Nội Dung Chính
Buông Bỏ
Bài Giảng Sư Toại Khanh Zoom 2020
Tôi nói đến đề tài: Nên đọc cái gì và tại sao, tôi nói mới có phần đầu thôi, chỉ mới nói phần đầu thì no hết giờ rồi, thì bài giảng trưa nay mình nói phần còn lại. thì bữa hôm đó tôi có trình bày một chuyện mà tôi cho là căn bản á, là Nội dung đại lược của Tam Tạng, thì cái phần nào là phần Phật ngôn, phần nào là phần do các vị kết tập. Tôi chỉ nói tới đó thôi, còn cái phần tiếp theo, Người phật tử nên đọc cái gì và tại sao thì tôi chưa có nói, chưa có nói. Bên Phật giáo Bắc truyền có một câu rất là đáng quan tâm, đó là: “ Y kinh giải nghĩa, Tam thế Phật oan – Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết” có nghĩa là : mình cứ bám chặt từng chữ trong kinh mà mình hiểu cái kiểu mà tra từ điển đó, lấy chữ hiểu chữ đó, thì cũng không xong, “Tam thế Phật oan” tức là mình nói oan Chư Phật, mà “ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết” có nghĩa là bám khư khư từng chữ hiểu như kiểu trẻ con không được, mà rời kinh một chữ là lời ma chứ không phải lời Phật. Vấn đề nó nằm ở đây. Thời kỳ này chúng ta có rất là nhiều phương tiện truyền thông về mặt chữ, chúng ta có sách in, báo chí rất là tiện lợi, thoải mái. Chúng ta có thể qua internet chúng ta có hình ảnh, âm thanh, sống động, trực tiếp. Cho nên, từ chỗ đó, chúng ta có nhiều điều kiện để mà rao giảng, truyền bá Phật pháp. Nhưng mà bên cạnh cái sự tiện lợi đó cho Chánh pháp, nó cũng có cái tiện lợi khác, đó là tiện lợi khác cho cái bất thiện. Đó có nghĩa là thời này có rất là nhiều thầy bà, tràn lan trên internet, tràn lan. ở đây chúng ta tuyệt đối chúng ta không nhắm đến cá nhân, tổ chức nào để chúng ta bài xích, đại kỵ, nha. Chúng ta chỉ nói một cách khách quan thôi, thời này chánh tà coi như lẫn lộn trên internet. Và một người phật tử đa đoan tục sự không mấy khi có thời gian để mà tra cứu, tham khảo một cách tường tận, sâu sắc, nghiên túc, khách quan, bình tĩnh, sáng suốt rất là khó, cho nên hên xui. Mình có ai đó tặng cho mình cuốn sách, hoặc mình tìm, thỉnh ở đâu đó được cuốn kinh, hoặc là mình online, mình vào facebook, mình vào youtube, mình mở ra thì hên xui. Hên xui đây có nghĩa là sao? Trong bài giảng intensive ngày hôm qua bên Đức á, chúng tôi có nói chuyện này. Có nghĩa là do tiền nghiệp, thiện ác quá khứ, rồi khuynh hướng tâm lý rồi cộng với môi trường sống mà chúng ta có cái nền tảng thiện ác khác nhau, thì hôm qua tôi nói mỗi người cái phiền não mình nó có cái code riêng. Cái code riêng chứ không có giống nhau. Có người tham á, tham người này không có giống người kia, tham người này có nhiều tà kiến, tham người kia có ít tà kiến. sân cũng vậy, rồi si cũng vậy. Tham – sân – si – ái – mạn – kiến – nghi, ganh tị, bủn xỉn, hôn thụy, trạo hối. Thì ai là phàm phu tất cả phiền não đều có đầy đủ, không có mẻ một gram nào hết. Tuy nhiên, vì cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, và môi trường sống. Cho nên đối trước một trần cảnh thì mỗi người có hai hướng phản ứng, phản ứng tích cực, có nghĩa là trước một trần cảnh chúng ta có tâm lành. Có người thì trước một trần cảnh vậy họ có tâm từ, có người thì bi, hỉ, xả, chánh niệm, thiền định, trí tuệ, có người trước trần cảnh như vậy thì họ tham, sân, si,.v..v. Thì như tôi vừa nói, Tham mỗi người khác nhau. Vì sao? Vì nền tảng tâm lý, nền tảng nhận thức của chúng ta từ nhiều đời nó đã khác nhau. Cộng với sự vun bồi, tài bồi của kiếp này, từ những điều kiện, môi trường chung quanh mình từ bé cho đến bây giờ, những cái đó nó làm nên sự khác biệt giữa người này với người kia cho nên trước một trần cảnh, phản ứng thiện ác của chúng ta nó khác nhau. Và ngay trong giữa những người có cùng phản ứng thiện thì cái thiện của người này nó khác cái thiện của người kia. Nha. Cho nên, nhìn một cái lá me bay thì có người họ chỉ nghĩ đó là một chiếc lá, hả. Nhưng có họ nhìn chiếc lá me bay họ nghĩ về một kỷ niệm, vui. Có người nhìn một chiếc lá me bay họ nghĩ về những kỷ niệm buồn, có người nhìn chiếc lá me bay họ nghĩ tới cái chuyện gì đó làm cho họ sợ. Sợ, vui, buồn, giận, nhớ nhung, tiếc nuối, hối hận, dễ sợ chưa? Chỉ là một chiếc lá me thôi. Chỉ là một sợi tóc thôi mà nó có thể khơi gợi cho chúng ta nhiều cái tâm tình, hoài cảm, cảm xúc khác nhau thì nói gì là một trang kinh. Cái chuyện mà chúng ta tìm thấy một cuốn sách để mà đọc là nó đã rắc rối rồi. Tôi tôi tìm được cái cuốn A, các vị tìm được cuốn B, C, D, F. Các vị thấy chưa? Cuốn sách mà mình tìm, có được trên tay nó đã khác nhau. Rồi cái điểm tâm đắc của mình trong quyển sách đó nó cũng khác nhau. Và dầu hai người cùng thích một chương ở trong cuốn sách đó, thì mỗi người thích một kiểu. Cái sâu, cái rộng, cái sâu cái cạn cái rộng cái hẹp, của mỗi người cũng không có giống nhau. Các vị thấy có dễ sợ chưa? Có nghĩa là chúng ta đi vào cái hành trình sinh tử với tất cả sự khác biệt không ai giống ai hết. không ai giống ai hết, cho nên khi chúng ta có đủ cơ may, vận hội, duyên lành, để mang thân nhân loại, ở được một nơi chốn có điều kiện giáo dục, điều kiện truyền thông, đó là một cái phúc. Nha. Mà, có được những điều kiện đó nó cũng chưa đủ, mới là phúc thôi, mới là cái dạo đầu thôi, mới là cái mào đầu thôi, nhưng mà còn phần tiếp theo nữa, là chúng ta đón nhận, chúng ta đánh giá trang sách, trang kinh đó ra sao nó lại là chuyện khác. Nói mông lung như vậy, chúng ta phải có một cái tiêu chí, một cái chuẩn mực nào đó, một cái khuôn thước để chúng theo chứ. Bây giờ nói cả buổi mà chúng ta theo cái gì? Để trả lời cái này, có lẽ chúng ta phải nhắc đến một bài kinh ngắn thôi, trong Tăng chi bộ, nha. Có lần đó bà Gotami, di mẫu của Đức Thế Tôn đến thưa với Ngài là “Bạch Thế Tôn, hàng hậu học về sau, họ sẽ phải nghe thấy rất là nhiều hướng dẫn có nhãn hiệu là Phật pháp. Và họ phải dựa vào đâu để xác định, minh định được đó là lời Thế Tôn?” Thì Đức Phật Ngài dạy rằng: “Cái pháp môn nào mà càng theo đuổi càng hành trì, mà giúp người ta được sự an lạc, thì đó là Chánh pháp. Càng theo thì mình càng trở nên tinh tấn đó là Chánh pháp. Càng theo mà mình càng trở nên dễ nuôi, nuôi nha, dễ nuôi dưỡng tức là dễ dàng chấp nhận mọi tình huống, trạng huống, hoàn cảnh vật chất để mình có thể sống được một cách an lạc, được nói gọn là dễ nuôi đó, thì đó là Chánh pháp” có nhiều khi vì cái ăn cái ở cái mặc của mình mà nó làm cho khổ mình khổ người thì cái đó là không xong, nha. Cái pháp môn nào, đường lối hành trì nào mà càng theo người ta càng chán sợ đám đông, càng chán sợ đám đông, càng ưa thích sống viễn ly, độc cư thì đó là chánh pháp. Đó là những tiêu chí mà nói gọn lại, Ngài nói Tám tiêu chí, mà mình nói gọn lại. Có nhiều cách nói gọn lắm. Giống như là ở trong Chú giải nói rằng, cả Chánh tạng nữa. Chánh ngữ là sao? Chánh ngữ là cái cách thức, cái đường lối phát biểu nào mà nó dẫn về Bát Chánh Đạo, đó là Chánh ngữ. Cái đề tài đàm đạo nào mà nó dẫn cho mình về Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh định,… thì đó là Chánh Ngữ. Cái ngôn từ nào, cái trạng thái tâm lý nào, trạng thái tâm lý nào, tình trạng tâm lý nào mà giúp cho chúng ta có được những ngôn từ mà hỗ trợ cho Bát Chánh Đạo, thì đó là Chánh Ngữ. Nhớ nha. Thì ở đây cũng vậy. Ngài nói cái pháp môn nào, cái đường lối nào mà nó giúp chúng ta có được mấy cái mà tôi vừa nói đó: Tinh tấn, rồi viễn ly, thiểu dục, tri túc, đó chính là Chánh Đạo, là Phật Pháp. Mà nói gọn nữa, cái đường lối nào mà mình càng theo cái Giới mình tốt hơn, cái Định mình tốt hơn, cái Tuệ mình tốt hơn, rồi chính Ngài Ajahn Chah Ngài cũng nói. Ngài nói rằng là: “Đặc điểm của Phật Pháp là mình càng theo mình càng có khả năng buông bỏ.” Ngài nói gọn lắm. Ngài Ajahn Chah, Ngài Ajahn Chah người Thái đó.
Ngài nói phân tích ra cho nhiều, thì cuối cùng khả năng buông bỏ chính là đặc điểm của giáo pháp. Buông bỏ là sao?
Cái cuốn sách nào, mà dĩ nhiên người phật tử mình khi mình biết đạo rồi, mình không có đọc ba cái tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết tâm lý, tình cảm xã hội mình không có thời gian mình đọc. rồi mình không có thời gian đọc ba cái chuyện Tàu, Thủy hử, Tam Quốc, Kim Bình Mai, rồi Tây Du Ký, mình không có. Rồi mình cũng không có thời gian đọc ba cái triết học thế gian đâu, trước đây mình cũng không có nhiều thời gian đọc mấy cái đó. thì như vậy, đã là Phật tử thì chúng ta gom gọn lại chúng ta đọc Phật Pháp. Đúng không? Mà Phật Pháp thì nó là mênh mông. Phật Pháp có Nam Tông, Bắc Tông rồi Kim Cang Thừa, Mật giáo tùm lum hết, thì mình đọc cái gì? Thì mình tiêu chí hồi nãy tất cả những tiêu chí mà tôi vừa trình bày, cái ngôn từ nào, cái chữ nghĩa nào mà nó giúp cho mình có được sự củng cố Bát Chánh Đạo, có được sự củng cố trong các hạnh lành, trong 37 phẩm bồ đề, đó chính là cái mình cần nghe, cái mình cần đọc. Và mình kết hợp luôn, cái gợi ý của Ngài Ajahn Chah. Ngài nói: “Đặc điểm của Phật pháp là mình càng theo mình càng có khả năng buông bỏ”. Thì trong bài giảng bữa nay, tôi đặc biệt nói về cái chữ này.
Tại sao mà tôi đưa ra các tiêu chí: Bát Chánh Đạo, Bát đoán Phật pháp rồi xong tôi chốt lại, còn lại một tiêu chí của Ngài Ajahn Chah, đó là: Ngôn từ nào, chữ nghĩa nào, kinh sách nào mà dạy cho mình khả năng buông bỏ tốt, thì cái đó chính là Chánh Pháp. Bây giờ mình cùng nhau bàn cái chữ “Buông bỏ”. Buông bỏ nghĩa là sao?
