Phụ lục 1

Bốn Mươi Đề Mục Thiền

Đức Phật dạy Bốn mươi đề mục thiền để đạt đến định:

 

❖ 10 Kasiṇa (Đề Mục Biến Xứ)

  1. Pathavīkasiṇa (kasiṇa biến xứ đất),
  2. Āpokasiṇa (kasiṇa biến xứ nước),
  3. Tejokasiṇa (kasiṇa biến xứ lửa),
  4. Vāyokasiṇa (kasiṇa biến xứ gió),
  5. Nīlakasiṇa (kasiṇa biến xứ nâu/đen/xanh lục),
  6. Pītakasiṇa (kasiṇa biến xứ vàng),
  7. Lohitakasiṇa (kasiṇa biến xứ đỏ),
  8. Odātakasiṇa (kasiṇa biến xứ trắng),
  9. Ālokakasiṇa (kasiṇa biến xứ ánh sáng),
  10. Ākāsakasiṇa (space-kasiṇa biến xứ hư không).

 

❖ 10 Asubha (Đề Mục Bất Tịnh)

  1. Uddhumātaka (tử thi sình).
  2. Vinīlaka (tử thi biến sắc thành xanh và đen).
  3. Vipubbaka (tử thi thối rữa).
  4. Vicchiddaka (tử thi bị cắt thành hai hay ba mảnh).
  5. Vikkhāyitaka (tử thi bị chó, kền kền gặm, xé, v.v…)
  6. Vikkhittaka (tử thi bị chó, kền kền cắn thành những mảnh lác đác, v.v…)
  7. Hatavikkhittaka (tử thi bị xé và cắt bằng dao, rìu v.v… và quăng ra xa như mảnh vụn).
  8. Lohitaka (tử thi vấy đầy máu).
  9. Puluvaka (tử thi bị dòi tửa lúc nhúc).
  10. Aṭṭhika (một bộ xương).

 

❖ 10 Anussati (Tùy Niệm)

  1. Buddhānussati (Niệm theo ân đức Phật [Buddha]),
  2. Dhammānussati (Niệm theo ân đức [Dhamma]),
  3. Saṅghānussati (Niệm theo ân đức Tăng [Saṅghā]),
  4. Sīlānussati (Niệm theo giới [sīla]).
  5. Cāgānussati (Niệm theo xả thí [dāna]).
  6. Devatānussati (Niệm theo chư thiên [Deva]).
  7. Upasamānussati (Niệm theo Nibbāna).
  8. Maraṇānussati (Niệm theo sự chết)
  9. Kāyagatāsati (Niệm theo 32 phần của thân thể bất tịnh như là: Tóc, lông, móng, răng, da,

thịt, gân, xương, tủy, thận,

tim, gan, cơ hoành, lá lách, phổi,

ruột, màng ruột, vật thực mới, phẩn, óc,

mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ đặc,

nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước nhầy, hoạt dịch, nước tiểu).

  1. Ānāpānassati (Niệm hơi thở vào hơi thở ra).

 

❖ 4 Brahma-vihāra (Phạm trú)

  1. Mettā (Từ).
  2. Karunā (Bi).
  3. Mudita (Tùy hỷ, vui theo).
  4. Upekkhā (Xả).

 

❖ 4 Ārūpa Jhāna (thiền jhāna vô sắc)

  1. Ākāsānañcāyatana (Hư không vô biên xứ),
  2. Viññāṇañcāyatana (Thức vô biên xứ),
  3. Ākiñcaññāyatana (vô sở hữu xứ),
  4. Nevasaññānāsaññāyatana (Phi tưởng phi phi tưởng xứ).
  5. Āhāre-paṭikūla-saññā (Vật thực bất tịnh tưởng),
  6. Catu-dhātu-vavatthāna (thiền xác định bốn giới).

