KINH BOJJHAṄGA 04: Hậu Quả Khi Tu Thiền Không Có Thầy Dẫn Dắt – 7 Yếu Tố Giác Ngộ Cần Được Tu Tập Thế Nào

KINH BOJJHAṄGA 04: Hậu Quả Khi Tu Thiền Không Có Thầy Dẫn Dắt – 7 Yếu Tố Giác Ngộ Cần Được Tu Tập Thế Nào

 

(tri ân đạo hữu Minh Duy đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Bojjhanga 04: Hậu Quả Khi Tu Thiền Không Có Thầy Dẫn Dắt – 7 Yếu Tố Giác Ngộ Cần Được Tu Tập Thế Nào

Vào thời kỳ hạ thứ 13 của đức Phật, khi ấy ngài đang cư ngụ trên ngọn núi 00:10 gần thành 00:12. Một hôm trưởng lão Meghiya đã trình bạch lên Đức Phật mong muốn đến ngôi làng 00:18 để khất thực. Được sự cho phép của ngài, nên trưởng lão Meghiya đã một mình đi đến ngôi làng 00:25 ấy để đi bát khất thực. Sau khi khất thực, dùng cơm trưa trong ngôi làng 00:33 ấy xong, trưởng lão Meghiya đã đi đến con sông 00:37. Trong lúc đang đi bộ kinh hành dọc theo bờ sông 00:43 ấy, trưởng lão đã nhìn thấy một vườn xoài rất đỗi thanh bình, vắng lặng. Khi ấy, bên trong tâm trưởng lão Meghiya đã phát sinh mong muốn hành thiền tu tập trong khu vườn xoài ấy, nhưng vì chưa xin phép Đức Phật, nên trưởng lão đã quay trở về ngọn núi 01:04 để trình bạch mong muốn hành thiền, tu tập trong khu vườn xoài bên bờ sông 01:10 ấy của mình. Đức Phật vì biết được mối liên hệ giữa Meghiya và vườn xoài ấy nên đã dạy bảo, can ngăn rằng: “Này Meghiya, con yêu quý của Như Lai. Con là tỳ khưu đang theo hầu cận Như Lai, nếu con đi thì Như Lai sẽ chỉ còn lại một mình. Vì vậy, con hãy đợi đến khi có một vị tỳ khưu khác thay con đã rồi hãy đi.” Mặc dù vậy, trưởng lão Meghiya vẫn trình bạch, xin phép Đức Phật lần thứ hai và Đức Phật cũng lại tiếp tục dạy bảo hãy đợi cho đến khi có một vị tỳ khưu khác thay thế rồi hãy đi. Nhưng đến lần thứ 3 thì trưởng lão Meghiya không chịu từ bỏ ý định mà lại tiếp tục khẩn khoản trình bạch, xin phép, nên Đức Phật đã đồng ý cho trưởng lão ra đi theo nguyện vọng, mong muốn ấy. 

 

Được sự chấp nhận, cho phép từ Đức Phật, trưởng lão Meghiya đã đi đến vườn xoài để hành thiền. Sau khi chọn được nơi ưa thích nhất, đó là một tản đá dưới một gốc cây xoài, rồi ngồi trên ấy và bắt đầu thực hành đối tượng thiền (kammaṭṭhāna). Tuy nhiên, bên trong tâm của trưởng lão Meghiya không có một chút bóng dáng của tướng trạng đối tượng thiền nào phát sinh lên cả, mà chỉ có 03 tư duy bất thiện gồm:

  1.  tư duy, suy nghĩ về muốn hưởng thụ 05 dục lạc 2:52
  2.  tư duy, suy nghĩ về muốn làm khổ người khác 2:58
  3.  tư duy, suy nghĩ về muốn làm hại người khác 3:05

Bởi thật ra, 500 kiếp trong quá khứ với cuộc đời của một bậc đế vương, trưởng lão Meghiya đã từng thưởng lãm, vui chơi trong khu vườn xoài này. Do đó, những đối tượng gì đã hưởng thụ, cảm nhận diễn ra trong quá khứ ấy với tính chất nắm giữ, chấp thủ 3:27 ở trong tâm của Meghiya nên chúng đã tiếp diễn, sinh khởi lên. Trong sinh tử luân hồi, cho đến khi nào tính chất nắm giữ, chấp thủ này chưa bị đoạn diệt bởi thánh đạo tuệ thì chúng vẫn luôn diễn tiến, sinh khởi theo nhân duyên không ngừng nghỉ. Tuy vậy, trong sự diễn tiến sinh khởi ấy, nó chỉ xảy đến đối với tâm không biết, không có chánh niệm, không có để ý. Do đó, trưởng lão Meghiya tuy thực hành pháp hành của bậc tỳ khưu, nhưng những hình tướng và trạng thái của đối tượng pháp hành tuỳ khưu ấy lại không phát sinh lên, chỉ có hình tướng và trạng thái của đối tượng khi thời kỳ còn là một vị vua đã từng thụ hưởng các đối tượng dục lạc phát sinh lên. Khi những đối tượng như các vũ nữ, cờ lộng, trang sức đế vương,… hiện rõ ở trong tâm thì tư duy về dục lạc 04:30 phát sinh lên. Cũng chính tại nơi đây, những tiền kiếp còn làm vua, khi quan quân dẫn hai tên cướp đến trình diện trước mặt mình, trong đó đã hạ lênh đem một tên ra xử tử. Khi có những đối tượng này hiện rõ trong tâm, thì tư duy về muốn làm hại 04:53 phát sinh lên.Đối với những pháp nắm giữ, chấp thủ có năng lực lớn trong quá khứ thì khó có thể trừ diệt được. Chúng luôn sinh khởi khi có đủ nhân duyên thích hợp. Vì vậy, giữa những tư duy bất thiện ấy, trưởng lão Meghiya đã bị cuốn hút vào đó, trôi theo chúng không thể nào thoát ra được. Từ trong sự lôi cuốn theo những tư duy bất thiện ấy, mặc dù trưởng lão Meghiya cố gắng để thoát ra. Thế nhưng, dù cố gắng thế nào đi nữa vẫn không thể nào thoát ra được.

