng của con mắt để cho mình tự chuốc khổ được gọi là mù tâm lý.
Lổ tai cũng vậy, dùng lổ tai để nghe cái này cái kia để tự làm khổ mình, nghe bằng phiền não, thích hoặc là ghét, bất mãn hoặc vừa ý, thì cái nghe đó tuy nói theo đời là người đó đã nghe nhưng nghe cái tầm bậy thì lúc bấy giờ là điếc tâm lý.
Câm tâm lý là sao? Câm sinh học là lưỡi của mình không cho phép mình nói, cơ thanh thần kinh không có. Nhưng đặc biệt ở đây, câm tâm lý là cả đời không có nói ra được cái tiếng người. Tiếng người đây là tiếng nói, là ngôn ngữ được phát biểu bởi từ bi, chánh niệm, trí tuệ, cảm thông, bao dung, tha thứ, yêu thương. Đó là ngôn ngữ của người, của trời, của thánh hiền. Mà 3 thứ ngôn ngữ đó mình nói không được, mà mình nói toàn là tầm bậy không. Cái đó không phải là nói mà là gào, là hót. Ngôn ngữ của con người, hiền thánh 3 đời 10 phương là những gì được phát biểu bằng thiện tâm, trí tuệ, chánh niệm, thiền định, kham nhẫn, yêu thương, từ bi hỷ xả, thì nói cái ngôn ngữ bằng cái thứ tâm tình đó mới được gọi là biết nói. Còn không chỉ là hót với gào, sủa, gầm, rống thôi.
Trong Tăng chi bộ kinh, Đức Phật Ngài dạy rất rõ: Chỗ nào mà các ngươi đi, đứng, nằm, ngồi bằng tham sân si thì chỗ đó gọi là chuồng ngựa, là tàu ngựa, là máng heo. Chỗ nào mà các ngươi đi, đứng, nằm, ngồi bằng từ bi hỷ xả thì đó là Phạm cung, là Phạm xứ là chỗ của Phạm thiên. Chỗ nào mà các ngươi sống bằng trí tuệ sanh diệt của các pháp thì đó là Thánh xứ, là trụ xứ của Thánh hiền. 1:04:38
Cho nên ngay bây giờ khi mà chúng ta sống đời sống của người tàn khuyết, tàn tật về sinh học thì không đáng sợ, mà cái sợ nhất ở đây là tàn tật, tàn khuyết về tâm lý. Mù tâm lý là dùng con mắt để nhìn cái này, cái kia rồi phiền não. Điếc tâm lý là dùng lổ tai để nghe cái này, cái kia bằng phiền não. Câm tâm lý là nói toàn bằng phiền não. Què cụt tâm lý là không có khả năng dấn bước trên những hành trình chánh đạo. Còn bị tâm thần ở đây là không có khả năng nhận thức những cái cần phải lưu tâm.
Nếu hôm nay qúi vị là người tàn tật về tâm lý thì đó chính là Tiền Sanh Duyên. Bây giờ mình sống bằng một thứ tàn tật tâm lý và chính cái tàn tật tâm lý nó mới dẫn tới cả 2 thứ tàn tật sinh học và tàn tật tâm lý ở đời sau kiếp khác.
Còn Hậu Sanh Duyên là sao? Muốn đời sau đừng bị cái đó nên ngay bây giờ phải chuẩn bị trước gọi là Hậu Sanh Duyên. Do có chuẩn bị trước mà mai mốt không bị cái đó thì gọi là Tiền Sanh Duyên. Còn Câu Sanh Duyên là những gì nó đang diễn ra trước mặt. Ngay bây giờ tôi tu cho nên tôi được an lạc, bây giờ tôi bất thiện là tôi bị đau khổ, ngay bây giờ tôi nhiều chuyện là tôi bị người ta chém, ngay bây giờ tôi gây thù oán là tôi bị người ta bắn. Thì đó gọi là Câu Sanh Duyên.
Như vậy trong đời sống này các vị thấy từng giây phút sinh hoạt, từng giây phút ăn uống, từng giây phút đi đứng của qúi vị nó gói gọn vả 3 cái Duyên này: Câu Sanh Duyên, Hậu Sanh Duyên và Tiền Sanh Duyên. Và cả 3 Duyên đó là 3 hình thức biểu hiện của 2 thứ Duyên kia, đó là Duyên Trợ Sinh và Duyên Trợ Lực.
