Nội Dung Chính
4. Vīriya (Tinh cần)
“Āraddhavīriyo viharati akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya kusalānaṃ dhammānaṃ upasampadāya,thāmavā daḷhaparakkamo anikkhittadhuro kusalesu dhammesu.”
“Vị ấy được chuẩn bị với sự tinh cần hết sức cho việc từ bỏ những pháp bất thiện và đạt được những pháp thiện; vị ấy mạnh mẽ, vững vàng trong việc cố gắng, không bỏ rơi phận sự trau dồi những pháp thiện”.
Để chuyên tâm tu tập thiền, thiền sinh phải cố gắng chỉ trau dồi những trạng thái thiện và từ bỏ bất cứ những pháp nào khác làm cho tâm chồng chất những trạng thái bất thiện. Đây là điều cần thiết vì tâm sẽ phối hợp với những phiền não. Để làm được điều này, thiền sinh cần nghị lực hay tinh cần mạnh mẽ. Thiền sinh tu tập với mục đích đáp ứng hoàn thành cả mười pháp tròn đủ (pāramī) cho đến khi biết rõ Nibbāna. Nibbāna không thể được thấy rõ một khi không hoàn thành cả mười pháp pāramī. Nếu bậc tu tiến không thấy rõ Nibbāna, thì không thể được thoát khỏi tất cả khổ.
Thiền sinh không nên từ bỏ tu tập. Họ nên hết sức cố gắng kiên trì. Dần dần, định sẽ trở nên mạnh hơn và mạnh hơn. Với định đủ mức, thiền sinh có thể tu tập tuệ quán (vipassanā). Khi một ngày nào đó pháp pāramī tròn đủ, họ sẽ đạt Nibbāna như trong ví dụ về Tôn giả Mahāsīva.
Câu Chuyện Về Tôn Giả Mahāsīvatthera
Tôn giả Mahāsīva Thera[27] từng là thầy của nhiều Tăng sĩ, vị ấy dạy thiền và Phật pháp trong thời gian dài. Dưới sự hướng dẫn của vị ấy, ba mươi ngàn học trò của vị ấy đạt Ứng cúng (Arahant).
Một ngày nọ, một trong số học trò của vị ấy nhập vào thiền quả Ứng cúng (Arahatta-Phala-Samāpatti) và nhớ xem xét về thầy của vị ấy: “ta có kinh nghiệm loại hạnh phúc này, còn thầy của ta thì sao?”
Mong biết về sự chứng đạt của thầy vị ấy, vị ấy đã thấy rằng thầy của vị ấy vẫn là một người phàm (puthujjana).
“Ồ, thầy của chúng ta là một nơi nương tựa cho người khác nhưng không cho bản thân. Vị ấy bận dạy mà không tu tập thiền. Ta nên nhắc nhở thầy.”
Rồi vị ấy bay xuyên qua bầu trời và đến nơi của thầy vị ấy. Gặp học trò của vị ấy, Tôn giả Mahāsīva Thera hỏi thăm lý do của việc thăm viếng và vị Bhikkhu nói cho biết rằng vị ấy muốn nghe pháp Dhamma từ thầy của vị ấy.
Học trò thỉnh cầu thầy:
“Bhante, tôi muốn tiếp thu pháp Dhamma từ Ngài”.
Tôn giả Mahāsīva trả lời:
“Ông không có cơ hội nghe pháp từ tôi”.
(Học trò): “Bhante, khi Ngài đi đến giảng đường, tôi sẽ hỏi Ngài một câu hỏi”.
(Tôn giả Mahāsīva): “Khi tôi đến đó, người khác sẽ hỏi tôi những câu hỏi”.
(Học trò): “Bhante, khi Ngài trên đường đi vào làng để khất thực, tôi sẽ hỏi Ngài một câu hỏi”.
(Tôn giả Mahāsīva): “Khi tôi đi khất thực, nhiều Bhikkhu sẽ hỏi, tôi không có thời gian để trả lời câu hỏi của ông”.
Người học trò đáp lại:
“Antarāmagge, bhante, bhojanasālāyaṃ bhattakiccapariyosāne, bhante, divāṭṭhāne,pādadhovanakāle, mukhadhovanakāle, bhanteti? Tadā aññe pucchantīti.”
“Bhante, tôi có được phép hỏi Ngài một câu hỏi trên đường đến tu viện hay chăng? Bhante, tôi có được phép hỏi Ngài tại nhà ăn, sau khi Ngài ăn xong, khi Ngài ở Kuti, khi ngài rửa bàn chân, hay khi Bhante rửa mặt hay chăng?”
Tôn giả Mahāsīva trả lời:
“Không có thời gian trống để trả lời câu hỏi của ông”.
Bằng cách này, Bhikkhu tìm hiểu suốt cả bảng thời gian của thầy vị ấy nhưng Tôn giả Mahāsīva đã cho cùng loại câu trả lời, “Āvuso, sau đây cho đến tối, nhiều người sẽ hỏi tôi nhiều câu hỏi, tôi không có thời gian”. Cuối cùng, người học trò nói thẳng thắng với thầy của vị ấy:
“Bhante, nanu mukhaṃ dhovitvā senāsanaṃ pavisitvā tayo cattāro pallaṅke usumaṃ gāhāpetvāyonisomanasikāre kammaṃ karontānaṃ okāsakālena bhavitabbaṃ siyā, maraṇakhaṇampi na labhissatha, bhante, phalakasadisattha bhante parassa avassayo hotha, attano bhavituṃ na sakkotha, na me tumhākaṃ anumodanāya atthoti.” ākāse uppatitvā agamāsi.
“Bhante, sau khi rửa mặt, ngồi ở kuṭi của Ngài, Ngài nên thiền ba hay bốn lần. Nếu Ngài quá bận, làm sao Ngài có thể chuẩn bị cho sự chết của Ngài? Ồ, Ngài là nơi nương tựa cho những người khác, nhưng không cho chính Ngài. Tôi không đến đây để hỏi Ngài một câu hỏi”.
Sau những từ đó, vị ấy bay mất trong bầu trời.
Rồi Tôn giả Mahāsīva Thera nghĩ đến bản thân, “Ồ, học trò của ta đến đây không hỏi câu hỏi, mà nhắc nhở ta có cảm giác gấp rút”. Tôn giả tiếp tục việc dạy của Ngài vào tối hôm đó. Sau khi tất cả học trò của Ngài trở về vào đêm, Ngài đã theo họ đến một khu rừng để tu tập thiền và không ai nhận ra ông ấy.
Thero kira “mādisassa arahattaṃ nāma kiṃ, dvīhatīheneva pāpuṇitvā paccāgamissāmī.”
Trưởng lão nghĩ, “Ta là thầy của nhiều vị Ứng cúng (Arahant), ta là người rất am hiểu, trong vòng hai hay ba ngày ta sẽ đạt đến Ứng cúng (Arahant). Sau khi đạt đến Ứng cúng (Arahant), ta sẽ trở lại dạy học trò của ta nữa”.
Nhưng sau hai hay ba ngày, vị ấy không thể đạt đến Ứng cúng (Arahant). Rồi vị ấy nghĩ, “ta cần tiếp tục tu tập trong thời gian một hay hai tháng”.
Rồi lần nữa, thời gian định trước của vị ấy đã qua và vị ấy chưa đạt đến sự chứng đắc pháp cao nào. Lần nữa vị ấy kiên quyết, “ta sẽ làm visuddhi-pavāraṇā[28] sau an cư mùa mưa vassa”. Rồi vị ấy tu tập thiền siêng năng nhưng vào lúc cuối an cư mùa mưa (vassa) vị ấy không thể hoàn thành bất cứ điều gì. Sự buồn bã lớn đã sanh với vị ấy và vị ấy đã khóc thật nhiều.
Khi tu tập thiền, bạn mong muốn đạt đến Nibbāna. Nhưng bạn có thể chưa đạt đến Nibbāna mặc dù bạn đã siêng năng tu tập thiền. Trong những trường hợp này, bạn có thể buồn, thất vọng và khóc do không đạt được Nibbāna. Đó là điều tốt, dù Tôn giả Mahāsīva đã khóc. Một số người nói ‘loại nước mắt như vậy là liều thuốc’. Nhưng xin đừng ngưng tu tập sau khi khóc. Bạn nên tiếp tục siêng năng tu tập như Tôn giả Mahāsīva.
Tôn giả Mahāsīva nghĩ, “tôi sẽ đạt đến Ứng cúng (Arahant) vào lần an cư mùa mưa (vassa) kế”. Nhưng vị ấy vẫn không thể đạt được gì sau lần an cư mùa mưa thứ hai và vị ấy lần nữa đã khóc. Vị ấy cố gắng hai mươi chín năm lặp đi lặp lại nhiều lần theo cách này. Vị ấy đã tu tập rất tích cực và quyết định không nằm xuống từ lần an cư mùa mưa (vassa) thứ hai. Dù vậy, vị ấy đã không với tới mục tiêu đạt được Arahant theo kế hoạch của vị ấy, Vị ấy không bao giờ ngưng việc tu tập của vị ấy. Loại tinh cần như vậy được gọi là ‘chuyên cần hay hết sức tinh cần’ (Āraddha vīriya). Tinh cần này là một chi phần cần được phát triển để tu tập thiền.