 

Vì trưởng lão Meghiya là bậc sẵn có pāramī nên trưởng lão là người xuất gia chân chính trong giáo pháp của Đức Phật với đức tin trong lành thật sự. Tuy vậy, đối với trưởng lão, sự chứng đạt đạo quả lại còn còn quá xa vời. Bởi ngay đến cả trí tuệ thiền tuệ cũng không thể phát sinh lên được thì làm sao có được đạo, quả. Thời gian sẽ nói lên tất cả, bởi thật ra, đối với trưởng lão Meghiya, để chứng đạt đạo quả thì cần phải đợi thêm một thời gian nữa. Vì còn cần phải đợi thêm một thời gian nên các thành phần có năng lực làm chủ: đức tin, cố gắng, chánh niệm, định tâm và trí tuệ chưa thể già dặn, chưa đủ năng lực. Do đó, bên trong tâm của trưởng lão Meghiya, chỉ có tư duy về bất thiện sinh khởi lên, còn những trí tuệ thiền tuệ không thể phát sinh lên. Đối với trưởng lão Meghiya là một vị tỳ khưu hầu cận đức Phật, thị giả, vì thế trưởng lão đã nghĩ tưởng rằng: “Ta cũng đã từng nhiều lần được nghe các Pháo bảo đặc biệt mà Đức Phật đã thuyết giảng, chỉ dạy. Sau khi nghe nhiều Pháp bảo đặc biệt trực tiếp từ Đức Phật, có thể ta sẽ thấy biết chứng đạt được sự thật chân lý của bậc thánh.” 

Tuy nhiên, trong những bài Pháp bảo Đức Phật đã thuyết giảng ấy đã không có một bài Pháp bảo nào được thuyết giảng đặc biệt nhắm đến trưởng lão Meghiya. Bởi thật ra, trong tất cả các bài Pháp bảo đều có sự đặc biệt thích hợp, chỉ thuận theo đối với những ai có các đức tính đặc biệt. Đối với những ai có các thành phần có năng lực làm chủ 7:39 già dặn, một khi được nghe Pháp bảo thích hợp, thuận theo bản tính của mình, thì đối với những người ấy, các bài Pháp bảo được nghe ấy là đặc biệt. Còn với những người khác, tuy cũng được nghe nhưng không phải là Pháp bảo đặc biệt. 

Đức Phật đã thấy biết rõ trưởng lão Meghiya cần phải đợi thêm một thời gian để có thể chứng đạt sự thật chân lý của bậc thánh 8:07. Bởi vì, các thành phần có năng lực làm chủ chưa đạt đến độ già dặn cần thiết, chưa có đủ năng lực. Vì vậy, Đức Phật đã chưa thuyết giảng Pháp bảo đặc biệt chỉ nhắm đến riêng biệt cho trưởng lão Meghiya – vị tỳ khưu hầu cận của mình. Trong khi đó, điều này, trưởng lão Meghiya lại không hề hay biết. Trưởng lão Meghiya là người thật sự có đức tin hoàn toàn trong lành nơi Đức Phật. Và với đức tin ấy nên đã xuất gia, trở thành một vị tỳ khưu hầu cận của ngài. Tuy nhiên, khi trưởng lão không có được Pháp bảo đặc biệt, thích hợp, xứng đáng với mình, nên phát sinh suy nghĩ từ bỏ Đức Phật, tự chính mình thực hành tu tập pháp hành của tỳ khưu. Chính ngay khi đang suy nghĩ ấy, lại đúng lúc nhìn thấy vườn xoài bên bờ sông 9:05. Do sự bám víu, chấp thủ 09:09 từ trong quá khứ khi còn là vua của một nước suốt 500 kiếp. Đời, đã từng thụ hưởng dục lạc tại vườn xoài ấy. Cho nên, bên trong tâm của trưởng lão Meghiya đã sinh khởi sự ưa thích chấp vào trú xứ ấy. Do sự bám víu, chấp thủ đó, tâm trưởng lão đã quyết định sẽ thực hành, tu tập pháp hành thiền ngay trong vườn xoài ấy. Trưởng lão Meghiya đã không hiểu biết rằng theo như nhân duyên 9:44, những pháp nắm giữ chấp thủ với năng lực nương nhờ đặc biệt làm nhân duyên phát sinh ra kiếp sống, cuộc đời. Vườn xoài này, đối với trưởng lão Meghiya chính là đối tượng vườn xoài trong quá khứ khi 500 kiếp là một vị hoàng đế trị vì đất nước đã từng hưởng thụ dục lạc tại đây. Nên với năng lực nắm giữ, chấp thủ là nguyên nhân đánh thức những hình tướng, trạng thái ấy trỗi dậy. Chỉ có như vậy mới hiểu tại sao bên trong tâm của trưởng lão Meghiya không sinh khởi trí tuệ thiền tuệ, lại phát sinh lên toàn những tư duy bất thiện. 

Bây giờ đây, trưởng lão Meghiya đang cẩm thấy hối hận, bởi mặc dù Đức Phật đã ngăn cản, không cho đi đến vườn xoài ấy, nhưng trưởng lão Meghiya vẫn kiên quyết đi đến đó cho bằng được. Trưởng lão Meghiya đã suy nghĩ: “Với sự diện kiến, chiêm bái và sự hầu cận Đức Phật thì đó chỉ làm tăng trưởng những thiện pháp thuộc thế gian chứ không thể thấy biết rõ sự thật chân lý cao thượng của bậc thánh 11:00, gọi là thiện pháp xuất thế gian được. Bởi thật ra chỉ khi có được thiện pháp xuất thể gian thì mới có thể giải thoát khỏi khổ, sinh tử luân hồi. Nói đến để có được thiện pháp xuất thể gian thì không thể chỉ cần diện kiến, chiêm bái Đức Phật là có được, hay chỉ cần hầu cận Đức Phật là có được. Phải chính tự mình thực hành, tu tập pháp hành thì mới có được.” Do có sự suy nghĩ như vậy, nên trưởng lão Meghiya đã quyết định từ bỏ Đức Phật, một mình đi đến vườn xoài ấy để tự mình thực hành tu tập pháp hành. Bây giờ đây, vườn xoài đã bắt giữ lấy trưởng lão Meghiya. Chính các pháp nắm giữ, chấp thủ đã buột chặt trưởng lão. Nếu tiếp tục ở lại trong vườn xoài này thì không những không thể phát sinh trí tuệ thiền tuệ, mà còn có thể rơi vào bốn cõi khổ do luôn sinh khởi những tư duy về tham dục, sân hận và oán ghét. Lại có thể thành kẻ thất bại ngay cả khi đã có được kiếp người rất khó được này. Do đó, trưởng lão Meghiya đã quyết định phải mau chóng từ bỏ, rời khỏi vườn xoài ấy, trở về diện kiến, đảnh lễ và trình bạch đến Đức Phật những hiện tượng đã phát sinh bên trong tâm của mình.

