1. Con Ếch

Càng lơ là hành thiền, càng lơ là đến chùa nghe pháp, tâm chúng ta càng bị chìm đắm sâu xa hơn như con ếch tiến vào một lỗ hang. Một người nào đó với cái móc đi ngang qua, thế là cuộc đời chú ếch chấm dứt. Chú ếch chẳng còn cơ hội chạy thoát, chỉ có nước nghển cổ lên để bị bắt đi thôi. Bởi vậy, phải thận trọng, đừng thụt lùi vào trong lỗ như con ếch. Một người nào đó đi ngang qua sẽ móc cổ bạn lôi ra. ở gia đình, bị con cháu và của cải quấy nhiễu, nên bạn còn tệ hại hơn chú ếch nữa. Bạn không biết làm thế nào để tách rời khỏi con cháu và của cải. Bạn đã thụt lùi vào trong hang rồi đấy. Khi già, đau, chết đến, bạn sẽ làm gì đây? Cái móc sắp đến bắt bạn đó, bạn trốn đi đường nào bây giờ?

  1. Trái Cây

Một cây ăn trái đang nở hoa. Thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ thoáng qua. Hoa rơi lác đác trên mặt đất. Một số nụ còn lại phát triển thành những trái cây nhỏ. Một trận gió nữa lại thổi qua và một số trái non rơi rụng. Một số trái còn lại lớn dần và hườm chín. Một số khác chín mùi trước khi rụng.

Con người cũng vậy, như hoa và trái trước cơn gió. Rồi cũng sẽ rơi rụng trong từng lứa tuổi của cuộc đời, một số người chết ngay lúc còn trong bụng mẹ, một số lìa đời vài ngày sau khi sinh, một số sống được vài năm rồi chết khi chưa đạt đến tuổi trưởng thành, một số chết vào lúc tuổi thanh xuân, một số đến tuổi già rồi mới chết. Hãy trầm tư về cuộc sống của con người, liên tưởng đến bản chất của trái cây trước gió.

Chúng ta thấy hoa, trái và cả chúng ta đều không vững bền. Tâm chúng ta cũng vậy, khi pháp trần sinh khởi thổi và quét qua tâm, thì tâm rơi như trái cây rơi rụng. Đức Phật hiểu rõ bản chất không vững bền của sự vật, Ngài quán sát hiện tượng của trái, hoa trước gió và nghĩ đến các đệ tử của ngài: Tỳ Kheo và Sa Di. Ngài thấy rằng tất cả đều có cùng bản chất không vững bền. Đó là bản chất chung của mọi sự, mọi vật, mọi pháp trần. Làm sao có ngoại lệ?

  1. Đống Rác

Nếu tâm bạn an tịnh tĩnh lặng thì nó sẽ trở thành một dụng cụ quan trọng để dùng. Nhưng nếu bạn ngồi chỉ với mục đích để có tâm định hầu đạt được cảm giác hạnh phúc và vui vẻ thì bạn đã phí mất thì giờ. Hành thiền là làm cho tâm an tịnh tĩnh lặng ổn định, rồi dùng tâm yên lặng ổn định này để xem xét thân và tâm hầu thấy rõ ràng chính xác bản chất của chúng. Ngược lại, nếu chỉ tập cho tâm yên tịnh để phiền não khỏi phát sinh thì chẳng khác nào dùng một tảng đá tạm thời đậy hố rác. Nếu dời tảng đá đi, hố rác hôi thối vẫn còn nằm đấy. Sự định tâm không phải để tạm thời hưởng thụ an lạc, mà là để xem xét chính xác bản chất của thân và tâm, đó là đạo giải thoát chân chính.

  1. Nước Sơn

Phải quán sát thân trong thân, những gì xảy ra trong thân hãy nhìn kỹ nó. Nếu chỉ nhìn bên ngoài sẽ không thấy rõ. Ta thấy tóc, lông, móng, răng, da, v.v… Chúng chỉ là những cái đẹp mê hoặc ta. Bởi thế, Đức Phật dạy ta hãy quan sát bên trong, niệm thân trong thân. Những gì trong thân, hãy thận trọng xem xét. Khi quan sát kỹ càng ta sẽ thấy nhiều điều làm ta ngạc nhiên. Bởi vì, mặc dầu chúng ở bên trong ta, nhưng ta chẳng bao giờ nhìn thấy. Mỗi khi đi đâu ta mang chúng theo nhưng ta chẳng hiểu tí gì về chúng. Như trường hợp ta ra tiệm mua một cái ghế bằng gỗ, thấy một cái ghế có nước sơn bóng loáng đẹp đẽ, ta mua về dùng, nhưng chỉ một thời gian ngắn, chiếc ghế hư gãy vì loại gỗ dùng làm chiếc ghế không tốt. Như vậy, ta chỉ nhìn bề ngoài chiếc ghế mà không để tâm đến chất gỗ bên trong.

Cơ thể ta cũng vậy, nếu chỉ nhìn cái vỏ bề ngoài ta sẽ bảo nó hoàn mỹ, nó đẹp đẽ tức là chúng ta quên mất vô thường, khổ và vô ngã. Nếu nhìn vào bên trong ta sẽ thấy nó thật dơ bẩn, xấu xa, chẳng có gì đẹp đẽ. Nếu nhìn với cái nhìn chân thực, nhìn theo chân đế, nhìn vào nguyên chất, đất, nước, gió, lửa của thân thể này mà không phết một lớp sơn mới mẻ bên ngoài thì ta sẽ thấy nó thật là dơ dáy, không có gì đáng để ưa thích thì tâm nhàm chán phát sinh. Cảm giác nhàm chán không phải là tâm chán ghét thế gian, vì không phát xuất từ lòng sân hận. Nó chỉ giản dị là tâm đã được trong sạch, một tâm xả bỏ. Ta thấy rằng tất cả sự vật đều không có bản chất, không thể trông cậy và nương tựa vào được, dầu cho ta có muốn chúng, có yêu thương chúng đến đâu đi nữa chúng cũng chẳng thèm để ý đến ta. Chúng chỉ đi theo đường lối riêng của chúng mà thôi. Sự vật vốn bất ổn, vốn không đẹp. Không ai có thể thay đổi bản chất bất ổn cố và không đẹp đẽ này của chúng. Bởi thế Đức Phật dạy rằng khi ta cảm nhận hình sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và đối tượng tâm ý thì hãy xả bỏ ngay, dầu cho đó là cảm giác hạnh phúc hay đau khổ, chúng cũng đều giống nhau. Hãy xả bỏ, hãy để chúng ra đi.

CÁC BÀI VIẾT TRONG CUỐN SÁCH

  1. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 1
  2. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 2
  3. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 3
  4. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 4
  5. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 5
  6. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 6
  7. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 7
  8. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 8
  9. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 9
  10. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 10
  11. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 11
  12. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 12
  13. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 13
  14. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 14
  15. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 15
  16. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 16
  17. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 17
  18. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 18
  19. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 19
  20. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 20
  21. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 21
  22. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 22
  23. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 23
  24. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 24
  25. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 25
  26. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 26
  27. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 27
  28. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 28
  29. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 29
  30. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 30
  31. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 31
  32. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 32
  33. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 33
  34. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 34
  35. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 35
  36. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 36
  37. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 37
  38. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 38
  39. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 39
  40. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 40
  41. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 41
  42. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 43
  43. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 43
  44. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 44
  45. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 45
  46. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 46
  47. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 47
  48. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 48

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app