1. Khoảng Trống Không

Mọi người đều muốn Niết bàn, nhưng nếu ta nói cho họ biết rằng Niết bàn chẳng có chi cả thì họ sẽ bắt đầu suy nghĩ. Nhưng Niết bàn thực sự là chẳng có gì cả, hoàn toàn không có gì cả. Hãy nhìn xem cái mái nhà, cái nền nhà này. Thử nghĩ rằng mái nhà là cái có, cái hiện hữu và nền nhà cũng là cái có, cái hiện hữu. Bạn có thể đứng trên mái nhà hay trên nền nhà, nhưng bạn không thể đứng ở khoảng không giữa mái nhà và nền nhà. ở đâu không có cái có thì ở đó trống không. Nếu nói một cách trực tiếp, ta nói Niết bàn là sự trống không này. Nghe nói như vậy, người ta sẽ thụt lùi một bước. Họ không muốn tiến tới. Họ sợ vào Niết bàn sẽ không còn nhìn thấy con cái và thân bằng quyến thuộc. Bởi thế mỗi khi chúng tôi chúc phúc cho thiện tín, cầu mong các thiện tín sống lâu, sắc đẹp, yên vui và sức mạnh thì họ sẽ rất sung sướng. Nhưng nếu bắt đầu nói với họ về sự xả bỏ và trống không thì họ chẳng muốn nghe. Có khi nào bạn thấy một người già, già khụm, có sắc đẹp, khỏe mạnh và yên vui không? Nhưng khi chúng tôi chúc họ sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh thì tất cả đều vui mừng và hài lòng. Họ đã dính mắc vào sự có, sự trở thành; dính mắc vào sinh và tử. Họ muốn đứng ở trên mái nhà hay ở trên nền nhà, hiếm có người nào dám đứng ở giữa khoảng trống không.

  1. Gia Đình

Bạn chẳng phải cần đi vào rừng sâu núi thẳm hay hang động âm u để tìm kiếm giáp pháp. Giáo pháp nằm ngay ở tâm bạn. Giáo pháp có ngôn ngữ của kinh nghiệm. Giữa kinh nghiệm và khái niệm có sự khác biệt lớn lao. Người nào nhúng tay vào nước nóng cũng đều cảm thấy nóng. Cảm giác nóng này có thể được diễn tả qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Cũng vậy, người nào nhìn sâu vào tâm cũng đều có kinh nghiệm tương tự. Trình độ văn hoá, địa vị, ngôn ngữ chẳng ảnh hưởng gì đến kinh nghiệm này. Nếu tâm mỗi người đều đạt đến chân lý thâm diệu, đạt đến giáo pháp thì tất cả trở thành một đại gia đình, trở thành cha mẹ, anh chị em của nhau. Được như thế bởi vì tất cả đều nếm hương vị tinh túy của tâm. Con người có hình dáng khác nhau, có bề ngoài khác nhau, nhưng hương vị tinh túy của tâm thì giống nhau.

  1. Phân Bón

Phiền não của chúng ta là phân bón cho việc hành thiền. Chẳng khác nào dùng các loại phân bò, gà v.v… để bón cho các loại cây ăn trái khiến cây có nhiều quả ngon ngọt. Trong đau khổ có hạnh phúc, trong hỗn loạn có an tịnh. Đau khổ sinh ra hạnh phúc, hỗn loạn sinh ra an tịnh. Hãy lấy đau khổ và hỗn loạn làm phân bón cho hạnh phúc và an tịnh.

 

CÁC BÀI VIẾT TRONG CUỐN SÁCH

  1. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 1
  2. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 2
  3. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 3
  4. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 4
  5. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 5
  6. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 6
  7. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 7
  8. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 8
  9. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 9
  10. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 10
  11. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 11
  12. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 12
  13. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 13
  14. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 14
  15. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 15
  16. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 16
  17. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 17
  18. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 18
  19. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 19
  20. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 20
  21. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 21
  22. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 22
  23. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 23
  24. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 24
  25. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 25
  26. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 26
  27. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 27
  28. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 28
  29. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 29
  30. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 30
  31. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 31
  32. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 32
  33. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 33
  34. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 34
  35. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 35
  36. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 36
  37. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 37
  38. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 38
  39. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 39
  40. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 40
  41. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 41
  42. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 43
  43. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 43
  44. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 44
  45. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 45
  46. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 46
  47. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 47
  48. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 48

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app