BÀI KINH THỨ 2: SABBĀSAVASUTTA (MN 2)

(Lớp “Đọc Hiểu Trung Bộ Kinh Pāḷi (Majjhima Nikāya)” Do Tỳ Khưu Thiện Hảo Giảng Dạy)

-ooOoo-

Majjhimanikāyo (Trung Bộ)

Mūlapaṇṇāsapāḷi (Năm Mươi Kinh Căn Bản)

2. Sabbāsavasuttaṃ – Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc

Liên kết khác: Bài kinh Pāḷi | Bài kinh t.Việt (Ngài Minh Châu dịch) | Bài kinh t.Anh | Video t.Việt | Video t.Anh | Audio t.Việt | PDF song ngữ | Chú Giải Pāḷi | Phụ Chú Giải Pāḷi | Bài Sư Thiện Hảo giảng & dịch | Bài Sư Toại Khanh giảng

 

 

14. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – “bhikkhavo”ti. “Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca – “sabbāsavasaṃvarapariyāyaṃ vo, bhikkhave, desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha, bhāsissāmī”ti. “Evaṃ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

(Tôi đã được nghe như vầy – Một thời, Thế Tôn trú tại Sāvatthī, ở Jetavana, trong khu vườn/chùa của ông Anāthapiṇḍika. Khi ấy, Thế Tôn đã gọi các tỳ-khưu rằng: ‘Này các tỳ-khưu’. Các tỳ-khưu ấy đã đáp lời (với) Thế Tôn: ‘Bạch Ngài’. Thế Tôn đã nói điều này: ‘Này các tỳ-khưu, ta sẽ thuyết cho các ông về – Phương pháp ngăn ngừa/thu thúc tất cả lậu hoặc. Hãy lắng nghe và chú tâm rõ điều ấy, rồi ta sẽ nói. Các tỳ-khưu ấy đã đáp lời (với) Thế Tôn rằng: ‘Thưa vâng, bạch Ngài’. Thế Tôn đã nói điều này –)

15. “Jānato ahaṃ, bhikkhave, passato āsavānaṃ khayaṃ vadāmi, no ajānato no apassato. Kiñca, bhikkhave, jānato kiñca passato āsavānaṃ khayaṃ vadāmi? Yoniso ca manasikāraṃ ayoniso ca manasikāraṃ. Ayoniso, bhikkhave, manasikaroto anuppannā ceva āsavā uppajjanti, uppannā ca āsavā pavaḍḍhanti; yoniso ca kho, bhikkhave, manasikaroto anuppannā ceva āsavā na uppajjanti, uppannā ca āsavā pahīyanti.

(Này các tỳ-khưu, ta nói về sự đoạn diệt đối với các lậu hoặc cho người biết và thấy, không phải cho người không biết và không thấy. Này các tỳ-khưu, ta nói về sự đoạn diệt đối với các lậu hoặc cho người biết gì và thấy gì? (Người) có tác ý đúng và không có tác ý đúng. Này các tỳ-khưu, đối với người không có tác ý đúng, các lậu hoặc chưa sanh được khởi sanh; và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Và này các tỳ-khưu, đối với người có tác ý đúng, các lậu hoặc chưa sanh thì không khởi sanh; và các lậu hoặc đã sanh được đoạn trừ.)

16. “Atthi, bhikkhave, āsavā dassanā pahātabbā, atthi āsavā saṃvarā pahātabbā, atthi āsavā paṭisevanā pahātabbā, atthi āsavā adhivāsanā pahātabbā, atthi āsavā parivajjanā pahātabbā, atthi āsavā vinodanā pahātabbā, atthi āsavā bhāvanā pahātabbā.

(Này các tỳ-khưu, có các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ tri kiến, có các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ thu thúc, có các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ áp dụng, có các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ kham nhẫn, có các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ lánh xa/tránh né, có các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ trừ diệt, có các lậu hoặc cần được đoạn trừ bằng tu tiến.)

Dassanā pahātabbāsavā (Các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ tri kiến)

17. “Katame ca, bhikkhave, āsavā dassanā pahātabbā? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano – ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto – manasikaraṇīye dhamme nappajānāti, amanasikaraṇīye dhamme nappajānāti. So manasikaraṇīye dhamme appajānanto amanasikaraṇīye dhamme appajānanto, ye dhammā na manasikaraṇīyā, te dhamme manasi karoti, ye dhammā manasikaraṇīyā te dhamme na manasi karoti.

(Và này các tỳ-khưu, thế nào/gì là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ tri kiến? Ở đây, này các tỳ-khưu, kẻ vô trí phàm phu, là người không được thấy chư Thánh nhân, không được thuần thục/tinh thông đối với pháp của chư Thánh nhân, không được huấn luyện trong pháp của chư Thánh nhân, là người không được thấy chư Chân nhân, không được thuần thục/tinh thông đối với pháp của chư Chân nhân, không được huấn luyện trong pháp của chư Chân nhân – không biết rõ các pháp cần phải tác ý (và) các pháp không cần phải tác ý. Người ấy khi đang không biết rõ các pháp cần phải tác ý (và) các pháp không cần phải tác ý, (nên) tác ý đến các pháp mà không cần phải tác ý (và) không tác ý đến các pháp mà cần phải tác ý.)

  • Āsava: kāmāsava, bhavāsava, diṭṭhāsava, avijjāsava
  • 3 cấp độ lậu hoặc/phiền não: (1) vitikkama (thô) – bị diệt bằng tadaṅgapahāna nhờ năng lực sīla; (2) pariyuṭṭhā (tế) – bị diệt bằng vikkhambhanapahāna nhờ năng lực samādhi; (3) anusaya (ngũ ngầm) – bị diệt bằng samucchedapahāna nhờ vipassanā
  • 7 anusaya (tiềm miên): 1. Kāmarāga (dục ái), 2. Paṭigha (sân hận), 3. Diṭṭhi (tà kiến), 4. Vicikicchā (hoài nghi), 5. Māna (ngã mạn), 6. Bhavarāga (hữu ái), 7. avijjā (vô minh)

 

“Katame ca, bhikkhave, dhammā na manasikaraṇīyā ye dhamme manasi karoti? Yassa, bhikkhave, dhamme manasikaroto anuppanno vā kāmāsavo uppajjati, uppanno vā kāmāsavo pavaḍḍhati; anuppanno vā bhavāsavo uppajjati, uppanno vā bhavāsavo pavaḍḍhati; anuppanno vā avijjāsavo uppajjati, uppanno vā avijjāsavo pavaḍḍhati – ime dhammā na manasikaraṇīyā ye dhamme manasi karoti.

