1. Lá Cây

Hiện giờ chúng ta đang ngồi trong một khu rừng yên tĩnh. ở đây, nếu không có gió thì lá cây đứng yên; khi gió nổi lên thì lá rơi lả tả và quay cuồng theo gió. Tâm ta cũng giống như những chiếc lá này. Khi nó tiếp xúc với pháp trần thì cũng tùy theo pháp trần mà quay cuồng vũ lộng. Bởi vì chúng ta hiểu biết giáo pháp quá ít nên tâm bị pháp trần lôi cuốn không ngừng. Lúc có cảm giác vui vẻ hạnh phúc thì bị cảm giác vui vẻ lôi cuốn. Khi có cảm giác buồn rầu đau khổ thì bị cảm giác buồn rầu đau khổ nhận chìm. Tâm không ngừng quay cuồng hỗn loạn.

  1. Lá Thư

Chỉ cần biết cái gì đang xảy ra trong tâm bạn. Đừng vui hay buồn về nó. Cũng đừng dính mắc. Nếu bạn đau khổ hãy nhìn nó, hiểu nó, rồi xả bỏ nó đi. Cũng giống như bạn nhận được một lá thư, bạn phải bóc lá thư ra trước khi muốn biết nội dung của lá thư.

  1. Khúc Gỗ

Nếu đốn một khúc gỗ và thả xuống dòng sông, khúc gỗ sẽ xuôi theo dòng trôi đi. Nếu khúc gỗ không bị mục hay bị tấp vào bờ thì cuối cùng nó sẽ trôi ra biển. Cũng vậy, tâm thực hành trung đạo nếu không dính mắc vào hai thái cực lợi dưỡng và khổ hạnh thì cuối cùng sẽ đạt được chân bình an. Khúc gỗ trong ví dụ này là tâm ta.

  1. Gỗ

Nếu bạn không chịu bỏ thì giờ huấn luyện tâm mình thì tâm sẽ giữ mãi đặc tính hoang dã mê muội, thuận theo bản tánh tự nhiên của nó. Bạn có thể huấn luyện để bản tánh này thay đổi và đem lại lợi ích. Hãy lấy cây ra làm thí dụ so sánh. Nếu ta chỉ để cây ở trong trạng thái thiên nhiên thì ta chẳng bao giờ có được căn nhà làm bằng gỗ. Cũng không thể dùng gỗ để làm các vật liệu kiến trúc hay các vật dụng trong nhà. Tuy nhiên nếu muốn làm nhà, người thợ cất nhà phải tìm cây ở trạng thái thiên nhiên và họ sẽ cưa xẻ cây để cất nhà. Trong một thời gian ngắn người thợ có thể cất được căn nhà.

Hành thiền và phát triển tâm cũng tương tự như vậy. Bạn phải sửa đổi huấn luyện tâm mình như đốn cây thiên nhiên trong rừng và chế biến thành vật hữu dụng. Phải huấn luyện tâm để tâm trở nên tinh tế hơn, chánh niệm, tỉnh thức và nhạy bén hơn.

  1. Bờ Sông

Một bên là yêu thương và bên kia là ghét bỏ, hoặc bờ này là hạnh phúc và bờ bên kia là không hạnh phúc. Theo trung đạo thì yêu, ghét, hạnh phúc, đau khổ, chỉ là những cảm giác thuần túy. Một khi đạt được sự hiểu biết này, tâm sẽ không còn dễ bị lôi cuốn, không còn bị dính mắc vào các cảm giác đó nữa. Đấy là sự thực hành để hiểu rõ tâm không nuôi dưỡng bất kỳ cảm giác nào cũng không chấp giữ, dính mắc vào chúng, được như thế, tâm sẽ tự do trôi xuôi theo dòng nước, không gặp một chút chướng ngại nào, cuối cùng trôi vào đại dương Niết bàn.

  1. Con Dòi

An vui hạnh phúc không tùy thuộc vào chuyện chúng ta giao tiếp nhiều hay ít người trong xã hội này. An vui, hạnh phúc chỉ đến từ chánh kiến. Khi bạn có chánh kiến, có sự hiểu biết đúng đắn thì an vui hạnh phúc sẽ đến. Nếu có sự hiểu biết đúng đắn thì bất kỳ sống ở nơi nào, bạn cũng cảm thấy hài lòng. Nhưng phần lớn chúng ta không có chánh kiến, không có sự hiểu biết đúng đắn. Người thiếu chính kiến chẳng khác nào con dòi sống trong đống phân. Con dòi sống trong phân, lấy phân làm thực phẩm, phân là chỗ cư trú lý tưởng nhất. Nếu lấy cây khươi một con dòi ra khỏi đống phân, nó sẽ ngọ ngoạy và cố gắng trở về lại với đống phân.

Chúng ta cũng thế, thầy giáo dạy chúng ta hãy nhìn một cách đúng đắn nhưng chúng ta cảm thấy không hài lòng, chúng ta chỉ làm theo lời thầy trong chốc lát rồi lại vội vã trở về với thói quen cố hữu và quan kiến riêng của mình. Bởi vì chúng ta cảm thấy rằng chỉ có những thói quen và quan kiến này mới đem lại an vui hạnh phúc cho chúng ta. Nếu không nhìn thấy những hậu quả tai hại của tà kiến thì chúng ta không thể nào rời bỏ những quan kiến sai lầm này được.

Việc hành thiền thật khó khăn, bởi thế chúng ta cần phải lắng nghe lời dạy của thầy, loại bỏ sự hiểu biết sai lầm, loại bỏ sự chấp giữ quan kiến. Đó là những điều thiết yếu của chúng ta trong việc thực hành. Nếu có chánh kiến thì bất cứ đi đến nơi nào chúng ta cũng có an vui hạnh phúc.

CÁC BÀI VIẾT TRONG CUỐN SÁCH

  1. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 1
  2. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 2
  3. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 3
  4. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 4
  5. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 5
  6. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 6
  7. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 7
  8. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 8
  9. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 9
  10. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 10
  11. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 11
  12. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 12
  13. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 13
  14. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 14
  15. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 15
  16. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 16
  17. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 17
  18. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 18
  19. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 19
  20. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 20
  21. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 21
  22. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 22
  23. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 23
  24. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 24
  25. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 25
  26. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 26
  27. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 27
  28. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 28
  29. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 29
  30. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 30
  31. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 31
  32. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 32
  33. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 33
  34. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 34
  35. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 35
  36. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 36
  37. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 37
  38. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 38
  39. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 39
  40. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 40
  41. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 41
  42. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 43
  43. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 43
  44. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 44
  45. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 45
  46. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 46
  47. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 47
  48. MỘT CỘI CÂY RỪNG – TỔNG HỢP 48

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app