Tôi ôn lại, mọi thứ trên đời này đều xuất hiện và tồn tại lớn mạnh bằng 2 thứ Duyên căn bản đó là Duyên Trợ Sinh và Duyên Trợ Lực. Hai thứ Duyên đó có 3 hình thức thể hiện: 1, là Tiền Sanh Duyên là Nhân trước Quả sau. 2, Hậu Sanh Duyên là Quả trước Nhân sau. 3, Câu Sanh Duyên là Nhân Quả cùng lúc.
Sau khi cùng nhau nghiên cứu về 3 cái Duyên vừa rồi, chúng ta mới nẩy ra thêm được 2 Duyên nữa là Vô Hữu Duyên và Hiện Hữu Duyên.
Qúi vị vẽ dùm tôi cái biểu đồ, trước hết là vẽ một cái vòng tròn Vạn hữu, rồi vẽ 2 vòng tròn khác là vòng tròn Duyên Trợ Sinh và vòng tròn Duyên Trợ Lực, vẽ tiếp mũi tên từ mỗi vòng tròn này bắn về vòng tròn Vạn Hữu. Rồi mỗi cái vòng Duyên Trợ Sinh và mỗi vòng Duyên Trợ Lực lại tiếp tục ra 3 nhánh là Tiền Sanh Duyên, Hậu Sanh Duyên và Câu Sanh Duyên. Và Duyên ở đây là nói theo Tạng Kinh.
Mọi thứ do 2 Duyên mà có, đó là Duyên Trợ Sinh và Duyên Trợ Lực. Duyên Trợ Sinh gồm có 3 nhánh là Tiền Sanh Duyên, Hậu Sanh Duyên và Câu Sanh Duyên. Duyên Trợ Lực cũng gồm có 3 nhánh là Tiền Sanh Duyên, Hậu Sanh Duyên và Câu Sanh Duyên. Rồi từ 6 nhánh này nè nó được thu gọn lại, vẽ cái hình trong toán, tức là cả 6 Duyên này là 3 của Duyên Trợ Sinh và 3 của Duyên Trợ Lực đều nằm gọn trong 2 cái nữa là Vô Hữu Duyên và Hiện Hữu Duyên. Cái này tất là sâu, nó sâu dữ lắm, tôi vừa giảng mà tôi vừa cầu nguyện nếu mà lòng trời còn tựa nhà Hán, nói kiểu của Khổng Minh, nếu cái duyên phận của Phật tử Việt Nam vẫn còn đó với Phật giáo uyên nguyên, nguyên thủy chánh gốc thì trong room này chỉ cần được 1/3 hội chúng mà nhớ được bài giảng này thì đỡ quá. Tại sao tôi nhấn mạnh cái đó? Là bởi vì Vạn Hữu do 2 Duyên và 2 Duyên đó lại được tán ra thành 6, rồi 6 gom lại còn 2. Sáu Duyên này gom gọn còn có 2 Duyên thôi, đó là Vô Hữu và Hiện Hữu.
Hiện Hữu và Vô Hữu là sao? Là các pháp giúp nhau bằng cách là có mặt và các pháp giúp nhau bằng cách là vắng mặt. Cái sâu của Phật Pháp là nằm ở chỗ đó. Xưa nay mình nghe nói giúp nghĩa là phải có mặt, sai, có trường hợp nó giúp nhau bằng cách là có mặt và cũng giúp nhau bằng cách là vắng mặt, là sao? Có nghĩa là phải có tống cựu mới có nghênh tân, trường hợp đó là giúp nhau bằng cách vắng mặt.
Thí dụ như buổi sáng hôm nay tôi không có tập thể dục, chính vì không có tập thể dục cho nên cơ thể tôi bị gầy yếu, thì lúc bấy giờ cái gầy yếu của tôi được tạo ra bởi sự vắng mặt của các động tác thể dục, thì đó gọi là Vô Hữu Duyên. Do tôi độc thân cho nên tôi mới có điều kiện rước một cái bà nào đó về với tôi. Vậy thì chính sự hoang vắng của ngôi nhà đã tạo điều kiện cho tôi rước bà kia về, đó là Vô Hữu Duyên. Do bụng tôi trống không có gì nên tôi mới có điều kiện để tôi ăn cái món mà tôi thích thì trường hợp đó là Vô Hữu Duyên. Có nghĩa là A giúp B bằng cách là vắng mặt là chỗ đó. Đôi khi sự vắng mặt của một cái nào đó nó cũng là điều kiện cho một cái khác. Cái quan trọng trong Phật Pháp hay vậy đó.
