- Rơi Từ Cây Xuống
Nếu dựa vào kinh điển thì ta có thể phân tích thập nhị nhân duyên ra thành: Vô minh sinh ra hành nghiệp, hành nghiệp sinh ra thức, thức sinh ra danh sắc, danh sắc sinh ra lục nhập, lục nhập sinh ra xúc, xúc sinh ra thọ, thọ sinh ra ái, ái sinh ra thủ, thủ sinh ra hữu, hữu sinh ra sinh, sinh sinh ra già, đau, chết và tất cả những khổ đau khác. Nhưng trên thực tế, khi tiếp xúc với vật gì ta không ưa thích thì đau khổ phát sinh ngay tức khắc. Tâm xuyên qua chuỗi thập nhị nhân duyên một cách thật nhanh chóng khiến ta không thể nào theo kịp. Như trường hợp rơi từ trên cây xuống. Trước khi biết được chuyện gì xảy ra thì… “Bụp”, ta đã nằm ngay dưới đất. Thật ra, trước khi chạm đất ta đã xuyên qua nhiều cành lá, nhưng vì sự rơi quá nhanh khiến ta không thể nào đếm kịp hay nhớ hết trong lúc đang rơi. Cũng giống trường hợp thập nhị nhân duyên. Nỗi đau khổ tức khắc mà chúng ta kinh nghiệm là kết quả của một chuỗi dài xuyên qua thập nhị nhân duyên. Đó là lý do tại sao Đức Phật khuyên nhủ hàng môn đệ phải quán chiếu và hiểu rõ tâm mình để có thể biết mình trước khi đụng mặt đất.
Giữa việc nghiên cứu giáo pháp và thực hành giáo pháp có nhiều sự khác biệt. Chân giáo pháp phải học hỏi là tìm một con đường để thoát khỏi sự bất ưng ý, thoát khỏi sự đau khổ của đời sống và đạt được hạnh phúc bình an cho chính mình cùng tất cả chúng sanh. Khi tâm an tịnh, tức là nó đang ở trong điều kiện bình thường. Khi tâm di động thì tư tưởng hình thành. Hạnh phúc hay đau khổ là một phần của tâm hoạt động này, bất an và tham ái cũng được hình thành như thế. Nếu bạn không hiểu rõ đặc tính luôn luôn di động của tâm thì bạn sẽ săn đuổi theo tư tưởng hình thành mãi và trở thành nạn nhân của nó. Thế nên, Đức Phật dạy chúng ta hãy quan sát hoạt động của tâm, theo dõi tâm di chuyển. Khi theo dõi tâm, ta sẽ thấy được những đặc tính căn bản của tâm. Đó là: vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Bạn nên tỉnh thức và quan sát những hiện tượng tâm lý này. Bằng cách quan sát, theo dõi bạn có thể học được tiến trình của nhân duyên. Đức Phật dạy rằng vô minh là nhân phát sinh ra hành nghiệp và mọi hiện tượng. Hành nghiệp hay sự chủ ý này phát sinh ra thức và thức lại là nhân của thân và tâm. Đó là tiến trình của nhân duyên.
Khi bắt đầu nghiên cứu Phật giáo, ta thấy rằng lối dạy theo truyền thống kinh điển đem lại nhiều lợi ích. Nhưng khi thấy được tiến trình diễn ra bên trong, ta mới thấy rõ tầm quan trọng của sự thực hành. Những kẻ chỉ học pháp học mà không thực hành thì không thể nào theo kịp sự mau lẹ của tiến trình này. Dĩ nhiên tiến trình của tâm được kinh điển hệ thống hóa và mô tả rõ ràng, nhưng kinh nghiệm là kiến thức thực nghiệm vượt ra ngoài sách vở học hỏi. Sách vở không thể mô tả cho chúng ta biết những gì chỉ được biết đến bằng kinh nghiệm. Làm sao sách vở có thể diễn tả cho ta biết: đây là những cảm giác phát sinh, đây là tác ý, đây là một loại tâm đặc biệt, đây là sự khác biệt của thân và tâm v.v… Cũng như khi bạn trèo cây và bị rơi xuống đất, bạn không thể biết được bạn đã rơi bao nhiêu thước, bao nhiêu tấc, đã xuyên qua bao nhiêu cành lá trước khi chạm mặt đất. Bạn chỉ biết bạn rơi xuống đất và thấy đau mà thôi. Không sách vở nào mô tả được cảm giác lúc ta đang rơi và cảm giác đau khi ta chạm đất. Sách vở nghiên cứu giáo pháp được hệ thống hóa và làm cho rõ ràng. Nhưng thực tế không chỉ đi theo một lối đơn giản.
Bởi thế, chúng ta phải dùng trí tuệ sâu xa của mình để nghiệm xem cái gì đã khởi sinh trong tâm người giác ngộ. Người giác ngộ hiểu biết qua kinh nghiệm của họ rằng, tâm không phải là ta, không phải là tự ngã của ta. Khi nói cho chúng ta biết tên của các loại tâm và tâm sở, Đức Phật không muốn cho chúng ta dính mắc vào ngôn từ. Ngài chỉ muốn chúng ta thấy tất cả đều vô thường, khổ và vô ngã. Ngài dạy chúng ta hãy buông bỏ tất cả. Khi các pháp phát sinh hãy chánh niệm, biết chúng. Tâm thực hiện được sự ghi nhận giác tỉnh này mới là tâm được huấn luyện đúng cách. Khi tâm bị khuấy động thì nhiều loại tâm, tâm sở, phản ứng v.v… hình thành và nảy nở liên tục. Cho dù tâm tốt hay tâm xấu, ta cũng chỉ theo dõi và để chúng như thế. Đức Phật chỉ dạy đơn giản: “Vất bỏ hết”. Nhưng ta không thể vất bỏ chúng ngay được đâu! Hãy tinh cần quan sát theo dõi hiểu rõ tâm mình, để biết làm thế nào để vất bỏ chúng.
CÁC BÀI VIẾT TRONG CUỐN SÁCH
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 1
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 2
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 3
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 4
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 5
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 6
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 7
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 8
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 9
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 10
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 11
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 12
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 13
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 14
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 15
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 16
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 17
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 18
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 19
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 20
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 21
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 22
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 23
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 24
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 25
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 26
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 27
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 28
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 29
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 30
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 31
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 32
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 33
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 34
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 35
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 36
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 37
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 38
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 39
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 40
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 41
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 43
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 43
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 44
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 45
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 46
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 47
- MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 48