Gandhamalalankara Sayadaw | Tiểu Sử Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Ix Bhaddanta Gandhamalalankara

Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 53 (DL.2000) lúc Ngài 33 tuổi. (Ngài Tam tạng Thứ 9)

Ngai Tam Tang 345

Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra Sayadaw là một trong 13 vị Tam Tạng xuất hiện trong thế giới đương đại tại Myanmar, và là 1 trong 9 vị Tam Tạng hiện đang còn sống, dạy dỗ, hoằng pháp và lãnh đạo tinh thần Phật giáo Theravāda tại Myanmar nói riêng và thế giới nói chung.

Theo tuần tự xuất hiện của 13 vị Tam Tạng, Ngài là bậc xuất hiện thứ 9, nên các Phật tử Việt Nam thường gọi Ngài với danh xưng tắt là Ngài Tam Tạng IX, hoặc Phật tử Myanmar gọi theo tên quê hương nơi Ngài sinh là Tipiṭaka Myin Chan Sayadaw.

tipitaka sayadaws
Từ trái qua phải: U Indacariya, U Abhijātābhivaṁsa, U Indabāla, U Sundara, U Sīlakkhandhābhivaṁsa, U Vaṁsapālālaṅkāra, U Gandhāmālaṅkāra, U Vāyāmindābhivaṁsa

THỜI THƠ ẤU & XUẤT GIA LÀM SA DI

Ngược thời gian cách đây 47 năm, vào thứ Hai ngày 04 tháng 3 Phật lịch 2512 (1968) Ngài đã sinh ra tại ngôi tại làng Kyaung Kon, thị trấn Myin Chan, thành phố Mandalay, Myanmar.

– Năm lên 6 tuổi, Ngài đã học về Phật Pháp căn bản dưới sự hướng dẫn của Ngài Nyaung Shwe Pin Sayadaw.
– Năm 9 tuổi, Ngài được song thân hộ độ cho xuất gia Sa di với Ngài Kyaung Kon Sayadaw.
– Năm 20 tuổi, Ngài thọ đại giới tỳ khưu tại Mandalay với vị thầy tế độ là Ngài Trưởng Lão Nagavaṁsa. Ngài đã theo học Phật pháp với các bậc Đại Trưởng lão danh sư Phật giáo uyên thâm, đặc biệt là Ngài đến trung tâm học Tam Tạng của ngài Đại

Trưởng lão Đệ nhất Tam Tạng Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṁsa) ở tỉnh Sagaing, thuộc miền trung Myanmar để xin nương nhờ và mưu cầu Pháp học là bước đệm cho việc thi Tam Tạng sau này.

NGAI TAM TANG 9 1

HÀNH TRÌNH HỌC VÀ THI TAM TẠNG

Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra Sayadaw đã trải qua 13 năm để học thuộc hết Tam Tạng Kinh điển.
– Năm 1987,trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 40, Ngài thi đỗ phần học thuộc lòng 2 bộ đầu của tạng Luật – Pārājika và Pācittiya (Ubhatovibhaṅgadhara)
– Năm 1989, trong kỳ thi Tam tạng lần thứ 42, Ngài đã thi đỗ phần học thuộc lòng 3 bộ sau của tạng Luật – Mahāvagga, Cūlavagga và Parivāra – trở thành bậc Vinayadhara (Bậc thông thuộc Luật tạng).
– Năm 1992, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 45 , Ngài hoàn tất phần thi viết 2 bộ đầu tiên của Tạng Luật và đạt danh hiệu Ubhatovibhaṅgakovida (Bậc thông thuộc và thấu suốt 2 bộ đầu tiên của Tạng Luật)
– Năm1993, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 46, Ngài thông thuộc và thấu suốt 3 bộ sau cùng của Tạng Luật là Mahāvagga, Cūlavagga và Parivāra và đạt được danh hiệu Vinayakovida (Bậc thông thuộc và thấu suốt 3 bộ sau cùng của Tạng Luật). Ngài được chính phủ và bộ Tôn giáo Myanmar dâng Ngài danh hiệu cao quý – Bậc Nhất Tạng.
– Năm 1994, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 47, Ngài thi đỗ phần thuộc lòng 3 bộ của Tạng Kinh và đạt được danh bằng Dīghabhāṇaka.
– Năm 1995, trong kỳ thi Tam tạng lần thứ 48, Ngài thông thuộc và thấu suốt 3 bộ của tạng Kinh, Ngài đạt được danh bằng Dīghanikāyakovida và trở thành Bậc thuộc lòng Nhị Tạng – Dvipiṭakadhara. (Tạng Kinh và Tạng Luật).
– Năm 1997, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 50, Ngài thông thuộc 5 bộ đầu tiên trong 7 bộ của Tạng Vi Diệu Pháp (Mūla Abhidhammika).
– Năm 1998, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 51, Ngài thông thuộc và thấu suốt 5 bộ đầu tiên của Tạng Vi Diệu Pháp (Mūla Abhidhamikakovida)
– Năm 1999, trong kỳ thi tam Tạng lần thứ 52, Ngài thông thuộc 2 bộ sau cùng của Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamika) và đạt danh hiệu Tipiṭakadhara – Bậc thông thuộc Tam Tạng.
– Năm 2000, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 53, Ngài hoàn tất phần thi viết 2 bộ sau cùng của Tạng Abhidhamma và đạt danh hiệu Tipiṭakakovida – Bậc thấu suốt Tam Tạng. Ngài vừa thuộc lòng Tam Tạng, vừa thông hiểu thấu suốt tất cả những gì liên quan đến pháp học Tam Tạng, nên Ngài đạt được danh bằng Tipiṭakadhara – Tipiṭakakovida (Bậc Thông thuộc Tam Tạng – Bậc Thấu suốt Tam Tạng)

