Đạo

Bài Giảng Sư Toại Khanh Zoom 2020

CHỮ ĐẠO TRONG PHẬT GIÁO

Bài giảng hôm nay đặc biệt chúng tôi nói về một chữ thôi. Đó là chữ ĐẠO.

Chữ Đạo trong Phật giáo mình rất là nhiều người cứ mở miệng ra là nói là: “Biết Đạo, tôi chưa biết Đạo, cái hồi tôi chưa biết Đạo”. Rồi “ Từ hồi tôi biết Đạo”, rồi “ làm như vậy là hợp lẽ Đạo”, “ Tu như vậy là Chánh Đạo”, “ Vậy là Chánh Đạo, tu như vậy là Tà Đạo”… Chữ ĐẠO được người Phật tử mình sử dụng rất là nhiều, rất là thường. Nhưng mà ĐẠO là cái gì?

Ở đây các vị có đọc Đạo đức kinh của Lão Tử đó thì chúng ta thấy “đạo” trong đó có một cái định nghĩa mà rất giống với Phật giáo. Nhưng mà giống với một thôi. Giống với một phần của Phật giáo chớ không phải là giống hết.

Đạo ở đây nghĩa rộng nhất của nó có nghĩa là qui luật của trời đất. Qui luật tự nhiên của trời đất. Mà chữ “đạo” trong trường hợp này nó cũng đồng nghĩa với chữ Pháp. Đạo ở đây là (…), Pali còn một chữ nữa là patha, tiếng Anh là path. Thì nhiều nhà ngôn ngữ học họ nghi ngờ là trong thời gian người Anh mà họ tiếp xúc với người Ấn thì mới có chữ đó. Chúng tôi chưa có dịp kiểm chứng cái đó. Mà mình thấy tiếng Anh có chữ path là con đường, và tiếng Pali có chữ patha tức là giống như chữ “path” tiếng Anh vậy đó, nhưng mà nó thêm chữ “a” phía sau nữa, là con đường. Mà (…) cũng là con đường. Nó còn có cái chữ thứ ba nữa là chữ (…), hay là (…). Hai chữ này là hai nhưng chúng tôi kể là một vì nó cùng một căn, từ căn (…) . (…) có nghĩa là đi. Mà đồng thời cái chữ path cũng là cái căn , cái chân của mình đó. Mình thấy trong tiếng La Tinh đó (…) là trăm chân, có nghĩa là con rít. Trong tiếng La Tinh là (…), mà trong tiếng Pali là (…). ( ) là một trăm, còn ( ) là cái chưn, (…) là cái loài nó có trăm chân.

Thì chúng tôi đánh một vòng như vậy để các vị thấy rằng cái chữ con đường nó rất là phổ biến ở trong đạo và ngoài đời. Con đường tức là cái mà trên đó mình đi về một nơi chốn nào đó thì gọi là con đường.

Con dường mình hiểu có hai là con đường tâm linh và con đường vật chất. Như khi nãy tôi nói đó, cái chữ con đường có nhiều nghĩa lắm. Mà cái nghĩa triết học nó có nghĩa là cái đạo trời đất. Nó là đạo trời đất, là qui luật của vũ trụ. Cái nghĩa triết học thứ hai là con đường, cái hành trình mà chúng ta đi trên đó, cái lối sống mà chúng ta hiện hữu, cái cách thức mà chúng ta tồn tại trong cuộc đời này cũng gọi là Đạo.

Và cuối cùng, nó có cái nghĩa sau cùng là con đường dẫn đến giải thoát sanh tử, con đường mà Đức Phật đã dạy. Đức Phật tức là Chư Phật đó nghe. Bên Phật giáo Nam Tông mình đôi khi nói Đức Phật cũng phải hiểu là chư Phật. Thí dụ như “ Đức Phật đã dạy thế này” có nghĩa là “ Chư Phật đã dạy thế này”. Gọi là Như Lai có nghĩa là các Ngài giống nhau y chang, gọi là Như Lai.

Thì như vậy cái mình gọi là biết Đạo ở đây mình phải hiểu trong trường hợp nào. Biết Đạo ở đây có nghĩa là biết được Phật Pháp đó. Biết Đạo là biết Phật Pháp. Còn ngoài ra chúng ta phải hiểu thêm, tôi nói thiệt chậm: Dầu chúng ta có là con giòi đi nữa thì chúng ta cũng đang sống theo Đạo. mà có điều là Tà đạo. Đấy. Chúng ta có là một vị Thiên vương Đế thích thì chúng ta cũng đang có mặt trên một con đường dẫn về đâu đó. Tức là chúng ta có mặt trên con đường đạo nào đó. Chúng ta là một Phạm Thiên, chúng ta là một vị Thánh, chúng ta là một Đức Phật thì cũng là đang có mặt trên một con đường dẫn về đâu đó. Nghe! Thí dụ như chữ (…). Chữ (…) này được Tàu dịch là Thiện Thệ. Thiện Thệ có nghĩa là cái người đã đến với Phật quả bằng con đường tốt đẹp nhất. Và khi thành Phật rồi Ngài cũng đi về một mục đích tốt đẹp nhất. Phật thì mình không có xài “cảnh giới” mà đi về một mục đích tốt đẹp nhất. (…) nghĩa là người đến đây bằng con đường đẹp nhất và từ đây ra đi cũng trên con đường đẹp nhất, gọi là Thiện Thệ.

Thì để nói chữ con đường đó chúng ta đi một vòng bao la như vậy. Thì bây giờ tôi quay trở lại bài giảng của chúng tôi về Duyên hệ. Về 24 duyên hệ. Trong đó tôi giảng về cái Đạo duyên đó, thì tôi có nói câu thế này, mà cái câu đó tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần:

“ Dầu chúng ta có là con giòi hay vị Phạm Thiên thì trong mỗi giây đồng hồ, mỗi second trôi qua đó là chúng ta đang kín đáo có mặt trên con đường dẫn về đâu đó.” Đây là câu tôi hay nói. Dầu chúng ta có biết hay không biết. Có biết Phật Pháp hay không biết Phật Pháp. Chúng ta có biết có lưu tâm đến đời sống của mình hay không. Chúng ta sống kiểu vô tri gỗ đá, sống cái kiểu côn trùng… thì kiểu sống nào đi nữa, thì trong từng giây đồng hồ trôi qua chúng ta đang kín đáo có mặt rên một con đường dẫn về đâu đó. Và, từng cái thành tố tâm lý thiện ác, buồn vui mà nó đang diễn ra trong cái đầu của mình ấy, nó chính là từng hạt cát, nó là từng cái viên gạch, nó là từng cái bao ciment để mà chúng ta kiến tạo một cái chốn về, một chốn về cho mình trong tương lai, nếu chúng ta còn là phàm phu, nghe!

Như vậy thì mỗi giây phút trôi qua chúng ta phải có mặt ở một trong hai con đường. Đó là đường thiện hay đường ác. Và chính cái thiện ác đó, bản thân nó là cái con đường để mình đi về đâu đó mà đồng thời cũng chính cái thiện ác đó đó, nó là từng hạt cát, nó là từng cái sô nước, nó là từng cái miếng ciment, nó là từng miếng đá, gạch, sỏi để mà xây dựng cái chốn về cho mình trong kiếp sau.

Thí dụ như trong từng giây phút trôi qua, chúng ta có cái kiểu sống mà nó rất thích hợp với loài chuột. Mà chuột này có nhiều loại: chuột nhắt, chuột cống lang, chuột chù, chuột nhà, chuột rừng, chuột ngoài ruộng. Chớ không phải chuột nào cũng như chuột nào. Không. Không phải đâu. Có những người cái nghiệp bất thiện của họ cộng với cái nghiệp thiện của họ đó nó trộn lại, nó dẫn họ đi về cảnh giới cũng làm chuột, nhưng mà chuột bạch được nhà giàu nó nuôi. Còn có người cũng sanh làm chuột bạch nhưng mà bị người ta mua về làm việc trong phòng thí nghiệm, sống nay chết mai. Đó là chuột bạch đó. Còn không đó là làm chuột cống lang, cống ghẻ, làm chuột chù, làm chuột nhắt, làm chuột cơm, làm đủ thứ…Thì đó là tôi nói về con chuột thôi đó. Nhe, con chuột thôi. Có nghĩa là chúng ta đang từng phút chúng ta làm cái hang cho mình trong tương lai nếu mà bây giờ mình đang sống kiểu chuột. Mình đang từng phút sống kiểu heo thì có nghĩa là cũng đang từng phút mình đang kiến tạo một cái chuồng heo cho mình trong kiếp sau.Chúng ta đang từng phút sống với tâm hồn của rắn rít, hổ báo thì cũng có nghĩa là chúng ta đang kiến tạo một cái trú xứ, một cái nơi chốn nào đó cho kiếp sau để mà mình về mình làm rắn, rít, hổ, báo, nghe! Nhớ cái đó.

Thì như vậy chữ Đạo ở đây nó có nghĩa là cái lối sống, trong trường hợp này, trong bài giảng này nè. Tôi muốn nói Đạo là cái lối sống. Đã là lối sống, đã là cái qui luật của trời đất thì chúng ta sống kiểu nào cũng là đang sống theo đạo hết. Mà có điều nó là tà đạo hay chánh đạo thôi. Nghe!

Thì mới thoạt nghe qua bà con tưởng tôi đang nhắc lại một bài cũ. Không! Bữa nay tôi đang nói về một bài học rất là mới nhưng mà dựa trên cái nền tảng cũ thôi.

Thì ở trong giáo lý Duyên Khởi của Phật giáo mình ấy, tức là giáo lý Duyên Khởi Đức Phật Ngài vẽ ra cho mình thấy cái hành trình sanh tử của mình nó diễn ra như thế nào, bằng con đường nào, bằng cách thức nào mà từ cái kiếp sống này sang kiếp sống khác. Từ cõi thấp lên cõi cao, Từ cõi cao xuống cõi thấp. Và cái kiểu sống như thế nào mà để từ phàm sang Thánh, từ sanh tử qua giải thoát. Tất cả đều được Đức Phật trình bày rất rõở trong hệ thống Duyên khởi. Trong hai cái trật tự duyên ngược và duyên xuôi.

Thì cái hệ thống duyên khởi đó bắt đầu bằng cái gì? Có nhiều cách bắt đầu lắm. Tùy vào cái căn cơ của chúng sinh, có lúc Ngài nói cái dòng luân hồi này nó bắt đầu từ cái sự hiện hữu của niềm đam mê trong 6 trần. Có lúc Ngài nói cái dòng luân hồi này nó bắt đầu từ lục căn. Có lúc Ngài nói cái dòng luân hồi này bắt đầu từ Lục súc, lục thọ, lục ái, rồi tứ thủ, hai hữu. Rồi có chỗ Ngài nói dòng luân hồi bắt đầu từ cái sanh. Nhưng mà không phải dừng lại ở chỗ đó. Sanh từ đâu có. Đó, cái sanh nó từ đâu có. Cái bắt đầu Ngài mới suy ngược lên. Mà tại sao Ngài có nhiều kiểu bắt đầu như vậy. Là vì tùy cái căn duyên của người đối diện, mà Ngài thuyết giảng 12 duyên khởi nó bắt đầu từ cái điểm nào, nghe. Nhớ cái này rất là quan trọng. Tức là cái dòng duyên khởi nó tròn như cái bánh xe vậy. Tức là nó không có cái điểm bắt đầu. Cái quả nó cũng có thể là điều kiện tạo ra cái nhân. Mà cái nhân đương nhiên đương nhiên là điều kiện để tạo ra quả. Và dòng chảy luân hồi thì nó chính là cái qui trình, cái hành trình hiện hữu của nhân và quả thôi. Bữa hổm tôi nhớ tôi có giảng cái này rồi. Qui tắc nhân quả nó gồm có bốn trường hợp: MỘt nhân tạo ra quả, rồi quả tác động nhân. Rồi nhân tác động nhân. Rồi nhân tạo ra quả. Mà nó cứ đi vòng vòng, vòng vòng như vậy.

Thì ở đây tôi nhắc lại giáo lý Duyên khởi, cái dòng chảy luân hồi được Đức Phật Ngài tùy duyên mà Ngài bắt đầu ở điểm nào. Nhưng chung qui lại vẫn là vô minh trong Bốn Đế.

Đó. Bữa nay tôi giảng về chữ ĐẠO mà bắt đầu từ vấn đề vô minh.

