PHẬT NGÔN
Con người thường bị lòng tham nó dục, nên chạy chỗ này, chỗ kia như con dê bị chúng rượt. Một phen đã bị cái tham nó buộc rồi, thì nạn khổ nó dồn dập trên mình mãi lâu. Nhà học đạo, muốn giữ gìn trong sạch, phải đuổi xa sự tham.
Ở đâu có ngay thật là có đạo đức, ở đâu có đạo đức là có ngay thật, và đạo đức của người ngay thật với sự ngay thật của người đạo đức đều là sự ngay thật và đạo đức quý báu hơn hết ở đời này.
Không nên dòm lỗi người, không nên xem họ làm cái chi hay họ quen cái chi, mình hãy lấy mắt dòm lại lỗi mình, dòm coi mình làm những việc gì và quên những điều gì.
Phật dạy: “Này các tỳ khưu! Dầu các trò vì lẽ gì mà khổ, các trò cũng chẳng nên làm khổ kẻ khác.”
Bước từng bước, làm từng việc, giữ từng giờ, đấng hiền nhân hằng dọn mình cho thật trong sạch, dứt bỏ những sự dơ bẩn (tội lỗi) cũng như người thợ bạc thếp vàng vậy.
Nhà học đạo, giờ khắc nào cũng phải dè dặt, cẩn thận và để ý coi chừng lời nói, việc làm và tư tưởng mình luôn. Dầu cho là ngày chót của kiếp mình, mình cũng giữ làm tròn phận sự.
Lời nói ngay thật là điều cần yếu thứ nhất, lời nói hòa nhã là điều cần yếu thứ nhì, lời nói hiền lành là điều cần yếu thứ ba, lời nói hữu ích là điều cần yếu thứ tư.
Sự ham muốn và lòng luyến ái, nó nảy sanh ra nơi mình và toan lấn lướt mình, mình phải đánh ngã nó ngay, lúc nó mới phát sanh lên.
Nghĩ đến cái chết, đến cái đời mơ hồ, không biết mình sống bao lâu và không biết thời thế nó xảy ra cho mình thế nào, nghĩ như vậy, khiến mình ở theo chân lý.
Nghĩ rằng: nhân quả liên tiếp nhau không bao giờ sai chạy, nghĩ như vậy khiến mình lánh xa những điều tội lỗi.
Nghĩ đến chỗ giả dối, đến sự ngắn ngủi của đời, mình đem so với các đời sau, khiến mình lo mà giải thoát.
Nghĩ rằng: chúng sanh chất chứa trong lòng những mối dục vọng xấu xa, những sự bất công giả trá. Nghĩ rằng: rất khó mà chặt đứt tình dục, nghĩ như vậy, khiến mình tham thiền nhập định để đạt đến chân lý.
Tánh nết có chỗ chê mà mình không chịu sửa thì mình rất lỗi lầm.
Nhìn chúng sanh bằng cặp mắt vô tư, tỏ ra người cao thượng.
Bây giờ mình bỏ nơi ở chung chạ với đời, đi ở yên trong nơi êm dịu thì mình nên mừng.
Không thật có ý chỉ thì gây thêm nhiều điều lầm lạc và làm cho sự đã lầm lạc từ trước trở lại; còn thật có ý chỉ thì chẳng những khỏi lầm lạc thêm mà còn dứt được các lầm lạc từ trước nữa.
Giữa cơn dông tố, mấy hòn núi cao vẫn đứng vững; người hiền cũng thế, mặc ai khen chê, mình vẫn tự nhiên.
‒ Dứt tác phẩm Thanh tịnh kinh (PL.2497 – DL.1954) ‒
[1] Pháp cái là: pháp che lấp con đường chánh định có giải ra phía sau.
[2] Bố thí, trì giới, thiền định.
[3] Kasina, nghĩa là đề mục thiền định dùng màu sắc làm cảnh giới (xem trang pháp chánh định).
[4] Vô thường, khổ não, vô ngã.
[5] Xin xem thêm trong phép chánh định.
[6] Mười lời nói lành (kathavatthu)là: appicchakathā: lời nói làm cho phát sanh sự ham muốn ít; santuṭṭhikathā: lời nói làm cho phát sanh sự biết đủ (tri túc); pavivekakathā: lời nói làm cho phát sanh sự yên lặng; asaṃsaggakatha: lời nói không cho có sự quyến luyến; viriyārambhakathā: lời nói làm cho phát sanh sự tinh tấn; sīlakathā: lời nói làm cho giới được trong sạch; samādhikathā: lời nói làm cho phát sanh thiền định; paññākathā: lời nói làm cho phát sanh trí tuệ; vimuttikathā: lời nói làm cho phát sanh sự giải thoát; vimutti ñāṇadassanakathā: lời nói làm cho phát sanh trí tuệ thấy rõ sự giải thoát.
[7] Tà tư suy: suy nghĩ về thù oán, làm khổ và phá hại chúng sanh.
[8] Xin xem trong pháp chánh định.
[9] Cũng gọi là hành vi tạo tác.
[10] Sanh ra làm sa môn, bà-la-môn, vua,….
[11] Tâm vương có năng lực hành động vì tự mình phát sanh ra như ông vua có quyền tự chủ. Tâm sở là pháp do tâm vương mà phát sanh.
[12] Xem nghĩa nơi chương trước.
[13] Xem nghĩa nơi chương trước.
[14] Một thứ cây có trái ngọt mà loài dơi hay ưa thích.
[15] Anulomaññāna sẽ giải ra nơi sau.
[16] Gotrabhūñana sẽ giải ra như sau.
[17] Tham sân, si, sanh, lão, tử.
[18] Có giải trong vi diệu pháp.
[19] Tiềm thức là cái ý thức diễn tiến trong dòng tâm thức mà chưa thọ cảnh giới ngoại trần.
[20] Đổng lực tâm chen vào gần định tâm.
[21] Ông thầy xem sao để đoán việc kiết hung của người.
[22] Tầm tốc lực (parikammajavana), sát tốc lực (upacārajavana), hỷ tốc lực (anulomajavana).
[23] Sử là phiền não hay sai khiến chúng sanh xoay vòng trong chốn mê lầm.
[24] Tiệm căn là nói về hành giả tu chứng đạo quả lần lần.
[25] Đốn căn là nói hành giả thành đạo quả tức khắc.
[26] Bậc A La Hán đắc Níp-bàn nhưng không có thần thông.
[27] Pháp phân tích có 4.
[28] dịch là: nhập lưu là vào dòng thánh.
[29] Dịch là nhất lai (còn trở lại một kiếp nữa).
[30] Bât lai (chẳng còn trở lại trong cõi này nữa).
[31] Ngũ tịnh phạm thiên: vô phiền thiên, vô nhiệt thiên, vô thiện thiên, vô kiến thiên, sắc cứu cánh thiên (Aviha, atappa, sudassā sudassi, akaniṭṭha).
[32] Tịnh phạm thiên nghĩa là: cõi mọi phạm thiên tột cao, là nơi ký trú của hạng thánh nhân trong sạch là bậc A-na-hàm.
[33] A La Hán dịch là vô học.
[34] Giữa và thường, không bất cập, không thái quá.