 

Phụ lục 2

Hai Mươi Tám Thứ Sắc Pháp[48]

Bốn Đại Hiển (cattāro mahābhūtā) là:

  1. Địa giới (pathavīdhātu)
  2. Thủy giới (āpodhātu)
  3. Hỏa giới (tejodhātu)
  4. Phong giới (vāyodhātu)

Mười bốn thứ sắc y sinh

Bốn thứ sắc cảnh (gocara rūpa):

  1. Sắc màu (vaṇṇa)
  2. Âm thinh (sadda)
  3. Mùi/ khí (gandha)
  4. Vị (rasa)

Màu được nhận ra bằng mắt, âm thinh bằng tai, mùi hay khí bằng mủi, và vị bằng lưởi. Sự xúc chạm được nhận ra bằng thân không được bao gồm ở đây, vì tính xúc chạm không không phải là sắc y sinh. Tính xúc chạm là ba đại chủ: cả địa giới, hỏa giới và phong giới.

  1. Vật thực nội (ojā) duy trì thân vật chất. Chúng ta nhận được từ vật thực chúng ta ăn
  2. Mạng quyền (jīvitindriya), duy trì sự sống còn của sắc và được sanh từ nghiệp. Khi có sự chết, đó có nghĩa là mạng quyền bị cắt đứt, hay nghiệp trợ sanh sắc này diệt dứt.
  3. Sắc ý vật (hadaya-rūpa), là sắc trong máu ở nơi cố định trong tim mà tâm nương vào sắc này. Ở cõi ngũ uẩn, danh pháp không thể sanh độc lập, không tùy thuộc vào sắc.

Hai thứ sắc tính (bhava-rūpa):

  1. Sắc tính nam (purisa bhavarūpa)
  2. Sắc tính nữ (itthi bhavarūpa)

Sắc tính nam quyết định những nét cụ thể của một người nam, cung cách anh ấy di chuyển, v.v…, và sắc tính nữ quyết định những nét cụ thể của một người nữ

Năm thứ sắc thanh triệt (pasāda rūpa)[49]:

  1. Nhãn thanh triệt (cakkhu pasāda)
  2. Nhĩ thanh triệt (sota pasāda)
  3. Tỷ thanh triệt (ghāna pasāda)
  4. Thiệt thanh triệt (jivhā pasāda)
  5. Thân thanh triệt (kāya pasāda)

Sắc thanh triệt là những giới (dhātu) mà qua đó các cảnh bị nhận biết do riêng từng quyền (indriya). Ví dụ, các màu bị nhận biết qua nhãn thanh triệt, v.v…

Mười thứ sắc y sinh phi thực tính là:

  1. Hư không giới/ giao giới (ākāsadhātu)
  2. Thân biểu tri (kayaviññatti)
  3. Khẩu biểu tri (vacīviññatti)
  4. Nhẹ (lahutā)
  5. Mềm (mudutā)
  6. Thích sự (kammaññatā)
  7. Tích trữ/ sanh (upacaya)
  8. Thừa kế/ tiến (santati)
  9. Lão (jaratā)
  10. Vô thường (aniccatā)

Phụ lục 3

Mười Sáu Tuệ Quán (Vipassanā Ñāṇa)

 

  1. Nāmarūpa pariccheda ñāṇa (Chỉ định danh sắc tuệ)
  2. Paccaya pariggaha ñāṇa (Hiển duyên tuệ)
  3. Sammasana ñāṇa (Phổ thông tuệ)
  4. Udayabbaya ñāṇa (sanh diệt/ tiến thoái tuệ)
  5. Bhaṅga ñāṇa (Diệt một tuệ)
  6. Bhaya ñāṇa (Họa hoạn tuệ)
  7. Ādīnava ñāṇa (Tội quá tuệ)
  8. Nibbidā ñāṇa (Phiền yểm tuệ)
  9. Muñcitu-kamyatā ñāṇa (Dục thoát tuệ)
  10. Paṭisaṅka Ñāṇa (Quyết ly tuệ)
  11. Saṅkhārupekkhā Ñāṇa (Hành xả tuệ)
  12. Anuloma Ñāṇa (Thuận lưu tuệ)
  13. Gotrabhū Ñāṇa (Chuyển tộc tuệ)
  14. Magga Ñāṇa (Đạo tuệ)
  15. Phala Ñāṇa (Quả tuệ)
  16. Paccavekkhaṇa Ñāṇa (Phản khán tuệ)

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app