Kế đến trong năm tu tập thứ ba mươi của vị ấy trước khi kết thúc an cư mùa mưa (vassa), lần nữa vị ấy đã khóc và nghĩ, “Có thể trong kiếp sống này, với thân này tôi không thể thấy rõ Nibbāna”.
Rồi lệ càng tuôn ra từ mắt của vị ấy. Không xa, một vị thiên nữ (Devī) cũng rơi lệ. Khi Tôn giả Mahāsīva đã nghe âm thanh, vị ấy đến hỏi thiên nữ (Devī):
“Ko ettha rodasi?”
“Ai đang khóc ở đó?”
“Ahaṃ, bhante, devadhītā.”
“tôi là một thiên nữ (Devī) ở gần đây.”
“Kasmā rodasi?”
“Tại sao ngươi khóc?”
“Rodamānena maggaphalaṃ nibbattitaṃ, tena ahampi ekaṃ dve maggaphalāni nibbattessāmīti rodāmi, bhante.”
“Bởi do khóc, bậc tu tiến có thể đạt đến Đạo-Quả và Nibbāna. Vì vậy, tôi khóc để đạt đến Đạo-Quả và Nibbāna”.
Tôn giả Mahāsīva tự nghĩ, “Ồ, Mahāsīva, ngay cả thiên nữ (Devī) này chế nhạo ngươi, ngươi nên hổ thẹn”.
Sau đó, vị ấy tiếp tục siêng năng tu tập pháp quán (vipassanā) và đã hoàn thành Ứng cúng (Arahant) năm ấy.
Ba mươi ngàn học trò của vị ấy đến để biết về sự đạt đến Arahant của người thầy họ và đến bày tỏ lòng tôn kính và rửa bàn chân của Ngài. Sakka, vua của chư thiên (deva) cũng bắt được tin này, vị ấy nghĩ, “Đại Tôn giả Mahāsīva đạt được Arahant. Tất cả học trò của vị ấy muốn rửa chân của vị ấy. Ta không có cơ hội đến gần vị ấy. Ta sẽ hỏi vợ của ta, thiên nữ Devī Sujā đi cùng ta để ta có cơ hội rửa chân của ngài Mahāsīva. Nếu ta đi một mình thì không dễ đến gần ngài Mahāsīva”.
Rồi vị ấy đi với vợ, thiên nữ Devī Sujā, của vị ấy để bày tỏ lòng tôn kính Tôn giả Mahāsīva.
Sakka yêu cầu Sūjā đi lên qua toàn bộ chư Tăng (Bhikkhu Saṅgha) trong khi vị ấy nói “Bhante, xin xê dịch sang một bên, ở đây có một người nữ”. Tất cả chư Arahant xê dịch ra vì chạm người nữ là điều không thích hợp. Cuối cùng, Sakka được cơ hội đến Tôn giả Mahāsīva. Rồi vị ấy nói,
“Bhante, Tôi muốn rửa chân của Ngài”.
“Kosiya (Sakka), trong ba mươi năm tôi không có rửa chân. Mùi rất ghê tởm, chư thiên (deva) không thể chịu nổi mùi của chúng sanh nhân loại dù cách xa 100 yojana. Làm sao ông có thể rửa bàn chân của tôi?”
Đó là (lý do) vì sao chư thiên (deva) cao nhất [không phải chư thiên thấp hơn] không muốn đến gần chúng sanh nhân loại, vì họ có thể ngửi mùi của chúng sanh nhân loại cách xa một trăm yojana.
Rồi Sakka đáp, “Bhante, ‘Giới’ (Sīla) của Ngài rất thanh tịnh. Hương của Sīla là hương cao nhất trong thế gian. Không có pháp nào cao hơn hương của Sīla. Bhante, xin hãy để tôi rửa chân của Ngài,” và Sakka đã rửa chân của Tôn giả Mahāsīva.
Tôn giả Mahāsīva không bao giờ ngưng việc tu tập của vị ấy. Lúc bắt đầu, vị ấy chỉ mong muốn tu tập một vài ngày và rồi trở lại nơi của vị ấy. Nhưng kết quả không xảy ra theo những gì vị ấy mong muốn. Vì vậy, vị ấy tiếp tục tu tập trong thời gian một, hai, ba và cho đến ba mươi an cư mùa mưa (vassa), suốt thời gian liên tục cố gắng để đạt Arahant.
Bạn đã tu tập ở đây bao nhiêu năm? Khi nào bạn sẽ trở về quốc gia của bạn? Nó phải là sau khi thấy rõ Nibbāna, sau khi vươn tới đạt Arahant. Nếu bậc tu tiến có loại tinh cần (vīriya) này, thì bậc tu tiến có thể đạt Nibbāna. Bạn nên tu tập càng nhiều càng tốt không ngưng nghỉ cho đến khi biết rõ Nibbāna. Bạn phải phát triển loại tinh cần (vīriya) này.
Chúng tôi có vì dụ khác về sự tinh cần (vīriya) trong câu chuyện của Samaṇa Devaputta.
Câu Chuyện Về Samaṇa Devaputta
Samaṇa Devaputta[29], samaṇa nghĩa là bhikkhu, Devaputta nghĩa là vị trời (deva) nam. Trước khi ông ấy tái tục làm một vị trời (deva), ông ấy từng là một vị Bhikkhu ở kiếp sống trước của vị ấy. Là một Bhikkhu, vị ấy siêng năng tu tập thiền để thấy rõ Nibbāna, vị ấy qua đời khi trong tư thế đang ngồi thiền do một số bệnh. Ngay lập tức, vị ấy được tái tục làm một vị trời (deva). Do quả của nghiệp (kamma) của vị ấy, một lâu đài lớn và một ngàn vị trời nữ (devī) đang chờ vị ấy và vây quanh vị ấy khi vị ấy tái tục làm một vị trời (deva).
Sau khi vị bhikkhu được tái tục làm một vị trời (deva), vị ấy vẫn ngồi trong thiền với đôi mắt khép và không nhận ra vị ấy đã tử. Chư thiên là những người sanh bằng hóa sanh và không qua tử cung của người mẹ. Không cần lớn lên trong tử cung của người mẹ trong thời gian chín tháng. Vị ấy nghĩ vị ấy vẫn là một bhikkhu đang ngồi thiền. Sự xuất hiện của vị ấy tự động giống như một người nam hai mươi hay hai mươi lăm tuổi. Và những thiên nam (deva) như vậy sẽ có nhiều chư thiên nữ (devī) phục vụ. Vì vị ấy tiếp tục thiền, tất cả thiên nữ (devī) nhận thấy rằng có thể vị thiên nam (deva) này từng là một bhikkhu ở kiếp sống trước của vị ấy. Vì vậy, họ cố gắng đánh thức vị ấy khỏi thiền bằng cách gây ra những tiếng ồn khác nhau.
Samaṇa Devaputta nghĩ, loại cận sự nữ gì đến tu viện của ta? Tại sao họ quá ồn ào? Thật xấu hổ”.
Cho nên, vị ấy mở mắt và nói với chư thiên nữ quanh vị ấy , “Tại sao tất cả các vị ở đây? Bây giờ tôi đang tu tập thiền”.
Rồi vị ấy khép mắt lại lần nữa. Họ mang một miếng gương để trước vị ấy và chỉ cho vị ấy diện mạo mới của vị ấy để làm cho vị ấy hiểu. Khi vị ấy hiểu rõ rằng vị ấy đã tái tục làm một thiên nam (deva). Vị ấy trở nên rất thất vọng.
Vị ấy nói, “tôi đã tu tập thiền để thấy rõ Nibbāna, không có chủ ý để được tái tục làm một thiên nam (deva)”.
Điều thật may mắn tái tục làm một người nhân loại vì người nhân loại có thể tránh những tham dục. Nhưng nó rất khó để tránh những tham dục ở cõi trời (deva). Không có nơi nào để trốn khỏi việc hưởng tham dục và không có cơ hội để thấy già, bệnh, và chết. Cho nên, nó rất khó và ít có gợi cảm giác gấp rút (saṃvega – động tâm). Nó rất dễ để thấy một người chết trong cõi nhân loại của chúng ta. Người có thể đi đến bệnh viện hay nghĩa địa. Bạn cũng có thể dễ dàng thấy thiêu xác chết trong cõi của chúng ta.
Samaṇa Devaputta hiểu tất cả những duyên này. Vị ấy nghĩ, “Tôi nên đi gặp đức Phật và nghe Pháp (dhamma) của Ngài trước khi tôi phá giới của tôi (abrahmacariya sīla)”.
