Nội dung Giáo Lý Căn Bản

Bài Giảng Sư Toại Khanh Zoom 2020

Hôm nay chúng ta tiếp tục bài giảng hôm trước, cái bài giảng về nội dung giáo lý căn bản.

Nội dung giáo lý căn bản.

Chúng ta đều biết rằng, Phật pháp có nhiều cách nói, nói vắn tắt là chỉ có bài Kinh Chuyển pháp luân, bài Pháp thoại đầu tiên của Đức Phật sau khi thành đạo đó, chỉ riêng bài kinh Chuyển pháp luân đã gom hết phật pháp rồi, không những Phật pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà Phật Pháp của Chư Phật ba đời mười phương đều nằm gọn trong cái Kinh Chuyển pháp luân. Ở trong đó Ngài xác định bốn sự thật mà mình không thấy được bốn sự thật đó là đừng nói đến chuyện tu hành giải thoát gì hết.

Cái sự thật đầu tiên, đó là: Mọi thứ ở đời này đều là khổ, gián tiếp hay trực tiếp. Gián tiếp hay trực tiếp, mọi thứ ở đời đều là khổ. Mà mọi thứ, cái chữ “mọi thứ” là mình gạch dưới cái chữ mọi rồi chữ thứ, Mọi thứ ở đời này không bỏ sót cái gì hết, Mọi thứ nó đều là khổ. Chữ “Khổ” ở đây có nhiều nghĩa lắm, mà mình nói gọn thì có hai nghĩa: Một là khổ theo nghĩa cảm xúc, cảm giác. Cái gì mà nó làm cho thân tâm mình khó chịu, đau đớn, sợ hãi, .. thì tất cả những cái đó đều là khổ. Khổ theo nghĩa cảm xúc; Nhưng mà cái chữ khổ hiểu theo nghĩa thứ hai, nó là cái gì bất trắc, bất toàn; bất toàn, bất trắc thì cái đó gọi là khổ. Thì cái chữ khổ này tiếng việt mình có. Ví dụ như bây giờ mình thấy là nói theo kiểu, tôi dùng hình ảnh, từ ngữ, khái niệm của đời sống bình dân mình á, thí dụ như mình nói là: nghèo là khổ, tức là điều kiện giáo dục, điều kiện y tế, điều kiện đi lại, điều kiện truyền thông đều khó khăn hết thì khổ ở đây nó vượt khỏi cái cảm giác, cảm xúc, khổ ở đây là cái tình trạng. Tình trạng bất toàn, bất trắc của cái nghèo á. Thì trong trường hợp này mình thấy cái khổ ở đây nó rộng lắm. Nó nói tới tình trạng và bao gồm luôn cảm xúc và tình trạng trong đó chứ không phải chỉ riêng cái cảm xúc đâu. Còn mình nói là đi bộ giữa trưa là khổ, đói không có gì ăn là khổ, lạnh lẽo không có gì mặc, không có gì để đắp là khổ, cái đó là khổ cảm xúc. Còn cái khổ mà khổ tình trạng á, là: Nghèo là khổ.

Thì ở đây, chữ “Khổ” có hai, có nghĩa là: Khổ cảm xúc và Khổ tình trạng, nha. Thì cái chuyện đầu tiên là, cái sự thật đầu tiên Đức Phật, Ngài xác nhận là mọi thứ ở đời đều là khổ, là bởi vì nó đều nằm gọn ở trong hai cái khổ đó. Thí dụ như mình thấy một cái hoa bên đường, mình thấy cái hoa nó vô tri, mình nghĩ, khổ là con người mình khổ chứ cái hoa, cái bông, cái cọng cỏ, cái chiếc lá bên đường nó có gì đâu nó khổ. Nhưng mà bởi vì nó đó, những cái thứ đó đó, hoa lá cỏ đó đó nó là một phần đã tạo nên thế giới này, nó là một phần để tạo nên cái cuộc sống này, mình đừng có thấy cọng cỏ nó nhỏ rồi mình nói nó không đáng gì, nói vậy là sai, bởi vì: Nhiều cọng cỏ nó làm thành một đồng cỏ, nhiều chiếc lá nó gom lại là một đống lá, mà lá ở đâu nó ra? Là nó từ cây, mà nhiều cây cộng lại nó thành rừng, thành vườn. Nha. Cho nên mình thấy thế giới này là đồ ráp, có nghĩa là từng cái món rời rạc, nhỏ nhoi, bé mọn nó cộng hưởng lại làm ra một cái lớn lao hơn. Nhiều cái lớn lao như vậy nó cộng lại nó thành ra cái gọi là thế giới. Nói như vậy có nghĩa là từng chiếc lá bên đường nó cũng là khổ. Là vì sao? Bởi vì nó là một mảnh, một phần của ngàn tỷ, một phần của nhiều ngàn tỷ cái mà thành tố cấu tạo nên thế giới này, trong cái thế giới đó có máu, và lệ, có sanh ly tử biệt, có muốn mà không được, có thương phải xa, ghét phải gần, bla bla bla,… chứ mình không thể nào mà mình đi mình tách rời từng chiếc lá, tách rời từng cọng cỏ ra khỏi cuộc đời này, nói vậy là không được, tuyệt đối là không được. Các vị tưởng tượng, một thế giới không có cỏ thì làm sao mà sống? không có cỏ, chuyện đầu tiên mình thấy không có cỏ là không có côn trùng này, không có có là không có bò, dê, cừu,… này. Đó, thấy chưa? Và cỏ nó là một dấu hiệu sinh học cho thấy môi trường sinh thái ở đó ok, ecology ở đó là ok, thì mình mới sống được chứ, phải không? Cho nên, từng cọng cỏ, từng chiếc lá, tôi nói tới nói lui hoài nãy giờ là để nhấn mạnh rằng: Không có gì là nhỏ trên thế giới này hết. Vì sao? Vì từng thứ nhỏ nhoi, bé mọn, vô danh, vô ích, vô tích sự nhất trong con mắt của mình, thật ra nó là một mảnh vụn của hàng ngàn triệu tỷ thứ mà làm nên cái thế giới này. Nếu mỗi giọt nước đều nói rằng “tôi không đáng gì”. Nếu mỗi giọt nước đều nói như vậy. “Tôi không đáng gì cho nên tôi không cần hiện hữu” thì như vậy, làm gì có đại dương, làm gì có biển cả. Nha. Nếu mỗi giọt nước đều nói câu giống nhau “Tôi không đáng gì, thôi tôi bốc hơi” giọt nước nào cũng nói vậy, thì các vị biết nhiều giọt nước nó làm nên một thùng, mà nhiều thùng nó làm nên một vùng biển, và nhiều vùng biển nó làm nên một đại dương, nha. Nhớ cái đó. Và chúng ta cũng biết rồi, Đại dương chiếm ¾ diện tích trái đất, mà trong đó cái cấu tạo nên Đại dương chỉ là từng giọt nước thôi. Cho nên trên đời này không có gì nhỏ tuyệt đối, cũng không có gì lớn tuyệt đối, là chỗ đó đó. Không có gì lớn tuyệt đối là bởi vì: một, nó có cái lớn hơn, hai là nói nó lớn thật ra bởi nó được cộng ghép bởi vô số cái nhỏ chứ không có cái nào gọi là lớn hết. Bởi vì, mỗi cái mình gọi là lớn, là vĩ đại, khổng lồ, hoành tráng là cái chỗ tổng hợp, cái chỗ gặp gỡ của vô số thứ bé mọn, nha. Chính vì bản chất thế giới nó là vay mượn, nó là đắp đổi, nó là phù du, nó là do các điều kiện mà có, rồi cũng do các điều kiện mà mất đi, cộng chung hết những khía cạnh ấy lại thì Đức Phật gọi thế giới này là khổ, trực hay là gián tiếp. Khổ đây là KHỔ TÌNH TRẠNG. Nha. Như vậy, cái sự thật đầu tiên phải thấy là: TẤT CẢ MỌI THỨ Ở ĐỜI ĐỀU LÀ KHỔ.

Rồi, cái sự thật thứ hai, Chúng ta thích cái gì trên đời này, chúng ta ghét cái gì cũng là thích trong cái khổ, ghét trong cái khổ. Và cái thích và cái ghét nó bổ trợ, nó quy định, nó sản sinh, nó tương tác ra nhau. Cái này giúp cho cái kia có. Cái khổ, cái vui, cái thích, cái ghét. Nhớ nha. Khổ – Vui – Thích – Ghét. Không có khổ thì không có vui, không có thích thì không có ghét. Cho nên, cái sự thật thứ nhất: Mọi thứ đều là khổ, khổ ở đây có chỗ phân tích là khổ khổ, hành khổ, hoại khổ mà vì tôi giảng cho trong room, room này room đại chúng, thì tôi nghĩ rằng chúng ta phải có một lớp intensive thì tôi mới nói sâu về ba thứ khổ đó, còn giảng cho đại chúng thì tôi chỉ nói gọn có Hai thứ khổ thôi. Đó là khổ về cảm giác, cảm xúc và khổ thứ hai là khổ tình trạng. Nha. Thì tất cả mọi thứ đều là khổ, gián hoặc trực tiếp. Bản thân nó là khổ, hoặc là nó là điều kiện để tạo ra các khổ thì cũng đều bị gọi chung là khổ.

Rồi, cái sự thật thứ hai: Tất cả những gì ta thích đều là thích trong khổ. Thích trong khổ có nghĩa là ta lại tiếp tục đầu tư, nuôi dưỡng, tạo lập, gầy dựng cái khổ mới. Mình thích lập gia đình, mình muốn có vợ chồng, muốn có hôn nhân, muốn có con cái, muốn có sự nghiệp thì có nghĩa là mình đã thích cái đó có nghĩa là mình phải chấp nhận bao nhiêu cái hệ lụy đi ra từ đó. Mình thích đua xe, mình thích chưng diện, mình thích ăn nhậu, mình thích bài bạc, mình thích chích hút, mình thích bất cứ cái gì thì đằng sau cái thích đó là một núi hệ lụy gắn liền. Cho nên, bất cứ cái thích nào cũng là thích trong khổ. Đó là nói theo kiểu nôm na. Còn nói theo kiểu rốt ráo trong nhà Phật: Bất cứ cái thích nào nó đều tạo ra cái tâm đầu thai cho cảnh giới tương ứng với cái thích đó. Nhớ nha. Đó là nói rốt ráo, còn nếu mình nói theo kiểu dân gian, nôm na đó, cái thích nó không tách rời cái ghét, cái khổ nó không tách rời cái sướng mà cái sướng nó không tách rời cái khổ. Khi mà mình thích chăn êm nệm ấm thì có nghĩa là mình ghét sợ cái đói lạnh quạnh hiu, đúng không? Chăn êm nệm ấm, quần là áo lụa, khi mình thích cái đó có nghĩa là cái gì ngược lại cái đó là mình khổ. Chắc chắn như vậy thôi, thích ấm thì ghét lạnh, thích mát thì ghét nực, thích mềm thì ghét cứng, thích mịn thì ghét cái gì nhám, đúng chưa? Cho nên, sự thật thứ nhất là: Tất cả mọi thứ đều là khổ. Sự thật thứ hai là, thích cái gì cũng là thích trong khổ, và chính cái thích đó nó tiếp tục tạo ra cái khổ mới.

Cái thứ ba, sự thật thứ ba đó là: Khi nào anh không còn thích nữa thì lúc đó anh thật sự hết khổ. Bởi vì anh không còn thích nữa, nghĩa là anh không còn đầu tư cái khổ mới. Nha. Và, tôi nhắc lại, dầu là cung vàng điện ngọc, cảnh trời trên tiên giới, tiên đồng ngọc nữ, hay là ở dưới chín tầng địa ngục, hay là ống cống hầm cầu, ở tất cả những nơi tôi vừa kể đều có điểm chung, đó là: có rồi mất, không có cái nào bền hết á. Khổ cỡ nào cũng có lúc chấm dứt, nhưng mà nó hết khổ nó chuyển qua vui, mà hết vui rồi nó chuyển qua khổ, nó làm nên cuộc trầm luân sanh tử của chúng ta bằng sự ghép nối của hai thứ đó. Của hai thứ đối lập đó.

Có dịp chúng ta nói về khía cạnh “đắp đổi”, cái chữ “đắp đổi” trong Đạo Phật hay lắm: Có âm có dương, có tương đối có chân đế có tục đế đã đành rồi, nhưng mà có âm có dương, có trên có dưới, có trong có ngoài, có cao có thấp, có sạch có dơ, có đẹp có xấu, chính vì trong cái điên đảo vọng tưởng cho nên chúng ta không chịu thấy rằng: Mọi thứ nó chỉ là những gì được các điều kiện tạo sinh rồi dẫn đến tiêu tán, trợ sinh rồi tiêu tán đều do các điều kiện, tất cả chỉ có sanh rồi diệt thôi.