Các vị còn nhớ tôi nói tất cả vũ trụ vô lượng chúng sinh đều nằm gọn trong hạnh phúc và đau khổ. Toàn bộ đời sống của chúng ta đều nằm trong hạnh phúc và đau khổ. Hạnh phúc đến từ 2 nguồn là có và không có cái gì đó. Đau khổ cũng đến từ 2 nguồn là có và không có cái gì đó. Phàm cũng vậy, được gọi là phàm bởi vì có cái gì đó và không có cái gì đó. Và thánh là sao? Thánh cũng do có cái gì đó và không có cái gì đó. Thánh có thánh trí và không có phiền não thì gọi là thánh nhân. Phàm nhân là có phiền não mà quên có thánh trí. Đại khái như vậy. Mọi thứ hiện hữu trên đời nó do cái có và cái không mà nó tạo ra.
Nhắc lại, mọi thứ trên đời này đều có mặt và lớn mạnh do 2 lực tác động là có cái gì đó và do không có cái gì đó. Do cái có gì đó thì gọi là Hiện Hữu Duyên. Do nhờ vắng mặt cái gì đó mà cái này mới có mặt thì cái sự hỗ trợ đó được gọi là Vô Hữu Duyên. Còn vì sự có mặt của cái gì đó mà cái này mới có mặt thì cái đó được gọi là Hiện Hữu Duyên.
Như vậy thì các vị thấy, tôi hay nói đùa nhưng rất nghiêm túc. Ông sư tu học phải nhờ sự hỗ trợ của Phật tử, đúng không? Phật tử nam và Phật tử nữ tuy cả 2 đều là Duyên hỗ trợ cho sự tu hành của chúng tôi, tuy nhiên Phật tử nam nên giúp chúng tôi bằng cách là Câu Sanh Duyên và Hiện Hữu Duyên. Phật tử nữ nên giúp chúng tôi bằng cách là Tiền Sanh Duyên và Vô Hữu Duyên, thí dụ các vị giúp xong các vị đi mất, chứ các vị mà cứ kè kè bên cạnh chúng tôi là tàn chúng tôi nha. Giúp nhau bằng cách là Câu Sanh là chết chúng tôi, các vị có mặt trước và có mặt sau thì mới được. Còn riêng mấy ông thì hoàn toàn có thể giúp chúng tôi bằng cách là có mặt trước, có mặt sau hoặc cùng có mặt.
Cho nên mình thấy cái tinh thần Vô Hữu Duyên và Hiện Hữu Duyên rất là hay, có những cái giúp nhau bằng cách là có mặt, có những cái giúp nhau bằng cách là vắng mặt. Các vị hiểu không? Thí dụ có bữa nào đó 2 vợ chồng gây lộn với nhau mà đều là Phật tử, đều là người nghe pháp ở room này, ông chồng chỉ nói câu “Tôi cám ơn bà nhưng tôi năn nỉ bà làm Vô Hữu Duyên cho tôi đi, bà giúp tôi nhưng nấu ăn xong bà biến mất dùm tôi đi.” Hoặc khi nào tối bị bệnh quá “Bà ơi bà, bữa nay bà giúp tôi bằng cách là Hiện Hữu Duyên. Đêm nay có bà kế bên đỡ cho tôi, mà khi nào tôi rảnh tôi khỏe rồi là tôi đi làm về bà làm ơn giúp tôi bằng cách là Vô Hữu Duyên”. Cái đó rất là hay.