Theo quyết định ấy, trưởng lão Meghiya đã trở về ngôi chùa trên ngọn núi 12:33 trình bạch lên Đức Phật những vấn đề mà mình đã gặp phải. Khi ấy, Đức Phật đã dạy bảo đến trưởng lão Meghiya: “Này Meghiya, Như Lai đã dạy con hãy chờ đợi một thời gian, vì giờ đây Như Lai chỉ có một mình, hãy chờ đợi cho đến khi có một vị tỳ khưu khác thay thế rồi hãy đi. Thế nhưng, con đã không nghe lời, để Như Lai lại một mình, đã tự ý đi đến vườn xoài ấy. Đã là một vị tỳ khưu thì con không nên làm theo mong muốn của tâm, chỉ nên làm cho tâm phải theo mong muốn của mình. Tiếp theo, Đức Phật thuyết giảng hai bài kệ pháp bảo như sau:

 

“Tâm luôn chạy đến nơi sáu đối tượng

Nó không bao giờ ở lâu trên đối tượng

Chỉ thoắt đến thoắt đi

Bởi vì không thể đặt để nó lâu trên một đối tượng thích hợp

Nên rất khó giữ gìn nó, và cũng rất khó trong việc ngăn cấm không cho nó đi đến những đối tượng không thích hợp.

Cũng giống như người thợ dùng lửa để làm thẳng lại những mũi tên bị cong thế nào.

Người thực hành thiền cũng vậy, tự chính mình phải luôn làm cho tâm thuận theo mình.

Ví như con cá mới vừa bị vớt lên khỏi nước, đặt trên mặt đất thì vùng vẫy, nhảy đành đạch thế nào. Cũng giống như vậy, để đoạn diệt các phiền não trong tâm khi tâm ấy vừa mới bị kéo lôi ra khỏi các đối tượng tham muốn đặt nó lên trên pháp thiền định, tuệ 14:22, nó sẽ vùng vẫy, giảy nảy. 

 