Tôi đã nói, không biết bao nhiêu lần: Chúng sinh trong đời có ba hạng: hạng thứ nhứt, chỉ biết Thích – ghét – buồn – vui, bốn cái đó thôi nha. Cả đời chỉ biết thích ghét buồn vui, dầu mang thân con người nhưng mà sống y như con thú, bởi vì con thú nó cũng chỉ có bốn thứ đó à: thích ghét buồn vui, có được cái thích thì nó vui mà gặp phải cái ghét là nó khổ. Nha; Hạng thứ nhứt là chỉ biết có Thích ghét buồn vui. Hạng 2 là biết Thiện – Ác –Tốt – Xấu, nhưng cái biết này chưa có đi xa được, là vì sao? Là vì cái hạng thứ hai này biết phân biệt Thiện Ác Buồn Vui để chi? Để tiếp tục Trốn Khổ Tìm Vui! Cái điểm của hạng thứ hai và hạng thứ nhất là, nó còn bận tâm đến cái Thích Ghét Buồn Vui, nhưng cái hạng thứ nhứt nó chỉ biết Thích Ghét Buồn Vui mà không phân biệt Tốt Xấu. Đó là ai? Đó là súc sinh, là loài sa đọa, là những con người mà thiếu cái này, thiếu cái trí tuệ, thiếu cái chánh pháp. Hạng thứ hai cũng chìm sâu trong cái Thích Ghét Buồn Vui nhưng mà nó khá hơn một chút là nó còn biết Tu nhân tích đức nhưng mà để chỉ? Để nó tiếp tục quẩn quanh trong cái Trốn Khổ Tìm Vui. Cái hạng 3 nó có điểm đồng với hạng thứ hai, là nó cũng lánh Ác hành Thiện, nhưng cái điểm dị biệt của nó, điểm khác nhau của hạng hai, ba đó là: Hạng thứ hai sống thiện lánh ác để mà tiếp tục quẩn quanh trong cái Thích Ghét Buồn Vui, nhưng mà hạng thứ ba đó thì sống thiện lánh ác nhưng với mục đích, lý tưởng: Không còn sanh tử, không còn Thiện Ác Buồn Vui nữa. Thì trong sự thật thứ ba này, cái người nào hiểu được sự thật thứ ba này, hiểu được rằng: ngày nào không còn thích, không còn ghét thì giây phút đó, trạng thái đó mới thực sự an lạc, thực sự giải thoát. Nha. Còn thích là còn phải gặp cái mình ghét, còn có vui là còn có khổ. Chỉ có ngày nào chấm dứt được cái thích mới không có cái ghét, mà hễ chấm dứt được cái thích thì nó không còn đầu tư cái mới nữa. Nha. Cho nên cái sự thật thứ ba là, Sự vắng mặt của tất cả sự đam mê, ưa thích. Đó là sự thật thứ ba, đó là Diệt đế đó.

Rồi, ba cái nhận thức hồi nãy giờ đó: Nhận thức về khổ, nhận thức về con đường dẫn đến khổ và nhận thức về cứu cánh hết khổ, thì cái nhận thức đó, ba cái nó cộng lại đó chính là sự thật thứ tư, đó là con đường thoát khổ. Tức là, ngày nào mà anh sống, anh hành động mà trên một cái lý tưởng là không tham, không thích nữa, sống bằng lý tưởng chánh niệm: làm gì biết nấy, và bằng lý tưởng trí tuệ, có nghĩa là biết rõ nó là cái gì, biết mình đang ra sao, biết những cái đang diễn ra, đang xuất hiện, đang hiện hữu đó là cái gì, biết rõ What và biết rõ How, biết rõ How và biết rõ What, biết cái gì đang xuất hiện, biết mình đang như thế nào, biết những cái đó đang ra sao, biết những cái đó bản chất nó là gì, Chỉ có hai cái đó thôi. Thì biết rõ như vậy là biết rõ sự thật thứ tư, biết cái Đạo đế. Nha. Ở đây tôi cố tránh, tôi không có nhắc đến thuật ngữ “Bát Chánh Đạo” cái gì hết, bởi vì Bát Chánh Đạo là gì? Đó là cách phân tích rộng của ba cái nhận thức mà tôi vừa nói đó: Nhận thức mọi thứ đều là khổ, thích cái gì cũng là thích trong khổ, muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa. Thì ba cái nhận thức đó cộng lại nó là Bát Chánh Đạo, nhớ nha. Ba nhận thức đó cộng lại thành Bát Chánh Đạo.

Thì cái nội dung của bài kinh Chuyển pháp luân là như vậy đó. Nội dung nó là như vậy. Và, trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Thế Tôn Ngài thuyết giảng vô số pháp thoại, tôi nói vô số là tôi nói nghĩa đen đó, vô số, nhiều lắm, nhưng không phải tất cả những gì ngài giảng chúng ta đều được biết, phải nhớ cái đó: KHÔNG PHẢI TẤT CẢ NHỮNG GÌ NGÀI GIẢNG CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC BIẾT. Ngài giảng á là, Đời hoằng pháp của Ngài là 45 năm thì chúng ta chỉ được biết phần lớn những pháp thoại của 25 năm cuối thôi, tôi nói phần lớn không có nghĩa là tất cả, chỉ là almost thôi, phần lớn những pháp thoại mà Ngài giảng của 25 năm sau chứ còn 20 năm trước Ngài giảng cái gì gần như mình không biết, dĩ nhiên, mình không biết chính xác, nhưng nội dung mình đoán được Ngài giảng cũng là thuyết pháp giải thoát thôi, giảng con đường giải thoát, nhưng mà cụ thể là nói về cái gì, chi tiết ra sao, cho đối tượng nào thì phần lớn là chúng ta không biết. Là vì sao? Là vì trong kinh ghi rất rõ, là Sau khi có Ngài Anan thì những pháp thoại của Đức Thế Tôn mới được trùng thuật, mới được ghi nhận, chứ còn trước đó thì không. Trước đó Đức Thế Tôn thường xuyên Ngài đi một mình, hoặc là Ngài đi với Ngài Na-ri-ta, Ngài Nagasammala, đi với Ngài Mekhiya, đi với Ngài Upavana, đi với các vị đó, mà những vị đó nghe sao biết vậy chứ các vị đó không có được khả năng ghi nhớ được một cách chính xác và đầy đủ như là Ngài Anan, và các vị đó cũng không có cái tâm nguyện trở thành Người giữ kho Chánh pháp như là Ngài Anan. Ngài Anan Ngài được gọi là Dhammabhandāgārika có nghĩa là người giữ kho, có nghĩa là những gì Đức Thế Tôn và các vị tôn túc thuyết giảng mà Ngài nghe được là Ngài giữ lại hết. Cho nên, chúng ta biết rằng, toàn bộ 45 năm hoằng pháp đó của Thế Tôn, thì coi như là nội dung chỉ là triển khai bài giảng đầu tiên. Toàn bộ bảy tuần lễ, 7×7 = 49, bảy tuần lễ đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, Ngài dành hẳn bảy tuần không ăn uống, không ăn uống không bài tiết gì hết chỉ có nhịn đói rồi suy tư về Chánh pháp, suy tư về tất cả những gì Ngài đã chứng ngộ dưới gốc bồ đề trong thời gian nháy mắt. Nháy mắt là sao ? Có nghĩa là trong kinh nói, trong canh thứ ba, khi Ngài quán thấy Nhân luân hồi và Quả luân hồi, Ngài bỏ ra nguyên một cái canh một, Ấn Độ đêm nó chia làm ba canh, nguyên cái canh một Ngài quán về quả luân hồi. là kiếp xưa Ngài là ai, Ngài sanh ra ở đâu, giàu nghèo sung sướng khổ đẹp xấu yểu tuổi thọ thế nào bla bla bla, Ngài thấy rõ Ngài như thế nào thì người khác cũng sanh tử luân hồi, buồn vui sướng khổ như vậy, thì canh đầu tiên Ngài quán về Quả luân hồi, gọi là Túc mạng minh. Cái canh giữa, Ngài quán về Nhân luân hồi, là Ngài thấy rằng, những cái Sướng Khổ Buồn Vui đó nó từ đâu ra ? Thiện nghiệp thì nó cho ra sướng vui, Ác nghiệp thì nó cho ra khổ ưu. Thiện nghiệp thì dẫn đến các quả nhân thiên, mà ác nghiệp thì dẫn đến các quả cõi sa đọa. Ngài quán xét nguyên cái đề tài đó trong canh giữa. Rồi canh cuối, Ngài mới kết hợp hai cái Nhân và Quả lại, Ngài thấy rằng Mọi thứ đều diễn biến theo nguyên tắc gọi là Giáo lý Duyên khởi : Do vô minh trong bốn đế mới tạo ra các nghiệp thiện ác. Do có nghiệp thiện ác mới có các tâm đầu thai. Do có các tâm đầu thai vào các cõi nên mới có sáu căn. Do có sáu căn mới có niềm đam mê trong sáu trần. Do có niềm đam mê trong sáu trần nó mới có sự chấp thủ. Do có chấp thủ nó lại tiếp tục tạo ra tâm đầu thai. Mà do có tâm đầu thai thì nó lại tạo ra các hiện hữu. Mà do mang thân hiện hữu thì nó bắt đầu có sướng khổ buồn vui. Do trốn khổ tìm vui mà người ta lại tiếp tục làm ra các nghiệp thiện ác, mà cứ vòng vòng, Ngài nhìn Ngài thấy cái đó, Ngài chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Mà tại sao cũng chứng La Hán mà cái La Hán của Ngài được gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là vì sao ? là bởi vì, thứ nhứt, cái chứng ngộ đó không do thầy. Tự Ngài thấy. Cái thứ hai, Ngài thấy không sót một khía cạnh nào hết. Thấy rõ về quá khứ không giới hạn, tương lai không giới hạn, hiện tại không giới hạn. đồng thời Ngài biết rõ, từng chúng sinh mà Ngài gặp, cái người này này có khả năng giác ngộ hay không, giác ngộ bây giờ hay là một tháng sau, một năm sau, mười năm sau hoặc kiếp sau, hai ngàn kiếp sau, một triệu kiếp sau. Người này bây giờ thích hợp với pháp thoại nào, đề tài nào, vấn đề gì, chủ đề gì họ nghe họ đắc, họ hiểu. Cái khả năng này ở Phật Độc Giác, tức là Phật Duyên Giác và Hàng Thinh văn không có khả năng đó một cách rốt ráo. Có nghĩa là nhiều lắm là nhìn biết người này trí nhiều, người này tham nhiều, người này nóng tánh, người này u mê chậm lụt trì độn, biết vậy thôi. Nhưng mà biết chính xác, người này thích hợp với cái gì, người này có thể độ cho được đắc đạo hay không thì mấy chục phần trăm à, nhưng mà riêng Ngài là một trăm phần trăm. Ngài biết : độ được hay không, độ bằng kiểu gì một cách tường tận, chi tiết, còn hơn là nhìn thấy một hột gạo trong lòng bàn tay. Cho nên, sự chứng ngộ của Ngài được gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Có nghĩa là Không có cái chứng ngộ nào cao hơn. Anuttaro là không có cái cao hơn. Có nghĩa là Chư Phật ba đời chỉ có bằng nhau chứ không có vị nào hơn kém vị nào hết. Cho nên Vô Thượng là chỗ đó đó. Vô thượng không phải là không có cao mà Vô Thượng là không có cái cao hơn. Nhớ nha. Không có cái cao hơn.

Thì như vậy, tổng hợp lại, từ giáo lý bốn đế, chúng ta biết được Giáo lý Duyên khởi, đấy. Từ Giáo lý Duyên khởi chúng ta lại biết thêm cái Giáo lý Duyên hệ. Đó. Giáo lý Duyên khởi là gồm 12, 12 cái gọi là mắt xích cấu tạo nên cái dòng luân hồi này. Còn cái Duyên hệ đó là cái cách thức mà 12 cái mắt xích đó nó làm việc với nhau. Một cái là, cái duyên sinh là 12 mắt xích nó cấu tạo nên dòng luân hồi. Còn 24 Duyên hệ là cách thức mà 12 mắt xích nó ràng rịt với nhau ra sao.