(Và này các tỳ-khưu, thế nào/gì là các pháp không cần phải tác ý mà (người ấy) tác ý đến? Này tỳ-khưu, đối với người có sự tác ý đến các pháp nào mà (khiến) dục lậu chưa sanh được khởi sanh hoặc dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hữu lậu chưa sanh được khởi sanh hoặc hữu lậu đã sanh được tăng trưởng; vô minh lậu chưa sanh được khởi sanh hoặc vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng – đây là các pháp không cần phải tác ý mà (người ấy) tác ý đến.)

“Katame ca, bhikkhave, dhammā manasikaraṇīyā ye dhamme na manasi karoti? Yassa, bhikkhave, dhamme manasikaroto anuppanno vā kāmāsavo na uppajjati, uppanno vā kāmāsavo pahīyati; anuppanno vā bhavāsavo na uppajjati, uppanno vā bhavāsavo pahīyati; anuppanno vā avijjāsavo na uppajjati, uppanno vā avijjāsavo pahīyati – ime dhammā manasikaraṇīyā ye dhamme na manasi karoti.

(Và này các tỳ-khưu, thế nào/gì là các pháp cần phải tác ý mà (người ấy) không tác ý đến? Này tỳ-khưu, đối với người có sự tác ý đến các pháp nào mà (khiến) dục lậu chưa sanh thì không khởi sanh hoặc dục lậu đã sanh được đoạn trừ; hữu lậu chưa sanh thì không khởi sanh hoặc hữu lậu đã sanh được đoạn trừ; vô minh lậu chưa sanh thì không khởi sanh hoặc vô minh lậu đã sanh được đoạn trừ – đây là các pháp cần phải tác ý mà (người ấy) không tác ý đến.)

“Tassa amanasikaraṇīyānaṃ dhammānaṃ manasikārā manasikaraṇīyānaṃ dhammānaṃ amanasikārā anuppannā ceva āsavā uppajjanti uppannā ca āsavā pavaḍḍhanti.

(Do sự tác ý đến các pháp không cần phải tác ý và sự không tác ý đến các pháp cần phải tác ý, (nên) các lậu hoặc chưa sanh được khởi sanh và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng.)

18. “So evaṃ ayoniso manasi karoti – ‘ahosiṃ nu kho ahaṃ atītamaddhānaṃ? Na nu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ? Kiṃ nu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ? Kathaṃ nu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ? Kiṃ hutvā kiṃ ahosiṃ nu kho ahaṃ atītamaddhānaṃ? Bhavissāmi nu kho ahaṃ anāgatamaddhānaṃ? Na nu kho bhavissāmi anāgatamaddhānaṃ? Kiṃ nu kho bhavissāmi anāgatamaddhānaṃ? Kathaṃ nu kho bhavissāmi anāgatamaddhānaṃ? Kiṃ hutvā kiṃ bhavissāmi nu kho ahaṃ anāgatamaddhāna’nti? Etarahi vā paccuppannamaddhānaṃ [paccuppannamaddhānaṃ ārabbha (syā.)] ajjhattaṃ kathaṃkathī hoti – ‘ahaṃ nu khosmi? No nu khosmi? Kiṃ nu khosmi? Kathaṃ nu khosmi? Ayaṃ nu kho satto kuto āgato? So kuhiṃ gāmī bhavissatī’ti?

(Người ấy tác ý không đúng như vầy – ‘Có phải ta đã có/hiện hữu trong quá khứ? Có phải ta đã không có/hiện hữu trong quá khứ? Ta đã là gì trong quá khứ? Ta đã ra sao trong quá khứ? Sau khi là gì (trước đó), ta đã là gì trong quá khứ? Có phải ta sẽ có/hiện hữu trong tương lai? Có phải ta sẽ không có/hiện hữu trong tương lai? Ta sẽ là gì trong tương lai? Ta sẽ ra sao trong tương lai? Sau khi là gì (trước đó), ta sẽ là gì trong tương lai? Sau khi là gì (trước đó), ta đã là gì trong quá khứ? Hoặc ngay lúc này, (người ấy) có nghi hoặc về mình trong hiện tại – ‘Có phải ta đang có/hiện hữu? Có phải ta đang không có/hiện hữu? Ta đang là gì? Ta đang ra sao? Chúng sanh này từ đâu đến? Rồi chúng sanh ấy sẽ đi đâu?’)

 

19. “Tassa evaṃ ayoniso manasikaroto channaṃ diṭṭhīnaṃ aññatarā diṭṭhi uppajjati. ‘Atthi me attā’ti vā assa [vāssa (sī. syā. pī.)] saccato thetato diṭṭhi uppajjati; ‘natthi me attā’ti vā assa saccato thetato diṭṭhi uppajjati; ‘attanāva attānaṃ sañjānāmī’ti vā assa saccato thetato diṭṭhi uppajjati; ‘attanāva anattānaṃ sañjānāmī’ti vā assa saccato thetato diṭṭhi uppajjati; ‘anattanāva attānaṃ sañjānāmī’ti vā assa saccato thetato diṭṭhi uppajjati; atha vā panassa evaṃ diṭṭhi hoti – ‘yo me ayaṃ attā vado vedeyyo tatra tatra kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipākaṃ paṭisaṃvedeti so kho pana me ayaṃ attā nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo sassatisamaṃ tatheva ṭhassatī’ti. Idaṃ vuccati, bhikkhave, diṭṭhigataṃ diṭṭhigahanaṃ diṭṭhikantāraṃ diṭṭhivisūkaṃ diṭṭhivipphanditaṃ diṭṭhisaṃyojanaṃ. Diṭṭhisaṃyojanasaṃyutto, bhikkhave, assutavā puthujjano na parimuccati jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi; ‘na parimuccati dukkhasmā’ti vadāmi.

(Đối với người có tác ý không đúng như vậy, tà kiến nào đó trong sáu tà kiến (này sẽ) khởi sanh. Tà kiến ‘có tự ngã cho ta’ khởi sanh thực sự và kiên cố cho người ấy; tà kiến ‘không có tự ngã cho ta’ khởi sanh thực sự và kiên cố cho người ấy; tà kiến ‘nhờ tự ngã, ta nhận biết tự ngã’ khởi sanh thực sự và kiên cố cho người ấy; tà kiến ‘nhờ tự ngã, ta nhận biết không phải tự ngã’ khởi sanh thực sự và kiên cố cho người ấy; tà kiến ‘không nhờ tự ngã, ta nhận biết tự ngã’ khởi sanh thực sự và kiên cố cho người ấy; hoặc ở đó có tà kiến như vầy cho người ấy – ‘Tự ngã này của ta thì nói, cảm thọ, thụ hưởng quả của thiện và bất thiện nghiệp chỗ này chỗ kia, chính tự ngã ấy của ta là thường còn, vững trú, hằng hữu, bất biến pháp, và sẽ vĩnh viễn tồn tại như vậy.’ Này các tỳ-khưu, tà kiến này được gọi là khu rừng của tà kiến, chốn hoang vu của tà kiến, sự lươn lẹo của tà kiến, sự bám chấp của tà kiến, sự trói buộc của tà kiến/kiến kiết sử. Này các tỳ-khưu, kẻ phàm phu vô trí và bị trói buộc bởi kiến kiết sử, không được giải thoát khỏi sự sanh, già, chết, sầu não, bi ai, đau đớn, ưu uất, áo não; Ta nói rằng: ‘Người ấy không được giải thoát khỏi khổ đau.’)