Thì vô minh trong Bốn Đế là gì? Vô minh trong Bốn Đế có nghĩa là do không hiểu được mọi thứ ở đời là khổ, trực hay là gián tiếp. Đắng hay là ngọt cũng đều là khổ. Cho nên chúng ta có hai thái đô sống như sau:

Một là chạy trốn cái khổ bằng cách là làm đủ thứ chuyện tầm bậy, bất thiện.

Thứ hai, chúng ta chạy trốn cái khổ bằng cách là chúng ta làm các việc lành. Rõ ràng bây giờ mình nhìn ra thế giới thấy có hai loại chúng sinh. Rõ ràng, rõ ràng đó. Chúng sanh có nhiều vô số nhưng mà cái tâm tư nỗi niềm giống nhau. Có nghĩa là tham sống sợ chết, thích sướng sợ khổ. Để giải quyết cái nỗi niềm ưu tư đó thì phàm phu chúng ta có hai hướng đi: Một là làm các việc ác, hai là làm các việc lành. Nhớ cái đó.

Thì trong giáo lý Duyên Khởi nói rằng do cái vô minh trong Bốn Đế không hiểu rằng hiện hữu ở đâu cũng là khổ hết. Trong hình thức nào cũng là khổ, trong diều kiện môi trường hoàn cảnh nào cũng là khổ. Cho nên, khi mình không hiểu mọi thứ là khổ, mọi không gian mọi hoàn cảnh là khổ cho nên chúng ta cứ thấy cái gì mà làm cho mình bực mình đó thì mình chạy trốn. Bằng cách là mình đi tìm qua cái khổ khác mà mình không biết. Đó, vô minh duyên cho hành là chỗ đó. Hành ở đây là thiện ác đó. Thiện hành và ác hành.

Thì như vậy chữ ĐẠO đây là gì? Chữ đạo dây, trong trường hợp này nè là con đường đi. Tôi giải thích chữ đạo trong trường hợp này là chỉ cho hành đó. Thì cái tà đạo, cái chánh đạo tức là cái con đường đi của người mà chạy trốn cái khổ nó có hai đường. Nói tắt đó là có hai đường: đường thiện và đường ác, tức là đường chánh và đường tà, tà đạo và chánh đạo đó.

Nhưng mà nó đâu đơn giản như vậy. Các vị còn nhớ kỳ rồi tôi có nói không? Đúng và sai nó phải dựa trên nhiều phương diện.

Thứ nhứt, đúng và sai trên bản chất. Thí dụ như bất thiện về bản chất thì nó là xấu, nó đi ngược lại cái ý muốn hạnh phúc của chúng sinh cho nên nó được gọi là bất thiện.

Nhưng mà nếu nói rốt ráo thì thiện ác nó giống nhau. Nó chỉ là những trạng thái thôi. Nhưng lý do tại sao nó được gọi là bất thiện là bởi vì ai cũng muốn sướng, ai cũng sợ khổ. Mà cái bất thiện là cái dẫn đến khổ.

Trong cái bài giảng hôm qua, trong lớp intership tôi có nói. Cái điểm khác nhau và giống nhau của thiện ác, thì cái điểm khác nhau bà con đại khái hiểu rồi. Nhưng cái điểm giống nhau của thiện ác là gì? Cái điểm giống nhau của thiện ác là cả hai đều tạo ra đời sống cảm giác cho chúng sinh hết. Cái ác nó tạo ra khổ ưu, nó tạo ra nỗi khổ niềm đau cho thân và tâm. Nỗi đau tâm lý và nỗi đau thể lý. Mình gọi nó là khổ ưu nói chung. Còn cái thiện nó tạo ra hỷ lạc. Có nghĩa là nó tạo ra niềm vui cho thân và tâm. Sự dễ chịu của thân và tâm.

Như vậy thiện ác có những điểm giống nhau là tạo ra những cảm giác phù du. Bởi vì sao?- Vì bản thân thiện ác nó cũng là những trạng thái tâm lý. Nó xuất hiện trong từng khoảnh khắc tâm lý rất là phù du, mong manh, chóng vánh và chớp nhoáng. Chính vì cái nhân nó chớp nhoáng cho nên nó cũng tạo ra cái quả chơp nhoáng. Có nghĩa là những đau khổ ahy hạnh phúc mà thiện ác đem lại nó cũng hiện hữu chớp nhoáng, trong cái hình thức là chơp tắt. Mà vì chúng sanh không hiểu cái này cho nên họ đối với cái gì bất mãn họ sợ họ ghét nó, họ tìm đủ cách để chạy trốn nó, họ chống đối, thoát ra khỏi nó. Nhưng mà cách thoát đó thì tùy căn cơ mỗi người, tùy cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và mội trường sống mà mỗi người có một kiểu thoát khác nhau. Nhớ nhe, mội người có kiểu thoát khác nhau. Mỗi người có kiểu đi khác nhau. Còn cái chuyện đúng hay sai đó tôi có nói rồi. Đúng hay sai dựa vào 3 điều kiện:

Một là đúng sai trên bản chất

Thứ hai là đúng sai trên thời điểm

Thứ ba là đúng sai trên cái cường độ. Hén. Cũng là cái thiện đó nhưng mà nó có mặt ở cái thời điểm nào đó thì nó không tốt. Cũng cái thiện đó nhưng mà nó xuất hiện với cái cường độ nào đó thì nó là không tốt. Thí dụ như ( cái này bà con biết rồi nhưng tôi nhắc lại sợ bà con quên) đối với một hành giả tu Tứ Niệm Xứ thì Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ nó phải bằng nhau hết. Không có cái nào vượt trội cái nào. Không có cái nào yếu hơn cái nào, thì trong cái điều kiện tâm lý ổn định và thăng bằng ấy, thì cái Thánh Trí nó mới có thể xuất hiện. Chúng ta mới có thể thành tựu được những nhận thức mà mình gọi là Giác Ngộ ấy. Còn nếu mà 5 cái yếu tố tâm lý đó nó bị chênh với nhau, thí dụ cái này mạnh hơn cái kia là không được. Không có cái vụ mà cái này mạnh hơn cái kia. Nó phải quân bình. Như mình thấy trong cơ thể con người mình đó các chất sinh tố thiếu là không được. Phải có. Nhưng mà dư cũng nguy. Thí dụ như chất sắt mà nó bị dư là không tốt. Có lúc tôi đi bác sĩ, bác sĩ hỏi tôi đã uống cái gì, đã ăn cái gì mà sắt tôi nó dư như vậy? Thì tôi nói có thời gian dài tôi uống chất sắt. Bác sĩ cho tôi uống vì có lúc tôi bị thiếu. Mà tôi uống over cho nên nó bị dư. Bác sĩ nói phải ngưng, không uống nữa.

Như vậy mình thấy cái Thiện pháp y chang như vậy. Thiện là tốt. Nhưng đó là trên lý thuyết, chớ trong thực tế có những thời điểm mà mọi thứ nó phải ở cái mức cần và đủ thôi. Tôi nói nhiều lần lắm. Tinh tấn là tốt. Nhưng mà trong lúc đang tu tập Tứ Niệm Xứ thì năm cái Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ nó phải quân bình, nó phải cân đối, nó phải thăng bằng với nhau thì mới được. Chứ còn mình nghe nó tốt mình cứ bơm lên cho nó hết gaz là rối lắm, nghe!

Cho nên, tôi quay lại nội dung bài giảng, đó là mỗi giây phút thiện ác trôi qua, dầu có biết hay không biết gì thì chúng ta đang kín đáo có mặt trên con đường dẫn về đâu đó. Và tùy thuộc vào khuynh hướng tâm lý, cái tiền nghiệp, cái tiền duyên, cái tiền nghiệp là cái túc duyên của mình đấy, mà chúng ta có cái kiểu nhận thức khác nhau. Tại sao chúng ta đến với Đạo Chúa mà không đến với Đạo Phật? Tại sao đến với Đạo Phật mà chúng ta đi theo Kim Cang Thừa, Mật Tông của tây Tạng? Tại sao chúng ta đi theo Thiền Tông, Tịnh Độ Tông của Phật giáo Bắc truyền? Tại sao chúng ta đi theo Nam Tông, chúng ta có cảm tình với Nam Tông Miến hơn là Nam Tông Tích Lan? Tại sao chúng ta thích Nam Tông Tích Lan mà không thích Nam Tông của Lào? Rồi tại sao theo Lào mà không theo Thái? Rồi theo Thái mà không theo Campuchia? Rồi tại sao không theo ai hết mà thích theo mấy ông Nam Tông Việt Nam? Tại sao? Tại sao nó có, nó có? Rồi tại sao Nam Tông Việt Nam mà theo ông thầy A mà không theo ông thầy B, tại sao? Rồi ông thầy A dạy cho mình bao nhiêu điều mà mình tâm đắc cái điều này mà không tâm đắc cái điều khác, tại sao?

Đó là do cái TÚC DUYÊN. Túc duyên tiền kiếp nó khiến cho mình phải chọn. Cho nên tu là gì? Tu là từng phút phát hiện và nhận thức đầy đủ, tỉnh táo rằng: Ta đang có mặt trên con đường nào? Con đường ấy dẫn về đâu? Giả định như ta đã xác định được mình đang đi trên con đường đúng, thì tiếp tục phải có một câu hỏi tiếp theo:

Có chắc là nó đúng hay không?

Thứ hai, cứ tự nhận là đang đi trên con đường đúng, mà mình là đệ tử của một ông thầy đúng, đệ tử của một truyền thống đúng, nhưng mà mình có HÀNH đúng hay không? Nó đủ mạnh không? Nó đúng phương pháp chưa? Đúng. Theo sư phụ là ngon rồi đó. Theo truyền thống hệ phái đó nhưng mà cái kiểu hành trì của mình mình hiểu có đúng chưa? Mình làm có đúng chưa? Bởi vì các vị biết rằng có những trường hợp mình làm đúng, nhưng mà cái cường độ nó không đủ. Giống như một ngày mình phải ăn cơm mới sống được. Nhưng sáng làm một muỗng cháo, trưa một muỗng cơm thì như vậy sống sao nổi? Đồng ý mình sống nhờ cơm nhờ cháo, nhưng mà phải ở cái mức nào mình mới sống được chứ. Phải không. Cho nên cái đúng sai chánh tà ở đây phải xét trên nhiều phương diện: một là về bản chất, thứ hai là về cái thời điểm, thứ ba là về cái cường độ. Đó là nói gọn đó nhe. Còn nếu nói rộng nó có tới 5 lận. Thứ nhứt là đúng sai chánh tà trên bản chất, cái này khỏi bàn nữa. Cái bản chất thiện ác đó. Thứ hai là về cái thời điểm. Thứ ba là cái cách thức. Nó đúng nó là chánh rồi đó, nhưng mà nó đúng chưa? Cái thuốc đó thuốc chữa bịnh đó nhưng mà mình uống trước hay sau bữa ăn đó là cái chuyện khác nữa, nghe! Đó là cái cách thức. Rồi cái thứ tư đó là cái cường độ. Cái thứ năm đó là cái lý tưởng. Tức là cũng làm chuyện tốt đó nhưng đó là cái lý tưởng khác. Chúng ta đã làm đúng hết, cái gì cũng đúng nhưng mà cái lý tưởng có đúng chưa?

Chính vì chỗ này nè, nên bữa nay tôi mới nói đến chữ Chánh Đạo. Định nghĩa về chữ “ Đạo”. Đạo ở đây có Chánh Đạo và Tà Đạo. Tôi nhắc lại lần nữa. Chuyện này bà con nghe rất là sốc nhưng mà không thể không nói. Sở dĩ mình kêu cái thiện nó là “chánh” bởi vì so với cái ”tà”. Nhưng mà cái thiện nó còn quẩn quanh trong 3 cõi 6 đường sanh tử trầm luân, thì cái thiện đó so với cái thiện mà cầu giải thoát thì nó vẫn thuộc là tà. Nhớ nhe, nó vẫn là tà!

Và một chuyện này nữa nói ra, hồi nãy tôi nói là làm cho quí vị sốc đó: Mình là người chán sợ sanh tử thì mình thấy con đường luân hồi nó là sai. Nó là đường tà. Nhưng với một người mà họ không có muốn Niết bàn, không có muốn chấm dứt sanh tử, muốn tiếp tục đi nữa đó, họ muốn đời đời không có biến mất khỏi cái vũ trụ này; thì đối với người đó đó thì mình phải xét lại. Bởi vì trong Kinh Đức Phật Ngài dạy rất rõ: “ Một người không có lòng cầu giải thoát nhưng nếu hành đúng lời dạy của Như Lai, người đó vẫn có thể chứng Thánh Trí”.