Một cung thủ, khi mũi tên của mình bị cong, phải làm cho nó thật thẳng mới có thể đem ra sử dụng. Để làm được như vậy, điều kiện cần thiết phải có đó là đống lửa than. Khi đã có đống lửa than, trước hết là phải tìm cho ra đoạn cong, sau đó dùng lửa đốt nóng vào chỗ bị cong ấy. Tiếp nữa, nắn lại cho thật thẳng. Sau đó nữa là ngắm bên này, bên kia. Tiếp theo sau nữa, kiểm tra xem có dùng được hay không. Đây là những việc làm theo tuần tự để cho mũi tên từ cong trở nên thẳng và có thể sử dụng. Khi đem những công việc làm theo tuần tự này so sánh, áp dụng vào trong tám nhân thánh đạo, thì chú ý niệm chân chánh giống như sự tìm kiếm chỗ cong; tinh tấn chân chánh giống như dùng lửa đốt nóng đoạn cong ấy; định tâm chân chánh giống như sự nắn lại cho thật thẳng; tư duy chân chánh giống như sự ngắm bên này bên kia; tri kiến chân chánh giống như sự kiểm tra xem xét có dùng được hay không; còn lời nói chân chánh; nghề nghiệp chân chánh; nuôi mạng chân chánh chính là ba nhân với thánh đạo giống như đống lửa than. Cũng giống như ví dụ về cung thủ này, người thực hành thiền yogi với nhân thánh đạo chú ý niệm chân chánh luôn quan sát, không để cho những đối tượng hiện rõ đến trong các cửa ngõ 16:17 mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của mình rồi mất đi. Với nhân thánh đạo tinh tấn chân chánh, luôn phải cố gắng nắm bắt cho được đối tượng mà chánh niệm chỉ dẫn để không cho chúng chạy thoát. Với nhân thánh đạo định tâm chân chánh, bắt nhốt, giam giữ cho được đối tượng ấy. Với nhân thánh đạo tư duy chân chánh quan sát, khám xét kĩ lưỡng đối tượng ấy rồi trình lên tri kiến chân chánh. Với nhân thánh đạo tri kiến chân chánh, phải thấy biết, phân biệt rõ ràng các đối tượng ấy là vô thường hay thường, khổ hay lạc, vô ngã hay ngã, bất tịnh hay tịnh. Đây là những công việc, phận sự mà 8 nhân thánh đạo 17:12 thực hành trên những đối tượng liên quan đến những đối tượng pháp thiền định, thiền tuệ 17:18. Để thực hành những công việc, phận sự ấy, đạt được sự nhạy bén cao, thì cần phải làm cho các thành phần có năng lực làm chủ 17:33  đức tin, tinh tấn, niệm, định và tuệ trở nên già dặn có năng lực. Để các thành phần, yếu tố làm chủ trở nên già dặn, có năng lực lại cần phải có sự góp sức thực hành bởi tám nhân thánh đạo. Và như vậy, giữa các pháp làm chủ và những nhân thánh đạo có sự tương nhân, tương duyên, hỗ trợ lẫn nhau. Còn nếu một khi những đối tượng hiện rõ qua các cửa ngõ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của mình nhưng không được quán sát rõ bởi các nhân thánh đạo thì tâm sẽ bị lôi cuốn chạy theo sau mỗi đối tượng hiện hữu ấy. Tuy bị lôi cuốn, chạy theo đối tượng như vậy, nhưng không bao giờ tâm lại bám chặt trên một đối tượng duy nhất, lại luôn dao động, thay đổi từ đối tượng này sang đối tượng khác. Ngoài ra, tuy đã ngăn cản không cho chạy theo sau các đối tượng không thích hợp, nhưng tâm lại không tuân theo sự ngăn cản ấy, lại nhất quyết bất chấp vượt thoát ra ngoài sự kiểm soát ấy. Và tuy cố gắng giữ cho nó bám chặt trên những đối tượng thiền thích hợp, nhưng không phải khi nào sự cố gắng thực hành thiền ấy  tâm đều thuận theo, nó muốn đi đến đâu thì đi. Bởi thật ra, tâm với vai trò là chủ nhà, tuy nguyên gốc, bản chất là trong sạch, nhưng do vì tiếp xúc với những vị khách mang tính chất phiền não, ô nhiễm, cho nên mới có sự dao động, khó dạy bảo như vậy. Do đó, phải luôn cố gắng để làm cho tâm thoát khỏi được những sự ô nhiễm bởi phiền não khách ấy. Cho đến khi nào tâm chưa thể thoát khỏi ô nhiễm bởi các phiền não thì nó vẫn luôn chạy theo sau các đối tượng hiện hữu. Còn nếu một khi tâm không còn bị lôi cuốn chạy theo sau các đối tượng, chỉ có các đối tượng chạy đến với tâm thì khi ấy có thể nói tâm một phần nào đó đã thoát ra khỏi phiền não. Một khi tâm đã có được trạng thái thoát khỏi phiền não chừng nào thì đồng thời tâm ấy cũng đã trở nên trong sạch, hiền thiện chừng ấy. Do đó, phải luôn luôn cố gắng làm cho tâm của mình trở nên trong sạch, hiền thiện. Một khi tâm được trong sạch, hiền thiện chừng nào thì nó sẽ mang lại sự an lạc chừng ấy. Trong việc làm cho tâm trở nên trong sạch, hiền thiện, trước hết phải làm sao cho tâm không bị lôi cuốn chạy theo sau đối tượng. Hãy cố gắng thực hành làm sao chỉ có đối tượng đii đến hiện rõ trong trâm. Trong sự cố gắng thực hành ấy, cũng giống như con cá bị vớt ra khỏi nước đặt lên trên mặt đất, nó vùng vẫy, giảy đành đạch thế nào, tâm cũng dao động, vùng vẫy như thế ấy. Tâm dao động, vùng vẫy nghĩa là tâm không ở nơi chỗ của mình. Sơ hở giây lát, thất niệm một 20:55 là liền chạy theo sau đối tượng. Để cho tâm ở yên nơi chỗ của mình, không chạy theo sau đối tượng thì cần phải dùng chánh niệm canh gác, trông chừng nó. Khi đó, tâm không còn chạy theo sau các đối tượng, chỉ có các đối tượng trực tiếp hướng thẳng về tâm. Như vậy, có thể nói rằng tâm đã được giữ gìn, điều khiển bởi tinh tấn chân chánh, để ý niệm chân chánh và định tâm chân chính gồm ba nhân thánh đạo thiền định. Nếu một khi đã có thể giữ gìn được như vậy thì sẽ quan sát ghi nhận phân biệt rõ được 21:40 tâm tính, sắc thân. Cũng như sẽ quán chiếu, suy xét phân biệt rõ được nhân quả trong các đối tượng mỗi khi chúng hướng thẳng trực tiếp đến tâm ấy, Tiếp theo, phải quan sát ghi nhận các đối tượng ấy để thấy biết rõ sinh diệt, và tiếp tục quan sát ghi nhận sự sinh diệt như vậy cho đến khi nhàm chán, nguội lạnh nôi những đối tượng tâm tính, sắc thân ấy. Sau đó nữa, người thực hành thiền định, thiền tuệ yogi tiếp tục thực hành quan sát quán xét cho đến khi thấy biết rõ Niết bàn – nơi hoàn toàn vắng lặng sự sinh, sự diệt. Trong việc để thấy biết rõ Niết bàn như vậy, điều trước tiên là cần phải giữ gìn giới hạnh cho thật trong sạch. Sau khi giới hạnh đã trong sạch, để định tâm trở nên có năng lực mạnh mẽ, cần phải sử dụng sự chú ý niệm chân chánh, giữ gìn không cho tâm chạy theo sau các đối tượng. Ban đầu phải dùng sự cố ý nỗ lực tinh tấn chính bản thân người thực hành 23:03 để giữ gìn. Về sau, chú ý niệm chân chánh tự chính nó với sự cố ý nỗ lực tinh tấn của pháp hành 23:16 tự động phát sinh lên giữ gìn. Khi chú ý niệm chân chánh với năng lực cố ý của pháp hành có thể tự giữ gìn thì tâm không còn bị lôi cuốn chạy theo sau các đối tượng, chỉ có các đối tượng đi đến hiện hữu trực tiếp trong tâm. Khi ấy, với ba nhân thánh đạo thiền định và hai nhân thánh đạo thiền tuệ sẽ luôn quan sát, ghi nhận các đối tượng đến hiện hữu trực tiếp đó. Khi quan sát, ghi nhận chúng trong một thời gian lâu dài, các nhân thánh đạo sẽ thấy biết rõ ràng sự luôn sinh diệt không ngừng nghỉ của đối tượng được thấy biết lẫn chủ thể quan sát, ghi nhận ấy. Giống như nhìn thấy rõ một vật bằng đôi mắt thường. Đến cuối cùng, từ năm nhân thánh đạo đưa đến hợp đủ tám nhân thánh đạo để chứng đạt Niết bàn cao thượng trực tiếp ngay trong kiếp sống này. Tính chất sự thực hành này được Đức Phật thuyết giảng, chỉ dạy đến trưởng lão Meghiya bằng hai bài kệ trên. Khi Đức Phật thuyết giảng như vậy, trưởng lão Meghiya nghe và thực hành theo nên chứng đạt đến Nhập lưu thánh quả và đã trở thành một bậc thánh Nhập lưu. Do đó, giống như trưởng lão Meghiya, các yogi thực hành thiền tuệ nào thường hay bị các suy nghĩ sai lệch, tà tư duy, hành hạ, làm khổ, thì phải nên cố gắng thực hành phương pháp phát triển chú ý niệm chân chánh khắn khít trên tâm 25:11 để đưa đến sự chứng đạt bốn sự thật chân lý của bậc thánh giống như trưởng lão Meghiya đã thực hành. 

 

Đức Phật dạy phải thực hành để cho sati phát sanh. Sati có thì có nhưng mà yếu quá, cho nên hôm nay nói về cách thực tập để cho sati mạnh lên. Khi sati mạnh lên thì trí tuệ mới quán xét được, khi trí tuệ mạnh lên thì sati lại năng lực hơn. Sati năng lực lớn hơn thì nhớ được bao nhiêu kiếp. Nhưng không có trí tuệ thì sati không nhớ được, mà sati không có thì trí tuệ không sinh lên được. Sati mới bám đây, trí tuệ chưa kịp sanh thì sati đã chạy qua chỗ khác thì làm sao trí tuệ nó nhớ. Cho nên là sati phải patthana bám chặt lên đó. Gọi là satipatthana. 

 

“Đọc lại bài Bojjhanga” 

 

Có ngài kia, ai mới đến đảnh lễ ngài, cúng cái gì, dâng cho ngài cái gì. Sau này nhắc đến là ngài biết ai liền. Hỏi ngài sao lại nhớ hay vậy. Ngài đáp rằng, tới nói tên xong là rải tâm từ đến họ. 

