ĐỨC PHẬT VÀ 45 NĂM HOẰNG PHÁP ĐỘ SINH TẬP III – TỲ KHƯU CHÁNH MINH

Đức Phật Và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh

Tập III

Tỳ Khưu Chánh Minh

Lời nói đầu.
-0-0-0-.
“Địa linh sinh nhân kiệt”, vùng đất lành khi hội đủ duyên sẽ nảy sinh những bậc tài trí phi thường. Vùng Trung Ấn thời Đức Phật là nơi ưu đải của thiên nhiên, với dòng sông Hằng xuất nguyên từ núi chúa HymãLạpSơn huyền bí đổ xuống, người Ấn cổ xem sông Hằng là “đệ nhất bảo vật ” do Đấng tối cao là vị “Sáng Tạo chủ” ban cho dân Ấn.

Người Ấn cổ tin rằng: Sông Hằng có công năng “tinh khiết hóa” mọi tội lỗi đã và đang tạo.

Dòng sông Hằng xuôi chảy như xẻ dọc nước Ấn cổ thành hai mảnh Tây – Đông, rồi hòa nhập vào đại hải.

Vùng châu thổ phía Đông sông Hằng trù phú thịnh vượng vào bậc nhất thời Đức Phật, là nơi trung tâm thương mại phồn thịnh nhờ cửa khẩu mở ra từ Ấn Độ dương theo dòng sông Hằng đi vào nội địa Ấn quốc. Dòng sông Hằng cũng mang những tặng vật quý hiếm từ thượng nguồn của vua núi HyMãLạpSơn gởi đến cho người dân Ấn như gỗ Chiên Đàn, gỗ
trầm hương, cùng những lâm – thổ sản quý giá khác. Vùng đất lành ấy khi hội đủ thuận duyên đã hiện khởi “Đấng tế độ thế gian Gotama”, để rồi từ “Đấng mang hạnh phúc đến nhân thiên này” nảy sinh lên vô số bậc hiền Thánh như Đức XáLợiPhất, Đức MụcKiềnLiên, Đức Mahā Kassapa …

Nói đến lịch sử thì không thể nào bỏ qua địa dư, nhân vật lịch sử gắn liền với “vùng đất lịch sử”. Vùng đất lịch sử tô điểm cho nhân vật lịch sử, nhân vật lịch sử làm tăng cao giá trị cho vùng đất lịch sử, như bốn Thánh tích: Vườn LâmTỳNi, BồĐề đạo tràng, rừng Nai nơi Đức Phật Chuyển Pháp Luân, rừng Vô Ưu (Sālā) Kusināra là điển hình.

Bên cạnh “sự kiện lịch sử” sẽ nảy sinh những dị sử, dã sử cùng huyền sử, như dọc theo dòng sông “những loài thảo mọc mới sinh lên”, “những cổ thụ mang tính huyền thoại xuất hiện” … Đó là một quy luật “diễn tiến của lịch sử” với thời gian, thông qua nhân loại.

Dân tộc cổ xưa nào cũng có những trang “huyền sử” về nguồn gốc dân tộc mình.

Lịch sử Phật giáo cũng không thoát khỏi quy luật này, bên cạnh những sự kiện lịch sử trung thực, sẽ nảy sinh những dị sử (do tính truyền khẩu mang lại, để rồi pha vào đó đôi chút sai lệch), nảy sinh những dã sử (do “tô điểm hóa” những tính cách hào hùng tốt đẹp của “nhân vật” được xem là thần tượng của mình), nảy sinh những huyền sử (do niềm tin cùng sự tưởng tượng phong phú).

Là kẻ hậu học tài sơ trí kém, chỉ là hạt bụi nhỏ trong “vùng đất lịch sử”, chỉ là hơi nước mong manh trong “dòng sông lịch sử”, chúng tôi chỉ biết ghi chép lại những gì chúng tôi có thể có trong “kho tàng lịch sử Phật giáo đồ sộ này”, với mục đích làm tăng trưởng kiến văn nơi người đọc.

Xin các bậc hiền trí cao minh, các bậc thạc đức minh triết rộng lượng thứ dung những khiếm khuyết mà chúng tôi phạm phải, đó không phải là do cố ý mà là do chúng tôi “tài trí mỏng manh”.

Như một kỳ quan của nhân loại có ba giai đoạn: Giai đoạn xây dựng, giai đoạn hình thành và giai đoạn phát triển. Phật giáo sử cũng có ba giai đoạn như thế.

Mùa an cư đầu tiên của Đức Thế Tôn nằm trong giai đoạn xây dựng, nên có biết bao điều sinh khởi, mỗi mỗi sự kiện lại nảy sinh nhiều chi tiết phụ liên quan mật thiết với nhau.

Trong tập 2 của bộ sách “Đức Phật và bốn mươi lăm năm hoằng pháp”, tường thuật lần “an cư mùa mưa” đầu tiên tại rừng Nai ở Isipatana. Tập này gồm có hai chương:

– Chương VIII: Đề cập đến thời gian 49 ngày nơi cội Đại Giác của Đức Thế Tôn, cùng những sự kiện liên quan.

– Chương IX. Khai mở cửa Bất tử, cùng những sự kiện liên quan.

Chúng tôi chân thành cảm niệm công hạnh của Gs Trần Ngọc Lợi Pd Chơn Quán đã hổ trợ chúng tôi trong phần dịch thuật từ bản Anh ngữ sang Việt ngữ “những danh từ riêng Pāli về nhân – địa danh”. Đồng thời chúng tôi cũng không quên cảm niệm công hạnh của Phật tử Tathāpaññā đã dịch hộ chúng tôi những tư liệu về “Phật sử” từ tiếng Anh sang tiếng Việt, mặt khác khác chúng tôi xin ghi nhận sự trợ giúp của Phật tử Như Quang đã tìm hộ chúng tôi những tư liệu lịch sử về Đức Phật cùng các vị Thánh Thinh văn.

Bộ sách “Đức Phật và bốn mươi lăm năm hoằng pháp” này là công trình chung của Phật giáo đồ, chẳng phải của riêng ai.

Mong hồng ân Tam bảo hộ trì cho tất cả chúng sinh được an lành trong hào quang chư Phật.

Lành thay! Lành thay.
Tỳ Khưu Chánh Minh cẩn bút.

TẢI EBOOK BẢN TIẾNG VIỆT TẠI ĐÂY

Đức-Phật-và-45-Năm-Hoằng-Độ-Sinh-3

—-

Bài viết được trích từ cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập III – dịch giả Tỳ Khưu Chánh Minh

Link cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập III
Link tải sách ebook Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập III
Link video cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập III
Link audio cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập III
Link thư mục Tỳ Khưu Chánh Minh
Link thư mục ebook Tỳ Khưu Chánh Minh
Link giới thiệu Tỳ Khưu Chánh Minh
Link tải app mobile Phật Giáo Theravāda

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app