Tạo Phúc Lành Vinh Hiển Trong Năm Mới & Cách Vợ Chồng Cùng Tiến Bộ Trong Dhamma, Không Phải Tự Nhiên Chúng Ta Có Thể Thân Cận Gần Gũi Bậc Thiện Trí – Ngài Tam Tạng 10 Thuyết Pháp Bài Kinh Cūḷavedalla Sutta & Chuyện Tiền Thân Của Bậc Thánh Bất Lai Cư Sĩ Visākha & Bậc Thánh A-ra-hán Tỳ Khưu Ni Dhammadinnā, Sư Thiện Đức Chuyển Ngữ Tiếng Việt 30/1/2022
- 0:00 Tác bạch, đảnh lễ Phật và Ngài Tam tạng đọc kinh chúc phúc
- 11:00 Giới thiệu về bài kinh Cūḷavedalla Sutta và chuyện tiền thân của bậc Thánh Bất lai cư sĩ Visākha và bậc Thánh A ra hán tỳ khưu ni Dhammadinnā
- 38:18 Giảng giải về 2 từ pali maṅgala và siri – phúc lành và vinh hiển và chuyện tiền thân Siri Jātaka – tiền thân vinh hiển liên quan đến gia đình của ông cư sĩ Anāthapindika và các câu chuyện liên quan.
- 1:26:04 Cách có được sự phúc lành và vinh hiển trong năm mới và những câu chuyện liên quan.
- 1:36:41 Câu chuyện của ông Anāthapindika bạch Đức Phật sau khi qua đời
- 1:40:15 Câu chuyện về gia đình Nakulapitā và Nakulamātā
- 1:44:08 Vì sao Đức Phật thuyết pháp với từng người lại khác nhau
- 1:48:20 Lời chúc của Ngài tam tạng đầu năm mới
- 1:50:55 Thực hành thiền Anapanasati
- 2:12:18 Lời chúc phúc từ Ngài Tam tạng
- 2:16:27 Phát nguyện và hồi hướng
Hôm nay là ngày 30 tháng 1 năm 2022 dương lịch, tính theo lịch của Việt Nam và Trung Quốc là gần Tết. Trong dịp Tết này Ngài cầu chúc cho quý Phật tử trong dịp Tết đầu năm được nhiều sức khoẻ, được nhiều sức khoẻ, được nhiều phúc lành, được nhiều hạnh phúc ở bên người thân và gia đình. Đặc biệt nếu như có thể tranh thủ giời gian để thực hành giới, định và tuệ, nhất là thiền định và thiền tuệ sự phúc lành và hạnh phúc sẽ tăng trưởng nhiều hơn. Mặc dù trong dịp tết nhưng ban tổ chức và sư vẫn thỉnh Ngài duy trì bài pháp thoại vào chiều chủ nhật để không bị gián đoạn và cũng là một phần duyên để cho các Phật tử tiếp tục tu học theo giáo pháp của Đức Phật
Trước hết để cầu chúc cho tất cả quý Phật tử có nhiều phúc lành và được nhiều an vui ở trong dịp đầu năm mới Ngài sẽ đọc một bài kệ có nội dung Đức Phật đã thành tựu giác ngộ cũng như chiến thắng ma vương ở dưới đại cội bồ đề. Cũng như vậy, cầu chúc cho tất cả quý vị được nhiều thành công và hạnh phúc ở trong cuộc sống
Hôm nay Ngài sẽ có bài pháp thoại đối với đại chúng với tiêu đề kinh cūḷavedalla – Kinh tiểu phương quảng. Bài kinh này có liên quan tới 3 nhóm người mà Ngài đã giới thiệu trong các bài pháp thoại trước. Ba nhóm người này cách đây 92 đại kiếp vào thời Đức Phật Phussa và bài kinh này liên quan đến nhóm người của quan giữ kho (quan ngân khố) cùng với vợ của mình. Là nhóm người có nhiều đức tin nơi Tam bảo vào thời bấy giờ
Trong một gia đình hay trong một nhóm người, tổ chức; khi làm một việc gì đặc biệt là những thiện pháp đức tin rất quan trọng. Gia đình đại diện là hai vợ chồng của quan ngân khố cách đây 92 đại kiếp là những người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo. Cho nên trong suốt thời gian 92 đại kiếp cho đến kiếp Trái đất hiện tại, những người này vẫn còn sanh tử luân hồi nhưng họ thường tái sinh vào những cảnh giới an vui như người và cõi trời mà thôi.
Sau khi luân hồi sinh tử trong 92 đại kiếp, vào kiếp Trái đất hiện tại, thời Đức Phật Gotama hai vợ chồng quan giữ ngân khố kiếp hiện tại là hai vợ chồng có tên gọi người chồng là Visākha và người vợ là Dhammadinnā. Trong lần Đức Phật thuyết pháp đến vua Bimbisāra, trong số người sau khi nghe Đức Phật thuyết bài pháp cho vua Bimbisāra và đã đạt đến đạo quả Nhập Lưu có ông Visākha. Sau đó ông Visākha đã nghe những bài pháp thoại pháp và đạt đến tầng thánh thứ ba đó là Thánh Bất lai. Sau khi nghe pháp và quan sát thực hành thiền tuệ đã đạt đến tầng thánh thứ ba ở trong giáo pháp của Đức Phật.