Trong đời sống này cũng vậy, trong từng phút chúng ta đang có mặt bằng sự vắng mặt của cái gì đó mà cũng bằng sự có mặt của cái gì đó. Cái sâu ở đây nó nằm ở chỗ đó. Cho nên chữ Duyên trong đạo Phật không phải do có cái gì đó giúp cho mình, chưa đủ, cái đó mới có 50% thôi, mà 50% nữa là nhờ sự vắng mặt của cái gì đó. Nhờ sự vắng mặt của cái gì đó cho nên tôi mới còn sống đây, nhờ sự vắng mặt của cái gì đó cho nên tôi mới có thể mỉm cười, tôi có thể ngồi bình thản nói năng với bà con trong room. Chứ còn nếu mà bây giờ sau lưng tôi có một bà xã nhiều chuyện; một bầy con nó méc, nó khóc, nó nhỏng nhẻo, nó giành đồ chơi, nó lút nhút phía sau thì các vị nghĩ coi tôi có thể ngồi đây tôi giảng cho các vị không? Nhưng mà nhờ không có bà xã, không có tụi nhỏ, không có nuôi chó nuôi mèo gì hết, rồi cũng không có ai bấm chuông gọi cửa, không có láng giềng tới kiếm, không có bạn bè, không có Phật tử thăm viếng, tất cả là giai không cho nên tôi mới có thể ngồi đây làm việc với bà con trong room vào thời điểm này, trong giây phút này, đúng không? Như vậy, nhờ sự vắng mặt của những cái đó khiến cho tôi bây giờ (có thể ngồi giảng pháp được) thì sự vắng mặt đó được gọi là Vô Hữu Duyên.
Nhưng ngược lại là Hiện Hữu Duyên. Nhờ sự thiếu vắng của một số cái mà tôi mới có thể ngồi đây nhưng cũng nhờ vào sự có mặt của một số cái nên tôi có thể ngồi đây. Thí dụ, tạm thời hôm nay tôi đang khỏe, phải có sức khỏe chứ, phải có cái ghế cho tôi ngồi chứ, qúi vị tưởng tượng tôi giảng trong một thời lượng thăm thẳm như vậy mà không có ghế ngồi thì có chết không, cái ghế ngồi mà nó qúa đau qúa cấn thì làm sao tôi ngồi, cho nên phải có cái ghế thật là vừa ý mới có thể ngồi được, rồi phải có một điều kiện nhiệt độ rất là thích hợp tôi mới có thể ngồi được, rồi bao nhiêu máy móc điện đóm tất cả phải có đủ, phải có người lắng nghe thì tôi mới ngồi giảng chứ không lẽ tôi ngồi nói một mình à? Cho nên tất cả những cái có đó nó mới hùn với nhau lại, mới gọp lại làm thành Hiện Hữu Duyên giúp cho cái lớp học này được có mặt.
Tôi nhắc lại, Vạn Hữu có mặt do 2 Duyên là Duyên Trợ Sinh và Duyên Trợ Lực. Mỗi cái Trợ Sinh và Trợ Lực ấy lại đẻ ra 3 nhánh: Nhân có trước Quả có sau – Tiền Sanh Duyên, Nhân có sau Quả có trước – Hậu Sanh Duyên, Nhân Quả có mặt cùng lúc – Câu Sanh Duyên.
Trợ Sinh có 3 và Trợ Lực có 3, tổng cộng là 6, đúng không? Và 6 cái này gom gọn còn có 2 thôi, đó là Hiện Hữu Duyên và Vô Hữu Duyên. Có nghĩa là có những trường hợp cái điều kiện giúp cho chúng ta có mặt phải là cái gì đó có thật, nó đang thực hữu, đang tồn tại. Và có trường hợp chúng ta chỉ có mặt nhờ vào sự vắng mặt của cái gì đó. Chuyện vắng mặt đó bản thân nó cũng là một thứ điều kiện các vị phải đồng ý với tôi. Thí dụ như các vị thấy ở bên Miến Điện, tôi có đến thăm một vài thiền viện ở Yagoon, tôi nói muốn chết luôn vậy. Ban ngày mà chung quanh mùi ống cống đã chết rồi, ruồi muỗi, hành giả đang ngồi mình đi vô, nói xin lỗi cũng gớm nữa, phía sau là cái chuồng bò, bò nó kêu ”Roooo”, còn không nữa cái mùi phân bò, phân heo lan tỏa khắp hết cả thiền viện. Lúc đó phải nói mình ước gì mình phải xài cái Vô Hữu Duyên, nếu mà không có mấy cái đó thì thiền viện này nó mới yên mà chính vì nó có mấy cái đó nên thiền viện rất là phiền, là lúc đang cần cái Vô Hữu Duyên. Rồi có những thiền viện mà hành giả ngồi bên đây mà cái chùa kế bên chung một bức tường, bên bển họ mở loa thuyết pháp không phải thuyết trực tiếp mà bằng băng giảng mà họ phát lại. Thuyết xong chuyển qua tụng kinh, rồi lại thuyết pháp coi như suốt mùa cho tới khuya mới tắt, mà hành giả bên đây vẫn tu. Gặp những trường hợp đó bắt buộc mình vừa chợt nhớ vừa chạnh nhớ ước gì mà ở đây đừng có mấy cái này. Khi mà vắng mấy cái này đúng là một thứ Vô Hữu Duyên và rất là cần thiết.