Đây là một cách nói mẹo thôi. Bởi vì nếu người đó vô phúc vô duyên thì làm sao họ hành đúng được? Phải không, làm sao mà hành đúng được? Đúng đây không phải theo hình thức nữa mà đúng theo những gì diễn ra trong đầu của họ đó. Cho nên trong Trung Bộ Kinh Ngài nói:” Nếu mà dầu cho người đó không có ý giải thoát, mà nếu họ hành đúng thì họ vẫn có thể giải thoát”.

Nhưng mà cái điều tôi vừa nói có thể gây sốc cho quí vị là gì? Có nghĩa là cái “ chánh” ở đây, cái “chánh đạo”, “ tà đạo” là do mình lấy cái lý tưởng tu hành, lý tưởng sống, lý tưởng đạo, lý tưởng đời giải thoát. Lúc bấy giờ cái thiện nó là chánh, con đường giải thoát nó là chánh. Nhưng nếu quí vị một mực mà vẫn muốn sinh tử thì cái chánh nó bây giờ phải là con đường phiền não, nghe!

Cũng giống như thế này. Không ai muốn đi vô tù hết. Nhưng nếu hôm nay có công việc mà mình phải đi ngang cái nhà tù. Hoặc một là mình đi đón người mới ra tù. Hai là bữa nay có công chuyện mình phải đi ngang cái quãng đường trước nhà tù, thì tất cả các con đường đều sai hết. Chỉ có con đường dẫn mình đi ngang nhà tù mới là đường đúng. Tại sao? Là bởi vì có công việc mình phải về đó. Nghe kịp chưa? Chứ còn mà mình nghe nói là con đường dẫn về chỗ vui chơi, con đường dẫn về thắng cảnh, con đường dẫn về chỗ mua sắm…ai cũng thích. Nhưng con đường dẫn vô tù không ai thích. Nhưng mà có một trường hợp là con đường dẫn vào nhà tù là con đường đúng vì sao? Là vì hôm đó chúng ta phải đi đến trước cái cổng nhà tù để đón người, hoặc là chúng ta có công việc gì đó mà ở ngay phía trước nhà tù. Chẳng hạn như cái nhà ở số 1 hòa Hưng đó ( tôi nhớ không lầm), Chí Hòa đó, thì có biết bao nhiêu chuyện chúng ta ghé đó, chúng ta có người quen. Tôi đã từng lui tới khu vực đó rất là nhiều lần vì Phật tử họ mời về nhà lúc tôi còn ở trong nước đó. Chỉ có tôi chưa bao giờ đạt chân vô số 1 Hòa Hưng thôi.

Như vậy cái đúng sai đây như tôi vừa phân tích thì tùy cái lý tưởng của mình. Tùy cái lý tưởng của mình. Mình muốn đi về đâu thì cái con đường nào dẫn về đúng chỗ mình muốn đó được gọi là con đường”chánh”. Tôi nhắc lại: Mình muốn đi về đâu thì cái con đường nào dẫn về đúng cái chỗ mình muốn đó thì cái đó là CHÁNH ĐẠO.

Tuy nhiên, nghe vậy cũng phải nghe thêm phần sau nữa. Thì dụ như bây giờ một người mà họ muốn tiếp tục kiếp sau sanh ra họ giàu họ đẹp có chồng có con giàu có, làm mệnh phụ phu nhân, hoa hậu , thì sao. Cho nên bây giờ họ làm đủ thứ chuyện hết để kiếp sau sanh ra họ được cái đó. Thì họ làm đúng con đường để đạt được ước nguyện đó thì đó là” chánh “ đó chứ. Tuy nhiên cái chánh này hồi nãy tôi có nói cái chánh là cái đúng , nó có nhiều trường hợp. Một là cái chánh trên bản chất Thứ hai là chánh trên tác dụng. Thì về bản chất cái cô này cổ muốn kiếp sau cổ sanh ra đời đời cổ làm một mỹ nhân, một giai nhân, một hoa hậu để hưởng phúc. Thì những gì cổ làm đó nó đúng. Nó đáp ứng đúng cái ước mơ của cổ. Bây giờ cổ đi phục vụ, tu tâm từ, cổ bố thí… để kiếp sau sanh ra là người đẹp, người giàu, người thông minh.

Tuy nhiên nếu mà cổ biết thêm cái này nữa chắc cổ không dám. Nếu cổ biết thêm một chuyện nữa cổ sẽ không dám chọn con đường đó để đi. Và cổ cũng không gọi con đường đó là con đường đúng nữa. Đó là làm phước cho cố để trở thành một giai nhân, một mỹ nhân, một hoa hậu, một mệnh phụ phu nhân, đúng, một đệ nhất phu nhân, đúng. Nhưng mà thứ nhứt, cổ quên một chuyện đó là hễ còn luân hồi, hễ còn là phàm phu thì chúng ta có vô số cái ác nghiệp mà nó là nợ cũ chúng ta phải trả. Cho nên bây giờ mà mình có muốn làm gì đi nữa mà hễ mình còn có mặt trên đời này là luôn luôn mình có một núi nợ cũ. Tôi nói một NÚI, nghĩa đen đó, nghe! Một núi cái nghiệp cũ để mình trả. Cho nên tôi không biết cái kiếp nào cổ được hưởng phúc làm người đẹp mà hưởng phúc, cái đó tôi không biết. Nhưng mà tôi chỉ biết là cái khả năng mà cổ phải bị khổ, làm heo, làm chó, làm giòi, làm ruồi đó thì nó lớn cực kỳ. Phải không? Nếu mà cổ biết cái đó cổ khiếp lắm! Thứ hai cứ mỗi một kiếpmình sanh ra mình hưởng phúc đó thì cái cơ hội bị đọa vì cái chuyện hưởng thụ đó nó lớn vô cùng. Trong một tỷ chúng sanh chỉ có một người là vừa hưởng phúc mà vừa làm thiện để rồi chết rồi đó tiếp tục đi hưởng phúc chỗ khác. Trong một tỷ đó chỉ có một thôi.

Tôi biết tôi nói vậy nhiều người không tin, nói tại sao sư đưa một tỷ nó nhiều quá! Thì cứ nhớ bài Kinh Con rùa mù thì biết, phải hông. Trong một tỷ chúng sanh trên đời này thí dụ như con chó, nó được ăn ngon là lúc đó nó đang hưởng phúc đó chớ. Rồi con mèo nó được chủ cưng, người vợ được chồng thương, đứa con được cha mẹ thương, một ông bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, kỹ sư thành đạt trên đường sự nghiệp. Một ca sĩ, một người mẫu, một diễn viên, một họa sĩ, một nhạc sĩ thành công. Đó cũng là đang trong giai đoạn hưởng phúc đó. Nhưng mà các vị tưởng tượng có bao nhiêu người trong cuộc đời này mà đang hưởng phúc với tiền bạc, nhan sắc, sức khỏe, quyền lực, tiếng tăm, uy tín, chức vụ của mình mà họ lại có nghĩ đến chuyện làm phước để mà tiếp tục đi nữa? Ngay cả trong cái room này, những người mà cho mình là Phật tử đó, thì các vị tự xét lại xem công phu của các vị đó, công phu tu tập thiện pháp mỗi ngày đó so với thời gian mình sống bất thiện thì nó có nhiều lắm không? Cái thiện mỗi ngày mà làm cái tỉ lệ so với cái ác đó – cái ác đây nhiều người họ hiểu ngộ lắm. Họ hiểu chữ ác là phải đâm cha chém chú, đốt nhà cướp của giết người mới gọi là ác. Không phải! Ác đây có nghĩa là thân làm ác cũng là ác. Miệng nói ác cũng là ác. Ý nghĩ chuyện tham sân si cũng là ác. Chớ đừng hiểu cái ác theo kiểu nghèo nàn, ác nghĩa là đâm cha chém chú, đốt nhà cướp của giết người, cái đó mới gọi là ác, hiểu vậy thì kỳ quá.

Giống như bịnh có nhiều kiểu bịnh lắm quí vị. Có những chứng bịnh mà cái bụng mình nó phình lên. Rồi có những cái bịnh mà nó làm cho mửa ra máu. Có những cái bịnh mà mình phải rên xiết. Có những cái bịnh nó có mà mình không biết. Tới hồi mình biết thì mình “đứt bóng”. Thí dụ như bịnh tim, bịnh cao máu, bịnh ung thư. Có nhiều người bị ung thư mà không đau gì hết. Nhưng mà khi biết được thì nó chết. Thì ở đây cũng vậy. Cái ác nó y chang như vậy. Có những cái ác người ta nhìn vô người ta thấy. Nhưng có những cái ác ngầm. Tới hồi mà nó mình có dịp mình hành động bằng chính cái ác đó mình mới biết. Ờ thì ra người mình nó dã man như vậy, người mình nó đê tiện như vậy, thấp kém như vậy, nghe! Cho nên chữ ác phải hiểu như vậy.

0:31:09

30:57

Thì ở đây tui nói về cái chữ Đạo ở trong Đạo Phật mình á. Thì dầu chúng ta sống theo Chánh Đạo hay là Tà Đạo thì cũng có nghĩa là chúng ta đang có mặt trên một con đường hướng về đâu đó. Với cái hạng người thứ nhất á. Trốn khổ tìm vui mà toàn là làm chuyện tầm bậy không à. Phải không? Thì cái đó gọi là tà đạo đúng rồi. Nhưng mà cái hạng thứ hai. Trốn khổ tìm vui bằng cách là làm các công đức phước báu để cầu cái quả nhân thiên. Cái hạng này thì coi như là nó so với cái hạng thì đúng là chánh đạo rồi đó. Chánh nha. Cái này chánh nha. Nhưng mà như tui mới vừa nói. Cái thiện và cái ác nó giống nhau ở một chỗ là nó đều mong manh phù du, có mặt trong từng sát na tâm.Và cái quả báu mà nó đem lại cũng là phù du mong manh và chớp nhoáng. Phải không. Đó. Chỗ đó đó.

Cho nên nếu mà mình trốn khổ tìm vui bằng cách là ác nào cũng làm. Cái đó bậy là đúng rồi. Nhưng mà nếu mình không hiểu được mọi thứ nó là vô ngã vô thường mà cứ cắm đầu làm việc thiện để cầu quả nhân thiên.Cái này nghe cho kỹ nha.Cắm đầu làm thiện mà để cầu quả nhân thiên thì cái này nó so với cái một thì nó tốt. Nó tốt về một phương diện nào đó thì nó tốt.Nói trong phương diện thiện ác thì nó tốt. Nhưng mà nói trong phương diện sanh tử thì nó giống nhau y chang. Giống nhau y chang. Có nghĩa là một đứa đi trong rừng mà coi như là không biết lựa đường đi. Toàn là gai góc, hầm hố, thú dữ không. Còn một đứa đi trong rừng biết đi đường bằng phẳng, an toàn sạch đẹp. Nhưng mà cả hai đứa nó đều giống nhau một điều. Đó là cả hai đứa đều bị lạc trong rừng hết á.Bị lạc trong rừng hết. Một cái đứa thứ ba nó thông minh á. Thì đương nhiên nó cũng nhìn hai cái bài học trước. Nó cũng tránh vô con đường hầm hố gai góc và nó cũng lựa con đường dễ đi nhưng nó không lấy cái dễ đi đó làm cứu cánh. Mà nó hướng tới cái thứ ba mới quan trọng. Đó là làm sao để ra khỏi khu rừng này để về được tới khu dân cư, về được với gia đình, về được với những đứa con, về được tới vòng tay của những người thân, của những người thương. Nhớ nha. Cái hạng thứ ba này mới quan trọng.Còn hai hạng trước thì cái hạng đầu tiên nó ngu xuẩn thì mình khỏi nói rồi. Đi trong rừng, lạc trong rừng mà lại đi toàn những con đường khó đi mà còn nguy hiểm nữa.Hạng thứ hai cũng bị lạc trong rừng nhưng mà khôn ngoan biết lựa những con đường dễ đi, đi mà còn ngắm cảnh nữa. Đã lắm. Đi mà lựa những con đường coi như dễ đi rồi cảnh đẹp, có nấm, có trái để ăn, có hoa để hái, có chim hót để nghe, đã lắm. Phải không. Nhưng mà cái quan trọng nhất là ảnh không biết ảnh đang bị lạc. Ảnh cứ đi mà trời tối cọp nó nhào ra thì tính sau. Phải không. Còn cái hạng thứ ba là hạng khác. Biết rút kinh nghiệm từ hạng một, biết rút kinh nghiệm từ cái hạng thứ hai. Cái nhóm hai đó. Để rồi tránh cái đường khó đi, tránh con đường nguy hiểm, lựa cái con đường nào dễ đi, có đồ ăn,đẹp để mà đi. Tuy nhiên lấy cái con đường đó làm phương tiện để ra khỏi rừng, chứ không phải là lấy cái … gọi là chìm sâu, cắm đầu gục mặt ở trên cái con đường đó để rồi đêm xuống là chết ở trong khu rừng đó, ngay trên chính con đường đó. Nhớ nha.