Vì vậy, vị ấy gấp rút đi gặp đức Phật ở cõi nhân loại và nghe một thời thuyết pháp từ Đức Phật. Vị ấy trở thành một bậc Nhập lưu (Sotāpanna) vào cuối thời thuyết và đi trở về cõi trời của vị ấy. Là một bậc Nhập lưu (Sotāpanna), vị ấy không cần lo về việc tái tục ở những cõi khổ. Và có thể hưởng cả hai dục lạc và pháp hỷ.
Đây là những ví dụ về chi ‘tinh cần’ (vīriya). Theo cách này, họ không bao giờ ngưng việc tu tập của họ cho đến khi họ biết rõ Nibbāna. ‘Tinh cần’ (vīriya) là một chi phần cần thiết cho việc tu tập thiền.
5. Paññā (Trí)
“Paññavā hoti, udayatthagāminiyā paññāya samannāgato ariyāya nibbedhikāya sammā dukkhakkhayagāminiyā”.
“Vị ấy là bậc trí, vị ấy có trí quan sát theo sự sanh và diệt, là bậc Thánh, thấu suốt và đưa đến trừ tiệt khổ”.
Tâm bạn phải luôn phối hợp với ‘trí hay tuệ’ (paññā). Tất cả phiền não sẽ phối hợp với tâm nếu tâm không phối hợp với trí (paññā). Chi paññā đặc biệt nói đến tuệ quán về sự sanh và diệt của danh-sắc và những nhân của chúng (sanh diệt/ tiến thoái tuệ – udayabbaya-ñāṇa), trong trường hợp này là ‘chi phần tinh cần’ (padhāniyaṅga).
Để đạt đến ‘tiến thoái tuệ’ (udayabbaya-ñāṇa) theo Phật pháp, bạn nên từng bước tu tập ‘giới, định và tuệ học’ (sīla sikkhā, samādhi sikkhā và paññā sikkhā). Theo cách này, giới sẽ ủng hộ định; với định đầy đủ, định này sẽ ủng hộ bạn quan sát theo danh sắc và những nhân của chúng. Rồi bạn có thể tiếp tục dần tu tập thiền quán cho đến ‘tiến thoái tuệ’ (udayabbaya-ñāṇa). Ở giai đoạn này có thể nói rằng, thiền sinh có chi phần của ‘trí hay tuệ’ (paññā).
Về chi phần của ‘trí hay tuệ’ (paññā), tôi muốn kể lại câu chuyện về Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Moggallāna, trích từ Dhamma-pāda[30].
Trí Tuệ Của Tôn giả Sāriputta và
Tôn giả Mahā Moggallāna
Vào năm Đức Phật giác ngộ, Đức Phật đi đến Migadāya và vào vườn nai to lớn, gọi là Isipatana gần thành phố Bārāṇasī. Ở đó, Ngài khai thuyết về Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasuttaṁ) đến nhóm năm bhikkhu. Năm bhikkhu là Tôn giả Koṇḍañña, Tôn giả Vappa, Tôn giả Bhaddiya, Tôn giả Mahānāma và Tôn giả Assaji. Và tất cả họ trở thành bậc Ứng cúng (Arahant) sau khi Đức Phật thuyết Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇasuttaṃ).
Vào một ngày trăng tròn của tháng Phussa, Đức Phật đến Rājagaha. Khi ấy, Sañjaya là thầy của những người tu khổ hạnh sai hướng, đang trú với hai trăm năm mươi tín đồ. Trong giai đoạn này, những người tu khổ hạnh sai hướng Upatissa và Kolita (những học trò đứng đầu sau này của Đức Phật, Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Mahā Moggallāna) được Sañjaya huấn luyện tu tập theo khổ hạnh. Từ thời thơ ấu, Upatissa và Kolita là bạn. Lúc hoàn thành khóa luyện tập của Sañjaya trong hai hay ba ngày, họ đã thấy học thuyết của Sañjaya không có yếu tố sâu sắc của Nibbāna bất tử. Rồi họ thoái lui và trở về nhà của họ. Trước khi họ tách ra, Upatissa nói với Kolita, “Bạn Kolita, bất cứ người nào trong chúng ta đạt đến bất tử trước thì báo tin cho người kia biết”. Sau khi đã thỏa thuận, họ tách ra.
Sau mười lăm ngày, vào trăng tròn đầu tiên của Māgha, Upatissa gặp Arahat Assaji, Upatissa nói với vị ấy,
“Bhante, các quyền (indriya) của Ngài yên tịnh và trong sáng, nước da của Ngài đẹp và sáng. Bhante, vì lợi ích của ai mà Ngài từ bỏ thế gian? Và ai là thầy của Ngài? Và Ngài hành theo giáo lý của ai?”
Tôn giả Assaji đáp:
“Anh bạn, tôi chỉ là một người mới tu không lâu từ khi tôi trở thành một tu sĩ. Tôi chỉ tiếp xúc pháp và luật của Đức Phật không lâu”.
Người tu khổ hạnh nói, tôi là Upatissa; nói nhiều hay ít theo khả năng của bạn; tôi sẽ hiểu ý nghĩa theo một trăm hay một ngàn cách”. Rồi tôn giả Assaji đọc cho Upatissa bài kệ sau:
“Ye dhammā hetuppabhavā;
tesaṃ hetuṃ Tathāgato āha,
Tesañ ca yo nirodho;
evaṃ vādī mahāsamaṇo”
Năm uẩn là khổ đế (dukkha sacca), là căn nguyên của ái (taṇhā) hay sự thật về căn nguyên của khổ là ‘tập đế’ (samudaya sacca). Thầy của chúng tôi, Bậc Giác ngộ đã giảng khổ đế (dukkha sacca), và sự thật về căn nguyên của khổ là ‘tập đế’ (samudaya sacca). Ngài cũng dạy sự thật về sự dứt khổ là ‘diệt đế’ (nirodha sacca) và sự thật về con đường đưa đến sự dứt khổ là ‘đạo đế’ (magga sacca). Như giáo lý thuần khiết giữ vững bởi đại sa-môn (samaṇa), thầy của chúng ta giải thích, phân tích Bốn Thánh Đế này chi tiết.[31]
Sau khi nghe một nửa trước của bài kệ, du sĩ Upatissa đã đạt đến giai đoạn đạo và quả Nhập lưu (Sotāpanna); vị ấy nghe xong một nữa còn lại của bài thuyết là bậc Nhập lưu (Sotāpanna).
Kế đến Upatissa thấy bạn của vị ấy Kolita và nói cho bạn biết rằng vị ấy đã đạt đến trạng thái Bất tử. Vị ấy đọc cùng bài kệ mà Tôn giả Assaji đã đọc. Kolita được vào ‘quả nhập lưu’ (Sotāpatti-Phala) sau khi nghe hết bài kệ.
Sau đó, họ quyết định đến thăm viếng Đức Phật. Khi Kolita và Upatissa gặp Đức Phật Buddha và trở thành học trò lớn của Ngài. Upatissa trở thành Tôn giả Sāriputta, và Kolita trở thành Tôn giả Mahā Moggallāna.
Sau lễ thọ giới của vị ấy, Tôn giả Mahā Moggallāna tu tập nghiêm chỉnh cuộc sống trong sạch trong một khu rừng. Vị ấy nương vào ngôi làng nhỏ gọi là Kalavalaputta, trong quốc độ Magadha, để duy trì mạng sống của vị ấy. Sau bảy ngày, Vào lúc nghe sự hướng dẫn của Đức Phật về thiền theo những giới (giới nghiệp xứ – Dhātu-Kammaṭṭhāna) vị ấy trở thành một bậc Ứng cúng (Arahant).
Vào ngày trăng tròn của tháng Māgha, mười lăm ngày sau thọ giới của vị ấy, trong khi đang ở cùng với Đức Phật tại hang Sūkarakhata trên núi Gijjha-Kūṭa trong Rājagaha, Tôn giả Sāriputta nghe Đức Phật thuyết Pháp về Vedāna-Pariggaha Sutta cũng gọi là Dīghanakha Sutta (của ba – Paribbajaka Vagga, Majjhima Paṇṇāsa) và trở thành một bậc Ứng cúng (Arahant). Vị ấy cũng quan sát mạnh mẽ mười sáu giai đoạn của tuệ quán (vipassanā).
Tôn giả Sāriputta and Tôn giả Mahā Moggallāna đã tu tập pháp ‘chỉ tịnh’ (samatha) và ‘quán, minh sát’ (vipassanā) lên đến ‘hành xả tuệ’ (saṅkhārupekkhā ñāṇa) bao gồm giai đoạn ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ (udayabbaya-ñāṇa), trong nhiều kiếp sống trong quá khứ[32]. Tuệ của họ dễ dàng thấu rõ pháp (dhamma) và có thể biết rõ Nibbāna chỉ bằng cách nghe một bài kệ. Đó là tại sao đối với chi phần ‘trí tuệ’ (paññā) rất quan trọng để biết rõ Nibbāna.