Cho nên trong đời sống này chúng ta phải đồng ý với nhau là mọi thứ do Duyên hết đó qúi vị, do có cái gì đó cũng Duyên do không có cái gì đó cũng Duyên. Các vị đừng có thấy bây giờ trụi lủi không có cái gì hết mà nghĩ là vô sự, sai, nó có chuyện này chuyện kia thì nó là một thứ Nhân Duyên khác, mà không có gì cũng là một thứ Nhân Duyên khác.
Có một chuyện tôi kể hoài mà tôi mê câu chuyện đó lắm. Vào năm 1936 Nhật và đồng minh thay phiên nhau oanh tạc banh chành Nam Kinh, Trung Quốc. Chùa miễu, nhà thờ, nhà dân ta nói tan tành xí quách. Có ông phóng viên Mỹ đeo ba lô chạy lúp xúp vừa chạy vừa tránh đạn trong phố thì chạy ngang một ngôi chùa. Ổng thấy cái chùa bị banh chành hết mà giữa cái chùa có một tượng Phật giơ ngón tay lên còn nguyên, thấy một vị hòa thượng ngồi giữa đống hoang tàn đang ăn cái bánh bao lót dạ, ở đâu mà có bánh bao thì mình không có biết. Ông phóng viên mới chào vị hòa thượng, phóng viên Mỹ hay lắm cực kỳ chuyên nghiệp, nói Tiếng Tàu lưu loát
-Bạch hòa thượng, hòa thượng có thấy đây là phép lạ không?” Hòa thượng ngừng ăn mới hỏi:
-Lạ cái gì? Chùa banh chành chưa đã hay sao? Mỹ dội bom đó! Ông người Mỹ hả?
-Dạ, con người Mỹ”
-Dội banh chùa lạ cái gì?
– Dạ hòa thượng không thấy lạ hả? Hòa thượng nhìn cái đống banh chành này hòa thượng không thấy lạ nhưng tôi thì thấy giữa đống banh chành này mà cái bức tượng còn nguyên. Cái đó đúng là phép lạ.
-Nếu mà chùa này nó linh thì nó còn nguyên. Bây giờ nó banh chành vầy rồi thì chuyện còn nguyên này có gì đâu mà hay.
-Nhưng con hỏi thiệt, hòa thượng có tin có phép lạ không?
-Có chứ. Tin.
-Nãy hòa thượng mới nói hòa thượng không có tin sự linh hiển mà sao bây giờ hòa thượng tin?
-Tại vì ông hiểu cái chữ phép lạ của ông khác tôi. Ông nghĩ rằng phải có cái gì đó nó mới lạ. Nhưng tôi thì tôi nghĩ nhiều khi có cái gì đó thì cái lạ mới 50 thôi, mà đôi khi không có cái gì nó cũng là cái lạ.
Không có cái gì đôi khi cũng là cái lạ, thí dụ tự nhiên giữa cái sân gạch thế này mà tôi búng tay một cái có một đóa sen mọc lên thơm phức. Cái có đó là một cái lạ. Cái lạ thứ 2 nữa là lẽ ra chuyện đó nó phải xảy ra nhưng mà nó không xảy ra, nó cũng là một cái lạ. Mà chúng sanh thường là khoái cái gì mà họ thấy được thôi. Thấy tự nhiên giữa cái sân gạch mà có một bông sen mọc lên trong vòng 3 giây thì họ bu nhau coi “Cái này lạ thiệt”. Nhưng họ quên một chuyện rằng có những thứ tai nạn mà lẽ ra đã có rồi mà nó không có. Thí dụ như cái cột điện trước chùa, lẽ ra cái cột điện đúc bằng bê tông Huế, là công ty điện lực của Huế đúc bê tông không có lõi sắt. Chùa xài bê tông Huế mà bão như vậy, nhà banh chành hết mà cái cột điện đó nó không gãy, thì cái không gãy đó là phép lạ. Nó gãy nhưng mà nó không đè chất ai thì đó là phép lạ. Nó có đè chết nhưng đè mấy đứa gian ác, mấy đứa đúc cột điện mà không đè người khác thì đó là chuyện lạ.