Thì hôm qua, trong cái lớp giảng intensive về A Tỳ Đàm hay là trong những lớp khác, tôi đã nói tới nói lui rất là nhiều lần thì cái cấu tạo đời sống tâm lý chúng sinh chỉ gói gọn trong hai công thức thôi. Đó là 1+13+14 và 1+13+25. Nó chỉ vậy thôi. Một nghĩa là cái tâm thức của….đang giảng cho đại chúng, tôi không muốn nói nhiều về nội dung chuyên sâu của A Tỳ Đàm, quý vị nghe quý vị điên luôn á. Mà tui chỉ nói nhắc lại cái nội dung đó.

Có nghĩa là cũng cái nội dung thiện ác đó nhưng mà cái quan trọng nhất chính là chúng ta có thấy ra được cái thiện ác nó dẫn về đâu. Cái chung cục của nó là nó đưa về đâu. Cái đó mới là cái chánh tà nằm ở ngay chỗ đó đó. Cái chánh tà nằm ở ngay chỗ đó đó. Hôm qua tui có nói người sống nhiều với cái thiện á thì họ có điều kiện họ hiểu được cái ác là gì để họ tránh và họ hiểu được cái thiện là gì để họ theo. Và cũng cái người sống nhiều với cái thiện thì họ có điều kiện họ thấy được cái ác để mà mình tránh, thấy được cái thiện để mà mình theo và họ cũng thấy được cái thứ ba là cả thiện ác đều không nên tiếp tục tồn tại nữa. Mà mình phải chấm dứt sanh tử, thiện ác, buồn vui. Còn khi mà mình sống trong cái ác á thì cái đầu tiên mình không có cơ hội…khi mà mình sống trong cái ác, mình không có cơ hội hiểu về cái ác, không có cơ hội để hiểu về cái thiện thì làm sao mà có sự lựa chọn cân nhắc đúng mức. Và đã khi mà sống trong cái ác á. Mình không có biết ác là gì thiện là gì. Mình càng không biết cái con đường để giải thoát khỏi cái thiện ác sanh tử. Phải không. Cái đó là cái quan trọng lắm.Thì trong cái tinh thần chánh đạo và tà đạo mà tui giảng trong bài giảng hôm nay thì tui muốn cho bà con thấy một chuyện. Đó là bà con coi coi mình đang đúng, đang chánh đạo, đang đi đường đúng, đang đi trên đường chánh đạo, mà chánh ở mức độ nào. Chánh ở nhóm hai, nhóm ba hay là…nhóm một thì nó chỉ có tà, nó ác mình không có nói nha. Nhưng mà nhóm hai, nhóm ba biết sống trong điều thiện, biết né điều ác. Đó là thiện nhưng mà còn đam mê trong nhân lành quả lành thì chưa có khá.

Đam mê nó có hai cách. Đam mê rẻ tiền và đam mê đắt tiền. Đam mê rẻ tiền á. Là làm thiện là bởi vì xã hội người ta tán thán,khích lệ. Phải hông. Mọi người tán thán, khích lệ. Gia đình tán thán,khích lệ và bản thân mình. Mỗi lần mình làm thiện mình cũng thấy vui và mình nghĩ đến cái quả lành của nó mình cũng vui. Đó là cái thiện một. Đó cũng là cái thiện. Cái thiện thứ hai là mình hành thiện để mà mai mốt không còn thiện ác nữa. Cái này mới quan trọng bởi vì hễ mà còn quan tâm đến cái nhân lành quả lành á. Quan tâm đến nhân lành để mà mai mốt có được quả lành á thì mình còn tiếp tục sinh tử. Cho nên cái hạng thứ ba nó cao hơn. Vẫn tiếp tục hành thiện nhưng mà để cầu giải thoát, không còn tiếp tục thiện ác nữa. Bởi vậy hồi nãy tui có nói rồi. Phải mượn cái thiện để mà ra khỏi thiện ác. Còn với cái hạng thứ hai thì lấy cái thiện làm cứu cánh, làm mục đích nhưng vậy là không có được. Phải là hạng thứ ba mới được. Sống trong thiện nhưng mà để hiểu rằng thiện là cái gì đó cần phải chấm dứt nói chi là cái ác. Có nghĩa là hướng đến quả vị Niết Bàn đó.

Thì tui biết tui nói cái đề tài này nó hơi nhức đầu mà không thể không nói. Cứ giấu hoài thì….Biết đâu trong cái đại chúng đang nghe cũng có người họ hiểu được. Tui nói cho một trăm người nhưng mà trong đó chỉ cần có được ba người, năm người hiểu được thì tôi nghĩ là đã mãn nguyện. Đã có thể nhắm mắt ra đi được rồi. Nha. Trong đời mình chỉ giúp được một số người hiểu được tinh hoa Phật Pháp là mình đã vui rồi. Nha.(38:45)

0:31:09

Thì ở đây tôi nói về cái chữ Đạo trong Đạo Phật mình á. Dầu chúng ta sống theo chánh đạo hay tà đạo thì cũng có nghĩa là chúng ta đang có mặt trên một con đường dẫn về đâu đó. Với hạng người thứ nhứt trốn khổ tìm vui mà làm toàn chuyện tầm bậy không hà, thì cái đó gọi là tà đạo đúng rồi.

Nhưng mà cái hạng thứ hai, trốn khổ tìm vui bằng cách là làm các công đức, phước báo để mà cầu quả nhân thiên; Cái hạng này so với cái hạng 1thì nó đúng rồi đó, nó chánh đạo đó. Chánh nghe, cái này chánh nghe. Nhưng mà hồi nãy tôi mới vừa nói đó, cái thiện với ác nó giống nhau một chỗ là nó đều là mong manh phù du, có mặt trong từng sát na tâm chớp nhoáng. Và cái quả báo mà nó đem lại cũng là phù du, mong manh và chớp nhoáng. Phải không? Cho nên là chỗ đó đó. Nếu mà mình trốn khổ tìm vui bằng cách là ác nào cũng làm thì cái đó là bậy đúng rồi. Nhưng mà nếu mình không hiểu mọi thứ nó là vô ngã vô thường, mà cứ cắm đầu làm việc thiện để cầu quả nhân thiên. ( cái này nghe cho kỹ nghe) : cắm đầu làm thiện mà để cầu quả nhân thiên. Thì cái này so với cái 1 nó tốt. Về một phương diện nào đó thì nó tốt, có nghĩa là phương diện thiện ác thì nó tốt; nhưng mà nói trên phương diện SANH TỬ thì nó giống nhau y chang.

Giống nhau y chang. Có nghĩa là một đứa đi trong rừng mà coi như không biết lựa đường đi. Toàn là gai góc, hầm hố, thú dữ. Còn một đứa đi trong rừng mà biết đi cái đường bằng phẳng, an toàn, sạch đẹp. Nhưng mà cả hai đứa đều giống nhau một điều là cả hai đứa đều bị lạc trong rừng hết. Bị lạc trong rừng hết. Một đứa thứ ba nó thông minh đó, thì đương nhiên nó cũng nhìn hai cái bài học trước. Nó cũng tránh con đường hầm hố gai góc, và nó cũng lựa con đường dễ đi. Nhưng nó không lấy cái dễ đi đó làm cứu cánh. Mà nó hướng tới cái thứ ba mới quan trọng. Đó là làm sao mà ra khỏi khu rừng này để về được với khu dân cư, về được với gia đình, về được với vòng tay của quyến thuộc, của người thân, của người thương. Nhớ nhe!

Cái hạng thứ ba này mới quan trọng. Còn hai hạng trước đó, cái hạng đầu tiên nó ngu xuẩn mình không phải nói rồi. Đi trong rừng, lạc trong rừng. Mà đi toàn những con đường khó đi mà còn nguy hiểm nữa. Hạng thứ hai cũng bị lạc trong rừng, nhưng mà khôn ngoan biết lựa những đường dễ đi. Đi còn ngắm cảnh nó đã lắm. Đi lựa những đường dễ đi, cảnh đẹp, rồi có nấm có trái để ăn, có hoa để hái, có chim hót để nghe, nó đã lắm! Nhưng mà cái quan trọng nhứt là ảnh không có biết ảnh đang bị lạc! Ảnh cứ đi mà trời tối khi nào cọp nó nhào ra thì tính sau. Phải không?

Rồi cái hạng thứ ba này là hạng khác. Biết rút kinh nghiệm từ hạng 1. Biết rút kinh nghiệm từ cái hạng 2, cái nhóm 2 đó, để rồi tránh con đường khó đi, tránh con đường nguy hiểm. Lựa con đường nào dễ đi, có đồ ăn, đẹp để mà đi. Tuy nhiên lấy cái con đường đó làm phương tiện để ra khỏi rừng. Chứ không phải chìm sâu, cắm đầu, gục mặt trong cái con đường đó để rồi đêm xuống, chết trong cái khu rừng đó ngay trên chính cái con đường đó. Nhớ nhe.

Hôm qua trong cái lớp intership giảng về A Tỳ Đàm, hay là trong những lớp khác tôi đã nói tới nói lui rất là nhiều lần.Cái cấu tạo của đời sống tâm lý chúng sinh đó chỉ nói gọn trong 2 công thức thôi. Đó là 1+13+14 và 1+13+25. Nó chỉ vậy thôi.

1 đây là cái tâm thức mình đó. Đang giảng cho đại chúng tôi không muốn nói nhiều về cái nội dung chuyên sâu của A Tỳ Đàm. Quí vị nghe quí vị điên luôn. Tôi chỉ nhắc lại cái nội dung đó.

Có nghĩa là cũng cái nội dung thiện ác đó, nhưng cái quan trọng nhứt là chúng ta có thấy ra được là cái thiện ác này nó dẫn về đâu? Cái chung cuộc của nó là nó đưa về đâu? Cái chánh tà nó nằm ngay chỗ đó đó.

Hôm qua tôi có nói: Người sống nhiều với cái thiện thì họ có điều kiện để họ hiểu được cái ác là gì để họ tránh. Và hiểu được cái thiện là gì để họ theo. Và cũng cái người mà sống nhiều với cái thiện thì họ mới có điều kiện họ thấy được cái ác để mình tránh; thấy được cái thiện để mình theo. Và họ thấy luôn được cái thứ ba là cả thiện ác đều không nên tiếp tục tồn tại nữa. Mà mình phải chấm dứt sanh tử, thiện ác, buồn vui.

Còn khi mà mình sống trong cái ác đó thì cái đầu tiên là mình không có cơ hội để hiểu về cái ác. Không có cơ hội để hiểu về cái thiện thì làm sao mà có cái sự chọn lựa cân nhắc đúng mức. Và khi mà đã sống trong cái ác, mình không có biết ác là gì, thiện là gì, và mình càng không biết con đường để giải thoát khỏi cái thiện ác, sanh tử. Phải không? Cái đó quan trọng lắm!

Trong tinh thần chánh đạo hay tà đạo tôi giảng trong bài giảng hôm nay, tôi muốn cho bà con thấy một chuyện. Đó là bà con coi coi mình đang đúng, đang chánh, đang chánh đạo, đi đường đúng, đang đi trên đường chánh mà chánh ở mức độ nào? Chánh ở nhóm 2 hay là nhóm 3. Nhóm 1 nó tà nó ác mình không có nói, nhe! Nhưng mà nhóm 2 nhóm 3 đó. Nhóm mà biết sống trong điều thiện, biết né điều ác đó là thiện. Nhưng mà còn đam mê trong nhân lành quả lành thì chưa có khá.