Trong xã hội, con người có thể được coi là một người trí thức nếu họ có bằng cấp và danh hiệu. Tuy nhiên, theo Padhāniyaṅga sutta, chúng ta không thể nói người có chi phần ‘trí tuệ’ (paññā) qua những thành tựu thế gian. Số lớn con người không có chi phần ‘trí’ vì ‘trí tuệ’ ở đây được phối hợp với tuệ quán (vipassanā). ‘Trí’ này gắn liền với sự thấu biết rõ thực tính siêu lý của danh sắc (nāma–rūpa) và các nhân hay duyên của chúng.
‘Sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya-ñāṇa) là một chi tột bực để biết rõ Nibbāna. Cho nên, thiền sinh không thể biết rõ Nibbāna ngoài loại ‘tuệ’ này. Biết rõ Nibbāna sẽ xảy ra khi tuệ quán trưởng thành, hoàn thiện. Nibbāna nghĩa là thoát khỏi tất cả phiền não và thoát khỏi tất cả khổ. Đó là hạnh phúc thực, hạnh phúc cao nhất.
Với chi phần ‘trí’, chúng ta kết thúc ‘padhāniyaṅga’ hay năm chi phần cần thiết để tu tập thiền. Nếu bạn mong muốn thành công trong thiền, muốn được thoát khỏi tất cả khổ và biết rõ Nibbāna, bạn nên tu tập phát triển và duy trì năm chi phần này: tín (saddhā), sức khỏe ít bệnh (appābādha), chân thật (asaṭha), tinh cần (vīriya) và trí (paññā).
Bạn có nhớ khi đức Phật dạy hoàng tử Bodhi, và vào cuối thời thuyết pháp (dhamma) hoàng tử hỏi, “Đức Phật Vô thượng, đối với ai có một người dẫn dắt bản thân bạn, vị ấy cần tu tập bao lâu để đạt đến giai đoạn quả Ứng cúng (Arahatta phala) và hưởng sự vắng lặng và yên tịnh?
Đức Phật trả lời rằng, một người có năm chi phần cần thiết này để tu tập thiền có khả năng thấy rõ quả Ứng cúng (Arahatta phala) dưới sự hướng dẫn của Ngài trong bảy năm, một năm, bảy tháng, một tháng, mười lăm ngày, bảy ngày, dù nếu nhận sự hướng dẫn vào buổi sáng, sự chứng đạt sẽ vào buổi tối, hoặc nếu được chỉ dẫn vào buổi tối, sự chứng đạt sẽ là vào buổi sáng kế.
Cho nên, bằng cách làm cho tròn đủ năm chi tinh cần (padhāniyaṅga) này, tất cả có thể biết rõ Nibbāna càng sớm càng tốt.
Sādhu, Sādhu, Sādhu.
Ngoài ra, tôi muốn nói về Meghiya Sutta cho những ai mong muốn tiến bộ trong tu tập thiền. Bằng cách học và hiểu Meghiya Sutta, bạn sẽ thấy nó rất hữu ích để thiền và tu tập pháp (dhamma).
Meghiya Sutta[33]
Đức Phật không có người phục vụ (upaṭṭhāka) thường xuyên trong hai mươi năm an cư mùa mưa (vassa) đầu của Ngài. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn đầu giác ngộ (paṭhama Bodhi). Tôn giả Nāgasamāla, Tôn giả Nāgita, Tôn giả Upavāna, Tôn giả Sunakkhatta (từng là hoàng tử của Licchavi), Tôn giả Cunda (em trai của Tôn giả Sāriputta), Tôn giả Sāgata, và Tôn giả Meghiya thỉnh thoảng vẫn phục vụ như thị giả của Đức Phật.
Ở năm an cư mùa mưa (vassa) thứ mười ba của Ngài. Đức Phật trú ở một tu viện lớn trên đồi Cālika. Khi ấy Tôn giả Meghiya là người phục vụ tạm thời của Ngài.
Rồi một ngày nọ, Tôn giả Meghiya đến gặp Đức Phật, bày tỏ lòng tôn kính đến Ngài, và đứng qua một bên. Tôn giả Meghiya trình với Đức Phật, “Đức Phật cao thượng, con muốn vào làng Jantu khất thực”.
Đức Phật đáp: “Meghiya, ông có thể làm như vậy khi thích hợp với ông”.
Rồi Tôn giả Meghiya vào làng Jantu khất thực. Sau khi xong bửa ăn của vị ấy, vị ấy rời khỏi Jantu và đi đến bờ sông Kimikāḷā. Trong lúc vị ấy đang đi để thể dục chân của vị ấy, vị ấy thấy khu rừng xoài dễ chịu và đẹp. Thấy nó, vị ấy tự nghĩ, “Khu rừng xoài này dễ chịu và đẹp làm sao! Khu rừng xoài này lôi cuốn, dễ chịu và thú vị. Nó là nơi thích hợp để những người con trai của thành viên thị tộc đến một cách hợp pháp để tu tập thiền. Nếu Đức Phật cho phép tôi, tôi sẽ trở lại đây để tu tập thiền”.
Tôn giả Meghiya quay trở về đến Đức Phật và bày tỏ lòng tôn kính đến Ngài. Tôn giả thuật lại vấn đề chi tiết từ đầu khi vị ấy đang ngồi đến khi vị ấy có ý tưởng tu tập thiền tại khu rừng xoài.
Ví ấy thỉnh cầu:
“Đức Phật cao thượng, cho con xin sự chấp thuận. Con muốn đi trở lại khu rừng xoài cố gắng thiền ở đó”.
Thỉnh cầu như vậy, Đức Phật đáp ngăn cản[34] việc đi đến khu rừng xoài của vị ấy:
“Meghiya, vì chúng ta một mình, chờ cho đến khi vị bhikkhu khác đến”.
Đến lần thứ hai Meghiya đưa ra lời thỉnh cầu:
“Đức Phật cao thượng đã đạt tới Arahant và không còn gì khác cần đạt tới. Con vẫn phải làm để đạt tới nhóm mười sáu phận sự của con đường cho bản thân. Con phải phát triển thêm những gì còn lại để được đạt tới (mục đích). Nếu Đức Phật cho phép con, con muốn cố gắng để đạt được thiền”.
Lần thứ hai Đức Phật cũng đáp:
“Meghiya, vì chúng ta một mình, chờ cho đến khi vị bhikkhu khác đến”.
Đến lần thứ ba Meghiya đưa ra lời thỉnh cầu. Lần này Đức Phật không ngăn vị ấy mà nói:
“Padhānanti kho, Meghiya, vadamānaṃ kinti
vadeyyāma! Yassa dāni tvaṃ, Meghiya, kālaṃ maññasī”ti.
“Này Meghiya, vì ông nói cố gắng để đạt được thiền, làm sao chúng ta có thể ngăn việc đó? Meghiya, ông có thể đi khi thích hợp với ông”.
Rồi Tôn giả Meghiya từ chỗ ngồi đứng dậy, bày tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật và đi đến khu rừng xoài.
Những Tầm Bất Thiện Sanh Theo Tâm Của Tôn Giả Meghiya
Khu rừng xoài đó là nơi Tôn giả Meghiya hưởng sự thích thú vương giả trong năm trăm kiếp liên tục trước của vị ấy từng làm một quốc vương. Đó là lý do tại sao sự mong muốn lưu lại đó sinh khởi trong vị ấy ngay khi vị ấy thấy khu rừng xoài.
Sau khi đã vào khu rừng, vị ấy ngồi ở một gốc cây qua ngày. Phiến đá ở gốc cây mà Meghiya đang ngồi giống với cái vị ấy từng dùng làm chỗ ngồi, hạnh phúc vây quanh bởi nhiều vũ công khác nhau, khi vị ấy từng là một vị vua trong những kiếp sống trước. Ngay khi vị ấy ngồi, nó xuất hiện như thể là thân phận tu sĩ của vị ấy lẩn trốn. Tôn giả Meghiya rơi vào một trạng thái mơ màng mà vị ấy làm ra vẻ vương quyền trên ngai vàng đồng hành cùng những vũ công xinh đẹp.
Khi ấy, vì sự dính mắc vào sự xa hoa lộng lẫy này, những ý nghĩ bất thiện về ‘dục tầm’ (kāma-vitakka) liên quan với ‘vật dục’ (vatthu-kāma) dần dần sinh khởi theo vị ấy. Cũng vào lúc ấy, nếu như vị ấy thấy hai tên trộm bị những người canh gác bắt và mang đến trước vị ấy. Thấy những tên trộm, những ý nghĩ ‘sân độc tầm’ (byāpāda-vitakka) sinh khởi theo vị ấy như thể là vị ấy ra lệnh xử tử một trong những tên trộm. Những ý nghĩ độc ác hay ‘ác hại tầm’ (vihiṃsā-vitakka) xuất hiện với vị ấy như thể là vị ấy ra lệnh hành hạ và nhốt tên trộm còn lại. Theo cách này, ba loại ý nghĩ hay tầm bất thiện luân phiên xuất hiện theo tâm của vị ấy; ‘dục tầm’, ‘sân độc tầm’ và ‘ác hại tầm’.