Vị hòa thượng nói “Tôi hiểu ý ông tại sao mà ông khen chuyện lạ bởi vì ông thấy bức tượng này nó không gãy, đúng không? Nhưng tôi muốn nhân dịp này tôi muốn ông chú ý tới lời Phật hơn” Vị hòa thượng giảng cho ổng nghe, hòa thượng không có xài cái từ của mình nhưng ổng giảng đúng về Hiện Hữu Duyên và Vô Hữu Duyên. Hòa thượng nói trên đời này nhiều khi có cái gì đó nó là một thứ sự kiện, nhưng mà không có cái gì đó nó cũng là một thứ sự kiện. Và bản thân cái không đó đôi khi nó lại là Nhân Duyên, vừa là sự kiện, mà cũng là điều kiện để tạo ra một cái gì đó. Chỉ khi nào thoát khỏi cái có thì chúng ta mới bỏ luôn cả cái không.
Cho nên nhiều người hiểu lầm tưởng niết bàn là không là sai. Niết bàn nằm ngoài cái có và cái không. Còn nói là cái gì thì làm ơn học đạo, hành đạo đắc thánh rồi thì biết. Chứ còn ai mà gắn cái chữ không cho niết bàn là sai. Sẵn đây trong room tôi nói luôn, chữ suññatā trong Tiếng Pali Nam truyền hay chữ “Thuấn nhã đa” bên Bắc truyền nhiều người cứ tưởng chữ “Không” ở đây là “nothing”, là không có gì. Không phải. Chữ “Không” ở đây là “nobody”, là không có ai, không có ông nào, bà nào, không có một linh hồn, cá thể nào. Chứ không phải là “nothing”, là không có gì. Mà nhiều người cứ nói “Ngũ uẩn giai không” là sai, sai bét. Khổ qúa, không có chịu học đạo! Thấy rõ ràng, ngay cả Tiếng Mỹ “nothing” với “nobody” khác nhau nhiều lắm, một cái là không có gì, một cái là không có ai, không là ai hết.
Cho nên tôi rất là tâm đắc cái câu chuyện đó. Có nghĩa là hòa thượng nói phép lạ nó có 2 trường hợp:
1, là chuyện đó lẽ ra nó không thể có nhưng nó lại có.
2, chuyện đó lẽ ra nó phải có nhưng nó lại không có.
Như vậy toàn bộ thế giới này nó được tồn tại trên một chữ Duyên. Chữ Duyên đây có nhiều cách phân tích:
Cách 1, do Duyên Trợ Sinh và Duyên Trợ Lực.
Cách 2, là có 3 Duyên, có nghĩa Vạn Hữu có mặt nhờ 3 thứ Duyên: 1, Nhân có trước, Qủa có sau – Tiền Sanh Duyên. 2, Qủa có trước Nhân có sau – Hậu Sanh Duyên. 3, Nhân Qủa có cùng lúc – Câu Sanh Duyên.
Cách 3, Vạn Hữu trên đời này nó tồn tại nhờ 2 thứ Duyên thôi, đó là Vô Hữu Duyên và Hiện Hữu Duyên. Có nghĩa là Vạn Hữu tồn tại nhờ có cái gì đó và tồn tại nhờ không có cái gì đó.
Bữa nay học đạo rồi mình mới thấy quan trọng chữ Duyên trong đạo Phật nó hay như vậy đó qúi vị. Từ tình trạng sức khỏe cho đến tình trạng tâm lý của các vị hoàn toàn xuất phát từ mấy thứ Duyên này, không có thứ khác được. Hôm nay tại sao các vị khỏe, là bởi vì các vị có cái gì đó và không có cái gì đó, các vị thiếu những chuẩn bị nào đó và các vị trong qúa khứ đã làm cái gì đó, quên làm cái gì đó cho nên bây giờ tình trạng sức khỏe các vị nó mới như vậy. Qua tới tình trạng tâm lý, do trong qúa khứ các vị đã có những chuẩn bị như thế nào đó, thiếu những chuẩn bị như thế nào đó cho nên hôm nay tình trạng tâm lý của các vị mới như vậy. Tình trạng tài chánh, do trong qúa khứ các vị đã có những chuẩn bị gì đó hoặc không có những chuẩn bị gì đó cho nên hôm nay tình trạng tài chánh của qúi vị nó như vậy. Quan hệ xã hội cũng vậy.