Thì kỳ rồi tôi có nói là kỳ này tôi sẽ giảng về giáo lý căn bản. Thì giáo lý căn bản chúng ta biết vào thế kỷ thứ 5, có một ông thiện nam người Ấn Độ. Các vị còn nghe rõ không ? có một ông Phật tử người Ấn Độ, ổng tới thưa với sư phụ là ngài Anuruddha, ổng nói rằng : « con nghe luật tạng là nội dung Đức Phật, Ngài dạy cho tăng ni về những gì nên và không nên làm, đó tạng luật, để qua một bên; còn Tạng Kinh là những pháp thoại dài ngắn trong các hình thức, trường hàng hay kệ ngôn mà Đức Thế Tôn và chư Thánh tăng cao đồ thuyết giảng để độ cho các đối tượng khác nhau trên đường hoằng pháp, và nội dung của kinh tạng tuy phong phú nhưng có nhiều điểm gút mắc, mơ hồ. Ngày xưa Đức Phật, Ngài nhìn tâm người ta Ngài giảng thì người ta hiểu. Nhưng hôm nay mà nếu người đời sau mà mở kinh tạng ra đọc có nhiều chỗ mình không hiểu. Thì chúng ta chỉ có hai nguồn : nguồn một là đọc dựa vào cái commentary là cái sớ giải tam tạng do các vị A-la-hán các Ngài giải thích, đó là nguồn một. Còn nguồn hai, để hiểu được kinh tạng thì chìa khóa duy nhất đó là tạng A – tỳ- đàm. Tạng A- tỳ- đàm có hai nội dung : một là giải thích tạng kinh, thứ hai là trình bày những thứ mà tạng kinh trình bày một cách cận nhân tình, trình bày một cách nôm na, thì tạng A-tỳ-đàm có một nội dung là giải thích những vấn đề đó một cách rốt ráo, tận cùng. Thì ổng nói là « Nếu mà nói như vậy thì Tạng A-tỳ-đàm quá quan trọng, mà con xin thưa với Ngài, con đọc vô đó, con nghe giảng là con không có tài nào con hiểu, mà con biết rằng có vô số người giống hệt như con. Hôm nay con xin ngài vì lòng đại bi Ngài làm sao cho tạng a tỳ đàm nó dễ hiểu và người đời sau nghiên cứu tạng A-tỳ-đàm không có nhức đầu, bởi vì có được A-tỳ-đàm thì đối với hai tạng còn lại là không có vấn đề » Thì Ngài Anuruddha, trong cái tài liệu mà tôi đọc được thì không có nói rõ Ngài là Thánh hay phàm, chỉ biết Ngài là một vị uyên bác, tinh thông tam tạng. Ngài nghe cái lời yêu cầu Ngài thấy hợp lý, vô cùng hợp lý, cực kỳ hợp lý và Ngài thấy cái chuyện mà thực hiện một cái chìa khóa mà nghiên cứu A-tỳ- đàm là chuyện cấp thiết, cho nên, Ngài đã biên soạn cái bộ gọi là Abhidhammattha-sangaha, tức là bộ gọi là Thắng Pháp Tập Yếu hoặc là Thắng Pháp Nghĩa Nhiếp, bộ đó. Thì gom toàn bộ những vấn đề được nhắc đến trong 12 cuốn A-tỳ-đàm, tức là trong 7 bộ A-tỳ-đàm, trong 7 bộ A-tỳ-đàm gom lại thành 9 chương, 9 cái chapter, 9 chương, thì với 9 chương đó người ta có thể nghiên cứu tạng A-tỳ-đàm suôn sẻ, dễ dàng hơn, hứng thú hơn, và đồng thời, với nội dung chín chương đó, nếu mà mình không có dùng để đào sâu A-tỳ-đàm, mà mình dùng kiến thức chín chương đó mình quay qua mình nghiên cứu tạng kinh thì cực kỳ đắc dụng nha, very useful, very helpful. Cho nên, Ngài mới biên soạn quyển đó. Thì, Nội dung 9 chương đó là cái gì?

Thì bữa nay tôi mới điểm sơ nội dung đó cho bà con nghe, tự bà con tìm, mà tôi cũng nói luôn, là chúng ta trước mắt là chúng ta có 3 cái bộ sách, vừa là bản dịch, không, đều là tiếng anh hết, đều là 3 tài liệu nghiên cứu A-tỳ-đàm mà cũng là ba cái tài liệu mà có thể nói là chìa khóa, cẩm nang, sách gối đầu cho Phật học đó, 3 tác giả mà tôi đặc biệt tôi lưu tâm. Tại sao lưu tâm ? Bởi vì tôi thấy ba tài liệu đó sáng nhất và được biên soạn nhắm cho cái giới độc giả mà Tây học đó. Tây học là sao, là những độc giả xài tiếng Anh đó. Bởi vì nguyên thủy ba cuốn đó được viết cũng gọi là nhắm đến mọi người chứ không riêng gì người bản xứ. Thứ nhất là quyển của Tích Lan, cái bộ đó vừa là bản dịch, mà vừa là bình chú, biên khảo luôn, đó là cuốn Abhidhammattha-sangaha của Ngài Narada. Ở đây ông Kiên, Ông Nhân lục dùm bỏ lên cho bà con nhờ ha. Dùm tôi cái quyển là Compedium of Abhidhamma, hoặc là Buddhist phylosophy, compedium của Ngài Narada người Tích Lan, hoặc là không vô google đánh chữ « abhidhamma by narada » cũng được nữa. Quyển đó là đặc biệt ông phạm huy khánh ổng dịch là gì ta ? ổng dịch là Vi Diệu pháp Khai lược. Đó là ổng dịch cuốn của Ngài Narada. Rồi bộ thứ hai, cũng là bản dịch của Abhidhammattha-sangaha nhưng mà do một tác giả khác đó là Ngài Jackbi Kashyap, Abhidhamma by Kashyap cũng được nữa. Như vậy thì quyển thứ nhất là quyển Abhidhamma của Ngài Narada, Tích Lan, Quyển thứ hai là quyển Abhidhamma của Ngài Kashyap, tức là Kassapa đó, Viện trưởng bên Nalanda đó. Cái quyển thứ ba là quyển Buddha Abhidhamma của ông Mehm Tin Mon người Miến Điện. Nha. Thì tôi nói lại, sau này chúng ta có nhiều lắm, sau này mình có bộ A-tỳ-đàm của Ngài Silananda, rồi của Ngài Dhammarevata người Miến Điện mà Ngài sống ở Anh, nha. Sau này mình có hai bộ nữa là của Ngài Silananda và Ngài Revata. Nhưng mà đó là sau này. Nhưng mà ba bộ mà được xem là căn bản, trước khi ba bộ này được biết tới đó là Bộ Kashyap Viện trưởng Nalanda, một quyển của Ngài Narada, một quyển của Mehm Tin Mon, giờ cộng thêm ngài Silananda và Ngài Revata. Tổng cộng mình có 5 cuốn. Và tôi xin trấn an, bảo đảm cho bà con yên tâm là năm cuốn này cực kỳ dễ đọc, và năm cuốn này đều có bản dịch tiếng việt hết rồi. Nếu mà bà con giỏi tiếng anh thì đọc thẳng tiếng Anh thì không còn gì để nói. Năm cuốn này là sáng sủa, trình bày về A-tỳ-đàm đọc mình không có khó khăn. Chứ còn có nhiều tài liệu đọc vô bể mình, thí dụ như Tài liệu của Ngài saddhammajotika Ngài là người Miến Điện nhưng mà Ngài biên soạn bằng tiếng Thái lan để phát hành bên Thái làm cái tài liệu học và dạy cho trường Đại học A – tỳ – đam Rakkham, Rakkham university ở Bangkok kế bên cái chùa Arun, gần Wat Mahathat, nguyên cái quần thể tự viện lừng danh của Thái là nằm ở đó, trong đó có trường Đại học A-tỳ-đàm Rakkham, thì Ngài Saddhammajotika Miến Điện Ngài được mời qua đó để mà giảng A-tỳ-đàm, Ngài là người khai sáng trường Đại học đó, và Ngài Tịnh Sự là học trò, học trò của Ngài Saddhammajotika. Ngài viết thì phải nói cái bộ của Ngài nội dung gọi là cực kỳ huyền thoại, xuất sắc. Nhưng mà có điều là Ngài viết bằng tiếng Thái, cách trình bày của bộ đó mấy con mọt sách thì mê chết bỏ, nhưng mấy cái người mà sơ cơ mà gặp cái bộ đó là khóc ròng. Nha. Thì chúng ta cũng được biết là toàn bộ cái phần đó đã được Thượng tọa Sán Nhiên, bây giờ ở Virginia Hoa Kỳ, Thượng tọa dịch hết, nhưng mà không biết vì lý do nào mà Thượng tọa chỉ in kiểu Nội bộ thôi. In kiểu Nội bộ. wow cái ông Kiên, ông Nhân này hay này, giờ kiếm thêm 5 cuốn, năm cuốn của Narada, Kashyap, nữa, rồi Mehm Tin Mon là cuốn A-tỳ-đàm mà tôi dịch rồi đó. Thì làm sao mình liên lạc với Thượng tọa Sán Nhiên bên Mỹ để mình xin in ấn hành toàn bộ A-tỳ-đàm gọi là Cẩm nang A-tỳ-đàm mấy chục cuốn đó. Cái bộ đó tôi được thấy qua một lần, bộ đó mà bà con trên toàn cầu, toàn cầu có nghĩa là trong nước ngoài nước Châu Mỹ Úc Á Phi mà có được bộ đó của Thượng tọa Sán Nhiên là Phúc đức ba đời đó. Không uổng kiếp người đó. Mà không biết vì lý do nào mà Ngài không chịu in kiểu rộng rãi, mà Ngài chỉ in kiểu nội bộ đó, tức là máy in ở nhà, in kiểu thủ công, in lần mớ mớ vậy đó, mình không biết vài chục vài trăm gì đó mình không biết, mà theo tui thấy là kiểu in thủ công, tại nhà, bìa bọng rồi tùm lum là kiểu ở nhà hết. Nhưng mà dĩ nhiên, sáng sủa lắm, sáng sủa lắm. Ok, rồi, nhớ nha. Kiếm cho bằng được bản tiếng Anh và bản tiếng Việt của 5 cuốn mà tôi vừa nói, và làm sao mà kỳ kèo, năn nỉ Thượng tọa mà có được cái bộ đó đó, Thượng tọa ở Virginia, liên lạc về Chùa Chân Lý, chùa Chân Lý cũng ở Virginia luôn. Virginia gần Washington D.C, liên lạc, bây giờ mình lên online mình liên lạc ra mà. Rồi, bây giờ nội dung của mấy cuốn đó nói cái gì ? Nội dung nó là đã nói rồi, nội dung đó là nói về Bốn đế chứ không có gì hết trơn. Chia chẻ bốn để, chia chẻ 12 duyên khởi. Nội dung đó gồm 9 chương, 9 chương đó nói cái gì ?

33 :08

Thứ nhất, 9 chương đó xác định công thức mà tôi đã nói một ngàn lần trên các lớp online. Toàn bộ vũ trụ này gồm có bao nhiêu hạng chúng sinh đi nữa thì gom gọn lại chỉ có hai, đó là : Phàm – Thánh, Thiện – Ác chỉ vậy thôi.

Công thức mà làm nên cái Thiện, làm nên cái Thánh, tức là Tâm, tâm ở đây mình hiểu là 1 nha. Tâm ở đây là 1. Tâm là cái biết thôi, cái bare knowing, bare knowing là cái biết đơn thuần không có thiện ác phàm thánh gì hết.

1Bare knowing + 13 tâm sở trung tính, tức là neutral mental factors + 25 positive factors = Tâm thiện

1+13+25 = tâm thiện của Phàm hoặc tâm Thánh nói chung.

Còn công thức tạo ra tâm bất thiện, tâm xấu, tâm ác, tâm chẳng lành, nó là :

1 + 13 + 14

1 : ở đây là cái biết của Tâm không có thiện ác gì hết, không phàm không thánh không dục không thiền gì hết, cái tâm chỉ là biết thôi.