  • 5 Kantāra (hiểm nạn): dubbhikkha (nạn đói), vāḷa (dã thú), nirudaka (không có nước), amanussa (phi nhân), appabbhakkha (thiếu thức ăn).

20. “Sutavā ca kho, bhikkhave, ariyasāvako – ariyānaṃ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto, sappurisānaṃ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto – manasikaraṇīye dhamme pajānāti amanasikaraṇīye dhamme pajānāti. So manasikaraṇīye dhamme pajānanto amanasikaraṇīye dhamme pajānanto ye dhammā na manasikaraṇīyā te dhamme na manasi karoti, ye dhammā manasikaraṇīyā te dhamme manasi karoti.

(Và này các tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử hữu trí, là người thấy được chư Thánh nhân, được thuần thục/tinh thông đối với pháp của chư Thánh nhân, được huấn luyện trong pháp của chư Thánh nhân, là người thấy được chư Chân nhân, được thuần thục/tinh thông đối với pháp của chư Chân nhân, được huấn luyện trong pháp của chư Chân nhân – biết rõ các pháp cần phải tác ý (và) các pháp không cần phải tác ý. Vị ấy khi đang biết rõ các pháp cần phải tác ý (và) các pháp không cần phải tác ý, (nên) không tác ý đến các pháp mà không cần phải tác ý (và) tác ý đến các pháp mà cần phải tác ý.)

“Katame ca, bhikkhave, dhammā na manasikaraṇīyā ye dhamme na manasi karoti? Yassa, bhikkhave, dhamme manasikaroto anuppanno vā kāmāsavo uppajjati, uppanno vā kāmāsavo pavaḍḍhati; anuppanno vā bhavāsavo uppajjati, uppanno vā bhavāsavo pavaḍḍhati; anuppanno vā avijjāsavo uppajjati, uppanno vā avijjāsavo pavaḍḍhati – ime dhammā na manasikaraṇīyā, ye dhamme na manasi karoti.

(Và này các tỳ-khưu, thế nào/gì là các pháp không cần phải tác ý mà (vị ấy) không tác ý đến? Này tỳ-khưu, đối với vị có sự tác ý đến các pháp nào mà (khiến) dục lậu chưa sanh được khởi sanh hoặc dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hữu lậu chưa sanh được khởi sanh hoặc hữu lậu đã sanh được tăng trưởng; vô minh lậu chưa sanh được khởi sanh hoặc vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng – đây là các pháp không cần phải tác ý mà (vị ấy) không tác ý đến.)

  • 9 yonisomanasikāra-mūlakā dhammā: yonisomanasikaro -> pāmojja (hân hoan) -> pīti (hỷ) -> passaddhakāya (thân khinh an) -> sukhicitta (tâm an lạc) -> yathābhūtajāna (biết như thật) -> nibbida (nhàm chán) -> virāga (ly tham) -> vimutti (giải thoát)

“Katame ca, bhikkhave, dhammā manasikaraṇīyā ye dhamme manasi karoti? Yassa, bhikkhave, dhamme manasikaroto anuppanno vā kāmāsavo na uppajjati, uppanno vā kāmāsavo pahīyati; anuppanno vā bhavāsavo na uppajjati, uppanno vā bhavāsavo pahīyati; anuppanno vā avijjāsavo na uppajjati, uppanno vā avijjāsavo pahīyati – ime dhammā manasikaraṇīyā ye dhamme manasi karoti.

(Và này các tỳ-khưu, thế nào/gì là các pháp cần phải tác ý mà (vị ấy) tác ý đến? Này tỳ-khưu, đối với vị có sự tác ý đến các pháp nào mà (khiến) dục lậu chưa sanh thì không khởi sanh hoặc dục lậu đã sanh thì được đoạn trừ; hữu lậu chưa sanh thì không khởi sanh hoặc hữu lậu đã sanh thì được đoạn trừ; vô minh lậu chưa sanh thì không khởi sanh hoặc vô minh lậu đã sanh thì được đoạn trừ – đây là các pháp cần phải tác ý mà (vị ấy) tác ý đến.)

“Tassa amanasikaraṇīyānaṃ dhammānaṃ amanasikārā manasikaraṇīyānaṃ dhammānaṃ manasikārā anuppannā ceva āsavā na uppajjanti, uppannā ca āsavā pahīyanti.

(Do sự không tác ý đến các pháp không cần phải tác ý và sự tác ý đến các pháp cần phải tác ý, (nên) các lậu hoặc chưa sanh thì không khởi sanh và các lậu hoặc đã sanh thì được đoạn trừ.)

21. “So ‘idaṃ dukkha’nti yoniso manasi karoti, ‘ayaṃ dukkhasamudayo’ti yoniso manasi karoti, ‘ayaṃ dukkhanirodho’ti yoniso manasi karoti, ‘ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yoniso manasi karoti. Tassa evaṃ yoniso manasikaroto tīṇi saṃyojanāni pahīyanti – sakkāyadiṭṭhi, vicikicchā, sīlabbataparāmāso. Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā dassanā pahātabbā.

(Vị ấy tác ý đúng rằng: ‘Đây là khổ’; tác ý đúng rằng: ‘Đây là nhân sanh khổ’; tác ý đúng rằng: ‘Đây là sự diệt khổ’; (và) tác ý đúng rằng: ‘Đây là phương pháp dẫn đến sự diệt khổ’. Đối với vị tác ý đúng như vậy, ba kiết sử được đoạn tận (là) – thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. Này các tỳ-khưu, đây được gọi là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ tri kiến.)