Thứ nhất, mình đọc cái sách đó, mình không có tiếp tục đắm đuối, đê mê trong cái đời sống hưởng thụ nữa, không có tiếp tục đắm đuối, chìm sâu trong đời sống tình cảm nữa. Đó, là một. Bước tiếp theo, mình đọc cái đó, mình nghe cái đó, suy tư về cái đề tài đó thì mình bớt hưởng thụ nè, bớt tình cảm nè, bớt cái oan trái, nội kết nè, thù hận nè, xung đột, mâu thuẫn với người khác. Đó. Đó là dấu hiệu. Đó là buông bỏ.
Thứ nhất, cái chuyện đầu tiên là buông bỏ cái bậy.
Nên nhớ cái điểm này. Bất cứ một cuốn sách hay bài giảng nào mà nó không mang hơi hướng buông bỏ, mà nó mang hơi hướng ràng buộc, trói chặt. Nó dạy cho mình trói chặt vào một cái gì đó, dầu nó là trói chặt vào niềm tin, trói chặt vào niềm tin, trói chặt vào một đường lối nhận thức, thì bản thân nó là có vấn đề. Thí dụ, vị đạo sư, vị thầy nào đó nói cho chúng ta bao nhiêu điều hay ho, nhưng mà nếu mình lắng tâm lại, mình thấy ý ngầm của cuốn sách đó, ý ngầm của ngôn từ đó, ý ngầm của vị thầy đó là khuyên mình tôn vinh cái đường lối của vị đó, tôn vinh con người của vị đó. Nhớ nha. Đại kỵ nha. Đại kỵ cái đó. Khi mình thấy rằng, cuốn sách đó càng đọc mà khiến cho mình có khuynh hướng tham thích, bất mãn, chống đối, ràng buộc, với một người, hay sự vật, hay là một đường lối nào đó là bản thân nó đã sai rồi. Một vị đạo sư thứ thiệt là chỉ “dấu mặt mà rọi đường cho người ta đi”. Tôi nói thiệt chậm chỗ này. Đạo sư thứ thiệt đó, là dấu mặt, “một tay che mặt, một tay cầm đuốc để rọi đường cho người ta đi”. Ở đây tạm thời mình không có nên nhắc đến trường hợp mà Đức Phật Ngài tự tuyên Ngài là Chánh Đẳng Chánh Giác, bởi vì chỉ một mình Ngài là cái vị mà coi như là duy nhất có thẩm quyền đó, và cũng nên nhớ cái này, là có những trường hợp đặc biệt thì Ngài mới làm cái chuyện tuyên nhận : “ Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác, Vô Thượng, Điều Ngự; không gì ta không biết” chỉ có Thế Tôn mới có thẩm quyền đó. Mà hỏi có bao nhiêu người được như Thế Tôn? Nha. Cho nên ở đây mình không nên nhắc đến trường hợp đó. Trường hợp tuyên nhận của Đức Phật. Ngoại trừ Đức Phật ra, thì tất cả những vị thầy khác, tôi nói thiệt chậm, Ngoại trừ Đức Phật ra, mà cũng đôi lúc thôi chứ không phải Ngài luôn luôn Ngài muốn cho người ta thấy rõ 32 tướng của Ngài, thấy rõ vầng hào quang 6 màu của Ngài. Không có. Không hề có. Ngài không có được cái gì từ cái chuyện đó hết á. Ngài vì lòng Đại Bi, tùy duyên, có đôi lúc Ngài làm cái chuyện đó, cái chuyện tuyên nhận đó, bởi vì lòng Đại Bi, vì cái đối tượng đó họ cần phải được nghe như vậy, cho nên, Ngài phải nói như vậy. Chỉ có mình Ngài thôi. Chứ còn Ngài Xá Lợi Phất Ngài không hề như vậy. Ngài Xá Lợi Phất mở miệng ra là Thế Tôn đã dạy thế này, Thế Tôn đã dạy thế kia. Và ngay trong đêm cuối cùng, trước khi viên tịch, thì thân mẫu của Ngài thấy Chư thiên Phạm thiên xuống chầu hầu Ngài, hào quang sáng rực thì bà mới hỏi là ai? Thì Ngài nói Đó là Đế Thích, Đó là Tứ Thiên Vương, đó là Phạm Thiên. Thì khi bà thân mẫu nghe nói đến Phạm Thiên bà giật mình. Bởi vì bà là đệ tử của Bà – la – môn giáo, cả đời thờ phụng Phạm Thiên, xem Phạm Thiên là Chí tôn vô thượng, là Sáng tạo, là Thượng đế, người mà Cha của muôn loài. Mà giờ nghe nói Phạm Thiên xuống hầu con mình thì bà giật mình. Thì Ngài Xá Lợi Phất Ngài nói thế này: “ Xin mẫu thân hãy nhớ rằng, tất cả những vị đến hầu đêm nay đều là học trò của Đức Bổn sư hết á. Từ cái lúc Ngài còn trụ thai trong bụng mẹ, đến lúc Ngài chào đời, đến lúc Ngài đi xuất gia, đến lúc Ngài thành đạo, đến lúc Ngài chuyển vận Pháp luân, thuyết pháp độ đời, tất thảy những nhân vật ấy, Đế Thích, Phạm Thiên đều chầu hầu cung kính lễ lạy Thế Tôn. Ngài là Đạo sư duy nhất của Tam giới.” Tức là một lần nữa chúng ta thấy, đến giây phút cuối cùng thì Ngài Xá Lợi Phất vẫn không hề nói gì về bản thân mình hết. Cho nên, Đạo sư thứ thiệt, trừ Đức Phật ra, mình không có nói đến trường hợp đặc biệt của Ngài. Thì Trừ Ngài ra, tất cả Đạo sư thầy bà trong đời, thứ thiệt, thì đều phải một tay che mặt, một tay cầm đuốc mà rọi đường cho đời. Đó là cái dấu hiệu của một con đường đúng. Một con đường mà ngay nội dung đã kêu gọi sự buông bỏ. Và cái người đứng ra làm cái chuyện kêu gọi ấy, cũng phải là một tay che mặt và một tay cầm đuốc rọi đường cho đời. Nha. Cho nên, nội dung của Phật Pháp, nội dung của Kinh sách nói chung, những cuốn mà mình cần phải đặc biệt lưu tâm để tìm đọc, cái chuyện đầu tiên, là kêu gọi sự lìa bỏ ác pháp, lìa bỏ cái chuyện xấu, chuyện bậy. Đó. Càng đọc mà lòng nó càng tháo cởi, tháo cởi cái gì? Không tiếp tục thương thích người, vật, sự kiện nữa. Đó là sự tháo cởi một. Cái tháo cởi thứ hai là không tiếp tục thù oán, nội kết, oan trái, mâu thuẫn, xung đột, chống phá, thì đó là tháo cởi thứ hai. Nói gọn lại là không có tiếp tục bị ràng buộc trong cái thích và cái ghét, trong cái đam mê và trong cái bất mãn nữa. Đó là nội dung một, cái nội dung một của tinh thần buông bỏ. Sách nào, bài giảng nào, thầy bà nào mà hướng dẫn mình làm được chuyện đó, thì trước mắt, đó là đối tượng mà mình có thể, có thể lưu trước. Và điều thứ hai, đại kỵ tránh cái chuyện mà thờ Tổ. Chư Phật là đại diện cho Chân lý. Thờ Phật là thờ Chân lý, ngoài Chư Phật ra thì tất cả đều là những người nói theo lời Phật. Nha. Bữa hổm tôi có nói rồi. Nếu sư phụ mình mà nói sai lời Phật thì hay bằng trời đi nữa mình cũng nên tránh. Còn nếu sư phụ mình mà nói hay mà nói y chang như Phật thì cái người mình phải mang ơn là Phật chứ không phải là ông thầy. Cái ông thầy đó mình có mang ơn là mang ơn ổng nắm tay, ổng dắt mình đi một đoạn đường tới đó là đủ rồi. Cái niềm tri ơn, cái niềm mang ơn tới đó là đủ rồi. Chứ không thể nào một đời phục lụy, tôn thờ, thần tượng coi thầy là tất cả, quên mất hình ảnh Thế Tôn, là nhạt nhòa bóng dáng Đức Chánh Đẳng Chánh giác thì đó là sai. Tôi nhắc lại, Nếu sư phụ nói y chang lời Phật thì cái người mình phải tri ơn thực sự, cái chỗ mà mình mang ơn, đặt cái tri ơn sâu sắc vẫn là Thế Tôn. Còn nếu sư phụ nói sai thì không có gì để nói. Nha. Cho nên, điều đặc biệt đại kỵ đó là thờ thầy. Hồi nãy tôi có nói rồi. Vì mỗi người đi vào hành trình sanh tử mù mịt với những hành trang thiện ác khác nhau, cho nên trên nền tảng nhận thức ấy, trước một trang kinh, chúng ta có cái nhận thức, có cái đánh giá có thể không giống nhau. Cẩn thận cái này. Có nhiều khi sách người ta không có ý như vậy, nhưng mà do cái vốn liếng, cái nền tảng nhận thức của mình nó đã dắt mình đi về một cái hướng mà ngoài ý muốn của tác giả, dịch giả, soạn giả, diễn giả. Nhớ cái này nha, cái này rất là quan trọng.
Cho nên, cái thứ nhất, tinh thần buông bỏ. Buông bỏ ở đây là gì?
Buông bỏ ở đây có nghĩa là cái pháp môn đó, lời dạy đó, trang kinh đó, cuốn sách đó dạy ta bỏ ác theo thiện. Đó là cái bỏ thứ nhất. Cái ác đây gồm có hai: có nghĩa là bỏ được cái đam mê, bỏ được cái mâu thuẫn, chống trái. Đó là cái bỏ đầu tiên, là Bỏ cái ác.
Cái bỏ thứ hai là bản thân cái lời kinh đó, bản thân quyển sách đó, bản thân bài giảng đó nó được trình bày trong ý niệm Vô Ngã Vị Tha. Chứ còn nếu mà nó được tuyên truyền, rao giảng theo cách điệu kêu gọi một sự thần tượng, thờ phụng cá nhân hay là một đường lối, một đoàn thể nào đó, đó là Sai. Đó là cái tinh thần buông bỏ thứ hai.
Cái tinh thần buông bỏ thứ ba đó là sao? Mình đã bỏ ác theo thiện. Tốt. Mình bỏ cá nhân để về với chân lý đại đồng. Tốt. Nhưng mà còn cái bước ba nữa. Tất cả những gì hay cái gì tốt nhất mà chúng ta có được trên đời này từ nhận thức cho đến hành trì, nó tốt bằng trời đi nữa thì tất cả chỉ là những trạm dừng trên hành trình vạn lý mà thôi.
Ngồi thiền một ngày hai buổi, một buổi ba tiếng, cộng lại là 6 tiếng, hay quá nhưng mà nó có phải là điểm cuối để chúng ta tâm đắc, để mà dừng lại, để mà coi nó là tối thượng tối hậu hay chưa? Chưa. Thời gian ba tiếng sáu tiếng nó chưa, nó chỉ là một đoạn đường thôi. Ba tiếng thì khá hơn hai tiếng rồi đó là khả năng ngồi thôi. Nhưng mà trong thời gian ngồi đó, cái niệm của anh, cái định của anh, cái tuệ của anh, cái khả năng an lạc của anh nó được bao nhiêu, nó ra sao? How? How long? How much? Cái đó là tính khác nữa. Ba cái How lận. How dữ lắm. How, How long, How much. Chứ còn mình cứ nói là tôi ngồi ba tiếng. nhưng mà anh an lạc được bao lâu trong ba tiếng đó. chứ không phải là ngồi được ba tiếng là anh chánh niệm suốt ba tiếng. Sai. Đâu phải ngồi ba tiếng là anh an lạc ba tiếng, anh trí tuệ ba tiếng, Sai. Chưa hẳn. Anh ngồi thì ba tiếng đó chỉ mới là con số 1 thôi. Con số 2 là anh an lạc được bao lâu trong cái 3 đó. Cái 3 đó mới là mẫu số cái tử của nó là bao nhiêu? Một tiếng trên ba, hai tiếng trên ba, nửa tiếng trên ba, bốn mươi phút trên ba, mười lăm trên ba, năm phút trên ba tiếng nha. Ở đây hãy nhớ rằng, tất cả mọi thành tựu mọi sở chứng trên con đường đạt đến cứu cánh giải thoát đều là trạm dừng hết.