 

Cái gì cũng vậy, phải tập thôi. Bhāvitā bahulīkatā Bhāvitā bahulīkatā  

 

Cái đầu tiên phải có là Bhāvitā, rồi mới bahuli. Bojjhanga có bảy phần, khi hợp nhất thì gọi là Bhodi (trí tuệ giác ngộ thấy ra được bốn sự thật chân lý của bậc thánh hoặc người có trí tuệ 39:03). Có một nghĩa nữa là 39:05 người thức dậy từ trong phiền não. Người còn phiền não gọi là người ngủ say, ngủ mê. Người có trí tuệ là người tỉnh thức, chính là bhodi. Trong khi maggaṁga là phương pháp để đạt đến bhodi đó. Nếu nói về con đường thì mình chọn magga, nếu nói về trí tuệ giác ngộ thì gọi là bhodi. Đó là một trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo Bodhipakkhiya. Pakkhiyai tiếng Hán dịch là phẩm trợ đạo, những năng lực cùng hội hỗ trợ sự giác ngộ. Trí tuệ phải có sati, samàdhi, 40:26 – 27,… để hỗ trợ cho nó. Một mình nó không đi đến được, nhưng mà giác ngộ chỉ cần trí tuệ là đủ. Nhưng mà trí tuệ không đi một mình được, cần phải có bodhipakkhiya.  

 

Tham ái diệt ở đâu, Niết bàn là ở đó. 

 

Sư giới thiệu 44:20 – 44:25 – Pháp học, 44:28 là vị trong pháp học. Không phải chỉ có pháp hành mới có vị. Chánh Pháp của Đức Phật gồm pháp học pháp hành và pháp thành, tất cả đều có một vị. Pháp học là một trong 10 dhamma của Đức Phật: 01 pháp học, 04 đạo, 04 quả, Niết bàn. Cốt lõi 10 cái đó là bodhipakkhiya. Nếu bỏ bodhipakkhiya thì Pháp của Phật cũng giống Pháp các vị khác. Ngoài Phật giáo ra, không ở đâu có bodhipakkhiya: gọi là 37 nhân tố, (yếu tố, thành phần) có năng lực cùng hội, hỗ trợ sự chứng ngộ chân lý. 

 

Bài kệ số 04 Bojjhango sati sankhato. Sati cũng chính là Bojjhanga (sati cũng là nhân của trí tuệ, trí tuệ cũng là sati). Pháp của Đức Phật thuyết theo tuần tự: thứ nhất là có ý nghĩa, rất là đầy đủ, không dư không thiếu, đặc biệt là mình có thể thực hành theo ngay trên pháp học này luôn.

 

Đầu tiên là sati. Ở trong Bojjhanga gọi là sammā sati. Sati có hai tính chất mà hay dịch : chánh niệm (nhớ đang làm gì, trực tiếp trên gì đây) (mindfulness) hoặc nhớ (được bao nhiêu kiếp, đời) (memory). Sau sati là trí tuệ Dhamma vicaya: có sự suy xét, quan sát, quán xét về những tuỳ miên đang xảy ra trên thân tâm này. Hoặc là nói ra nữa thì 49:55 – 50:05

Sati

Dhamma vicaya: Dhamma: sự thật hiển hiển nhiên tự nhiên; vicaya: suy xét, quán xét

 

1 Sati

2 Dhamma vicaya

3 Vīrya

4 Piti: sư dịch là sự phấn chấn, sự hưng phấn ở trong tâm. Đầu tiên là người rợn rợn, lâu ngày người rung lắc. Mấy người ngồi thiền mà lắc là do piti nhiều quá, piti có thể làm cho mình bay lên được. Trạng thái piti phấn chấn, hưng phấn. 

5 Passaddhi: sư dịch là mát lạnh (mọi người dịch là khinh an). Mát, lạnh. Sau khi hết hưng phấn thì mát lại. Tâm bất thiện không có mát, chỉ có tâm thiện mới có mát. 

6 Samādhi: nhất tâm, sự an trú tâm. Tâm mình nhất quán trên một đối tượng mà không có chạy.

7 Upekkhā: làm cho quân bình các “anh” hoạt động trong này. Quân bình đây nghĩa là anh nào làm nhiệm vụ anh đó để cùng nhau làm một việc. Ví dụ, upekkha sinh lên trong mình, ai nói gì nói, ai chửi gì chửi, việc mình mình làm cho xong thì gọi là upekkha. Upekkha này nhắc nhở các anh kia anh nào làm ra việc đó. Quân bình không phải là cào bằng nhau, mà là anh nào làm cho tròn phận sự anh đó. Ví dụ mình đang làm cái việc này, có ai tới nói chuyện cái rồi mình bỏ mình đi nói chuyện. Upekkha: tôi làm xong rồi nói chuyện sau. Đó là nhiệm vụ của Upekkha.    

 

Sati

 

2 Dhamma vicaya

3 Vīrya

4 Piti

Nhóm hay làm cho mình hưng phấn, suy nghĩ nhiều, không ngủ được. 

5 Passaddhi 

6 Samādhi 

7 Upekkhā

Nhóm lạnh, tầm, thong dong, làm cho mình dễ buồn ngủ, uể oải, giải đãi. Sama sukha

 

Sati giống như cái kim của cái cân. Hai bên là 02 đĩa cân. Cây kim nay quan trọng vì để xem bên nào nặng, bên nào nhẹ. Cây kim này chính là 58:09 – 58:16. Trong thiền cũng có hai cực đoan, bên trái là nhóm khổ hạnh ép xác, nhóm bên phải là nhóm giải đãi. 

 

Để cân bằng thì nhìn kim đồng hồ sati. Bên này nặng quá thì thêm bên kia chứ không phải bớt bên này qua. Ví dụ sự trí tuệ, tư duy về pháp dhamma, sự cố gắng tu hành đang nhiều, sự hưng phấn đang lên, thấy sự nguy hại thì mình bớt đi. Mình tăng sự mát lạnh lên, tăng sự nhất tâm lên, tăng “nhất tâm” lên. Nếu hai bên làm tròn nhiệm vụ thì nó sẽ quân bình nhau, cho nên sati chính là cái kim. Sati quan trọng. Cho nên Đức Phật dạy là 1:02:34 – 1:02:40: “Này các con yêu quý của Như Lai, sati luôn luôn cần, sati luôn thiếu chứ không bao giờ sợ dư.” Cái kim càng rõ bao nhiêu thì mình dễ biết được bấy nhiêu. Lúc nào cũng cần sự để ý, chú ý, không bao giờ sợ dư. 

