Nội Dung Chính
Kinh Tăng Chi số 027
Bài Giảng Sư Toại Khanh Paltalk 2019
Hồi nãy giờ các vị có nghe gì không. Alo, các vị đã nghe đến đâu rồi. Các vị đã nghe đến đâu? Wow, có nghĩa là nãy giờ tôi không nói gì hết.
Trong cái chương… hôm nay chúng ta học về phẩm Tâm thăng bằng. Thì ở đoạn 1 Đức Phật nói về đặc điểm của người hiền, của 1 bậc chân tu. Thì đặc điểm của 1 chân nhân nhiều lắm, có nhiều dấu chỉ cho thấy người đó là 1 người hiền. Thí dụ như, người đó có tấm lòng hào sảng, có tấm lòng bao dung, có khả năng kham nhẫn, chịu đựng, có tầm nhìn xa rộng, người đó biết phân biệt phải quấy, biết chuyện, biết sống, biết điều. Tuy nhiên, ở trong trường hợp này, Ngài đặc biệt lưu ý một dấu hiệu, đặc điểm của người hiền, bậc hiền nhân, bậc chân nhân đó là khả năng tri ân. Trong Tăng Chi Bộ Kinh, phần 3 pháp, ngài dạy rằng sự ra đời của chư Phật là hiếm hoi, sự có mặt của người thuyết giảng Chánh Pháp là hiếm hoi, khó thấy, khó gặp. Và sự có mặt của người biết tri ân, biết báo ân cũng hiếm hoi. Mình mới nghe qua mình thấy kì kì, mình nói tại sao? Cái người đó nó hiếm đến mức Đức Phật so sánh với Chư Phật. Thì khi chúng ta có tuổi đời, có va chạm, có cọ sát có gặp chuyện thì chúng ta mới thấy cái chuyện đó là đúng, không phải ngài nói quá đâu. Cái người mà có khả năng tri ân hiếm gặp lắm. Chúng ta là người có biết đạo, học đạo, hành đạo, trong cái đạo tràng này, chúng ta cứ ngỡ mình là hiền nhân, là phật tử, là người lành. Thì dĩ nhiên mình sẽ có tấm lòng tri ân. Nhưng thực ra cái khả năng vong ơn của mình nó lớn hơn khả năng tri ân, gấp nhiều lần. Chúng ta có rất ít lý do để canh cánh, đau đáu bên lòng cái ơn nghĩa của ai đó, có rất ít lý do để canh cánh, giữ hoài trong tâm khảm tấm lòng của ai đó đối với mình. Nhưng chúng ta có 1001 lý do để phủi tay, để vong ơn, bạc tình, bạc nghĩa đối với một người, chúng ta có nhiều lý do lắm, người ta giúp mình 10 năm, 20 mươi năm nhưng bây giờ chỉ cần người ta không còn tiếp tục như vậy nữa, chỉ chừng đó thôi, chỉ chừng đó cái cớ thôi cũng đủ lý do để chúng ta hờn giận, lãng quên. Mà trong khi lý do để mình ghi nhớ, nghe ra thì dễ nhưng để mà ghi nhớ thì rất khó, rất khó. Tôi tốt với quý vị 10 năm, tôi chỉ lãng quên quý vị 1 tháng thôi, không liên lạc, ko tin tức là xong. Nha. Đó là lý do tại sao Đức Phật ngài dạy người tri ân rất là khó tìm. Một trong những dấu chỉ rất là quan trọng của một bậc chơn nhân đó là lòng tri ơn. Thường mình mang ơn mình dễ nặng lòng lắm, lòng nó không có yên, ko được thoải mái. Hồi nãy, lúc mà quý vị ko có nghe gì hết, tôi kể một câu chuyện có một mình tôi nghe thôi. Là vào một mùa đông kia, ở Thuỵ sĩ, có một người cha dẫn theo đứa con gái đi trượt tuyết, thì trong mùa đông đó, 2 cha con quen được 2 cậu thanh niên, 1 cậu thì cứ tìm dịp để chăm sóc người con gái này, còn 1 cậu thì luôn luôn tìm dịp để nhờ cậy người con gái này giúp đỡ, hết mùa trượt tuyết đó, cả 2 cậu đến làm quen, ngõ lời muốn đi xa hợn với cô gái này, thì một điều rất bất ngờ đó là cô này cổ lại chọn cái anh mà cổ thường xuyên giúp đỡ chứ ko chọn cái anh thường xuyên giúp đỡ cổ. Thì trong room này có nhiều người ko đồng ý, nhưng quan trọng của câu chuyện này không quan trọng ở cái chỗ cổ chọn ai, cái câu chuyện này nó quan trọng ở câu trả lời của cô con gái này. Khi cô giải thích cho người cha nghe. Người cha, khi chỉ có hai người ngồi với nhau, ổng hỏi tại sao có cậu lúc nào cũng giúp con, còn có cậu lúc nào cũng tìm việc để nhờ con giúp, tại sao con chọn cậu mà con giúp chứ ko phải cậu giúp con. Thì người con gái mới nói thế này. Khi mà con nhận quá nhiều sự giúp đỡ, mỗi lần con gặp cậu đó, con thấy nặng nề lắm, con thấy con phải có trách nhiệm, con thấy con phải có bổn phận này nọ, nhưng mà riêng con gặp cái cậu kia thì con thấy con là một người hùng và con có thể ra sao với cậu đó cũng được, con ko thấy nặng lòng. Nhưng mà ngược lại, còn đối với cái cậu giúp đỡ con, người mà con nhận sự giúp đỡ đó, thì cứ mỗi lần con gặp cậu thì con cứ nghĩ mình phải thế này, mình phải thế kia, coi mới được. Và từ đó nó mới trở thành gánh nặng tâm lý, và từ gánh nặng đó nó mới chuyển sang áp lực tâm lý, và từ áp lực tâm lý nó tạo ra sự phản cảm khi mà gặp mặt nhau, thì dĩ nhiên đây là một góc nhỏ trong cõi nhân tâm mà thôi. Không phải ai cũng vậy đâu, nhưng mà cái đặc biệt tôi muốn nói ở đây là lòng người, mình thường có khuynh hướng phủi tay, hễ khi mình nhận nhiều quá mình cảm thấy cái tôi của mình nó bị tổn thương, thích nhận lắm nhưng mình rất dễ bị sốc khi mà người kia có một sơ ý sơ suất nào đó cho mình cái cảm giác họ đang nhắc khéo về cái ơn của họ, chỉ một chút đó thôi làm mình khó chịu. Cho nên nói đi nói lại cũng phải nói rằng cái chuyện cha mẹ thương con biển trời lai láng, con thương cha mẹ tính tháng tính ngày đó cũng là một câu giải thích cho cái trường hợp này, người ta thường có khuynh hướng chăm bẵm về cái tôi của mình hơn, chúng ta e ngại về cội nguồi của mình nhưng chúng ta lại tâm đắc với tác phẩm của mình. Cho nên, con của mình mình lo bao nhiêu cũng được vì mình tìm thấy ớ đó cái phản ánh của một cái tôi, mình tìm thấy ở đó có bóng dáng của mình, mình thấy ở đó là tác phẩm của mình, ở đó là công trình của mình, cho nên nó mang dấu ấn của một cái tôi nhiều hơn. Còn mình nhìn ngược lại cha mẹ thì mình chỉ là tác phẩm của cha mẹ, mình là công trình của cha mẹ, và cái chuyện mình đối với cha mẹ, ngoài bổn phận ra rất nhiều người xem đó là gánh nặng, cho nên đó là một góc kín tâm lý mà người ta thường thích chơi với con nít hơn. Người ta thường cho rằng chơi với con nít ít phiền hơn chơi với người già, người lớn tuổi, ổng bà cha mẹ, thực ra trong sâu thẳm nó có một cái gì đó rất A tỳ đàm, có nghĩa là khi ta chơi với con nít, người ta nghĩ đó là tác phẩm của người ta, là món đồ do người ta nặn ra, và tôi thích thì tôi thương nó, tôi không thích thì nó cũng ko được quyền trách tôi. Còn đối với cha mẹ, thì mình có cảm giác là mình phải như vậy, nha, nếu không thì cha mẹ buồn, cha mẹ sẽ trách mình, làng xóm xã hội, dư luận thiên hạ sẽ trách mình, bla,..bla..bla.. từ lý do đó cho nên nó trở thành một áp lực tâm lý, một gánh nặng tâm lý, nha. Cho nên từ đây suy ra đã phần chúng sinh có khuynh hướng vong ơn, và vì vậy cái người tri ơn là một hạng người rất khó kiếm ở đời. Tôi nhắc lại một lần nữa trước khi tôi chốt lại câu kinh đó là, Đức Phật ngài dạy rằng cái người tri ơn là người rất là khó tìm, bởi vì khuynh hướng tâm lý chúng sanh là ít có trí nhớ về điều lành của người khác, thường chỉ nhớ cái tốt của mình hơn là cái tốt của người khác, để nhớ được, ghi nhận được cái tốt của người khác thì mình phải có một tấm lòng như thế nào đó chứ không có dễ đâu. Nha. Còn để nhớ về cái hay cái tốt của mình thì nó dễ lắm. Bằng cả động lực thiện hay bất thiện thì mình đều có cái cớ để nhớ về cái hay ho, cái ơn nghĩa mà mình ban phát, nhưng mà để hi nhớ được ơn nghĩa của người khác thì chúng ta phải có một vốn liếng tâm linh rất là sâu dày, nha. Bởi vì nó không có liên hệ nhiều lắm đến cái tôi của mình.
Tiếp theo đó là Đức Phật sau khi ngài giảng về vấn đề tri ân, báo ân thì chúng ta thấy có một đoạn kinh tiếp theo, ngài dạy rằng : trên đời này có 2 hạng người mà mình khó bề trả xong cái ơn, đó là cha mẹ. Trong đây ngài xác định rằng : cho dầu một đứa con mà có để mẹ ngồi lên hai vai của mình 100 năm, đi suốt một đời như vậy, để mặc cho cha mẹ tiểu tiện trên người của mình. 100 năm đâu phải là ít, một kiếp người cũng khá dài, khi mà phải chịu đựng bao nhiêu cái thứ khó nhọc đó, tuy nhiên, cái sự khó nhọc đó của người con cũng ko thể nào bù đắp được cái ơn sâu nghĩa nặng mà cha mẹ đã dành cho mình, là vì sao? Là vì bản thân đứa con, cái tấm lòng của đứa con trong lúc cõng đó không có bì được với tấm lòng của cha mẹ lúc chăm sóc con cái. Chỉ cái khoản này thôi, mặc dù trên hình thức, quay phim chụp hình, mình thấy một đứa con cõng cha cõng mẹ suốt năm trên vai, để mặc cho ông bà tiêu tiểu trên người của mình, mình thấy cái hình ảnh đó nó dễ sợ thiệt, nhưng mà ngồi ngẫm lại đi, vì sao Đức Phật lại dạy như vậy, là vì một chuyện đơn giản là cái tấm lòng của đứa con mà lúc cõng, dầu là đại hiếu, chí hiếu cũng không có bì được cái tấm lòng từ bi hỷ xả của cha mẹ dành cho con cái từ lúc biết nó đã tượng hình, nó đã phôi thai cho đến khi nó chết hoặc mình chết, trong suốt quãng thời gian đó, tấm lòng trời bể của cha mẹ là cái không thể nào mà bì được hết. [11:26]
Cho nên trong cái đoạn kinh này nghe ngắn nhưng mà rất là sâu. Sâu ở chỗ nào? Sau khi ngài xác định rằng để trả ơn cha mẹ thì hình thức vật chất ấy không thể nào đáp đền được. Tuy nhiên, chỉ cần hướng dẫn cha mẹ có một đời sống tâm linh thì người con coi như đã có thể đáp đền được. Thì trong chú giải đã ghi rõ, con cái chỉ có một cách duy nhất để báo hiếu rốt ráo là giúp cha mẹ có được 4 pháp lành sau đây:
1/ saddha chánh tín
2/ sila giới hạnh
3/ caga thí xả
4/ panna trí tuệ
Thì khi đứa con có thể giúp cha mẹ có 4 pháp này thì xem như đáp đền được cái ơn đó. Là vì sao? Vì nhờ hành trì được 4 pháp này thì cha mẹ sẽ có một đường luân hồi tốt đẹp, thậm chí có thể chấm dứt luân hồi. Thì trong đây mới giải thích thêm giống như trường hợp tôn giả Xá Lợi Phất, 84 tuổi mới trở về gặp mẹ, 40 tuổi đi tu thì 84 tuổi trở về gặp mẹ. Trong khi đó chỉ có một đêm thôi, gặp mẹ lúc rạng sáng, trước khi nhắm mắt viên tịch, ngài thuyết pháp cho mẹ nghe, giúp cho mẹ chứng quả tu đà hoàn rồi thì ngài xuôi tay ra đi. Thì đây là cách trả ơn được xem là rốt ráo nhất. Thì nói là đắc tu đà hoàn nhưng mà thật ra đó cũng là một cách nói khác của 4 pháp mà tôi vừa nói. Tức là ngài đã giúp cho mẹ ngài có được 4 pháp đó đó. Các vị có nhớ không? 4 pháp dự lưu phần tức 4 đặc điểm của vị sơ quả. là niềm tin bất thối nơi Tam Bảo và giới hạnh thanh tịnh triệt để. Có nghĩa là ngài thọ giới nào thì có chết ngài cũng không phạm giới đấy, thí dụ như ngài là cư sĩ, ngài có 5 giới hoặc 8 giới hoặc ngài là sadi ngài là tỳ kheo, hay tỳ kheo ni thì thà chết chứ không bao giờ ngài phạm vào cái giới mà ngài đã thọ hết á, đặc điểm của một vị tu đà hoàn. Như vậy thì mình thấy 4 dự lưu phần này lại nằm gọn trong 4 điều mà mình vừa học. 1/ là đức tin. 2/ là giới hạnh.3/ là thí xả.4/ là trí tuệ.
1/ đức tin chánh tín là gì, có nghĩa là niềm tin căn cứ vào trí tuệ, nghiệp báo và tam tướng, có nghĩa là tin rằng làm thiện thì được vui, làm ác thì được khổ; mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất, niềm tin đó gọi là chánh tín.
Cái thứ 2/ là sila giới hạnh, có nghĩa là người mà sơ cơ giữ giới để cầu phúc, giữ giới vì người khác như vì e ngại thị phu, riêng thánh nhân thì giữ giới vì đó là bản chất tự nhiên. Có nghĩa là nếu mà mình giữ giới để cầu phúc, tránh tội thì mình không có sát sanh vì mình sợ mình sinh ra đời sau mình đoản thọ, mình bệnh hoạn. Mình giữ giới sát sanh để kiếp sau mình được trường thọ, khoẻ mạnh. Riêng bậc hiền trí nói chung và bậc thánh nói riêng người ta giữ giới bởi vì cái lòng người ta không có lý do nào để người ta cướp đoạt mạng sống của người khác và chẳng những ko sát sanh mà người ta còn tránh những cái râu ria, liên quan đến sát sanh, thí dụ như làm khổ người khác, nó cũng là râu ria của giới sát sanh. Như cái giới hành dâm, tức là giao phối nam nữ đó, có có 7 điều liên quan gọi là methunasamyoga, có nghĩa là ko gần gũi thân xác nhưng thích nhìn ngắm, nghe tiếng nói, tơ tưởng đều là liên quan đến việc tín giao, khiếp như vậy. Thì mình không sát sanh cũng vậy, mình ko trộm cắp cũng vậy. Mình không trộm cắp đúng là mình ko có cướp đoạt , lén lút lấy của người ta nhưng mà có cái lòng ham thích, chú ý, lưu tâm đến cái của người khác thì như vậy cũng ko nên. Đại khái như vậy. Như vậy giới nó có 2 trường hợp: 1 là cầu phúc tránh tội mà giữ giới, còn trường hợp thứ 2 là bản chất, thiện pháp của mình nó không cho mình làm cái đó. Giống như ngày hôm qua tôi nói, mình bố thí không phải mình nghĩ đến người ta không mà bản chất của mình là như vậy, mình làm lành không phải vì đối tượng không mà còn vì mình là ai, mình cho cái món đó không phải vì người nhận là ai mà vì mình là ai? Mình là ai cho nên mình bố thí, các vị có nghe kịp chỗ này không? Trường hợp 1/ là mình bố thí mình trì giới là vì đối tượng kia. Còn cái này là mình là ai cho nên mình mới không như vậy, nha. Cho nên ở đây mới nói là cái ơn của cha mẹ chỉ có một cách mà mình trả thôi, có nghĩa là mình hướng cha mẹ có chánh tín, giới hạnh là vậy đó. Rồi tuỳ sức của mình và tuỳ khả năng của cha mẹ mà mình giúp tới đâu, nha.
