Bốn Loại Nghiệp Vũ Trụ Con Người

Bài Giảng Sư Toại Khanh Sydney 2019

Nếu muốn người khác làm gì cho mình thì mình phải làm như vậy đối với người khác. Hôm nay mình biết Phật pháp, mình còn tỉnh táo , mình làm phước gì thì nhớ đến người khác, để mà khi mình đi rồi, người ta nhớ đến mình.
Nói đừng có buồn, nhiều khi mình đi rồi mà làm cái loại… gì đó… (ngạ quỷ), người ta làm phước ở đây rồi mình cũng lảng vảng mình chờ người ta réo tên mình lên mà chờ hoài không thấy, lủi thủi bỏ đi. Người ta làm phước mà quên hồi hướng cho mình.

Tu cái gì thì được cái đó, chứ không được cái khác. VD tôi thuyết pháp là giúp người ta về trí tuệ, chứ còn những vụ khác là không tính. VD như cái bệnh này nặng lắm nè… Cứ ngồi ăn mà người ta đút cho tận họng, cơm bưng nước rót nó quen, không có nhớ cái chuyện phải cho ra. Như ngồi gần rồi len lén trong bụng nghĩ thế nào cũng cho mình cái gì. Rồi PT nghĩ đến gặp Sư mà 0 cho cái gì thì cũng kỳ. Đây là cái tiền lệ xấu, rồi tu suốt đời như vậy, cái gì cũng nghĩ là nhận của người ta hết.
Có câu chuyện 2 thằng đó, chết xuống âm phủ gặp Diêm Vương. Diêm Vương hỏi bây giờ nếu đầu thai lên cõi người thì muốn gì nói đi, tao sẽ ưu tiên. Tao đang vui..

Thằng đó trả lời: dạ con cả đời chỉ muốn là thằng nhận thôi.
Thằng kia mới nói: vậy thôi con làm thằng cho. Chứ thằng nào cũng nhận hết thì sao được.

Diêm Vương mới gọi thư ký lại dặn: nè, thằng này suốt đời chỉ muốn nhận, cho nó lên đầu thai làm ăn mày. Còn cái thằng muốn cho thì cho nó làm người giàu để nó cho thằng này.

Lớp mình có cái đặc biệt đó là học không lễ Phật, kết thúc không có hồi hướng. Không phải tôi không biết nhưng mà có điều tôi nghĩ thế này, có làm lễ thì không đọc cũng là lễ, mà không có làm lễ đọc cho rách miệng thì cũng chỉ kêu thôi, kêu tên giỡn chơi vậy đó. Mà hồi hướng cũng vậy, làm gì làm cũng có lòng hồi hướng. Ví dụ như là bắt đầu một cái tuần lễ giảng kinh á, tui gom bao nhiêu người vào hồi hướng á. Ví dụ như tôi nghe ai mới chết, hoặc là ai mà họ nói cho tôi nghe một chuyện gì đó thì tui không có nói ra nhưng mà trong bụng tui cũng cố ý (trong kinh gọi là tác ý) có nguyện một lời thôi đó từ đây cho đến bao giờ tôi quên, thì bao nhiêu cái phước tôi làm tôi chia hết. Rồi bữa nào tui nhớ tui hồi hướng còn tui quên quên thì thôi, giống như là tôi kí cái luôn 3 tháng vậy đó, thì kí xong quên mất tiêu là đã ký rồi. Bà con nhớ quan trọng lắm. Muốn người khác làm j cho mình thì mình cũng làm như vậy cho người khác. Hôm nay mình biết Phật pháp mình còn tỉnh táo khoẻ mạnh thì mình làm những việc nhớ tới người khác. Lỡ mai mình đi rồi đó thì cho người khác nhớ tới mình. Trong kinh nói cái này mới buồn, nhiều khi mình đi rồi, làm một cái loài khuất mắt, rồi người ta làm phước dây mình cứ lãng vãng chờ ngta réo tên mà chờ hoài ko thấy, rồi lủi thủi bỏ đi.

