Dan Ty Ba
Đàn Tỳ Bà 3

Không có cái gì là “Tôi”,
là “Của tôi”,
là “Tôi là” cả.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một vị vua hay đại thần của vua từ trước chưa từng được nghe tiếng đàn tỳ bà, nay được nghe tiếng đàn tỳ bà, vị ấy nói: “Này Bạn, tiếng ấy là tiếng gì, khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy?”

Họ nói với vị ấy: “Thưa Tôn giả, đây là đàn tỳ bà, với tiếng khả ái như vậy, mê ly như vậy, khả lạc như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy”.

Vị ấy nói như sau: “Hãy đi và đem đàn tỳ bà ấy về cho ta”.

Họ đem đàn tỳ bà về cho vị ấy, và nói như sau: “Thưa Tôn giả, đàn tỳ bà này với tiếng khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy”.

Vị ấy bèn nói: “Thôi vừa rồi đối với ta về đàn tỳ bà này. Hãy đem tiếng lại cho ta”.

Họ thưa với vị ấy: “Thưa Tôn giả, cái này được gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ nhiều thành phần này nên đàn phát âm. Như duyên cái bầu, duyên cái da, duyên cái cán, duyên cái đầu, duyên cái dây, duyên cái cung, duyên nỗ lực thích nghi của người. Như vậy, thưa Tôn giả, cái này gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ gồm nhiều thành phần này nên đàn phát âm”.

Rồi vua ấy đập đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh; sau khi đập bể đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh, vị ấy chẻ thành từng miếng nhỏ; sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, vị ấy lấy lửa đốt; sau khi lấy lửa đốt, vị ấy vun lại thành đống tro; sau khi vun lại thành đống tro, vị ấy đem quạt đống tro lớn ấy trước làn gió mạnh, hay để chúng trôi theo dòng nước sông chảy mạnh.

Rồi vị ấy nói: “Thật là hạ liệt, cái gọi đàn tỳ bà này, dầu cho tỳ bà là cái gì. Ở đây, đại chúng thường phóng dật, bị hướng dẫn sai lạc”.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát sắc cho đến sở thú của sắc, quán sát thọ cho đến sở thú của thọ, quán sát tưởng cho đến sở thú của tưởng, quán sát các hành cho đến sở thú của hành, quán sát thức cho đến sở thú của thức.

Trong tất cả quán sát này, không có cái gì là “Tôi”, là “Của tôi”, là “Tôi là” cả.


Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Tập IV – Thiên Sáu Xứ
[35] Chương I, Tương Ưng Sáu Xứ (g), IV. Phẩm Rắn Ðộc, 205. IX. Ðờn Tỳ Bà (S.iv,195)

The Simile of the LuteThere is nothing as “I”, “mine”, “I am”

‘This lute, sire, consists of numerous components, of a great many components, and it gives off a sound when it is played upon with its numerous components; that is, in dependence on the parchment sounding board, the belly, the arm, the head, the strings, the plectrum, and the appropriate effort of the musician. So it is, sire, that this lute consisting of numerous components, of a great many components, gives off a sound when it is played upon with its numerous components.’

“The king would split the lute into ten or a hundred pieces, then he would reduce these to splinters. Having reduced them to splinters, he would burn them in a fire and reduce them to ashes, and he would winnow the ashes in a strong wind or let them be carried away by the swift current of a river. Then he would say: ‘A poor thing, indeed sir, is this so-called lute, as well as anything else called a lute. How the multitude are utterly heedless about it, utterly taken in by it!’

“So too, bhikkhus, a bhikkhu investigates form to the extent that there is a range for form, he investigates feeling to the extent that there is a range for feeling, he investigates perception to the extent that there is a range for perception, he investigates volitional formations to the extent that there is a range for volitional formations, he investigates consciousness to the extent that there is a range for consciousness. As he investigates form to the extent that there is a range for form … consciousness to the extent that there is a range for consciousness, whatever notions of ‘I’ or ‘mine’ or ‘I am’ had occurred to him before no longer occur to him.”

Nguồn trích dẫn: Saṃyutta Nikāya 35, Connected Discourses on the Six Sense Bases, 246. The Simile of the Lute

* Nội dung được trích từ các bài giảng và tài liệu do Sư Viên Phúc tổng hợp và chia sẻ trên trang Ehipassiko.info

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app