Pháp Thoại Của Thiền Sư U.ottamasara

(Thiền viện Phước Sơn – Ngày 12 June):

Phần Hỏi Đáp

Câu hỏi: Hơi thở của con rất căng và không có tự nhiên. Khi con tập trung vào hơi thở, rất căng thẳng, con phải làm gì?

Nếu quan sát hơi thở có sự căng thẳng, chúng ta có thể chuyển sang đối tượng khác trên thân và tâm. Chúng ta cần có sự chánh niệm, ghi nhận hiện tượng thân, tâm để buông bỏ các thói quen, tập khí của mình. Chúng ta có thể hành thiền bằng cách sử dụng cách này hay cách khác, quan sát bất cứ đối tượng nào ở trên thân và tâm, để có được sự xả ly, buông bỏ các hoạt động theo thói quen cố hữu của tâm.

Khi đạt mức độ hiểu biết hay thực chứng nào đó, tạm gọi là một mức độ giác ngộ nào đó, không còn sự dính mắc thì không nhất thiết phải tập trung vào thân tâm nữa. Có thể tiếp tục tập trung hoặc không tập trung vào các tiến trình thân, tâm nữa.

Trong trường hợp này, thiền sinh đang có vấn đề trong phương pháp, cách thức thực hành tập trung, nảy sinh do có sự dính mắc khi sử dụng một phương pháp cụ thể nào đó.

Trong sự quan sát hơi thở, có sự tập trung, căng thẳng thì có nghĩ là chúng ta đang có sự dính mắc vào việc thiết lập định. Chính vì vậy mà chúng tôi hướng dẫn thiền sinh để thực hành có hiểu biết đúng, tức là đơn thuần quan sát, một hành động đơn thuần mà thôi.

Chúng ta phải nhớ về sự thật là chỉ làm mà thôi, trên cơ sở đó sẽ chọn một phương pháp thích hợp, dù bất cứ phương pháp nào, sự hiểu biết đúng, chân chánh đằng sau sự quan sát là cần thiết.

Nếu như mà chúng ta quan sát hơi thở mà cảm thấy căng thẳng, có thể chuyển sang một trong các đối tượng khác ở trên thân hoặc tâm.

Vấn đề ở đây không phải là chúng ta làm gì hay làm theo cách nào thì quan trọng, mà điều quan trọng là chúng ta đang quan sát mà không có sự dính mắc, điều đó quan trọng hơn.

(What we are doing or how we are doing, that’s not important, to be doing only, without attachment is really important.)

Hiểu được vấn đề tôi giải đáp thì quý vị có thể hiểu ra được con đường mà tôi hướng dẫn thực hành ở đây. Tất cả chúng ta và những gì chúng ta đang làm, tất cả hành động của chúng ta đều là sự thật do tâm tạo. Mà tất cả các sự thật do tâm tạo chỉ để sử dụng mà thôi, nó chỉ đơn thuần là hành động, hoạt động đó mà thôi.

Nếu chúng ta tập trung quan sát một đối tượng nào đó mà có sự dính mắc ở đó là chúng ta thực hành không đúng. Sở dĩ điều này xảy ra là do thiền sinh đang có sự dính mắc đối với phương pháp, cách thức thực hành của mình. Ở đây chúng ta đang học cách xả ly, buông bỏ cả sự dính mắc đối với phương pháp.

Nếu không còn sự dính mắc ở đó, các tiến trình thân tâm chỉ đơn thuần diễn ra, đơn thuần dành cho mục đích sử dụng mà thôi

Đi trên con đường trung đạo có nghĩa là chỉ hành động mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi, chỉ hay biết mà thôi. (The only middle way is doing only, using only, knowing only, experiencing only)

Để đi trên con đường trung đạo, chúng ta cần buông bỏ, tách rời ra khỏi khái niệm tôi, ta, của tôi, của ta, cái này, cái kia. (To follow the middle way, we must be free from attachments to the idea of I or you, me or my,  this or that)

Nếu chúng ta có thể buông bỏ, không còn sự dính mắc đối với bất cứ phương pháp, pháp môn nào, thì các vấn đề cũng không còn nảy sinh.