13 đây là 13 thành tố bắt buộc phải có, 13 tá dược của một viên thuốc. Nhớ nha. 13 tá dược của một viên thuốc. Ví dụ bây giờ mình không cần biết canh đó là canh rau, canh trái, canh củ, mình không cần biết. Canh rau, ví dụ như là rau muống, rau nhút, rau lang hay rau thiên lý hay rau bình bát, rau bồ ngót, rau mồng tơi, mình không cần biết. mình chỉ biết rau. Canh củ tức là canh khoai từ, khoai lang, khoai mỡ ; còn canh trái, thí dụ như : canh bầu, bí, mướp, khổ qua thì gọi là canh trái. Dầu là canh gì đi nữa thì nó phải có nguyên liệu căn bản giống nhau, đó là : nước, muối, đường, bột nêm. Đó. nước, muối, đường, bột nêm, là những thành tố căn bản, thậm chí có người nấu canh là họ phải phi hành tỏi cho thơm rồi họ mới bỏ nước vô. Có người họ kể thêm cái đó, riêng mình thì mình kể căn bản chỉ có nước (nước lạnh á) muối, đường, bột nêm, đó là bắt buộc cho các loại canh, dầu nó là canh rau, canh trái, canh củ đều phải dùng cái căn bản này. Nước, muối, đường, bột nêm bốn cái này cộng lại nó chưa được gọi là canh, chưa. Bây giờ mình bỏ cái gì vào nữa mình mới gọi là canh chua, mình bỏ cái gì vào mình mới gọi canh khoai mỡ, khoai môn, mình bỏ cái gì vào thì mình gọi là canh mồng tơi, cái phần đó là phần cộng thêm, nha, thì ở đây cũng vậy, được gọi là tâm thiện hay là tâm thánh thì nó gồm có 1 + 13, 13 này là phàm thánh giống nhau, thiện ác giống nhau, nhớ nha. 1+13, giờ bắt đầu, cái này mới quan trọng nè + 25 thì là nó ra tâm lành còn 1 + 13 + 14 thì nó ra tâm xấu. Chỉ vậy thôi. Đó.

Thì hai cái chương đầu tiên của cái bộ mà tôi vừa giới thiệu là nói về cái đó đó. Nói về cái đó đó. Nói về cái vụ mà 1 +13 +25, 1+13+14. Rồi.

Rồi cái chương tiếp theo là bàn về cái gì ? Bàn về ở mỗi cảnh giới, có tất cả bao nhiêu cảnh giới tái sinh. Bữa hổm có vô số lần tôi đã nói rồi, cái mình gọi universe, cái mình gọi là galaxy, cái mình gọi the world hay the earth, hành tinh, thế giới, hay là thái dương hệ, hay là vũ trụ,… tất cả những cái đó theo trong A-tỳ-đàm nó chỉ là một trái lựu thôi. Nó chỉ là một trái lựu thôi. Ở trong trái lựu nó gồm có mấy chục hột, thí dụ như vậy, nha. Trong một trái lựu có mấy chục hột, thì mỗi một hột là một cảnh giới, thí dụ như là : cõi trời, địa ngục, cõi người tùm lum hết, sắc giới, vô sắc giới tùm lum hết. Nó nằm hết trong trái lựu và mỗi trái lựu nó có một mặt trăng và một mặt trời, mà 1000 cái trái lựu như vậy là một tiểu thiên thế giới, mà 2000 cái Tiểu thiên thế giới là một cái Trung thiên thế giới mà 3000 cái Trung thiên thế giới thì nó làm ra một cái Đại thiên thế giới, gọi là Tam thiên thế giới, Tam thiên là 3000. Nhớ cái đó. Và nó có vô số cái Tam thiên như vậy, vô số đây là countless, có nghĩa là 3000 ba cái ngàn tỷ là không có nghĩa lý gì hết, không nghĩa lý gì đâu. Có nghĩa là một một cái thế giới nó chỉ là một trái lựu thôi, trong trái lựu đó có mặt trăng mặt trời, mà 1000 trái lựu là một cái tiểu thiên, mà 2000 cái tiểu thiên là ra cái Trung thiên, mà 3000 cái Trung thiên ra cái Đại thiên hay là Tam thiên thế giới. Mà nó có vô số cái Tam thiên thế giới, mà 10.000 Cái Đại thiên như vậy nó làm ra một cái zone, một cái buddha zone, một cái địa bàn hoằng pháp của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác. Và Ngoài cái zone này ra nó có vô số cái zone khác, mà trong kinh mình chỉ cho biết là Có. Trong kinh không có nói thêm, không có nhắc đến những cái gì xảy ra, chỉ nhắc đến là, ở đâu cũng : vô thường, khổ, vô ngã, ở đâu cũng vận hành chừng đó nguyên tố, pháp giới, ở đâu cũng có sắc, thinh, khí, vị, xúc ; sắc, thọ, tưởng, hành, thức ; ở đâu cũng 12 duyên sanh, 24 duyên hệ giống nhau, chứ không có bàn thêm chi tiết là ở đó bây giờ có Phật ra đời hay không, chuyện đó là không. Bởi vì riêng cái khoản mình ở đây, mình theo Phật Thích Ca, mình hành theo lời dạy của Phật Thích Ca là mình đã trọn kiếp không đủ rồi, bàn chi chuyện trên trời, Nha. Rồi.

Cho nên, bây giờ đó là mình mới bắt đầu. Thứ nhứt, mình học cái công thức cái gọi là cấu tạo nên cái gọi là tâm. Đấy. Tâm chỉ là cái biết thôi. Còn cái tâm đó tâm thiện, tâm ác là do cái mental factors tức là những thành tố tâm lý mà đi kèm với nó, giống như hồi nãy mình nói : nước, muối, đường, bột nêm đó là phụ liệu căn bản một nồi canh nhưng mà chừng đó chưa đủ để gọi là canh gì. Muốn gọi canh gì phải coi mình bỏ cái gì tiếp theo. Mình bỏ khổ qua thì mình gọi canh khổ qua, mình bỏ mướp gọi là canh mướp, bỏ bầu gọi canh bầu, bỏ hẹ gọi canh hẹ, nhớ nha. Rồi. Thì như vậy, mấy cái chương tiếp theo là bàn cái gì ?

Bàn là trong mỗi cõi như vậy nó có bao nhiêu thứ tâm. Và mỗi thứ tâm như vậy nó có mặt được bao nhiêu cõi. Mà tại sao mình phải biết cái này ? là bởi vì minh phải có một cái outline, có một cái biết tổng quát về thế giới, mà thời gian không có nhiều, nhanh thì 9 tháng mà chậm 3 năm còn mà học để ra làm thầy là 7 năm theo chương trình của Thái. Còn nếu mà học để lấy vốn liếng căn bản thì từ 9 tháng tới 3 năm, có nghĩa là 9 tháng cũng được, nhưng dưới 9 tháng thì hơi khó, trừ ra cái bậc thượng thừa căn trí mà tuệ giác thăm thẳm tôi không biết, nhưng thông thường là từ 9 tháng tới 3 năm, chắc ăn nhất. Là mình học cái đó là mình học về cấu tạo của tâm pháp, thì nó gồm có hai công thức. Đó là, mình học về tâm pháp ở đây gọi là Buddhist psychology. Nha. Hai công thức đó đó : 1+13+ 14 và 1+13+25 . Cái đó là công thức tạo nên tâm pháp. Còn công thức tạo nên sắc pháp hay tạo ra cái vật chất á, tinh thần đã có rồi, tức là 1 + 13… là công thức tạo nên tinh thần, tạo nên đời sống tinh thần. còn cái công thức mà tạo nên đời sống vật chất của mình nó chỉ gồm, công thức đơn giản nó chỉ là : 4 + 24. 4 đây là gì ? 4 đây là Đất, Nước, Lửa, Gió, cộng với 24 ở đây là 24 sắc y sinh, tức là những cái thuộc về vật chất gián hay trực tiếp direct or indirect mà được tạo sinh ra từ bốn đại. sao tôi không kể là 28 mà tôi phải kể như vậy ? để cho các vị thấy là trong 28 nó gồm có 2 phần : Bốn đại và những thứ đi ra từ bốn đại, xuất sinh từ bốn đại, khởi sinh từ bốn đại. Nhớ nha.

Thì mình học mình coi cảnh giới nào mà có đủ tất cả các tâm, các tâm sở, cảnh giới nào mà có vật chất, có đủ các thứ vật chất, cảnh giới nào có một số thành phần vật chất, và cảnh giới nào không hề có một mảy may vật chất nào hết. Đấy. Thì như vậy mình học về các cõi, có bao nhiêu cõi, mỗi cõi như vậy nó có bao nhiêu hạng chúng sinh và mỗi hạng chúng sinh như vậy có bao nhiêu thứ tâm, bao nhiêu thành phần tâm lý. Thế giới tâm lý của mỗi cảnh giới, mỗi chúng sinh nó ra sao. Đấy.

Rồi tiếp theo là mình học về 12 cái Duyên sinh. Có nghĩa là cái hồi nãy tôi mới giảng ở đầu bài pháp á, học 12 duyên sinh là mình học để mình hiểu Tái sinh là cái gì ? Nhân quả báo ứng là cái gì ? Chứ mình đâu có thể nói chung chung : « ờ thì trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu thì nói gì cũng được » là nó nghèo lắm. Đằng này, Ngài phân tích rất rõ, phân tích rất rõ là coi như : Tại sao có cái chuyện làm thiện, làm ác ? Tại sao mà cũng trốn khổ tìm vui mà có một cái người ăn rồi toàn làm chuyện tầm bậy không rồi do cái chuyện tầm bậy nó đọa. Rồi có người cũng trốn khổ tìm vui mà nó biết làm thiện ? Thí dụ như vậy, thì tiến trình sanh tử của mỗi hạng nó khác nhau. Và dầu thiện hay ác thì cứ có mặt trên đời là mình không ngừng tạo ra cảnh giới tạo ra cảnh giới tái sanh mới. Trong mỗi phút trôi qua, chúng ta đang âm thầm kín đáo gầy dựng chốn đi về cho mình trong tương lai. Đấy. Trong mỗi phút trôi qua chúng ta đang lặng lẽ có mặt trên con đường dẫn về đâu đó. Đây là cách mà tôi hay thường nói như vậy. Nha. Mỗi phút trôi qua chúng ta đang gầy dựng một chốn về cho kiếp sau, mỗi phút trôi qua chúng đang có mặt trên con đường dẫn về đâu đó; Cho nên, Người tu hành phải thỉnh thoảng nhìn xuống chân, tức là sống chánh niệm đó, coi coi mình đang ra sao, cái gì đang có mặt. Tu hành là biết rõ cái How và cái What là chỗ đó đó. Chánh niệm để biết rõ mình đang ra sao, và cái gì đang có mặt ở mình. Biết rõ hai cái này tự nhiên mình sẽ biết cái thứ ba, đó là với cái hành trình này sẽ dẫn mình đi về đâu. Khỏi phải thầy bà bói cái gì, tự mình bói luôn. Bói tự mình luôn. Mình thấy mình mà cứ tham sân si nó dày đặc, nó đóng cục nó đóng tảng đóng khối là mình biết đi đâu rồi, mà khi nào mình thấy mình sống với Tín Tấn Niệm Định Tuệ là mình biết mình sẽ đi đâu. Thì hôm qua trong bài giảng intensive ở Đức tôi có nhắc sơ cái chuyện này, có nghĩa là Tu hành ngon lành thì có 5 con đường sau đây để mà đi :1/ Đắc đạo ngay thuở bình sinh, ngay trong lúc mình còn khỏe mạnh ; Cái thứ 2/ Nếu thuở bình sinh mà không đắc thì đắc lúc cận tử. Lúc cận tử là cái lúc mình đang trải qua tình trạng tâm lý rất đặc biệt, lúc đó cái gì cũng buông hết, thì trong một tâm trạng buông bỏ triệt để, rốt ráo, hết mình thì lúc đó mà có kiến thức phật pháp cộng với kinh nghiệm tu tập tuệ quán nữa thì lúc đó khả năng đắc rất cao, cao hơn lúc bình thường rất nhiều lần. Cho nên người tinh tấn tu tập niệm xứ thì họ có 5 con đường để đi : một, là đắc đạo thuở bình sinh ; hai là đắc đạo lúc cận tử; Ba, là Khi về trời ở đó có vô số thánh nhân sẵn sàng hỗ trợ mình. Về trời ở đây là về các cõi dục thiên, phạm thiên hiện giờ thánh nhân trên đó là không đếm xiết, Ngày hôm qua tôi có nói chuyện này, đây là kinh nói chứ không phải tôi nói : Mỗi vị chánh đẳng giác ra đời như vậy thì suốt 31 ngàn Đại kiếp sau đó trong tam giới không thiếu thánh nhân. Nhớ nha. 31.000 Đại kiếp không có vắng thánh nhân, nhưng mà sau thời gian 31.000 nếu có vị Phật khác ra đời thì con số này được nối tiếp nữa, Nếu không có thì tất cả thánh nhân có mặt đều lần lượt Niết Bàn hết trong thời gian 31000 Đại kiếp đó.