Thứ 3/ là mình giúp cha mẹ có khả năng thí xả, có nghĩa là mình nói làm sao, mình thuyết phục, mình giải thích làm sao đó để cha mẹ thấy rằng buông ra tốt hơn nắm lại. Chẳng hạn như trong kinh Đức Phật dạy, trong một ngôi nhà đang cháy thì việc làm duy nhất mà gia chủ cần phải thực hiện đó là nhanh chóng mang những thứ có giá trị mà mình không muốn mất, đem ra khỏi ngôi nhà đang cháy. Cũng vậy, trong cái tâm thân này nó sẵn sàng gặp bao nhiêu điều bất trắc, sanh lão bệnh tử, tai hoạ, bất tường, bao nhiêu điều không thể lường trước được. Chúng ta có thể ra đi bất cứ lúc nào, cho nên ngài dạy rằng tấm thân này giống như ngôi nhà đang cháy, thì mình hãy nhanh chóng lập tức đem ra khỏi ngôi nhà đang cháy ấy những thứ mà mình đang sở hữu, một mình ăn sẽ hết mà người khác ăn sẽ còn. Cái khả năng buông ra, bố thí nó có 2 ý nghĩa, một là bố thí để cầu phúc, để đời sau sinh ra ko có thiếu thốn, được dư dả, nhưng còn có cái nghĩa thứ 2 nữa, đó là bố thí là để mài mòn cái ý niệm sở hữu, mài mòn thói quen bỏn xẻn, cái thói quen ôm giữ, ghì chặt của nhiều đời nhiều kiếp sanh tử thiện thân.
Hiểu như vậy thì bố thí nó mới tới nơi tới chốn.
Cái cuối cùng, cái thứ 4/ là trí tuệ, mình giúp làm sao để cha mẹ luôn luôn nhớ tới 2 điều, 1/ là nhân quả nghiệp lý. 2/ là tam tướng.
1/ nghiệp lý là sao, nghĩa là cái gì ở đời này cũng có nhân có quả. Nhân quả luôn luôn tương ứng nhau. Mọi thứ không phải ngẫu nhiên mà có, cũng ko phải do một đấng cao sanh nào đó tạo ra mà mọi thứ nó do vô vàn nhân duyên điều kiện tác động. Đó là trí tuệ về nghiệp lý và nhân quả.
2/ mọi thứ do duyên mà có, có rồi cũng mất. Tất cả. Do thiện mới có vui, do ác mới có khổ. Thì cả thiện cả ác, thiện ác buồn vui này đều do vô số điều kiện mà có, có rồi phải mất đi. Tuy nhiên vì bản chất mình là thiện, vì tôn trọng điều thiện nên mình mới hành thiện lánh ác nhưng luôn luôn nhớ rằng quả của thiện nó luôn là vô ngã , vô thường; quả của ác cũng là vô ngã vô thường. Dầu tránh ác cũng luôn luôn nhớ rằng khổ thế nào cũng là vô ngã, vô thường. Dầu hành thiện thì cũng phải nhớ, quả thiện nào dầu có hay ho cách mấy cũng vô ngã, vô thường. Thì đó được gọi là sống trong trí tuệ. Nha. [0:23:42]
Cho nên trong cái đoạn kinh này nghe ngắn nhưng mà rất là sâu. Sâu ở chỗ nào? Sau khi ngài xác định rằng để trả ơn cha mẹ thì hình thức vật chất ấy không thể nào đáp đền được. Tuy nhiên, chỉ cần hướng dẫn cha mẹ có một đời sống tâm linh thì người con coi như đã có thể đáp đền được. Thì trong chú giải đã ghi rõ, con cái chỉ có một cách duy nhất để báo hiếu rốt ráo là giúp cha mẹ có được 4 pháp lành sau đây:
1/ saddha chánh tín
2/ sila giới hạnh
3/ caga thí xả
4/ panna trí tuệ
Thì khi đứa con có thể giúp cha mẹ có 4 pháp này thì xem như đáp đền được cái ơn đó. Là vì sao? Vì nhờ hành trì được 4 pháp này thì cha mẹ sẽ có một đường luân hồi tốt đẹp, thậm chí có thể chấm dứt luân hồi. Thì trong đây mới giải thích thêm giống như trường hợp tôn giả Xá Lợi Phất, 84 tuổi mới trở về gặp mẹ, 40 tuổi đi tu thì 84 tuổi trở về gặp mẹ. Trong khi đó chỉ có một đêm thôi, gặp mẹ lúc rạng sáng, trước khi nhắm mắt viên tịch, ngài thuyết pháp cho mẹ nghe, giúp cho mẹ chứng quả tu đà hoàn rồi thì ngài xuôi tay ra đi. Thì đây là cách trả ơn được xem là rốt ráo nhất. Thì nói là đắc tu đà hoàn nhưng mà thật ra đó cũng là một cách nói khác của 4 pháp mà tôi vừa nói. Tức là ngài đã giúp cho mẹ ngài có được 4 pháp đó đó. Các vị có nhớ không? 4 pháp dự lưu phần tức 4 đặc điểm của vị sơ quả. là niềm tin bất thối nơi Tam Bảo và giới hạnh thanh tịnh triệt để. Có nghĩa là ngài thọ giới nào thì có chết ngài cũng không phạm giới đấy, thí dụ như ngài là cư sĩ, ngài có 5 giới hoặc 8 giới hoặc ngài là sadi ngài là tỳ kheo, hay tỳ kheo ni thì thà chết chứ không bao giờ ngài phạm vào cái giới mà ngài đã thọ hết á, đặc điểm của một vị tu đà hoàn. Như vậy thì mình thấy 4 dự lưu phần này lại nằm gọn trong 4 điều mà mình vừa học. 1/ là đức tin. 2/ là giới hạnh.3/ là thí xả.4/ là trí tuệ.
1/ đức tin chánh tín là gì, có nghĩa là niềm tin căn cứ vào trí tuệ, nghiệp báo và tam tướng, có nghĩa là tin rằng làm thiện thì được vui, làm ác thì được khổ; mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất, niềm tin đó gọi là chánh tín.
Cái thứ 2/ là sila giới hạnh, có nghĩa là người mà sơ cơ giữ giới để cầu phúc, giữ giới vì người khác như vì e ngại thị phu, riêng thánh nhân thì giữ giới vì đó là bản chất tự nhiên. Có nghĩa là nếu mà mình giữ giới để cầu phúc, tránh tội thì mình không có sát sanh vì mình sợ mình sinh ra đời sau mình đoản thọ, mình bệnh hoạn. Mình giữ giới sát sanh để kiếp sau mình được trường thọ, khoẻ mạnh. Riêng bậc hiền trí nói chung và bậc thánh nói riêng người ta giữ giới bởi vì cái lòng người ta không có lý do nào để người ta cướp đoạt mạng sống của người khác và chẳng những ko sát sanh mà người ta còn tránh những cái râu ria, liên quan đến sát sanh, thí dụ như làm khổ người khác, nó cũng là râu ria của giới sát sanh. Như cái giới hành dâm, tức là giao phối nam nữ đó, có có 7 điều liên quan gọi là methunasamyoga, có nghĩa là ko gần gũi thân xác nhưng thích nhìn ngắm, nghe tiếng nói, tơ tưởng đều là liên quan đến việc tín giao, khiếp như vậy. Thì mình không sát sanh cũng vậy, mình ko trộm cắp cũng vậy. Mình không trộm cắp đúng là mình ko có cướp đoạt , lén lút lấy của người ta nhưng mà có cái lòng ham thích, chú ý, lưu tâm đến cái của người khác thì như vậy cũng ko nên. Đại khái như vậy. Như vậy giới nó có 2 trường hợp: 1 là cầu phúc tránh tội mà giữ giới, còn trường hợp thứ 2 là bản chất, thiện pháp của mình nó không cho mình làm cái đó. Giống như ngày hôm qua tôi nói, mình bố thí không phải mình nghĩ đến người ta không mà bản chất của mình là như vậy, mình làm lành không phải vì đối tượng không mà còn vì mình là ai, mình cho cái món đó không phải vì người nhận là ai mà vì mình là ai? Mình là ai cho nên mình bố thí, các vị có nghe kịp chỗ này không? Trường hợp 1/ là mình bố thí mình trì giới là vì đối tượng kia. Còn cái này là mình là ai cho nên mình mới không như vậy, nha.
Cho nên ở đây mới nói là cái ơn của cha mẹ chỉ có một cách mà mình trả thôi, có nghĩa là mình hướng cha mẹ có chánh tín, giới hạnh là vậy đó. Rồi tuỳ sức của mình và tuỳ khả năng của cha mẹ mà mình giúp tới đâu, nha.
Thứ 3/ là mình giúp cha mẹ có khả năng thí xả, có nghĩa là mình nói làm sao, mình thuyết phục, mình giải thích làm sao đó để cha mẹ thấy rằng buông ra tốt hơn nắm lại. Chẳng hạn như trong kinh Đức Phật dạy, trong một ngôi nhà đang cháy thì việc làm duy nhất mà gia chủ cần phải thực hiện đó là nhanh chóng mang những thứ có giá trị mà mình không muốn mất, đem ra khỏi ngôi nhà đang cháy. Cũng vậy, trong cái tâm thân này nó sẵn sàng gặp bao nhiêu điều bất trắc, sanh lão bệnh tử, tai hoạ, bất tường, bao nhiêu điều không thể lường trước được. Chúng ta có thể ra đi bất cứ lúc nào, cho nên ngài dạy rằng tấm thân này giống như ngôi nhà đang cháy, thì mình hãy nhanh chóng lập tức đem ra khỏi ngôi nhà đang cháy ấy những thứ mà mình đang sở hữu, một mình ăn sẽ hết mà người khác ăn sẽ còn. Cái khả năng buông ra, bố thí nó có 2 ý nghĩa, một là bố thí để cầu phúc, để đời sau sinh ra ko có thiếu thốn, được dư dả, nhưng còn có cái nghĩa thứ 2 nữa, đó là bố thí là để mài mòn cái ý niệm sở hữu, mài mòn thói quen bỏn xẻn, cái thói quen ôm giữ, ghì chặt của nhiều đời nhiều kiếp sanh tử thiện thân.
Hiểu như vậy thì bố thí nó mới tới nơi tới chốn.
Cái cuối cùng, cái thứ 4/ là trí tuệ, mình giúp làm sao để cha mẹ luôn luôn nhớ tới 2 điều, 1/ là nhân quả nghiệp lý. 2/ là tam tướng.
1/ nghiệp lý là sao, nghĩa là cái gì ở đời này cũng có nhân có quả. Nhân quả luôn luôn tương ứng nhau. Mọi thứ không phải ngẫu nhiên mà có, cũng ko phải do một đấng cao sanh nào đó tạo ra mà mọi thứ nó do vô vàn nhân duyên điều kiện tác động. Đó là trí tuệ về nghiệp lý và nhân quả.
2/ mọi thứ do duyên mà có, có rồi cũng mất. Tất cả. Do thiện mới có vui, do ác mới có khổ. Thì cả thiện cả ác, thiện ác buồn vui này đều do vô số điều kiện mà có, có rồi phải mất đi. Tuy nhiên vì bản chất mình là thiện, vì tôn trọng điều thiện nên mình mới hành thiện lánh ác nhưng luôn luôn nhớ rằng quả của thiện nó luôn là vô ngã , vô thường; quả của ác cũng là vô ngã vô thường. Dầu tránh ác cũng luôn luôn nhớ rằng khổ thế nào cũng là vô ngã, vô thường. Dầu hành thiện thì cũng phải nhớ, quả thiện nào dầu có hay ho cách mấy cũng vô ngã, vô thường. Thì đó được gọi là sống trong trí tuệ. Nha. [0:23:42]
Và trong một câu trả lời của phật tử dạ xoa Lovaka, ngài có dạy rằng: pannajivim jivitamahu settham cuộc sống trí tuệ là cuộc sống cao quý nhất. Bởi vì cuộc đời này là một màn đêm mịt mù thì hôm qua tôi giảng, tôi có mượn cách nói của Chúa, bên Kinh thánh : phúc thay… thì có nhiều người họ trách nhưng miễn là cái ý thôi, còn cái chuyện nó là của ai thì kệ. Phúc thay cho kẻ nào sống ở đời này được sống trong ánh sáng, bởi vì ko có ánh sáng thì mình chỉ có sống mò thôi. Thì quý vị biết trong một căn phòng chật hẹp, bụi bặm, nhiều đồ đạc mà ban đêm mà mình mò thì khả năng bị tai nạn là rất lớn, nói chi là trong cuộc đời bao la, mênh mông này, trong một biển người mênh mông, bát ngát, mịt mù, tối thui thì quý vị tưởng tượng kiểu tai nạn titanic là chuyện nhỏ. Có khi nó còn ghê hơn nữa. Cho nên được sống trong nguồn sáng của trí tuệ là một cái đại phúc đại hạnh.
Cho nên Đức Phật ngài dạy: chỉ có một cách duy nhất để trả được cái ơn của cha mẹ cho mình thôi, đó chính là an trú cha mẹ vào 4 cái pháp này: 1/ là đức tin, là chánh tín; giới hạnh; thí xả và trí tuệ.