Đam mê có hai cách: đam mê rẻ tiền và đam mê đắt tiền. Đam mê rẻ tiền là làm thiện bởi vì xã hội người ta tán thán khích lệ. Mọi người tán thán khích lệ , gia đình mình tán thán khích lệ. Bản thân mình mỗi lần làm thiện mình cũng thấy vui. Và mình nghĩ đến quả lành của nó mình cũng vui. Đó là cái thiện một cũng là cái thiện.

Cái thiện thứ hai là mình hành thiện để mà mai mốt không còn thiện ác nữa. Cái này mới quan trọng. Nhe. Bởi vì hễ còn quan tâm đến cái nhân lành để mà mai mốt có được quả lành đó thì mình còn tiếp tục sinh tử.

Nhưng cái hạng thứ ba nó cao hơn. Vẫn tiếp tục hành thiện nhưng mà để cầu giải thoát không có tiếp tục thiện ác nữa. Bởi vì hồi nãy tôi có nói rồi, phải mượn cái thiện để mà ra khỏi thiện ác. Còn cái hạng thứ hai lấy cái thiện làm cứu cánh, làm mục đích, như vậy là không có được. Phải là hạng thứ ba mới được vẫn sống trong thiện để hiểu rằng thiện là cái gì đó cần phải chấm dứt, nói chi là cái ác. Tức là hướng đến quả vị NIẾT BÀN đó.

Tôi biết tôi nói đề tài này nó hơi nhức đầu. Nhưng mà không thể không nói. Cứ giấu hoài thì… biết đâu trong cái đại chúng đang nghe có người họ hiểu được. Tôi nói cho một trăm người mà trong đó chỉ cần có được 3 người 5 người hiểu được thì tôi nghĩ là đã mãn nguyện. Đã có thể nhắm mắt ra đi được rồi, nhe. Trong đời của mình mình giúp được một số người họ hiểu được cái tinh hoa của Phật Pháp là mình đã vui rồi, nghe!

Tôi nhắc lại. Sở dĩ mình phải bàn sâu về chữ ĐẠO là để mình coi coi mình đang đi đường đúng hay đường sai. Đang đi đường chánh hay đường tà, và chánh ở cái mức độ nào? Cái chánh của người quẩn quanh hay cái chánh của người đi tìm đường giải thoát?

Hồi nãy tôi có nói mình có hai kiểu đam mê cái chánh đó. Cái đam mê thứ nhứt là mình thấy mình sống trong cái thiện mình được vui. Cái thứ hai là mình sống trong cái thiện để mai mốt mình sẽ được sướng. Vui đời này và sướng đời sau. Thì đó gọi là sống thiện ở cấp thấp.

Còn sống thiện ở cấp cao là mình không có đam mê trong cái nhân lành và quả lành. Mà mình chỉ mượn nó để làm cái cầu phao để mà qua sông thôi, nghe! Đam mê trong cái thiện là gì? Thích làm thiện vì lúc làm nó vui. Làm thiện được người ta khen. Làm thiện để mình “có mặt có mũi”. Trường hợp này có rất là nhiều. Và tôi nói không biết là bao nhiêu lần, đối với tôi một trăm người đi chùa chỉ có đúng một người thôi, only one, chỉ đúng một người là thực sự là Phật tử thôi. Đối với tôi. Có nghĩa là họ thực sự họ không muốn tái sanh nữa, dầu làm vua hay làm ăn mày, làm Phạm Thiên hay làm con giòi. Họ không muốn nữa. Trong một trăm người tôi nghĩ có lẽ được một người. Hoặc là phải hai trăm mới được một người, ba trăm mới được một người, nhe! Mà nếu không thấy được cái sự hiện hữu tái sanh nó là khổ, dầu ở cảnh giới nào, nếu mà mình không thấy được đó thì làm thiện được đã là giỏi rồi. Không phải tôi nói đây để “hù” bà con mà nó là cái sự thật.

Có người hỏi tại sao mà thời nay con người văn minh khoa học mà chư Phật không có ra đời lúc này, mà lại ra đời cách đây 25 thế kỷ về trước. Tại sao vậy? Đầu óc con người bây giờ nó khôn lắm, thông minh lắm, trí tuệ lắm. Họ tiếp thu Phật Pháp nhiều hơn, bây giờ mà Đức Phật ra đời thì độ biết là bao nhiêu người, đúng hôn? Thì tôi nhớ tôi đã trả lời thế này. Cái dòng chảy văn minh của nhân loại nó thăng trầm theo từng chu kỳ. Có lúc nó đặc biệt phát triển xuất sắc về cái văn minh tâm linh. Có lúc nó phát triển xuất sắc về văn minh vật chất. Đời này thì nhờ phương tiện máy móc mình thấy có google, có facebook tùm lum mình tưởng là ngon. Nhưng thật ra người đời nay nếu mà so với thời kỳ Đức Phật thì tìm một bậc hiền nhân không phải dễ. Các vị nhớ nhe, không phải dễ. Các vị nhớ cái đó.

Bên Tàu có một câu thế này:” Phú chưa chắc là quí. Mà quí chưa chắc là phú; Cao nhân chưa chắc là đại nhân mà đại nhân chưa chắc là cao nhân”. Nhớ cái đó. Đại nhân họ định nghĩa là người có danh có lợi, có tiếng tăm quyền lực là đại nhân. Nhưng cao nhân là người có nhận thức tinh tường và minh triết về đời sống.

Thì thời này mình đúng là có thông minh thiệt. Nhưng mà mình gian mình lém mình ranh. Cái thông minh của thời này. Chứ còn cái thông minh gọi là minh triết đó phải nói là cực hiếm. Bằng chứng là khi buồn chán, bị sốc vì…sóng thần, cái kỳ đó, sóng thần là một, khủng bố 9/11 bên Mỹ là hai, bây giờ cộng với Corona nữa là ba. Cứ mỗi lần có một đại họa nó ập xuống thì ai cũng hướng về tâm linh. Hướng đây có nghĩa là gì? Cái hướng đây không phải là kiểu hướng về của mấy người thời Đức Phật. Mà kiểu hướng bây giờ là lúc đó chạy đôn chạy đáo đi vô chùa miễu làm phước cầu nguyện khấn vái tùm lum hết. Đó là cái chuyện tầm bậy. Bởi vì để giải quyết vấn đề không phải là mình chạy đi tìm giải pháp thông qua cái niềm tin mà nó trẻ con, mà nó thơ ngây, nó nông cạn thiển cận như vậy, nghe!

Cái thứ hai nữa là khi chuyện đó qua đi, nó nguội, nó nhạt nhòa rồi đó bèn quay trở lại con người cốt đột của mình. Nhe, người đời nay nó như vậy. Một là bình thường quên. Tới lúc mà hữu sự đó, cuống cuồng thì cách chạy về tôn giáo, về đời sống tâm linh, cái cách chạy về đó có vấn đề. Mà đã vậy, khi chuyện nó qua rồi, nó phai nhạt rồi là quay trở lại con người cũ của mình. Thời Đức Phật thì không.

Cái chuyện mà thời Phật một người cư sĩ, tôi nói cư sĩ chứ ông sư thì khỏi nói. Thời Phật á, một người cư sĩ mà dám vì hành đạo mà chết, vì Tam Bảo mà chết, cái chuyện đó nó đơn giản lắm, mặc dù Đức Phật không muốn ai chết hết trơn. Nhưng mà tôi đang nói theo trong Kinh. Cái chuyện thời đó một vị Tỳ kheo mà bỏ hết mọi thứ trên đời : tình cảm, quan hệ gia đình , Phật tử để mà đi lên rừng sâu núi thẳm, ma thiêng nước độc, lam sơn chướng khí tu hành vào thời Đức Phật nhiều lắm. Mà mình thời nay thì không. Có thể buổi đầu lúc mới xuất gia mình có lý tưởng ghê gớm lắm. Nhưng một thời gian sau mình sẽ lọt vào trong ba trường hợp sau đây:

Một là nếu mình là người có khả năng ăn học, học một thời gian là có kiến thức này nọ mình thỏa mãn, thì trở thành con mọt sách. Mình trở thành con mọt sách. Tối ngày cứ nghiên cứu tra tra lật lật. Cả đời phóng dật và thất niệm. Mà trong mắt mọi người thì mình là một vị tăng uyên thâm, một tủ sách biết đi. Nhưng thực ra hơn ai hết, chính mình trong một lúc bình tâm nhứt mình lại thấy mình như con mọt sách thôi. Bởi vì lời Phật giống như cái hủ muối vậy đó. Anh phải bỏ vô miệng anh mới biết muối nó ra sao. Chứ còn mà anh cứ ngồi anh hình dung liên tưởng, tưởng tưởng suy diễn thì tới 1000 năm anh cũng không biết muối cái vị nó ra làm sao hết. Nhớ nhe.Cho nên cái thứ nhứt là chìm sâu trong Pháp học.

Thứ hai là chìm sâu trong một chút thành tựu bé bỏng của Pháp hành. Có nghĩa là cứ kiếm chỗ nào đó ngồi thấy nó yên đó, nó nhẹ nhàng, nó mát mẻ là thấy rồi xong rồi đó. Cả đời cứ chìm trong đó. Tưởng đó là số 1 rồi. Nhìn mấy đứa mà học thì khinh nó. Nhìn mấy đứa danh lợi mình khinh nó đã đành, mà khinh luôn mấy đứa mọt sách luôn. Mình nghĩ tu là phải như mình nè. Nhưng mà mình quên một chuyện. Cái tấm thân sinh lý này mình không thể nào mà mình đọc hai ba trang sách mà mình có thể thành bác sĩ được hết. Mình có thể mổ xẻ, có thể bào chế thuốc men, có thể chữa trị này nọ. Không thể được. Để giải quyết bao nhiêu cái bịnh của cơ thể này không thể ngày một bữa đọc một hai cuốn sách rồi nhảy ra làm thầy chữa bịnh, cái đó không được. Nhớ nhe! Nói chi là đời sống tâm linh. Chỉ có đọc một hai bài kinh, rồi đi qua Miến Điện một hai khóa, rồi gặp một hai thiền sư. Rồi về cái hít vô thở ra thấy cái lòng nó yên, nó an lạc rồi tưởng vậy là xong. Nhưng mà mình thử tưởng tượng nếu mà tới đó nó xong thì cái tủ Đại Tạng trong đó nó chứa cái gì? Tại sao không chịu hiểu cái đó? OK. Anh không có nghiêng nặng về cái chuyện học tập giáo lý tôi không có trách. Nhưng mà tôi chỉ trách anh một chỗ là anh dốt giáo lý mà anh lại chà đạp, anh coi thường những người mà chuyên tâm giáo lý. Đó là một cái sai, nghe!

Cái thứ ba là chìm sâu trong danh lợi. Đi tu một thời gian rồi sẽ có một ngày, nhẹ đó là mình làm lơ đi những cái một thời mình nặng lòng chuyên tâm thao thức, trăn trở. Nhẹ đó. Còn nặng là sẽ có một ngày mình hoang mang mình nghi hoặc cái con đường mình đang đi. Nhưng mà vì những cái mình có được từ cái áo tu nó lớn quá. Cho nên mình tiếp tục làm thầy chùa nhưng mà mình vẫn hoang mang nghi hoặc cái màu áo mà mình đang mặc. Mình hoang mang nghi hoặc trên chính những gì mà mình viết lách hướng dẫn người khác. Đây lại là một bi kịch. Nhớ nhe. Một cái bi kịch.

Cho nên hồi nãy tôi nói đó. Đừng có tưởng cái chánh đạo nó dễ. Không phải khoác lên người màu áo là OK đâu. Rồi cư sĩ cũng vậy. Cư sĩ nếu một người mà không đủ túc duyên, không biết chán sợ cái sự có mặt trên đời này, thì một là họ làm cái người, cái tên tội phạm ở ngoài đời. Khá hơn một chút là làm cái người từ thiện, một chủ nhân có lòng hào sảng. Khá hơn một chút nữa là làm người Phật tử thích bố thí, thích phụng sự cho Phật Pháp. Nhưng mà trên hết vẫn là đừng để mình bị vướng kẹt trong bất cứ một cái gì mà nó nằm ngoài lý tưởng giải thoát. Bởi vì sao? Vì trong một cái căn nhà đang cháy chỉ cần anh bị vướng kẹt trong bất cứ cái gì thuộc về ngôi nhà đó là khả năng anh bị chết thảm rất lớn.