Saṃvarā pahātabbāsavā (Các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ thu thúc)

22. “Katame ca, bhikkhave, āsavā saṃvarā pahātabbā? Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso cakkhundriyasaṃvarasaṃvuto viharati. Yañhissa, bhikkhave, cakkhundriyasaṃvaraṃ asaṃvutassa viharato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, cakkhundriyasaṃvaraṃ saṃvutassa viharato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Paṭisaṅkhā yoniso sotindriyasaṃvarasaṃvuto viharati. Yañhissa, bhikkhave, sotindriyasaṃvaraṃ asaṃvutassa viharato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, sotindriyasaṃvaraṃ saṃvutassa viharato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Paṭisaṅkhā yoniso ghānindriyasaṃvarasaṃvuto viharati. Yañhissa, bhikkhave, ghānindriyasaṃvaraṃ asaṃvutassa viharato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, ghānindriyasaṃvaraṃ saṃvutassa viharato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Paṭisaṅkhā yoniso jivhindriyasaṃvarasaṃvuto viharati. Yañhissa, bhikkhave, jivhindriyasaṃvaraṃ asaṃvutassa viharato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, jivhindriyasaṃvaraṃ saṃvutassa viharato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Paṭisaṅkhā yoniso kāyindriyasaṃvarasaṃvuto viharati. Yañhissa, bhikkhave, kāyindriyasaṃvaraṃ asaṃvutassa viharato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, kāyindriyasaṃvaraṃ saṃvutassa viharato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Paṭisaṅkhā yoniso manindriyasaṃvarasaṃvuto viharati. Yañhissa, bhikkhave, manindriyasaṃvaraṃ asaṃvutassa viharato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, manindriyasaṃvaraṃ saṃvutassa viharato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti.

(Và này các tỳ-khưu, thế nào/gì là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ thu thúc? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu có sự quán chiếu đúng, sống thu thúc với sự thu thúc trong nhãn quyền. Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào sống mà không thu thúc (với) sự thu thúc trong nhãn quyền; (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người sống có thu thúc (với) sự thu thúc trong nhãn quyền. Vị ấy có sự quán chiếu đúng, sống thu thúc với sự thu thúc trong nhĩ quyền. Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào sống mà không thu thúc (với) sự thu thúc trong nhĩ quyền; (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người sống có thu thúc (với) sự thu thúc trong nhĩ quyền. Vị ấy có sự quán chiếu đúng, sống thu thúc với sự thu thúc trong tỷ quyền. Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào sống mà không thu thúc (với) sự thu thúc trong tỷ quyền; (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người sống có thu thúc (với) sự thu thúc trong tỷ quyền. Vị ấy có sự quán chiếu đúng, sống thu thúc với sự thu thúc trong thiệt quyền. Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào sống mà không thu thúc (với) sự thu thúc trong thiệt quyền; (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người sống có thu thúc (với) sự thu thúc trong thiệt quyền. Vị ấy có sự quán chiếu đúng, sống thu thúc với sự thu thúc trong thân quyền. Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào sống mà không thu thúc (với) sự thu thúc trong thân quyền; (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người sống có thu thúc (với) sự thu thúc trong thân quyền. Vị ấy có sự quán chiếu đúng, sống thu thúc với sự thu thúc trong ý quyền. Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào sống mà không thu thúc (với) sự thu thúc trong ý quyền; (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người sống có thu thúc (với) sự thu thúc trong ý quyền.)

“Yañhissa, bhikkhave, saṃvaraṃ asaṃvutassa viharato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, saṃvaraṃ saṃvutassa viharato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā saṃvarā pahātabbā.

(Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào sống mà không thu thúc (với) sự thu thúc; (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người nào mà sống thu thúc (với) sự thu thúc. Này các tỳ-khưu, đây được gọi là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ thu thúc.)

  • Pāṭimokkhasaṃvara = sīlasaṃvara, satisaṃvara = indriyasaṃvara, ñāṇasaṃvara = paccaya-paccavekkhaṇa-saṃvara, khantisaṃvara, viriyasaṃvara = ājīvaparisuddhi

Ngữ vựng:

  • sabbāsavasaṃvarapariyāya = sabba + āsava (nt) lậu hoặc, pháp làm cấu nhiễm tâm + saṃvara (nt) sự kiềm chế/ngăn ngừa/thu thúc + pariyāya (nt) phương pháp, lời hướng dẫn
  • jāna (nt): người/sự biết
  • passa (nt): người/sự thấy
  • kiñca = kiṃ (đat) ai? cái gì? thế nào? + ca (lt) và
  • yoniso (trt): khéo léo, khôn ngoan, thích đáng 
  • manasikāra (nt): sự hướng tâm/tác ý đến
  • anuppanna = na + uppanna (qkpt của uppajjati) được sanh/tạo ra
  • pavaḍḍhati (pa+√vaḍḍh+a+ti): tăng trưởng, lớn thêm 
  • pahīyati (thđ của pajahati) bị bỏ rơi/đoạn trừ, biến mất
  • atthi (√as+ti): thì, là, có
  • dassana (trut): khả năng biết rõ, trí 
  • paṭisevana (trut): sự tu tập/thực hành/thọ dụng/áp dụng
  • adhivāsana (trut): sự chịu đựng/kham nhẫn
  • parivajjana (trut): sự kiêng tránh/lánh xa 
  • vinodana (trut): sự loại bỏ/trừ diệt 
  • bhāvanā (nut): sự phát triển/trau dồi/hàm dưỡng 
  • katama (tt): cái gì/nào
  • manasikaraṇīya = manasi + karaṇīya (tt, bbqkpt của karoti) điều nên/cần được làm
  • karoti (√kar+o+ti): làm, tạo tác
  • kāma (nt, trut): cảnh dục; sự vui thích trong cảnh dục
  • bhava (nt): sanh hữu, trạng thái tồn tại 
  • avijjā (nut): vô minh, si ám, sự ngu dốt 
  • hoti (√bhū>hū+a+ti): thì, là, có 
  • nu (bbt): dùng trong câu nghi vấn
  • atītamaddhāna (trut): trong thời quá khứ [atīta (tt) quá khứ + addhāna (trut) lâu, lâu dài]
  • hutvā (bbqkpt của hoti): sau khi có/là
  • bhavati (√bhū+a+ti): trở thành, là, có
  • anāgata (tt, na+āgata): tương lai, chưa xảy ra 
  • etarahi (trt): bây giờ, ngay lúc này
  • paccuppanna (tt, paṭi+uppanna): hiện tại, đang tồn tại
  • ajjhatta (tt): bên trong 
  • kathaṃkathī (tt): (người) nghi ngờ
  • satta (nt): chúng sanh, sinh vật  
  • kuto (trt): từ đâu?
  • āgata (qkpt của āgacchati): đã đến 
  • kuhiṃ (trt): ở đâu?
  • gāmī (tt, nt): đi, người đi
  • diṭṭhi (nut): niềm/đức tin; tà kiến, sự thấy sai
  • aññatara (tt): một trong số, cái nào đó
  • atta, attan (nt): tự/bản ngã, cái tôi, linh hồn  
  • sacca (trut): chân/sự thật 
  • theta (tt): chắc chắn, xác thực
  • atha (bbt): rồi thì, hơn nữa
  • vada (tt): nói, biểu lộ 
  • vedeti, vedayati (√vid+e+ti): biết, cảm nghiệm  
  • kalyāṇapāpaka = kalyāṇa (tt) thiện, tốt + pāpaka (tt) xấu, ác 
  • kamma (trut): nghiệp, hành động 
  • vipāka (nt): kết quả, quả báu 
  • paṭisaṃvedeti (paṭi+saṃ+√vid+e+ti): cảm nghiệm, kinh qua; nhận thấy
  • nicca (tt): thường hằng, bất biến 
  • dhuva (tt): vững trú, vĩnh viễn
  • sassata (tt): hằng hữu, bất diệt 
  • avipariṇāmadhamma = na (bbt) không + vipariṇāma (nt) sự thay đổi + dhamma
  • sassatisamaṃ = sassati (nut) sự vĩnh viễn/bất diệt + sama (tt) giống; cùng với
  • tatheva (trt): cũng vậy, cùng cách ấy
  • tiṭṭhati (√ṭhā+a+ti): đứng, trụ 
  • vuccati (thđ, √vac+ya+ti): được nói/gọi
  • diṭṭhigata (trut) tà kiến [diṭṭhi + gata (qkpt của gacchati) đã đi cùng, tương ưng] 
  • diṭṭhigahana = diṭṭhi + gahana (trut) rừng rậm, sự rối ren 
  • diṭṭhikantāra = diṭṭhi + kantāra (nt) nơi hoang vu
  • diṭṭhivisūka = diṭṭhi + visūka (trut) sự uốn éo/lươn lẹo
  • diṭṭhivipphandita = diṭṭhi + vipphandita (qkpt của vipphandati) thắt, kéo 
  • diṭṭhisaṃyojanasaṃyutta = diṭṭhi + saṃyojana (trut) kiết sử, sự trói buộc + saṃyutta (qkpt của saṃyujjati) được liên kết/phối hợp
  • parimuccati (thđ, pari+√muc+ya+ti): được giải thoát/thoát khỏi
  • soka (nt): sự sầu muộn/buồn phiền
  • parideva (nt): sự than khóc/bi ai 
  • dukkha (trut): sự đau khổ (thuộc thân) 
  • domanassa (trut): sự buồn rầu/bất mãn (thuộc tâm) 
  • upāyāsa (nt): sự áo não/thương tiếc
  • ariyasāvaka = ariya (tt) cao thượng, thánh + sāvaka (nt) đệ tử, học trò
  • dukkhasamudaya = dukkha + samudaya (nt) sự khởi sanh, căn nguyên
  • dukkhanirodha = dukkha + nirodha (nt) sự diệt mất/phá huỷ
  • dukkhanirodhagāminī = dukkha + nirodha + gāminī (tt) dẫn/hướng đến
  • paṭipadā (nut): con đường, phương cách, tiến trình
  • sakkāyadiṭṭhi = sakkāya (nt, sat+kāya) thân hữu tình + diṭṭhi 
  • vicikicchā (nut) sự hoài nghi/nghi hoặc
  • sīlabbataparāmāsa = sīla (trut) giới hạnh, tư cách đạo đức + vata (nt, trut) sự thực hành/tuân thủ, nghi lễ + parāmāsa (nt) sự nắm lấy/cột chặt 