Khi chúng ta quan sát các chúng sinh ở trong 31 cảnh giới qua sự học tập, hiểu biết nhờ đọc sách, chúng ta thấy rằng đối với các chúng sinh vẫn còn luân hồi ở tam giới. Nếu tâm tham mà tương ưng với tà kiến thường đoạ vào bốn cảnh giới đau khổ là ngạ quỷ địa ngục súc sinh và a tu la. Nếu tâm tham mà tương ưng với dục giới khiến cho các chúng sinh khiến cho các chúng sinh đoạ vào 11 cảnh của cõi dục giới trong đó cũng có 4 cảnh giới đau khổ. Nếu như tâm tham tương ứng với cảnh giới bhava hay là hữu thì có thể tái sinh vào cảnh giới của chư thiên và Phạm thiên. Đối với bậc thánh Nhập lưu có thể đã chấm dứt được sự tái sinh ở 4 cảnh khổ, nhưng đối với chúng sinh vẫn còn ở trong cõi Dục giới thì dục tham vẫn còn. Đối với những bậc Thánh Bất lai đã đoạn trừ được dục tham. Đối với cư sĩ Visākha là bậc Thánh Bất lai đã đoạn trừ tái sinh ở 4 cảnh khổ và cũng đoạn trừ được dục tham ở cõi Dục giới
Vì vậy khi cư sĩ Visākha trở về nhà không có giống như những ngày bình thường khác. Những ngày bình thường kia, trong bữa ăn ông ta có những hành động yêu thương đối với vợ mình, khi đi ngủ cũng có những hành động yêu thương đối với vợ của mình. Nhưng từ khi đạt đạo quả Bất lai ông ta không còn như vậy nữa, cho nên khiến cho bà vợ là Dhammadinnā đã khởi sinh lên một suy nghĩ : Không biết chồng của mình ở ngoài có vợ bé hay sao, không biết có người khác đã nói xấu với chồng mình về mình hay sao mà bây giờ thấy ông ta có vẻ tẻ nhạt và yêu thương mình giống như trước kia nữa. Khi đó ông Visākha đã nghĩ rằng nếu như không có nói ra sự thật của mình sẽ khiến cho bà sẽ bị áp lực và sầu muộn. Cũng giống như một người có được một hũ vàng ở nơi nào đó ở trong làng xóm, thường người ta không có đi khoe khoang mình được hũ vàng như vậy. Cũng tương tự như vậy thường các bậc Thánh sau khi chứng đắc đạo quả, họ không có đi khoe khoang, không có nói với người khác mình đã được đạo quả này hay đạo quả kia. Nhưng vì trong hoàn cảnh như vậy nên ông cư sĩ Visākha phải nói thật với vợ của mình là bà Dhammadinnā rằng: Này Dhammadinnā đối với một vị Thánh Bất lai sẽ không còn dục tham nữa, cho nên ta không còn sự hứng khởi, sự thoả thích đối với dục tham nữa
Khi nghe chồng mình là ông Visākha nói như vậy bà vợ là Dhammadinnā mới hỏi chồng của mình rằng: Thưa phu quân, chỉ có những người nam mới có thể đạt được Thánh đạo Thánh quả là những pháp xuất thế thôi sao, những người nữ có thể đạt được, trải được nghiệm những pháp siêu thế như những người nam hay không. Ông Visākha mới trả lời rằng: Ở trong giáo pháp của Đức Thế Tôn, bất cứ ai không kể là người nam hay người nữ, nếu có đức tin, có sự tinh tấn và thực hành đều có thể trải nghiệm và đạt được những pháp xuất thế
Người vợ Dhammadinnā vốn là người có đức tin rất mạnh mẽ, đặc biệt có sự hiểu biết đối với nghiệp và quả của nghiệp và nhất là bà có nhiều ba la mật trong quá khứ. Cách đây 100 ngàn đại kiếp dưới thời của Đức Phật Padumuttara bà đã phát nguyện trở thành một vị đệ tử Đệ Nhất về thuyết pháp. Vào thời Đức Phật Phussa cách đây 92 đại kiếp, bà là người vợ của quan ngân khố cùng chồng mình thực hành rất nhiều thiện pháp, và có đức tin trong sạch nơi Tam bảo thời bấy giờ. Vào thời Đức Phật Kassapa trong kiếp Trái đất hiện tại bà cùng với 12 người em gái không có lập gia đình, đã thực hành thiện pháp ở trong giáo pháp của Đức Phật Kassapa trong suốt 20 ngàn năm (tuổi thọ của chúng sinh vào thời Đức Phật Kassapa rất là lâu). Đó là những công hạnh ba la mật ở trong quá khứ của bà.