Rồi tiếp theo là chúng ta học Phẩm, đoạn số 3, là một bà la môn đi đến Thế Tôn, ổng hỏi: sa môn Gotama đã thuyết cái gì, đã nói gì. Thì Đức Phật ngài dạy: này bà la môn, ta thuyết về hành động và thuyết về không hành động. Ông này trong chú giải nói ổng không có thích Đức Phật, ổng nghe người ta đồn ngài là bậc đại hiền, đa văn, quãng kiến… cái gì cũng biết, ổng không có ưu cái chuyện đó, ổng nghĩ là ổng tìm cách để vấn nạn, làm khó Ngài mà ổng suy nghĩ suốt 4 tháng như vậy, ổng suy nghĩ nói làm sao mà, ổng nghĩ trong bụng : sa môn Gotama mình tới gặp, thể nào Ngài cũng đem ba cái vụ thiện ác này kia ra Ngài nói, để coi Ngài còn có cái gì khó hơn, khác hơn cái thiện cái ác, làm lành lánh dữ hay không? Thí dụ như Ngài vừa mở miệng ra ngài nói là: nên làm cái gì đó, chỉ cần sa môn Gotama mở miệng ra nói: ta nên làm cái gì đó, thì mình sẽ bắt bẻ mình nói: vậy điều ác cũng nên làm hay sao? Còn nếu sa môn Gotama vừa hé môi: ta không nên làm, mình chỉ cần nghe cái chữ ” ko nên làm” mình sẽ nhào vô, vậy cái thiện cũng ko nên làm hay sao. Ổng tính vậy đó, ổng tính là ổng sẽ chờ đợi ngài sẽ buông cái đó ra, ổng chỉ cần nghe ngài nói nên làm hay ko nên làm, thì ổng sẽ cãi. Có nghĩa ổng là một cái người nó nghèo đến mức mà cầm một cái vốn liếng chật hẹp như vậy để đi làm khó người ta, cái đó mấy đạo tràng mình hay gặp lắm. Có những người họ cứ chăm bẵm, họ chầu, họ nghe Pháp mục đích 1 là họ khoe bản thân, 2 nữa là họ làm khó người giảng. Cái loại này tôi gặp hoài, gặp riết nó mòn con mắt luôn. Thì suốt 4 tháng trời, ổng nghĩ ra được cái chiến thuật nghèo túng như vậy. Khi ổng đến ổng gặp Ngài, thì ngài biết, ngài biết ổng 4 tháng trời có thể khổ tâm như vây, và ngài biết ông này có thể Độ được, độ được. Cho nên khi mà ổng hỏi ngài, ngài thường giảng cái gì cho đệ tử, thì ngài không hề bắt đầu như là ổng mong đợi, mà ngài lại nói thế này, ngài gom cả 2 cái điều mà ổng mong đợi, ngài nói : ta chỉ nói có 1 chuyện thôi, đó là làm và không làm. Thì khi mà ngài nói như vậy, ngài gom chung thì ổng ko có cơ hội ổng chọt vô nữa. Rồi sẵn ở đây tôi cũng kể cho bà con nghe 1 chuyện nhỏ nhỏ đó là, phần mở đầu của luật tạng, cuốn 1, trong phẩm veranranjakada , trong tạng luật. Có kể câu chuyện 1 ông bà la môn, ổng đến ổng hỏi Đức Phật: tôi nghe nói rằng, ngài là người chủ trương sống bi quan, tiêu cực. Ngài chủ trương tu hành là để cùng căn, mạt kiếp, để mà hết đầu thai, ngài chủ trương tu hành là chà đạp mọi thứ, lịch sự, mọi thứ thẩm mĩ, nói chung là tôi nghe tất cả cái gì xấu là đạo ngài chứa hết, có đúng như vậy hay không?. Ngài nói đúng. Tất cả các cái thẩm mĩ, nghệ thuật, lịch sự gì đó không có chỗ đứng trong đạo của ta, vì những thứ đó được ta định nghĩa như sau: đối với ác pháp là phải triệt để loại bở, ở đây không có sự nhân nhượng, mọi cảnh giới tái sanh, dầu vui hay khổ đều là sanh tử, cho nên ta chủ trương lìa bỏ triệt để. Cho nên người ta không có sai khi nói Như Lai ko biết gì về nghệ thuật, thẩm mĩ, bởi vì thật ra trên đời này không có cái gì đẹp, ko có cái gì ngọt hết á. Ta chủ trương phủi bỏ, phủ nhận triệt để mọi thứ, và không có một cảnh giới tái sanh nào hay ho, đáng để mình có mặt, cho nên ta cũng chủ trương tu hành để cùng căn, mạt kiếp, để hết đầu thai. Mà người đời người ta nghe nói hết đầu thai là người ta sợ dữ lắm, nhưng mà trong giáo pháp này, tu để mà hết đầu thai là một điều tuyệt vời. Giống như mình nghe ông bà hay mắng : đừng có chui qua sào đồ, coi chừng là hết đầu thai đó. Nhưng mà thật ra đó ở trong đạo mình, nếu chui qua sào đồ mà hết đầu thai thì mình cũng nên chui. Nha. Mà khổ chui mà nó không hết đầu thai mới ghê chứ. Ở đây cũng vậy, trong chỗ này nè, ngay lúc này hoặc sau khi chúng tôi giảng xong, các vị vào tạng luật, bản tiếng việt nam, các vị để là tạng luật việt ngữ, vào google á, thì sẽ thấy cái phần đầu tiên nói về cái điểm tôi đang nói. Thì ở đây Đức Phật ngài dạy rằng, toàn bộ giáo pháp ngài chỉ nói đến 2 chuyện thôi đó là nên làm và không nên làm, và ở trong tạng luật cũng vậy, toàn bộ tạng luật cũng chỉ có nội dung là nên làm và nên tránh thôi. Thì trong giáo pháp Đức Phật có nhiều cách nói lắm, có chỗ nói về 37 pháp bồ đề, có chỗ là bát chánh đạo, tam học, thất giác chi, ngũ căn, ngũ lực vv… nhưng mà cũng có thể mình nói rằng giáo pháp của Đức Phật thu gọn trong một chữ là “appamado, có nghĩa là không dễ ngươi” nha, và trong trường hợp này, này thu gọn giáo Pháp của ngài trong một cặp tông chỉ đó là, nên làm và không nên làm, tất cả điều ác thì không nên làm, tất cả điều thiện thì nên làm. Chỉ vậy, đó là toàn bộ nội dung giáo pháp của Chư Phật. Nhưng mà phải hiểu làm sao cho nó đúng. Thiện dẫn đến sanh tử cõi vui, nhưng cũng là nhân đưa đến giải thoát sanh tử. Ác thì chỉ có 1 đường là sanh tử cõi khổ. Cho nên mình thấy 2 vế này, ác thì chỉ có 1 đường là sanh tử cõi khổ thì bỏ đã đành, còn thiện thì có 2, 1 là nó dẫn đến sanh tử cõi vui nhưng nó cũng là nhân đưa đến giải thoát sanh tử, như vậy thì mình nên làm thiện. Nha. Tại mình thấy, một bên, ác là chắc chắn chỉ có đi xuống đường tối thôi, còn thiện thì có 2 đường, 1 là hành thiện với ý cầu sanh tử thì sẽ được sanh tử, nhưng sẽ sanh tử trong cõi vui, còn nếu hành thiện với cái ý cầu thoát sanh tử thì sẽ thoát sanh tử, mà đã thoát sanh tử rồi thì không có cõi vui hay cõi khổ nữa. Thì khi mà ngài nói ngắn gọn như vậy thì ông này ổng đã phát bồ đề tâm, ổng xin được quy y với ngài.
Rồi tiếp theo là đoạn số 4, ông Cấp cô độc ổng lên ổng đãnh lễ Đức Phật, ổng hỏi : có bao nhiêu người đáng để cũng dường, đáng nhất, chớ đúng ra ai cũng là đối tượng để mình bố thí hết trơn. Đáng cũng dường daskkhineyya , ở đây trong room mình không biết quý vị còn nhớ, trong đây có ai biết bài suppatipanno… thì trong đó có nói rằng : đệ tử Thế Tôn gồm 4 tầng Thánh, các Ngài đáng nhận tặng phẩm, tế phẩm, sự kính lễ và sự cúng dường bằng niềm tin, đó. Thì mình thấy, đã nói 4 tầng Thánh thì có vô học và hữu học. Cái chữ “vô học” ở đây là asekha, tức là không còn gì để trau dồi nữa chứ còn trong tiếng việt nam mình thì vô học có nghĩa là thất học, nhớ nha. Thất học nghĩa là không có biết chữ nghĩa gì hết, nhưng cái chữ “vô học” ở đây là do trong chữ hán người ta dịch chứ không phải người việt nam dịch, mà asekha ở đây là người không còn gì để trau dồi nữa, thí dụ như có những vị Thánh mà họ đắc a la hán xong rồi, lại đi học tam tạng. Học tam tạng sau khi đắc la hán. Có những vị sau khi đắc la hán xong rồi mới bắt đầu tập tễnh tu tập thiền chỉ, để đắc sơ thiền, nhị thiền. Thì cái việc đó, cái việc vị a la hán học tam tạng hay tu tập trau dồi thiền định, cái đó không phải là cái chuyện bắt buộc nhưng mà do thói quen nhiều đời của vị này, đó là từng tu thiền, khi mà có điều kiện thì vị đó quay lại để thực hiện việc đó, vì một vị la hán có tu thiền thì tự bản thân an lạc đã đành rồi mà mình có khả năng hoằng Pháp tốt hơn. Rồi học tam tạng cũng vậy, một vị a la hán mà giỏi về giáo lý thì vẫn tốt hơn vị a la hán chỉ có đắc chứng, chỉ có hiểu mà không biết đường nào mà nói, trong khi nếu mà có kiến thức giáo lý thì xoay xở tốt hơn, thì trong trường hợp đó, cái đó chỉ là cái làm được thì tốt, không làm không sao. Nhớ nha, cái vị a la hán mà học tam tạng, luyện thần thông, luyện thiền định thì có làm thì tốt, ko làm thì thôi, không sao hết. Nó không phải là chuyện bắt buộc nhưng mà cái rốt ráo thì ngài đã đạt tới rồi, có nghĩa là cái cứu cánh, cái mục đích cáo nhất của người tu là chấm dứt phiền não, chấm dứt sanh tử thì ngài đã làm rồi. Cho nên ở đây, Đức Phật ngài dạy, có 2 hạng đối tượng đáng để nhân thiên ba cõi cúng dường đảnh lễ đó là vô học và hữu học. Vì sao vậy? Vì sao 2 bậc này đáng để đảnh lễ, đáng để chúng ta đảnh lễ, cúng dường,
Thứ 1, các vị này, nếu mà chứng sơ quả đó, mỗi tầng thánh thấp đều đoạn trừ ít nhiều phiền não, phiền não càng ít thì đức độ càng nhiều và những gì các ngài bỏ đi hay có được đều là vĩnh viễn triệt để, tuyệt đối; còn phàm phu á, nay bỏ được cái ác này, nhưng mai mốt hoàn toàn có thể tái phạm, phàm phu nay có được thiện pháp này, nhưng mai mốt có thể không được như vậy nữa. Trong khi thánh nhân, ít nhiều đều được trong trường hợp đó, hoặc cái gì các ngài có được, cái gì các ngài bỏ đi thì đều triệt để hết. Đã nói là bỏ thì ngàn đời không bao giờ tái phạm, mà cái gì đạt được thì chỉ có thêm chứ không bao giờ mất. Nha, nhớ cái đó. Thí dụ như giới định tuệ, các ngài chỉ có thêm chứ không bao giờ mất. Còn phàm phu thì không, cái mà phàm phu có cũng chỉ là tương đối thôi, bữa nay bỏ nhưng ngày mai nó không có bỏ, mai nó còn có nhiều thêm nữa. Thụt lùi mà thụt lùi lấy trớn, nhiều khi thụt lùi để lấy trớn đi tới nữa.
Các vị còn nhớ 4 bầy nai trong kinh bẫy mồi không ta. Bầy nai 1 ham mồi nên chết sớm. Bầy 2 thì chết nhát nhưng phút cuối đói quá ăn mồi thiếu cảnh giác, cũng chết. Bầy 3 thì khôn ngoan khi ăn mồi, nhưng mà cái chỗ rút lui không an toàn. Mà chỉ có bầy 4 thì khôn ngoan, cẩn thận khi ăn mồi và rút lui về chỗ an toàn. Thì phàm phu mình cũng vậy, thấy giới luật, trang nghiêm, lim dim rồi thong dong, đĩnh đạc, từ tốn, cẩn thận, miên mật, làm đã lắm, nhưng mà chỉ cần sơ hở một cái là bị gió nhập liền, bị gió nhập liền. Nay vậy đó chứ ngày mai nó không phải như vậy. Và có thể, phải nói việt nam mình có cái câu “Phật nào ma nấy”, đạo hạnh càng cao siêu thì con ma nó tới nó phá, nó cũng cao siêu theo. Ngày nào mình vô danh, mình không có gì hết thì chỉ có mấy người lèo tèo họ tới thôi, cũng là Thị Nở tới nấu chén cháo hành. Nhưng một ngày mà tiếng tăm lừng lẫy, chùa to tượng lớn rồi thì sẽ có mấy đại gia tới cái gì cũng ngon lành tới, cúng dường này nọ rồi cũng tiêu. Tôi có biết một cái chuyện, chuyện có thật ko phải trong sách vở phim ảnh. Là 1 cái ngày mùa hè kia ở bờ biển Phuket ở Thái Lan, có một chiếc xe Mercedes, bóng lộn, láng cóng, thơm phức,dừng lại và cửa sực mở, trên xe bước xuống một anh tài xế lực lưỡng, cao to, đẹp trai; một bà đại gia dáng như mệnh phụ, xa hoa, quyền quý, chói loà kim cương, ngọc bích, lấp lánh các thứ quý kim, ngọc thánh trên người. Và phía sau là 4 vị tỳ kheo y áo trang nghiêm, mắt nhìn xuống đất, bước đi thong dong, từ tốn đầy dãy chánh niệm, tĩnh giác. Và bà thí chủ đại gia này đã đưa các vị về ngôi biệt thự lộng lẫy bên bở biển Phuket, và để anh tài xế thay mình chăm sóc các ngài, 1 ngày 2 ngày 3 ngày… đến buổi chiều ngày thứ 3 thì trong đoàn 4 vị, thì có 3 vị sư đang ngồi chơi với nhau, nói chuyện vui vẻ, bỗng thấy cửa phòng đột ngột mở ra thì thấy ông sư huynh của mình, tức là cái ông lớn nhất trong 4 vị tỳ kheo, ổng bước vào, trên tay ổng là một bộ đồ tắm, ổng quỳ xuống trước mặt ba ông sư đệ, cặp mắt ngấn lệ, ổng nói: chiều nay sư huynh không còn cơ hội để cùng các sư đệ quay về thiền viện nữa. 4 vị này đều là học trò của ngài Ajahn Chah, nha. Thì ông sư huynh ổng nói rằng, chuyến đi này đó là lần cuối cùng anh em mình còn ngồi với nhau, vì lâu nay sư huynh đã quyết định là mình sẽ hoàn tục nhưng vì ở trên đó nó đông quá, sẽ gây ra ảnh hưởng tâm lý không tốt cho thiên hạ, đặc biệt là các hành giả thiền sinh nên chuyến đi này nó hơi xa phố, xa phường, xa bà con, thiên hạ, xa thị phi. Thì bây giờ, ở đây, anh em chứng minh cho sư huynh được hoàn tục, và cái người sẽ cùng sư huynh đi hết phần đời còn lại đó là cái bà thí chủ đã đi cùng với chúng ta mấy hôm nay. Và thì ra vị sư huynh, đại sư huynh này chính là vị mà giống như là thiền sư trẻ măng của …, người Thái. Cho nên chúng ta thấy đến một mức độ nào đó. Hoặc cách đây không lâu, cách đây khoảng 4 năm thì ngài Mashio Gavesako, cũng là một đệ tử lớn của ngài Ajahn Chah, sáu mươi mấy tuổi, cũng bị rớt vào tay của một ma đăng già. Trọng tuổi nhưng mà ngó vẫn còn được,thì coi như ra. Từ một vị thiền sư cực kỳ khả kính đến vua còn phải quý trọng, đãnh lễ mà bây giờ thì coi như là thấy có mấy cái hình chụp đi dung giăng dung dẻ với nhau ở mấy cái hẻm núi, thung lũng hoa vàng, một buổi chiều vắng ở một bờ biển thơ mộng nào đó ở Bắc Phi. Thì…. thôi! Cho nên đây là lý do vì đâu mà Thế Tôn dạy rằng, nếu mà nói đối tượng cúng dường mà xứng đáng nhất thì chỉ là hữu học và vô học, tức là các tầng thánh, là vì đâu? Vì hễ cái ác nào mà các ngài tránh là tránh triệt để, không có quay lui. Mà cái thiện nào mà các ngài có được là chỉ có thêm chứ không có giảm, đó là lý do. Chứ còn mình chỉ có nhắm mắt nhắm mũi, mình cứ nói ờ thánh là xứng đáng cúng dường , là đúng rồi. Nhưng mà tại sao đúng, là bởi vì các vị này thiện mà đã tu rồi thì không có buông, chỉ có đi lên thôi. Mà ác đã bỏ rồi là bỏ luôn chứ không có quay lui. Nhớ nha. Còn bây giờ mà nói mình là pháp sư tam tạng, mình là thiền sư, giảng sư, luật sư, pháp sư,là bla…bla.. sư mà bây giờ chỉ cần gái, tiền, hoặc là bị người ta bỏ bùa, bị người ta gõ trên đầu cái boong, tai nạn xe cộ, rồi nó mát mát cười cười là xong. Phật pháp đi đâu. Vì gái, vì tiền, vì bùa phép, vì một cám giỗ, chức vụ, quyền lợi gì đó hoặc là bị tai nạn tửng tửng là coi như mất sạch, tin tôi đi, ai trong room không tin thì tự lấy cái búa đóng đinh gõ trên đầu cái, nó dễ lắm. Gõ khá khá chút, gõ mà boong một phát là coi như ngày mai khỏi vô nghe giảng luôn. lý do là nó bị chạm mạch, nó đứt một sợi, hai sợi mà nhiều khi nó đứt một chùm là khỏi luôn. Nhưng mà vị thánh thì không, vị thánh tu đà hoàn, vị sơ quả không thể đánh mất ý thức vì bất cứ lý do tâm sinh lý nào như say rượu, điên loạn hay một cơn đau đớn chết người nào đó, khiếp chưa. Còn như mình đau quá là mình khỏi Niệm luôn. Phải nhớ cái đó. Là vì sao? Vì sơ quả đã không còn thân kiến nữa, không còn thấy thân tâm này là của tôi. Cho nên mình thấy ngài Anan ngài khóc là bởi vì ngài thất niệm thôi, chỉ cần ngài nước mắt lưng tròng, chỉ ngấn lệ, đỏ hoe là xong, chứ mình đừng nghe nói ngài khóc thì nghĩ là rồi, ngài với tui là giống nhau, cũng giãy đùng đùng, nước mũi chảy tèm lem, là không có, ngài chỉ là ngấn lệ, lưng tròng, đỏ hoe là xong, nhiều lắm rồi đó. Và lập tức khô lệ ngay như là một giọt nước nhiễu vào chảo nóng. Là vì ngài đã cạn rồi, cạn tình với cõi nhân sinh khổ luỵ này rồi. Thì còn dư sót một xíu thì ngài thất niệm. Chỉ vậy thôi. Cho nên vị thánh hữu học đáng được xem là ứng cúng, nói chi là thánh vô học. Còn mình thì tai nạn, mất trí, say rượu hoặc là cái chết, đều khiến cho nhận thức của mình thay đổi. Nha. [0:48:54]
Và trong một câu trả lời của phật tử dạ xoa Lovaka, ngài có dạy rằng: pannajivim jivitamahu settham cuộc sống trí tuệ là cuộc sống cao quý nhất. Bởi vì cuộc đời này là một màn đêm mịt mù thì hôm qua tôi giảng, tôi có mượn cách nói của Chúa, bên Kinh thánh : phúc thay… thì có nhiều người họ trách nhưng miễn là cái ý thôi, còn cái chuyện nó là của ai thì kệ. Phúc thay cho kẻ nào sống ở đời này được sống trong ánh sáng, bởi vì ko có ánh sáng thì mình chỉ có sống mò thôi. Thì quý vị biết trong một căn phòng chật hẹp, bụi bặm, nhiều đồ đạc mà ban đêm mà mình mò thì khả năng bị tai nạn là rất lớn, nói chi là trong cuộc đời bao la, mênh mông này, trong một biển người mênh mông, bát ngát, mịt mù, tối thui thì quý vị tưởng tượng kiểu tai nạn titanic là chuyện nhỏ. Có khi nó còn ghê hơn nữa. Cho nên được sống trong nguồn sáng của trí tuệ là một cái đại phúc đại hạnh.