Cho nên, Tinh thần buông bỏ, cái thứ nhứt là gì? Bỏ ác về với thiện. Cái thứ hai là bỏ cái riêng để đi về cái chung. Và cái thứ ba, phải biết bỏ cái thiện thấp lên cái thiện cao. Dĩ nhiên mình tu hành mình không có cái ý mà cạnh tranh, ganh đua, với người hay với bản thân nhưng mà mình phải có khả năng lìa bỏ cái thấp để lên cái cao, lìa bỏ cái hẹp để lên cái rộng, lìa bỏ cái cạn để tới được cái sâu. Nha. Nhớ cái đó. Đó là cái lìa bỏ thứ ba.
Cái lìa bỏ một là mới là bỏ ác theo thiện. Cái thứ hai là bỏ cái riêng theo cái chung. Nhưng mà cái thứ ba là bỏ cái thiện thấp theo cái thiện cao, thiện rộng hơn, lớn hơn, sâu hơn, cao hơn.
Nhớ nha. Thì tinh thần buông bỏ này bàng bạc, phảng phất, lan tỏa, trải rộng khắp toàn bộ cái gọi là Phật ngôn. Tất cả mọi pháp môn hành trì, tất cả mọi công đức mà Thế Tôn đã dạy cho chúng ta hoàn toàn và tuyệt đối gói gọn trong chữ “buông bỏ”. Bố thí là gì? Là bỏ cái bàn tay bủn xỉn, mở rộng nó ra, bỏ cái bủn xỉn gọi là bố thí. Bỏ cái vô đạo đức, vô hạnh thì gọi đó là giới. Bỏ cái phóng tâm, thất niệm được gọi là Thiền, là Định, là Tuệ. Bỏ cái phóng dật thì gọi là Định mà bỏ cái thất niệm được gọi là Tuệ. Nhớ. Bỏ cái vô minh để có được cái minh. Bỏ cái tà để có được cái chánh. Và nên nhớ cái tinh thần Phật pháp, cái này quan trọng lắm. Anh không cần mong tôi được Chánh, mà chỉ cần anh bỏ cái tà. Nhớ nha. Bài giảng hôm nay đặc biệt tôi nói chữ “Buông bỏ”, đặc biệt tôi nhấn mạnh chữ “buông bỏ”. Anh không cần hướng tới cái Chánh mà anh chỉ bỏ cái tà của anh là tự nhiên anh được Chánh. Anh không cần cầu làm Thánh, anh chỉ cần làm sao anh đừng có còn là Phàm nữa, anh không cần cầu Niết Bàn, anh chỉ cần làm sao đừng có sanh tử nữa. Sanh tử ở đây nó có nhiều nghĩa lắm. Sanh tử là chết kiếp này sanh ra kiếp khác đó là sanh tử. Hồi nãy Thiện bây giờ Ác đó là Sanh tử. Hồi nãy vui, bây giờ buồn, đó là sanh tử. Nha. Nhớ cái đó. Và cái cuối cùng, đó là lúc vậy lúc khác, lúc sanh lúc diệt đó là sanh tử. Tu tập như thế nào để khi mà chứng A – la –hán rồi, tắt thở rồi vị A – la – hán không còn sanh không còn diệt nữa. Thì cái đó mới là cái rốt ráo. Nhớ nha. Cho nên ở đây, vấn đề ở đây là tu không phải để đắc cái gì mà là bỏ cái gì. Tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần. Tất cả hành giả đến với thiền viện hay là tu tập tại nhà luôn luôn nằm gọn gàng trong hai hạng sau đây: Một, là tu để đắc cái gì. Hai, là tu để bỏ cái gì. Thì theo tôi, tôi chọn cái Tu để bỏ cái gì nó an toàn hơn. Vì sao? Là vì cái cần bỏ mình biết rõ. Cái cần bỏ mình biết rõ: đây là bủn xỉn, đây là ganh tị, tật đố, nhỏ mọn, hẹp hòi, hèn hạ, ty tiện, đê hèn, mình biết. Còn mà để đắc cái gì đó, làm sao mình biết đó là cái cần đắc. Rồi chưa kể trên cái hành trình mà để tìm cái mình đắc, cực kỳ nguy hiểm, rất dễ ngộ nhận. Tôi nói hoài giống như nói giỡn mà nó là thật. Cứ nghe nó mát lạnh lạnh mát mát rợn rợn, rồi là bắt đầu nó khoái rồi đó. Ngồi hồi đó nó ngồi 15 phút bây giờ nó quất cho ba tiếng là thấy khoái rồi đó. Ngày xưa nhớ dở bây giờ nhớ giỏi, ngày xưa đi nghe đạo không hiểu, bây giờ nghe tới đâu hiểu tới đó, là thấy khoái rồi đó. Quá nguy hiểm. Đấy. Mà cái quan trọng nhất không phải học để có trí mà học để bớt ngu. Không phải học để giỏi mà học để bớt dốt. không phải ngồi thiền để được niệm mà để không còn phóng dật nữa. không phải tu để được Tuệ mà để bớt Vô minh. Nhớ cái đó. Nhớ cái đó. Rất là quan trọng. Tu không phải để thành Thánh mà để Không còn là Phàm. Quan trọng lắm. Tôi đã nói hoài cái cách tu á, là tu kiểu lụm ve chai và tu kiểu đổ rác. Tu kiểu đổ rác nó an toàn lắm. Cứ thấy rác là liệng thôi. Còn tu kiểu lụm ve chai nó rất là nguy hiểm, có nghĩa là gặp cái gì cũng lụm mà lụm nhầm trái lựu đạn là chết, nha. Mà lựu đạn sét nó còn nguy nữa. Bởi vì cái lựu đạn mới đó, thì cái muỗng của nó, cái chốt của nó bật ra hay không mình biết. Còn cái thứ lựu đạn sét nó bật ra hay không mình đâu có biết. Hồi nãy mình thấy nó sét nó không có bật, bây giờ nó khùng khùng, nó lăn lăn nó xóc xóc. Cho nên, lụm nhằm lựu đạn, lụm nhằm thuốc độc là nguy hiểm, lụm nhằm chất nổ, chất gây cháy là nguy hiểm. Nha. Cho nên, Tu kiểu đổ rác là cứ thấy rác là liệng thôi. Nó an toàn. Tu kiểu bỏ ra nó an toàn hơn kiểu lụm vào, nhặt lên, cực kỳ nguy hiểm. Bởi vì miệng liệng, cái khả năng liệng nhầm, thứ nhất, khả năng liệng nhầm nó ít hơn khả năng lụm nhầm. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, cái liệng nhầm nó ít nguy hiểm hơn cái lụm nhầm. Cái nào cũng “l” hết á, một cái “liệng” một cái “lụm” Liệng nhầm nó ít có nguy hiểm hơn cái lụm nhầm. Kể cả mình có liệng nhầm 1 ký vàng nó cũng không có nguy hiểm bằng lụm nhầm trái lựu đạn. Nhớ cái đó nha. Cho nên, tu là hành trình đổ rác. Thấy rác là bỏ nó tốt hơn. Tu là để bỏ phàm nó tốt hơn là tu để chứng Thánh. Bởi vì mình đâu có biết Thánh ra làm sao. Mình đâu có biết cái thiện nó ra làm sao. Cứ Năm triền là lìa bỏ. Bỏ cái dục triền, không còn đam mê trong vật chất. Bỏ cái sân triền, không còn bất mãn này nọ. Hôn thụy triền là hạn chế, bỏ cái lười biếng và buồn ngủ, tìm đủ mọi cách hạn chế cái lười biếng và buồn ngủ. Bỏ cái trạo hối triền, có nghĩa là không có tiếp tục phóng dật, và tiếc nuối chuyện đã làm và chưa làm. Hoài nghi triền ở đây có nghĩa là hạn chế, không có lưu tâm đến chuyện không cần thiết để rồi hoang mang, nghi hoặc. Nhớ nha. Tìm hiểu cẩn thận để rồi tin chắc vào đường lối hành trì của mình. Thì cái đó được gọi là lìa bỏ Hoài nghi triền. thì chỉ cần lìa 5 triền này, đủ duyên, anh đắc thiền, sơ thiền, nhị thiền. Đủ duyên, khi anh lìa 5 triền này thì đủ duyên anh đắc sơ, mà anh đắc sơ rồi thì cái chuyện nhị thiền nó không khó. Mà đắc được nhị thiền rồi thì cái chuyện tam tứ thiền nó không phải là chuyện khó. Nhớ nha. Cho nên, nó mắc là nó mắc ở chặng một á. Nhớ là nhớ chỗ đó.
Cho nên, hôm nay bà con hỏi tôi : Sách gì cần đọc ? Bữa hổm, kỳ trước, sư bác sạch sành sanh vậy bây giờ tui đọc cái gì ? Xin thưa kỳ rồi tôi không có bác. Kỳ rồi tôi chỉ phân tích tui xì ra cho bà con biết một cái sự thật mà hiếm người Phật tử bận rộn có để ý tới. Nha. Có nghĩa là, Tam Tạng kinh điển là như vậy đó. Tạng luật là gồm có nội dung như vậy, kinh như vậy, A-tỳ-đàm như vậy, đó là mới có nửa bài thôi. Thì sáng nay, tôi mới phân tích thêm là mình cần đọc cái gì và tại sao ? Nhớ nha.