47:00

Rồi cứ chờ chừng nào có vị Phật Chánh Đẳng Giác ra đời thì các Ngài lại tạo thêm quãng thời gian 31.000 Đại kiếp vàng son nữa. Cho nên hôm nay mình có cái an ủi rất là lớn là Giáo pháp của Thế Tôn, Đạo Phật nguyên thủy đó, thì bây giờ ở trên hành tinh này nó nhạt nhòa rồi. Bây giờ mà nói đạo Phật là nói cho vui, hành trì của mình nó không phải nguyên thủy, nhận thức cũng không phải nguyên thủy. Nhớ cái đó. Cả nhận thức lẫn hành trì, gia tài mình có hai cái đó thôi, cả nhận thức và hành trì đều không còn là nguyên thủy, nhưng mà trên cõi trời Thánh nhân nhiều như sao trên trời vậy đó. Đông lắm. Bởi vì trong kinh nói là Chư thiên Phạm thiên chứng đạo trong thời Phật không có đếm số được, không có kể số được. Nha. Cho nên, lựa chọn thứ ba, con đường thứ ba để con người tinh tấn nên có : một là đắc đạo thuở bình sinh, hai là đắc đạo lúc cận tử, ba là về các cõi dục thiên, phạm thiên tha hồ học đạo với thánh nhân, tha hồ được hướng dẫn. Cái thứ tư, nếu về trên đó mà cũng không đắc được gì hết, thì khi gặp Phật ra đời mình sẽ đắc rất là nhanh. Chỉ nghe Ngài nói một câu là mình đã đắc rồi. Rồi trường hợp thứ tư (năm), khi Phật ra đời mà lúc đó mình bị trong hoàn cảnh nào đó không có nghe pháp được thì với duyên lành ba la mật tự động nó khiến mình chuyển nguyện mình thành Độc Giác Phật, có nghĩa là thành bậc Tự ngộ, trên không thầy dưới không trò, nha. Đó là năm con đường để một người tinh tấn để tự họ, dầu muốn dầu không thì tự động họ lọt vào hẳn vào trong năm đường này : Một, đắc đạo thuở bình sinh ; Hai là cận tử ; Ba là về trời ; Bốn là gặp Phật đắc rất nhanh ; năm là chuyển nguyện thành Độc Giác. Thế nào trong room cũng có người hỏi « Cái này ở đâu vậy bố ? » thì tôi xin nói rằng, cái này là ở trong Tăng chi bộ kinh, phẩm năm pháp. Mà bà con tìm không hơi phải không ? Nói vậy là địa chỉ nó hơi bự phải không ? Thì thôi, giờ cho địa chỉ này gọn nè, trong cái bộ Appadana Tam tạng cuốn ba mươi mốt cái phần giảng về Độc Giác, mở ra thấy liền. Bản đó có tiếng Việt rồi, nha. Trong đó nói như vậy, người tinh tấn tu hành có năm lựa chọn như vậy. Thì coi như đó là, cái bộ A-tỳ-đàm tôi giới thiệu là nói về cái gì ? Nói cho mình biết Cấu trúc sinh học, tức là đời sống vật chất của chúng sinh, Cấu trúc tâm pháp, tức là đời sống tinh thần của chúng sinh. Nói cho mình biết cái hành trình sinh tử của mình nó được cấu tạo ra làm sao, nó vận hành nó hoạt động ra làm sao, cái hành hoạt của nó ra làm sao. Và trong cái bộ đó dạy cho mình biết rằng Duyên hệ là sao ? Duyên sinh là 12 mắt xích cấu tạo nên dòng sanh tử, còn Duyên hệ là cái cách thức 12 mắt xích đó nó làm việc. Đấy. Cũng trong bộ đó, dành hẳn một chương nói về diễn biến tâm pháp của chúng sinh. Cái chương đầu tiên là bàn về Bản chất, cấu tạo của Tâm pháp. Nhưng mà tới cái chương mà cittavithi này nè là bàn về cách vận hành của nó. Thí dụ như khi mình nói tôi thấy một cái hoa thì cái đời sống tâm pháp của mình nó diễn biến ra làm sao. Rồi khi mình thấy cái hoa mình thích, rồi từ cái thích mình chuyển qua nhớ nhung, mình thương tiếc, mình hờn giận, mình sợ hãi thì lúc đó cái chuyển biến tâm pháp của mình ra sao, cái đời sống tâm pháp, cái diễn biến tâm pháp lúc mình thức ra sao, lúc mình ngủ nó ra sao, giây phút đầu đời của mình đời sống tâm pháp nó ra làm sao, và lúc mà mình lâm chung đời sống tâm pháp ra làm sao ; Rồi qua tới cái diễn trình sinh học của sắc pháp cũng vậy. Là lúc đầu đời đời sống sinh học của mình nó được bắt đầu như thế nào và đời sống bình nhật của mình nó ra sao và cuối cùng khi mình kết thúc cuộc sống, mình tắt thở đó thì cấu trúc sinh học mình nó ra sao. Ở mỗi cảnh giới như vậy cấu trúc sinh học có giống nhau hay không ở ba thời điểm : đầu thai, bình sinh và mạng chung có giống nhau hay không ? Mình sẽ được học trong đó. Đấy.

Như vậy, học về Tâm, Tâm sở ; Học về các cõi, các cảnh giới ; Học về các hạng chúng sinh, các hạng chúng sinh đó giờ mình không có học, mình học lốm đốm lốm đốm mình chỉ biết là có con người, có chư thiên, có ngạ quỷ, có súc sinh, nhưng mà thật ra phân loại như vậy chưa có đủ đâu, phải học trong cái bộ này mình mới thấy kinh hoàng. Mà đặc biệt nữa là, Ngài Saddhammajotika Viện trưởng đầu tiên, người đã khai sáng cái trường Đại học Abhidhamma Rackham bên Thái, Ngài đã tổng hợp toàn bộ Chánh tạng và chú giải để Ngài soạn một cái bộ gọi là Biên khảo sâu rộng, cái bộ Abhidhammattha-sangaha mà tôi vừa giới thiệu đó trong đó phần mười cõi là Ngài giải thích cho mình ngút ngàn luôn, bao la. Rồi Ngài cho mình bao nhiêu biểu đồ tâm pháp, cấu trúc tâm pháp, cấu trúc sinh học, thuở đầu thai, thuở bình sinh và thuở cận tử, chi tiết lắm. Bao nhiêu là cái bản đồ về 12 Duyên sinh, 24 Duyên hệ, bao nhiêu bản đồ về cấu trúc vận hành của tâm và của vật, đấy, nhớ nha.

Rồi tiếp theo mấy chương sau là Ngài bàn về cái gì ? Ngài bàn về một chữ thôi, đó là « Phiền não ». Đó giờ mình nói về Phiền não mà mình chỉ biết phiền não là Tham Sân Si thôi, nhưng mà có trường hợp Phật kể Phiền não là gồm có hai : Tham – Ưu. Có lúc Ngài kể phiền não chỉ có một là Dễ ngươi. Có lúc Ngài kể nó có hai, là Tham – Ưu, có lúc Ngài kể phiền não có 3 là Tham Sân Si, có lúc Phiền não có bốn, đó là Tứ phược, Tứ phối, Tứ kết, Tứ thủ. Đấy, có lúc Ngài kể phiền não có mười, có lúc Ngài kể phiền não có sáu, nhớ nha. Tại sao ? Có lúc kể vậy có lúc kể khác. học rất kỹ về cái đó gọi là Bất thiện tập yếu. Tiếp theo trong đó có một cái chương tập yếu bàn về Giác phần tập yếu, có nghĩa là cái chương mà bàn về Phiền não là bàn về tất cả cái gì nó đưa mình đi luân hồi, thuộc về bất thiện á. Còn bên Giác phần tập yếu là toàn bộ những thành tố tâm lý nào mà được xem là con đường giải thoát, thí dụ như là : Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, bla bla bla, thì nguyên cái phần đó được gọi là Giác phần tập yếu. Nhớ nha. Thì nãy giờ tôi cho bà con học sơ sơ nội dung, thì đây là những cái nội dung giáo lý mà bà con bắt buộc phải biết. Tôi nhắc lại cho mấy người sơ cơ nhớ này :

1. Cấu trúc tâm pháp

2. Cấu trúc sinh học

3. Cái gọi là Bối cảnh các cảnh giới tái sinh

4. Phân loại các hạng chúng sinh trong đời

5. Giải thích tường tận cặn kẽ chi tiết rốt ráo cái gọi là Nhân quả báo ứng, cái gọi là Đầu thai tái sinh.

6. Phân tích rốt ráo cặn kẽ cái gọi Phiền não, cái gọi là Giải thoát.

7. Phân tích tích cặn kẽ 12 Duyên sinh và 24 Duyên hệ.

8. Rồi cuối cùng, đó là một chương bàn về cái chữ Tu. Tu ở đây nó gồm có gì ? Nó gồm có Giới, Định, Tuệ. Giới ở đây là cái gì ? Giới ở đây gồm Giới xuất gia và giới cư sĩ, Giới thân – khẩu và giới Tâm, Giới vật và Giới tâm. Giới vật là giới thân, khẩu, còn giới tâm tức là ý đó. Đó là Giới. Còn Định ở đây có nghĩa là từ Cận định lên tới Phi tưởng phi phi tưởng, còn Tuệ ở đây có nghĩa là hành trình tu tập tuệ quán, mà cái Tam học ở đây được trình bày dựa theo bài Kinh trạm xe (Rathavinita) trong Trung bộ kinh, do Ngài Xá Lợi Phất Ngài phân tích. Nhớ nha. Tam học ở đây được phân tích theo bài kinh là được phân tích theo Hệ thống thất tịnh. Tức là gồm có giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh, đoạn nghi tịnh, tiến hành tịnh, tri kiến tịnh, tổng cộng lại gọi là thất tịnh, thì Ngài phân tích Tam học, phân tích Bát Chánh Đạo, ba bảy bồ đề phần gom lại thành Thất tịnh. Đấy. Thì căn cứ trên bảy tịnh này, về sau Ngài Buddhaghosa đã căn cứ vào tinh thần tam học và thất tịnh để viết nên bộ Visuddhimagga có nghĩa là Thanh tịnh đạo đó. Nha. Nhớ nha.

Như vậy là mình vừa học xong 9 chương của bộ Abhidhammattha-sangaha. 9 chương này nó được xem là chìa khóa mở cửa vào 7 bộ A-tỳ-đàm mà đồng thời Người mà học xong 9 chương này bước vào cái thế giới kinh tạng thanh thản thong dong như là đứa con trở về căn nhà cũ, căn nhà thư họa vậy, thân thuộc, quen biết và không có cái gì bỡ ngỡ xa lạ hết, bởi vì đó là từ đường, hương hỏa của mình mà. Nha. Mà xui một chỗ, đa phần chúng ta là những đứa con hoang không cha không mẹ không biết cha mẹ ông bà ở đâu, không biết đất hương hỏa là gì, cứ đi đâu thấy cái miếu là nhào vô lạy xì xụp, thấy ông già bà cả là nhào tới kêu Ngoại ơi, nội ơi, thấy bà nào trẻ trẻ sồn sồn là kêu dì ơi cô ơi, chứ thật ra mình có ông bà cha mẹ có đất từ đường hương hỏa ngon lành lắm. Ngon lành lắm. Cho nên là mình phải có đường để mình trở về, mà bữa hổm tôi có nói rồi, toàn bộ giáo lý của Phật gom gọn trong tinh thần buông bỏ. Buông bỏ có ba :

1. Bỏ ác về thiện

2. Cái thứ hai là Bỏ cái riêng về với cái chung. Bỏ ác về thiện là biết rồi, bỏ tham sân si trở về với tam học, bỏ tam độc mà trở về với tam học thì cái đó là biết rồi, nhưng mà bỏ cái riêng để về với cái chung là sao ? là : Tôi học, Tôi giỏi, Tôi dở, Tôi trí tuệ, Tôi chậm lụt, Tôi chánh niệm, Tôi thất niệm, Tôi thiền định, Tôi thiếu định, thí dụ như vậy. Đó gọi là sống trong cái riêng. Rồi, tiếp theo, Thầy tôi, chùa tôi, hệ phái tôi, đường lối của tôi, quan điểm, lập trường của tôi, đó là cái riêng, trong khi đó mình phải hướng về cái chung, hướng về Chư Phật, hướng về Chánh pháp, hướng về lẽ phải, hướng về chân lý, đó là cái chung. Cái con đường nào đúng là mình theo, ông nào nói đúng là mình theo, nhưng mà theo là theo cái đúng đó của ổng, mà ổng đúng là đúng với Phật như vậy cái người mà mình lạy là lạy Phật, mà Phật thì không có một. Phật Thích Ca chính là Chư Phật ba đời mười phương. Nhớ nha. Còn cái ông thầy mà ổng dạy cho mình, nếu ông dạy trật thì không có gì để bàn, nếu ông dạy trúng thì ổng chỉ là một giọt nước trong biển thôi. Mình lạy là lạy biển chứ không phải lạy cái giọt nước đó. Nếu mà có thương, lâu lâu cho ổng cái gì đó, gặp ổng chào cái rụp rồi xong. Nhưng mà cái chính là Tri ân đại dương chứ không phải tri ân giọt nước. Nhớ nha.