Cho nên Đức Phật ngài dạy: chỉ có một cách duy nhất để trả được cái ơn của cha mẹ cho mình thôi, đó chính là an trú cha mẹ vào 4 cái pháp này: 1/ là đức tin, là chánh tín; giới hạnh; thí xả và trí tuệ.
Rồi tiếp theo là chúng ta học Phẩm, đoạn số 3, là một bà la môn đi đến Thế Tôn, ổng hỏi: sa môn Gotama đã thuyết cái gì, đã nói gì. Thì Đức Phật ngài dạy: này bà la môn, ta thuyết về hành động và thuyết về không hành động. Ông này trong chú giải nói ổng không có thích Đức Phật, ổng nghe người ta đồn ngài là bậc đại hiền, đa văn, quãng kiến… cái gì cũng biết, ổng không có ưu cái chuyện đó, ổng nghĩ là ổng tìm cách để vấn nạn, làm khó Ngài mà ổng suy nghĩ suốt 4 tháng như vậy, ổng suy nghĩ nói làm sao mà, ổng nghĩ trong bụng : sa môn Gotama mình tới gặp, thể nào Ngài cũng đem ba cái vụ thiện ác này kia ra Ngài nói, để coi Ngài còn có cái gì khó hơn, khác hơn cái thiện cái ác, làm lành lánh dữ hay không? Thí dụ như Ngài vừa mở miệng ra ngài nói là: nên làm cái gì đó, chỉ cần sa môn Gotama mở miệng ra nói: ta nên làm cái gì đó, thì mình sẽ bắt bẻ mình nói: vậy điều ác cũng nên làm hay sao? Còn nếu sa môn Gotama vừa hé môi: ta không nên làm, mình chỉ cần nghe cái chữ ” ko nên làm” mình sẽ nhào vô, vậy cái thiện cũng ko nên làm hay sao. Ổng tính vậy đó, ổng tính là ổng sẽ chờ đợi ngài sẽ buông cái đó ra, ổng chỉ cần nghe ngài nói nên làm hay ko nên làm, thì ổng sẽ cãi. Có nghĩa ổng là một cái người nó nghèo đến mức mà cầm một cái vốn liếng chật hẹp như vậy để đi làm khó người ta, cái đó mấy đạo tràng mình hay gặp lắm. Có những người họ cứ chăm bẵm, họ chầu, họ nghe Pháp mục đích 1 là họ khoe bản thân, 2 nữa là họ làm khó người giảng. Cái loại này tôi gặp hoài, gặp riết nó mòn con mắt luôn. Thì suốt 4 tháng trời, ổng nghĩ ra được cái chiến thuật nghèo túng như vậy. Khi ổng đến ổng gặp Ngài, thì ngài biết, ngài biết ổng 4 tháng trời có thể khổ tâm như vây, và ngài biết ông này có thể Độ được, độ được. Cho nên khi mà ổng hỏi ngài, ngài thường giảng cái gì cho đệ tử, thì ngài không hề bắt đầu như là ổng mong đợi, mà ngài lại nói thế này, ngài gom cả 2 cái điều mà ổng mong đợi, ngài nói : ta chỉ nói có 1 chuyện thôi, đó là làm và không làm. Thì khi mà ngài nói như vậy, ngài gom chung thì ổng ko có cơ hội ổng chọt vô nữa. Rồi sẵn ở đây tôi cũng kể cho bà con nghe 1 chuyện nhỏ nhỏ đó là, phần mở đầu của luật tạng, cuốn 1, trong phẩm veranranjakada , trong tạng luật. Có kể câu chuyện 1 ông bà la môn, ổng đến ổng hỏi Đức Phật: tôi nghe nói rằng, ngài là người chủ trương sống bi quan, tiêu cực. Ngài chủ trương tu hành là để cùng căn, mạt kiếp, để mà hết đầu thai, ngài chủ trương tu hành là chà đạp mọi thứ, lịch sự, mọi thứ thẩm mĩ, nói chung là tôi nghe tất cả cái gì xấu là đạo ngài chứa hết, có đúng như vậy hay không?. Ngài nói đúng. Tất cả các cái thẩm mĩ, nghệ thuật, lịch sự gì đó không có chỗ đứng trong đạo của ta, vì những thứ đó được ta định nghĩa như sau: đối với ác pháp là phải triệt để loại bở, ở đây không có sự nhân nhượng, mọi cảnh giới tái sanh, dầu vui hay khổ đều là sanh tử, cho nên ta chủ trương lìa bỏ triệt để. Cho nên người ta không có sai khi nói Như Lai ko biết gì về nghệ thuật, thẩm mĩ, bởi vì thật ra trên đời này không có cái gì đẹp, ko có cái gì ngọt hết á. Ta chủ trương phủi bỏ, phủ nhận triệt để mọi thứ, và không có một cảnh giới tái sanh nào hay ho, đáng để mình có mặt, cho nên ta cũng chủ trương tu hành để cùng căn, mạt kiếp, để hết đầu thai. Mà người đời người ta nghe nói hết đầu thai là người ta sợ dữ lắm, nhưng mà trong giáo pháp này, tu để mà hết đầu thai là một điều tuyệt vời. Giống như mình nghe ông bà hay mắng : đừng có chui qua sào đồ, coi chừng là hết đầu thai đó. Nhưng mà thật ra đó ở trong đạo mình, nếu chui qua sào đồ mà hết đầu thai thì mình cũng nên chui. Nha. Mà khổ chui mà nó không hết đầu thai mới ghê chứ. Ở đây cũng vậy, trong chỗ này nè, ngay lúc này hoặc sau khi chúng tôi giảng xong, các vị vào tạng luật, bản tiếng việt nam, các vị để là tạng luật việt ngữ, vào google á, thì sẽ thấy cái phần đầu tiên nói về cái điểm tôi đang nói. Thì ở đây Đức Phật ngài dạy rằng, toàn bộ giáo pháp ngài chỉ nói đến 2 chuyện thôi đó là nên làm và không nên làm, và ở trong tạng luật cũng vậy, toàn bộ tạng luật cũng chỉ có nội dung là nên làm và nên tránh thôi. Thì trong giáo pháp Đức Phật có nhiều cách nói lắm, có chỗ nói về 37 pháp bồ đề, có chỗ là bát chánh đạo, tam học, thất giác chi, ngũ căn, ngũ lực vv… nhưng mà cũng có thể mình nói rằng giáo pháp của Đức Phật thu gọn trong một chữ là “appamado, có nghĩa là không dễ ngươi” nha, và trong trường hợp này, này thu gọn giáo Pháp của ngài trong một cặp tông chỉ đó là, nên làm và không nên làm, tất cả điều ác thì không nên làm, tất cả điều thiện thì nên làm. Chỉ vậy, đó là toàn bộ nội dung giáo pháp của Chư Phật. Nhưng mà phải hiểu làm sao cho nó đúng. Thiện dẫn đến sanh tử cõi vui, nhưng cũng là nhân đưa đến giải thoát sanh tử. Ác thì chỉ có 1 đường là sanh tử cõi khổ. Cho nên mình thấy 2 vế này, ác thì chỉ có 1 đường là sanh tử cõi khổ thì bỏ đã đành, còn thiện thì có 2, 1 là nó dẫn đến sanh tử cõi vui nhưng nó cũng là nhân đưa đến giải thoát sanh tử, như vậy thì mình nên làm thiện. Nha. Tại mình thấy, một bên, ác là chắc chắn chỉ có đi xuống đường tối thôi, còn thiện thì có 2 đường, 1 là hành thiện với ý cầu sanh tử thì sẽ được sanh tử, nhưng sẽ sanh tử trong cõi vui, còn nếu hành thiện với cái ý cầu thoát sanh tử thì sẽ thoát sanh tử, mà đã thoát sanh tử rồi thì không có cõi vui hay cõi khổ nữa. Thì khi mà ngài nói ngắn gọn như vậy thì ông này ổng đã phát bồ đề tâm, ổng xin được quy y với ngài.
Rồi tiếp theo là đoạn số 4, ông Cấp cô độc ổng lên ổng đãnh lễ Đức Phật, ổng hỏi : có bao nhiêu người đáng để cũng dường, đáng nhất, chớ đúng ra ai cũng là đối tượng để mình bố thí hết trơn. Đáng cũng dường daskkhineyya , ở đây trong room mình không biết quý vị còn nhớ, trong đây có ai biết bài suppatipanno… thì trong đó có nói rằng : đệ tử Thế Tôn gồm 4 tầng Thánh, các Ngài đáng nhận tặng phẩm, tế phẩm, sự kính lễ và sự cúng dường bằng niềm tin, đó. Thì mình thấy, đã nói 4 tầng Thánh thì có vô học và hữu học. Cái chữ “vô học” ở đây là asekha, tức là không còn gì để trau dồi nữa chứ còn trong tiếng việt nam mình thì vô học có nghĩa là thất học, nhớ nha. Thất học nghĩa là không có biết chữ nghĩa gì hết, nhưng cái chữ “vô học” ở đây là do trong chữ hán người ta dịch chứ không phải người việt nam dịch, mà asekha ở đây là người không còn gì để trau dồi nữa, thí dụ như có những vị Thánh mà họ đắc a la hán xong rồi, lại đi học tam tạng. Học tam tạng sau khi đắc la hán. Có những vị sau khi đắc la hán xong rồi mới bắt đầu tập tễnh tu tập thiền chỉ, để đắc sơ thiền, nhị thiền. Thì cái việc đó, cái việc vị a la hán học tam tạng hay tu tập trau dồi thiền định, cái đó không phải là cái chuyện bắt buộc nhưng mà do thói quen nhiều đời của vị này, đó là từng tu thiền, khi mà có điều kiện thì vị đó quay lại để thực hiện việc đó, vì một vị la hán có tu thiền thì tự bản thân an lạc đã đành rồi mà mình có khả năng hoằng Pháp tốt hơn. Rồi học tam tạng cũng vậy, một vị a la hán mà giỏi về giáo lý thì vẫn tốt hơn vị a la hán chỉ có đắc chứng, chỉ có hiểu mà không biết đường nào mà nói, trong khi nếu mà có kiến thức giáo lý thì xoay xở tốt hơn, thì trong trường hợp đó, cái đó chỉ là cái làm được thì tốt, không làm không sao. Nhớ nha, cái vị a la hán mà học tam tạng, luyện thần thông, luyện thiền định thì có làm thì tốt, ko làm thì thôi, không sao hết. Nó không phải là chuyện bắt buộc nhưng mà cái rốt ráo thì ngài đã đạt tới rồi, có nghĩa là cái cứu cánh, cái mục đích cáo nhất của người tu là chấm dứt phiền não, chấm dứt sanh tử thì ngài đã làm rồi. Cho nên ở đây, Đức Phật ngài dạy, có 2 hạng đối tượng đáng để nhân thiên ba cõi cúng dường đảnh lễ đó là vô học và hữu học. Vì sao vậy? Vì sao 2 bậc này đáng để đảnh lễ, đáng để chúng ta đảnh lễ, cúng dường,
Thứ 1, các vị này, nếu mà chứng sơ quả đó, mỗi tầng thánh thấp đều đoạn trừ ít nhiều phiền não, phiền não càng ít thì đức độ càng nhiều và những gì các ngài bỏ đi hay có được đều là vĩnh viễn triệt để, tuyệt đối; còn phàm phu á, nay bỏ được cái ác này, nhưng mai mốt hoàn toàn có thể tái phạm, phàm phu nay có được thiện pháp này, nhưng mai mốt có thể không được như vậy nữa. Trong khi thánh nhân, ít nhiều đều được trong trường hợp đó, hoặc cái gì các ngài có được, cái gì các ngài bỏ đi thì đều triệt để hết. Đã nói là bỏ thì ngàn đời không bao giờ tái phạm, mà cái gì đạt được thì chỉ có thêm chứ không bao giờ mất. Nha, nhớ cái đó. Thí dụ như giới định tuệ, các ngài chỉ có thêm chứ không bao giờ mất. Còn phàm phu thì không, cái mà phàm phu có cũng chỉ là tương đối thôi, bữa nay bỏ nhưng ngày mai nó không có bỏ, mai nó còn có nhiều thêm nữa. Thụt lùi mà thụt lùi lấy trớn, nhiều khi thụt lùi để lấy trớn đi tới nữa.