Cho nên khi nghe chồng của mình chỉ nói về những pháp siêu thế, bà đã khởi tâm chán nản đối với thế gian. Cho nên bà đã xin chồng mình xuất gia và trở thành một vị tỳ khưu ni ở trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Sau khi xuất gia trở thành tỳ khưu ni, bà đã không sống ở thành Rājagaha nữa, mà bà sống ở trong một khu rừng nhỏ cùng với những người đồng tu và thầy của mình. Với ba la mật đầy đủ ở trong quá khứ, cho nên chỉ trong một thời gian ngắn sau khi xuất gia, bà đã trở thành một vị Thán A ra hán tỳ khưu ni. Sau khi trở thành vị Thánh A ra hán tỳ khưu ni, bà đã có suy nghĩ rằng: Nếu bây giờ ta trở về thành Rājagaha để chia sẻ Phật pháp với mọi người ở thành Rājagaha sẽ thật có lợi ích biết bao. Cho nên bà đã quyết định trở về quê hương của mình ở thành Rājagaha
Sau khi trở về thành Rājagaha – Thành Vương xá không lâu, ông Visākha biết tin rằng bà đã trở về thành Rājagaha và đã khởi lên một ý nghĩ rằng: Không biết bà Dhammadinnā sau khi xuất gia một thời gian không lâu ở trong một khu rừng nhỏ nay trở về thành Rājagaha có phải sau khi xuất gia xong, không còn hứng thú nữa với xuất gia phạm hạnh hay sao, có chuyện gì mà quay trở về thành Rājagaha sớm như vậy. Cho nên ông Visākha đã đi đến nơi tỳ khưu ni Dhammadinnā đang cư ngụ để tìm hiểu về vấn đề liên quan đến tỳ khưu ni Dhammadinnā
Khi được biết chồng cũ của mình đã đi đến nơi để thăm viếng mình, bhikkhunī Dhammadinnā đã đi đến gặp. Theo lần kết tập tam tạng thứ nahats, bài kinh tập hợp những câu hỏi, bài đối thoại giữa hai người được kết hợp lại thành bài kinh có tên gọi cūḷavedalla sutta – bài kinh Tiểu phương quảng. Ở trong bài kinh này, người hỏi chính là ông Visākha là người chồng cũ, cũng là một vị Thánh Bất lai, còn người trả lời là tỳ khưu ni Dhammadinnā là vợ cũ của cư sĩ Visākha là vị Thánh A ra hán ở trong giáo pháp của Đức Phật
Đây là bài đối thoại giữa hai vị thánh, một người là Thánh Bất lai, một người là Thánh A ra hán cho nên những câu hỏi và những câu trả lời rất là sâu sắc liên quan đến những pháp chân đế. Khi chúng ta nghe như vậy chúng ta cũng có thể mường tượng rằng cuộc đời của hai người này là một cuộc đời rất đẹp. Họ luôn sống trong thiện pháp. Mặc dù khi còn sinh tử luân hồi nhưng họ
chỉ luân hồi ở trong những cảnh giới an vui và thường xuyên cùng nhau thực hành giáo pháp và tìm những hạnh phúc an lạc ở trong thiện pháp, ở trong giáo pháp của chư Phật mà thôi.
Trước khi chúng ta cùng nhau học về bài đối thoại của hai vị thánh, một người là cư sĩ cũng là chồng cũ, còn một người xuất gia tỳ khưu ni Dhammadinnā vốn là vợ cũ, chúng ta được biết rằng hai người này họ đã sống cuộc đời có nhiều phúc lành và vinh hiển đặc biệt là ở trong thiện pháp và nay là ở trong những pháp siêu thế. Ngài muốn chia sẻ thêm với chúng ta bởi vì Ngài cũng biết rằng ở Việt Nam chúng ta chuẩn bị sang năm mới và thường khi sang năm mới ở Việt Nam cũng vậy, ở Myanmar cũng vậy, người ta thường hay chúc nhau những điều tốt đẹp nhất, chúc nhau có nhiều phúc lành an vui, hạnh phúc. Cho nên Ngài muốn nói thêm về từ pali maṅgala và siri – phúc lành và vinh hiển ở trong cuộc sống. Mặc dù chúng ta ở trong cuộc sống của thế gian nhưng cũng có những phúc lành và vinh hiển ở trong thế gian
Nói về sự phúc lành và vinh hiển cũng có một tích truyện liên quan đến tiền thân của Đức Phật đó là Siri Jātaka – chuyện tiền thân vinh hiển. Câu chuyện này rất là dài, ở đây Ngài chỉ giới thiệu và tóm tắt lại cho chúng ta để chúng ta có thể hiểu được một phần nào.
Ở trong bài kinh Tiểu kinh phương quảng liên quan đến Visākha và tỳ khưu ni Dhammadinnā là liên quan đến những phúc lành và vinh hiển ở trong những pháp siêu thế. Còn ở trong câu chuyện tiền thân của Đức Phật Siri Jātaka – tiền thân vinh hiển thì liên quan đến gia đình của ông cư sĩ Anāthapindika – Cấp cô độc. Câu chuyện này cũng được bắt nguồn từ hai vợ chồng của ông Anāthapindika liên quan đến phúc lành và sự vinh hiển ở trong thế gian cũng như là xuất thế gian.