Thì cái tinh thần buông bỏ trong Phật pháp tôi nói rồi, nó có ba : Một là bỏ ác theo thiện. Chỉ cần bỏ ác là tự nhiên nó theo thiện thôi. Chứ đừng có nghĩ cái chuyện đi kiếm cái thiện. Nha. Cứ bỏ ác, biết đây là bủn xỉn là được rồi, biết đây là ganh tị, biết đây là nhỏ mọn, biết đây là tà kiến là được rồi. Khi mà anh biết được đây là tà kiến là anh đã biết được Chánh kiến rồi. Anh nhận diện đây là bủn xỉn, đây là ganh tị là anh đã lìa bỏ được hai cái đó rồi. Nha. Nhớ nha. Cái đó rất là quan trọng, rất là quan trọng. Cái buông bỏ thứ nhứt, là buông bỏ cái ác, để theo thiện. Cái thứ hai, là bỏ cái riêng để về với cái chung. Thì cái riêng ở đây là gì ? Không nghĩ tới mình, để mà vun xới cái tôi là một, không nghĩ đến cá nhân để thờ phụng như là một thần tượng đó gọi là bỏ cái riêng về với cái chung. Nha. Thấy ác biết là ác, thấy chuyện không nên làm thì tránh, thấy lời không nên nói thì tránh. Chỉ vậy. chứ không có vun bồi cái tôi. Không có cái chuyện tôi tu, không có cái chuyện tôi giỏi, không có chuyện tôi cao, tôi thấp, tôi tiến, tôi lùi. Không. Không có cái tôi nào ở đây hết. Cứ thấy rác là đẩy ra, thấy rác là đẩy ra chứ không có giống như người quét sân. Cái người đời mà không biết đạo á, khi họ quét sân, khi họ trồng hoa thì họ quét, họ nghĩ rằng cái sân của tôi nó đã sạch rồi, vườn hoa của tôi nó đã đẹp rồi, nhưng mà đối với người tu thì không. Người tu giống như người uống thuốc chữa bệnh vậy đó. Cứ thấy bệnh thì mình uống thuốc vô. Uống thuốc không hề cần đến ý niệm là bữa nay tôi uống tám viên, mười viên, không. Cứ thấy bệnh là uống thuốc vô. Uống thuốc bằng tâm niệm của người đang bị bệnh. Dấy. Ở đây cũng vậy. Bữa nay mình ngồi được bao nhiêu, bữa nay mình khá hơn hôm qua, hay là tệ hơn hôm qua, mình có cái gì cần phải điều chỉnh, chỉ nghĩ tới đó thôi ? nhưng mà đặc biệt ở đây không có cái chuyện tôi hay hay là tôi dở, tôi hơn người này, tôi kém người kia là sai. Nhớ nha. Mình tu tập theo tinh thần của người quét rác, của người bị bệnh uống thuốc. Nhớ. Đó là tinh thần buông bỏ của Phật pháp. Đó là có người hỏi tôi : Nghe đâu muốn chứng Thánh là phải có Ba la mật, có nghĩa là cái công đức nhiều đời, như vậy thì làm sao mình biết mình có ba – la – mật ? Tui nói : không cần. không cần lưu tâm đến cái chuyện mình có bao nhiêu cái ba – la – mật, dày hay mỏng, không có cần, chỉ nhớ cái này : Hãy bỏ đi cái suy nghĩ cho rằng tôi đang vun bồi ba – la – mật. Hãy bỏ cho bằng được cái chuyện đó. không có chuyện vun bồi, bởi vì mình không biết mình không có đủ hay là thiếu. Mình không cần. Mà cái quan trọng là tôi phát huy các khía cạnh của ba – la – mật để nếu đủ duyên tôi chứng quả đời này. Còn chưa gì hết mình đã mang cái tâm trạng tiểu thừa, chưa gì hết mình đã thấy mình đã tu bằng tinh thần mặc cảm tự ti là « tôi đang vun bồi ba – la – mật ». Nhiều người họ hay nói cái đó, « nguyện cho kiếp sau tôi được cái này », « nguyện cho kiếp sau tôi được cái kia » đó là tinh thần tiểu thừa các vị biết không ? Tiểu thừa ở đây định nghĩa mới đó. Định nghĩa mới tiểu thừa là vậy. Có nghĩa là chưa gì hết mình đã mạ khô giống thúi, là tiêu gia bại chủng. Làm sao mình biết, làm sao mà mình mình đủ hay thiếu, cái đó không quan trọng, nha. Cái quan trọng là cứ cắm đầu tu tập, cắm đầu trau dồi giáo lý, cứ cắm đầu sống chánh niệm, nếu hôm nay Phật tử hỏi tôi : Bây giờ sư nói nhiều quá, bây giờ tôi làm cái gì ? Tôi nói có hai chuyện thôi : Một là trau dồi giáo lý, hai là sống chánh niệm. không có cái thứ ba. Không có cái thứ ba. Nha. Chỉ có hai cái đó thôi. Học giáo lý căn bản, rồi sống chánh niệm. Rồi các vị hỏi tui thêm, rồi ba cái trì giới, bố thí, phục vụ,… ? yên tâm. Yên tâm chuyện này. Khi mà anh cứng giáo lý rồi, anh sống chánh niệm rồi, nha. Anh biết rõ cái này bủn xỉn, cái này là ganh tị, cái này là tham là giận anh biết rồi thì tôi hứa với anh một chuyện, cái cơ hội mà anh bố thí, cơ hội mà anh phục vụ, cơ hội mà anh thuyết pháp nó đầy ra nó. Anh yên tâm anh đừng có lo chuyện đó. Nha. Tôi nhắc lại. Anh yên tâm anh làm dùm tôi hai chuyện. Đúng hai chuyện thôi. Đó là : Anh học giáo lý căn bản, rồi thì anh sẽ sống chánh niệm. còn các vị hỏi Giáo lý căn bản là sao ? Đó chính là nội dung tuần sau. nhớ nha. Nội dung của tuần sau, là : Thế nào là giáo lý căn bản ? Còn bữa nay tôi chỉ nói nửa phần còn lại của bài giảng kỳ trước, của đề tài kỳ trước. Đó chính là : Đọc cái gì và tại sao ?
Thì hồi nãy tôi trở lại vấn đề ba – la – mật. Chúng ta không cần biết mình có ba – la – mật đủ hay thiếu, mà mình chỉ cần phát huy tinh thần của ba – la – mật, có nghĩa là tu được bố thí được, bố thí được là bố thí, giới được là giới, niệm được là niệm, định được là định, phục vụ được là phục vụ, đủ duyên chứng, không đủ duyên thì đời sau kiếp khác, nó là chủng tử cho mình. Các vị cũng không cần thiết phải bận tâm là tôi sẽ nguyện thành Thinh văn, là Độc giác, là Duyên giác, là Phật tổ, là Chánh Đẳng Giác, không cần quan tâm. Cứ làm tròn cái lời dạy của Đức Phật thì tự nhiên cái duyên nó dắt mình đi. Tự nhiên. Nếu mà cái chủng tử hồi trước của mình, là mình gieo là Đắc Thinh văn càng nhanh càng tốt, thì ngay đời này kiếp này, cái duyên nó đủ rồi thì tự nhiên là mình đắc. Rồi các vị hỏi sao thời này không thấy ai đắc ? Sai. Sai bét. Những người đắc, họ không có nói, mà người nói, họ không có đắc. Nha. Đừng có mặc cảm, tôi là người độn căn, thiếu duyên, Sai. Đừng có nói thời này Mạt pháp không ai đắc. Sai. Sai nữa, càng nói càng sai. Họ đắc, họ không có nói. Họ đắc họ không có khoe. Họ đắc họ không có đi lang bang xẹt hào quang như là hàng gió đá cho mình thấy. Nha. Đắc rồi thì họ chỉ nói khi họ không thể im lặng. Nha. Còn mình chỉ im lặng khi không thể nói. Hình như có chỗ khác. Có một điểm khác biệt chỗ này : Họ chỉ nói khi không thể im lặng ….. Im lặng khi không thể nói. Cũng giống như tiêu chí bảo vệ môi trường của các nước tiên tiến và các nước tụt hậu nó giống nhau. mấy nước như Việt Nam, Trung Quốc nó chỉ giữ lại cây cối khi nó không thể đốn, còn cái tụi Mỹ, tụi Thụy Sỹ, nó chỉ đốn khi nó không thể giữ. Một bên thì nó chỉ đốn khi không thể giữ, còn một bên nó chỉ giữ khi nó không thể đốn. Thì ở đây cũng vậy, mình á, trong đời tu của mình mình đừng có nên nói rằng, im lặng là vàng. Sai. Im lặng chưa hẳn là vàng, bởi vì có trường hợp, Bậc Thánh họ mở miệng nó còn quý hơn vàng. Nó quý hơn vàng, họ mở miệng. Có trường hợp im lặng nó quý như vàng là bởi vì nói ra nó là chì. Nói ra nó là chì thì không nói, mà khi nói ra nó là vàng thì phải nói. Phải nói chứ. Cho nên, Đạo Phật kỵ cái cực đoan, Đạo Phật không có một chiều. Nha. Chính Đức Phật, Ngài nói Ngài là Vibhajjavado chứ không phải ekamsavado. Ai mà biết search google đánh dùm tôi chữ « vibhajjavado » hai chữ « j » á. Vibhajjavadi và Ekamsavadi. Chính Ngài xác nhận ta là người vibhajjavadi, ta nói chuyện đa diện, nói chuyện có phân tích, chứ ta không phải là người ekamsavadi, ta không phải là người nói chuyện phiến diện một chiều. Ngài không có dạy đệ tử phiến diện một chiều. Ngài luôn dạy đệ tử gọi là ….phản biện, và đệ tử của Ngài được gọi là …. là những người đào luyện để trở thành những người có khả năng phản biện. Đấy. Nhớ cái đó. Ở trong kinh Nhật tụng Kalama chúng tôi đặc biệt sưu lục những bài kinh mà tôi cho rằng cần thiết, cấp thiết nữa là khác. Cấp thiết, tức là cần mà cần gấp á, gọi là cấp thiết, cho những người tự thấy mình không có điều kiện nghiên cứu kinh điển, nha. Thì có thể 25 cuốn kinh tạng mỗi cuốn 500 trang mà bây giờ mình gom lại, 25 cuốn mà mình gom lại có 3 cuốn thôi, mỗi cuốn 500 trang, mà trong khi kia là 25 cuốn, mà mỗi cuốn cũng 500 trang Chánh tạng. Bây giờ mình gom, gom ở đây không phải là mình chê cái phần còn lại, mà mình gom lại những cái mà mình tạm gọi là thuận tiện cho những người cái thời kỳ mà nhiễu nhương, bận rộn, này nè. Thì họ đang cần. Cái đó là cần hơn. Mình gom lại cho họ. Chứ cái phần còn lại, không phải là dở. Không phải. Giống như trong rừng như vậy, thì chuyện trước mắt tôi thấy một số bà con cần một ít bỏ túi để đi rừng, thì tui có quơ một số nắm một số trái, rồi hứng cho mớ nước suối để bà con bỏ túi để bà con lấy đó làm hành trang nghiên cứu phần còn lại. Chứ không phải trong rừng chỉ có chừng ấy nắm, chừng ấy trái, chừng ấy nước uống. Sai. Sai. Mà tôi thấy bà con bắt đầu hành trình vào rừng thì tôi có bỏ công ra tôi quơ mớ để cho bà con bỏ vô cái bị đeo ở sau lưng á, đi. Đi nghiên cứu cái phần còn lại. Nhớ nha. Nhớ cái đó.
Cho nên, tôi quay lại, cái vấn đề, ba – la – mật. ba – la – mật là sao ? Là tất cả hạnh lạnh từ cái chùi cầu rửa chén, dắt người mù qua đường cho đến cái chuyện mà hi sinh thân mạng cúng dường Phật bảo ba đời mười phương. Tất thảy đều gọi là công đức. Nhưng mà công đức ấy, có được gọi là ba – la – mật hay không thì nó phải dựa vào điều kiện này, là : Cái người nào dốc lòng cầu giải thoát không muốn tiếp tục sanh tử quẩn quanh trong ba cõi sáu đường, thì với người đó, họ làm bất cứ công đức gì nó được gọi là ba – la – mật. Còn cái người mà lén lén, thầm mong có mặt hiện hữu trong một cái hình thức, một cảnh giới, một cái điều kiện, một hoàn cảnh, một môi trường nào đó, thì rất có thể công đức người đó chỉ là công đức hữu lậu thôi. Nó có nghĩa là nó chỉ là điều kiện để quẩn quanh trong ba cõi sáu đường, ngũ thú lục đạo. Nha. Còn riêng cái người nào mà có cái lòng cầu giải thoát, chán sợ sanh tử, không thiết tha trong chuyện hiện hữu thì tất cả công đức lớn bé mà họ làm được đều được gọi chung là ba – la – mật. Từ tiếng Phạn là Parami. Parami nó có nhiều cách định nghĩa, mà trong đó có một cách mà có thể nói dễ nhớ nhất là param (bờ kia bến khác) + i (đi). Parami là Con đường mà để đưa mình qua bờ kia, bến khác, không tiếp tục ở bờ sanh tử này nữa, là parami = param + i. Nhớ nha. Bây giờ cái người mà có ba – la – mật đó, mình không có cần thiết biết là mình có hay không mà mình nhớ thế này, người nào có khả năng làm được ba cái buông bỏ vừa rồi đó, chỉ có ba – la – mật mới làm được cái đó, và làm được nhiều, các vị hỏi tôi : Nhiều là sao ? Dạ, nhiều là đủ xài, đủ để mình không còn là phàm nữa, đủ để mình thay đổi con người cũ của mình, thì đó gọi là làm nhiều, làm đủ. Nha.