Các vị còn nhớ 4 bầy nai trong kinh bẫy mồi không ta. Bầy nai 1 ham mồi nên chết sớm. Bầy 2 thì chết nhát nhưng phút cuối đói quá ăn mồi thiếu cảnh giác, cũng chết. Bầy 3 thì khôn ngoan khi ăn mồi, nhưng mà cái chỗ rút lui không an toàn. Mà chỉ có bầy 4 thì khôn ngoan, cẩn thận khi ăn mồi và rút lui về chỗ an toàn. Thì phàm phu mình cũng vậy, thấy giới luật, trang nghiêm, lim dim rồi thong dong, đĩnh đạc, từ tốn, cẩn thận, miên mật, làm đã lắm, nhưng mà chỉ cần sơ hở một cái là bị gió nhập liền, bị gió nhập liền. Nay vậy đó chứ ngày mai nó không phải như vậy. Và có thể, phải nói việt nam mình có cái câu “Phật nào ma nấy”, đạo hạnh càng cao siêu thì con ma nó tới nó phá, nó cũng cao siêu theo. Ngày nào mình vô danh, mình không có gì hết thì chỉ có mấy người lèo tèo họ tới thôi, cũng là Thị Nở tới nấu chén cháo hành. Nhưng một ngày mà tiếng tăm lừng lẫy, chùa to tượng lớn rồi thì sẽ có mấy đại gia tới cái gì cũng ngon lành tới, cúng dường này nọ rồi cũng tiêu. Tôi có biết một cái chuyện, chuyện có thật ko phải trong sách vở phim ảnh. Là 1 cái ngày mùa hè kia ở bờ biển Phuket ở Thái Lan, có một chiếc xe Mercedes, bóng lộn, láng cóng, thơm phức,dừng lại và cửa sực mở, trên xe bước xuống một anh tài xế lực lưỡng, cao to, đẹp trai; một bà đại gia dáng như mệnh phụ, xa hoa, quyền quý, chói loà kim cương, ngọc bích, lấp lánh các thứ quý kim, ngọc thánh trên người. Và phía sau là 4 vị tỳ kheo y áo trang nghiêm, mắt nhìn xuống đất, bước đi thong dong, từ tốn đầy dãy chánh niệm, tĩnh giác. Và bà thí chủ đại gia này đã đưa các vị về ngôi biệt thự lộng lẫy bên bở biển Phuket, và để anh tài xế thay mình chăm sóc các ngài, 1 ngày 2 ngày 3 ngày… đến buổi chiều ngày thứ 3 thì trong đoàn 4 vị, thì có 3 vị sư đang ngồi chơi với nhau, nói chuyện vui vẻ, bỗng thấy cửa phòng đột ngột mở ra thì thấy ông sư huynh của mình, tức là cái ông lớn nhất trong 4 vị tỳ kheo, ổng bước vào, trên tay ổng là một bộ đồ tắm, ổng quỳ xuống trước mặt ba ông sư đệ, cặp mắt ngấn lệ, ổng nói: chiều nay sư huynh không còn cơ hội để cùng các sư đệ quay về thiền viện nữa. 4 vị này đều là học trò của ngài Ajahn Chah, nha. Thì ông sư huynh ổng nói rằng, chuyến đi này đó là lần cuối cùng anh em mình còn ngồi với nhau, vì lâu nay sư huynh đã quyết định là mình sẽ hoàn tục nhưng vì ở trên đó nó đông quá, sẽ gây ra ảnh hưởng tâm lý không tốt cho thiên hạ, đặc biệt là các hành giả thiền sinh nên chuyến đi này nó hơi xa phố, xa phường, xa bà con, thiên hạ, xa thị phi. Thì bây giờ, ở đây, anh em chứng minh cho sư huynh được hoàn tục, và cái người sẽ cùng sư huynh đi hết phần đời còn lại đó là cái bà thí chủ đã đi cùng với chúng ta mấy hôm nay. Và thì ra vị sư huynh, đại sư huynh này chính là vị mà giống như là thiền sư trẻ măng của …, người Thái. Cho nên chúng ta thấy đến một mức độ nào đó. Hoặc cách đây không lâu, cách đây khoảng 4 năm thì ngài Mashio Gavesako, cũng là một đệ tử lớn của ngài Ajahn Chah, sáu mươi mấy tuổi, cũng bị rớt vào tay của một ma đăng già. Trọng tuổi nhưng mà ngó vẫn còn được,thì coi như ra. Từ một vị thiền sư cực kỳ khả kính đến vua còn phải quý trọng, đãnh lễ mà bây giờ thì coi như là thấy có mấy cái hình chụp đi dung giăng dung dẻ với nhau ở mấy cái hẻm núi, thung lũng hoa vàng, một buổi chiều vắng ở một bờ biển thơ mộng nào đó ở Bắc Phi. Thì…. thôi! Cho nên đây là lý do vì đâu mà Thế Tôn dạy rằng, nếu mà nói đối tượng cúng dường mà xứng đáng nhất thì chỉ là hữu học và vô học, tức là các tầng thánh, là vì đâu? Vì hễ cái ác nào mà các ngài tránh là tránh triệt để, không có quay lui. Mà cái thiện nào mà các ngài có được là chỉ có thêm chứ không có giảm, đó là lý do. Chứ còn mình chỉ có nhắm mắt nhắm mũi, mình cứ nói ờ thánh là xứng đáng cúng dường , là đúng rồi. Nhưng mà tại sao đúng, là bởi vì các vị này thiện mà đã tu rồi thì không có buông, chỉ có đi lên thôi. Mà ác đã bỏ rồi là bỏ luôn chứ không có quay lui. Nhớ nha. Còn bây giờ mà nói mình là pháp sư tam tạng, mình là thiền sư, giảng sư, luật sư, pháp sư,là bla…bla.. sư mà bây giờ chỉ cần gái, tiền, hoặc là bị người ta bỏ bùa, bị người ta gõ trên đầu cái boong, tai nạn xe cộ, rồi nó mát mát cười cười là xong. Phật pháp đi đâu. Vì gái, vì tiền, vì bùa phép, vì một cám giỗ, chức vụ, quyền lợi gì đó hoặc là bị tai nạn tửng tửng là coi như mất sạch, tin tôi đi, ai trong room không tin thì tự lấy cái búa đóng đinh gõ trên đầu cái, nó dễ lắm. Gõ khá khá chút, gõ mà boong một phát là coi như ngày mai khỏi vô nghe giảng luôn. lý do là nó bị chạm mạch, nó đứt một sợi, hai sợi mà nhiều khi nó đứt một chùm là khỏi luôn. Nhưng mà vị thánh thì không, vị thánh tu đà hoàn, vị sơ quả không thể đánh mất ý thức vì bất cứ lý do tâm sinh lý nào như say rượu, điên loạn hay một cơn đau đớn chết người nào đó, khiếp chưa. Còn như mình đau quá là mình khỏi Niệm luôn. Phải nhớ cái đó. Là vì sao? Vì sơ quả đã không còn thân kiến nữa, không còn thấy thân tâm này là của tôi. Cho nên mình thấy ngài Anan ngài khóc là bởi vì ngài thất niệm thôi, chỉ cần ngài nước mắt lưng tròng, chỉ ngấn lệ, đỏ hoe là xong, chứ mình đừng nghe nói ngài khóc thì nghĩ là rồi, ngài với tui là giống nhau, cũng giãy đùng đùng, nước mũi chảy tèm lem, là không có, ngài chỉ là ngấn lệ, lưng tròng, đỏ hoe là xong, nhiều lắm rồi đó. Và lập tức khô lệ ngay như là một giọt nước nhiễu vào chảo nóng. Là vì ngài đã cạn rồi, cạn tình với cõi nhân sinh khổ luỵ này rồi. Thì còn dư sót một xíu thì ngài thất niệm. Chỉ vậy thôi. Cho nên vị thánh hữu học đáng được xem là ứng cúng, nói chi là thánh vô học. Còn mình thì tai nạn, mất trí, say rượu hoặc là cái chết, đều khiến cho nhận thức của mình thay đổi. Nha. [0:48:54]
Tôi có nhầm không ta, không không, đúng rồix2, quý vị có biết ngày hôm qua hôm kia tôi có giảng sót một đoạn kinh mà quý vị không thèm nhắc, đó là cái đoạn Đức Phật ngài dạy có 2 hạng người xuyên tạc ngài đó, hạng thứ 1 là ác độc, thù ghét Thế Tôn, hạng thứ 2 là tin tưởng Thế Tôn bằng tà kiến. Hạng thứ 1 không thích ngài nên xuyên tạc đã đành, mà cái hạng thứ 2 tin tưởng nơi ngài, quý kính ngài, thương mến ngài nhưng mà bằng cái hiểu sai, thì cũng không được, cái đó cũng là một kiểu xuyên tạc ngài.
Rồi bây giờ, bài kinh, đoạn kinh này là đoạn vô cùng QUAN TRỌNG. Đó là đoạn thứ 5. Tại sao tôi nói rằng cái đoạn kinh này là cái đoạn quan trọng. Các vị còn nghe không. 4 hạng nai đã giảng rồi, bầy nai thứ 1 là ham mồi, tham ăn, ko kiểm soát được, thấy ở đâu có đồ ăn thì nhào vô ăn, cho nên bị dính bẫy cho nên ko có gì lạ hết. Bầy nai 2 thấy bầy trước chết thảm cho nên cả đám kéo nhau vô rừng sâu trốn biệt, thề với nhau là ko có ăn gì của của đám 2 chân ngoài đó hết, nhưng mà nó trốn một thời gian nó đói quá đi, vào một đêm kia, các chàng mò ra, vì đói quá nên thiếu cảnh giác và chết. Hạng thứ 3 nó thấy bầy 1 bầy 2 chết ngu quá cho nên nó dặn nhau, mình á đi ăn mồi ăn khôn ngoan mà rút lui cũng khôn ngoan chứ ko thể chết như tụi 1 tụi 2 được, nhưng mà cái đám này nó quên một điều, nó đi ăn một cách rất là khôn ngoan, rất là cẩn trọng, cảnh giác, và nó rút lui phải nói cũng rất khôn ngoan, cảnh giác nhưng mà nó xui một chỗ là cái chỗ mà nó dấu mình vẫn nằm trong vùng nguy hiểm, vẫn trong tầm ngắm của thợ săn. Chỉ có bầy nai thứ 4, ăn mồi khôn ngoan, rút lui khôn ngoan và dấu mình một cách khôn ngoan ở một chỗ an toàn. Thì Phật dạy rằng có 4 hạng tỳ kheo trong cái giáo pháp ngài:
Nhóm 1 nghe mùi danh lợi, tình cảm lập tức lăn xả vào và chết thẳng cẳng. Cái loại này miễn bàn.
Hạng 2, cảnh giác, thấy rằng tu hành là phải trang nghiêm giới hạnh, lục căn thanh tịnh bởi vì ngũ uẩn giai không, ngon lành lắm, lý tưởng ngất trời, rút sâu vào rừng sâu núi thẳm, hoặc rút sâu vào am ốc tự viện, đóng cửa, lim dim suốt ngày không hề hý mắt, tưởng như vậy là ngon nhưng mà tu hành không phải là đóng cửa mà tu hành là thấu suốt, họ nhầm là nhầm chỗ đó, tu hành là thấu suốt chứ không phải là đóng cửa.ko phải đóng cửa một cách máy móc, cho nên sau một thời gian đóng cửa thì sẽ có một lúc quạnh hưu quá chịu ko nổi, bèn mò ra; hoặc là ăn uống kiêng khem quá, người thiếu chất, suy dinh dưỡng cũng phải mò ra, chấp nhận sự cúng dường, hỗ trợ của người khác. Và ngay trong lúc ốm đói, suy dinh dưỡng ấy, chúng ta rất dễ thiếu cảnh giác, thế là ngã vào vòng tay lạ.
Hạng 3, ko có đắm đuối đê mê, trẻ con như nhóm 1, mà cũng ko có cực đoan trong tu hành, khép mình một cách thiếu thông minh như nhóm 2, cho nên nhóm 3 này tiếp xúc, thọ nhận cúng dường của người khác một cách rất thông minh, nhưng mà cái chỗ ẩn nấp ko an toàn, đó là cũng thuyết pháp, nói đạo, cũng hành thiền, chánh niệm, tĩnh giác nhưng mà ko có tu tứ niệm xứ, cho nên gọi là ko sống trong lý tưởng cầu giải thoát. Khá hơn nhóm 2 nhưng mà cái chỗ náu thân ko an toàn, lim dim thì có lim dim đó nhưng lý tưởng sống thì ko. Phương châm cương lĩnh hành trì thiếu, thế là bầy nai 3 này cũng chết ngắc.
Chỉ có nhóm thứ 4, cẩn trọng khôn ngoan khi tiếp xúc, ko có cực đoan khi né tránh cư sĩ, danh lợi. Nhưng mà luôn luôn trong cảnh giác và ẩn thân dấu mình trong sự bảo vệ của tứ niệm xứ, như là trong kinh chuyển luân thánh vương, trường bộ kinh, Đức Phật ngài dạy : này các tỳ kheo, con chim cút nó kiếm ăn ở ngoài ruộng, khi thấy nguy hiểm, nó trốn vào các luống đất cày để nó dấu mình, giống như con rùa khi nó gặp nguy hiểm nó trốn vào cái mai, cũng vậy, đệ tử của Như Lai sống, tìm cái an toàn trong chánh niệm, chỉ có sống trong niệm và tuệ thì vị đó mới có thể sống an toàn khỏi sự vây bắt của ác ma. Đây là 4 bầy nai, sở dĩ lúc nãy tôi giảng về 2 hạng đáng cúng dường mà tôi phải nhắc đến 4 bầy nai là vì sao, là vì tất cả phàm phu đều lọt hẳn hoi vào trong 3 cái bầy nai trước, 1 là tu hành ko có ra gì, chết là phải, nhưng mà có những vị cũng chuyên tâm tu hành lắm nhưng mà về chiến thuật lại thiếu, cũng chết. Chỉ có cái hạng thứ 4 đó mới là tới nơi tới chốn, mới là đáng cúng dường thôi, nha.
Rồi bây giờ là cái đoạn kinh thứ 5, tại sao tôi lại coi là quan trọng. Là bởi vì chỉ riêng cái đoạn này thôi, chỉ riêng cái đoạn số 5 này tôi giảng coi như 8 ngày 8 đêm chưa có hết. Cho tôi uống nước cái.
Chư Phật, mỗi đời Phật phải có ít nhất 1 kỳ đại hội thinh văn. Một kỳ đại hội chư thiên. Riêng đệ nhất thinh văn thì chỉ có 1 lần đại hội chư thiên mà thôi. Không biết có ai mò ra cái đoạn pali này ko ta, chứ cái người việt nam, nó ngộ lắm, nói tui bịa nữa. [0:57:09]
Rồi tiếp theo là cái bài kinh. Wow!!! Bây giờ còn đúng 1 tiếng nữa.
Tôi có nhầm không ta, không không, đúng rồix2, quý vị có biết ngày hôm qua hôm kia tôi có giảng sót một đoạn kinh mà quý vị không thèm nhắc, đó là cái đoạn Đức Phật ngài dạy có 2 hạng người xuyên tạc ngài đó, hạng thứ 1 là ác độc, thù ghét Thế Tôn, hạng thứ 2 là tin tưởng Thế Tôn bằng tà kiến. Hạng thứ 1 không thích ngài nên xuyên tạc đã đành, mà cái hạng thứ 2 tin tưởng nơi ngài, quý kính ngài, thương mến ngài nhưng mà bằng cái hiểu sai, thì cũng không được, cái đó cũng là một kiểu xuyên tạc ngài.