Ông cư sĩ Anāthapindika là một người được biết đến rất là nhiều đặc biệt là khi ông ta dùng số tiền vàng rất là lớn để rải ở trên khu vườn Jetavana để mua lại khu vườn của hoàng tử Jeta. Sau khi ông ta trở thành một bậc Thánh và một cư sĩ có nhiều tín tâm đối với Tam bảo, hàng ngày hàng ngày ông đã cho chuẩn bị năm trăm phần để cúng dường cho Chư Tăng đặc biệt là những vị Tăng khách từ những nơi khác đến, những vị tăng có bệnh. Không những thế hàng ngày ông ta đều bố thí cho những người qua đường, những người lỡ đường từ phương xa đến hay những người neo đơn, già yếu. Cho nên qua những hành động bố thí cúng dường đó ông ta được rất nhiều người biết đến
Đức tin của ông cư sĩ Anāthapindika lớn đến nỗi mà mỗi ngày mỗi ngày ông bố thí cúng dường đến lúc mà ông ta không còn gì để cúng nữa, chỉ có thể ăn cơm tấm và uống nước vo gạo mà thôi vì sự cúng dường của ông rất là nhiều, trong khi sự thu nhập không bằng sự cúng dường cho đi, cho nên mỗi ngày mỗi ngày tài sản gia đình ông đã vơi đi và cuối cùng mới trở thành một người mà chỉ ăn cơm tấm và uống nước vo gạo. Nhưng tâm bố thí cúng dường của ông vẫn không có bị vơi đi, cho nên khi mà vị Chư thiên đứng gác cửa ở nơi gia đình ông thấy Chư Tăng mỗi ngày vẫn đi vào nhà ông để khất thực mới khởi sinh một ý nghĩ và nói với ông rằng: Bây giờ ở trong nhà của cải cũng đã hết rồi, hay là ông nên thưa với Chư Tăng từ nay về sau đừng có đến nhà của ông để trì bình khất thực nữa.
Khi ông Anāthapindika được vị thiên gác cửa tư vấn như vậy, ông ta mới nói rằng: Những vị thiên nào mà không có đức tin đối với Tam bảo thì đừng có ở trong nhà của tôi nữa. Vì câu nói đó vị thiên không có đức tin đó đã phải đi ra khỏi nhà của ông. Khi mà đi ra khỏi nhà, không có chỗ nào để ở cho nên vị thiên đó mới đến gặp vua trời Đế thích để xin tư vấn, vua trời Đế thích mới bảo rằng: Bây giờ muốn trở về nhà của ông Anāthapindika hãy đi tìm kiếm những tài sản kho báu ở những nơi không có người sở hữu để mang về cho ông Anāthapindika. Cho nên vị thiên đó mới làm theo lời khuyên của vua trời Sakka đã mang rất là nhiều tài sản và nhiều châu báu về bỏ vào trong những kho báu ở trong nhà của ông Anāthapindika.
Qua sự kiện đó, ông Anāthapindika không những được nhiều người ở thành Rājagaha biết đến mà ở khắp nơi trong đất nước Champudipa thời bấy giờ là nước Ấn Độ cũng được biết đến qua những sự kiện họ truyền cho nhau như là ông đã bố thí cúng dường hết tài sản của mình và sau đó có một vị thiên đã trình bày với ông là không có bố thí, cúng dường nữa; ông đã đuổi vị thiên đó đi rồi sau đó tài sản vị thiên đó mang về lại cho ông. Qua những câu chuyện truyền miệng cho nhau, cho nên ông ta càng được nhiều người biết đến nhiều hơn.
Ở trong thành Sāvatthī có một người Bà la môn ngoại đạo khi thấy gia đình của ông Anāthapindika có nhiều phúc lành và sự vinh hiển, được nhiều người biết đến như vậy, ông ta đã nghĩ rằng chắc chắn trong nhà của ông Anāthapindika sẽ có một vật gì đó bí mật khiến cho ông ta mới có nhiều sự vinh hiển và nổi tiếng như vậy. Ông ta mới đi đến nhà của ông Anāthapindika để tìm hiểu và nếu như được ông ta sẽ tìm cách lấy vật đó
Khi đến nhà của ông cư sĩ Anāthapindika người Bà là môn ngoại đạo thấy một con gà trắng rất đẹp, và ông nghĩ rằng chắc chắn nhờ con gà trắng này khiến cho gia đình ông có nhiều vinh hiển và được nổi tiếng. Cho nên ông ta đã tìm cách tiếp cận ông Anāthapindika và nói chuyện xin con gà trắng đó. Ông cư sĩ Anāthapindika đã không có do dự cho con gà trắng đến ông Bà la môn ngoại đạo. Sau khi xin được con gà trắng đẹp đẽ, ông ta đã quan sát con gà thấy cũng chưa có ưa bụng. Ông ta đã nhìn quanh nhà của ông Anāthapindika và thấy có một cây gậy đang dựng ở gần giường của ông Anāthapindika và ở đầu chiếc gậy đó có đính một viên ngọc rất là đẹp đẽ. Ông Bà la môn ngoại đạo đã mở lời xin viên ngọc đó từ ông Anāthapindika. Và cũng như lần đầu, ông Anāthapindika vẫn không do dự và cho viên ngọc đó đến ông Bà la môn ngoại đạo
Và khi được nhận chiếc gậy có đính viên ngọc, ông ta quan sát nhưng vẫn chưa có ưng ý, ông mới nhìn qua một nơi khác, ông lại thấy có một viên ngọc quý khác và ông cũng mở lời xin viên ngọc đó từ ông Anāthapindika và ông Bà la môn ngoại đạo cũng nhận được viên ngọc đó từ ông Anāthapindika. Nhưng khi được viên ngọc đến tay ông, ông cũng vẫn không cảm thấy hài lòng và không nghĩ rằng vật này có thể mang lại sự vinh hiển cho ông, cho nên ông ta đã nhìn qua bà vợi của ông Anāthapindika thì thấy trên đầu bà đang cài một chiếc trâm rất là đẹp và ông Bà la môn ngoại đạo cũng nghĩ rằng có lẽ nhờ chiếc trâm này khiến cho gia đình của ông Anāthapindika có được nhiều sự vinh hiển và sự nổi tiếng như vậy. Nhưng mà ông suy nghĩ lại rằng thật là không có thích hợp để xin cái trâm của vợ của ông Anāthapindika cho nên ông đắn đo suy nghĩ và ông đã nói với ông Anāthapindika rằng ông rất là thích cây trâm cài trên tóc của vợ của ông Anāthapindika nhưng mà ông cảm thấy không thích hợp để xin. Và ông cũng nghĩ rằng những vật ông có được từ gia đình của ông Anāthapindika cũng không có mang lại sự vinh hiển và phúc lành cho ông Bà la môn ngoại đạo. Cuối cùng ông đã quyết định trả lại toàn bộ những vật mà ông Anāthapindika đã cho.