Câu hỏi 2: Xin ngài giảng thêm về sự thật ngụy tạo và sự thật gốc.

Tất cả chúng sinh và không phải chúng sinh đều là sự thật do tâm tạo. Hay nói cách khác, sự thật về một chúng sinh nào đó hay sự vật nào đó, không phải chúng sinh đều là kết quả do tâm tạo.

Những cái mà chúng ta biết về nhân và quả đều là sự thật do tâm tạo. Cái gọi là tôi hay ta, của tôi hay của ta cũng chỉ có ở trong lý trí của chúng ta. Những cái gọi là tôi hay bạn chỉ là những sự thật do tâm tạo ra mà không phải là sự thật tối hậu. Đàn ông hay đàn bà, những thực tế đó chỉ có ở trong tâm, trong lý trí của chúng ta mà thôi.

Lý trí của con người cũng là sự thật do tâm tạo. Chúng ta hiểu nếu chúng ta làm được các việc phước thiện thì sẽ có quả tốt. Sinh ra mang hình hài của các súc sinh là do các hành động bất thiện đã tạo tác trong quá khứ. Tất cả các hành động mà chúng ta tạo tác rồi các kết quả của chúng cũng là các sự thật do tâm tạo. Xét về mặt lý trí, chúng ta sẽ thấy có các sự thực như tôi, ta, đàn ông, đàn bà, cái này, cái kia…Tất cả những câu trả lời xuất phát từ lý trí của chúng ta chỉ đúng với những đối tượng khác, những người khác.

Chúng ta luôn tiếp nhận, quan sát trong cuộc sống hàng ngày với cái nhìn của cái này hay cái kia. Chúng ta thấy là có người này là vì chúng ta thấy có hình dạng của một con người nào đó. Chúng ta thấy có bóng dáng của cái tôi, thấy thông qua hình dạng của một ai đó. Lý trí của chúng ta trả lời, có đáp án cho tất cả các vấn đề theo cách như vậy. Như thế, chúng ta đang sử dụng sự thật do tâm tạo một cách sai lầm.

Sử dụng trí tuệ do tâm tạo là cần thiết. Tuy nhiên, trí tuệ do tâm tạo không bao giờ có thể hiểu được sự thật gốc, hay sự thật gốc, trí tuệ gốc hay trí tuệ nguyên bản.

Bước đầu tiên để tiếp cận được sự thật gốc là chúng ta cần hiểu sự thật do tâm tạo chỉ là sự thật do tâm tạo mà thôi. Bước kế tiếp là chúng ta cần hiểu bản chất hay sự thật của sự thật do tâm tạo. Điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ hành động mà thôi, chỉ hay biết mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ những điều đó.

(To know the original truth, in the beginning, we need to know created truths as created truths. And then we must try to know the truth of created truths which is to use only, to do only, to know only, to experience only, not to reject and not to attach.)

Theo thói quen, khi chúng ta làm cái gì đó, bao giờ cũng có bóng dáng của tôi hay của một ai đó. Chúng ta có thói quen kinh nghiệm dưới góc nhìn của một ai đó, một con người nào đó. Điều này trở thành một tập quán, một thói quen cố hữu mà chúng ta không biết đến sự thật đằng sau nó.

Chúng ta phải luôn luôn nhớ sự thật do tâm tạo trong tất cả thời gian, trong tất cả hoạt động của mình. Khi việc quan sát, thực hành của chúng ta đã mạnh mẽ hơn, chúng ta cần hiểu về bản chất, sự thật của các hiện tượng do tâm tạo. Có nghĩa là chúng ta chỉ hành động mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi, không chỉ áp dụng trong khi hành thiền mà trong tất cả các hoạt động thường nhật khác.