Tôi nói lại lần nữa. trong một ngôi nhà đang cháy, mà chỉ cần anh có cái lòng vướng mắc, mắc mứu trong một cái thứ gì đó trong ngôi nhà đang cháy thì khả năng anh chết thảm rất lớn. Giờ đó mà anh còn bịn rịn nắm níu cái tủ cái bàn, hộp nữ trang, rồi cái đồng hồ, cái nồi, cái chảo… là anh chết! Cho nên mình thấy trong những tai nạn hàng không đó. Cái chuyện đầu tiên người ta khuyên mình là bỏ hành lý lại hết để mà đi theo cái emergency exit tìm ra cái lối thoát hiểm. Lúc đó là hành lý bỏ lại hết.

Cách đây mấy năm trong cái lần hạ cánh không thành công ở Iran. Cách đây hình như khoảng hai năm. Không thành công có nghĩa là nó tiếp đất bằng bụng đó. Rồi ở dưới phải hỗ trợ khẩn, toàn lực bằng xe cứu hỏa. Rồi cuối cùng không ai chết. Tất cả các cầu thang thoát hiểm được bung ra kịp thời. Thì cũng xây xát nhẹ, trầy xước, bong gân, trặc xương chút đỉnh thôi. Nhưng mà cái chuyện đáng nói ở đây là trong cơn hoảng loạn ấy, các tiếp viên hàng không của hãng bay Iran đó, họ đã bất lực khi rất nhiều và rất nhiều, thậm chí đa phần hành khách lúc đó, trong giây phút nguy nan ngặt nghèo đó; thì không ít người cứ tranh thủ hốt hành lý để mà chạy về đường thoát hiểm. Mọi khi thì một cái valy mà carry- on nhỏ xíu cộng với cái túi xách đeo lên vai không có đáng gì hết. Nhưng mà trong cơn nguy ngập mà mỗi người cầm theo một cái valy nhỏ với một cái túi, quí vị tưởng tượng cái lúc tranh nhau lấy đồ nó hỗn loạn. Rồi với đồ đạc lỉnh kỉnh đó nó lại tiếp tục tạo ra cái vướng mắc trục trặc trên con đường thoát hiểm. Và cuối cùng thì may mắn mà thoát. Chứ còn nếu mà bữa đó máy bay nó cháy nó nổ thì mấy người này chết là cái chắc.

Ở đây cũng vậy, trong một căn nhà đang cháy, trong một chiếc máy bay đang bị vấn đề kỹ thuật, cái chuyện quan trọng nhứt là mình phải bỏ hết. Phải nhắm tới cái gì cốt yếu nhứt là cái mạng của mình, cái mạng của người chung quanh, nhe. Chứ còn đồ đạc là bỏ hết. Dầu sau cái chuyến bay đó mình về mình có đi ăn mày đi nữa thì cũng phải bỏ hết. Chứ còn đứa nào cũng đi lượm đồ mà nó nổ là banh xác! Mà tôi nói lại lần nữa là chuyến bay đó rất là may là nó không cháy nổ. Chứ có chuyến bay nó mà có cháy có nổ gọi là “xong rồi”, nghe!

Ở đây cũng vậy. Do cái thời này căn duyên chúng ta nó mỏng dữ lắm. Mình bây giờ là cái thời điểm mà nền văn minh nhân loại đang ở giai đoạn gọi là văn minh vật chất. Cho nên chúng ta có những thành tựu về vật chất rất lớn. Nhưng về tinh thần mình phải nói là tinh thần mình bị thui chột, tinh thần mình bị ung thư, bị SIDA rất là nặng, AIDS đó rất là nặng.

Tâm linh mình bị những thứ rất là nặng. Bây giờ gần như mình đã vô cảm, đã vô cảm trước lời Phật. Phải nói như vậy! Nhiều khi cũng buồn cũng chán. Hoặc nhiều khi thấy cũng nhạt nhẽo vô vị thì cũng nhào vô kiếm chùa miễu, kiếm kinh sách. Rồi thấy mấy cái room, cái lớp cũng nhào vô. Nhưng mà thật ra nếu mà người ta nói mình vô minh thì mình giận, nhe. Chứ thật ra, cái cảm nhận của từng người Phật tử, kể cả tăng ni của chúng ta hôm nay, khi chúng ta nghĩ về cái chết, ai cũng biết mình chết hết, ai cũng biết mình sẽ chết. Nhưng mà tôi nghĩ, theo tôi quan sát thì cái biết của họ nó không đủ để thay đổi con người của họ. Theo tôi nghĩ như vậy. Theo tôi nhận xét như vậy. Nhe.

Tất cả Phật tử mà tôi gặp đó thì đếm trên đầu ngón tay thôi, có những người mà họ lấy cái chết, lấy tuổi già, bịnh tật, tuổi già bị bại liệt đó làm hình ảnh để mà tu tập ngay từ bây giờ, số người đó, tôi nghĩ đó là đếm trên đầu ngón tay. Ai cũng thích sống lâu, nhưng ai cũng sợ già hết. Ai cũng biết mình sẽ chết nhưng mà cứ hy vọng mình sống lâu. Không biết các vị có hiểu cái này hông. Ai cũng sợ già nhưng ai cũng muốn mình sống lâu. Ai cũng sợ chết, ai cũng biết cái chết là bất trắc, khó lường nhưng mà lén lén hy vọng là mình còn sống lâu. Thì báo chí Việt Nam mới đăng vừa qua ở Việt Nam liên tục mấy nhân vật gọi là danh nhân văn hóa của Việt Nam chết. Hôm qua thì có nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, là một trong những nhà thơ gọi là tiên phong dẫn đầu cho trào lưu thơ mới của Việt Nam. Cùng một thời với Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Thâm Tâm đó, Hàn Mặc Tử, trang lứa với nhau thời đó. Bây giờ thì sao. Cách đây hai hôm ông mới mất, thọ 100 tuổi. Thì nó lạ một chỗ, tâm lý người thời nay qua những tiếp xúc của tôi, thì tôi thấy nhiều người thích nhìn những người sống lâu để họ hy vọng. Chứ họ hiếm có người nào mà nhìn mấy người chết yểu để mà tự cảnh tỉnh. Hiếm lắm. Hiếm lắm!

Mình thấy người ta nổi tiếng mà người ta chết sớm đó thì mình có hơi chút giựt mình. Nhưng mà mình tìm cách mình quên nó đi. Phải hong ? Mà mình cứ khoái tìm những ông, ông gì, ông họa sĩ Hoàng Lập Ngôn chín mươi mấy tuổi. Rồi mình thấy bây giờ có nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh một trăm. Rồi cụ Phạm Duy, cụ Trần Văn Khê cụ nào cũng chín mươi mấy hết. Mình thấy mình khoái, mình cũng hy vọng.

Nhưng mà tôi nói thiệt. Thứ nhứt các vị làm cái thống kê nhỏ nhỏ bỏ túi đó cái số người thọ vậy được bao nhiêu, là một. Thứ hai là chín mươi mà chín mươi trong tình trạng nào. Đó lại là tính khác. Đó là chưa kể có vô số những danh nhân văn hóa như mình thấy Hòa thượng Minh Châu, Hòa thượng Nhất Hạnh, đó, mình thấy. Có những vị như là Hòa thượng Thanh Từ, Hòa thượng Trí Quang, Hòa thượng Quảng Độ. Thì mình thấy trong đó rõ ràng là Hòa thượng Quảng Độ, Hòa thượng Trí Quang đó, ngon lành đó. Tức là chín mươi mấy mà coi như là leo lét leo lét rồi …đi luôn. Rồi trước khi mất đi đứng ngon lành lắm. Trong khi mình thấy có những vị là bây giờ phải đi xe lăn rồi. Chín mấy mà đi xe lăn rồi. Phải hông? Nghĩ đó mà thấy khiếp! Rồi các Vị đó cũng đâu có thời gian nói cho mình biết các Vị đó cảm giác ra sao. Đâu có nói. Mà mình chỉ thấy mấy cái hình chụp rần rần, rần rần hoa đăng rồi rực rỡ chói chang nắng hạ. Chớ mình đâu biết là hiện giờ trong thân thể các Vị đó có cảm giác đau nhức, tê mỏi, nhàm chán, tẻ nhạt, vô vị… mình đâu có biết.

Thì tôi quay trở lại đề tài chánh đạo. Chánh ở đây có nhiều trường hợp:

Một là cái chánh ở đây là thiện hay là ác.

Thứ hai cái chánh tà nó là con đường đi ra hay đi vào? Cái này rất là quan trọng. Nghe. Chưa hết đâu. Ở trong cái đám ác đó đó, có người tham nhiều. Họ sẽ đi về một cảnh giới mà nó tương ứng với cái tham đó. Sân nhiều si nhiều, tà kiến nhiều, ngã mạn nhiều, phóng dật nhiều. Đó. Chớ không phải ác là có con đường giống nhau đâu. Bằng chứng là mình thấy cái thế giới động vật có biết bao nhiêu là con, các vị thấy chưa? Đó, chỉ riêng cái thế giới bàng sanh, thế giới súc vật, gia cầm mình đã thấy loài bò, bay, máy, cựa là có biết bao nhiêu con. Mà đừng có nghĩ là mấy con đó cái hạnh nghiệp nó giống nhau. Không. Cái hạnh nghiệp thiện ác khác nhau. Khuynh hướng tâm lý khác nhau. Cho nên có đứa nó làm cái loài bay lên trời. Có đứa nó làm loài lặn dưới nước. Có đứa thường xuyên sống dưới sình. Đó. Có đứa suốt ngày nó kêu nó hót, có đứa thì cả đời im lặng câm nín như là nghêu sò ốc hến. Đó là trong các loài, có con thì làm kiến làm gián làm mối làm ruồi, làm nhặng. Cò có đứa thì nó làm chuột làm thằn lằn, cắc ké kỳ nhông. Rồi có đứa thì nó làm nai, bò, hươu ăn cỏ. Còn có đứa thì làm cọp beo, hổ, báo ăn thịt sống. Thấy chưa. Có đứa làm chim có đứa làm bướm, có đứa thì coi như cả đời sống ở dưới đất. Có đứa cả đời sống trong cái bọng cây. Có đứa cả đời sống trong lá, theo lá, lá rụng là nó chết theo. Thí dụ như vậy.

Đã là do cái tiền nghiệp bất thiện, lực đẩy phiền não mà phải sanh vào các cảnh giới sa đọa. Nhưng mà vì cái nền tảng tâm thức, nền tảng tiền nghiệp không giống nhau cho nên cũng trong đám bất thiện ấy, có đứa tham nhiều sân nhiều, mà trong nguyên một cái đám tham nhiều đó có đứa thì làm con này có đứa thì làm con kia.

Rồi thiện pháp cũng vậy. Thiện pháp cũng y chang như vậy. Do cái nền tảng nhận thức, nền tảng tâm lý, nền tảng tiền nghiệp. Đó là do những nền tảng đó chúng ta có gặp được chánh pháp của Đức Phật hay không? Khi gặp được chúng ta quan tâm tới cái gì? Đó. Quan tâm bao nhiêu? Quan tâm bao lâu và cuối cùng là quan tâm kiểu nào? Nhe. Có tất cả là bốn điều:

Một là quan tâm cái gì?

Thứ hai là quan tâm kiểu nào?

Thứ ba là quan tâm bao lâu và được bao nhiêu? Bao lâu nó khác bao nhiêu nó khác. Một cái “how long “, một cái “how much”. Nhe, nó khác nhau.

Quan tâm cái gì là sao? Đến với Đạo cắm đầu làm mọt sách. Đến với Đạo chỉ biết tối ngày là cứ tụng niệm cầu nguyện không hà. Đến với Đạo thích ra gốc cây ngồi lim dim lim dim. Rồi đến với Đạo coi nặng về giới, coi nặng về bố thí, coi nặng về phục vụ. Có người cũng cạo đầu đắp áo tu nhưng mà khoái làm từ thiện. Lạ vậy đó. Tối ngày bồng ẵm con nít rồi tổ chức xe cộ mua mì gói mua gạo giúp cho mấy người nghèo nàn già cả, cơ nhỡ, trẻ em cô nhi bịnh tật, phong cùi đui hủi gì đó. Lạ lắm, lạ lắm!