59 :05

15/07/2020 – 06:11 – vuihtv – [Mục Lục các Bài Giảng] – [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cho nên bỏ cái riêng về với cái chung. Bỏ cái riêng là đối với mình á mình phải bỏ cái riêng đối với thầy, đối với hệ phái, đối với đoàn thể của mình, mình cũng phải tự cứu mình ra khỏi vòng kìm tỏa. Đa phần chúng sanh hoạt động theo kiểu nhãn hiệu, rồi từ đó mới nảy ra cái phe phái, vây cánh, mà tội lắm.

Cho nên cái buông bỏ của Đạo Phật :

Một, Bỏ ác về thiện

Hai, Bỏ cái riêng về với cái chung.

Ba, Bỏ cái cũ để về cái mới, bỏ cái thấp lên cái cao. Chứ còn gà què an quẩn cối xay, cả đời làm kiếp kiến bò miệng chén không khá được, nhớ nha. Phải bỏ cái cũ đi đến cái mới. Mình hôm nay phải khá hơn mình hôm qua. Mình năm nay phải khá hơn năm trước. Mà còn đa phần mình năm nay khá hơn mình năm tới không à. Mà đúng ra là mình năm nay phải khá hơn mình năm trước chứ, chứ không thể năm nay mà khá hơn năm tới được, năm nay không thể khá hơn năm tới được, nhớ nha. Năm nay mà hơn năm tới là chỉ có nước cạp đất mà ăn.

Một điều nữa mà tôi đặc biệt muốn gửi gắm trong bài giảng sáng nay cho cái room này, đó là : Tất cả cái gì mà ta có được từ kiến thức cho đến hành trì đều là trạm dừng trên con đường vạn lý, nó là nhà ga, nó là phi trường, nó là bến cảng, nó là bến tàu, chỗ neo ghe buộc xuồng, chứ nó không phải chỗ đời kiếp mình ở đó. Con đường là chỗ để mình đi không phải chỗ mình ở. Cái nhà mới là chỗ mình ở. Trạm hay là đường có nghĩa là chỗ mình ghé tạm thôi, nhớ nha. Đường để đi mà trạm để ghé, còn ở là về nhà kìa. Nhớ cái đó. Cho nên mọi thành tựu của mình chỉ là trạm dừng mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhớ một điều : muốn lên máy bay phải có vé. Bay rồi, xuống đất về nhà rồi thì cái vé máy bay không còn giá trị. Chứ mình không thể nào mà thấy cái vé giá mấy ngàn đồng quý quá rồi mình đi xong chuyến đó mình về mình bỏ vô safe box gửi nhà băng thì cái đó tôi kêu là ba trợn, tiếng Việt nam kêu là ba trợn. Còn từ sang nó kêu là tâm thần, còn từ bình dân nó kêu là ba trợn. Nha. Cái vé mình mua 5000 bay từ Thụy Sỹ qua Úc first class hay business gì đó, quý thiệt đó, nhưng mình đi xong, về làm ơn liệng bỏ chứ còn mình thấy cái vé 5000 quý quá cái về đi bọc plastic đem bỏ safe box bỏ nhà băng thì cái đó « tôi xin chia buồn cùng tang quyến », cái đó trong nhà có tên ba trợn rồi, nha.

Thì toàn bộ giáo pháp mình học được chỉ là tấm vé business, first class thôi, chứ không có là cái gì hết. Phật dạy : mọi thứ mình hành được, học được chỉ là cái bè qua sông, qua sông rồi thì các bố phải nhẹ nhàng lịch sự để cái bè đó lại và đi tay không, chứ còn mà nhiều bố sáng quên uống thuốc qua sông rồi vác cái bè đi luôn, đó người ta gọi là « quên uống thuốc », thuật ngữ y học người ta gọi là « quên uống thuốc ». Cho nên là, đó là chuyện phải nhớ. Chuyện thứ hai, hãy nhớ cái này : Những gì sau này các vị thấy được, biết được, hiểu được, ngộ được trong lúc chứng đạo nó hoàn toàn không giống cái hôm nay các vị học được. Mà nhiều người không biết cái này, cứ tưởng học ba mớ kể cả giỏi bằng trời có cả 50000 đệ tử quỳ dưới chân đi nữa, mà nếu chưa làm thánh thì cái biết của mình luôn luôn trong tình trạng cần phải rebuild, renew nhớ cái đó. Chưa là thánh thì tất cả nhận thức, hành trì của mình luôn luôn trong tình trạng phải renew và rebuild hết bởi vì nó là phải xét lại. Chỉ có thánh nhân là cái biết giống nhau, còn phàm phu thì người vầy người khác người vậy người khác. Nhớ, cái này nó rất quan trọng. Nhưng vẫn phải học, học để biết mà đường đi. Nhớ nha. Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, cái công thức nấu canh là mình phải học, nhưng mà miếng canh mà mình bỏ vô trong miệng nó hoàn toàn không giống với công thức mình viết bằng bút trên cái tờ giấy hồi nãy, không thể nào lấy tờ giấy công thức bỏ vô miệng nuốt ực là sai. Nhớ cái đó. Cái công thức đó được dùng để nấu canh, mình ăn là ăn cái canh đó, mình nuốt là nuốt là nuốt cái canh đó, mình tiêu thụ là tiêu thụ cái canh đó, chứ còn miếng giấy ghi công thức là không có phải. Nhớ nha.mà nhiều người hôm nay mới học được vài cái công thức nấu ăn là tưởng mình là trời rồi, nha, sai. Sai. Và tôi nói không biết bao nhiêu lần : Cái con đường trên bản đồ nó không giống con đường ở ngoài đời. Con đường ở ngoài đời nó có núi có sông, kênh rạch, phố xá, nhà cửa, dập dìu tài tử giai nhân, « ngựa xe như nước, áo quần như nêm » nhưng mà con đường trong bản đồ nó chỉ là vệt mực ngoằn ngoèo thôi. Hai cái này nó khác nhau xa lắm. Cái vệt mực này nó chỉ chừng gang tay nhưng ở ngoài là mấy trăm cây số. Nhưng nói như vậy rồi mình phủ nhận giá trị bản đồ là Sai. Vì không có bản đồ anh đi kiểu gì ?Anh đừng có nói tôi anh đi bằng gps nha. Tôi đang nói cái bản đồ á. Không có cái bản đồ bằng giấy này thì anh đi bằng cái gì ? anh phải có bản đồ, anh phải có, nha. Anh có, nhưng luôn luôn anh tỉnh, anh nhớ thế này: Nó cho mình phương hướng, cho mình tọa độ, nó định vị kinh tuyến, vĩ tuyến cho mình đi, chỉ vậy thôi, chứ con đường thực ngoài đời không có phải là y chang như vệt mực ngoằn ngoèo này. Kinh điển là những vệt mực ngoằn ngoèo trong tấm bản đồ đó. Mình cầm cái bản đồ để mình nương theo đó mình đi, và quãng đường trên bản đồ đó nó không giống như vệt mực ở trong bản đồ. Và nên nhớ, nhiều người họ tính giải thoát là giải thoát ở cứu cánh. Sai. Không phải sai lắm nhưng nó không được đầy đủ. Giải thoát ngay trên từng bước chân trên đường đó. Anh có đi kiểu giải thoát thì anh mới tới được cứu cánh giải thoát, cái lý tưởng, cái cứu cánh giải thoát nó không giống như destination ngoài đời. Destination ngoài đời, miễn là anh đi đúng hướng thì anh đi bằng tâm trạng nào cũng được, nhớ nha, anh hờn giận anh đi, anh sợ hãi anh đi, anh tức tối anh đi, anh vui vẻ anh đi, anh yêu đời anh đi, anh bi quan anh đi, miễn là anh đi đúng hướng thì anh tới destination đó. Nhưng mà trong con đường tu hành thì khác, anh phải đi bằng từng bước chân giải thoát thì anh mới đi đúng đường. Anh đi mà bằng bước chân nắm níu ghì chặt là cái chân anh nó quay ngược trở lại liền, cái gót anh nó quay ngược trở lại liền, tôi hứa, nó lạ vậy đó. Cái Đạo Phật nghe dễ mà khó. Tôi nhắc lại, ở ngoài đời, miễn là anh chọn đúng destination, anh chọn đúng con đường là anh đi được, anh đi bằng tâm trạng nào, anh đi bằng phương tiện gì, không thành vấn đề. Nó chỉ là nhanh hay chậm, thoải mái hay khó chịu thôi. Đấy. Nhưng mà cái con đường giải thoát thì nó lại khác. Anh phải đi bằng cái lý tưởng gì. Thí dụ, anh đang cạo đầu đắp y anh đang tu tứ niệm xứ nhưng mà cái lý tưởng của anh là cái gì ? Anh cầu quả Nhân – Thiên, anh đi mà anh tu thiền, anh cạo đầu đắp y mà anh cầu danh, cầu lợi, tu mà muốn được vật chất, muốn được đắc kính, muốn được phỉ lạc, tu mà còn muốn người khác biết, tu mà sợ người ta không có hay, nó có cái loại tu lạ, tu mà sợ người ta không biết. Đúng là cái thứ mà tu thiệt đó, nó trốn chui trốn nhủ như kẻ tử tù bị truy nã vậy đó. Đúng là tu thiệt á, người ta không có muốn tiếp xúc, người ta không có muốn khoe mẽ, nói ra nó mất, khoe là tự nhiên nó mẻ à, kỳ vậy đó, khoe là nó bị mẻ, ngộ lắm. Tu mà thứ thiệt là người ta chỉ muốn kiếm chỗ nào người ta trốn giống như trốn truy nã vậy. Còn cái thứ tu mà muốn người khác biết, tu mà chuông trống um sùm, tu mà thông báo nhiều quá đó, thì cái đó chưa tới. Họ không thấy được vị ngọt trong cái tu mà họ chỉ thấy cái ngọt ở trong cái um sùm bát nhã thôi, cái đó là bát nháo chớ không phải bát nhã, nha. Còn tu bát nhã là không um sùm. Chỉ có tu bát nháo mới um sùm thôi. Thì ở đây tôi nhắc lại, giáo lý là phải học, nhưng làm ơn nhớ giùm, cái mà mình sẽ liễu ngộ, cái mình sẽ chứng đạo đó, cũng về danh sắc, cũng về năm uẩn, cũng về danh pháp, cũng về sắc pháp, nhưng mà cái lúc mình chứng ngộ những cái vô thường, khổ, vô ngã lúc mình thấy không giống như lúc mình đọc trên trang kinh. Tuy nhiên, thiếu trang kinh ấy ta không có thấy. Trước khi Phật tịch Phật dạy rồi: « Ta đi rồi thì người thầy duy nhất của các ngươi chính là Giáo pháp. »