Rồi bây giờ, bài kinh, đoạn kinh này là đoạn vô cùng QUAN TRỌNG. Đó là đoạn thứ 5. Tại sao tôi nói rằng cái đoạn kinh này là cái đoạn quan trọng. Các vị còn nghe không. 4 hạng nai đã giảng rồi, bầy nai thứ 1 là ham mồi, tham ăn, ko kiểm soát được, thấy ở đâu có đồ ăn thì nhào vô ăn, cho nên bị dính bẫy cho nên ko có gì lạ hết. Bầy nai 2 thấy bầy trước chết thảm cho nên cả đám kéo nhau vô rừng sâu trốn biệt, thề với nhau là ko có ăn gì của của đám 2 chân ngoài đó hết, nhưng mà nó trốn một thời gian nó đói quá đi, vào một đêm kia, các chàng mò ra, vì đói quá nên thiếu cảnh giác và chết. Hạng thứ 3 nó thấy bầy 1 bầy 2 chết ngu quá cho nên nó dặn nhau, mình á đi ăn mồi ăn khôn ngoan mà rút lui cũng khôn ngoan chứ ko thể chết như tụi 1 tụi 2 được, nhưng mà cái đám này nó quên một điều, nó đi ăn một cách rất là khôn ngoan, rất là cẩn trọng, cảnh giác, và nó rút lui phải nói cũng rất khôn ngoan, cảnh giác nhưng mà nó xui một chỗ là cái chỗ mà nó dấu mình vẫn nằm trong vùng nguy hiểm, vẫn trong tầm ngắm của thợ săn. Chỉ có bầy nai thứ 4, ăn mồi khôn ngoan, rút lui khôn ngoan và dấu mình một cách khôn ngoan ở một chỗ an toàn. Thì Phật dạy rằng có 4 hạng tỳ kheo trong cái giáo pháp ngài:
Nhóm 1 nghe mùi danh lợi, tình cảm lập tức lăn xả vào và chết thẳng cẳng. Cái loại này miễn bàn.
Hạng 2, cảnh giác, thấy rằng tu hành là phải trang nghiêm giới hạnh, lục căn thanh tịnh bởi vì ngũ uẩn giai không, ngon lành lắm, lý tưởng ngất trời, rút sâu vào rừng sâu núi thẳm, hoặc rút sâu vào am ốc tự viện, đóng cửa, lim dim suốt ngày không hề hý mắt, tưởng như vậy là ngon nhưng mà tu hành không phải là đóng cửa mà tu hành là thấu suốt, họ nhầm là nhầm chỗ đó, tu hành là thấu suốt chứ không phải là đóng cửa.ko phải đóng cửa một cách máy móc, cho nên sau một thời gian đóng cửa thì sẽ có một lúc quạnh hưu quá chịu ko nổi, bèn mò ra; hoặc là ăn uống kiêng khem quá, người thiếu chất, suy dinh dưỡng cũng phải mò ra, chấp nhận sự cúng dường, hỗ trợ của người khác. Và ngay trong lúc ốm đói, suy dinh dưỡng ấy, chúng ta rất dễ thiếu cảnh giác, thế là ngã vào vòng tay lạ. Nha,
Hạng 3, ko có đắm đuối đê mê, trẻ con như nhóm 1, mà cũng ko có cực đoan trong tu hành, khép mình một cách thiếu thông minh như nhóm 2, cho nên nhóm 3 này tiếp xúc, thọ nhận cúng dường của người khác một cách rất thông minh, nhưng mà cái chỗ ẩn nấp ko an toàn, đó là cũng thuyết pháp, nói đạo, cũng hành thiền, chánh niệm, tĩnh giác nhưng mà ko có tu tứ niệm xứ, cho nên gọi là ko sống trong lý tưởng cầu giải thoát. Khá hơn nhóm 2 nhưng mà cái chỗ náu thân ko an toàn, lim dim thì có lim dim đó nhưng lý tưởng sống thì ko. Phương châm cương lĩnh hành trì thiếu, thế là bầy nai 3 này cũng chết ngắc.
Chỉ có nhóm thứ 4, cẩn trọng khôn ngoan khi tiếp xúc, ko có cực đoan khi né tránh cư sĩ, danh lợi. Nhưng mà luôn luôn trong cảnh giác và ẩn thân dấu mình trong sự bảo vệ của tứ niệm xứ, như là trong kinh chuyển luân thánh vương, trường bộ kinh, Đức Phật ngài dạy : này các tỳ kheo, con chim cút nó kiếm ăn ở ngoài ruộng, khi thấy nguy hiểm, nó trốn vào các luống đất cày để nó dấu mình, giống như con rùa khi nó gặp nguy hiểm nó trốn vào cái mai, cũng vậy, đệ tử của Như Lai sống, tìm cái an toàn trong chánh niệm, chỉ có sống trong niệm và tuệ thì vị đó mới có thể sống an toàn khỏi sự vây bắt của ác ma. Đây là 4 bầy nai, sở dĩ lúc nãy tôi giảng về 2 hạng đáng cúng dường mà tôi phải nhắc đến 4 bầy nai là vì sao, là vì tất cả phàm phu đều lọt hẳn hoi vào trong 3 cái bầy nai trước, 1 là tu hành ko có ra gì, chết là phải, nhưng mà có những vị cũng chuyên tâm tu hành lắm nhưng mà về chiến thuật lại thiếu, cũng chết. Chỉ có cái hạng thứ 4 đó mới là tới nơi tới chốn, mới là đáng cúng dường thôi, nha.
Rồi bây giờ là cái đoạn kinh thứ 5, tại sao tôi lại coi là quan trọng. Là bởi vì chỉ riêng cái đoạn này thôi, chỉ riêng cái đoạn số 5 này tôi giảng coi như 8 ngày 8 đêm chưa có hết. Cho tôi uống nước cái.
Chư Phật, mỗi đời Phật phải có ít nhất 1 kỳ đại hội thinh văn. Một kỳ đại hội chư thiên. Riêng đệ nhất thinh văn thì chỉ có 1 lần đại hội chư thiên mà thôi. Không biết có ai mò ra cái đoạn pali này ko ta, chứ cái người việt nam, nó ngộ lắm, nói tui bịa nữa. [0:57:09]
Rồi tiếp theo là cái bài kinh. Wow!!! Bây giờ còn đúng 1 tiếng nữa.
Tôi có nhầm không ta, không không, đúng rồix2, quý vị có biết ngày hôm qua hôm kia tôi có giảng sót một đoạn kinh mà quý vị không thèm nhắc, đó là cái đoạn Đức Phật ngài dạy có 2 hạng người xuyên tạc ngài đó, hạng thứ 1 là ác độc, thù ghét Thế Tôn, hạng thứ 2 là tin tưởng Thế Tôn bằng tà kiến. Hạng thứ 1 không thích ngài nên xuyên tạc đã đành, mà cái hạng thứ 2 tin tưởng nơi ngài, quý kính ngài, thương mến ngài nhưng mà bằng cái hiểu sai, thì cũng không được, cái đó cũng là một kiểu xuyên tạc ngài.
Rồi bây giờ, bài kinh, đoạn kinh này là đoạn vô cùng QUAN TRỌNG. Đó là đoạn thứ 5. Tại sao tôi nói rằng cái đoạn kinh này là cái đoạn quan trọng. Các vị còn nghe không. 4 hạng nai đã giảng rồi, bầy nai thứ 1 là ham mồi, tham ăn, ko kiểm soát được, thấy ở đâu có đồ ăn thì nhào vô ăn, cho nên bị dính bẫy cho nên ko có gì lạ hết. Bầy nai 2 thấy bầy trước chết thảm cho nên cả đám kéo nhau vô rừng sâu trốn biệt, thề với nhau là ko có ăn gì của của đám 2 chân ngoài đó hết, nhưng mà nó trốn một thời gian nó đói quá đi, vào một đêm kia, các chàng mò ra, vì đói quá nên thiếu cảnh giác và chết. Hạng thứ 3 nó thấy bầy 1 bầy 2 chết ngu quá cho nên nó dặn nhau, mình á đi ăn mồi ăn khôn ngoan mà rút lui cũng khôn ngoan chứ ko thể chết như tụi 1 tụi 2 được, nhưng mà cái đám này nó quên một điều, nó đi ăn một cách rất là khôn ngoan, rất là cẩn trọng, cảnh giác, và nó rút lui phải nói cũng rất khôn ngoan, cảnh giác nhưng mà nó xui một chỗ là cái chỗ mà nó dấu mình vẫn nằm trong vùng nguy hiểm, vẫn trong tầm ngắm của thợ săn. Chỉ có bầy nai thứ 4, ăn mồi khôn ngoan, rút lui khôn ngoan và dấu mình một cách khôn ngoan ở một chỗ an toàn. Thì Phật dạy rằng có 4 hạng tỳ kheo trong cái giáo pháp ngài:
Nhóm 1 nghe mùi danh lợi, tình cảm lập tức lăn xả vào và chết thẳng cẳng. Cái loại này miễn bàn.
Hạng 2, cảnh giác, thấy rằng tu hành là phải trang nghiêm giới hạnh, lục căn thanh tịnh bởi vì ngũ uẩn giai không, ngon lành lắm, lý tưởng ngất trời, rút sâu vào rừng sâu núi thẳm, hoặc rút sâu vào am ốc tự viện, đóng cửa, lim dim suốt ngày không hề hý mắt, tưởng như vậy là ngon nhưng mà tu hành không phải là đóng cửa mà tu hành là thấu suốt, họ nhầm là nhầm chỗ đó, tu hành là thấu suốt chứ không phải là đóng cửa.ko phải đóng cửa một cách máy móc, cho nên sau một thời gian đóng cửa thì sẽ có một lúc quạnh hưu quá chịu ko nổi, bèn mò ra; hoặc là ăn uống kiêng khem quá, người thiếu chất, suy dinh dưỡng cũng phải mò ra, chấp nhận sự cúng dường, hỗ trợ của người khác. Và ngay trong lúc ốm đói, suy dinh dưỡng ấy, chúng ta rất dễ thiếu cảnh giác, thế là ngã vào vòng tay lạ. Nha,
Hạng 3, ko có đắm đuối đê mê, trẻ con như nhóm 1, mà cũng ko có cực đoan trong tu hành, khép mình một cách thiếu thông minh như nhóm 2, cho nên nhóm 3 này tiếp xúc, thọ nhận cúng dường của người khác một cách rất thông minh, nhưng mà cái chỗ ẩn nấp ko an toàn, đó là cũng thuyết pháp, nói đạo, cũng hành thiền, chánh niệm, tĩnh giác nhưng mà ko có tu tứ niệm xứ, cho nên gọi là ko sống trong lý tưởng cầu giải thoát. Khá hơn nhóm 2 nhưng mà cái chỗ náu thân ko an toàn, lim dim thì có lim dim đó nhưng lý tưởng sống thì ko. Phương châm cương lĩnh hành trì thiếu, thế là bầy nai 3 này cũng chết ngắc.
Chỉ có nhóm thứ 4, cẩn trọng khôn ngoan khi tiếp xúc, ko có cực đoan khi né tránh cư sĩ, danh lợi. Nhưng mà luôn luôn trong cảnh giác và ẩn thân dấu mình trong sự bảo vệ của tứ niệm xứ, như là trong kinh chuyển luân thánh vương, trường bộ kinh, Đức Phật ngài dạy : này các tỳ kheo, con chim cút nó kiếm ăn ở ngoài ruộng, khi thấy nguy hiểm, nó trốn vào các luống đất cày để nó dấu mình, giống như con rùa khi nó gặp nguy hiểm nó trốn vào cái mai, cũng vậy, đệ tử của Như Lai sống, tìm cái an toàn trong chánh niệm, chỉ có sống trong niệm và tuệ thì vị đó mới có thể sống an toàn khỏi sự vây bắt của ác ma. Đây là 4 bầy nai, sở dĩ lúc nãy tôi giảng về 2 hạng đáng cúng dường mà tôi phải nhắc đến 4 bầy nai là vì sao, là vì tất cả phàm phu đều lọt hẳn hoi vào trong 3 cái bầy nai trước, 1 là tu hành ko có ra gì, chết là phải, nhưng mà có những vị cũng chuyên tâm tu hành lắm nhưng mà về chiến thuật lại thiếu, cũng chết. Chỉ có cái hạng thứ 4 đó mới là tới nơi tới chốn, mới là đáng cúng dường thôi, nha.
Rồi bây giờ là cái đoạn kinh thứ 5, tại sao tôi lại coi là quan trọng. Là bởi vì chỉ riêng cái đoạn này thôi, chỉ riêng cái đoạn số 5 này tôi giảng coi như 8 ngày 8 đêm chưa có hết. Cho tôi uống nước cái.
Chư Phật, mỗi đời Phật phải có ít nhất 1 kỳ đại hội thinh văn. Một kỳ đại hội chư thiên. Riêng đệ nhất thinh văn thì chỉ có 1 lần đại hội chư thiên mà thôi. Không biết có ai mò ra cái đoạn pali này ko ta, chứ cái người việt nam, nó ngộ lắm, nói tui bịa nữa. [0:57:09]
Trong cái bài kinh này, nội dung nó hay lắm, nó hay ở chỗ cho mình biết là Đức Thế Tôn mỗi hạ ngài sống ở đâu,
Đây (đoạn pali), buddhanam nama tayo savakasannipata honti, aggasavakanm eko, tức là Chư Phật thì có, phải có, ngoài đại hội chư thiên ra phải có ít nhất một lần đại hội, có nhiều vị Phật sống lâu thì có 3, còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì có 1 thôi, 1 lần đại hội thinh văn và 1 lần đại hội chư thiên. Cái kinh đại hội mình học rồi, nội dung của cái bài, của quyển lục đại chân kinh, chúng tôi đã giảng rồi, không biết trong room còn nhớ không? Nha.nhưng mà riêng đệ nhất thinh văn là ai. Thì Đức Thế Tôn, mỗi một vị Chánh Đẳng Chánh Giác có 2 vị thượng thủ, đó là đệ nhất thinh văn là đứng bên tay phải, tức là đệ nhất trí tuệ. Còn đệ nhị thinh văn là đệ nhất thần thông, là đứng bên tay trái, đó là ngài Mục Kiền Liên. Mỗi vị Phật đều có 2 vị đại thượng thủ như vậy hết. Thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có ngài Xá Lợi Phất, thì trong đời ngài Xá Lợi Phất là có một lần như vậy, và khi cái duyên đến thì tự ngài biết và chính Thế Tôn cũng nhắc.
Thì trong chú giải rằng một hôm Đức Thế Tôn xét thấy bữa nay đúng là ngày ngài Xá Lợi Phất phải có một cuộc gặp với vô lượng thiên chúng từ vô lượng vũ trụ. Cho nên Ngài mới gọi ngài Xá Lợi Phất và nói: hôm nay XLP nên dẫn 500 tỳ kheo đệ tử đi về chùa visaka đi, chùa đông phương tự. Lúc đó Thế Tôn đang ở chùa kỳ viên, ngài mới nói… thì ngài xét thấy hôm nay là ngày hội đủ duyên lành để ngài XLP có một kỳ đại hội thiên chúng cho nên ngài mới gọi ngài XLP dẫn chư tăng, đệ tử về đó, trong chú giải kể dài lắm, tôi chỉ kể vắn tắt thôi. Nha,
Thì ngài XLP ngài nghe như vậy lập tức ngài hiểu rằng hôm nay Thế Tôn muốn như Thế Tôn xét thấy đã đủ duyên để mình làm chuyện đó và ngài mới kêu mình đi và đúng là hôm nay, riêng ngài ngài cũng thấy chuyện đó. Cho nên ngài đảnh lễ Đức Phật ngài đi. Ngài đi qua đó. trong kinh nói cái này nó lạ lắm, tự nhiên không ai mời thỉnh hết, tự nhiên vua pasenadi, rồi visakha, rồi cấp cô độc cùng vô số nhân vật tiếng tăm của savatthi đều tự động vân tập ở chùa Pubbarama của bà visakha. Đặc biệt như vậy. Đồng thời thiên chúng từ 10 ngàn vũ trụ, tức là hệ mặt trời đó, trong room này không có tin đâu nhưng mà giờ kinh nói vậy thì tôi cũng nói chứ biết sao trời, cũng tự động vân tập vì nghe rằng hôm nay ngài sariputta sẽ có một thời pháp thoại đặc biệt cho mọi đối tượng, oh, cái này mới khó, cái này mới khó á. Có nghĩa là sau khi ngài giảng bài kinh này thì trong chú giải nói rằng một ngàn tỷ thiên nhân đắc la hán, riêng ba quả thấp thì nhiều ko đếm xiết, cả đời ngài xá lợi phất chỉ có 1 lần này là độ người đông nhất. Riêng Thế Tôn thì rất nhiều lần.