Sau khi ông Bà la môn ngoại đạo rời khỏi nhà, ông Anāthapindika cùng với vợ mới nói với nhau rằng: Hôm nay sự kiện xảy ra thật bất ngờ và thú vị, nếu như chúng ta mang sự kiện này đến Đức Thế tôn để trình bày với ngài, chắc chắn Đức Phật sẽ có bài pháp thoại rất đặc biệt liên quan đến sự kiện này, nên gia đình của ông Anāthapindika đã cùng nhau đến chùa Jetavaka – Kỳ Viên tịnh xá để gặp đảnh lễ Đức Phật và trình bày sự kiện vừa mới xảy ra trong gia đình ông đến Đức Phật
Thường chúng ta có được những tài sản của cải ở trên thế gian như nhà cửa, xe cộ và những thứ tài sản khác là nhờ phước báu ở trong quá khứ, những của cải tài sản đó trên thế gian thường được quan niệm là những hạnh phúc, những phúc lành và sự vinh hiển. Nhưng nếu mà có một người nào đó phạm những tội để pháp luật có thể trừng trị, những người đó sẽ mang tiếng xấu và chắc chắn họ sẽ không có được tiếng tốt giống như gia đình của ông Anāthapindika. Cho nên ở trên thế gian, những phúc lành và sự vinh hiển thường được mang lại là do chúng là kết quả của nền tảng đạo đức về giới cũng như những tấm lòng rộng lượng, bao dung, tâm từ. Những phẩm chất tốt đó mới có thể mang lại sự phúc lành và vinh hiển
Đối với những phúc lành và sự vinh hiển ở trên thế gian thuộc về thế tục, có khi đối với những người ít phước nó khác khi đến với những nguời nhiều phước. Ở bên Myanmar là nơi có nhiều đá quý và ngọc quý, có nhiều câu chuyện trong cuộc sống nó rất rõ ràng và thú vị. Đó là có những người họ mua được viên ngọc nhưng họ không có phước nhiều, nhưng viên ngọc đó ở trong tay họ nhìn chúng không có đẹp đẽ lắm. Nhưng khi đến tay của những người có nhiều phước viên ngọc đó trở lên sáng đẹp hơn và cũng có những người khi họ mua một viên ngọc 100 ngàn thôi nhưng qua tay người khác người đó có thể bán được cả tiền triệu, hay qua tay một người khác họ lại bán được giá nhiều hơn như vậy. Tất cả những quả báu, sự vinh hiển như vậy là sự kết hợp của những phước báu ở trong quá khứ và những phước báu ở trong hiện tại. Cho nên sự phúc lành, vinh hiển đối với một người, đối với một chúng sinh phải có sự kết hợp cả quá khứ và hiện tại, phải có phước ở trong quá khứ và cũng phải tạo phước ở trong hiện tại
Ở trong lịch sử của các triều đại vua chúa thời xưa, cũng có nhiều câu chuyện được ghi lại. Có một câu chuyện có một vị hoàng tử khi sinh ra làm hoàng tử là nhờ phước báu ở trong quá khứ, nhưng ở hiện tại vị hoàng tử này không có biết để tạo những phước đức. Cho nên thường hay vui thú với những trò chơi như đá gà hay những trò chơi thể thao khác. Trong một lần nọ khi chơi đá gà, con gà đã đá vào mắt và khiến cho vị hoàng tử này bị mù con mắt. Cho đến khi vua cha băng hà, vị hoàng tử này không có được lên làm vua để kế vị vua cha bởi vì đã bị đui một con mắt. Như vậy vì những phước ở trong quá khứ mà đã sinh vào hoàng cung để trở thành hoàng tử, nhưng hiện tại không có làm nhiều phước đức mà chỉ có làm những việc thất đức thì sự phúc lành và vinh hiển cũng theo đó không có tăng trưởng, mà càng ngày càng mất đi. Cho nên phúc lành và sự vinh hiển phải là sự kết hợp của quá khứ và hiện tại
Ngài cũng khuyên rằng sư với một số Phật tử Việt Nam mình đã từng qua Myanmar và đến phố cố, thành cổ Bagan. Ở thành cổ Bagan là một trung tâm rất thịnh hành vào thời đại của vua Anawrahta và bây giờ cũng là nơi có rất nhiều chùa tháp, là nơi thu hút rất nhiều du khách nước ngoài cũng như trong nước đến thăm quan. Ở Bagan có bốn ngôi tháp, trong 4 ngôi tháp này có thờ xá lợi răng của Đức Phật, cho nên bốn ngôi tháp này được biết đến rất là nhiều. Trong bốn ngôi tháp này có một ngôi tháp Shwezigon do vua Anawrahta tạo dựng để cúng dường Tam bảo. Vua Anawrahta có một người cha, người cha này trước khi làm vua là người rất có hiếu với mẹ mặc dù sinh ra trong gia đình không có giàu có và khá giả lắm, mà chỉ sống có chánh mạng, mua bán trầu cau mà thôi. Nhưng mỗi ngày ông đã phát nguyện thọ trì tam quy một ngàn lần, đặc biệt ông rất có hiếu với mẹ của mình, luôn chăm sóc phụng dưỡng mẹ rất chu đáo. Vì thời gian đó là thời gian loạn lạc, chưa có