Khi bạn tu tập thiền, những ý nghĩ hay tầm đó cũng xuất hiện theo tâm bạn phải chăng? Bây giờ bạn đang lắng nghe pháp (dhamma), những ý nghĩ hay tầm bất thiện hầu như không sinh khởi. Nhưng khi bạn tu tập thiền, bạn có thể nghĩ về gia đình của bạn hay những dục dục khác mà bạn đã hưởng thụ trước. Hay khi bạn cãi nhau với bạn của bạn, ‘sân độc tầm’ và những điều khó chịu có thể xuất hiện. Một số người, ngay khi họ khép mắt của họ lại để thiền, những ý nghĩ hay ‘tầm bất thiện’ bắt đầu sanh. Đó có nghĩa là họ vẫn đang chiến đấu với những loại ý nghĩ này. Nhưng dần về sau, thiền sinh có thể tập trung theo hơi thở tốt, những loại ý nghĩ hay tầm này sẽ biến mất. Đó là lý do tại sao chúng tôi khuyến khích thiền sinh vẫn tập trung theo hơi thở trong thời gian dài.
Một số thiền sinh có thể tập trung theo hơi thở trong một giờ, hay hai giờ đồng hồ. Rồi tôi hướng dẫn họ giữ niệm theo hơi thở càng lâu càng tốt, trong bốn giờ hay năm giờ đồng hồ. Rồi họ than phiền với tôi, “tại sao tôi phải tập trung theo hơi thở trong thời gian dài?”
Thật ra, đó là vì có thể giúp bạn loại trừ những loại tầm hay ý nghĩ đó. Nếu những loại tầm hay ý nghĩ đó luôn xuất hiện trong tâm bạn, bạn sẽ không có khả năng đạt đến bất cứ định nào.
Vì Tôn giả Meghiya bị vây quanh bởi ba loại tầm hay ý nghĩ bất thiện đó, vị ấy không thể tu tập thiền một cách đúng đắn. Vị ấy cảm giác rất lạ và quyết định đi trở về và hỏi Đức Phật.
Đức Phật không bao giờ hướng dẫn học trò của Ngài mà không có lý do. Ngài biết điều gì sẽ xảy ra với Meghiya. Nhưng tại sao Đức Phật cho phép Tôn giả Meghiya đi đến khu rừng xoài? Vì Đức Phật biết Meghiya sẽ đến đó dù không có sự cho phép của Ngài. Nếu Ngài ngăn không cho đi, vị ấy sẽ nghĩ sai và hiểu lầm Đức Phật và tự nghĩ: “Đức Phật không cho phép tôi vì Ngài chỉ muốn một điều, đó là sự phục vụ của tôi”. Đức Phật cũng biết rằng Meghiya có sự hiểu lầm này vị ấy có thể kết tội Đức Phật. Sự hiểu lầm này sẽ gây ra sự khổ lâu dài đến vị ấy và có thể ngăn sự chứng đạt của vị ấy. Cho nên, Đức Phật đã cho phép.
Đôi khi một số thiền sinh muốn đi trở về quốc độ của họ, nhưng tôi ngăn họ. Đây là giúp những thiền sinh khỏi rơi trở lại những nết quen bất thiện. Ví dụ, một thiền sinh từ USA muốn trở về quốc độ của anh ấy. Sau khi vị ấy trở về, vị ấy có thể trở lại những nết quen xưa hưởng những dục lạc, đi đến những câu lạc bộ về đêm, v.v… Rồi vị ấy sẽ quên tu tập thiền. Đó là lý do tại sao bạn nên cân nhắc có nên đi trở về quốc độ của bạn hay không. Trung tâm của chúng tôi là một nơi thích hợp để tu tập thiền. Ở lại và tu tập ở đây cho đến khi bạn đạt Nibbāna.
Sai khi bày tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật, Tôn giả Meghiya ngồi ở một nơi thích hợp và thuật lại những gì xảy ra với vị ấy:
“Acchariyaṃ vata bho, abbhutaṃ vata bho! Saddhāya ca vatamhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā. Atha ca panimehi tīhi pāpakehi akusalehi vitakkehi anvāsattā, seyyathidaṃ – kāmavitakkena, byāpādavitakkena, vihiṃsāvitakkena” .
“Ồ, nó kỳ lạ làm sao! Ồ, nó phi thường làm sao! Chúng ta là người đã từ bỏ thế gian và gia nhập những học giới qua lòng tin, chúng ta chưa vượt qua được ba tầm hay ý nghĩ bất thiện; nghĩ về ‘dục tầm’ (kāma-vitakka), ‘sân độc tầm’ (byāpāda-vitakka) và ‘ác hại tầm’ (vihiṃsā-vitakka).
Đức Phật Ban Thời Thuyết Pháp Đến Tôn Giả Meghiya
Khi Tôn Giả Meghiya thuật lại cho Đức Phật nghe xong, điều gì đã xảy ra, Đức Phật ban cho vị ấy một thời thuyết pháp thích hợp:
“Aparipakkāya, Meghiya, cetovimuttiyā pañca dhammā paripākāya saṃvattanti. Katame pañca”
“Meghiya, khi sự giải thoát tâm khỏi những phiền não chưa chín mùi, năm pháp đưa đến sự chín mùi của nó. Những gì là năm?
“Idha, Meghiya, bhikkhu kalyāṇamitto hoti kalyāṇasahāyo kalyāṇasampavaṅko. Aparipakkāya,Meghiya, cetovimuttiyā ayaṃ paṭhamo dhammo paripākāya saṃvattati.”
(1) “Ở đây, Meghiya, một Bhikkhu có bạn tốt, sự kết giao tốt, bầu bạn tốt. Khi sự giải thoát tâm khỏi những phiền não chưa chín mùi, đây là điều đầu tiên đưa đến sự chín mùi của nó”.
Ngay khi bạn kết giao với bạn tốt, pháp tròn đủ (pāramī) sẽ trở nên chín mùi.
“Puna caparaṃ, Meghiya, bhikkhu sīlavā hoti, pātimokkha-saṃvarasaṃvuto viharati ācāragocarasampanno, aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhati sikkhāpadesu. Aparipakkāya, Meghiya, cetovimuttiyā ayaṃ dutiyo dhammo paripākāya saṃvattati.”
(2) Lại nữa, một bhikkhu thì có giới đức tốt, giới trong sạch; vị ấy trú trong sự kiềm chế theo Pātimokkha[35], vị ấy có những hành vi và hành xứ tốt, thấy sự nguy hại của những sai lỗi mong manh, nhỏ nhất. Đảm trách những giới học, vị ấy tu tập theo giới. Khi sự giải thoát của tâm khỏi những phiền não chưa chín mùi, đây là pháp thứ hai để đưa đến sự chín mùi của chúng”.
“Puna caparaṃ, Meghiya, bhikkhu yāyaṃ kathā abhisallekhikā cetovivaraṇasappāyā ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati, seyyathidaṃ – appicchakathā, santuṭṭhikathā, pavivekakathā, asaṃsaggakathā, vīriyārambhakathā, sīlakathā, samādhikathā, paññākathā, vimuttikathā, vimuttiñāṇadassanakathā; evarūpāya kathāya nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī. Aparipākāya, Meghiya, cetovimuttiyā ayaṃ tatiyo dhammo paripākāya saṃvattati.”
(3) “Lại nữa, một bhikkhu được nghe theo ý muốn, dễ dàng hay khó khăn, nói đề cập về đời sống khổ hạnh có lợi cho sự mở đầu sự biết rõ, đó là nói ít muốn, bằng lòng (biết đủ), viễn ly (tách biệt), không làm cho bận rộn (không vướng mắc) với người khác, về đánh thức sự siêng năng, về giới, về định, về tuệ, về giải thoát, về biết và thấy sự giải thoát. Khi sự giải thoát của tâm khỏi những phiền não chưa chín mùi, chưa trưởng thành, đây là điều thứ ba đưa đến sự chín mùi, trưởng thành của nó”.
“Puna caparaṃ, Meghiya, bhikkhu āraddhavīriyo viharati, akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya, kusalānaṃ dhammānaṃ upasampadāya, thāmavā daḷhaparakkamo anikkhittadhuro kusalesu dhammesu. Aparipakkāya, Meghiya, cetovimuttiyā ayaṃ catuttho dhammo paripākāya saṃvattati.”
(4) “Lại nữa, vị ấy tiếp tục kiên quyết siêng năng để từ bỏ những thực tính bất thiện, và đạt được những thực tính thiện, bền bỉ, vững vàng, bền chí, không từ bỏ phận sự tích lũy những thực tính thiện. Khi sự giải thoát của tâm khỏi những phiền não chưa chín mùi, chưa trưởng thành, đây là điều thứ tư đưa đến sự chín mùi của nó”.