Các vị nhớ, cái thứ nhất, đặc điểm của ba – la – mật là gì ? là khả năng buông bỏ cái ác qua cái thiện. khi nhận nó là ác thì có khả năng buông bỏ nó, không có tiếc nuối nó. Không vì tiếc nuối, không vì sợ hãi, không vì bất mãn. Tiếc nuối, sợ hãi, bất mãn, mà tiếp tục ở lại với cái ác nữa. Thì cái đó được gọi là khả năng buông bỏ một. Khả năng buông bỏ hai là bỏ được cái riêng. Thứ nhứt là bỏ xấu qua tốt. Thứ hai là bỏ được cái riêng về với cái chung. Có nghĩa là không có tiếp tục tự giam nhốt mình trong ý niệm riêng tư. Riêng tư ở đây có hai : Riêng ở đây là mình, và riêng ở đây là một đối tượng, thần tượng của mình. Tôi được cái này, tôi mất cái kia. Tôi thua cái này, tôi hơn cái nọ. Bỏ cái đó. Cứ tu là uống thuốc. Tu là quét rác. Tu là thả chim. Chứ không phải thả diều. Nhớ bao nhiêu đó. Gọi là bỏ cái riêng ở phía mình. Còn bỏ cái riêng ở phía người có nghĩa là từ bỏ cái ý niệm thờ phụng một cá nhân, một đường lối, một đoàn thể nào đó. Nên nhớ, Chư Phật không phải là một cá nhân. Nhớ nha. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không phải là một so với Chư Phật quá khứ, mà Ngài là chung với Chư Phật quá khứ. Ngài là chung chứ không phải cái gì đó riêng. Nhớ cái đó nha. Lời dạy của Đức Thích Ca Mâu Ni y chang lời dạy của Đức Ca Diếp, y chang như lời dạy của Phật Tỳ Bà Thi, Phật Nhiên Đăng, y chang lời dạy của đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Bồ Tát. Y chang như vậy. Nha. Có nghĩa là về sau Đức Thế Tôn Từ thị Di Lặc Ngài ra đời, Ngài cũng dạy nội dung y chang như Đức Phật Ca Diếp, y chang như nội dung của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhớ nha. Không có khác. Cho nên nhớ. Cho nên, Quy y Phật không phải là quy y một cá nhân nào hết, mà Quy y Phật có nghĩa là Quy y Ba đời mười phương Chư Phật. Mà Chư Phật là biểu tượng tổng quát, phổ quát của cái gọi là Chánh Pháp. Nhớ cái đó. Còn Chánh Pháp chính là cái mà Chư Phật thấy và Chư Phật dạy. Đó gọi là Chánh Pháp. Còn Tăng Chúng chính là cái người hiểu được lời Phật dạy, và làm đúng lời dạy đó được gọi là Tăng. Nhớ cái đó. Phải hiểu cái đó. Cho nên, Quy y Tăng không phải là quy y cá nhân ông thầy A, thầy B ngồi truyền Tam Quy cho mình. Đúng đó là người đưa mình vào đạo, nhưng vị ấy chỉ là một giọt nước trong đại dương của ba đời mười phương Thường trụ Tăng Bảo. Nha. Thường trụ ở đây phải hiểu là xuyên suốt ba thời, chỉ là một mảnh vụn, vị đó chỉ là một giọt nước trong Ba đời mười phương Tăng Bảo mà thôi. Nhớ cái này. Cho nên, bỏ cái riêng ở đây gồm có hai : Một là bỏ cái riêng về phía mình, có nghĩa là không có tu với cái ý xây đắp, vun bồi, tài bồi một cái tôi, một cái của tôi, một cái ngã, một cái ngã sở nào hết. Cái thứ hai, bỏ cái riêng ở đây là bỏ cái riêng đối với người, là không thờ phụng đặc biệt một đối tượng nào hết. Khi mà chân lý là không bến bờ, không bờ mé, mà mình lại đi đặt vấn đề là tôi đang theo đuổi học thuyết đó, nền tảng, truyền thống, đường lối đó, có nghĩa là mình đã đóng khung chân lý. Mà chân lý là hư không. Bây giờ mình đi mình lấy cái thùng các –tông mình đóng nó lại rồi mình để cái chữ « hư không » các vị nghĩ có ba trợn không ? Chân lý không bến bờ, như hư không vậy, rồi giờ mình lấy cái thùng, mình dán keo lại, các vị nghĩ sao ? Cái chuyện mà mình thờ riêng một đường lối, một cái cá nhân, một cái thần tượng nào đó giống như mình nhốt gió, nhốt hư không, nhốt nắng, nhốt sương vào trong một cái thùng rồi dán label, dán nhãn vào bên ngoài vậy đó. Nha.
46 :40
Cái đó chỉ có ba trợn thôi. Nha. Cho nên người có ba – la – mật không cần phải quan tâm mình có ba – la – mật hay không. Mà cứ xem mình có làm được ba cái buông bỏ này hay không ? buông bỏ một là bỏ ác theo thiện, không vì ghét không vì thích không vì sợ mà tiếp tục ở lại với cái ác. Mà phải bỏ ác mà đi. Thứ hai là không vì thích không vì ghét không vì sợ mà tiếp tục nuôi dưỡng một cái riêng dầu cái riêng đó là mình hay là một đối tượng nào đó ngoài mình. Cái thứ ba là người có ba – la – mật họ bỏ được cái thứ ba đó là bỏ được cái thấp để lên được cái cao, bỏ được cái cũ để đến được cái mới, bỏ được cái hẹp để đến với cái rộng. Nha. Và tôi nhắc lại lần nữa, mình không phải treo chữ rộng, chữ cao đằng trước để mình theo đuổi, không phải. mà cứ thấy mình đang hẹp là tự nhiên mình đã đang đến với cái rộng rồi. làm ơn nhớ tới cái này. Nhớ cái này, nha. Tôi nói như vậy mà nhiều người hiểu không kỹ, cứ tưởng ổng kêu mình treo cái chữ rộng, chữ cao, sai. Cứ nhớ rằng tôi đang hẹp là ngay lúc đó quý vị được rộng. Nhớ rằng mình đang chật, đang hẹp là lúc mình đang rộng. Nhớ rằng cái này nó còn thấp lắm là lúc đó mình lên được chiều cao mới. Biết rằng cái này nó còn thấp nè, nó còn hẹp, nó còn cạn khi biết cái này cạn là mình đã đến chiều sâu khác. Nhớ nha. Chỉ có người có ba – la – mật họ mới thực hiện được ba cái từ bỏ này. Tuy nhiên, how, how much và how long. Bỏ mà bỏ như thế nào, bỏ được bao nhiêu và bỏ được bao lâu. Có ba cái đó. How long và how much. Bỏ được bao lâu. Nổi hứng thì thấy ok, nhưng mà được năm ba bữa nửa tháng nó quay trở lại, cốt khỉ hoàn cốt khỉ, nó trở lại con người cũ của mình là về mặt how long mình thấy có vấn đề rồi đó. còn cái how much là trong một điều kiện nào đó thì ok, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh nào đó mình không có được như vậy. Nhớ nha. Thì như vậy cái how much của mình nó cũng có vấn đề. Ở đây quan trọng nhất của người tu là nhớ chữ How How long và How much, Bỏ được cái gì, bỏ kiểu nào, bỏ được bao nhiêu và bỏ bao lâu, thì ba cái tiêu chí buông bỏ này là : bỏ ác, bỏ riêng, bỏ cũ, bỏ cái thấp. Thì ba cái bỏ này chính là nội dung của Phật pháp. Và đồng thời, ba cái khả năng buông bỏ này nó chính là đặc điểm của người có được cái ba – la – mật, còn ba – la – mật đến mức nào thì để xem đến lúc vô quan tài thì biết. nhưng mà trước mắt, người có ba – la – mật có công đức giải thoát là phải có bằng được ba cái này. Và tôi nhắc lại lần nữa, cho đến lúc nào, giây phút nào trong cuộc đời tu học của bà con mà bà con thấy bà con hay là bà con đang dở ẹc, bà con đang thấy mình sâu là bà con đang rất là cạn tới mắt cá thôi. Bà con thấy mình cao là cũng tới mắt cá, thấy mình sâu cũng là mới tới mắt cá thôi. Mà thấy mình rộng là mình cũng chỉ có gang thôi à. Nhớ. Quên mất đi ý niệm đó thì bà con mới thật sự cao, thật sự sâu, và thật sự rộng. Nhớ nha. Quên được ba cái cao sâu rộng thì bà con mới thực sự cao sâu rộng. Còn bị ám ảnh bởi cao sâu rộng hơn kém thì bà con không có được cao sâu rộng, và luôn luôn kém. Nhớ cái này. Cái này rất là quan trọng.
Thì nói tinh thần chung là như vậy. Bây giờ phải nói cụ thể chứ. Chúng ta thấy có những cuốn sách, sách thì bao la nhưng những cuốn tôi giới thiệu với bà con về tinh thần buông bỏ đó, những cuốn sách, những tác giả mà tôi không có ăn chia gì với họ hết á. Nhưng mà tôi nhận ra nó có tinh thần buông bỏ rất lớn. thí dụ như ở Âu Mỹ thì có Ngài Sumedho, hay là của Ngài Ajahn Brahm bên Úc, ngài Sumedho là ngài người Mỹ, năm 60 -70 Ngài tu ở Thái, rồi sau đó năm 82 Ngài về Anh, về Anh rồi cách đây 3 năm Ngài trở lại Thái, rồi Ngài về Thái Ngài nói Ngài tịch ở Thái luôn. Ngài là một nhân vật phải nói là Ngài dạy để buông đó, mà bản thân Ngài buông thiệt. bản thân Ngài buông thiệt. Ngài Ajahn Brahm bất cần đời nghĩ gì về mình, Ngài cứ dốc lòng ra Ngài nói thôi. Rồi, đó là 2 vị còn sống. Còn Ngài Ajahn Chah. Nổi bật trong tinh thần buông bỏ là Ngài Ajhan Chah. Cho tôi nói một chuyện nhỏ xíu với tất cả sự tôn kính cực kỳ khách quan, tôn kính và khách quan, trung thực, không có một ý riêng tư gì ở đây hết, tôi xin kính lạy các vị tôn túc nào mà nghe lại cái này, tôi xin các vị cũng tha thứ cho con, con không hề nói vị nào hết, đó là : Không có gì đẹp cho bằng một vị tôn túc trưởng lão được mọi người kính lễ, mà coi như chung quanh không có cái gì có thể liệng bỏ, bởi vì các vị chỉ có tam y và cái bình bát. Mà nhiều lắm là cái quạt, chai dầu gió thôi. Liệng là mấy vị đó coi như trụi lủi luôn á. Thì khả kính thay hình ảnh đó. Cái mình sợ nhất là càng tu thì ý niệm ngã sở càng nhiều. Càng tu là bao nhiêu lễ phẩm, tài vật chất cao như núi. Thì Ngài Ajahn Chah Ngài là một vị thiền sư phải nói là được lòng của rất nhiều những đại gia, từ Hoàng gia Thái. Đám tang của Ngài là có Hoàng gia Thái, có Thủ tướng tới dự mà. Và đệ tử của Ngài thì phải nói là Âu Mỹ, và toàn cõi Châu Á mà nói đến Ngài Ajahn Chah là nói Vipassana mà không biết là không được nha. Không biết là bệnh á, người đó bị bệnh á. Ấy vậy mà quà tặng Ngài toàn đồ quý không à. Những bức tượng, những món trân ngoạn cổ vật. nhiều người gặp thiền sư họ cúng cái đó mới ghê. Cái gì Họ cưng quý nhất, họ trân trọng nhất họ đem tới họ cúng cho Ngài, rồi có mấy vị sư đệ tử Âu Mỹ, có nhiều vị có kiến thức về đồ cổ vật các vị thấy « chà chà chà, cái bình này là bình Khang Hy, cái ấm này là ấm Càn Long, cái khay này là khay của Lý Liên Anh » Nhưng mà lạ một chỗ là cúng cho Ngài xong, ngài cũng cười cười cười, Ngài lấy xong Ngài lùa qua một bên thì trong vòng đúng 30 giây là mất tiêu. Lạ. mà đâu có ai dám lên cốc của Ngài. Lạ chỗ là có vị họ còn nghĩ xấu là chắc Ngài cho đệ tử tuồn lên cốc giấu hàng ở trển. nhưng mà không. Có một vị sư người Tây phương, bữa đó có dịp gì đó, rồi Ngài mới lên phòng của hòa thượng thiền sư để ngài dọn, thì Ngài lên tới nơi Ngài giật mình, trên đó không có một cái gì hết, chỉ có tam y bình bát với tấm trải, với cái quạt phẩy phẩy lúc mùa hè đó thôi. Đấy. còn bình nước của Ngài thì cái ấm nước á, không phải bình thủy, cái ấm nước để mình nấu dưới bếp, mà có điều cái này không phải ấm nấu, mà ấm nấu người ta nấu ấm khác, rồi người ta sớt ra cái ấm này, Ngài lấy nút bần ngài nhét cái vòi lại, khi nào uống thì ngài rút cái nút bần ra ngài rót vô cái ly. Thì ông sư người Tây này ổng thấy ổng hãi hùng. ổng kinh ngạc quý kính mà ổng hết hồn bởi vì bao nhiêu cổ vật nó đi đâu ? Về sau có một lúc thân thiết, thân thì có thân