Đức Phật Và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh
Tập XIII
Tỳ Khưu Chánh Minh
Lời nói đầu.
Trường sử thi Kaliṅga có những vần thơ tán dương người Hộ pháp là Đức vua Kāḷāsoka (ADục).
Ai ngày xưa du hóa
Ai ngày sau hành hương.
Thấy chăng trong bóng hoằng dương.
Bóng người Hộ pháp lồng khuôn Phật Đà.
Không thể phủ nhận công nghiệp của vua Adục đối với Phật Giáo, ở một góc độ nào thì vua Adục là người xây dựng lại nền móng cũ, dựng lại những gì đã ngã xuống qua gần 300 năm Phật sử. Điều quan trọng hơn là xây dựng nền móng buổi sơ khai, giữa vùng đất hoang sơ cằn cổi, dựng xây một lâu dài hoành tráng, hùng vĩ để từ đó trở thành một thành phố trù phú thịnh vương. Đó là điều không thể bỏ qua, không thể xem thường.
Ai đã làm được việc này? Trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc). Đức vua Bimbisāra (BìnhSa) là người Hộ pháp đầu tiên của Phật giáo, tuy Veḷuvanavihāra (Đại tự Trúc Lâm) là cơ sở Phật giáo đầu tiên. Nhưng với cương vị là Đại đế của Vương quốc Magadha (MaKiệtĐà) rộng lớn, trù phú, với đại tài sản thì việc này thật dễ dàng, không có gì đáng bận tâm.
Ngài Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc) chỉ là một Trưởng giả bậc trung, không đứng vào hàng ngũ “năm vị Đại trưởng giả đương thời”, nhưng đã tạo được một kỳ tích có một không hai trong thời Phật giáo đương đại, xây dựng Jetavanavihāra (Đại tự Kỳ Viên) hoàng tráng thanh nhã.
Câu chuyện trải vàng để mua khu rừng của Vương tử Jeta, không hẳn diễn ra đơn giản như vậy. Để có được điều này, Trưởng giả Cấp Cô Độc đã vận dụng trí ép buộc Vương tử Jeta phải bán khu rừng. Là vị Đại vương của lãnh thổ Ấn cổ, vua ADục chỉ cúng dường trong Phật pháp 960 triệu tiền vàng, chỉ là một Trưởng giả như bao Trưởng giả khác, Ngài Cấp Cô Độc cúng dường trong Phật Pháp một tỷ tiền vàng, ai hơn ai với tâm hào phóng? Điều này đã rõ. Cuộc đời Trưởng giả Cấp Cô Độc, vị Đại Hộ pháp buổi sơ khai của Đức Thế Tôn thật đời thường, là những khúc bi hùng ca.
Tâm người Hộ pháp vĩ đại này chỉ mong đem lại an lành cho sinh chúng, chỉ mong mọi chúng sinh đều được hưởng nguồn ân Tam Bảo, chỉ mong chúng sinh đều nhận được lợi ích lớn trong khung trời Phật Đạo. Không cầu lợi đã đành, tâm cũng chẳngmong danh tiếng, trải tiền vàng mua đất, nhưng sẵn sàng nhường vinh dự cho người khác là Vương tử Jeta.
Nhưng hữu xạ tự nhiên hương, danh tiếng của Trưởng giả Cấp Cô Độc càng rạng rỡ. Không từ chối người bạn chỉ vì có tên Hắc vận (Kāḷakaṇha), không từ chối người bạn cho dù người ấy có giai cấp thấp kém hơn mình. Khi đã xác định nguồn ân Pháp vô lượng, không hề chùn bước trước hạnh lành bố thí, kiên định với lập trường hành Chánh pháp, không kinh sợ rụt rè cho dù người ấy là vị Thiên nhân có quyền lực, sẵn sàng tẩn xuất khỏi tư gia khi có lời phi pháp thốt ra từ nữ Thiên nhân quyền lực.
Thật vô cùng kính phục với tâm lành siêu nhiên này.
Không chỉ là một thương gia lanh lợi, Ngài Cấp Cô Độc còn là nhà hùng biện Phật Pháp. Trong cuộc luận pháp với những du sĩ nổi tiếng, đã thoát ra những bẩy rập của những du sĩ, đồng thời khiến tất cả du sĩ phải cúi đầu, rụt vai, sửng sờ, im lặng không nói nên lời trước những lý lẽ hùng hồn, hài hòa cùng chân lý.
Và Đức Thế Tôn đã tán thán, đưa Trưởng giả Cấp Cô Độc là tấm gương hùng biện để các Tỳkhưu soi chung.
Với trí nhạy bén, Trưởng giả Cấp Cô Độc đã hai lần thoát hỏi sự ám hại của nhóm du thủ cùng bọn cướp. Mỗi ngày ba lần đến viếng Đức Thế Tôn, mỗi lần trên tay đều có lễ phẩm cúng dường đến Đức Thế Tôn, các vị Tỳkhưu. Tỳkhưu trẻ cùng Sadi. Không những thế, Ngài Cấp Cô Độc còn tiếp độ thân tộc hữu duyên, đưa con trai Kāḷa đi vào Thánh vức, điều này thể hiện sự am hiểu tâm lý chúng sinh, phối hợp với trí mẫn tiệp cùng sự tin tưởng tuyệt đối với nguồn Đại trí
vô song của Đức Thế Tôn.
Là người được vinh dự trồng cây Bồđề trước cổng Đại Tự Kỳ Viên, một biểu tượng Đại giác của Đức Thế Tôn, được Đức Thế Tôn Thánh hóa qua một đêm thiền tịnh.
Trưởng giả Cấp Cô Độc còn thể hiện đức nhẫn nại với nàng dâu ngang bướng Sujātā, đã khinh thường cha chồng, mẹ chồng, chồng cùng những người nhà chồng.
Già – bịnh – chết là điều không tránh khỏi với nhân loại. Trưởng giả Cấp Cô Độc nhiều lần lâm trọng bịnh, nhưng Ngài không muốn Đức Thế Tôn phải bận tâm đến mình, chỉ cung thỉnh Ngài Sāriputta cùng Ngài Ānanda đến tư gia Giảng pháp.
Lần cuối cùng, không thể thoát ra định luật sinh tử, mệnh chung Ngài Cấp Cô Độc tái sinh về cõi Tusita (Đẩu Suất).
Lập tức từ giả Thiên giới thù diệu, xuống Đại tự Kỳ Viên đảnh lễ Đức Thế Tôn, vì e ngại rằng: “Không còn dịp đảnh lễ Đức Thế Tôn khi Ngài còn hiện tiền”.
Tấm gương lành người Đại Hộ pháp Cấp Cô Độc vẫn là dấu ấn không nhạt nhòa trong những trang Phật sử của Đức Phật Gotama.
Lành thay công hạnh tuyệt vời. Lành thay nguồn ân đức vô tận.
Tỳ khưu Chánh Minh cẩn bút.
TẢI EBOOK BẢN TIẾNG VIỆT TẠI ĐÂY
Đức-Phật-và-45-Năm-Hoằng-Độ-Sinh-13
—-
Bài viết được trích từ cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập XIII – dịch giả Tỳ Khưu Chánh Minh
Link cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập XIII
Link tải sách ebook Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập XIII
Link video cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập XIII
Link audio cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập XIII
Link thư mục Tỳ Khưu Chánh Minh
Link thư mục ebook Tỳ Khưu Chánh Minh
Link giới thiệu Tỳ Khưu Chánh Minh
Link tải app mobile Phật Giáo Theravāda