“Puna caparaṃ, Meghiya, bhikkhu paññavā hoti udayatthagāminiyā paññāya samannāgato ariyāya nibbedhikāya sammā dukkhakkhayagāminiyā. Aparipakkāya, Meghiya, cetovimuttiyā ayaṃ pañcamo dhammo paripākāya saṃvattati. Aparipakkāya, Meghiya, cetovimuttiyā ime pañca dhammā paripākāya saṃvattanti.”
(5) “Lại nữa, một bhikkhu là bậc có trí; vị ấy có trí về sanh và diệt, đó là cao quí, thấu rõ, đưa đến sự hoàn toàn hoại diệt khổ[36]. Khi sự giải thoát của tâm khỏi những phiền não chưa chín mùi, đây là điều thứ năm đưa đến sự chìn mùi của nó”.
Theo sự giải thích của Puggalapaññatti và Aṅguttara Nikāya, những người bạn tốt là những người có được tám đức tính: tín, giới, trí hiểu biết trong pháp, rộng lượng, siêng năng, niệm, định và tuệ.
Theo Visuddhi Magga, bạn tốt (Kalyāṇamitta) theo thứ tự đi xuống:
- Đức Phật (Buddha);
- Các Đại đệ tử của Đức Phật (Buddha);
- Bậc Ứng cúng (Arahanta);
- Bậc Bất lai;
- Bậc Nhất lai;
- Bậc Nhập lưu;
- Người phàm đã đắc thiền (jhāna);
- Người biết ba tạng (Piṭaka);
- Người biết hai tạng (Piṭaka);
- Người biết một tạng (Piṭaka);
- Người thân thuộc với một Bộ (Nikāya) cùng với chú giải (Aṭṭhakathā) của bộ đó; và
- Người không xảo trá.
Đức Phật tiếp tục giải thích thêm.
“Kalyāṇamittassetaṃ, Meghiya, bhikkhuno pāṭikaṅkhaṃ kalyāṇasahāyassa kalyāṇasampavaṅkassa yaṃ sīlavā bhavissati, pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharissati, ācāragocarasampanno, aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhissati sikkhāpadesu.”
“Meghiya, khi bhikkhu có người bạn tốt, như là sự kết giao tốt, bầu bạn tốt, đó là điều được trông đợi:
(6) Vị ấy sẽ là có giới đức, sẽ trú trong sự kiềm chế theo Pātimokkha;
(7) Sẽ có hành vi và hành xứ tốt hay thích hợp;
(8) Sẽ thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ, mong manh. Đảm trách những học giới, vị ấy sẽ tu tập theo giới.
Có ba loại hành xứ (gocara) tốt hay thích hợp:
- [thích hợp] hành xứ cốt để ủng hộ (Upanissaya gocara): hành xứ cung ứng duyên hay điều kiện đủ mạnh để phát triển những thực tính thiện, như là giới, v.v… bạn tốt là người dùng mười loại lời nói liên quan đến sự giải thoát khỏi khổ luân hồi (saṃsāra) mang lại năm lợi ích như vậy như là nghe pháp (dhamma) chưa từng nghe trước đó, sửa những điều đã được nghe, giũ sạch hoài nghi, cải chánh tri kiến, lấy được lòng tin hay tín, hay có thể làm cho người khác tiến bộ trong năm đức tính, như là tín, giới, sự học tập, rộng lượng, và trí tuệ.
- [thích hợp] hành xứ cốt để bảo vệ (Ārakkha Gocara): hành xứ bảo vệ tâm của bhikkhu khỏi sự nguy hiểm của ác tầm hay ác tư duy. Một bhikkhu thực hiện hành xứ bằng niệm, đi để khất thực vào trong làng và thị trấn với cặp mắt nhìn xuống, thấy đoạn dài của một cái đòn cài, kềm chế, không nhìn con voi, không nhìn con ngựa, cổ xe, người đi bộ, đàn bà, đàn ông, không nhìn lên, không nhìn xuống, không nhìn chằm chằm hướng này và kia, hay hướng đến hướng nào trong tám hướng và cứ đi.
iii. [thích hợp] hành xứ cốt để bám chặt, tiếp xúc thân mật (Upanibandha gocara): đó là thiền theo bốn niệm xứ (Satipatthāna kammatthāna), nhờ vào những xứ này, tâm được neo chặt.[37]
(9) “Meghiya, khi một bhikkhu có những bạn tốt (kalyāṇamitta), như là sự kết giao tốt (kalyāṇasahāya), bầu bạn tốt (kalyāṇasampavaṅka), đó là điều được trông đợi mà vị ấy sẽ được nghe theo ý muốn dễ dàng và không khó, nói đó thật sự đang làm cho tỉnh táo và nó đưa đến hoàn toàn tỉnh ngộ (ekantanibbidāya), ly tham (virāgāya), diệt dứt (nirodhāya), tịch tịnh, yên lặng (upasamāya), thắng trí, biết trực tiếp (abhiññāya), chánh giác (sambodhāya) và Nibbāna (Nibbānāya). Đó là nói về số ít muốn, bằng lòng (biết đủ), viễn ly (tách biệt), không làm cho bận rộn (không vướng mắc) với người khác, về đánh thức sự siêng năng, về giới, về định, về tuệ, về giải thoát, về biết và thấy sự giải thoát.”
Mười loại lời nói có ích cho sự giải thoát (dasakathāvatthūni)[38]:
- Appicchakathā [lời nói về ít muốn];
- Santutthikathā [lời nói về biết đủ (bằng lòng) với những gì người có trong tay, nhất là về bốn đồ dùng cần thiết như là y phục, vật thực, nơi trú và thuốc trị bệnh];
- Pavivekakathā [lời nói về đời sống viễn ly (tách biệt)];
- Asaṃsaggakathā [lời nói về không bận rộn (không vướng mắc) với người khác];
- Vīriyārambhakathā [lời nói về đánh thức sự siêng năng];
- Sīla-kathā [lời nói về giới];
- Samādhi-kathā [lời nói về định tâm];
- Paññā-kathā [lời nói về quán minh sát vipassanā và đạo tuệ];
- Vimutti-kathā [lời nói về giải thoát (những trạng thái quả thành tựu)];
- Vimuttiñānadassana-kathā [lời nói về tuệ giải thoát tri kiến hay tuệ xem lại đạo và quả (Paccavekhanā-ñāṇa)].
Có bốn loại ít muốn hay thiểu dục (appiccha), đó là:
- Paccaya-appiccha: có ít hay không ham muốn về bốn đồ dùng cần thiết;
- Dhutaṅga-appiccha: có ít hay không ham muốn để người khác biết bạn đang tu tập con đường thanh tịnh cao quí (hạnh đầu đà – dhutaṅga);
- Pariyatti-appiccha: có ít hay không ham muốn để người khác biết bạn có học hiểu biết rộng giáo pháp;
- Adhigama-appiccha: có ít hay không ham muốn để người khác biết bạn đã thấy rõ pháp siêu thế về đạo – quả (Magga-phala).
Có ba dạng viễn ly (tách biệt) (viveka), đó là:
- Kāya-viveka: thân viễn ly, nghĩa là tách rời khỏi những người bạn.
- Citta-viveka: tâm viễn ly, nghĩa là lìa bỏ những ý nghĩ gây thích thú, nhất là nói đến thiền (jhāna) định.
- Upadhi-viveka: viễn ly, tách ra khỏi cơ sở của sự sống, nghĩa là Nibbāna, đó là không có bốn cơ sở của sự sống (upadhi).
Bốn loại cơ sở của sự sống hay sanh y (upadhi):
- Về dục (kāmupadhi),
- Về uẩn (khandhupadhi),
- Về phiền não (kilesupadhi),
- Về tác hành (abhisaṅkhārūpadhi)[39].
Đức Phật tiếp tục giải thích:
(10) “Meghiya, khi một bhikkhu có các bạn tốt, như là sự kết giao tốt, bầu bạn tốt, đó là điều được trông đợi mà vị ấy sẽ cố gắng với sự kiên quyết tinh cần (āraddhavīriyo viharissati) để từ bỏ những pháp bất thiện (akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya), và thành tựu những pháp thiện (kusalānaṃ dhammānaṃ upasampadāya), kiên trì (thāmavā), tinh tấn mạnh mẽ (daḷhaparakkamo), không từ bỏ phận sự tích lũy pháp thiện (anikkhittadhuro kusalesu dhammesu)”.
Bạn nên tu tập thiền để từ bỏ những pháp bất thiện và đạt được thành tựu những pháp thiện. Không có tu tập thiền, đó là điều không thể đoạn trừ những phiền não khỏi tâm của bạn. Dù bạn gặp khó khăn trong việc tu tập của bạn, bạn không nên ngưng. Bạn nên có tinh tấn mạnh mẽ và liên tục như là, “khi nào tôi chưa thấy rõ Nibbāna, tôi sẽ không bao giờ từ bỏ việc tu tập của tôi”.