nhưng mà trong lúc mà gọi là thoải mái nhất ổng hỏi riêng Ngài là : « con không biết những cái lễ vật mà cực kỳ quý giá đó nó đi đâu mất ? » Ngài cười, Ngài nói : « Tui không cần mà có người khác cần tui cho hết rồi » Cho hết rồi. cái khả năng buông bỏ. và đặc biệt tất cả các vị đệ tử của Ngài đều phải sống trong tâm trạng lính tráng thường trực. Có nghĩa là sao ? lính trang có nghĩa là đã nói lính là không có sở hữu, không có cái trụ xứ cố định, lâu bền. Có nghĩa là thí dụ như tu Ngài thấy năm bảy năm, mình cứ cắm đầu mình chánh niệm, cắm đầu mình đi bát, cắm đầu sống cơ cực gian khó. Mình không biết gì hết. Tây, Mỹ, Pháp Nhật Do Thái đối với Ngài, Ngài không quan tâm. Tự nhiên, một ngày kia, Ngài để ý mình, mà mình cứ lo chuyện của mình, thì một ngày kia trong buổi uống nước chiều Ngài chỉ tay vô một ông sư người Do Thái, Ngài nói rằng là : « Tuần sau đi xuống tỉnh nào đó làm trụ trì cái chùa đó, để ông sư trụ trì hiện giờ đó ổng đi về đây » Nói như vậy và không được cãi. Bởi vì Ngài thấy cái gì đó Ngài mới kêu ông Do Thái này đi. Rồi một tháng sau trong buổi uống nước buổi chiều Ngài lại chỉ ông sư người Nhật, kêu ông Sư người Nhật đi về tỉnh nào đó thế cho ông trụ trì đó để ổng đi về đây. Cứ như vậy. Cho nên, đệ tử của Ngài, cái ông đang ở Chiang Rai, đang ở Chiang Mai, đang ở Pattaya, đang ở Ysam bất cứ nơi nào, hễ là đệ tử của Ngài, luôn luôn trong tình trạng không biết đi lúc nào. Y như lính vậy đó, cứ nay tiền đồn mai tiền đồn, nay biên giới, mốt biên thùy, không có chỗ nào dừng chân hết, không có cơ hội mọc rễ. Ngồi chưa ấm đít là đã bị điều đi. Bản thân Ngài đã là vô sản chuyên chính, chí công vô tư, mà trong khi đó, đệ tử của Ngài cũng phải luôn sống trong tình trạng không có dám tậu một cái món gì hết, bởi vì có khả năng là mình tậu buổi sáng là buổi chiều đã bị thuyên chuyển, có một sự vụ lịnh mới để mà điều về cái tiền đồn khác, heo hút đìu hiu nào đó. gọi là hoàn toàn bất ngờ. Đó chính là tinh thần sống trong bất trắc. sống trong bất trắc, sống trong bất định, để chi ? Để cư an tư nguy. Có nghĩa là, trong mọi tình huống đều có thể ra đi, tắt thở thanh thản thoải mái, nha. Cư an tư nguy là như vậy. an lành cách mấy cũng phải nghĩ đến cái chuyện có sự cố, sự kiện hết. thì ở đây mình thấy, nãy giờ mình thấy tôi lỡ nói hơi nhiều về Ngài nhưng mà tất cả những vị mà tôi tán thán đó cũng đều phảng phất tinh thần chung ấy. Có nghĩa là sao ? Khả năng buông bỏ rất tốt. Cái chuyện mà người ta có gì không quan trọng, mà khả năng người ta buông được hay không. Tôi nhớ bên Mỹ có một cái gia đình đó 2 anh em. Ong anh thì ổng xài tiền thoải mái lắm. ông em thì kẹo. thì bữa đó ông em thấy ông anh gần như là cứ vung vung. Người ta là rút tiền xài, còn ông anh là vung tiền, xài chữ « vung tiền » thì ông em ổng mới nói : « Anh xài hình như hơi quá rồi đó » thì ông anh ổng mới nói thế này : « Anh không có để ý cái chuyện là mình xài bao nhiêu, mà anh lại để ý là mình kiếm được bao nhiêu » tôi rất thích câu nói đó. Dĩ nhiên, tôi không có kêu gọi các vị bắt chước ông anh, nha. Nhưng mà tôi đang mượn cách nói kỳ cục của ông anh, ổng nói « Anh không quan tâm chuyện xài bao nhiêu, mà anh quan tâm chuyện kiếm được bao nhiêu » ở đây cũng vậy. tùy vào điều kiện của mỗi người, mà có nhiều khi mình là một người cư sĩ, thì mình phải có vợ có chồng, có con có cái, mình phải có nhà có cửa, phải có vườn tược, phải có nhà bếp, bếp núc, nhưng mà cái chuyện anh có bao nhiêu nó không quan trọng, mà anh có khả năng buông nó hay không nó mới quan trọng. Giống như hồi nãy ông anh ổng nói là « Anh không có quan tâm chuyện anh xài bao nhiêu, mà anh chỉ chú ý là bây giờ anh có khả năng kiếm được bao nhiêu » Đó. còn ông em ổng thuộc dạng giới tiểu thương, ổng lại có suy nghĩ hơi nghèo hơn, tối ngày ổng cứ bận tâm là mình xài nhiêu. Còn ông anh, ổng để ý chuyện mình có thể kiếm được bao nhiêu. Ở đây cũng vậy. cái chuyện mà quý vị sở hữu bao nhiêu tôi không quan tâm. Bởi vì, cái căn cơ, tâm tánh, hoàn cảnh, điều kiện mỗi người khó nói lắm. Tuy nhiên, cái mà tôi đặc biệt nhấn mạnh, kêu gọi, tuyên truyền, rao giảng bà con, đó là : Anh có bao nhiêu không quan trọng, mà quan trọng là anh có khả năng buông được bao nhiêu. Nhớ nha. Cái này quan trọng lắm. Nói như vậy, Ngài Ajahn Chah thì cái gì Ngài cũng buông, đó là cái kiểu tu của Ngài. Trong khi mình về Miến Điện, mình gặp rất là nhiều vị cao tăng, những vị Tam tạng pháp sư, những vị thiền sư mà mình vào phòng của Ngài mình lạy mà thấy ngộp luôn á. Ovaltine, rồi sữa đặc, rồi y bát, dầu gió, rồi giấy vệ sinh, rồi to chén muỗng nĩa, rồi mâm vàng chén bạc tôi thấy đầy hết á. Mình không biết chứ mình ngó mình bị sốc dữ lắm, nhưng mà nếu mình biết chuyện này thì mình phải thông cảm. Người ta chưa kịp phân phối đó thôi, thứ hai, coi chừng cái chỗ của Ngài là cái kho của chùa. Thay vì mình nói Ngài quá nhiều đồ, thì mình có thể nghĩ rằng Ngài đang ở trong một cái kho. Thì tự nhiên cái lòng mình nó nhẹ đi. Giống như thay vì nói ông sư đó ông sư hổ mang, thì mình phải thấy rằng con hổ mang đó nó biết làm sư thì tình hình nó khác. Mình nói, cái cây này sao mà bông đẹp mà gai nhiều quá, thì mình nói ngược lại, cái cái cây này gai nhiều mà bông nó đẹp. cho nên sống phải có cái, do mình linh hoạt thôi. Do mình linh hoạt. Nhớ nha. Cái này cũng rất quan trọng, đó là cái thái độ buông bỏ đó quý vị.
Những tác giả mà tôi đặc biệt quan trọng, đặc biệt quan tâm, đó chính là : ông Jack Konfield, Gold Stein (là tiếng Đức, Kim Thạch á, Stein như stone tiếng Mỹ đó), hai vị đó người Mỹ. Rồi Ngài Ajahn Chah, bà Ajahn Naeb. Đây là nhân vật mà tôi phải nói là đặc biệt. bà là một người tín nữ Thái Lan, để tóc nha. Bà, đặc biệt bà để tóc, bà sinh hoạt như một nữ tu, nhưng hình thức của bà là một cư sĩ chánh hiệu con nai vàng 100%. Có mấy người để tóc mà tôi mê lắm, như ông Jack Konfield, Gold Stein, bà Ajahn Naeb, hoặc là Ngài Thiền sư cư sĩ Goenka đó. tóc tai nhưng trong lòng của họ là trụi lủi láng bóng luôn đó. Để tóc phất phơ cho vui, nha. Thì tại sao tôi thần tượng bà Ajahn Naeb là bởi vì bà chủ trương buông bỏ triệt để, rốt ráo, nhưng có một điều, bà có quan điểm đặc biệt, đó là bà kêu gọi sự trau dồi kiến thức giáo lý. Bà đó, một đời bà bà làm cái chuyện giống như ông Goenka mở miệng ra là chánh niệm, mở miệng ra là buông bỏ, nhưng ông đã để lại hai công trình cực lớn cho Phật pháp nói riêng và cho chúng sinh nói chung. Đó là ông đã để lại những di sản vật thể, gồm các thiền viện do ông trực tiếp hay gián tiếp xây dựng. Và cái thứ hai nữa, đó chính là ông đã là người trực tiếp ra tay thúc đẩy và thực hiện chương trình tipitaka digital, digital tipitaka tức là tam tạng online có nghĩa là hôm nay bài giảng thuở mà tôi còn giảng kinh tạng là tôi xài cái trang web của ông, mà chính ông là người kêu gọi và thực hiện, chứ không phải ông kêu gọi không. Ong bỏ tiền túi và ra sức, đốc sức mọi người thực hiện cái tipitaka.org đó. Thì ông để lại hai di sản lớn, đó là di sản vật thể và phi vật thể. Vật thể có nghĩa là ông để lại các thiền viện mà ông đã trực hay là gián tiếp xây dựng. Và cái thứ hai đó là di sản phi vật thể có nghĩa là ông để lại cái tam tạng online đó. Nhưng mà có một điều là, một mặt ông kêu gọi buông bỏ, mà một mặt ông lại gầy dựng cái nền tảng nghiên cứu giáo lý cho người đời sau, hậu lai hậu tánh. Bà Ajahn Naeb cũng vậy. Một mặt kêu gọi buông bỏ triệt để, rốt ráo mọi thứ, nhưng mà vẫn kêu gọi khích lệ, sách tấn mọi người nghiên cứu kinh điển, nghiên cứu A- tỳ- đàm trước khi tu tập tuệ quán. Thời gian không có nhiều, 9 tháng, một năm tùy duyên, nha, nhưng mà bà có lời khuyên, bà có định nghĩa như thế này, có định nghĩa rất là rõ về con đường tuệ quán : Anh muốn nấu ăn thì anh phải biết sơ sơ về những món nguyên phụ liệu mà anh sẽ dùng. Thí dụ như anh biết tỏi là cái gì, hành là cái gì. Mắm muối tiêu đường ớt tỏi là cái gì, thịt cá tàu hũ rau cải các thứ nó là cái gì. Anh phải biết nó là cái gì xong anh mới nhào vô, xăn áo nấu. chứ còn mà nói chuyện trên mây, nói rằng : tu là không nên học, học nhiều là sở tri chướng, học là con mọt sách. Họ chửi đúng. Nhưng họ chửi mấy con mọt sách, chứ không có nên chửi mấy người họ học như là một cách trau dồi, một cách chuẩn bị hành trang. Đừng có nói giọng thánh nhân, đừng mượn giọng thánh nhân rồi bài bác lý thuyết. Tôi xin hỏi thiệt, nếu anh bỏ hết sách vở thì anh đã biết cái gì để hôm nay anh có đủ chữ nghĩa để anh kêu gọi người ta bỏ sách vở ? Nhớ nha. Anh rõ ràng một thời anh đã là con mọt sách, rồi hôm nay anh mới lên anh kêu người ta từ bỏ cái thế giới kinh sách. Cái đó rất là nguy hiểm. Nha. Mình phải nhớ, có trường hợp nào mà mình kêu gọi người ta lìa bỏ lý thuyết. Chứ không phải mọi lúc mình lên, có bài xào tới xào lui hoài, rồi tới hồi bây giờ tụi nó trẻ nó còn khỏe nó còn mê những triết lý du dương hấp dẫn mơ hồ siêu hình trừu tượng của mình, đến một ngày nó bị bệnh mà nó lăn đùng ra nó giãy dụa nó quằn quại mà nó nhớ lời dạy vừa bông lơn vừa ba lơn thì nó xài được chỗ nào ? Nếu mà nói Phật pháp không quan trọng thì hỏi vậy chứ làm sao lý do nào mà Tam Tạng thánh điển được lưu truyền suốt 26 thế kỷ vừa qua ? Những người lưu truyền ấy chẳng lẽ họ kém cỏi hơn mình hay sao ??? Nhớ nha. Cho nên, buông bỏ ở đây có nghĩa là không nắm giữ nó bằng một ý niệm, ghì chặt, chấp thủ, chứ không phải buông bỏ là phủ nhận nó. Làm ơn nhớ cái này, nha. Buông bỏ ở đây, giống như : Cầm dao coi chừng đứt tay điều đó không có nghĩa là mình liệng con dao cả đời không xài dao. Sai. Sai. Chơi lửa có ngày phỏng không có nghĩa là mình vĩnh biệt ngọn lửa. Chơi dao có ngày đứt tay không có nghĩa là mình vĩnh biệt con dao. Đi đêm có ngày gặp ma không có nghĩa là mình vĩnh biệt bóng tối. Sai. Có lúc mình cũng phải ra bóng đêm chứ ! Đấy. Nhưng mà những câu đó nó khuyên mình : Tiếp tục làm việc với dao, với bóng tối, nhưng cẩn thận. Làm ơn thông minh một chút, trưởng thành một chút dùm. Trên 18 tuổi rồi. Ok. Rồi.
