1. Rắn

Con người luôn luôn tìm cầu hạnh phúc và ghét đau khổ, nhưng hạnh phúc là một hình thức vi tế của khổ đau. Chúng ta có thể so sánh hạnh phúc và khổ đau với một con rắn. Đầu rắn là đau khổ, đuôi rắn là hạnh phúc. Đầu rắn rất nguy hiểm vì có răng độc. Nếu đụng vào đầu rắn, rắn sẽ cắn ngay. Nhưng nói chi đến đầu, bạn chỉ cần sờ vào đuôi rắn, rắn cũng quay đầu lại cắn bạn liền; bởi vì cả đầu lẫn đuôi đều thuộc về một con rắn. Cũng thế, hạnh phúc và đau khổ, vui và buồn, đều khởi từ một con rắn. Đó là tham muốn. Bởi thế, khi có hạnh phúc thì tâm chưa hẳn đã có an bình thật sự. Chẳng hạn khi ta có được vật ưa thích như giàu sang, uy quyền, lời tán dương thì chúng ta hài lòng vui thích, nhưng tâm vẫn bất an vì lo sợ mất chúng. Sự bất an, sợ hãi này không phải là trạng thái hạnh phúc. Sau này, có thể chúng ta sẽ thực sự mất những thứ ấy, rồi sẽ thực sự đau khổ. Bởi vậy, nếu chúng ta không chánh niệm và ý thức sáng suốt ngay cả khi đang hạnh phúc thì đau khổ sẽ sẵn sàng nhảy vào. Đó là trường hợp nắm phải đuôi rắn, nếu ta không buông ra ắt sẽ bị rắn cắn. Vì tất cả mọi thứ, cho dù đó là đầu rắn hay đuôi rắn, là việc thiện hay việc bất thiện, đều là những đặc tính của luân hồi không ngừng thay đổi.

  1. Con Nhện

Theo dõi một con nhện có thể giúp chúng ta phát sanh trí tuệ. Nhện giăng tơ ở một nơi thuận lợi, rồi nằm một nơi chờ đợi. Một lát sau, một con ruồi bay đến sa vào lưới nhện. Khi mồi vừa đụng vào lưới thì nhện tức tốc đến ngay, dùng tơ quấn chặt lấy ruồi rồi cất con ruồi vào một nơi, xong lại trở về trung tâm nằm yên lặng như trước.

Tâm chúng ta cũng vậy. Tâm chúng ta luôn luôn bị các loài côn trùng là các đối tượng giác quan xâm nhập. Lúc căn tiếp với trần thì tâm hay biết ngay, chẳng khác nào khi côn trùng đụng vào lưới, thì nhện tiến đến liền. Khi tâm nhận thức đối tượng, nó sẽ suy đạt và xem xét một cách thận trọng rồi trở về trung tâm. Trở về trung tâm có nghĩa là sống chánh niệm với sự hiểu biết rõ ràng, luôn luôn có ý thức sáng suốt và làm mọi việc một cách chính xác, đó là trung tâm của chúng ta. Thật ra chẳng phải làm công việc gì nhiều, chúng ta chỉ y chiếu theo lối này mà sống một cách thận trọng là đủ. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta để cho tư tưởng phóng túng thiếu tinh cần chánh niệm, và cho rằng ta chẳng cần phải hành thiền hay kinh hành gì cả. Nếu sống không thận trọng, ta sẽ quên hết việc thực hành của mình. Không được cẩu thả, thiếu thận trọng. Phải luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng như con nhện đợi chờ săn mồi. Đó là phương pháp an trú của chúng ta: luôn luôn duy trì tinh tấn, ý thức sáng suốt và chánh niệm, hành động chính xác với trí tuệ minh sát.

CÁC BÀI VIẾT TRONG CUỐN SÁCH

  1. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 1
  2. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 2
  3. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 3
  4. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 4
  5. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 5
  6. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 6
  7. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 7
  8. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 8
  9. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 9
  10. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 10
  11. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 11
  12. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 12
  13. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 13
  14. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 14
  15. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 15
  16. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 16
  17. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 17
  18. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 18
  19. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 19
  20. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 20
  21. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 21
  22. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 22
  23. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 23
  24. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 24
  25. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 25
  26. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 26
  27. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 27
  28. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 28
  29. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 29
  30. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 30
  31. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 31
  32. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 32
  33. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 33
  34. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 34
  35. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 35
  36. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 36
  37. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 37
  38. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 38
  39. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 39
  40. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 40
  41. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 41
  42. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 43
  43. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 43
  44. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 44
  45. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 45
  46. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 46
  47. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 47
  48. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 48

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app