Than Kien La Gi

Ở đây, Hiền giả Visakha, kẻ vô văn phàm phu không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc; xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ; xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng; xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành; xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là thân kiến.

How does self-identification come about?

“There is the case, friend Visakha, where an uninstructed, run-of-the-mill person — who has no regard for noble ones, is not well-versed or disciplined in their Dhamma; who has no regard for men of integrity, is not well-versed or disciplined in their Dhamma — assumes form (the body) to be the self, or the self as possessing form, or form as in the self, or the self as in form.

He assumes feeling to be the self….
He assumes perception to be the self….
He assumes (mental) fabrications to be the self….
He assumes consciousness to be the self, or the self as possessing consciousness, or consciousness as in the self, or the self as in consciousness. This is how self-identification comes about.”

Ghi chú

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikaya M44: Tiểu kinh Phương quảng – Cùlavedalla sutta.

Majjhima Nikaya M44: Culavedalla Sutta – The Shorter Set of Questions-and-Answers. Translated by Bhikkhu Thanissaro

Bậc Thánh Nhập Lưu (Sotapanna) là vị nhờ đắc Tuệ Đạo, Tuệ Quả mà tận diệt ba (trong mười) trói buộc vào luân hồi sinh tử là Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ.
Thế giới với chúng sinh đều được tạo nên bởi Ngũ uẩn, bao gồm vật chất (sắc) và tinh thần (thọ, tưởng, hành, thức), tất cả đều luôn biến đổi – vô thường, bức bách – khổ đau, trống rỗng – vô ngã.
* Nội dung được trích từ các bài giảng và tài liệu do Sư Viên Phúc tổng hợp và chia sẻ trên trang Ehipassiko.info

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app