Cho nên, ở đây mình thấy bà Ajahn Naeb, Ngài Ajahn Chah, Ajahn Brahm, Ajahn Sumedho, Jack Konfield, GoldStein. Rồi lớn hơn nữa, thế hệ trước mình có : Ngài Mahasi, xưa hơn nữa thì mình có Ledi Sayadaw. Đây là những vị mà bà con có thể tham khảo. Việt Nam hôm nay thì sách dịch có rất là nhiều. Tôi tuyệt đối cung kính, rất mực cung kính và trân trọng tất cả các dịch giả trong nước, nhưng nếu hỏi tôi, cho một gợi ý thì tôi thấy các dịch giả như : Sư Tâm Pháp miền Bắc, hay là sư Pháp Thông ở miền Nam, hai vị có cái văn phong sáng, mềm. Sáng, mềm là sao ? Có nghĩa là tuy dịch ngoại ngữ nhưng các vị hình như có vẻ là dùng tiếng Việt để diễn lại cái ý trong bản gốc tiếng Anh nhiều hơn. Còn có không ít người dịch ngoại ngữ bằng cách bê nguyên con, Tây nó nói sao thì qua tiếng Việt cũng dùng cách nói đó, thì nó cũng khó cho bà con mình lắm. Mà mình phải coi người Tây họ nói cái gì và mình chép cái ý đó lại bằng tiếng Việt thì nó dễ nuốt hơn. Dó. Thì, phải nói là các thầy Tâm Pháp và thầy Pháp Thông nước mình thì hai thầy coi như là tôi thấy bản dịch dễ nuốt. Và đặc biệt là Ngài Pháp Thông của mình thì Ngài dịch rất nhiều sách của Ngài Pa – Auk, của bà Ajahn Naeb. Và tôi nhớ không lầm, mấy sách đó có online, có cho coi miễn phí, hoặc là nếu mà in hình như có ấn tống, chỉ trường hợp đặc biệt là mình cũng phải thông cảm, có những vị họ in sách mà họ bán là bởi vì họ cần tiền cho chuyện gì đó mà họ không tiện kêu gọi, xin xỏ bà con mười phương, thì họ đành phải bán để họ lấy tiền, mà cái tiền đó tôi cho là tiền sạch, nha. Mình đừng có ngồi nói dóc : kinh là bán không được. Hồi đem đi cho, hồi đầu này ấn tống mà đầu kia xòe tay đi xin, đi kêu gọi quyên góp thì nó hèn quá, nha. Cho nên, tôi nghĩ rằng là, đó là những dịch giả, những tác giả mà bà con có thể tham khảo, nghiên cứu, tìm đọc.
Và sở dĩ mà tôi đặc biệt kêu gọi những tác giả đó, là bởi vì có hai đặc điểm sau đây : Thứ nhứt, tôi đọc những vị đó tôi không có nghe cái mùi Tôi và Tôi là, Của Tôi trong đó. Khi mình buông là buông thiệt. Tôi có cảm giác các vị đó là một tay che mặt, một tay cầm bút. Một tay che mặt, và một tay cầm bút. Vô danh ngay từ trong thân phận của mình. Ngay trong từng hành động, cử chỉ lớn nhỏ của mình. Chỉ phục vụ trong tinh thần vô danh. Đấy. Thứ hai, buông bỏ chưa đủ, phải có cái nữa, đó là phải có y cứ trong kinh điển. Bởi vì sao ? Vì, đồng ý tu hành là lìa bỏ mọi ý niệm thần tượng, nhưng có một điều, đối với con đường giải thoát nếu mà mỗi người muốn nói gì thì nói, bất kể Phật pháp, không có tham khảo, không có xem Thế Tôn là cái địa chỉ tham khảo tối hậu thì Loạn. Các vị biết, Loạn xứ quân. Các vị biết Việt Nam ngày xưa, trước thời Đinh Bộ Lĩnh, 12 xứ quân là đã tan nhà nát cửa rồi, cứ mỗi người một góc xưng vương là chết người ta. Các vị biết hôm nay nước Nhật nó hùng cường là bởi vì nó bỏ được chế độ Shogun, tướng quân, lãnh chúa. Bởi vì mỗi anh cát cứ một vùng là tan hoang nước Nhật. Các vị có nghe kịp không ? Cảm ơn đạo hữu nào đó làm cái chuyện rất là hay ho ý nghĩa, ông Kiên, ông Nhân ông nào đây, làm chuyện rất là hay, nghen, rất là hay và bà con nên đặc biệt lưu tâm đến. Nãy giờ tôi lo tôi nói tôi không có nhìn đến. Thì đây là những cuốn sách mà bà con nên có. Cho người ta lưu : Tu viện Viên Không (http://vienkhong.org/thu-vien/sach-tkphap-thong.html). Trúng. Trúng địa chỉ đó, rất là hay. Cảm ơn ông Kiên rất là nhiều.
Rồi, Thì làm gì thì làm, chúng ta cũng phải nhìn Thế Tôn như là địa chỉ tham khảo tối hậu. Vì tất cả phải có gốc quý vị á. Giống như hôm nay chúng ta có viết lách cái gì, hễ viết về sử thì chúng ta phải tôn trọng sử học, mà sử học nó là một phần của cái gọi là khoa học. Chứ còn chúng ta không thể bung lung ba la viết sử mà bất chấp tài liệu của tiền nhân là sai. Chúng ta muốn làm chuyện khảo cổ, chúng ta muốn làm công trình nghiên cứu về sinh vật, nghiên cứu về cây cỏ thuốc nam, thì cũng phải nhờ tới Phạm Hoàng Hộ, Đỗ Tất Lợi phải không ? Mình phải dựa vào tiền nhân chứ các vị cứ tưởng tượng. Như trong thời gian chúng tôi làm từ điển, trời đất ơi, các vị biết nó động trời : có một cái cây không mà nó dịch cho 8 cái tên, một anh là lá mơ thúi địt, rồi một anh thì… anh thì lá mối, anh thì cây chó đẻ, cây cứt heo, anh thì cây sung cây bồ đề cây ổi cây chôm chôm rồi cuối cùng tôi mới nói với người cộng sự của tôi, tôi thấy nó dịch tùm lum, thôi bây giờ lựa cái trái nào ngon mình giữ lại. Nó quất coi một cái cây mà nó cho bốn năm tên, tôi thấy trong đó có cây rau răm, tôi nói được rồi, tôi khoái rau răm, giữ lại. Rồi bữa thì rau ôm, ba cái gì canh chua, cái gì mà làm gỏi được thì tôi nói đùa thôi. Tôi nói đùa. Tôi nói Sư ơi, sao nó nhiều quá, mà bà đó là bả rất giỏi Anh, ơ, tiếng Đức, tiếng Pháp. Bản thân là dược sĩ chứ, mà bả nói Bây giờ tên nó nhiều quá, mà Đỗ Tất Lợi quyển đầu tiên là in năm 1957 tức là trước cái năm tôi sanh ra là 12 năm. Rồi sau đây nghe đâu có tái bản, sửa chữa, bổ sung. Nhưng mà trời ơi các vị biết, cây mà, rồi thú có một con thôi mà nào là con cóc, con nhái, rồi con chuồn chuồn, châu chấu, tôi nói mỗi sách mỗi dịch sướng lắm. Nhứt là mấy con trong rừng còn lạy nữa : thí dụ như là, cũng có con đó mà chỗ là sơn dương, linh dương, rồi linh cẩu, rồi con đại khái bốn chân đó là có lông là nó cho vô một nhóm, có sừng nó cho vô một nhóm, mạnh ai nấy dịch. Các vị thấy không ? nhưng mà vì sao cuối cùng mình làm được ? Là bởi vì mình đã tìm ra cái nguồn lớn, mà ngay bây giờ thì tháng 8 chúng ta có từ điển rồi, nhưng mà tạm thời chúng tôi không có nói cho các vị cái nguồn đó ở đâu. Cái nguồn đó nó có ở trong phần hướng dẫn dùng sách á, chúng tôi sẽ nói ra hết, không có giấu đâu. Nó phải có nguồn khả tín chứ. Cho nên, bây giờ mình nói Thiền. Ok, mình nói Thiền mình phải có cái gốc chứ mình nói « Thiền là Ưng vô sở trụ » có nghĩa là mình không có chấp vô một cái học thuyết một nền tảng một đường lối nào hết, bởi vì hễ còn chấp có nghĩa là chưa có đi xa. Nghe thì nó cũng sang thiệt đó, nhưng các vị tưởng tượng, tôi nhớ có lần đó, có người Phật tử họ nói với tôi, tôi giấu tên, họ nói : « Giờ con theo sư phụ rồi, con không có sách vở gì hết, thiền có nghĩa là « ưng vô sở trụ » nó mới « nhi sanh kỳ tâm ». Bây giờ con không có sách vở gì hết, tâm nó muốn bám vào đâu để nó khơi khơi vậy ». Tôi nói : « Tôi nghe tôi cũng ham, tôi có mấy người quen họ cũng muốn làm thiền sư mà tôi nhát nhát tôi không dám. Nhưng mà tôi nghe đạo hữu nói vậy, tôi bắt đầu tôi dạn rồi đó, để tôi về tôi nói cho mấy người đó, toàn là có vợ có chồng hết rồi, về nói họ mở lớp dạy thiền chơi cho vui. » Cái ông đó nói : « Họ biết gì mà họ dạy sư ? » Tôi nói : « Đâu có cần lý thuyết. Bởi vì Thiền có nghĩa là mình để tâm không không mà. Bởi vì Thiền mà phải học giáo lý thì mới khó, Thiền mà qua thực tập hành trì, kinh nghiệm tích lũy mới khó, chứ còn mà thiền mà như ông mới nói, kiểu như không, đã lìa bỏ kinh sách, lìa bỏ lý thuyết thì dễ quá, để tôi về tôi nói mỗi bà cứ mở một thiền viện dạy, dễ quá, tại vì mình lìa văn tự mà « bất lập văn tự » đâu có cần chữ nghĩa kinh sách gì, dẹp hết. Đốt được thì đốt, cho được thì cho, bán được thì bán, Cứ ngồi khơi khơi, ngáp lên ngáp xuống giữ cái tâm không không vậy đó, lúc nào nó ngủ được nó ngủ, thì đó là Đại Định rồi » Nha. Các vị thấy gớm chưa ?
Cho nên, buông bỏ ở đây không có nghĩa là trâu hoang, bò không có giàn, không có phải, buông bỏ ở đây là Tiếp tục sống chánh niệm, tiếp tục sống trong trí tuệ nhưng không bằng ý niệm nắm chặt Tôi và Của Tôi. Chứ không phải Buông bỏ là phủ nhận mọi giá trị. Sai ! Như hồi nãy tôi nói, nghe người ta nói « Chơi dao có ngày đứt tay » « Chơi lửa có ngày bị phỏng » « Đi đêm có ngày gặp ma » những câu đó không có nghĩa là kêu mình đời này kiếp này đừng đụng tới dao, tới lửa, và bóng tối. Không phải ! Mà họ nói mình Cẩn thận. Làm ơn nhớ dùm cái này : Họ kêu mình cẩn thận. Nha. Cho nên, Đó là những gì mà chúng tôi có thể gửi gắm cho bà con trong bài giảng bữa nay. Không cần nhiều đâu bà con. Nhiêu đó thôi, nhiêu đó, nhớ đó.