(11) “Meghiya, khi một bhikkhu có những bạn tốt, như là sự kết giao tốt, bầu bạn tốt, đó là điều được trông đợi”. Vị ấy sẽ có trí về sự sanh và diệt (udayatthagāminiyā paññāya samannāgato) của danh sắc và các nhân hay duyên của chúng, mà bậc Thánh (Ariyāya), thấu rõ (nibbedhikāya), và đưa đến sự đoạn tận khổ (sammā dukkhakkhayagāminiyā)”.
Có một bạn tốt là điều rất quan trọng. Một lần, Tôn giả Ānanda xem xét làm sao một người có thể thành công trong phạm hạnh (brahmacariya)[40]. Vị ấy xác định rằng thành công trong phạm hạnh lệ thuộc một nửa vào tình bạn tốt, và một nửa lệ thuộc vào sự tinh tấn của bản thân. Nhưng khi vị ấy nói điều này đến Đức Phật, Đức Phật đã khiền trách vị ấy:
“Mā hevaṃ, ānanda, mā hevaṃ, ānanda! Sakalamevidaṃ, ānanda, brahmacariyaṃ, yadidaṃ – kalyāṇamittatā kalyāṇasahāyatā kalyāṇasampavaṅkatā. Kalyāṇamittassetaṃ, ānanda, bhikkhuno pāṭikaṅkhaṃ kalyāṇasahāyassa kalyāṇasampavaṅkassa – ariyaṃ aṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ bhāvessati, ariyaṃ aṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ bahulīkarissati.”
“Không nên nói như thế, này Ānanda, không nên nói như thế, Ānanda! Toàn bộ đời sống phạm hạnh chỉ là như vậy, đó là: tình bạn tốt, sự kết giao tốt, kết thân tốt. Với một người bạn tốt, Ānanda, đây là điều được trông đợi của bhikkhu mà nhóm tám Thánh đạo sẽ được phát triển và nhóm tám Thánh đạo sẽ được tu tập nhiều”.
“Tadamināpetaṃ, ānanda, pariyāyena veditabbaṃ yathā sakalamevidaṃ brahmacariyaṃ, yadidaṃ – kalyāṇamittatā kalyāṇasahāyatā kalyāṇasampavaṅkatā. Mamañhi, ānanda, kalyāṇamittaṃ āgamma jātidhammā sattā jātiyā parimuccanti; jarādhammā sattā jarāya parimuccanti; maraṇadhammā sattā maraṇena parimuccanti; sokaparideva-dukkhadomanassupāyā-sadhammā sattā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsehi parimuccanti. Iminā kho etaṃ, ānanda, pariyāyena veditabbaṃ yathā sakalamevidaṃ brahmacariyaṃ, yadidaṃ – kalyāṇamittatā kalyāṇasahāyatā kalyāṇasampavaṅkatā.”
Theo cách này, nó cũng có thể được hiểu, Ānanda, toàn bộ đời sống phạm hạnh chỉ là như vậy ra sao, đó là tình bạn tốt, sự kết giao tốt, kết thân tốt. Này Ānanda, vì lẽ rằng, do Ta là một bạn tốt, mà chúng sanh (đối tượng tái tục) thoát khỏi tái tục; chúng sanh (đối tượng của già) thoát khỏi già; chúng sanh (đối tượng của chết) thoát khỏi chết; chúng sanh (đối tượng của sầu, khóc, khổ, ưu, và ai oán) thoát khỏi sầu, khóc, khổ, ưu, và ai oán. Này Ānanda, bằng phương pháp này thì nó nên được hiểu làm sao toàn thể đời sống phạm hạnh chỉ là vậy, đó là tình bạn tốt, sự kết giao tốt, kết thân tốt”.
Đó là lý do tại sao được Đức Phật giải thích điều quan trọng để có bạn tốt. Rồi sau khi những pháp đó đã được xác minh, Đức Phật cũng giải thích thêm rằng bhikkhu nên phát triển thêm bốn pháp (phẩm chất):
“Asubhā bhāvetabbā rāgassa pahānāya.”
(12) “Thiền bất tịnh nên được tu tập để nhổ bỏ tham ái”.
Ví dụ, một số tu tập thiền quán (vipassanā), nhưng do chưa có khả năng trừ tiệt tất cả phiền não, tham ái (rāga) có thể xuất hiện theo tâm của họ. Khi ấy, bạn nên tu tập thiền bất tịnh (asubha). Cả hai giai đoạn chỉ tịnh (samatha) và quán (vipassanā), thiền sinh có thể tu tập thiền bất tịnh (asubha) như là 32 phần của thân, v.v… Rồi họ có khả năng nhổ bỏ tham ái khỏi tâm của họ.
“Mettā bhāvetabbā byāpādassa pahānāya.”
(13) “Thiền lòng từ (mettā) nên được tu tập để nhổ bỏ sân giận (byāpāda)”
Khi bạn tu tập thiền, lòng căm thù có thể xuất hiện theo tâm của bạn, khi ấy bạn nên tu tập thiền lòng từ (mettā) để nhổ bỏ lòng căm thù. Ví dụ, khi tu tập giai đoạn thiền ‘hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna), nếu lòng căm thù hay sân giận (byāpāda) xuất hiện theo tâm, bậc tu tiến không thể tu tập thiền tốt. Thiền sinh có thể ngưng thiền ‘hơi thở vào hơi thở ra’ một thời gian và tu tập, phát triển thiền lòng từ (mettā).
Tu tập, phát triển lòng từ (mettā) ra sao? Bậc tu tiến nên hướng sự chú ý đến tất cả chúng sanh nói chung. Hình dung những vẻ mặt tươi cười của họ rồi cố gắng rải lòng từ (mettā), “Mong cho tất cả chúng sanh thoát khỏi những nguy hại, thoát khỏi những khổ tâm, thoát khỏi những khổ thân, mong họ được mạnh khỏe và hạnh phúc”. Theo Pāḷi là “Sabbe sattā avera hontu, abyāpajja hontu, anīgha hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
Khi bạn có thể rải lòng từ theo cách này, bạn sẽ có thể nhổ bỏ lòng căm thù khỏi tâm của bạn. Nhưng đối với những ai có thể tu tập thiền lòng từ (mettā) lên đến giai đoạn thiền (jhāna) thứ ba, nó sẽ dễ hơn đối với họ để tu tập thiền lòng từ (mettā)[41] khi lòng căm thù xuất hiện theo tâm của họ.
“Ānāpānassati bhāvetabbā vitakkupacchedāya.”
(14) “Thiền niệm hơi thở nên được tu tập để nhổ bỏ các loại tầm/ ý nghĩ khác nhau”.
Khi bạn tu tập thiền, nhiều loại tầm/ ý nghĩ có thể xuất hiện theo tâm của bạn. Ví dụ, trong trường hợp của Tôn giả Meghiya, ba loại tầm bất thiện xuất hiện; ‘dục tầm’, ‘sân độc tầm’ và ‘ác hại tầm’. Nếu nó xảy ra với bạn, thì bạn không thể tiếp tục thiền của bạn tốt. Thì bạn nên làm gì? Bạn nên tu tập thiền ‘hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna). Khi bạn cố gắng định theo thiền ‘hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna) lặp đi lặp lại, nhiều lần, thì định của bạn sẽ tiến bộ xa hơn nữa. Rồi khi định của bạn trở nên mạnh mẽ, bạn sẽ có khả năng nhổ bỏ nhiều loại ‘tầm’ khác nhau khỏi tâm của bạn. Vì lý do này, Đức Phật cũng khuyến khích Tôn giả Meghiya tu tập thiền ‘hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna).
Một số người có những ý nghĩ lan man khi họ tu tập thiền ‘hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna), thì họ ngưng sự tu tập của họ, họ muốn chuyển sang đề mục thiền khác. Tuy nhiên, Đức Phật đã giải thích rằng thiền ‘hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna) có thể nhổ bỏ những ý nghĩ lan man. Đó là lý do tại sao bạn nên tiếp tục việc tu tập của bạn cho đến khi bạn có thể đạt định mạnh, bạn sẽ có khả năng nhổ bỏ những ý nghĩ lan man khỏi tâm của bạn.
“Aniccasaññā bhāvetabbā asmimānasamugghātāya.”
(15) “Tưởng về vô thường nên được tu tập, phát triển để nhổ bỏ ngã mạn”.