Tu cái gì thì được cái đó mà vẫn thiếu cái khác nghen. Ví dụ tui bố thí pháp thì tui chỉ giúp ngta về trí tuệ thôi chứ còn mấy cái vụ khác thì không tính. Ví dụ như ông Sư có bệnh cái này nặng lắm nè, cứ ngồi ăn ngta đút cho tận họng, cơm bưng nước rót nó quen ko có nhớ cái chuyện phải cho ra, trong bụng nghĩ lén lén tí nữa nó cho mình cái gì, đó là cái tầm bậy. Rồi Phật tử nghĩ gặp ông Sư mà k cho cũng kì, đó là tiền lệ xấu, rồi tu suốt đời vậy đó, lúc nào cũng nghĩ tới việc nhận của người ta hết. Mới có câu chuyện là 2 cái thằng đó, chết xuống âm phủ gặp diêm vương. Diêm Vương nói bây giờ sớm muộn gì tụi bây cũng lên cõi người làm người trở lại, bây giờ tụi bây muốn cái gì nói đi tao cho, hôm nay tao vui nè. Có 1 thằng mới nói dạ bây giờ cả đời con chỉ muốn làm thằng nhận thôi, còn thằng kia nó nói nếu vậy thôi con xin làm thằng cho, chứ bây giờ thằng nào cũng nhận hết sao mà được. Ông Diêm Vương ổng nghe vậy xong ổng kêu quỷ sứ lại ổng dặn ổng kêu: “Nghe nè, cái thằng suốt đời nó chỉ muốn nhận không muốn cho thì cho nó lên đầu thai làm ăn mày, còn cái thằng muốn cho không muốn nhận thì cho nó làm người giàu, để nó cho lại thằng này”. Cái chuyện nó có thể là chuyện cười, nhưng mà rất là quan trọng. Vì sao? Vì giá trị của một con người nằm ở chỗ là anh đã cho ra cái gì, chứ không phải là anh nhận cái gì , anh có cái gì. Quý vị hiểu không? Thông minh dùm 1 chút đi. Bởi vì ai cũng thích nhận hơn là thích cho nhưng mình quên 1 chuyện là giá trị thực của con người nằm ở khả năng cho chứ không phải khả năng nhận. Vì sao? Vì 1 cái thằng bại liệt nó đủ khả năng nhận đúng không? Nhưng mà nó có khả năng cho không? Nó cho cái gì? Nó cho tấm tã hả hay cho cái gì? Có muốn làm người cho đó không? Muốn nằm để cho không? Cái đó gọi là nó gượng. Ví dụ như là tui biết hay có cái màn đó lắm – xạo!. Ở Việt Nam có cái chữ gọi cho trường hợp đó là nói chống chế, còn mấy sở khanh khi mà cái miệng nó dẻo á thì nó chống chế, hoặc có nhiều người họ chống chế thì khi họ cho tui cái gì tui cảm ơn họ, thì họ nói là con cảm ơn Sư mới đúng. Tui hỏi lại là sao gì kì vậy, thì họ nói là vì Sư cho con cơ hội gì đó… Tui nói cô ơi cái đó cô nghĩ trong bụng thôi, chứ cô nói ra ngoài người ta cười chết – nói dóc! Bỏ cái tật xạo thì mới lên cao được. Cô biết cái thứ mà nói xạo mai mốt chết làm cái gì không? Làm ca sĩ. Yes. Tin tui đi, suốt đời là thương vay khóc mướn. Biết cái đó không? Có nghĩa là vầy, nó mới vừa đánh ghen ngoài cửa là nó vô trong nó chỉn chu nó hát Chuyến tàu hoàng hôn. Trời đất ơi nó hát mong sao chuyến tàu đừng đi mà nó ước cho thằng kia bị tàu cán chết, mà trong khi nó hát là chuyến tàu hoàng hôn. Nó mới vừa cầu thằng kia rớt máy bay mà nó vô nó hát chuyến bay đêm. Cho nên tui nói cái thứ mà nói dóc á, chết làm ca sĩ hết. Tui giỡn cho bà con tỉnh, chứ bà con nói cái nào nghiêm túc hiểu hông? Cái chuyện mà nói dóc làm ca sĩ cái đó là tui nói đùa, còn cái này tui nói thiệt là cái thói quen nói dóc sẽ ra 1 cái quả không có tốt. Chứ nếu tui có con, tui có bà xã tui sẽ cho họ đi hát, tui ko có coi thường cái nghề nào hết, từ cái nghề móc cống cho tới nghề làm tổng thống. Tui biết khi mà hát xạo quá tối về nằm cạnh không biết nó thật hay giả. Cái đó nói nghiêm túc. Ví dụ như tui có đọc báo về mấy thằng cha mà bác sĩ, chả mổ riết. Tối về ngủ kế bên bà xã mà bả vừa vuốt cái là mấy chả biết đưa dao vô chỗ nào á, hiểu hông?

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Sydney, Australia năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app