ĐỨC PHẬT VÀ 45 NĂM HOẰNG PHÁP ĐỘ SINH TẬP VIII – TỲ KHƯU CHÁNH MINH

Đức Phật Và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh

Tập VIII

Tỳ Khưu Chánh Minh

Lời nói đầu.
Như ánh trăng thanh không chút bợn nhơ, sáng soi trần thế mà chẳng sợi tơ vương. Như thiên nga chúa đến ao hồ xinh đẹp, rồi lại ra đi chẳng chút luyến lưu.

Đức Thế Tôn tán thán vị cao đồ thứ ba của Ngài là như thế. Là ai? Là Ngài Mahākassapa.

Đại trưởng lão Mahākassapa là tấm gương lành không tỳ vết, suốt 50 năm sống vì chúng sinh, luôn có tâm cứu khổ tề bần, nêu hạnh lành cho hậu nhân học tập. Những gì cần đạt Ngài đã đạt, những gì cần thực hành Ngài đã thực hành
hoàn tất, các pháp thượng nhân cần có, Ngài Mahākassapa không hề thiếu sót.

Bảy mươi năm sống trong dục lạc mà không rơi vào dục lạc, bổng một chiều dứt áo ra đi, bỏ lại sau lưng những gì thế nhân luôn tầm cầu mong mỏi.

Bảy ngày đầu còn mang nợ chúng sinh, ngày thứ tám đã thoát vòng khổ ải. Tuy tuồi hạc đã cao, nhưng chỉ có ba mảnh hoàng y cũ rách là bạn đường, đây rừng kia núi, nọ gốc cây là chốn nương thân, tha ma mô địa là nơi trú ẩn. Trọn kiếp sống 120 năm không nằm, tấm thân chồng chốt gánh nặng tuổi đời, nhưng Ngài nào quản ngại, hằng ngày vẫn trèo lên đồi vắng, leo lên núi cao, tìm nơi thanh vắng để an trú, lánh xa vùng phố thị đèn hoa.

Để làm gì? Để làm gương cho hậu học, sách tấn, khích lệ hàng hậu hoc nỗ lực thực hành pháp, tìm lợi ích cho chính mình, mang lợi ích đến tha nhân. Định diệt thọ tưởng thường vào ra để tiếp độ chúng sinh vượt qua khổ nạn; các
nàng Thiên phi chực chờ, Thiên vương Sakka rình rập, tìm cơ hội cúng dường vật thực và hoan hỷ tán thán rằng: “Ôi! An lạc thay được cúng dường đến Ngài Mahākassapa. Ôi ! An lạc thay được cúng dường đến Ngài Mahākassapa.

Nhu hoà nhưng nghiêm minh, tâm luôn nhạy cảm với những lỗi lầm, với những gì đáng bị chỉ trích, đáng bị khiển trách thì làm sao có thể phạm lỗi lớn. Những thiện pháp nào chưa sinh cố gắng làm cho sinh khởi, thiện pháp nào
đang có cố gắng làm cho tăng trưởng viên mãn, như thế thì làm sao không thành đạt quả vị cao?

Trọn quãng đời còn lại luôn nghĩ đến sự thịnh suy của Giáo pháp, luôn nghĩ đến sự thành đạt tốt đẹp của Tăng chúng.
Chánh pháp còn tồn tại, hạnh phúc còn theo đuổi sinh chúng như bóng không rời hình, chánh pháp suy tàn, bất hạnh vây phủ chúng sinh như khung trời đen thẳm không một điểm sáng.

Một câu nói khinh bạc bình thường của kẻ thường nhân Subhadda, nhưng Ngài Mahākassapa xem nặng tựa như núi Tudi (Sineru); khi Đức Thế Tôn viên tịch được ba tháng, cuộc Kết tập Phật ngôn do Đức Thế Tôn giáo truyền được hình thành và Ngài Mahākassapa là vị chủ toạ. Nói đến Ngài Mahākassapa mà không đề cập đến thiên tình sử tuyệt vời, là một điều thiếu sót. Có thể nói thiên tình sử này là vô tiền, tuy chưa hẵn là khoáng hậu, nhưng tìm thấy một thiên tình sử tuyệt vời thứ hai như thế, có lẽ còn khó hơn tìm chiếc kim rơi dưới đáy biển.

Trải qua 100 ngàn kiếp trái đất, kể từ thời Đức Thế Tôn Padumuttara (Liên Hoa), thiên tình sử đã hình thành và kéo dài gần cả 100 ngàn kiếp trái đất.

Gia chủ trưởng giả Videha cùng vợ đã phát nguyện dưới chân Đức Thế Tôn Padumuttara: “Thành tựu được địa vị tối thắng trong Giáo pháp của Đức Chánh giác tương lai”.

Từ đó luân chuyển trong thế gian, mối lương duyên được tái lập trong nhiều kiếp sống luân hồi, cả hai vị dường như tâm ý chỉ là một, dường như chỉ nhìn về một hướng, tuy có những lúc trắc trở nhỏ nhưng rồi cũng ổn thoả, trở lại tính
cách
tình sâu nghĩa trọng.

Cả hai vị đều có khuynh hướng sống đời sống ly trần. Ai vậy? Là bà Thánh nữ Bhaddākāpilānī.

Trong kiếp sống cuối, cả hai trên danh nghĩa là vợ chồng, nhưng sống với nhau như tình bạn hữu. Năm mươi năm sống như thế mà chẳng chút bợn nhơ, năm mươi năm sống như thế mà chẳng chút tơ vương, năm mươi năm không phải là
thời gian ngắn ngủi. Thật là tuyệt vời, thật là đáng kỉnh phục cho sự giữ gìn tâm ý, thật đáng kỉnh phục cho sự kiên trì thực hành “giữ tâm cho trong sạch” của hai vị Thánh Alahán này.

Tình là đấy, nghĩa là đây, trong tập Apadāna (Ký sự) và Therīgāthā những kệ ngôn của bà Thánh nữ Bhaddākāpilānī thường đề cập đến Ngài Mahākassapa.

Khái lược về cuộc đời của hai vị Thánh Alahán là như thế. Trong tập sách này chúng tôi có ghi lại ba lần Kết tập Phật ngôn, riêng lần thứ III, chúng tôi chỉ nêu lên nhân duyên dẫn đến Kết tập Phật ngôn lần III mà thôi. Riêng về sự chấn chỉnh tri kiến , xin độc giả đọc bộ Kāthavatthu (Luận điểm) bộ thứ V của Tạng Abhidhamma (Thắng Pháp).

Tỳkhưu Chánh Minh cẩn bạch.

TẢI EBOOK BẢN TIẾNG VIỆT TẠI ĐÂY

Đức-Phật-và-45-Năm-Hoằng-Độ-Sinh-8

—-

Bài viết được trích từ cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập VIII – dịch giả Tỳ Khưu Chánh Minh

Link cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập VIII
Link tải sách ebook Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập VIII
Link video cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập VIII
Link audio cuốn Đức Phật và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh Tập VIII
Link thư mục Tỳ Khưu Chánh Minh
Link thư mục ebook Tỳ Khưu Chánh Minh
Link giới thiệu Tỳ Khưu Chánh Minh
Link tải app mobile Phật Giáo Theravāda

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app