Chú giải nói rằng cái số lượng thiên chúng đắc la hán trong thời pháp thoại này của ngài XLP cũng tương đương với số người chứng la hán trong lúc Thế Tôn thuyết kinh Manggalasutta ( kinh hạnh phúc), trong kinh tập tiểu bộ; hoặc lúc Phật thuyết kinh giáo giới rahula, trung bộ; hoặc lúc Phật thuyết kinh đại hội, trường bộ. Tức là mỗi bài kinh trên đều có 1000 tỷ thiên nhân chứng la hán, ba tầng thánh thấp thì nhiều vô kể. ( đúng là chỗ này tôi nói ko cần ghi, như tôi quá ớn, có nhiều vị viết trật lất, sai chính tả, rồi còn ký tên của em ở dưới nữa, để Toại Khanh, bây giờ có rất là nhiều người , khi họ coi trong Simsapa gì đó, họ cứ tưởng là chúng tôi viết không à, nhưng thật ra cái đó là của người nghe họ chép lại, mà chép tào lao bí đao, nên có nhiều lúc tôi thấy chỗ nào quan trọng tôi phải ghi). Sẵn ở đây nói luôn, và vị thọ thần sống sau cánh cửa của chùa pubbarama của bà visakha cũng là một vị sơ quả, khi mà vị này nghe ngài XLP thuyết pháp vừa xong, thì ổng là người đầu tiên ổng sadhu, thì tiếng sadhu của ổng đã vang dội ảnh hưởng đến những vùng xung quanh, và chỉ có chư thiên với nhau mới nghe được, và cứ như vậy trong vòng một tích tắc thì nó lan truyền lên đến 10 ngàn thế giới, thì lúc đó đại phạm thiên họ nghe được âm thanh họ mới suy nghĩ vì đâu mà có âm thanh đó, thì họ mới xét biết hôm nay tôn giả Xá Lợi Phất đang thuyết pháp ở cõi người, thì cái việc này nhiều vị ở trong room cho rằng là phong thần thì tôi cũng bó tay chứ bây giờ tôi làm sao, và bây giờ, khi tôi giảng chánh tạng bằng chú giải đó, nó khổ một chỗ mà nhiều lầnx2 và rất nhiều lần tôi lược bỏ những chi tiết mà tôi thấy nó rất phong thần á, mà khổ một chỗ thì người ta trách, người ta nói sao con liếc thấy trong chú giải dài quá mà sao Sư ko dạy. Khổ zậy đó, thì thôi bây giờ tôi đánh một vòng râu ria của bài kinh, thì bây giờ nội dung bài kinh giảng cái gì, mà tại sao tôi nói bài kinh này quan trọng là bởi vì trong đời ngài XLP chỉ có cái lần này mà số người ngài độ đắc la hán đông như vậy, 1000 tỷ, thưa quý vị, 1 tỷ là 9 con số 0 mà cộng với 3 ( con số 0) nữa quý vị thấy là 12 con số 0, đông lắm chứ, coi như bây giờ dân số trên thế giới chỉ có 7 tỷ thôi mà cái này là 1000 tỷ, kotisatasahassa/ trillion . 1000 tỷ đông lắm quý vị, 1 koti là 10 triệu, satasahassa là 100 ngàn mà 100 ngàn cái 10 triệu; hoặc là 10 triệu cái 100 ngàn thì cũng đông lắm. Tức là nó tới 1000 tỷ, đông lắm.
Thì khi mà ngài ngồi an toạ xuống, ngài nhìn quanh ngài thấy bữa đó coi như là vương hầu, khanh tướng, đại gia, quý tộc trùng điệp, coi như là chùa trong ngõ ngoài kín mít, trong kinh nói cả ngôi chùa hoa không, cả ngôi chùa giống như một cái bình bông vậy đó, người ta đem hoa lên người ta cúng. Ngài quan sát ngài thấy như vậy, và với thiên nhãn của ngài, ngài thấy 10 ngàn thế giới chung quanh chư thiên về giày đặc, thì ngài mới suy nghĩ như sau: ta nói cái gì đây x2 mà không sót một em nào, thì sau khi ngài quán sát xong, ngài quan sát toàn bộ Phật ngôn 3 tạng, ngài đúc kết một nội dung để ngài thuyết giảng không sót một kẻ nào, tức là từ phạm thiên cho đến các loài thọ thần càn thát bà, kim tứ điểu, dạ xoa, long thần hộ pháp…gì đó là đều có hết. Thì coi như ngài xét tới xét lui và ngài chọn ra cái đề tài này, là …cái tựa kinh này nghe không có liên quan gì hết trơn á, tựa kinh này là samacitta sutta là tâm tư tương đồng, hoặc là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.[1:10:57]
Trong cái bài kinh này, nội dung nó hay lắm, nó hay ở chỗ cho mình biết là Đức Thế Tôn mỗi hạ ngài sống ở đâu,
Đây (đoạn pali), buddhanam nama tayo savakasannipata honti, aggasavakanm eko, tức là Chư Phật thì có, phải có, ngoài đại hội chư thiên ra phải có ít nhất một lần đại hội, có nhiều vị Phật sống lâu thì có 3, còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì có 1 thôi, 1 lần đại hội thinh văn và 1 lần đại hội chư thiên. Cái kinh đại hội mình học rồi, nội dung của cái bài, của quyển lục đại chân kinh, chúng tôi đã giảng rồi, không biết trong room còn nhớ không? Nha.nhưng mà riêng đệ nhất thinh văn là ai. Thì Đức Thế Tôn, mỗi một vị Chánh Đẳng Chánh Giác có 2 vị thượng thủ, đó là đệ nhất thinh văn là đứng bên tay phải, tức là đệ nhất trí tuệ. Còn đệ nhị thinh văn là đệ nhất thần thông, là đứng bên tay trái, đó là ngài Mục Kiền Liên. Mỗi vị Phật đều có 2 vị đại thượng thủ như vậy hết. Thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có ngài Xá Lợi Phất, thì trong đời ngài Xá Lợi Phất là có một lần như vậy, và khi cái duyên đến thì tự ngài biết và chính Thế Tôn cũng nhắc.
Thì trong chú giải rằng một hôm Đức Thế Tôn xét thấy bữa nay đúng là ngày ngài Xá Lợi Phất phải có một cuộc gặp với vô lượng thiên chúng từ vô lượng vũ trụ. Cho nên Ngài mới gọi ngài Xá Lợi Phất và nói: hôm nay XLP nên dẫn 500 tỳ kheo đệ tử đi về chùa visaka đi, chùa đông phương tự. Lúc đó Thế Tôn đang ở chùa kỳ viên, ngài mới nói… thì ngài xét thấy hôm nay là ngày hội đủ duyên lành để ngài XLP có một kỳ đại hội thiên chúng cho nên ngài mới gọi ngài XLP dẫn chư tăng, đệ tử về đó, trong chú giải kể dài lắm, tôi chỉ kể vắn tắt thôi. Nha,
Thì ngài XLP ngài nghe như vậy lập tức ngài hiểu rằng hôm nay Thế Tôn muốn như Thế Tôn xét thấy đã đủ duyên để mình làm chuyện đó và ngài mới kêu mình đi và đúng là hôm nay, riêng ngài ngài cũng thấy chuyện đó. Cho nên ngài đảnh lễ Đức Phật ngài đi. Ngài đi qua đó. trong kinh nói cái này nó lạ lắm, tự nhiên không ai mời thỉnh hết, tự nhiên vua pasenadi, rồi visakha, rồi cấp cô độc cùng vô số nhân vật tiếng tăm của savatthi đều tự động vân tập ở chùa Pubbarama của bà visakha. Đặc biệt như vậy. Đồng thời thiên chúng từ 10 ngàn vũ trụ, tức là hệ mặt trời đó, trong room này không có tin đâu nhưng mà giờ kinh nói vậy thì tôi cũng nói chứ biết sao trời, cũng tự động vân tập vì nghe rằng hôm nay ngài sariputta sẽ có một thời pháp thoại đặc biệt cho mọi đối tượng, oh, cái này mới khó, cái này mới khó á. Có nghĩa là sau khi ngài giảng bài kinh này thì trong chú giải nói rằng một ngàn tỷ thiên nhân đắc la hán, riêng ba quả thấp thì nhiều ko đếm xiết, cả đời ngài xá lợi phất chỉ có 1 lần này là độ người đông nhất. Riêng Thế Tôn thì rất nhiều lần.
Chú giải nói rằng cái số lượng thiên chúng đắc la hán trong thời pháp thoại này của ngài XLP cũng tương đương với số người chứng la hán trong lúc Thế Tôn thuyết kinh Manggalasutta ( kinh hạnh phúc), trong kinh tập tiểu bộ; hoặc lúc Phật thuyết kinh giáo giới rahula, trung bộ; hoặc lúc Phật thuyết kinh đại hội, trường bộ. Tức là mỗi bài kinh trên đều có 1000 tỷ thiên nhân chứng la hán, ba tầng thánh thấp thì nhiều vô kể. ( đúng là chỗ này tôi nói ko cần ghi, như tôi quá ớn, có nhiều vị viết trật lất, sai chính tả, rồi còn ký tên của em ở dưới nữa, để Toại Khanh, bây giờ có rất là nhiều người , khi họ coi trong Simsapa gì đó, họ cứ tưởng là chúng tôi viết không à, nhưng thật ra cái đó là của người nghe họ chép lại, mà chép tào lao bí đao, nên có nhiều lúc tôi thấy chỗ nào quan trọng tôi phải ghi). Sẵn ở đây nói luôn, và vị thọ thần sống sau cánh cửa của chùa pubbarama của bà visakha cũng là một vị sơ quả, khi mà vị này nghe ngài XLP thuyết pháp vừa xong, thì ổng là người đầu tiên ổng sadhu, thì tiếng sadhu của ổng đã vang dội ảnh hưởng đến những vùng xung quanh, và chỉ có chư thiên với nhau mới nghe được, và cứ như vậy trong vòng một tích tắc thì nó lan truyền lên đến 10 ngàn thế giới, thì lúc đó đại phạm thiên họ nghe được âm thanh họ mới suy nghĩ vì đâu mà có âm thanh đó, thì họ mới xét biết hôm nay tôn giả Xá Lợi Phất đang thuyết pháp ở cõi người, thì cái việc này nhiều vị ở trong room cho rằng là phong thần thì tôi cũng bó tay chứ bây giờ tôi làm sao, và bây giờ, khi tôi giảng chánh tạng bằng chú giải đó, nó khổ một chỗ mà nhiều lầnx2 và rất nhiều lần tôi lược bỏ những chi tiết mà tôi thấy nó rất phong thần á, mà khổ một chỗ thì người ta trách, người ta nói sao con liếc thấy trong chú giải dài quá mà sao Sư ko dạy. Khổ zậy đó, thì thôi bây giờ tôi đánh một vòng râu ria của bài kinh, thì bây giờ nội dung bài kinh giảng cái gì, mà tại sao tôi nói bài kinh này quan trọng là bởi vì trong đời ngài XLP chỉ có cái lần này mà số người ngài độ đắc la hán đông như vậy, 1000 tỷ, thưa quý vị, 1 tỷ là 9 con số 0 mà cộng với 3 ( con số 0) nữa quý vị thấy là 12 con số 0, đông lắm chứ, coi như bây giờ dân số trên thế giới chỉ có 7 tỷ thôi mà cái này là 1000 tỷ, kotisatasahassa/ trillion . 1000 tỷ đông lắm quý vị, 1 koti là 10 triệu, satasahassa là 100 ngàn mà 100 ngàn cái 10 triệu; hoặc là 10 triệu cái 100 ngàn thì cũng đông lắm. Tức là nó tới 1000 tỷ, đông lắm. Thì khi mà ngài ngồi an toạ xuống, ngài nhìn quanh ngài thấy bữa đó coi như là vương hầu, khanh tướng, đại gia, quý tộc trùng điệp, coi như là chùa trong ngõ ngoài kín mít, trong kinh nói cả ngôi chùa hoa không, cả ngôi chùa giống như một cái bình bông vậy đó, người ta đem hoa lên người ta cúng. Ngài quan sát ngài thấy như vậy, và với thiên nhãn của ngài, ngài thấy 10 ngàn thế giới chung quanh chư thiên về giày đặc, thì ngài mới suy nghĩ như sau: ta nói cái gì đây x2 mà không sót một em nào, thì sau khi ngài quán sát xong, ngài quan sát toàn bộ Phật ngôn 3 tạng, ngài đúc kết một nội dung để ngài thuyết giảng không sót một kẻ nào, tức là từ phạm thiên cho đến các loài thọ thần càn thát bà, kim tứ điểu, dạ xoa, long thần hộ pháp…gì đó là đều có hết. Thì coi như ngài xét tới xét lui và ngài chọn ra cái đề tài này, là …cái tựa kinh này nghe không có liên quan gì hết trơn á, tựa kinh này là samacitta sutta là tâm tư tương đồng, hoặc là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.[1:10:57]
Cái chữ này có nghĩa là vậy đó. Thí dụ trong room mình ai mà đồng lý tưởng, đồng chí hướng gọi là samacitta. Có nghĩa là tâm tư tương đồng, hoặc đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, đồng hội đồng thuyền, đồng bệnh tương lân, và tôi nhớ Tây nó có câu hay lắm ” cùng thích một món thì ghét nhau, cùng lo một việc thì thương nhau”. Nhớ nha. Rồi thì bài kinh này tại sao lại lấy chữ samacitta để đặt tên cho bài kinh này, là vì sao? Là vì khi mà Ngài Xá Lợi Phất ngài giảng bài kinh này ra thì 1000 tỷ thiên nhân chứng la hán thì có một nhóm phạm thiên đã đắc tam quả từ thời Phật Ca Diếp cũng đến đây thính pháp và cùng có suy nghĩ thế này: nhóm 1/ Ta sẽ nghe bài kinh này sâu hơn rộng hơn từ Thế Tôn. Nhóm thứ 2/ nghĩ là cái nội dung này cũng y hệt như những gì Thế Tôn đã thuyết giảng mặc dù đây là của ngài XLP nhưng mà người đời sau sẽ có nhiều người khi nghe lại kinh này or đọc lại kinh này sẽ có lòng coi thường vì nghĩ rằng đây là lời của Thinh Văn, thôi thì hôm nay ta sẽ đến gặp Thế Tôn để xin Thế Tôn ấn chứng cho bài kinh này. Vì khi Thế Tôn xác nhận bài kinh này, thì bài kinh này của ngài XLP đương nhiên, mặc nhiên trở thành Phật ngôn. Cho nên cái nhóm này đã biến mất ngay chùa Đông Phương và có mặt ở chùa Kỳ Viên. Và họ đảnh lễ Đức Phật, họ mới thưa là: bạch Thế Tôn, hôm nay tôn giả XLP thuyết pháp bên đó, xin Thế Tôn hãy có mặt bên đó để ấn khả cái pháp thoại đó. Và Đức Thế Tôn lập tức biến mất ở chùa Kỳ Viên và có mặt ở chùa Đông Phương, trước mặt đám đông và ngài đã có một buổi nói chuyện nhỏ với ngài XLP như là qvi thấy, khi mà Thế Tôn có mặt ở chỗ đó, thì thiên hạ hiểu rằng như vậy lời Pháp này đã được Phật biết đến rồi, như vậy thì lời Pháp này không còn là lời dạy của một vị Thinh Văn nữa mà đã được một Vị Chánh Đẳng Chánh Giác biết qua, biết đến, biết tới. Thì cái nhóm này sở dĩ biết đến là samacitta vì cái nhóm này nhiều đời nhiều kiếp cùng lý tư tưởng, cùng tâm tư, cùng chí tu tập và vì có nhiều cái đồng đi, cho nên là đời đời sanh ra, họ tuy nhiều người mới thành một nhóm nhưng họ tương đồng nhau đến mức mà họ có thể thành 1 với nhau mỗi lần xuất hiện. Vì quá giống nhau nên mỗi lần xuất hiện họ muốn cả nhóm thành một. [1:15:08]
Nhiều vị có thể cùng có mặt trên một đầu kim, hạt cải. Họ giống nhau đến mức họ chỉ muốn thành 1 với nhau thôi, cái đó mới đúng là “trên trời làm chim liền cánh, dưới đất làm cây liền cành”. Chứ kiểu như mình, mình thương mình thề kiểu Đường Minh Hoàng với Dương Quý Phi nhưng mà ở Gò Mạ Ngôi cũng đôi ngã âm dương. Nhưng mà ở đây thì không, khi mà cùng lý tư tưởng, cùng chí hướng rồi đó thì họ chỉ là 1. Ví dụ như có một lần Đức Thế Tô đến thăm ba vị la hán ở trong một khu vườn, Ngài hỏi “các ngươi, anh em huynh đệ ngươi ở đây có an lạc không?”, thì các vị thưa rằng “Bạch Thế Tôn, chúng con rất là an lạc” khi mà ở gần nhau Đức Phật ngài hỏi “bằng bí quyết gì mà các ngươi có thể 3 người, khác cha khác mẹ mà sống an lạc với nhau suốt chừng ấy thời gian tu hành, khắc khổ, khó khăn”. Thì các vị nói rằng ” bạch Thế Tôn, chúng con, tuy là 3 người nhưng chỉ sống bằng 1 tâm thôi, chúng con an lạc vì chúng con luôn luôn sống bằng tâm của người khác”. Cái câu này nghe rất là kỳ, kỳ lắm, nhưng có chút dụng tâm thì chúng ta sẽ hiểu cái này. ” chúng con an lạc vì chúng con luôn sống bằng tâm người khác” là sao, là làm cái gì cũng nghĩ tới người ta hết á. Thí dụ như mỗi lần thấy nước cạn là tự động xách nước cho nó đầy, thấy nắp lu mà đậy chưa kín thì cố ý đậy lại vì không muốn bụi vô người sau ta xài ta khó chịu, thấy một rác, một chút lá, một chút giấy bên thềm thì ghé mà lượm để cho nó đẹp mắt, cho nó dễ nhìn. Đêm hôm di chuyển xê dịch cũng ko muốn gây tiếng động, sợ anh em giật mình, ho hay nhãy mũi cũng ráng bụm miệng chạy ra ngoài hè làm một cái cắc cùm rồi chạy vô. Thí dụ vậy, từng ly từng tí, bỏ tâm mình mà chạy theo tâm người, ở đây không phải phóng dật, ko phải thất niệm, ko phải hướng ngoại nhưng mà ở đây lúc nào cũng nghĩ đến lợi ích của người khác hết á, samachitta ở đây là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Tri âm tri kỷ là chỗ đó đó, chính vì các nhóm này, cái đặc điểm này cho nên các ngài kiến tập đã lấy tên nhóm này đặt tên cho Kinh là samacitta, tức là tên của cái nhóm đồng thanh tương ứng đó đó. Nhớ nha.