triều đại ổn định, nên có thời đại có vua, có thời đại không có vua. Vào thời đại cha của vua Anawrahta khi ông chưa lên làm vua là thời đại đất nước đang thiếu một vị vua và mọi người đang đi tìm một vị vua xứng đáng để trị vì đất nước. Qua những lời đồn mà người dân ở thời đại đó đã truyền miệng cho nhau sẽ có một vị vua minh quân xuất hiện. Sự kiện đó cũng đến tai của cha của vua Anawrahta, khi đó ông vẫn còn là một thường dân. Khi nghe người ta đồn ở đâu có một vị vua xuất hiện, ông liền đi xem. Trên đường tình cờ gặp một nhóm người có một con ngựa và khuyên ông là đi đường dài như vậy ông nên cưỡi ngựa mà đi. Và người ta đã cho ông một con ngựa và ông đã cưỡi ngựa. Cưỡi ngựa đến một nơi khác, người ta thấy một người cưỡi ngựa rất khác thường với người khác, họ nghĩ rằng chắc chắn đây là một vị vua tương lai. Cho nên họ đã dẫn ông ta đến những thủ lãnh thời bấy giờ và đã tôn xưng ông lên làm vua. Điều đó nói lên rằng nhờ những phước ở trong quá khứ và cũng nhờ những phước ở trong hiện tại, ông đã có tín tâm đúng đắn ở nơi Tam bảo và có sự hiếu thuận đối với mẹ của mình, cho nên quả của ông là trở nên làm một vị vua trong quốc độ Bagan thời bấy giờ. Sau đó ông sinh ra hoàng tử Anawrahta và sau đó Anawrahta đã lên kế vị là một vị vua có công mang Phật giáo Nguyên thuỷ vào xứ Bagan và sau đó được lan truyền qua những vùng khác ở đất nước Myanmar thời bấy giờ
Cho nên chúng ta cần ghi nhớ rằng, để có sự phúc lành và vinh hiển phải có thân, khẩu và ý thanh tịnh. Qua thân khẩu và ý khởi tạo nhiều phước thiện mới có được phúc lành và vinh hiển
Trở về lại khi gia đình ông Anāthapindika đến bạch Phật về câu chuyện đã xảy ra ở trong gia đình của ông, Đức Phật mới bảo rằng những của cải tài sản mà gia đình ông cư sĩ Anāthapindika có là nhờ những phước báu ông đã tạo trong quá khứ và hiện tại. Và chỉ có ông mới giữ được mà thôi, không có một ai có thể đến nhà của ông lấy đi được. Mà ngay cả khi họ lấy đi được, những tài sản đó cũng không có ý nghĩa đối với họ, vì những người đó họ không có đủ phước để thọ hưởng những tài sản đó
Và Đức Phật cũng nói thêm rằng qua những phước thiện ở trong quá khứ mà những người họ sẽ đến với nhau nhờ phước báu đó, và những người họ đến với nhau là những người cùng chung chí hướng và thường họ không có đến với những người không cùng chí hướng. Cho nên liên quan đến gia đình của ông Anāthapindika Đức Phật đã thuyết câu chuyện tiền thân có tên là Siri Jātaka đến hội chúng ở chùa Jetavana – Kỳ Viên tịnh xá thời bấy giờ
Tích truyện đó cũng tương tự tích chuyện của cha của vua Anawrahta. Mặc dù không có ý định làm vua bởi vì là một người dân bình thường làm sao có suy nghĩ và ý định làm vua được. Nhưng tình cờ lại lên làm vua, câu chuyện Siri Jātaka cũng tương tự như vây. Mặc dù không có ý nghĩ làm vua nhưng lại được lên làm vua, trong khi có những người muốn lên làm vua có ý nghĩ muốn làm vua, nhưng vẫn không làm vua được. Đó là câu chuyện tóm tắt của câu chuyện Siri Jātaka, chúng ta có thể đọc thêm những tích chuyện về câu chuyện này
Liên quan đến các Phật tử Việt Nam mình. Ở Việt Nam sẽ còn không lâu sẽ bước sang năm mới. Và vào năm mới ai cũng muốn có được sự phúc lành, vinh hiển. Cho nên để có được sự phúc lành và vinh hiển, mỗi người hay nói gần hơn ở trong mỗi gia đình, ai cũng có cha mẹ, trước hết phải có sự hiếu thuận đối với mẹ cha, vâng lời cha mẹ. Đồng thời đối với bản thân cá nhân cũng nên giữ giới hạnh cho được thanh tịnh và luôn có tâm từ, tâm bi đối với các chúng sinh, đồng thời tạo thêm các phước thiện khác bằng thân, bằng khẩu và bằng ý. Khi đó không những vào đầu năm mới có được phúc lành và vinh hiển, mà mỗi ngày mỗi ngày chúng ta làm được như vậy cũng sẽ có được phúc lành và vinh hiển