Thì Giáo pháp hôm nay có hai ngả : Một, từ mấy người thuyết giảng ; Hai là từ kinh điển. Mà mấy người thuyết giảng thời xưa được, mấy người thuyết giảng thời nay thấy ghê quá. Cho nên, mình chỉ còn lại có kinh điển. Mà vừa rồi tôi có nói rồi, Kinh điển tới một rừng lận, ok bây giờ mình chỉ theo căn bản. Năm 1952 tại Kuala Lumpur có một cái hội gọi là International Buddhist Fellowship, Đại hội liên hữu Phật giáo quốc tế, có họp để mà gọi là tìm sự, tìm ra được nét chung của các hệ phái Phật giáo trên toàn cầu, để kết nối làm thành một Hội Thân hữu Phật giáo Toàn cầu, thì trong đó có, mấy cha bên Tây Tạng, mấy Cha bên Liên Hoa Tông, Nhật Liên Tông của Nhật, Mấy cha bên Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ, Anh, Lào, Thái rồi tùm lum, thì mấy vị thống nhất với nhau rằng là Nam Tông, Bắc Tông hay là Mật tông, với bao nhiêu hệ phái thì cái chung là xem Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni là Đạo Sư, vẫn xem cốt lõi giáo pháp là Bốn đế, là 37 Bồ đề phần, là giáo lý Tam pháp ấn : Vô thường, Khổ, Vô ngã. Thì cái đó được xem là nền tảng chung, còn cái râu ria thì mỗi anh em, đặc biệt là về đường lối hành trì thì có thể có khác. Ví dụ, cũng nhắm tới giới nhưng mỗi hệ phái có kiểu giữ giới riêng, rồi cũng Định nhưng mỗi phái có cái Định riêng, còn cái chuyện Đúng Sai thì ở đây không có bàn tới. Chỉ bàn cái chung, lấy cái chung để tìm về với nhau, thay vì dựng lên những bức tường ngăn cách thì mình lại xây lên những chiếc cầu cảm thông. Đấy. Thì ở đây mình thấy, trong cuộc Đại hội Phật giáo Liên hữu quốc tế năm đó đó, thì người ta đã đưa ra những cái điểm chung. Dầu hôm nay người nghe cái room này, nghe bài giảng này của tôi các vị có là khất sĩ, nam tông, bắc tông, cao đài, hòa hảo gì đi nữa nhưng mình phải tìm đến cái chung, để thống nhất với nhau là Tu là tu cái gì ? Đấy. Mình không phải mất nhiều thời giờ để đấu đá nhau. Bởi vì, thân sanh tử này là của nợ, không biết nó ngã xuống lúc nào mà lúc nào mình sáng ngủ dậy giở tay không lên, miệng méo xẹo rồi chảy nước bọt, nói không ra lời ư ư a a cái đó ngán lắm. Bây giờ mình còn ngon lành, còn triết lý, cãi cọ, đôi chối chứ mai mốt, chết thì khỏi nói rồi, cái thứ mà nó chưa chết mà nó nằm liệt giường đó là mình mới thấy cái tào lao hôm nay mình quá quởn đi. Việt nam Nam bộ gọi là « quởn », là rảnh là dư hơi, hâm, hâm là khùng đó, vừa dư hơi vừa hâm. Cái mà mình phải xác định là thân sanh tử này là của nợ. Do sống thất niệm nên mình không thấy sự hiện hữu này là gánh nặng. Chứ người có chánh niệm, người có lòng cầu giải thoát, có chánh niệm sống chánh niệm có nghĩa là làm gì biết nấy, thân tâm ra sao biết rõ, thì người đó biết rõ rằng : Ngày nào còn lê của nợ mấy chục kg trong cuộc đời thì còn là khổ. Phải thấy đó là khổ mới được. Dầu ông hoàng bà chúa hay kẻ vô gia cư, hành khất, đều có điểm giống nhau đó là : lê cái thân trong đời là phải gồng gánh theo đó tất cả hệ lụy dính liền với nó. Do có cái thân này nó mới có nóng, lạnh, đói, khát, nhức mỏi, đau đớn. Do có cái thân này thì mới có thị phi, phải quấy, buồn vui, vinh nhục,.. chứ nếu cái thân này Nếu thân chỉ là làn khói thì tình hình nó khác đi nhiều lắm quý vị, khác nhiều lắm. Chính vì cục nợ mấy chục ký này mà mình lại tìm đủ cách, hồi xưa cái gốc là mình trốn khổ tìm vui, mình chỉ thấy gì khó chịu thì mình né, cái gì dễ chịu thì mình đi kiếm. Nhưng mà dần dần dần dần để giải quyết nhu cầu trốn khổ tìm vui ấy chuyện gì mình cũng làm hết á, đấy, chuyện gì mình cũng làm hết, kẻ có học thì kẻ có học trốn khổ tìm vui theo kiểu có học, có tiền thì trốn khổ tìm vui theo kiểu có tiền, còn dốt, nghèo, bệnh hoạn, xấu xí thì mình lại trốn khổ tìm vui theo điều kiện mình có. Đấy. Nhưng mà cái tựu chung lại của Phật pháp vẫn là Bốn sự thật căn bản, noble truth.

Một, thấy rằng : mọi hiện hữu là khổ. Ngay cái lúc Niết Bàn, Đức Thế Tôn đã chốt lại toàn bộ Giáo pháp trong một câu, là : « Vayadhamma sabba sankhàra. Appamàdena sampadetha” “Mọi hiện hữu đều là vô thường (mọi quả vị, thánh hay phàm phu, hỷ lạc khổ ưu, thiện ác buồn vui tất thảy đều vô thường). Hãy tinh tấn, chớ có dễ ngươi”. Đó là câu nói cuối cùng. « Vayadhamma sabba sankhàra” Tất cả mọi hiện hữu đều là vô thường, có rồi mất, là cái rốt ráo, còn mình bàn cho nhiều, bao nhiêu cái chính trị, văn hóa, tôn giáo, khoa học, vì sống trong cái thế giới này chúng ta phải biết một tí để mà sống không thì nó thành đá đất vô tri thì sao, sống với ai, nhưng mà phần lớn thời gian trong đời chúng ta phải nỗ lực như có thể. Nỗ lực là sao? Không có nói suông được. Nỗ lực là sống tỉnh giác, luôn luôn tỉnh giác, biết rõ rằng: Thân này là của nợ, và biết rõ nó đang trong tình trạng nào. Nhớ hai câu đó thôi: Hiện hữu này là của nợ và nó đang trong tình trạng nào. Chỉ vậy thôi. Toàn bộ Phật pháp chỉ gom gọn trong đó. Bất cứ một cái pháp môn nào đi theo nó mình không có được hai cái khía cạnh nhận thức và hành trì mà nó không đúng với cái này thì cái đó xài không được. Một, là phải luôn luôn nhớ rằng sự hiện hữu nào trong đời này cũng đều là của nợ. Và thứ hai, mình đang trong tình trạng như thế nào? Thiện Ác Buồn Vui biết rõ, biết rõ. Biết rõ mọi thứ là khổ. Cái thứ hai, biết rõ mình đang có thái độ tâm lý như thế nào đối với cái khổ ấy. Thì đó chính là nội dung tu học của người Phật tử. Còn nếu như, mình theo đuổi đường lối nào đó mà với ý hướng đi ngược lại tinh thần giải thoát, còn cầu mong trông đợi một sự hiện hữu, một hình thức có mặt nào đó là chưa khá được. Vì sao? Vì mình chưa thấy được sự hiện hữu đó là khổ, dầu là của Thái Thượng Lão Quân, Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Diêu Trì Kim Mẫu hay là cô hồn các đảng phiêu phong dạ quỷ đi nữa thì khi chúng ta chưa thấy được khổ trong mọi hình thức hiện hữu thì ngày đó sự tu hành của chúng ta chưa phải là đúng với lời Phật. Bởi vì, lời dạy rốt ráo của Đức Phật là Ngài xác định, MỌI HIỆN HỮU ĐỀU LÀ KHỔ. Thì đó là nội dung giáo lý mình cần phải học. Nha.