Chúng ta cần hiểu rõ về bản chất, sự thật các hiện tượng do tâm tạo và luôn luôn tuân thủ, hướng theo các sự thật này. Chúng ta sử dụng một cách sai lầm các sự thật do tâm tạo, chính vì vậy mà không thể hiểu được sự thật gốc hay sự thật của sự thật do tâm tạo.

Ngay như là trong hành thiền cũng vậy, hầu hết các thiền sinh cũng sử dụng các pháp môn một cách không đúng đắn. Chính vì vậy mà có nhiều vấn đề nảy sinh trong khi hành thiền.

Những cái biết truyền thống của chúng ta như là cái chúng ta biết về cái xác thân này, là sự hiểu biết sai lầm. Chính vì vậy mà chúng ta hiểu biết không đúng đắn về sự thật do tâm tạo, chúng ta cho rằng sự thật do tâm tạo chính là sự thật nguyên bản.

Chúng ta có thể mắc sai lầm hoặc trở thành ngốc ngếch nhưng đó chỉ là sự thật do tâm tạo và chúng ta có thể thay đổi được điều này. Còn sự thật nguyên bản hay sự thật gốc thì luôn như vậy, bất biến, chúng ta không thể thay đổi.

Chúng ta hiểu một cách sai lầm về sự thật do tâm tạo, chính vì vậy mà sự dính mắc nảy sinh. Nếu chúng ta không thể thay đổi, buông bỏ thì sự hiểu biết sai lầm luôn tồn tại. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ sự thật do tâm tạo chỉ là sự thật do tâm tạo. Tiếp theo, cần hiểu rõ về sự thật, bản chất của các sự thật do tâm tạo. Và kế tiếp, chúng ta chỉ đơn thuần hành động, tất cả hành động chỉ để để sử dụng mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi đối với bất kỳ hiện tượng nào xảy ra.

Chúng ta chỉ đơn thuần có sự hay biết đối với bản thân mình hay đối với người khác. Chúng ta chỉ sử dụng các khái niệm về chúng sinh hay không phải chúng sinh mà không có sự dính mắc ở đó.

Càng thực hành nhiều, chúng ta càng hiểu rõ về sự thật gốc, trí tuệ gốc. Sự thật gốc ở đây, tiếng Pali chính là Sắc pháp, tâm, tâm sở và Niết Bàn.

Câu hỏi 3: Thiền sư có nói về thiền nói vế chánh niệm hơi thở. vậy phương pháp chánh niệm hơi thở theo phương pháp quán niệm xứ là như thế nào? Thiền sư có thể hướng dẫn rõ về phương pháp thực hành cụ thể?

Chúng ta có thể chánh niệm về hơi thở, chánh niệm về tâm, hay chánh niệm về sự khổ. Có nghĩa là chúng ta có thể chánh niệm về bất cứ đối tượng nào. Dưới góc nhìn của quán Pháp, có nghĩa là tức là chúng ta phải chánh niệm, quan sát về những cái gì đang xảy ra vào thời khắc hiện tại, đó chính là các pháp đang sanh khởi và hoại diệt.

Nếu chỉ chánh niệm hơi thở, biết thở ra, thở vô thì sự hay biết đó chưa phải là hoản thiện. Nếu có cái đau, chúng ta biết cái đau là cái đau thì đó chưa phải là sự hiểu biết hoàn toàn đúng đắn. Nếu chỉ hiểu đơn thuần cái đau chỉ là cái đau thì đó là sự hiểu biết chưa hoàn thiện.

Tương tự như vậy, nếu chúng ta chỉ biết rằng hoạt động của tâm chỉ là hoạt động của tâm, đó chưa phải là sự hiểu biết hoàn thiện. Xét về mặt bản chất, tâm không phải là cái gì đó, mà bản chất là luôn luôn có tính vô thường.