 

Paṭisevanā pahātabbāsavā (Các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ sử dụng)

23. “Katame ca, bhikkhave, āsavā paṭisevanā pahātabbā? Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso cīvaraṃ paṭisevati – ‘yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, ḍaṃsamakasavātātapasarīṃsapa- [siriṃsapa (sī. syā. pī.)]samphassānaṃ paṭighātāya, yāvadeva hirikopīnappaṭicchādanatthaṃ’.

(Và này các tỳ-khưu, thế nào/gì là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ sử/áp dụng? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu có sự quán chiếu đúng, sử dụng y phục chỉ vì sự chống lại/ngừa lạnh, nóng, sự tiếp xúc với ruồi, muỗi, gió, nắng, loài bò sát, (và) chỉ vì mục đích che đậy các bộ phận riêng tư mà thôi.)

“Paṭisaṅkhā yoniso piṇḍapātaṃ paṭisevati – ‘neva davāya, na madāya, na maṇḍanāya, na vibhūsanāya, yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiyā yāpanāya, vihiṃsūparatiyā, brahmacariyānuggahāya, iti purāṇañca vedanaṃ paṭihaṅkhāmi navañca vedanaṃ na uppādessāmi, yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsuvihāro ca’ [cāti (sī.)].

(Vị ấy có sự quán chiếu đúng, sử dụng đồ ăn khất thực không phải vì sự vui đùa, sự đam mê, sự làm đẹp, sự duyên dáng, mà chỉ vì sự nuôi mạng và duy trì sắc thân này, vì sự chấm dứt sự tổn hại, vì sự hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: ‘Ta sẽ chấm dứt /diệt trừ cảm thọ cũ và sẽ khiến cho cảm thọ mới không khởi sanh, và đời sống của ta sẽ không có lỗi lầm và sẽ được an lạc’.)

“Paṭisaṅkhā yoniso senāsanaṃ paṭisevati – ‘yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, ḍaṃsamakasavātātapasarīṃsapasamphassānaṃ paṭighātāya, yāvadeva utuparissayavinodanapaṭisallānārāmatthaṃ’.

(Vị ấy có sự quán chiếu đúng, sử dụng trú xứ chỉ vì sự chống lại/ngừa lạnh, nóng, sự tiếp xúc với ruồi, muỗi, gió, nắng, loài bò sát; chỉ vì mục đích dứt trừ sự nguy hiểm của thời tiết, và vì đời sống ẩn dật.)

“Paṭisaṅkhā yoniso gilānappaccayabhesajjaparikkhāraṃ paṭisevati – ‘yāvadeva uppannānaṃ veyyābādhikānaṃ vedanānaṃ paṭighātāya, abyābajjhaparamatāya’ [abyāpajjhaparamatāya (sī. syā. pī.), abyāpajjaparamatāya (ka.)].

(Vị ấy có sự quán chiếu đúng, sử dụng dược phẩm trị bệnh chỉ vì sự chống lại/ngừa đối với các cảm thọ khổ/tàn hại đã sanh và vì sự khoẻ mạnh, tráng kiện.)

“Yañhissa, bhikkhave, appaṭisevato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, paṭisevato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā paṭisevanā pahātabbā.

(Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào mà không sử dụng (như trên); (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người nào mà sử dụng (như trên). Này các tỳ-khưu, đây được gọi là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ sử dụng.)