Cho nên biết được Chánh Pháp rồi thì mỗi người có một cách quan tâm. Thì tôi nhắc lại một lần nữa. Cái cơ hội để chúng ta làm người không có nhiều. Và cái cơ hội mà biết được Phật Pháp càng hiếm. Và khi biết được Phật Pháp rồi cái chuyện quan trọng nhứt quí vị hỏi tôi là gì thì nó có nhiều cách nói lắm. Nhiều lắm. Nhiều cách nói nhưng trong đó có hai cái gợi ý:

1:00:26

Một là đặc biệt quan tâm tới những gì mà chỉ có trong thời kỳ giáo pháp của Đức Phật. Thí dụ như chuyện từ thiện nó hay thiệt nhưng mà không có gặp Phật Pháp mình vẫn có thể làm. Nhưng mà học giáo lý, học Phật pháp là chỉ có được khi Phật pháp tồn tại ở đời thì mình mới có cơ hội học giáo lý.

Thứ hai là hành trì cái mình đã học. Hai chuyện này chỉ có trong thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật thôi. Chứ ngoài ra thì không. Còn tất cả những gì mình thấy rằng nó không trực tiếp liên quan đến chuyện trau dồi nhận thức và hành trì đó thì tất cả phải xét lại. Tôi không có chống nghe. Tôi không có chống. Nhưng mà tôi nghĩ mình nên xét lại.

Thí dụ, tôi nghĩ đó, ba cái bố thí, ba cái phục vụ, ba cái chuyện công đức mà nó mang hình thức nhiều hơn nội dung có lẽ mình phải xét lại. Bởi vì thời gian mình không có nhiều. Mà tôi thấy bà con đi lễ, bà con đi cứu trợ tôi xin ( ) . Tôi có tùy hỷ, có tùy hỷ, nhưng mà tùy hỷ nó rất là yếu, nhạt và nhẹ. Cái mà tôi hơi giật mình, có chút chạnh lòng là tôi thấy sao người ta bận tâm cái ngoài da nhiều quá! Thời gian học giáo lý, thời gian sống chánh niệm ở các trung tâm không có nhiều. Ở Việt Nam mình thấy, chuyện đầu tiên mình thấy có cái chùa nào mà tạo điều kiện cho người ta sống chánh niệm trong một ngày, hai ngày không? Hiếm vô cùng. Phải hông? Mà trong khi mình thấy cái khí thế trong cái mùa Dâng y đó thì coi như nó hừng hực.

Thì tôi nhắc lại lần nữa chuyện đó tốt lắm. Nhưng nó có cái TỐT hơn. Nó có cái tốt hơn. Chớ tôi không có chê nghe. Không có chê, đừng đi đồn nói ổng chống. Tôi chỉ gợi ý thôi. Mấy cái chuyện rần rần rần rần đó, mình chỉ ngó liếc vô chương trình một buổi lễ, mình coi coi các tiết mục trong đó rà từ ở trên xuống dưới mình thấy có cái mục nào mà nó gần với kinh điển không? Có hôn? Liếc tới liếc lui thí dụ trong lễ Kathina đó là mình thấy tổng thời gian từ lúc bắt đầu cho đến lúc hoàn mãn đó là bao nhiêu thời gian. Mấy tiếng? Thì trong đó mình thấy chỉ có cái thời điểm chư Tăng Tăng sự đó với cái Thời Pháp là nó gần với Kinh điển. Còn ngoài ra mình coi thấy có cái nào mà nó liên hệ kinh điển thì mình giữ lại. Còn cái nào mình thấy nó hơi trớt trớt thì tôi nghĩ mình nên hạn chế. Và cái thứ Phật tử mà không biết Đạo đó họ dễ bị cuốn lắm. Họ thấy cái gì nó vui, cái gì nó vừa ý mình đó họ đi theo. Nó lạ như vậy!

Cái Đạo mất hay còn không phải nằm ở chỗ số lượng tín đồ; nằm ở qui mô chùa tháp; mà nó chính là nằm ở tinh thần học Đạo, sống Đạo và hành Đạo của Phật tử. Tin tôi đi. Nếu bây giờ ở Việt Nam ngủ một đêm thức dậy, tất cả, cả trăm ngôi chùa đều biến thành nhà lá hết, mà chùa nào cũng có lớp học cho chư Tăng. Học về Kinh Tạng, học Pali, học A Tỳ Đàm, học Tuệ quán, thì tôi e rằng Phật Pháp đang đứng trên đỉnh cao của phát triển. Còn nếu ngủ một đêm sáng ngày dậy mà tất cả các chùa đều to đùng cỡ như Vĩnh Nghiêm hết, và tiếp tục nội dung sinh hoạt nghèo nàn thiếu phẩm chất thì tôi e rằng Phật giáo đang ở đáy sâu của vực thẳm gọi là băng hoại, phân hóa và biến chất. Nghe! Tất cả chùa đều to đùng như là Vĩnh Nghiêm, và thu nhập thì tương đương với Ba Chúc và Bái Đính. Chư Tăng coi như đi nước ngoài tham quan du lịch hành hương cứ tháng đi ba lần, thí dụ như vậy; thì tôi cũng e rằng trong thời gian rất ngắn Phật giáo Việt Nam sẽ không còn Theravada nữa.

Và cái này mới sốc. Nếu mà tình trạng đó kéo dài đó thì sẽ có một ngày những người cư sĩ có tóc họ bơ vơ về đời sống tâm linh tinh thần. Họ muốn tìm một chỗ để trao gởi, tìm một chỗ để nương cậy tôi e rằng rất khó. Bởi vì lúc bấy giờ, tôi đã nói trong một bài viết của quyển” Chuyện phiếm Thầy tu” đó. Tôi nói rằng đa phần Phật tử mình trong lúc vô sự, một là mình lơ Phật pháp. Hai là nếu có một chút đạo tâm cao hứng là mình cứ cắm đầu xây dựng một thứ Phật pháp, một thứ Phật giáo hình thức. Lúc vô sự đó, một là làm lơ Phật Pháp, hai là xây dựng một thứ Phật giáo hình thức. Để rồi khi hữu sự, cái mình có được cũng chỉ là một thứ Phật giáo hình thức. Nghĩa là nhiều lắm là mời một số tăng ni về rồi tụng niệm, rồi rảy nước rồi thì xong. Còn những vấn đề giáo lý thì cứ nhai tới nhai lui một số đề tài mà tôi gọi là “ an toàn”. An toàn là sao? Là nói ra không ai bắt bẻ mình và mình cũng chẳng cần mất công tra cứu vò trán bứt tóc, hỏng cần. Cái đó tôi gọi là đề tài “an toàn”. Nếu mà cái đó kéo dài trong suốt một thời gian năm năm, ba năm, một thập niên , hai thập niên thì đừng có lấy làm lạ khi mà có một ngày Phật giáo mình lúc đó trở thành ra là một cái nhánh tín ngưỡng dân gian.

Trong khi đó cái nội dung, cái tinh thần của Tam Tạng Pali tôi nói không ngại đó chính là cái điểm cứu rỗi của tất cả chúng sinh. Không phải của nhân loại trên hành tinh mà nội dung Kinh điển Pali đó chính là cái nguồn cứu rỗi của chúng sinh. Mà trong khi đó bây giờ mình làm riết nó chỉ còn lại, chỉ còn lại một nhánh tín ngưỡng dân gian. Và khi người ta tìm đến Phật giáo người ta không còn cái gì để nghe hết. Đấy! Trong một cái chợ nhỏ xíu, chợ huyện, chợ xã, thì trong đó mình thấy nó có mía cho người có răng, có sữa cho con nít, có thức ăn cho người già, thức ăn cho người bịnh. Hầu hết chợ là phải có hết cái đó mới gọi là cái chợ. Có mía cho người có răng, có thức ăn mềm cho người không có răng, có thức ăn cho người già, người bịnh, trẻ con, phụ nữ, người ốm yếu,… cái đó mới gọi là cái chợ. Còn đằng này cái mình sợ nhứt là có một ngày Phật giáo không có thức ăn cho người lớn, hoặc là thiếu sữa cho trẻ em. Không có thuốc cho người bịnh. Lúc bấy giờ chuyện chánh đạo hay tà đạo tôi e rằng mình phải xét lại. Không phải chỉ có chữ Theravada là chánh, không phải cái chuyện mà mình có một cái Pháp danh, nhứt là cái Pháp danh Pali là chánh. Không phải mình biết đọc vài câu kinh Pali là mình đã chánh.

Hồi nãy tôi có nói cái chánh này có nhiều trường hợp. Cái chánh thứ nhứt là đúng với ý mình muốn gọi là chánh. Cái chánh thứ hai nó là thiện so với cái ác, nó là chánh. Cái chánh thứ ba nó phải là con đường đi ra nó mới là chánh. Tùy vào cái trình độ, tùy vào nhu cầu của mỗi người mà mình chọn cái chánh nào. Có một điều là tất cả những người già mà tôi được tiếp xúc; tôi đang nói Phật tử nghe, chứ người ngoài tôi không biết. Tất cả những người Phật tử lớn tuổi mà tôi tiếp xúc thì tôi thấy có hai trường hợp sau đây: Một là về lớn tuổi, coi như Phật Pháp họ biết từ xưa cho đến giờ nó không đủ để trở thành một kỷ niệm. Chứ đừng có nói mà một ấn tượng. Kỷ niệm thôi. Kỷ niệm nó nhẹ hơn ấn tượng một chút. Nó không đủ. Càng lớn tuổi nó mệt mỏi lúc đó chỉ biết bịnh thôi.

Tôi có coi một cái clip quay từ Việt Nam. Một cô Phật tử mà coi như 30 năm trời tinh tấn thiền định tùm lum hết. Nhưng mà giáo lý thì cổ làm lơ. Cổ cứ nghe ở đâu có thầy bà là cổ đi. Từ xưa cổ đi theo học Hòa thượng Giác Chánh rồi sau đó nghe nói Ngài Hộ Pháp về rồi nghe nói cổ xuống, cổ lên tới Bửu Quang gặp sư cô Liên Nhu rồi cổ xuống tới Thốt Nốt cổ gặp cô Ngọc Duyên. Rồi sau này cổ lên cổ gặp sư Pháp thông. Coi như là bả nghe có cái mùi hơi thiền thiền là bả tới. Nhưng mà giáo lý bả rất là hời hợt. Cuối cùng khi mà cô đã 80 ngoài, cổ bị stroke bị tai biến đó cổ ngồi xe lăn. Cổ cứ nhăn mặt, nhăn mặt cổ đau. Thì cô con gái mới nhắc, nhắc cổ niệm. Thì đúng sao ở Mỹ họ đi quay cái camera ngay chỗ đó. Thì cái câu trả lời của bả đó, bả có nói một chữ nó hơi tục, tôi không có nhắc ở đây. Nhưng mà đó là một chữ tục. Có nghĩa là nó đau quá mà niệm cái gì! Đó, một cái câu nói, dĩ nhiên là cái câu bình thường thôi. Mình đau mình có quyền mình nói chớ, phải hông? Nhưng mà đó là một câu nói không hề có một dấu vết gì củ một hành giả trước đây hết. Đó, là một. Có nghĩa là khi mình không xác định được hướng đi của mình thì về già mình bị cái đó. Một là coi như mình làm lơ Phật Pháp luôn.

Còn hai, trường hợp thứ hai là coi như tới cuối đời mình chỉ cầu nguyện thôi. Hối con rước thầy bà, tăng ni sư sãi rồi về tụng thôi, thì rất là đáng tiếc! Một là Phật pháp nhạt nhòa. Còn hai là Phật giáo biến chất. Nhạt nhòa cũng có cái đáng ngại của nó. Coi như có thành không đó. Còn thứ hai là biến chất có nghĩa là lúc bấy giờ Phật pháp trong lòng họ chỉ đơn giản là một điểm tựa tinh thần, một cái chỗ nương đỗ, nương cậy cho một thứ niềm tin mà coi như không có cơ sở. Thích thì tin vậy thôi.