 

Khi người ta làm sạch vàng, làm cho vàng tinh khiết thì vừa đốt nung, vừa thả vào nước lạnh. Thì giáo Pháp của Đức Phật cũng vậy, để đi đến bodhi giác ngộ, vừa nóng vừa lạnh, nghĩa là lúc cần làm cho hưng phấn lên thì phải làm. Cái này (nhóm bên phải) nặng quá thì sẽ ngủ, còn bên trái nặng thì không dừng lại được. Thì đó là lí do sati đứng đầu trong  Bojjhanga. Bởi vì có nó, nó sẽ giữ quân bình các pháp đằng sau. Trạng thái của sati là làm cho mình nhớ đến đối tượng. Khi nào mình nhớ đến đối tượng mình đang thực hành thì đó là sati chứ không phải trí tuệ, trí tuệ là khi thấy cái đó sinh diệt như thế nào. Khi mình ăn, mình uống cái gì thì mình biết là trong mình đang có sati nhớ đến đối tượng. Trạng thái sati là nhớ đến đối tượng. Công việc của sati là cột, nhắc nhở tâm trên đối tượng. Tính chất cột, bám. Trạng thái của keo là dính, công việc là dính vật này lên vật kia. Trạng thái của sati là nhớ đến đối tượng, việc của nó là gắn tâm lên đó, khi đó trí tuệ mới làm việc. Gọi là 1:05:43. Hình tướng của tâm là luôn quay mặt về đối tượng, người có sati trong mình là tâm lúc nào cũng nhìn về đối tượng. Ví dụ mình ngồi chỗ khác mà tâm mình có sati về Sài Gòn là nó cứ nhớ Sài Gòn. Đó là hình tướng. 

 

Làm sao mình biết sati. Đức Phật dạy là nó hướng mặt về đối tượng. Nó không có mặt nhưng mà nó hướng được. Ngồi đây nhưng mà có cái gì đó hướng về đó. Người thực hành sati cũng vậy. Khi mà sati phát sinh trong mình thì nó cứ hướng về, mình đi đâu thì đi, làm gì thì làm nhưng tâm cứ nhìn về đối tượng. Cho nên sati rất là quan trọng, mình phải thực tập cho sati phát sinh lên nhiều lần. Nếu không có trí tuệ thì sati không có năng lực, nếu không có sati thì trí tuệ không phát sinh lên được. Hai cái này 1:07:05 – sati sampajanna. Người ta hay dịch là chánh niệm trí tuệ tỉnh giác. Sati: niệm, sampajanna: trí tuệ biết một cách đúng đắn và trọn vẹn với đối tượng mà sati đang nắm bám vào đây. Làm sao để có được hai thứ này? Đó là sự thực tập đơn giản và thiết thực mà có thể một số người đã biết rồi, đó là 1:08:10. Đó là trong bài kinh maha satipatthana có một phần quán bảy đề mục để phát triển chánh niệm và trí tuệ tỉnh giác sati sampajanna. Đó là 1:08:30. Khi bước tới, khi bước lui, phải có sati và trí tuệ rồi 1:08:46. Bước chân mà mình có cái đó rồi thì những cái việc lớn khác nó tự động nó bám theo. Một bước chân bình thường rất nhỏ với mình, nhưng người đó phải sampajanna 1:09:03 bodhi. Là phải phát sinh lên sati bám chặt nó rồi người đó mới bước đi, trước khi bước đi là phải biết mình đang bước đi đó rồi. Cái đối tượng đang bước đi đó là đang nằm trong tâm và hiện tại mình rồi. Đó là thực tập để có sati sampajanna. Trong mỗi bước chân bước tới 1:09:26, bước lui là cái đầu tiên. Có ai cả ngày không bước bước nào không? Được mấy bước chân mình có sati sampajanna, hay là khi bước mình nghĩ chuyện gì trong đầu? Như vậy thì làm sao quân bình được hai nhóm trên được! Cho nên nó cứ vấp, gãy chân… vì thiếu sati sampajanna. Có khó không? Tập cái đó có tốn tiền tốn bạc, tốn thời gian rồi mất thêm thời gian để tập nó không? Không mất thời gian, tiền bạc.

 

Từ khi mình khởi tâm lên uống nước đến khi mình đến mình rót ly nước uống. Mình nghĩ gì trong đầu? “Tôi đi uống nước” hay là nghĩ đủ thứ? Nhiều người không biết mình nghĩ cái gì nữa vì thiếu sati. Bây giờ mỗi cái 1:11:00, mỗi cái hành động bước đi bước đi như vậy, tập dần rồi sẽ quen. Cái đó là một trong những cái thực tập sati vừa dễ, vừa thiết thực nhất. Chỉ cần mình bước chân bình thường như vậy mình bỏ qua mà ngài đãi lên bodhipakkhiya. (Nó trở thành bojjhanga đó). Giống như người châu Á mình thải rác ra, nhưng người châu Âu đãi rác thành tiền. Nói thì không tin nhưng đó là sự thật. Có nhiều công ty nó chỉ cần chế biến rác không mà xây bao nhiêu biệt thự, mua bao nhiêu vàng, gửi Thuỵ Sỹ bao nhiêu tiền. Thì trí tuệ của Đức Phật chỉ cho mình để thực tập sati sampajanna này không có gì tốt bằng trong một bước chân: bước tới, bước lui 1:12:07. Đó là một. Rồi 1:12:11 là nhìn thẳng và nhìn xiên (nhìn ngang). Muốn rẽ trái thì mình phải nhìn ngang chứ đâu có nhìn thẳng được. 1:12:38 khi nhìn thẳng mình biết mình đang nhìn thẳng, khi nhìn trái mình biết đang nhìn trái. Thì như vậy thì người có sati đến mức như vậy thì có sợ tâm mình sân, sợ tâm mình tham hay sợ tâm mình si mà không biết không? Không sợ, đúng không? Trên mỗi bước chân từ khi đi, từ khi bắt đầu nghĩ “à thôi, đi ngủ”. Mắt mình không nhìn à? Nói bây giờ mình đi ngủ, mắt mình có nhìn không? Nằm trên giường cũng nhìn.Mình chỉ thiếu sati thôi, thêm cái đó. Mình đang nhìn rồi, chỉ thiếu sati sampajanna 1:13:30. Hai mà thành bốn hành động đúng không? Hai cái oai nghi nhưng bốn hành động. Oai nghi đi bước tới bước lui và oai nghi nhìn – nhìn thẳng nhìn ngang. Cái thứ ba là 1:13:59 co vào rồi duỗi ra. Hành động này có cần phải tập không? Tập co duỗi hay tập có sati trên cái co duỗi. Tập sati chứ ai đi tập co duỗi như người tập thể thao đâu. Tập cho sati bám ở trên này để trí tuệ thấy được sự thật đang diễn ra. Mà cái sự thật này mình thấy được là mình hay quên mình thôi, chứ chuyện thế gian mình biết hết, mình nhớ hết. Nên cái mình quên thì mình quay trở lại để cho biết, còn cái thế gian mình biết rồi không cần phải tập làm gì. Co tay ra, duỗi tay ra thì phải có sati sampajanna. Đức Phật cũng thương mình mà dạy mà mình không tập. Bojjhanga trị được bệnh chưa? Trị được bệnh rồi. Tập bước tới, bước lui mà mọi người có chánh niệm thì không bao giờ sợ té gãy chân đâu. Trị từ trong gốc kia. Đức Phật dạy mình thực tập có sati trên các đối tượng bước tới bước lui, nhìn, co duỗi chứ không phải thực tập co duỗi, bước tới bước lui. Cứ để nó tự nhiên. Nếu mà mình tập bước tới bước lui, tập nhìn, tập co duỗi là mất tự nhiên rồi, cái đó tâm tham, tâm sân dạy cho mình để  tâm mình thấy rồi không được đâu. Cái hành động đó là hành động tự nhiên hằng ngày, cứ tự nhiên đi, không phải là tập co duỗi, tập nhìn, tập đi, cái đó là những người tập thể thao thể dục. Còn Đức Phật dạy mình tập sati sampajanna trong những hành động bình thường nhất đó. Khi đó paramattha (sự thật) mới hiện ra. Chứ mình cố ý mình làm rồi là tham, sân, si nó bảo làm rồi thì làm sao mình thấy ra (được sự thật). Để cho tham, sân, si nó làm, nó tự nhiên nhất, khi đó mình mới sợ, mình mới học ra được bài học 1:16:36 bodhi nó mới ở chỗ đó. Cái gì cũng được, những hành động hằng ngày mình có, đừng có sửa gì hết, sửa là sửa sati sampajanna vào đó thôi.