Rồi bây giờ mình quay lại xem ngài XLP ngài giảng cái gì mà tôi nói sâu, sâu như trời như biển, bao la như hư không. Tôi nhớ cái bài kệ dẫn của Thủ Lăng Nghiêm:
“Thuấn-nhã-đa, tánh khả tiêu vong.
Thước-ca-ra, tâm vô động chuyển”.
Thuấn-nhã-đa là nó từ cái chữ sunyata nghĩa là hư không. Thước-ca-ra nó từ cái chữ vajra nghĩa là kim cương. Có nghĩa là hư không thì nó có cái gì đâu để mình hư hoại, hư không cũng có lúc không còn là hư không. Còn kim cương thấy vậy chứ không bằng cái tâm của người tu hành, tức là tâm người tu hành so với hư không và so với kim cương, thì ở đây cái bài kinh của ngài XLP bao trùm cả thiên thu vạn đại, nhất thiết pháp giới hữu tình đều gói gọn trong cái bài giảng của ngài, mà nếu các vị đọc chánh Kinh mà không nghe giảng, đọc chú giải thì qvi hiểu được tôi chết liền, mà tôi cũng vậy tôi đọc tôi không hiểu nỗi, bây giờ ngài ở đây ngài nói, sau khi ngài suy xét căn cơ sở tánh, khuynh hướng tâm lý của tất cả thiên chúng, trùng trùng điệp điệp đang vân tập tụ hội trước mặt, ngài xét tới xét lui, xét xuôi xét ngược, cuối cùng ngài chọn cái đề tài mà ngài thấy rằng bao gồm 3 Tạng mà quán đạt cả 3 giới, 3 cõi 10 phương, 3 đời muôn kiếp đều gom trong bài kinh này, mà mình liếc mắt mình thấy ngài có nói cái gì đâu ta.
Ở đoạn 1, ngài nói rằng có những người tu hành cho đã, sanh về một cảnh giới nào đó rồi cuối cùng cũng trở về cõi người, qvi nghe có gì đâu hay đúng không, dở ẹc chứ có gì hay, ghê là ghê chỗ đó. Tu hành cho đã, sanh đi cõi này cõi kia rồi cuối cùng cũng trở về cõi người, đó là 1 hạng.
Hạng thứ 2, cũng là tu hành ngon lành, sanh về một cõi nào đó, rồi từ đó đi luôn ko có trở lại nữa.
Rồi hạng thứ 3, cũng zậy, cũng tu hành ngon lành! Rồi cuối cùng cũng đi về một cảnh giới nào đó, không có trở lui. Như 2 hạng này giống nhau. Thì ở trong chú giải mới giải thích thế này nè, các vị a la hán, lục thông tam minh và 4 trí vô ngại, các ngài đã giải thích những cái này rất là hợp lý. Trong đó có giải thích thế này. Cái chỗ này là phúc thay cho kẻ nào được đọc bài kinh này. Ở đây, 3 cái đoạn này ngài giảng nội triền và ngoại triền. Triền ở đây là sự trói buộc, trói buộc của cái gì? Trói buộc của phiền não, của vô minh. mà tại sao có nội triền và ngoại triền thì ở đây mới nói là. Nội triền ajjhattasamyojana ám chỉ cho dục ái, còn bahiddhasamyojana là ngoại triền, tức là cái dây trói bên ngoài thì ám chỉ cho tham ái trong cảnh thiền sắc và vô sắc giới. Vì sao vậy. Vì sao cái dục ái được gọi là nội triền. Vì nhiều lý do sau đây. ( tôi nói thiệt là chậm và tôi kính mong, thiết tha những ai có ý muốn chép lại, làm ơn chép cho kỹ, chứ chép cà trật cà dụa rồi ký tên tôi ở dưới là tôi chết [1:23:23]
Tại sao dục ái, tức là niềm đam mê trong 5 dục được gọi là nội triền. Trước khi trả lời câu này tôi phải làm một vòng hơi rộng rộng chút. Tức là do không biết được mọi hiện hữu là khổ cho nên người ta mới trốn khổ tìm vui bằng cách là khát nước uống nước muối. Do không biết khổ đế nên có tập đế. Do không biết mọi thứ ở đời là khổ nên người ta chữa khát bằng cách uống nước muối, có nghĩa là muốn trốn khổ họ lại đi kiếm một cái khổ khác, họ đam mê trong cái khổ khác. Thất tình buồn quá đi đánh bài, đi uống rượu, các vị hiểu chưa. Đói quá mới đi sát sanh, mới có tiền về nuôi cái bao tử. Đói khát, nóng lạnh, bệnh hoạn từ cái chuyện đáp ứng những cái thích này, đối phó những cái ghét kia cho nên người ta lại tiếp tục đầu tư thiện ác. Cho nên chuyện đầu tiên chúng sanh trong đời sanh tử là bởi vì không hiểu mọi thứ là khổ cho nên mới thích cái này thích cái kia mà không biết những cái thích đó lại cũng là thích trong khổ. Từ đó cái thích nó trở thành nguồn khổ. Cái thích trở thành nguồn khổ đó có 3. Một là thích trong cảnh dục, thích trong 5 dục thì sanh tử trong cõi dục. Còn vui hay khổ thì tuỳ vào việc bên cạnh cái thích ấy, ta có làm được công đức gì hay không, có làm phước hay không. Thí dụ như bây giờ tui cũng đam mê trong 5 dục mà tui có làm phước nên tui sanh ra tui đẹp gái, nhà giàu, lấy chồng được chồng thương, đẻ con ngoan, bằng cấp học vị. Còn bây giờ tui cũng thích trong 5 dục nhưng tui ko làm phước nên tui sanh ra tôi làm heo, làm dê, chó, gà, dòi, bọ, ruồi, kiến, mối. Cho nên thích trong dục thì chết rồi quẩn quanh trong cõi dục, còn cái chuyện mà anh sướng hay khổ còn coi anh, ngoài cái thích đó ra, anh có làm phước hay không. Cái thích trong dục là passport, visa thôi, cái giấy nhập cảnh xuất cảnh thôi còn cái chuyện mà mình có mặt trong xứ sở đó, mình sống kiểu gì thì còn tuỳ thuộc vào túi tiền, tuỳ vào tài khoản trong nhà băng, nhưng mà còn cái chuyện anh thích cái gì đó, cái thích đó chính là visa , giấy nhập cảnh, nó là cái passport để anh đi chỗ này chỗ kia. Còn cái chuyện anh lọt vào cái xứ đó rồi anh sống kiểu gì là cái khác nữa. Cho nên dục nó có 3. Cái nội triền là ám chỉ cho vô minh, mà vô minh trong cái gì? Vô minh và tham ái trong dục, sắc và vô sắc. Phiền não trong cõi dục thì gọi là nội triền vì 2 lý do sau đây:
1/ chúng sanh cõi dục luôn bị lệ thuộc vào tình trạng trú xứ. Mỗi đại kiếp có 4 giai đoạn thành, trụ, hoại, không. Chúng sanh cõi dục chỉ có mặt được ở cõi dục trong giai đoạn kiếp trụ mà thôi. Họ chỉ có mặt trong 1/4 đại kiếp. Cõi dục giống như là chiếc lồng nhốt chúng sanh trong đó nên cõi dục hoặc phiền não ở cõi dục được gọi là nội phần.
2/ phiền não cõi dục trực tiếp liên hệ đến các căn nội thân, hoặc các nội căn của chúng sanh ở đây. Thí dụ như ở cõi phạm thiên, tôi muốn về cõi phạm thiên tôi phải chán cõi dục, tôi phải tập trung vô các đề mục đất nước lửa gió, hư không, ánh sáng, xanh vàng đỏ trắng… tôi niệm đề mục đó đó, tôi đắc thiền, coi như cái cảnh thiền đó nó ko chạm đến thân thể của tôi hết mà tôi vẫn thấy phê. Còn cái cõi dục thì nó khác, bao nhiêu tâm tư tình cảm buồn vui của nó, nó đều dính liền với các nội căn mắt tai mũi lưỡi thân, ngay cả ý của tôi nó cũng quẩn quanh trong 5 cái kia. Bây giờ tôi phiền não, tôi thích cái gì, tôi ghét cái gì đều do tôi thấy, tôi nghe, tôi ngửi, tôi nếm, tôi chạm, các vị nghĩ coi có phải từ sáng tới chiều có phải như vậy ko? Chúng ta thích, chúng ta ghét cái gì đi nữa, buồn vui khổ lạc, nên nó cứ quẩn quanh 5 cái căn này thôi, cho nên cái gì nó thuộc về cõi dục thì nó thuộc về nội phần hay nội triền là chỗ đó. Còn riêng các vị thích thiền sắc, thiền vô sắc họ được gọi là ngoại phần vì đời sống của họ không phụ thuộc vào 5 nội căn và khi trái đất bị hoại do nước, do lửa, do gió thì ở cõi dục bị hoại te tua, tan tác, tơi tả, tan tành nhưng riêng về các cõi phạm thiên thì khi mà vũ trụ bị hoại bằng lửa thì lửa chỉ cháy đến cõi sơ thiền. Khi mà vũ trụ bị hoại bằng nước, thì nước chỉ dâng đến cõi nhị thiền. Khi mà vũ trụ bị hoại bằng gió, thì gió thì thổi đến tầng tam thiền sắc giới. Các cõi cao hơn thì không bị ảnh hưởng gì. Mà vô thường theo cách khác. Tức theo dân số ở mỗi cõi. Tức là ở cõi dục nó bị ảnh hưởng rất là nặng, trong kinh ghi rằng cứ mỗi một lần thế giới bị tiêu hoại là 1 group, 1 ngàn tỷ vũ trụ bị tiêu huỷ. Mà cứ 7 lần bị hoại bằng lửa thì sẽ có 1 lần bị hoại bằng nước. 7 lần hoại bằng nước thì có 1 lần hoại bằng gió. Mà hoại bằng lửa, lửa tự nhiên là 1 ngàn tỷ vũ trụ tự nhiên nó sẽ bốc cháy khi mà mặt trời thứ 7 xuất hiện. Nó bốc cháy và ngọn lửa nó cháy dâng lên đến cõi phạm thiên sơ thiền sắc giới. Rồi đến khi nào nó hoại bằng nước thì nước sẽ dâng lên đến cõi nhị thiền, nó cuốn phăng cõi nhị thiền. Khi nào ma vụ trụ bị tiêu hoại bằng gió đó, thì gió sẽ cuốn xoáy, lật tung đến cõi tam thiền sắc giới. Còn từ cõi tứ thiền sắc giới trở lên thì ko phải nó trường tồn vĩnh cửu đâu nha, nó cũng vô thường mà vô thường cách khác. Vô thường bằng cách nào. Thí dụ cái cõi đó nó chỉ còn khi nào có người tái sanh vào, còn khi nào ko có người tái sanh vào thì cõi đó ko còn nữa, thì đó là cái kiểu vô thường của nó. Hoặc như cõi ngũ tịnh cư đó, thì các vị biết đôi khi 1 a tăng kỳ đại kiếp ko có Phật ra đời, thì cái số thánh nhân a na hàm tái sanh vào trong đó là chỉ có mòn đi chứ ko có thêm vào, bởi vì nó lâu quá mà ko có vị nào sanh vô hết, bởi vì a na hàm chỉ xuất hiện khi có Chánh Đẳng Chánh Giác ra đời thôi, mà bây giờ lâu quá rồi không có Phật CĐCG ra đời thì sao ta, thì cái số trong đó cứ đắc quả a la hán là đi, đắc quả a la hán là đi. Cứ đi riết, đi riết sạch sẽ ko còn, ko còn vị nào hết thì 5 cõi ngũ tịnh cư lập tức empty, và empty trở thành nothing, nó thành zero luôn. Cho nên mình thấy các cõi sắc và vô sắc đại khái đã nằm ngoài cơn lốc xoáy của thời kiếp hoại và đồng thời cái phiền não của cõi phạm thiên sắc và vô sắc đó là những thứ phiền não ko có dinh líu, mắc mớ đến các nội căn của cơ thể như là ở cõi dục. Đây là lý do vì đâu mà ngài XLP ngài mới dạy rằng có những chúng sanh bị trói buộc bởi những nội triền và ngoại triền. Mà tui nói thời Pháp này là bao gồm tam thiên đại thiên vũ trụ 3 đời 10 phương ko sót một mống nào vì rõ ràng ngài đang nhắc đến vô lượng vũ trụ. Ai đến nghe cũng giật mình ây chết cha, có mình trỏng hả trời, ai đi nữa, dầu cái ông trên cõi ngũ tịnh cư ổng xuống đây ngồi nghe như vậy, rồi rồi rồi, ngài đang nói tới mình. Rồi cái ông ở cõi tứ thiên vương, trong hang cùng ngõ hẻm ngồi nghe, rồi rồi rồi, ngài đang nói tới mình, ngài đang nói tới mình. Tức là ngài ko bỏ sót một đại ca nào hết, cả võ lâm quần hùng đều được kể hết trong đây.