Lý trí của chúng ta là sự thật do tâm tạo, chính vì vậy mà sự hiểu biết thông thường của chúng ta cũng là do tâm tạo, và chúng ta chỉ sử dụng các sự thật do tâm tạo mà thôi. Và dần dần chúng ta sẽ tiếp cận sự thật gốc mà bản chất của sự thật gốc là luôn luôn vô thường.

Nếu chúng ta tiếp tục hiểu biết sai lệch về sự thật do tâm tạo thì chúng ta không thể nào hiểu được sự thật gốc. Quán Pháp là hiểu rõ về bản chất của các Pháp, mà bản chất của các pháp là luôn có tính vô thường.

Chúng ta không thể nào hiểu đúng, hiểu rõ về pháp nếu như còn sự ham muốn nào đó. Dĩ nhiên là trong chúng ta vẫn còn sự ham muốn. Chính vì vậy mà chúng ta cần có sự buông bỏ, xả ly đối với các ham muốn này. Chúng ta hãy ngưng sự hướng tâm, sự chú ý của mình đối với các sự ham muốn đó. Chính vì do có sự dính mắc đối với xác thân này mà chúng ta có các ham muốn. Các vấn đề nảy sinh là do chúng ta hướng tâm đến sự ham muốn của mình. Như thế, chúng ta đang sử dụng một cách sai lầm các sự thật do tâm tạo.

Đức Phật luôn mong muốn tất cả các chúng sinh đều biết đến pháp hành và có sự thực hành đối với giáo Pháp. Chính vì vậy hành thiền là chúng ta đang cố gắng làm theo mong muốn của Đức Phật.

Đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta con đường trung đạo. Nhưng mà chúng ta lại dính mắc với cái này hay cái kia, phương pháp này hay phương pháp khác, nơi này hay nơi kia. Đi theo con đường trung đạo là chúng ta buông bỏ phương pháp này hay phương pháp kia, nơi này hay nơi kia, người này hay người kia và buông bỏ cả về thời gian.

Chính vì vậy mà chúng ta cần phải thực hành theo những gì Đức Phật đã chỉ dạy, những gì mà ngài mong mong muốn và chúng ta cần phải học cách buông bỏ những ham muốn của mình.

Dĩ nhiên là mỗi người chúng ta vẫn còn có sự ham muốn, sự ham muốn bao giờ cũng có ở đó. Chỉ để sử dụng mà thôi có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ sự ham muốn này. Chúng ta chỉ làm những điều cần phải làm, chứ không phải làm những điều muốn làm. Ăn những gì cần phải ăn chứ không phải ăn những gì chúng ta muốn.

Chúng ta hành thiền vì chúng ta phải hành thiền chứ không phải hành thiền vì ham muốn. Nếu như chúng ta buông bỏ được sự hiểu biết sai lầm về các sự thật do tâm tạo, bao gồm các ham muốn của mình thì dần chúng ta sẽ hiểu được sự thật gốc. Để hiểu được các hiện tượng đang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại và hiểu được bản chất luôn luôn vô thường của các hiện tượng thì chúng ta cần có được năng lực của sự buông bỏ, năng lực của sự xả ly rất lớn.

Như vậy chúng ta hãy chánh niệm về các hiện tượng thân tâm và buông bỏ đi các sự dính mắc của mình. Cũng như hiện nay tôi đang hướng dẫn cho quý vị cách chúng ta buông bỏ sự hiểu biết thông thường của mình.

Để hiểu được về sự hoại diệt nào đó thì không quá khó. Nếu chúng ta để ý, ghi nhận, quan sát về các hoạt động của tâm thì sẽ nhận ra được sự vô thường của tâm, nếu chúng ta để ý về cái khổ thì cũng sẽ nhận ra được sự biến diệt của các sự khổ này. Và cũng tương tự như vậy, nếu chúng ta để ý, ghi nhận về hơi thở thì sẽ nhận ra được sự biến diệt của hơi thở.