Và ở đây có cái chuyện không nhằm đề tài mà tôi vẫn muốn mở ngoặc. Bởi vì đang nói tới đây tôi mở ngoặc nếu không nói tôi quên. Tôi nói này cầu may thôi chớ tôi không tin là có người trong room này nghe được. Mình nói mình tu Phật mình học Phật, tin Phật, nhưng mà không học giáo lý thì mình biết cái gì mà mình tin. Cho dầu mình là một tu sĩ tăng ni hay là một cư sĩ. Dầu mình biết Đạo bao nhiêu năm mình tu bao nhiêu năm nhưng mà không học giáo lý thì mình biết gì về Đức Phật để mà tin. Mà nếu mình có ráng tin thì niềm tin đó tôi gọi là niềm tin “xét lại”. Bởi vì mình biết cái gì mà mình tin? Đấy, nó lớn chuyện vậy đó. Và một chuyện nữa theo giáo lý A Tỳ Đàm thì một cái tâm thiện hoàn chỉnh cho một quả báo ngon lành phải là cái tâm thiện mà nóphải đi kèm với trí tuệ. Mà trí này nó có ba: văn, tư và tu.

Văn có nghĩa là những cái hiểu biết có từ chuyện mình đọc hay là nghe từ người khác.

Tư là những trí tuệ có được từ sự nghiền ngẫm, tư duy, thấm thía, tiêu hóa tự thân của mình.

Và Tu là những nhận thức, những hiểu biết nó có được từ cái quá trình hành trì thực tế thực tiễn.

Thì một cái tâm lành mình làm công đức mình phải có tâm lành mới làm được chứ. Thì cái tâm lành đó nó sẽ cho ra cái quả báo hoàn hảo khi mà nó đi với trí tuệ. Trí nó có ba đó. Một là Văn, hai là Tư ba là Tu. Mà nếu cái trí Văn mình ít quá thì không đủ làm nền tảng cho trí Tư. Cái Văn mình ít quá không đủ làm nền tảng cho trí Tu. Nhớ nhe. Tôi nhắc lại. Đừng có dựa vô trong Kinh một hai câu chuyện nói là thời Phật có rất nhiều người không biết gì hết, rồi gặp Phật Phật nói một câu đắc liền vậy đó. Thì làm ơn dẹp mấy cái vụ đó qua một bên cho tôi nhờ. Nhe. Bởi vì mình nhớ coi cái người đó đúng là trước khi gặp Phật họ không biết gì hết. Nhưng mà họ đã tu bao nhiêu kiếp mình có biết hông? Để rồi bây giờ họ gặp Phật một cái trực tiếp là mình thấy không phải dễ rồi. Rồi thêm nữa họ đủ cái huệ căn để mà nghe Phật nói một câu mà họ bèn đắc đó. Cái đó là mình thầy khiếp lắm! Phải hông? Và cái cuối cùng, cái người Thầy dạy cho họ một câu để họ đắc đó người đó là ai? Cho nên mình đừng có dựa vô mấy câu chuyện mà thời Đức Phật đâu có học gì, nhiều người đâu có học hành gì hết mà cũng đắc. Tôi nghĩ đây là một cái suy diễn rất là nên tránh. Nhe. Rất là nên tránh. Bởi vì nó nguy hiểm lắm! Nhe. Nguy hiểm!

Cho nên là muốn có một cái tâm thiện hoàn hảo mình phải có kiến thức. Phải có kiến thức giáo lý, và tùy thuộc vào cái khả năng nhận thức của mình mà cái đạo tâm, cái thiện tâm của mình nó ở mức độ nào. Và cái công đức cái quả báo nó chỉ lớn khi nào nó được tạo ra từ một tâm thiện hoàn chỉnh. Thiện thì có nhiều lắm. Thiện có thiện dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Cái thiện sắc giới đó, tam thiền thì không có còn hỷ ưu tức là buồn vui. Tứ thiền thì không có còn khổ lạc. Nhưng càng lên cao, lên tới vô sắc thì không còn một cái dây dưa gì về sắc pháp hết.

Trong khi đó ở tâm thiện dục giới thì nó lại khác. Tâm đại thiện dục giới đó. Tâm đại thiện hoàn hảo phải là tâm thọ hỷ, chớ không phải tâm thọ xả.Nghe. Phải là tâm thọ hỷ. Phải là tâm vô trợ. Vô trợ có nghĩa là cái niềm tin nó tự phát, không có trải qua giây phút do dự, đắn đo mà cũng không bị ai tác động xúi giục. Đó gọi là tâm vô trợ. Một người có tâm đại thiện dục giới mà muốn cho nó ngon lành thì phải là thọ hỷ, phải vô trợ, mà phải là hợp trí nữa. Mà muốn có được ba cái này một cách dễ dàng anh phải là người có kiến thức giáo lý. Và một chuyện lớn hơn nữa đó là khi làm công đức bằng cái tâm hợp trí thì đời sau sanh ra mình mới có thề làm người tam nhân. Có nghĩa là người có khả năng đắc thiền đắc đạo. Còn nếu mà mình làm công đức bằng cái tâm thiếu trí thì đời sau sanh ra cũng giàu cũng đẹp, sung sướng, quyền lực tùm lum hết. Nhưng mà cái khoản tâm linh mình không có đủ linh giác, không đủ huệ căn để đắc thiền đắc đạo.

Và tôi cũng đã nói ngàn lần, nói tới nói lui, bài Kinh Tứ Niệm Xứ nó lạ lắm. Nó có tới ngàn lẻ một cách hiểu. Không phải tôi dọa các vị, nhưng tôi chỉ cảnh báo thôi. Cái bài Kinh đó có cả ngàn lẻ một cách hiểu. Tùy vào cái huệ căn, cái linh giác của mình mà mình hiểu. Ở đây tôi đang nói Chánh Tạng, từ lời Phật đó nhe, chứ tôi không nói chú giải. Mấy vị đời sau họ bình họ tán họ diễn họ giải thêm tôi không nói. Tôi chỉ nói là Chánh Tạng, thì huệ căn sao đó, chứ còn có tới ngàn lẻ một cách hiểu. Tôi chỉ gợi ý một điều thôi. Tu Tứ Niệm Xứ tu đúng là phải có khả năng nhìn mình, quan sát mình, ghi nhận mình như là mình đang nhìn một người khác. Chứ không thể nào mình quan sát mình, ghi nhận mình như là mình đang nhìn bản thân mình là không được. Không biết các vị có hiểu không. Bây giờ mắt này của tôi, tôi đang nhìn vô cái hình hài này của tôi, cái cảm nhận tôi nó khác. Mà cũng con mắt này tôi nhìn người trước mặt tôi nó khác. Nhớ nghe. Hai cái nó khác. Tôi chỉ gợi ý bao nhiêu đó thôi. Mà đa phần không thoát được cái đó. Cứ là tôi tu, tôi hiểu, tôi chánh niệm, tôi trí tuệ, tôi tỉnh giác. Toàn là “tôi” không hà, tôi thiện tôi ác. Tôi chỉ gợi ý một chuyện ngàn lẻ một cách hiểu. và trong từng cái niệm xứ một, thân quán có rất nhiều chỗ mà sơ ý một cái là đi trớt quớt. Thọ quán, tâm quán và pháp quán cũng y chang như vậy. Đừng có tưởng là biết ba mớ A Tỳ Đàm rồi giải thích Kinh Niệm Xứ theo A Tỳ Đàm là mình đã biết cách tu, đã hiểu đúng bài KinhTứ Niệm Xứ. Tôi xin thưa là hình như không phải như vậy. Bởi vì nếu mà đơn giản như vậy thì đâu có sự khác biệt nào giữa phàm phu và thánh nhân. Tôi tặng quí vị một gợi ý nữa. Cái trí Tư nó có hai loại: cái trí Tư thật và cái trí Tư giả. Cái trí Tư giả là cái khả năng mình ngồi mình liên kết những cái đã nghe đã biết để mình suy diễn, nó là chuyện khác. Nó là trí tư giả. Còn trí Tư thật là cũng y cứ trên những cái mình đã nghe đã biết đã học đã đọc, nhưng mà mình nhận ra cái điều mà xưa giờ mình chưa nhận ra. Đừng có lộn chỗ này với chữ “tu” nghe. “Tư” đó, mới có tư thôi mà mình nhận ra những điều mà xưa giờ mình chưa từng nhận ra. Và cái nhận ra đó đủ làm cho mình bàng hoàng, thảng thốt. Đặc biệt một chuyện là cái nhận thức đó thoáng qua rồi sau đó nó mất tiêu tìm không ra nữa. Nó qua mất luôn không tìm lại được. Lâu lâu đúng cái bữa mà cơ thể OK thời tiết OK, khí hậu OK, tư thế ngồi hay là đi OK, nó phải hội đủ nhiều cái OK nó bật ra một lần nữa rồi nó mất. Còn trí “tu” thì nó không mất trí “tu”. Nếu mà anh được vậy là quá ngon rồi. Hoặc có trường hợp là có những dòng suy tư khi nó qua rồi mình biết hồi nãy đừng có cái tiếng dộng, đừng có ai kêu, phone đó. Mà mình “đi “ nữa thì nó dẫn mình đi rất là đặc biệt. Nhưng mà tới ngay cái chỗ đó tự nhiên tiếng lá rụng bên thềm “bộp”, phone kêu “reng”, hoặc là có ai đó dưới bếp kêu “anh à”, rồi, xong luôn! Cho nên đây là lý do tại sao mình phải liên tục chánh niệm. Để không bỏ lỡ một cơ hội nào, và tại sao mình phải sống độc cư viễn ly. Là bởi vì để mình tránh ba cái vụ mà “anh à, mình à, em à, con à, má à!”. Đau lắm, đau lắm quí vị biết không. Ở chung nó giúp mình nhưng mà nó hại mình nó phá mình không hà. Tin tôi đi, tin tôi đi. Cái đời sống viễn ly độc cư quan trọng lắm! Nhờ nhe!

Cho nên cái chánh đạo là gì? Chánh đạo là có ba trường hợp:

Một là cái con đường nào nó dẫn mình về cái chỗ mình muốn đó gọi là chánh đạo. Chưa biết cái con đường đó là tốt xấu, miễn là đi đúng đường, như hồi nãy tôi nói. Không ai muốn đi vô nhà tù hết, nhưng thằng thợ điện, nhà tù kêu nó tới sửa điện trong nhà giam. Thì nó phải lái xe cho đúng cái nhà giam đó để vô sửa điện chứ. Hễ bất cứ con đường nào không dẫn về cái trại giam đó thì đường đó đường sai hết. Bởi vì mục đích nó bây giờ chính là trại giam. Nó vô đó nó sửa điện sửa ống nướcở trỏng.

Như vậy thì cái đúng sai đầu tiên là cái nào nó dẫn về chỗ mình muốn.

Thứ hai nó đúng là bởi vì nó là thiện.

Thứ ba nó đúng là bởi vì nó dắt mình ra khỏi cái thiện và cái ác.

Thì cái con đường cả ba nó đều là chánh đạo hết. Nhưng mà cái chánh nào nên và cái chánh nào không nên, và mình nên chọn cái chánh nào, đó là vấn đề cân nhắc của chúng ta.

Và tôi nhắc lại lần nữa mỗi người có hai cái tay, tay phải và tay trái, tùy mỗi người mà mình thuận tay nào. Mỗi người đều có hai bản năng cái thiện và ác. Tùy mỗi người mạnh cái nào. Tùy thuộc vào cái duyên ác mạnh hay thiện mạnh mà mình có khả năng hạnh phúc nhiều hơn đau khổ hay đau khổ nhiều hơn hạnh phúc. Và bất thiện nữa, vì cái nền tảng tâm thức, nền tảng tiền nghiệp của mình không giống nhau cho nên cái kiểu tham, sân, si, ái, mạn, kiến,nghi của mình cũng không giống nhau. Từ đó cái kiểu làm ác nghiệp của mình nó cũng không giống nhau. Tuy nói là mang thân sa đọa trong cùng mộtchủng loại hữu tình nhưng mà mỗi con chó nó có số phận khác nhau, con giòi nó có số phận khác nhau.

Bây giờ qua cái thiện. Do cái nền tảng túc duyên và cái nền tảng tâm lý của mình không giống nhau cho nên cách mình làm thiện không giống nhau. Cách làm thiện không giống nhau nên cái quả thiện nó cũng không giống nhau. Và cái cảnh giới đi về có thể là giống nhau về hình thức nhưng mà về nội dung cái ông tiên này khác ông tiên kia, bà tiên này khác bà tiên nọ.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua ứng dụng Zoom năm 2020. Nguồn Vietheravada
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app