Như vậy sức khỏe, tâm lý, tài chánh, quan hệ xã hội, cả 4 cái này mình tạm gọi là tứ trụ sinh tồn. Diện mạo đời sống của mỗi người thì 4 cái này hoàn toàn nó được khởi đi, được phôi sinh, được khai sinh từ những Duyên đó mà ra. Từ những điều kiện Trợ Sinh, Trợ Lực; từ những điều kiện Tiền Sanh, Hậu Sanh và Câu Sanh Duyên; nó từ Vô Hữu Duyên và từ Hiện Hữu Duyên. Tôi bảo đảm chắc nịch như vậy. Tất cả những tình trạng sinh học, tâm lý, tài chánh và quan hệ xã hội của bà con trong room này tuyệt đối đời này và kiếp sau hoặc là từ vô số kiếp đời trước đều dựa vào các điều kiện, các nhân tố đó mà thôi. Những cái đó được gọi gọn gàng trong kinh Phật đó là chữ Paccaya-Duyên.
Ok, tôi rất là mệt. Bây giờ chưa biết tuần sau sẽ nói cái gì nhưng tôi thiết tha mong rằng mỗi một tuần chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo về một đề tài nào đó. Và tôi còn tính thế này, mai mốt mình có cái pháp hội mình đặt tên là pháp hội hên xui. Có nghĩa là mình lật cuốn tự điển ra trúng chữ nào mình giảng chữ đó. Kinh Phật hay như vậy đó qúi vị. Qúi vị tin tôi đi, kinh Phật hay lắm, không có cái gì nằm ngoài kinh Phật.
Thí dụ bây giờ qúi vị lật ta cái chữ “nôi, nồi, nối, nổi, nội” . Cái chữ “nồi” đó là có biết bao nhiêu vấn đề liên hệ tới Phật Pháp, cái chữ “nội” có biết bao nhiêu vấn đề. Rồi chữ “nổi”. Chữ “nôi” là chỗ con nít nằm mình tưởng nó không liên hệ tới Phật Pháp, sai, chữ “nôi” trong Phật Pháp trùng điệp ở trong đó. Chữ “nồi” các vị tưởng cái nồi trong Phật Pháp nó nằm ở đâu? Một rừng trong đó. Mình cứ lật cuốn tự điển ra như bói Kiều vậy đó, khi nào bí qúa không nghĩ ra đề tài, cứ rút quyển tự điển lấy một chữ ra giảng. Và tôi rất muốn làm chuyện này ngay trước mặt qúi vị chứ không qúi vị nói ông này chuẩn bị trước. Có dịp nào gặp bà con bên Brisbane, Sydney hay là Melbourne, Perth gì đó, mình làm một cái. Đi học xách theo cuốn tự điển chánh tả mỏng mỏng dễ nhét vô túi, lật ra “Bạch sư, bữa nay giảng chữ này” là các vị mới thấy Phật Pháp kinh khủng lắm! “Nôi, nồi, nối, nổi, nội” đều là Phật Pháp hết.
Có một lần tôi giảng một loạt bài là Buddhist Anatomy, bữa đó tôi giảng từ gót lên. Tôi giảng gót nè, mắc cá, ống quyển, đầu gối, bắp đùi, xương chậu, lổ rún nè, ngực nè, cổ nè. Đi từng phần từng phần lên đều là Phật Pháp. Lúc đó các vị mới thấy khiếp, do cái hiểu của mình về Phật Pháp nghèo qúa, có vấn đề, vì chúng ta bị tàn tật về tâm lý. Con mắt của mình không chịu nhìn cái đáng nhìn và nó nhìn toàn bằng phiền não. Lổ tai mình nghe toàn bằng phiền não. Chân của mình đi toàn bằng phiền não. Chân không đi được trên đường chánh đạo, đó là què cụt tâm lý. Lổ tai không có lắng nghe điều cần nghe là điếc tâm lý. Con mắt chỉ nhìn bằng phiền não là mù tâm lý. Cái đầu mình nghĩ toàn chuyện tầm bậy tầm bạ, đó là tâm thần. Ok, chúc các vị một ngày vui, một đêm an lành. Và bản thân tôi, tôi cũng hồi hộp coi tuần sau long thần hộ pháp cho mình đề tài gì để nói chuyện với nhau. Rất là thú vị.