Cho nên đối với những ai mà có sự mong cầu phúc lành và vinh hiển. Trong những ngày đặc biệt như là nhân dịp đầu năm nếu như họ có trò chơi như cờ bạc hay uống rượu uống bia, những hành động này nó làm cho giới hạnh không có được thanh tịnh. Cho nên những việc này nó không có thể nào có thể mang lại sự phúc lành và vinh hiển được. Mặc dù có tâm mong cầu hạnh phúc và vinh hiển, nhưng những hành động thiếu sự thanh tịnh của giới giống như là phạm giới, cờ bạc uống rượu bia thì không thể nào mang lại hạnh phúc và vinh hiển được. Cho nên mặc dù không có mong cầu nhưng thân, khẩu, ý luôn thanh tịnh; đặc biệt luôn giữ gìn ngũ giới thanh tịnh trong sạch dù ở bất cứ nơi đâu, trong nước hay nước ngoài, những người đó sẽ không có phạm quy định của nước đó và chắc chắn người đó sẽ sống hạnh phúc không có lỗi lầm. Cho nên Đức Phật dạy rằng là một con người tối thiểu phải có ngũ giới, và khi một người có ngũ giới có thể nói rằng sẽ không có phạm những lỗi lầm nào
Sau khi có ngũ giới thanh tịnh trong sạch cũng cần phải có tâm trong sáng, ngay thẳng. Để có tâm trong sáng và ngay thẳng, người đó cần phải có tâm tha thứ với người khác, phải có tâm rộng lượng, đồng thời cũng phải có tâm thương yêu đối với những chúng sinh khác. Nhờ có những tâm rộng thượng, tha thứ, thương yêu, từ bi như vậy có thể mang lại sự trong sáng và ngay thẳng cho tâm của mình. Qua sự trong sáng và ngay thẳng của tâm người đó có thể đạt được sự phúc lành và vinh hiển. Đó là điều thứ hai có thể mang lại sự phúc lành và vinh hiển
Điều thứ ba cần có để đạt đến phúc lành và vinh hiển đó là sự hiểu biết. Khi nghe một điều gì đó cần có sự hiểu biết, phân biệt được điều này đúng hay sai, phải có trí tuệ quan sát quán chiếu và phân biệt rõ điều đúng và điều sai, điều tốt và điều xấu mới có thể mang lại sự phúc lành và vinh hiển
Sự trong sạch của ngũ giới, những yếu tố tâm như là rộng lượng, tha thứ, từ bi dẫn đến sự trong sáng và ngay thẳng của tâm có thể nói là định và sự hiểu biết đúng đắn để phân biệt đúng sai. Ba yếu tố này là sự phúc lành và vinh hiển ở trên thế gian. Cũng tương tự như vậy sự phúc lành và vinh hiển ở pháp xuất thế gian cũng nằm trong giới định và tuệ nhưng mà giới định và tuệ ở trong những pháp xuất thế gian cao thượng hơn. Từ pali Adhisīla – giới cao thượng, Adhicitta định cao thượng và Adhipaññā là tuệ cao thượng.
Trở về lại ông cư sĩ Anāthapindika, sau khi ông qua đời, ông đã tái sinh vào cảnh giới chư thiên. Và ngay sau đó ông đã xuất hiện ở chùa Jetavana – Kỳ Viên tịnh xá, đến để gặp Đức Phật và thưa với Đức Phật bằng câu kệ Pali. Và nội dung câu kệ Pali đó là ông thưa rằng bạch Đức Thế tôn, ở trên đời chỉ có giới định và tuệ mới mang lại phúc lành và vinh hiển cho các chúng sanh mà thôi, còn những thứ như nhà cửa, ruộng vườn hay địa vị cao sang ở trong xã hội, kể cả vua chúa, địa vị cao nhất ở trên cõi người cũng không thể nào mang phúc lành và vinh hiển cho chúng sinh được
Những câu chuyện liên quan đến ông cư sĩ Anāthapindika và những câu chuyện liên liên quan đến ông như tích truyện Siri Jātaka và câu chuyện liên quan đến ông Anāthapindika sau khi lâm chung và đã tái sinh làm một vị thiên nam, sau đó xuống Kỳ Viên tịnh xá thưa với Đức Phật. Tất cả những câu chuyện đó liên quan đến sự phúc lành và vinh hiển mà Ngài Tam tạng muốn kể cho chúng ta để Ngài chia sẻ và giải thích thế nào là sự phúc lành và vinh hiển một cách đúng đắn
Ở trong kinh có rất là nhiều câu chuyện liên quan đến một số gia đình họ có đời sống rất thanh cao và thánh thiện, đặc biệt là họ sống với phúc lành và vinh hiển khi họ trong với gia đình. Trong những câu chuyện đó ngoài câu chuyện về gia đình của ông Anāthapindika rồi gia đình của ông Visākha và bà Dhammadinnā, có một gia đình đó là Nakulapitā và Nakulamātā là một gia đình cũng rất gần gũi với Đức Phật. Trong bài kinh …. Đức Phật có đề cập đến bốn yếu tố để giúp những người trong gia đình có những hạnh phúc không những ở đời này mà còn ở đời sau nữa đó là: Những người sống trong gia đình có cùng giới, có cùng thí nghĩa là phải cùng chung làm việc thiện bố thí cúng dường, thứ ba là phải cùng sự hiểu biết, thứ tư là phải cùng đức tin. Đó là bốn yếu tố: đồng tín, đồng thí, đồng giới, đồng tuệ (có cùng đức tin, phải có cùng sự bố thí cúng dường, phải có cùng giới và phải có cùng trí tuệ) có thể giúp thành viên trong gia đình không những có sự hạnh phúc trong đời này mà trong nhiều đời sau nữa.