Tôi nhắc lại, Hệ phái nào, đường lối nào, thầy bà nào, quan điểm như thế nào, miễn là mình có lòng cầu giải thoát thì phải chấp nhận điều tôi vừa nói. Tôi không yêu cầu các vị phải thờ tôi như thầy, không yêu cầu các vị phải tin lời tôi như sấm, không phải. Những gì tôi nói hoàn toàn chỉ là những gợi ý, những đề nghị, những khơi gợi mà thôi, thì bà con, có người đã tự nghĩ ra rồi, còn có bà con quá bận rộn bữa nay, trong bài giảng này, tôi chỉ he hé cho bà con thấy: hình như, đó chính là những điều mà bà con phải quan tâm nếu như có một phút giây nào đó bà con thấy cái sự tẻ nhạt và vô vị của đời sống. Chẳng lẽ mình có mặt ở đời này, rồi đi học, rồi đi làm, rồi lấy vợ lấy chồng, đẻ ra một bầy con, tậu một cái nhà rồi chờ dưỡng già trong viện dưỡng lão hay sao? Người mà có duyên lành giải thoát họ phải đặt vấn đề đó. Hết thế hệ này tới thế hệ khác làm nên một cái vòng quay nhạt nhẽo, vô vị như vậy hay sao? Cứ là: Trai lớn lấy vợ gái lớn gả chồng đẻ con mua nhà, rồi đi làm để sống, sống để đi làm, đi làm để sống, sống để đi làm, rồi lâu lâu được một vài lần vui trong mấy cái bữa ăn với gia đình, party với bè bạn, lâu lâu được một lần. Quý vị phải bình tĩnh thưa quý vị, quý vị phải bình tĩnh, nha. Phải chậm rãi, phải khách quan, phải trung thực, nha nhớ nha. Bình tĩnh, khách quan, trung thực để mà thấy là trong một tuần lễ như vậy có được bao nhiêu ngày vui? một ngày có bao nhiêu giờ vui? Nhớ nha, bình tĩnh, coi: một ngày có bao nhiêu giờ vui? Một giờ có bao nhiêu phút vui? Một ngày có bao giờ vui? Một tuần có bao nhiêu ngày vui? Một tháng có bao nhiêu ngày vui? Một năm bao nhiêu ngày vui? Nghĩ cái đó mới hết hồn. Còn đằng này, tại sao Chư Phật không ra đời lúc này? Thời Phật, một khai thị nhỏ, cái chuyện mà thấy một người già, thấy một người bệnh người ta bỏ nhà đi tu, cái chuyện đó nhiều lắm. còn ngày nay thì không. Ngày nay nói gì thì nói, tôi nói hoài, mình thấy người ta già mình ngán thiệt, mình vô bệnh viện mình thăm mình thấy ngán quá cứ nghĩ trong bụng “về là tu khẩn cấp, tu rốt ráo, tu triệt để, tu 25/24 luôn” nhưng mà nó ra khỏi bệnh viện nó quên. Nó lạ vậy đó. Ra khỏi bệnh viện nó quên. Còn đi đám ma là coi như nó thấy cái xác người ta là nó len lén nó nghĩ là “còn lâu lắm mới đến mình” “lâu lắm mới đến mình” luôn luôn là như vậy. và nó có trường hợp thứ ba còn ớn nữa: đó là Bất chấp. Mình nghĩ rằng trên đời này biết bao nhiêu thiên hạ, mà trong đó bao nhiêu người biết Phật, bao nhiêu người biết tu, rồi thế giới cũng vậy, trái đất vẫn quay, thế giới vẫn vận hành bình thường, có gì đâu. Mình thì cũng chỉ là một trong 7 tỷ người đó thôi, mà số người tu có được ai đâu, thế giới nó cũng vậy, giờ có tu thêm 1 triệu người hai chục triệu người thế giới nó cũng vậy thôi. Tới cái cữ mà nó dễ ngươi rồi là nó đơn giản lắm, mình thấy người ta sao mình vậy. Cái chết bây giờ nó chưa tới, mình nghĩ thứ nhất mình còn lâu lắm, thứ hai đó là, ai cũng chết giống nhau có gì đâu sợ. Ở bên, cách đây ba năm về trước ở bên Mỹ, không năm nào tôi cũng ở bển, nhưng mà cách đây ba năm, tôi có gặp một cái cô, tôi có quen một cái cô, cổ là người Cơ đốc giáo, con chiên ngoan đạo lắm, tôi có quen cổ, ngẫu nhiên làm giấy tờ, làm giấy tờ gặp cổ. Cổ dễ thương quá, mà sắc sảo, trí bén lắm, thì tôi không chủ trương truyền đạo nhồi sọ bất chấp hoàn cảnh, bất chấp đối tượng, không có. Trong một lúc nào đó, thuận duyên, thuận cảnh lắm đó thì tôi mới hé môi. Nếu mà người đó có duyên thì họ hỏi thêm, còn không thì thôi. Nhưng mà kẹt lắm là thấy đặc biệt quá, thương quá, quý quá, cái điều kiện nó tốt quá thì tôi phải hé ra chút xíu gợi ý, mà nếu thấy người ta làm lơ thì tui cũng làm lơ luôn. Giống như tôi mới vừa ho vậy thôi. Thì bữa có cái chuyện gì tôi quên, tôi có nói cái ý như này: Tuổi trẻ cái gì cũng được, nghĩ đến tuổi già ngán quá. Tôi mại hơi vậy đó “nghĩ đến tuổi già ngán quá. Nghĩ tới mấy cụ tám chín chục đêm hôm nằm vậy không biết mấy cụ có sợ không?” tại tôi biết có một vài cụ là không dám ngủ, sợ ngủ đi luôn. Có. Tôi biết có cụ không dám mổ. Bác sỹ kêu mổ họ nói không, khả năng mổ đi hơi cao, cho nên họ nói : theo niềm tin dân gian là người lớn tuổi nên kỵ dao kéo. Nó có cái mùi dao kéo vô nó dễ đi, ai biết cái đó đúng sai, trong room này có mấy bác sĩ đó, tôi thì tôi có nghe cái đó. Ngay cái ung thư, họ nói : ung thư trị cái gì thì trị nhưng mà kỵ dao kéo nó có mùi dao kéo vô nó dễ đi lắm. có cái cụ đó tôi biết chín chục rồi đó, mà bác sỹ kêu mổ cái gì đó, mà cụ không mổ. cụ nói : uống thuốc giảm đau rồi chừng nào đi thì đi chứ cụ không mổ. còn tan nát nhất là có cái cụ đó bên Florida là không dám ngủ. Cụ chỉ ngủ khi cụ đuối, cụ mệt thôi, chứ còn mà tới giờ vô giường chỉnh sửa chăn màn gối nệm ngủ như người ta là không có, tại cụ sợ là đi luôn đó. mỗi sáng cụ dậy là cụ mừng lắm, cụ nhìn quanh thấy nắng, gió, tiếng chim hót, tiếng con cháu kêu cụ mừng lắm, cụ biết là cụ mới vừa qua được một đêm. Thì tôi cũng nói nhẹ nhẹ cho cổ “Nghĩ tới tuổi già ngán quá, chưa kể cái chết nữa”, cổ phán lại câu thế này, cổ nói : “Có gì đâu sợ sư, bây giờ mình còn trẻ mình thấy sợ chứ tới lúc mình già, nó mệt mỏi mình đâu còn sợ chết nữa”. Cổ nói là “Hoàn cảnh nào, tâm trạng đó mình không có cần lo trước” Tui giật mình. Tui giật mình. Tại sao tui giật mình. Tui giật mình là cổ nói hay quá, cổ nói hay quá, mà tui sợ là nhiều người Phật tử mà họ nghe được câu đó là mệt, bởi vì câu đó đúng là nó có tác dụng nhất thời, mà nó trấn an mấy người yếu bóng vía thôi, mấy người sợ già, sợ chết, sợ bệnh họ nghe câu đó họ khoái lắm. nhưng mà tôi hết hồn ở chỗ là: nếu mà những người tu hành tinh tấn mà nghe câu này họ xìu là mệt lắm. Bả nói nghe cũng có lý. Bả nói là: Hoàn cảnh nào thì tâm trạng đó, con không có lo. Bây giờ mình đang trẻ mình sợ chết, sợ mất mát, sợ bỏ lại cái kia, tới hồi mình già mình yếu bệnh hoạn đau nhức đi lại khó khăn rồi mũi dãi lòng thòng con cháu khó chịu tự nhiên lúc đó mình không có sợ chết nữa. lúc đó đi là giải thoát. Hoàn cảnh nào tâm trạng đó. Thì trong kinh, Đức Phật ngài có cái từ paraloka bhayadassavi là có sự ưu tư về bước đường trước mặt. còn người bình thường, nhất là bây giờ có cái loại mà triết học hiện sinh, sống nay biết ngày nay, hôm nay có rượu hôm nay say “kim nhật hữu tửu kim nhật túy” bữa nay có rượu bữa nay say, rồi nó còn lòi ra những trường phái, Phật giáo nha, gắn nhãn hiệu Phật giáo, là: sống trong hiện tại, không có ưu tư, mà trong khi họ hiểu sai chữ hiện tại. Hiện tai đây là chánh niệm, là mình đang ra sao biết rõ như vậy. Nhưng mà tôi có biết nhiều cái trường phái hôm nay rất là ăn khách, đó là cách nói cho nó vừa lòng mấy người muốn hưởng thụ á, nói là : Đạo Phật là không có nặng lòng như vậy, Thiền Định là chỉ làm mất thời gian thôi, tư thế thiền định chỉ làm cho mình mất sức khỏe thôi, phản khoa học, giữ tâm hồn nhiên trong sáng sống trong pháp, nó sao thì mình cứ sống chiều theo nó như vậy, luôn luôn tỉnh thức. Đối với người biết đạo thì họ nghe vậy họ còn hiểu chút đỉnh, chứ còn cái thứ mà chưa biết giáo lý thì một là nó mù tịt, hai là nó đi theo là chết luôn. Cứ hồn nhiên trong sáng, mà bà cố tui cũng không biết hồn nhiên trong sáng là sao. Thì cứ, đang bài bạc tiếp tục bài bạc, nhậu nhẹt chích hút thì tiếp tục nhậu nhẹt chích hút, nhưng mà mình cứ vui vẻ, shopping thì cứ shopping, cứ hồn nhiên trong sáng. Mình biết là mình đang shopping, mình biết là mình đang câu cá, hồn nhiên trong sáng. Sống thuận pháp mà. Mình cứ theo đó mình đi, còn Giáo lý học nhiều chỉ là sở tri chướng. học cho nhiều rồi nó làm rối cái đầu nặng lắm, trong khi mình đang cần cho nó nhẹ mà. Đấy. thì nghe thì nó suô thiệt đó, nhưng mà tôi nói thật, Phật tử mà không biết giáo lý, hồi còn trẻ tuổi thì ok. Nhưng cái thứ mà khi đổ bệnh đầu cái đầu nó rỗng không, rác không ở trỏng thì lúc đó tu, tu cái gì? Lúc đó là nghe mà ai lại gần chánh niệm là mơ hồ mình không biết, thân mình nó được cấu tạo ra sao, tâm mình nó được cấu tạo ra sao, vận hành ra sao. Tôi nói rõ luôn, trong room này có rất nhiều người nói rằng tôi là bác sĩ, tôi là dược sĩ, tôi biết rõ cấu tạo sinh học của con người, cái biological structure nó sao tôi biết, thì bây giờ tôi phải học kinh phật, tôi thấy nó đâu có cần, ba cái vụ tâm tâm sở, tôi đã biết rõ cái biological của tôi, tôi đâu cần học chi. Các vị nên nhớ rõ thế này. Đức Phật, Ngài phân tích thân tâm và thế giới này theo hướng dành cho hành giả, theo cái hướng dành cho hành giả, tức là cứ theo cách đó thì mình mới thấy rõ mình, thấy rõ được thân mình tâm mình, còn cách phân tích khoa học, thứ nhất, khoa học chỉ phân tích được cái gì vật chất thôi. Các vị nên nhớ rằng, nội cái não bộ, cái hũ chao này của mình khoa học họ biết không hết, 100 tỷ nơ-ron trong đó, cái trên đây này chỉ phân tích được khâu nào khâu nào chịu trách nhiệm tình cảm, cảm xúc, trí nhớ, yêu đương, hờn giận, sợ hãi, chỗ nào là chỗ chịu trách nhiệm về vị giác ăn uống tùm lum hết nói nghe nó đã, chứ họ không biết hết, bằng chứng là họ cũng bó tay với những trường hợp Coma (hôn mê) sâu. Có những người họ chỉ coma trong chỉ vài phút là nó chết ngắc, nó chết não rồi. coma 5 phút là chết não. Có người nó quất cho mấy năm trời mà nó bình phục, nó không chịu chết, là sao? Có rất nhiều chuyện mình không thể phủ nhận vấn đề tâm linh trừu tượng. Cũng cha mẹ đó mà tại sao đẻ ra cái thằng nó khôn bằng trời, có đứa nó ngu như vịt, Tại sao? Why? Cũng cái gene đó chứ, cũng cái mã di truyền y chang đó. Rồi người ta còn lấy cái não bộ ông Einstein về người ta nghiên cứu thì người ta thấy trong đó những cái nếp gấp nó có hơi khác người một tí tí, mà vì ổng quá giỏi nên người ta ráng người ta bươi ra, chứ thật ra những cái gì máy ảnh chụp được, mắt thường thấy được thì nó rất là thô thiển so với cái tinh vi cực kỳ của não bộ. Mà não bộ chỉ là một phần rất nhỏ trong cái Nền tảng tâm thức, các vị. Nhớ cái đó. Nó chỉ là một phần rất nhỏ thôi. Cái đó rất quan trọng. cho nên, Khoa học hoàn toàn bó tay trước cái gọi là tâm pháp, tức là đời sống tâm linh, tinh thần của chúng sinh. Tôi nhắc lại một lần nữa, Tôi là người học và người dạy tôi viết sách về A-tỳ-đàm nhưng tôi vẫn phải nói, tôi không có cuồng như nhiều người tưởng. Đối với tôi những gì đc trình bày về tâm, về sắc. Đó là những gợi ý thôi, chúng ta phải học, rồi sống chánh niệm còn cái chuyện thấy gì đằng sau là mai mốt tính. Nhưng trước mắt, Mình phải học. Nhưng kêu tôi tin cuồng những cái học cho đó là chân lý tuyệt đối thì Không. Bởi vì chính Đức Phật khi Ngài nói đến thọ, khi Ngài nói đến Xúc, khi Ngài nói đến Ái, về Tưởng, về Tư Ngài có nhiều cách nói lắm chứ Ngài không phải có một cách nói. Nhớ nha. Nhưng mà mình phải học hết, để rồi yên tâm mà tu tập. Không thể nào dốt mà tu tập được, tuy nhiên đừng có cực đoan, cho rằng không cần học gì hết vì nghe nói học cho đã rồi mai mốt cái mình đắc nó không giống cái mình học. Sai. Cái nồi canh chua nó không phải là tờ giấy viết công thức nhưng mà mình không thể phủ nhận tờ giấy viết công thức, vì không có tờ giấy đó mình không nấu được nồi canh chua. Mặc dù nấu xong mình ăn là ăn cái nồi canh, cái tô canh chớ mình không có ăn cái tờ giấy đó. Nhớ nha. Rồi. Ở đây cũng vậy.

Cái cực đoan thứ nhứt: Cắm đầu làm mọt sách, mà quên hành trì. Đó là một cực đoan.

Cho rằng tu không cần học gì hết, cứ bắt tay vô hít thở mỉm cười, giữ tâm trong sáng để an lạc hiện tiền cũng là cực đoan. Đấy.

Cho rằng, Cứu cánh giải thoát là tất cả, ngoài ra là chỉ rác, cũng lại là cực đoan.

Mà chìm sâu trong thế giới thường nhật cũng là cực đoan.

Mà mình phải sống có này có kia, thí dụ như mình cứ nói : Tu hành giải thoát là cứu cánh cao nhất, nhưng mà trong đời sống mình vẫn phải là một người chồng, một người cha, một người vợ, một người thầy, một người trò dễ thương, vẫn là một thành viên xã hội dễ thương, có trách nhiệm, yeah. Chứ mình không phải nói mình tu là mình chỉ có biết Tam Bảo, chỉ có Giải thoát Niết Bàn không biết gì hết là sai. Nhưng mà cả đời mình cứ cắm đầu trong đời sống xã hội càng sai.

Vùi đầu làm con mọt sách là sai. Không chịu học gì hết, mà cứ làm con chim cú dưới gốc cây là sai. Đấy. Phải có này phải có kia.

Thì nội dung giáo lý ok, gom chung lại vậy, tức là: Học để biết rõ mình là ai? Ở đâu mình tới? Mình sẽ về đâu? Và Hiện giờ mình nên làm gì? Nhớ nha. Học giáo lý là để làm mấy chuyện đó.

Mình là ai, là cái gì trong cuộc đời này? Ở đâu mình tới? Mình sẽ về đâu? Và Ngay bây giờ mình nên làm gì? Đó là nội dung mà chúng ta sẽ bắt gặp trong cuốn A-tỳ-đàm căn bản, outline abhidhamma mà tôi vừa giới thiệu đó, 5 tác giả. Và giáo sư Ray Davis của Anh, ổng c¬ó nói thế này « A tỳ đàm nói cho ta biết những gì trong ta, ngoài ta và xung quanh ta ». Hết. Và một doanh nhân người Mỹ cũng có một câu tôi rất là thích : « Những vấn đề trước mặt ta, sau lưng ta, trên ta, dưới ta, chung quanh ta đều rất nhỏ so với vấn đề bên trong ta » Đấy. Ok, đó là nội dung bài giảng bữa nay. Thấy ông Kiên cái mặt buồn ngủ quá. Tôi biết, tôi giảng mà thấy cái mặt khờ khờ bơ bơ rồi. Ok .Chúc các vị một ngày vui và hẹn các vị vào ngày tuần sau

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua ứng dụng Zoom năm 2020. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app