Những sự ghi nhận, hay biết này đều có sự dính mắc ở đó. Chúng ta dính mắc tới hơi thở, tới tâm, tới sự khổ. Để buông bỏ những sự dính mắc này, cần có một sự ghi nhận đơn thuần đối với hơi thở, tâm hay bản chất khổ.

Nếu có sự dính mắc trong khi ghi nhận hơi thở, tâm, sự khổ thì điều chúng ta biết về sự vô thường chỉ là sự vô thường của tâm, của hơi thở, của cái tâm, còn bản chất thực của sự vô thường chỉ là vô thường mà thôi, không phải là vô thường của cái gì đó.

Đứng về mặt hiểu biết chung, chúng ta đã biết, mọi thứ đều vô thường, nếu hiểu như vậy thì chúng ta có sự dính mắc vào sự vô thường này, là vô thường của cái gì đó, vô thường của hiện tượng nào đó.

Hiểu về vô thường của cái gì đó, hiện tượng gì đó thì không quá khó. Để hiểu được bản chất của sự vô thường, cần có sự xả ly đối với hiện tượng mà chúng ta quan sát, cần có sự xả ly với cái gọi là tâm, là thân. Tâm của chúng ta chỉ để sử dụng mà thôi, chúng ta cũng đừng quá chú ý tới cái gọi là tâm. Chúng ta có thể ghi nhận tâm mà không có sự dính mắc ở đó. Điều đó có nghĩa là chỉ sử dụng mà thôi.

Để có thể đơn thuần sử dụng, cần luôn nhớ về sự thật rằng chỉ để sử dụng mà thôi và cố gắng xả ly sự dính mắc vào thân hay tâm. (To be using only, just pay attention to the truth to use only and try to detach from our body and mind). Chúng ta cần có sự chuyển đổi từ sự thật do tâm tạo sang sự thật hay bản chất của các sự thật do tâm tạo này, tức là các sự thật này chỉ để sử dụng mà thôi.

Vì chưa có được thói quen chánh niệm hay ghi nhận về sự thật chỉ để sử dụng mà thôi, ban đầu chúng ta có thể gặp khó khăn. Theo thói quen thông thường, chúng ta thường chánh niệm về thân và tâm, điều này thì không quá khó. Vì dính mắc vào các hành động truyền thống, vì vậy chúng ta chưa thể chánh niệm, ghi nhận đối với việc chỉ để sử dụng mà thôi.

Nếu chúng ta không thể buông bỏ được sự dính mắc vào các sự thật do tâm tạo thì chỉ có thể hiểu được sự vô thường của các sự thật do tâm tạo mà thôi. Và để hiểu được về sự thật gốc mà bản chất của các hiện tượng này là luôn luôn vô thường, cần thiết có sự xả ly đối với tất cả các hiện tượng do tâm tạo. Bản chất thực của các pháp là tính chất luôn luôn vô thường, chứ không phải là sự vô thường của các hiện tượng hay sự vật do tâm tạo (real dhamma is evernew impermanance nature, not the impermanance nature of created truths)

Không cần phải hành thiền chúng ta cũng có thể hiểu được sự vô thường của các hiện tượng do tâm tạo. Mục đích của sự hành thiền là để giúp chúng ta hiểu được về sự thật gốc mà bản chất thực của sự thật gốc là tính chất luôn luôn vô thường. (Aim of meditation is to know about the original truth which is impermanance nature)

Bản chất luôn luôn vô thường có năng lực của sự biết, năng lực của sự cảm nhận và năng lực của sự hành động. Những cái gọi là nóng lạnh, cứng mềm, đứng yên hay chuyển động là những năng lực của bản chất luôn luôn vô thường. Vì không hiểu được về bản chất luôn luôn vô thường, chúng ta cho rằng tôi biết, tôi cảm nhận, tôi thế này, tôi thế kia.

Quý vị tiếp nhận sự hiểu biết về các sự thật này từ tôi, thông qua sự thực hành của mình, quý vị sẽ có sự hiểu biết của riêng mình đối với các sự thật này.

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app