Bạn có biết ngã mạn (māna) hay chăng? Ví dụ, một số người không thích nó khi người khác nhắc nhở họ về những sai lỗi của họ hay nhận sự khiển trách. Đây là vì họ có ngã mạn (māna). Thật ra, khi họ có thể xem lại như vầy, “người khác sẽ chết một ngày nào đó, theo cùng cách, tôi cũng sẽ như vậy. Người khác chỉ là sự kết hợp của những giới (dhātu), theo cùng cách, tôi cũng vậy”. Điều này có thể tạm thời giúp nhổ bỏ ngã mạn. Nhưng đối với những ai có thể tu tập lên đến pháp quán (vipassanā), họ có thể quan sát tất cả danh và sắc siêu lý là vô thường. Kế đến, Đức Phật cũng dạy:
“Aniccasaññino hi, Meghiya, anattasaññā saṇṭhāti, anattasaññī asmimānasamugghātaṃ pāpuṇāti diṭṭheva dhamme nibbānaṃ.”
“Meghiya, vì tưởng về vô thường, tưởng về vô ngã được vững vàng. Khi tưởng về vô ngã được vững vàng, nó sẽ đoạn tận[42] ngã mạn (māna), là Nibbāna ngay trong kiếp sống này.
Theo chú giải Udāna[43] có mười lăm chi khác nữa, là pháp có thể ủng hộ cho sự giải thoát của tâm khỏi những phiền não trở nên chín mùi (vimuttiparipācanīyā dhamma). Hay nói cách khác, những chi phần đưa đến chứng đạt Arahant. Chúng là:
[Ba chi phần liên quan đến ‘tín’ (saddhā)]
(1) Tách ra khỏi những người không có lòng tin (assaddhe puggale parivajjayato),
(2) Kết giao với những người có lòng tin (saddhe puggale sevato bhajato payirupāsato),
(3) Xem xét lại những bài giảng gây nên lòng tin (pasādanīye suttante paccavekkhato)[44]
[Ba chi phần liên quan đến ‘tinh cần’ (vīriya)]
(4) Tách ra khỏi những người lười biếng (kusīte puggale parivajjayato),
(5) Kết giao với những người siêng năng (āraddhavīriye puggale sevato bhajato payirupāsato),
(6) Xem xét lại những phẩm chất gây nên sự tinh cần (sammappadhāne[45] paccavekkhato),
[Ba chi phần liên quan đến ‘niệm’ (sati)]
(7) Tách ra khỏi những người thiếu niệm, hay quên (muṭṭhassatī puggale parivajjayato),
(8) Kết giao với những người có niệm (upaṭṭhitassatī puggale sevato bhajato payirupāsato),
(9) Xem xét lại những bài giảng trợ cho cơ sở của niệm hay niệm xứ (satipaṭṭhāne paccavekkhato),
[Ba chi phần liên quan đến ‘định’ (samādhi)]
(10) Tách ra khỏi những người tâm không định (asamāhite puggale parivajjayato),
(11) Kết giao với những người tâm định (samāhite puggale sevato bhajato payirupāsato),
(12) Xem xét lại quả trợ cho thiền jhāna và giải thoát (jhānavimokkhe paccavekkhato),
[Ba chi phần liên quan đến ‘tuệ’ (paññā)]
(13) Tách ra khỏi những người không trí (duppaññe puggale parivajjayato),
(14) Kết giao với những người trí (paññavante puggale sevato bhajato payirupāsato), và
(15) Xem xét lại những bài giảng sâu sắc về trí và tuệ (gambhīrañāṇacariyaṃ paccavekkhato).
Mười lăm chi này sẽ đưa đến sự thanh tịnh, chín mùi hay trưởng thành của năm quyền, đó là:
Tín quyền (saddhindriyaṃ), cần quyền (vīriyindriyaṃ), niệm quyền (satindriyaṃ), định quyền (samādhindriyaṃ) và tuệ quyền (paññindriyaṃ).
Bên cạnh mười năm chi phần trên, cũng có năm tưởng thấu triệt hay tưởng quyết trạch phần (nibbedhabhāgiyā saññā), đó là:
(1) Tưởng về vô thường (aniccasaññā),
(2) Tưởng về khổ (dukkhasaññā),
(3) Tưởng về vô ngã (anattasaññā),
(4) Tưởng về từ bỏ (pahānasaññā),
(5) Tưởng về ly tham ái (virāgasaññā); không dính mắc với vật chi trong thế gian.
Năm chi phần đã dạy trong Sutta thuyết cho Tôn giả Meghiya: kết giao với bạn tốt, có giới, lắng nghe và xem xét lại mười loại lời nói, đã tu tập cần và có trí về tưởng của trạng thái sanh và diệt của các pháp (udayabbaya-saññā); sáu chi phần từ kết giao với bạn tốt; và bốn pháp khác để tu tập (Asubhā, Ānāpānassati, Mettā và Aniccasaññā) những pháp này cũng làm nên 15 chi phần của Vimuttiparipācanīyā dhamma.
Đức Phật tiếp tục cho hai câu kệ này:
“Khuddā vitakkā sukhumā vitakkā,
Anugatā manaso uppilāvā.
Ete avidvā manaso vitakke,
Hurā huraṃ dhāvati bhantacitto”
“Tầm/ ý nghĩ hạ liệt và tầm vi tế theo tâm và làm tâm bị khuấy động. Bậc tu tiến không hiểu những tầm này thì danh pháp không vững vàng và chạy từ một cảnh này sang cảnh khác”.
Tầm/ ý nghĩ hạ liệt nói đến ba loại ‘dục tầm’, ‘sân độc tầm’ và ‘ác hại tầm’. Tầm vi tế nói đến ý nghĩ về gia đình, làng mạc, những chuyện quá khứ, phàn nàn về những điều khác, được, v.v…
“Ete ca vidvā manaso vitakke,
Ātāpiyo saṃvaratī satīmā;
Anugate manaso uppilāve,
Asesamete pajahāsi buddho[46]”
Thánh đệ tử hiểu những tầm hay ý nghĩ này, khả năng tinh tấn và niệm có thể thiêu đốt những danh phiền não và ngăn những tầm theo tâm và làm tâm bị khuấy động. Thánh đệ tử, người hiểu Bốn Thánh Đế có khả năng từ bỏ hoàn toàn những dục tầm và những tầm khác”.
Chúng ta hãy tiếp tục, theo chú giải Dhammapāda[47], Đức Phật cho Meghiya hai câu kệ sau:
“Phandanaṃ capalaṃ cittaṃ,
dūrakkhaṃ dunnivārayaṃ;
Ujuṃ karoti medhāvī,
usukārova tejanaṃ.”
“Chỉ như một xạ thủ làm thẳng một mũi tên sắc bén, dù vậy quan sát người đàn ông làm ngay thẳng tâm của vị ấy rất hay thay đổi và không vững vàng, rất khó canh giữ”.
“Chỉ như một chiến sĩ kiêu hùng, xạ thủ làm thẳng mũi tên cong để làm tròn nhiệm vụ của vị ấy bằng cách thiêu đốt nó, cũng vậy một người đàn ông với tuệ thấu rõ có thể làm tâm ngay thẳng bằng cách thiêu đốt nó bằng tinh tấn, cả hai sắc và danh. Tâm bị kích động bởi sáu cảnh, như là cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc và cảnh pháp, do đó khó điều khiển. Như một tâm có thể khó bị ngăn khỏi lang thang quanh quẩn những cảnh không thích hợp.
“Vārijova thale khitto,
okamokata ubbhato;
Paripphandatidaṃ cittaṃ,
māradheyyaṃ pahātave”.
Như một con cá khi kéo ra khỏi nước và ném trên đất, run và đập mạnh, còn tâm này bị khuấy động cũng vậy. Do đó, bậc tu tiến nên từ bỏ vương quốc của Māra”.
Đúng như con cá sanh trong nước, khi bắt ra khỏi nước và ném trên đất, nhảy khắp không ngưng nghỉ. Cũng vậy, tâm hưởng năm cảnh, khi lấy ra khỏi các cảnh dục, đấu tranh và nhảy khắp khi tu tập thiền. Nó nhảy khắp không ngưng nghỉ về phía cảnh trong lúc thiền như con cá vùng vẫy trên đất để trở lại nước.
Ở cuối những câu pháp cú này, Tôn giả Meghiya trở thành một bậc Nhập lưu (Sotāpanna) cùng với nhiều người khác ở đó nghe Đức Phật dạy.
Nếu bạn tu tập thiền lặp đi lặp lại nhiều lần, một ngày tâm của bạn sẽ có khả năng trú yên tịnh theo đề mục thiền trong thời gian dài. Bằng cách lấy ví dụ từ Tôn giả Meghiya, có thể bạn có khả năng tu tập tâm của bạn với một đề mục thiền. Có thể bạn có khả năng hoàn thiện tất cả những chi phần để giải thoát tâm khỏi những phiền não (Vimuttiparipācanīyā dhamma).
Bằng cách hoàn thiện mười lăm hay ba mươi Vimuttiparipācanīyā dhamma có thể pháp tròn đủ (pāramī) của bạn trở nên chín mùi, trưởng thành. Ở cuối của sự chín mùi của pháp tròn đủ (pāramī) của bạn, có thể bạn có khả năng thấy rõ Nibbāna càng sớm càng tốt.
Sādhu, Sādhu, Sādhu.