Là, Mỗi người có một cái vốn liếng, hành trang thiện ác khác nhau, và với vốn liếng đó, khi đời này sanh ra, trước một trần cảnh, mỗi người có một cái phản ứng tâm lý, có một cách tiếp nhận khác nhau. Cho nên mình thấy Thầy thì đủ thứ Thầy, mà trò thì đủ thứ trò. Sản phẩm, tác phẩm của thầy để lại cho mình nhiều dữ lắm, cho nên mình phải cẩn trọng mình nhớ : cái độc tố trong mình nó nhiều quá đi. Độc tố phiền não nó nhiều quá, thì cái cách mình tiếp nhận giáo lý, tiếp nhận lời dạy, tiếp nhận kinh sách coi chừng nó có vấn đề. Nhớ. Bị bao tử, thấy người ta ăn khóm, bắt chước, thấy người ta uống nước chanh ngon quá, bắt chước, sai. Coi chừng, bị bao tử mà quất nó vô là nó loét, nó ra máu luôn, xuất huyết bao tử. nha. Nhớ. Mình thích ăn đường, nhưng mà mình phải coi coi mình có phải tiểu đường không, mình là nhóm I, nhóm II, mình là Pre, pro diabetic, coi chừng mình có pre hay pro gì hay không. Rồi. không phải thấy người ta được rồi mình bắt chước, bởi vì mỗi người cái tình trạng sức khỏe, cái thể trạng mình ra sao mình mới có khả năng tiếp nhận thuốc men và thực phẩm một cách thích hợp. cái não trạng, cái tâm trạng của mình ra sao thì mình mới có khả năng mình đón nhận Chánh pháp một cách đúng mức. Nhớ cái này. Cho nên, tôi nói hoài : Phàm phu có nhiều lý do để không có tự phụ, tự kiêu đối với những sở đắc, kiến thức của mình. Thứ nhứt, mình có giỏi bằng trời cũng phải nhớ rằng : Đã là cái biết của phàm phu thì chắc chắn trên đầu của mình nó có một tỷ người hơn mình. Chỉ có Thánh nhân cái biết giống nhau, cái biết về bốn đế giống nhau, về 12 duyên khởi giống nhau, giống nhau một cách căn bản nha. Chi tiết tôi không nói. Chỉ có cái biết Thánh nhân là giống nhau. Chứ cái biết của Phàm phu thì phải nó là muôn vạn lối. Nha. Cho nên, Chuyện đầu tiên phải nhớ là : Hễ mình còn là phàm phu thì cái biết của mình luôn luôn là ở dưới một tỷ người khác. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, cái biết của mình nó không đủ để thay đổi con người của mình. Bởi vì nếu mà nó thay đổi con người của mình thì mình hôm nay mình đâu có kiêu ngạo, tự phụ. Mà khi mình thấy mình hay, mình giỏi có nghĩa là cái kiến thức đó nó chưa giúp mình được cái gì hết. Đó là hai. Có nghĩa là mình chưa thấy kiến thức nó thay đổi con người mình được tốt hơn. Thứ ba, nên nhớ : Kiến thức ấy không mang qua được kiếp khác. Nhiều lắm nó chỉ trở thành một thói quen, một cái chủng tử gieo duyên, một hạt giống để bắt trớn cho đời sau, khi đủ cơ hội thì hạt giống nó mới nảy mầm. Chứ mình không thể khiêng nguyên một cái cục kiến thức hai tấn này chun vào hòm rồi mang nó kiếp sau vừa đẻ ra là có hai tấn kiến thức. Sai ! Sai ! Đời này có, đời sau không. Nó chỉ là chủng tử. Thí dụ, các vị là bác sĩ, các vị có tám cái bằng bác sĩ, 20 cái bằng tiến sĩ, đêm nay tắt thở xuống làm con dòi dưới cống thì mấy cái tiến sĩ coi như là zero. Nha. Có một kiếp nào đó, đủ phước, trồi lên làm con người, các vị đi học ngành y, thì học nhanh hơn người khác. Đúng. Bởi vì nhờ cái chủng tử cũ. Nhưng mà hai chục cái bằng các vị có được kiếp này, là khuya nay coi như nó là nó fin, nó xong, không còn nữa, bởi vì tắt thở làm dòi, làm chuột làm bọ hoặc làm ông này bà nọ ở một cõi khác là coi như là xong. Cho nên, cái thứ nhứt, nên nhớ : Kiến thức phàm phu của mình luôn có một tỷ người phía trên mình, hơn mình ; thứ hai, kiến thức đó có đủ thay đổi con người của mình hay chưa. Thứ ba, mình không thể mang kiến thức đó sang được đời sau kiếp khác. Nhớ cái đó. Và cái thứ tư, kiến thức của mình luôn luôn trong tình trạng tương đối, cần phải được chỉnh sửa và nâng cấp. Mình phải rebuild và renew liên tục. nên nhớ cái điều thứ tư : Đã là phàm phu thì tất cả những kiến thức, những nhận thức, những kinh nghiệm của mình đều phải rebuild và renew. Rebuild là đập bỏ xây lại hết, renew có nghĩa là làm mới lại, sơn phết, quét vôi lại. Nhớ nha. Cho nên, đây là bốn lý do mà tất cả phàm phu đều phải nhớ để mà không có thấy mình là ông cố nội của vũ trụ, không phải là cái rún của càn khôn, nhớ nha. Bởi vì nó có đó rồi nó mất đó, mà chưa kể những cái khác là cái biết của phàm phu rất dễ bị mất, cái biết của Tu đà hườn là vĩnh viễn, cho đến ngày Niết Bàn, không có thay đổi, nó chỉ nâng cao, nâng cấp thôi. Nhưng mà cái biết của phàm phu nó có thể bị thay đổi, biến dạng hoàn toàn. Ví dụ như quý vị giỏi bằng trời, mà tôi gõ một cái « boong », một cái tai nạn nào đó quý vị khùng lên là 20 bằng tiến sĩ, xong. Cho quý vị uống một loại thuốc gì vô là xong. Bị một cái tai nạn nào đó ảnh hưởng tới hộp số, hũ chao này, « bùm ! » xong. Nhớ nha. Có nhiều lý do lắm quý vị. Cho nên, phàm phu mình là luôn luôn trong tình trạng cảnh giác, với những bất trắc có thể xảy ra. Luôn luôn trong tình trạng khiêm tốn nhất như có thể để mình có thể đón nhận những cái hay từ muôn phương. Biển là chỗ có diện tích thấp nhất trên trái đất, nhờ vậy, biển có một lượng nước không tả được. Biển chứa tất cả là vì biển thấp nhất. Người khiêm tốn là người có thể nhận được nhiều nhất. Nhớ nha. Tôi nhớ hoài cái câu chuyện một vị võ sĩ chia tay sư phụ xuống núi lập nghiệp, sư phụ nói : « Chúng ta học võ, chúng ta chinh phục thế giới bằng nắm đấm, nhưng con nắm tay lại con thấy : Cái trong nắm tay nó nhỏ hơn cái trong vòng tay, thay vì con dùng nắm đấm con chinh phục thiên hạ, thì con hãy mở rộng vòng ôm để con ôm thiên hạ thì con sẽ được nhiều hơn là nắm tay. Nhưng mà cái trong nắm tay nó ít hơn cái trong vòng tay, mà cái trong vòng tay nó ít hơn cái trong tầm mắt, mà cái trong tầm mắt nó ít hơn cái trong đầu của con, con phải suy nghĩ » Tôi rất là tâm đắc câu chuyện này.
« Cái trong nắm tay ít hơn trong vòng tay, cái trong vòng tay ít hơn cái trong tầm mắt, cái trong tầm mắt ít hơn cái trong khả năng suy nghĩ » Nhớ nha. Phải nhớ cái này thì người tu học mới có thể vươn lên được đến chiều cao, chiều rộng, và chiều sâu khác. Và nên nhớ, đặc điểm của vị Bồ Tát là gì ?
Một, luôn hướng tới cái tốt hơn. Hai, khả năng buông bỏ rất tốt. và Ba, không tự giam nhốt mình trong bất cứ nhà ngục nào. Thế nào là hướng tới cái tốt hơn ? Ngài giàu có, ngài đẹp trai, Ngài hạnh phúc, Ngài quyền lực, Ngài uy tín, Ngài tiếng tăm cỡ nào nhưng Ngài luôn luôn thấy rằng, cái này nó có cái khác tốt hơn. Đó chính là Ngài bỏ hết Ngài đi tu. Nhiều kiếp, vô số kiếp Bồ Tát đã làm chuyện đó. Ngài Xá Lợi Phất cũng vậy. Ngài Anan, Ca Diếp, Mục Kiền Liên cũng vậy. Rất là nhiều kiếp, trước khi trở thành bậc Đại nhân của hoàng phủ, của vũ trụ, các vị đã làm được cái chuyện đó, Luôn luôn hướng tới cái tốt hơn. Còn mình thì sao ? mình thì giống như con khỉ đột ôm được trái bần, thấy trái bần là vũ trụ, là một con dòi thấy đống phân là vũ trụ. Mình là một người tàn tật bán vé số mình thấy cọc vé số nó là vũ trụ. Nhưng mà các bậc Bồ Tát, thượng thừa, các bậc pháp khí đó thì họ không phải như vậy. Họ luôn nghĩ đến khả năng, cái tốt hơn mà mình có thể làm được, có thể kiếm được, có thể vươn tới. Đó là đặc điểm thứ nhất của Bồ Tát : Hướng tới cái tốt hơn, không dậm chân tại chỗ. Cái thứ hai là Khả năng buông bỏ. Bồ Tát không vì thích, không vì ghét, không vì sợ mà ở lại hoài với một thứ, nha, cái khả năng buông bỏ rất là tốt. Cái thứ ba, Bồ Tát không tự giam nhốt mình trong một cái chuồng, cũi, lồng, chậu nào hết. Có nghĩa là sao ? Dầu đó là thành tựu về vật chất, về tình cảm, về trí tuệ, về kiến thức, về đạo hạnh,… tất cả những cái đó, đối với Bồ Tát chỉ là trạm dừng, chỉ là một cái ba lô hành lý để mà mang đi trên đường chứ Ngài không có coi đó là quê hương, là chốn về, là cứu cánh, là chỗ rốt ráo. Không phải. Nên nhớ cái đó. Bồ Tát không có tự giam nhốt mình. Mình là mình vừa lòng với tình cảm gia đình, tình cảm nam nữ, mình với vợ mình, chồng mình, bà con quyến thuộc đồng bào đồng hương, đồng loại của mình, còn Ngài thì không. Ngài luôn hướng tới cái gì cao rộng nhất. Ngài không có tự giam nhốt bởi vì kiến thức của Ngài, đối với một vị Bồ Tát thứ thiệt tám chục cái cái bằng Tiến sĩ không đủ giam Ngài. Ngài bỏ hết, Ngài đi vào rừng, Ngài tu thiền. Ngài có tài sản muôn hộ đối với Ngài không có đủ, mà Ngài muốn có cái gì nó quý hơn cái muôn hộ đó, đó là khả năng buông bỏ tài sản muôn hộ. Thí dụ, Ngài không gói chặt cuộc đời Ngài trong vòng tay thê thiếp, đối với Ngài chết trong tay thê thiếp cũng không hay mà đối với Ngài chuyện da ngựa bọc thây cũng không phải là cái hay. Mà đối với Ngài, Ngài chết ở đâu cũng được, miễn là cái chết đó mang lại lợi ích cho muôn loài, vạn loài chúng sinh. Đó. Đó là Bồ Tát. Không tự giam nhốt mình trong vòng tay thê thiếp, cũng không làm anh hùng cá nhân để da ngựa bọc thây, mà Bồ Tát chết kiểu nào cũng được, miễn là cái chết đó đem lại một lợi ích, một ý nghĩa cực lớn, lớn nhứt như có thể đối với chúng sinh khác. Nhớ cái đó.
Ok. Tôi mệt rồi, không cần nói nhiều. bà con cần thì nói bây nhiêu đó đủ rồi. Chúc bà con một ngày vui. Hẹn bà con lại ngày thứ hai tuần sau.