Ngai Tam Tang 334

Chính phủ và Bộ Tôn Giáo Myanmar đã dâng tặng Ngài danh hiệu cao quý “Bậc Thủ Trì Tam Tạng”, cờ, lọng và khuôn dấu với biểu tượng 3 cây lọng trắng cán vàng tượng trưng cho Tam Tạng Kinh Điển của Đức Thế Tôn. Ngoài ra, Chính phủ cũng dâng đến Ngài cùng 2 người theo hộ độ Ngài các loại vé thượng hạng của tàu hoả, tàu thuỷ, xe, máy bay và tứ vật dụng hàng tháng. Bên cạnh đó, chính phủ Myanmar còn hộ độ cúng dường các thứ vật dụng đến Ngài cùng chư tỳ khưu theo học Tam tạng nơi ngôi chùa nào mà Ngài thường trú.

– Sau đó không lâu, Chính phủ đã dâng lên Ngài Danh hiệu Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika (Bậc Thông thuộc Tam Tạng, Bậc giữ gìn kho tàng pháp bảo của Đức Phật Gotama) Đây cũng là danh hiệu tột cùng trong Pháp học Phật giáo (Pariyattisāsana).

Ngai Tam Tang tại HN 5

HOẰNG PHÁP LỢI THA

Sau khi đạt danh hiệu Tam Tạng Tipiṭakadhara – Tipiṭakakovida, Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra đã làm luận án tiến sỹ tại Đại học Oxford và Cambridge, Vương quốc Anh.

Để cho Phật Pháp được tồn tại dài lâu , Ngài đi hoằng pháp và cùng với sự phát tâm của các tín chủ, Ngài xây dựng các tự viện ở các nơi trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật, Thái Lan, Myanmar… Ngài Tam Tạng thứ IX còn được chọn kế thừa bảo tồn đại tự viện nơi ngài Đại Trưởng lão Đệ nhất Tam Tạng Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṁsa) đã sống và làm việc. Ngoài ra, Ngài còn xây dựng bệnhviện, trường học,… để giúp đỡ dân chúng và Ngài đã xây dựng con đường chính nối từ Mingun đi Sagaing.Tại trung tâm đào tạo Tam Tạng Mingun Tipiṭaka Nikāya, Ngài đào tạo Tăng tài theo học Tam Tạng để giáo pháp của Đức phật được tồn tại dài lâu. Hiện nay, Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra thường ở tại đại Tự viện Mingun để bảo tồn di vật của Ngài Tam Tạng Mingun và hướng dẫn, đào tạo chư Tăng và Phật tử tại đây.

Cac Ngai Tam Tang 1

GHI NHẬN CÔNG HẠNH CỦA NGÀI

Thật ra, những điều mà chúng ta biết về Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra thì rất ít so với những điều mà chúng ta chưa được biết về Ngài. Tóm lược tiểu sử Ngài Đại Trưởng lão Tam Tạng Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra chỉ là một phần rất nhỏ trong muôn ngàn sự nghiệp lớn lao của Ngài mà thôi.

Dù chỉ một phần nhỏ như vậy cũng làm cho chúng ta vô cùng kính phục, vô cùng tôn kính cuộc đời và sự nghiệp của Ngài đã đóng góp vào sự bảo tồn, duy trì giáo pháp của Đức Phật. Do đó, Chính phủ Myanmar thành kính dâng lên Ngài danh hiệu cao thượng là: “Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida Dhammabhaṇḍāgārika” (Bậc Thông Thuộc Thấu Suốt Tam Tạng, Bậc Giữ Gìn Kho Tàng Pháp Bảo), thật xứng đáng với công hạnh của Ngài.

Cac Ngai Tam Tang 3

 

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app