 

Cái thứ tư là Đức Phật dạy chư tăng: 1:17:07, tức là “Khi mà dùng y hai lớp, sửa soạn bát, cầm bát ăn, đi rửa bát, mặc y”… < Sửa giúp em đoạn này ạ vì em không biết diễn đạt như thế nào

 

Ra đời mình mặc áo quần, sửa soạn áo quần, cái đó mình không có sati đúng không? Sati phải tập từ cái này. Mà cái này là cái mình dễ quên nhất, mà mình tập được thì những cái khác nó dễ hơn. Áo quần thì ngày nào mình chẳng thay ra thay vào. Tập sati vào trong cái thay đó. Sati sampajanna. Tập sati trên đối tượng nó không ra gì đó, nó nghe được trên đối tượng đó thì những đối tượng mình đang hướng đến như tâm, thành phần của tâm như sắc thì khi đó nó mới chịu bám. Những đối tượng mà mình xem thường mà mình còn bám được thì những đối tượng mình trân trọng thì mình bám được không? Được. Trên đối tượng mà mình xem thường mà mình còn bám được thì những đối tượng mình xem trọng, mình đang cố gắng thì mình bám càng chặt hơn nữa. Mình chỉ xem trọng những đối tượng này mà những đối tượng mình xem thường mình không tập nên sati nó không nghe, trong quá trình nó không sinh lên, thì cái trí tuệ thấy rõ chi tiết nó không sinh lên. Chứ không phải vào chùa là hành thiền là tập đi, tập ăn đâu. Tập là tập cái gì? Có nhiều người ở nhà ăn bình thường, vào chùa ăn từ từ, chậm chậm, đi từ từ. Cái gì nó dạy mình làm vậy? Sợ thầy nói, sợ bạn đạo cười. Tâm sợ đó mà hành thiền thì làm sao nó phát, paramattha nó trốn rồi, dukkha nó cũng trốn rồi. Chỉ có 1:19:50 là vì sợ người khác chê, sợ không bằng người nên phải ăn chậm chậm, đi từ từ. Như vậy là thay vì sửa theo lời Đức Phật dạy là sửa sati sampajanna thì mình lại đi sửa oai nghi. Như vậy cái đích mình nhắm đã sai rồi, phải ngắm lại cho đúng.

 

Gấp chăn, gấp màn, rửa bát, sửa soạn chén bát, mặc áo mặc quần. Những điều này lâu nay mình làm rồi thì cứ làm tự nhiên. Phật dạy phải có sati sampajanna trên ăn, uống, nhai, nếm, đi, nhìn,… những hành động hằng ngày. Làm theo Đức Phật sẽ diện được 1:24:57  không tham không sân thì không sợ bị cái này cái kia và đặc biệt Niết bàn ở đó luôn, diệt tham diệt sân ở đó luôn. Có nhiều người đi nghe pháp xong vào nhà bếp nấu ăn là chứng ngộ. Tất cả hành động hằng ngày đều phải thực tập Sati sampajanna. Những hành động mà ác pháp chen vào được thì thiện pháp cũng chen vào được. Mình phải thực tập để lúc đó phát sinh thiện pháp. Khi ăn dễ tham mà khi đi đại tiện, tiểu tiện thì mình dễ sân, dễ khó chịu. Để diệt ác pháp thì chỉ có sati sampajanna. Đi vệ sinh còn sati được thì hành thiền cũng có sati mà lúc đó trở thành tự nhiên. Khi sati tự nhiên thì dhamma mới rõ được. Những gì thuộc về tự nhiên mà mình mà ép nó thì nó trả lại một cái năng lượng rất là khủng khiếp. Cho nên tẩu hoả nhập ma, đi lạc là do mình ép. 