Chúng ta có khi cũng có khi có những thắc mắc rằng vì sao mà Đức Phật nói người này một kiểu, nhưng lại nói người khác một kiểu khác. Ngài Tam tạng mới giải thích rằng khi Đức Phật thuyết pháp Ngài nhìn vào căn cơ và tâm tính của người nghe để Ngài thuyết cho có nhiều lợi ích. Đối với gia đình ông Anāthapindika ông thưa với Đức Phật rằng: Để có sự hạnh phúc và vinh hiển phải thực hành giới định và tuệ. Nhưng với gia đình của Nakulamātā Đức Phật thuyết về đồng giới, đồng tín, đồng thí và đồng tuệ. Vì sao có sự khác biệt như vậy Ngài tam tạng mới giải thích rằng: Thực ra đối với ông Anāthapindika mặc dù ông nói giới định tuệ, nhưng trong đó đã có đức tin trong đó rồi. Bởi vì nếu không có niềm tin không thể thực hành giới định và tuệ được. Cũng như vậy khi chúng ta nghe pháp chúng ta phải có niềm tin chúng ta mới vào đây để nghe pháp, hoặc là những người ở trong ban tổ chức khi chúng ta nghe pháp như vậy không phải là không có sự bố thí chúng dường ở trong đó. Mặc dù chúng ta không thấy nhưng mà đã có sự cúng dường trong đó rồi, đó là ban tổ chức cúng dường phòng zoom này để Ngài thuyết pháp, sư dịch pháp. Mặc dù không có nói ra nhưng trong những hành động này cũng có những hành động khác. Cho nên Đức Phật tuỳ vào căn cơ và tâm tính của mỗi người mà ngài nói trên ngôn ngữ thì khác nhau nhưng những pháp cần thiết vẫn bao gồm trong đó
Cũng giống như những gia đình của ông Anāthapindika, gia đình của ông Visākha và gia đình của vợ chồng Nakulapitā và Nakulamātā ngài cầu mong cho tất cả chúng ta trong năm mới cũng có sự phúc lành và vinh hiển bằng cách thực hành giới, bằng cách có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, bằng cách có sự rộng lượng và chia sẻ tới người thân và những người khác, tối thiểu phải có sự hiếu thuận đối với các bậc sinh thành. Đặc biệt có thể thực hành định và tuệ, qua sự thực hành như vậy, Ngài cầu chúc cho tất cả chúng ta nhân dịp đầu năm mới có nhiều sự phúc lành và vinh hiển
Và cũng chính nhờ những thiện pháp đó như là tín, thí, giới và tuệ cũng có thể thanh lọc và gạt bớt đi những bất thiện nghiệp, những quả bất thiện có thể trổ quả. Cho nên một lần nữa Ngài cũng cầu chúc cho mọi người luôn có được thiện pháp cao thượng như là tín, giới, thí và tuệ. Sau đây để kết thúc bài pháp thoại và cũng như là kết thúc năm cũ và đón năm mới, chúng ta sẽ thực hành thiền Anapanasati – thiền chánh niệm trên hơi thở vào, hơi thở ra để tạm biệt năm cũ và đón năm mới
Và bây giờ chúng ta ngồi thoải mái, lưng thẳng và cổ thẳng, giữ tâm ở trong hiện tại, không nghĩ về quá khứ, không nghĩ về tương lai mà chú ý đến hơi thở vào hơi thở ra ở điểm tiếp xúc ở lỗ mũi mà thôi, quan sát hơi thở vào hơi thở ra.
Để kết thúc bài pháp thoại chiều nay, Ngài xin đại diện cho chư tăng, đại diện cho ban tổ chức để gửi lời cầu chúc đến quý Phật tử và thân quyến đón một năm mới nhiều hạnh phúc an vui và đặc biệt có nhiều sức khoẻ để có thể làm được những việc có ý nghĩa kể từ đầu năm mới. Bằng cách Ngài sẽ đọc một câu kệ trích từ trong Ratana Sutta và một bài kệ là kim ngôn của Đức Phật để cầu chúc cho tất cả chúng ta đầu năm mới có nhiều hạnh phúc an vui và gia đình
Và bây giờ tất cả chúng ta cùng nhau phát nguyện Phật Pháp được trường tồn
Buddasasanam ciram titthatu (3 lần)
Bài pháp do Ngài Tam Tạng 10 thuyết ngày 30/1/2022, Sư Thiện Đức hỗ trợ dịch Việt, bản text do bạn Đào Duy Thắng tốc ký