Adhivāsanā pahātabbāsavā (Các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ kham nhẫn)

24. “Katame ca, bhikkhave, āsavā adhivāsanā pahātabbā? Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso khamo hoti sītassa uṇhassa, jighacchāya pipāsāya. Ḍaṃsamakasavātātapasarīṃsapasamphassānaṃ, duruttānaṃ durāgatānaṃ vacanapathānaṃ, uppannānaṃ sārīrikānaṃ vedanānaṃ dukkhānaṃ tibbānaṃ [tippānaṃ (sī. syā. pī.)]kharānaṃ kaṭukānaṃ asātānaṃ amanāpānaṃ pāṇaharānaṃ adhivāsakajātiko hoti.

(Và này các tỳ-khưu, thế nào/gì là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ kham nhẫn? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu có sự quán chiếu đúng, kham nhẫn đối với lạnh, nóng, sự đói, sự khát. (Vị ấy) kham nhẫn với sự tiếp xúc đến ruồi, muỗi, gió, nắng, loài bò sát; với việc bị nói xấu và cách nói khiếm nhã; với các cảm thọ đau đớn, buốt nhói, mãnh liệt, khốc liệt, khó chịu, nghịch ý, nguy cấp mạng sống đã sanh thuộc thân.)

“Yañhissa, bhikkhave, anadhivāsayato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, adhivāsayato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā adhivāsanā pahātabbā.

(Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào mà không kham nhẫn (như trên); (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người nào mà kham nhẫn (như trên). Này các tỳ-khưu, đây được gọi là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ kham nhẫn.)

Parivajjanā pahātabbāsavā (Các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ lánh xa/tránh né)

25. “Katame ca, bhikkhave, āsavā parivajjanā pahātabbā? Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso caṇḍaṃ hatthiṃ parivajjeti, caṇḍaṃ assaṃ parivajjeti, caṇḍaṃ goṇaṃ parivajjeti, caṇḍaṃ kukkuraṃ parivajjeti, ahiṃ khāṇuṃ kaṇṭakaṭṭhānaṃ sobbhaṃ papātaṃ candanikaṃ oḷigallaṃ. Yathārūpe anāsane nisinnaṃ yathārūpe agocare carantaṃ yathārūpe pāpake mitte bhajantaṃ viññū sabrahmacārī pāpakesu ṭhānesu okappeyyuṃ, so tañca anāsanaṃ tañca agocaraṃ te ca pāpake mitte paṭisaṅkhā yoniso parivajjeti.

(Và này các tỳ-khưu, thế nào/gì là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ tránh né? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu có sự quán chiếu đúng, tránh né voi dữ, ngựa dữ, bò đực dữ, chó dữ, rắn, gốc cây, chỗ gai góc, hố sâu, vách đá, hố nước đục, ao nước bẩn. Khi đang ngồi tại chỗ ngồi không thích đáng, khi đang lui tới chỗ không nên đến, khi đang giao du với các ác hữu như thế nào mà các bậc trí giả Phạm hạnh có thể khiển trách về các sở hành sái quấy; vị ấy có sự quán chiếu đúng, tránh né chỗ không nên ngồi ấy, chỗ không nên đến ấy, và các ác hữu ấy.

“Yañhissa, bhikkhave, aparivajjayato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, parivajjayato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā parivajjanā pahātabbā.

(Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào mà không tránh né (như trên); (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người nào mà tránh né (như trên). Này các tỳ-khưu, đây được gọi là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ kham nhẫn.)

 

Vinodanā pahātabbāsavā (Các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ trừ diệt)

26. “Katame ca, bhikkhave, āsavā vinodanā pahātabbā? Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso uppannaṃ kāmavitakkaṃ nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti, uppannaṃ byāpādavitakkaṃ nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti, uppannaṃ vihiṃsāvitakkaṃ nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti, uppannuppanne pāpake akusale dhamme nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti.

(Và này các tỳ-khưu, thế nào/gì là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ trừ diệt? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu có sự quán chiếu đúng, không cho phép/chấp nhận, loại trừ, trừ diệt, diệt tận, khiến diệt tuyệt dục tư duy đã sanh; không cho phép/chấp nhận, loại trừ, trừ diệt, diệt tận, khiến diệt tuyệt sân ác tư duy đã sanh; (và) không cho phép/chấp nhận, loại trừ, trừ diệt, diệt tận, khiến diệt tuyệt hại tư duy đã sanh; không cho phép/chấp nhận, loại trừ, trừ diệt, diệt tận, khiến diệt tuyệt các ác bất thiện pháp đã sanh). 

  • Có 9 loại tư duy: kāmavitakka, byāpādavitakka, vihiṃsāvitakka, ñātivitakka (quyến thuộc tư duy), janapadavitakka (quốc độ), amaravitakka (bất tử), parānudayatā-paṭisamyuttavitakka (liên quan đến sự quan tâm/ái luyến chúng sanh khác), lābhasakkārasiloka-paṭisaṃyuttavitakka (liên quan đến lợi lộc, cung kính, danh tiếng), anavaññatti-paṭisaṃyuttavitakka (liên quan đến sự không bị khinh miệt).

“Yañhissa, bhikkhave, avinodayato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, vinodayato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā vinodanā pahātabbā.

(Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào mà không trừ diệt (như trên); (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người nào mà trừ diệt (như trên). Này các tỳ-khưu, đây được gọi là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ trừ diệt.)

Bhāvanā pahātabbāsavā (Các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ tu tập)

27. “Katame ca, bhikkhave, āsavā bhāvanā pahātabbā? Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso satisambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ; paṭisaṅkhā yoniso dhammavicayasambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ; paṭisaṅkhā yoniso vīriyasambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ; paṭisaṅkhā yoniso pītisambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ; paṭisaṅkhā yoniso passaddhisambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ; paṭisaṅkhā yoniso samādhisambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ; paṭisaṅkhā yoniso upekkhāsambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ.

(Và này các tỳ-khưu, thế nào/gì là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ tu tập? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu có sự quán chiếu đúng, trau dồi/tu tập niệm giác chi được y cứ vào sự viễn ly, được y cứ vào sự ly tham, được y cứ vào sự đoạn diệt, được hoàn thiện trong sự từ bỏ; trau dồi/tu tập thẩm sát pháp giác chi được y cứ vào sự viễn ly, được y cứ vào sự ly tham, được y cứ vào sự đoạn diệt, được hoàn thiện trong sự từ bỏ; trau dồi/tu tập tinh tấn giác chi được y cứ vào sự viễn ly, được y cứ vào sự ly tham, được y cứ vào sự đoạn diệt, được hoàn thiện trong sự từ bỏ; trau dồi/tu tập hỷ giác chi được y cứ vào sự viễn ly, được y cứ vào sự ly tham, được y cứ vào sự đoạn diệt, được hoàn thiện trong sự từ bỏ; trau dồi/tu tập an tịnh giác chi được y cứ vào sự viễn ly, được y cứ vào sự ly tham, được y cứ vào sự đoạn diệt, được hoàn thiện trong sự từ bỏ; trau dồi/tu tập định giác chi được y cứ vào sự viễn ly, được y cứ vào sự ly tham, được y cứ vào sự đoạn diệt, được hoàn thiện trong sự từ bỏ; trau dồi/tu tập xả giác chi được y cứ vào sự viễn ly, được y cứ vào sự ly tham, được y cứ vào sự đoạn diệt, được hoàn thiện trong sự từ bỏ.)