 

1:28:58 Đi, thức dậy, ngủ, nói, im lặng đều có sati. Những hành động bình thường hằng ngày, mình thực tập sati trên đó. 1:30:14 là dành cho những người yogi chuyên thực hành. Còn 1:30:20 là những hành động hằng ngày bình thường của người nhiều công nhiều việc. Bên kia là cố ý lấy đối tượng làm hành thiền rồi, bên này là những cái bình thường nhất mình tập sati trên đó. Ví dụ như mình đi vệ sinh thì mình biết sati sampajanna trên hành động đang đi vệ sinh đó chứ không phải nghĩ “tôi đi vệ sinh, đi vệ sinh…” Mọi người ở văn phòng khát nước chạy đi uống, chai nước trước mặt thì không uống, để cho cơ thể đỡ mỏi, đỡ mệt, đỡ mỏi mắt. Bây giờ về tập đi, nó quý lắm. Cái thời gian mình sati trên những hành động bình thường hằng ngày mới nhiều chứ thời gian trên thiền viện đâu có được bao nhiêu. 1:31:55 đó, ngủ dậy, nói năng rồi im lặng thì mình tập sati sampajanna. Khi hai cái này nó mà phát sinh lên trên những đối tượng bình thường hằng ngày; 07 đối tượng bình thường hằng ngày:bước tới bước lui, nhìn trái nhìn phải, co duỗi, mang y bát, đắp chăn màng, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, những phần còn lại. Thì đó là phần sati sampajanna không cần phải thêm thời gian, còn những cái khác mình phải dành thời gian riêng cho nó. Và cái lợi ích là: khi mình thực tập được thì những cái Bojjhanga sẽ quân bình lại.   

 

Sati: làm kim cân chuẩn, quân bình cái bojjanga

 

2 Dhamma vicaya

3 Vīrya

4 Piti

Ba cái này nặng quá——————->

thêm ba cái kia vào. 

5 Passaddhi 

6 Samādhi 

7 Upekkhā

thêm ba cái kia vào. 

<—————–Ba cái này nặng quá thì…

 

Sati phát sinh lên, luôn hướng về đối tượng. Nếu mình không có sati, mình đi uống nước mình đi liền, cái gì trong đầu thì không biết. Lúc đó sati vắng mặt rồi. Bây giờ trước khi đi, mình biết 1:34:06 là phải theo dõi đi, sati nó sanh trong tâm nó nói từng cái bước đi này mình phải biết cho rõ. Sati nó biết không? Không! Nó chỉ nói cho trí tuệ biết là đang đi đây, chứ sati không biết đang đi, biết oai nghi gì được. Nó chỉ bám vào đó thôi, đó là tính chất của nó. Trí tuệ sẽ biết, còn sati quay mặt về đối tượng để trí tuệ thấy. Trí tuệ muốn thấy mà sati quay mặt chỗ khác thì trí tuệ không thấy được. Cho nên khi nào sati quay mặt về đối tượng mình đang thực tập thì trí tuệ thấy. 

 

Đời là năm 1:35:12 này. Năm 1:35:15  mình dịch là cuộc đời. Đừng nghe nói cuộc đời rồi chạy ra ngoài coi đất, coi đai sinh diệt làm sao, coi cây coi hoa nó héo úa tàn sao để mà quán. Không cần đâu, thân mình nó không tàn à? Thân mình nó có tàn có héo không? Ra ngoài nó kéo mình đi luôn. Trong khi Đức Phật dạy mình: đi vệ sinh, làm gì cũng phải có sati sampajanna là đủ rồi. Và sau này khi mình học bodhipakkhiya là những cái này là quan trọng nhất. Còn giới, những cái kia là căn bản đằng trước, không nói đến ở đây. Trong thánh đạo thì phải có nó, không có nó không được. Còn nói đến bodhi thì bỏ giới ra rồi. Đừng có nói đến bodhi, nói ngang đến 1:36:20 thiền. Ai học Abhidhamma thì biết, nói đến những tâm thiền thì nó không kết hợp với 1:36:29 – 1:36:36. Nhưng tại sao thánh đạo lại có, vì thánh đạo là con đường nên không có nó không được. Còn trí tuệ giác ngộ mình nói giới làm gì nữa, nói thiền định không là đã không cần nói đến giới rồi. Ai cũng biết trong tâm thiền có bao nhiêu thành phần, tâm sở. Có 35 đúng không? 35/38 thành phần tốt đẹp. Thì nó trừ đi ba 1:37:09 thì còn 35. Thì đây là nói cho những người có học sâu về Abhidhamma để hiểu rõ hơn. Còn những cái sâu hơn thì hi vọng từ từ gỡ

 

Sati sampajanna gọi là thiền trong cuộc sống hằng ngày. Họ đặt tên hay vậy đó, nhưng Đức Phật thì không cần đặt tên kêu ca vậy để dụ mọi người làm gì. Ngài chỉ nói rằng sati sampajanna, có một chương đó trong phần niệm thân 1:38:05. Thì tại sao vậy? Vì những cái này liên quan đến thân. Nói thì niệm thân, nhưng thực tập là thực tập sati sampajanna. Đừng có nói Đức Phật bảo quán thân, niệm thân rồi đi theo dõi tập cho cái thân sao mà rồi quán. Để nó tự nhiên nhất, ngài Hộ Pháp ngài có nói các pháp trong trạng thái tự nhiên nhất mình mới giác ngộ được. Ngài Ananda khi đi buồn ngủ quá, thôi đi ngủ, may mà có sati, ngài chưa nằm là đã giác ngộ.  Cái đó gọi là 1:38:49, nhờ cái 1:38:53 ngài giác ngộ. Có xem thường được không? Đừng có Appamāda, đừng có dễ duôi. Thì hôm nay nói về Sati và cách thực tập sati. Còn những cái sau sati nó sẽ dạy cho quý vị

 

Pháp học có 1:39:17, có hương vị không? Đó là hương vị của pháp bảo. Hi vọng rằng quý vị được cái hương vị đó rồi càng yêu giáo pháp hơn, càng thân thiết với giáo pháp hơn để thực tập đem lại lợi ích cho mình. Mình thực hành giáo pháp Đức Phật giàu lên, Đức Phật nổi tiếng lên hay mình được giải thoát? Không cần mình thì Đức Phật cũng đã nổi tiếng và giàu sẵn rồi. Chứ không phải như người khác, họ dạy mình để chùa lớn, họ nổi tiếng, có nhiều đệ tử hơn. Riêng Đức Phật thì không. 

 

Đức Phật nói rằng là, đối với sự bodhi sự giác ngộ, khi cần nóng thì hơ nóng, khi cần lạnh thì hơ lạnh. Ví dụ về vàng cho sạch thì họ phải thui lửa, xong rồi dẫn vô nước thì lúc đó vàng mới tinh khiết được. Trí tuệ bodhi cũng vậy. Khi cần  Dhamma vicaya, Vīrya, Piti thì cứ nhắn nó lên chứ đừng có sợ nó 1:43:10, khi cần yên lặng thì nhắn  Passaddhi, Samādhi, Upekkhā lên cho nó yên lặng lại. Cần cái gì là mọi thứ phải đặt lên cân có cái kim là sati mới được. Thì đó là điều mà sư muốn chia sẻ. 

 

Học bài kệ số bảy trong bài Bojjhanga

 

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app