“Yañhissa, bhikkhave, abhāvayato uppajjeyyuṃ āsavā vighātapariḷāhā, bhāvayato evaṃsa te āsavā vighātapariḷāhā na honti. Ime vuccanti, bhikkhave, āsavā bhāvanā pahātabbā.

(Này các tỳ-khưu, các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não có thể khởi sanh cho người nào mà không trau dồi/tu tập (như trên); (và) không có các lậu hoặc phiền toái và nhiệt não như vậy cho người nào mà trau dồi/tu tập (như trên). Này các tỳ-khưu, đây được gọi là các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ tu tập.)

28. “Yato kho, bhikkhave, bhikkhuno ye āsavā dassanā pahātabbā te dassanā pahīnā honti, ye āsavā saṃvarā pahātabbā te saṃvarā pahīnā honti, ye āsavā paṭisevanā pahātabbā te paṭisevanā pahīnā honti, ye āsavā adhivāsanā pahātabbā te adhivāsanā pahīnā honti, ye āsavā parivajjanā pahātabbā te parivajjanā pahīnā honti, ye āsavā vinodanā pahātabbā te vinodanā pahīnā honti, ye āsavā bhāvanā pahātabbā te bhāvanā pahīnā honti; ayaṃ vuccati, bhikkhave – ‘bhikkhu sabbāsavasaṃvarasaṃvuto viharati, acchecchi [acchejji (ka.)]taṇhaṃ, vivattayi [vāvattayi (sī. pī.)]saṃyojanaṃ, sammā mānābhisamayā antamakāsi dukkhassā”’ti.

(Này các tỳ-khưu, khi các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ tri kiến (đã) được tri kiến đoạn trừ, các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ thu thúc (đã) được thu thúc đoạn trừ, các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ áp dụng (đã) được áp/sử dụng đoạn trừ, các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ kham nhẫn (đã) được kham nhẫn đoạn trừ, các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ lánh xa/tránh né (đã) được tránh né đoạn trừ, các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ trừ diệt (đã) được trừ diệt đoạn trừ, các lậu hoặc cần được đoạn trừ nhờ tu tiến (đã) được tu tập đoạn trừ cho vị tỳ-khưu. Này các tỳ-khưu, đây được gọi là – ‘vị tỳ-khưu sống thu thúc với sự thu thúc trong các lậu hoặc, đã lìa bỏ tham ái, đã tẩy trừ kiết sử/sự trói buộc, có sự thấu triệt hoàn toàn đối với ngã mạn, (và) chấm dứt khổ đau.’)

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

(Thế Tôn đã nói điều này. Các tỳ-khưu có tâm phấn chấn ấy, hoan hỷ với lời dạy của Thế Tôn.)

Sabbāsavasuttaṃ niṭṭhitaṃ dutiyaṃ.

(Dứt kinh Tất Cả Lậu Hoặc thứ hai.)

-ooOoo-

Ngữ vựng:

  • paṭisaṅkhā (nut): sự quán tưởng/suy xét/cân nhắc
  • yoniso (trt): một cách đúng đắn/chính đáng/sáng suốt
  • cakkhundriyasaṃvarasaṃvuta = cakkhu (trut) mắt, nhãn + indriya (trut) khả năng, quyền, phận sự + saṃvara (nt) sự thu thúc/phòng hộ/ngăn trừ + saṃvuta (qkpt của saṃvarati) được thu thúc/phòng hộ 
  • yañhissa
  • vighātapariḷāhā = vighāta (nt) sự phiền muộn, điều trái ý + pariḷāha (nt) sự tiêu huỷ/tàn phá/nhiệt não
  • sota (trut): tai, nhĩ
  • ghāna (trut): mũi, tỷ
  • jivhā (nut): lưỡi, thiệt 
  • kāya (nt): thân
  • mano, manas (trut): ý thức 
  • cīvara (trut): y phục (của người xuất gia)
  • paṭisevati (paṭi+√sev+a+ti): y theo, thực hành, sử dụng 
  • yāvadeva () nhìn chung, tóm lại, thực vậy, cho đến
  • sīta (tt) lạnh, mát
  • paṭighāta (nt): sự chống đỡ/nén/che chở/bảo hộ
  • uṇha (tt): nóng 
  • ḍaṃsamakasavātātapasarīṃsapasamphassānaṃ = ḍaṃsa (nt) ruồi lằn/trâu + makasa (nt) muỗi + vāta (nt) gió + ātapa (nt) nắng + sarīṃsapa (nt) loài trườn bò/bò sát + samphassa (nt) sự tiếp xúc/phản ứng
  • hirikopīnappaṭicchādanatthaṃ = hirikopīna (trut) cái khiến sanh khởi hổ thẹn (tức cơ quan sinh dục) + paṭicchādana (trut) sự che đậy/giấu + attha (trut) sự lợi ích/tốt đẹp, mục đích
  • piṇḍapāta (trut): sự/đồ khất thực
  • dava (nt): vui đùa, chơi giỡn
  • mada (nt): đam mê, say sưa
  • maṇḍana (trut): sự/đồ trang điểm/trí, vẻ đẹp, nhan sắc 
  • vibhūsana (trut): sự/đồ trang điểm/trí, sự duyên dáng/quyến rũ
  • ṭhiti (nut): sự ổn định/vững trú
  • yāpana (trut): sự nuôi dưỡng
  • vihiṃsūparati = vihiṃsā (nut) sự tổn/tai hại + uparati (nut) sự chất dứt/dừng
  • brahmacariyānuggahāya = brahmacariya (trut) con đường cao thượng của đời sống, Phạm hạnh + anuggaha (trut) sự nắm giữ/tiếp tục/hỗ trợ 
  • purāṇa (tt): xưa, cũ
  • vedanā (nut): cảm thọ/giác  
  • paṭihaṅkhati (tl của paṭihanti): sẽ diệt trừ/phá huỷ
  • nava (tt): mới
  • uppādeti (ngnh của uppajjati): tạo ra, khiến cho sanh khởi
  • yātrā (nut): sự tiếp diễn/hỗ trợ đời sống
  • bhavati (√bhū+a+ti); thì, là, trở thành
  • anavajjatā = na + vajja (trut) lỗi, tội
  • phāsuvihāra = phāsu (tt) vừa ý, thoải mái + vihāra (nt) điều kiền/cách sống
  • senāsana (trut): chỗ ở, trú xứ 
  • utuparissayavinodanapaṭisallānārāmattha = utu (nt, trut) thời gian, mùa tiết + parissaya (nt, trut) sự nguy hại/khó chịu + vinodana (trut) sự dời đi/dứt trừ + paṭisallāna (trut) sự độc cư/ẩn dật + ārāma (nt) công viên, khu vườn + attha
  • gilānappaccayabhesajjaparikkhāra = gilāna (tt) bệnh + paccaya (nt) nguyên nhân, điều kiện + bhesajja (trut) dược phẩm, thuốc + parikkhāra (trut) vật nhu yếu 
  • veyyābādhika (tt): làm tổn hại, áp bức
  • abyābajjhaparamatāya = na + byābajjha (trut, byābādha +ṇya) + paramatā (nut) sự tốt nhất
  • khama (tt): kham nhẫn, chịu đựng 
  • jighacchā (nut): sự đói
  • pipāsā (nut): sự khát
  • durutta (tt): bị nói xấu
  • durāgata = dūra (tt) xa, xa xôi + gata (qkpt của gacchati) đã đi 
  • vacanapathāna = vacana (trut) lời nói, ngôn từ + patha (nt) cách, lối
  • sārīrika (tt): liên hệ đến thân, thuộc về thân
  • dukkha (tt): đau đớn/khổ
  • tibba (tt): buốt, nhói, đau đớn
  • khara (tt): dữ dội, mãnh liệt
  • kaṭuka (tt): đau buốt, khốc liệt
  • asāta (tt): khó chịu, không thích thú = a+sāta
  • amanāpa (tt): làm đau đớn, nghịch ý = a+manāpa
  • pāṇahara (tt): đe doạ/nguy cấp mạng sống = pāṇa + hara 
  • adhivāsakajātiko = adhivāsaka (tt) chịu đựng, nhẫn nại + jātika (tt) có, đang có
  • caṇḍa (tt): hung dữ, dữ tợn
  • hatthī (nt): voi
  • parivajjeti (pari+√vaj+e+ti): tránh xa, xa lánh 
  • assa (nt): ngựa
  • goṇa (nt): bò đực
  • kukkura (nt): chó
  • ahi (nt): rắn
  • khāṇu (nt, trut): gốc cây, cọc 
  • kaṇṭakaṭṭhāna = kaṇṭaka (nt) bụi gai + ṭhāna (trut) chỗ, nơi 
  • sobbha (trut): chỗ sâu, hố
  • papāta (nt): vách đá, sườn dốc 
  • candanikā (nut): hố nước đục
  • oḷigalla (nt): ao nước bẩn 
  • yathārūpa (tt): như thế nào mà
  • anāsana = na + āsana (trut) sự/chỗ ngồi
  • nisinna (qkpt của nisīdati): sau khi ngồi/ngồi xuống 
  • agocara = na + gocara (nt) chỗ, nơi chốn 
  • caranta (htpt của carati): đang đi lang thang/lai vãng/lui tới
  • pāpaka, pāpa (tt): ác, xấu 
  • mitta (nt, trut): bạn bè 
  • bhajanta (htpt của bhajati): giao du, kết hợp, đi theo 
  • viññū (tt): thông minh, có trí
  • sabrahmacārī (nt): bạn đồng tu, bậc hành Phạm hạnh
  • okappati (o+√kapp+a+ti): đặt tin tưởng vào
  • kāmavitakka = kāma (nt) cảnh dục/trần + vitakka (nt) sự suy/ngẫm nghĩ; tư duy, ý nghĩ/niệm, tầm
  • nādhivāseti = na + adhivāseti (ngnh của adhivasati) đồng ý, ưng thuận, cho phép
  • pajahati (pa+√hā+a+ti ): từ/dứt bỏ, loại trừ
  • vinodeti (ngnh của vinudati): tẩy/khử trừ, trừ diệt
  • byantīkaroti, vyantīkaroti (vi+anta+ī+√kar+o+ti): diệt tận, thủ tiêu
  • anabhāva (nt): sự diệt tuyệt/dứt hoàn toàn không cho sanh 
  • gameti (ngnh của gacchati): khiến dẫn đến
  • byāpāda (nt): sân sác, ác tâm
  • vihiṃsā (nut): sự tổn hại/tàn độc
  • akusala = na + kusala (tt) tốt, đúng, thiện
  • satisambojjhaṅga = sati (nut) sự ghi nhớ/nhận biết + sambojjhaṅga (nt) thành phần của sự giác ngộ, giác chi
  • bhāveti (ngnh của bhavati): tăng trưởng, phát triển, trau dồi, hàm dưỡng 
  • vivekanissita = viveka (nt) sự viễn ly/tách biệt/tháo gỡ + nissita (qkpt của nissayati) được dựa vào/hỗ trợ/gắn bó bởi
  • virāga (nt): sự ly tham, sự dứt trừ tham ái
  • nirodha (nt): sự đoạn/tận diệt
  • vossaggapariṇāmiṃ = vossagga (nt) sự từ/dứt bỏ + pariṇāmi (qk của pariṇamati) được hoàn thiện/trưởng thành
  • dhammavicaya = dhamma + vicaya (nt) sự thẩm sát, xem xét
  • vīriya (trut): sự cố gắng, nghị lực, tinh tấn
  • pīti (nut): sự vui thích/sung sướng, hỷ
  • passaddhi (nut): sự yên lặng/an tịnh
  • samādhi (nt): sự tập trung/nhất tâm, định
  • upekkhā (nut): sự bình thản/trầm tĩnh/không vui buồn, xả
  • yato (trt): khi nào
  • acchecchi (bđk của chindati): đã cắt lìa/huỷ diệt
  • vāvattayi (bđk của vāvatteti): đã loại bỏ/tẩy trừ 
  • mānābhisamaya = māna (nt) sự kiêu hãnh/cống cao/ngã mạn + abhisamaya (nt) sự quán chiếu/thấu triệt/hiểu rõ 
  • antamakāsi = anta (nt) sự kết thúc + akāsi (bđk của karoti)

 

(Tài liệu từ lớp “Đọc Hiểu Trung Bộ Kinh Pāḷi (Majjhima Nikāya)” do Tỳ Khưu Thiện Hảo giảng dạy)

-ooOoo-

 

TẢI FILE PDF BÀI KINH SỐ 2: KINH TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC

KINH TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC
* Tài Liệu Được Trích Trong Lớp Học Kinh Pāḷi Online, Lớp Đọc Hiểu Kinh Trung Bộ Pāḷi Do Sư Thiện Hảo Giảng Dạy Qua Zoom Từ Năm 2020 Đến Nay.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app