Nội Dung Chính
Kinh Tăng Chi số 001
Bài Giảng Sư Toại Khanh Paltalk 2019
Chúng ta bắt đầu Kinh Tăng Chi, chúng ta học Duyên Khởi, chúng tôi dựa vào Hậu Sớ của đời sau, trong đây cho chúng ta biết một số chuyện sau khi Thế Tôn viên tịch 3 tháng, Ngài Ca Diếp có một cuộc tổ chức Kiết Tập Tam Tạng để xác định lại giềng mối của Giáo Pháp : kể từ bây giờ chúng ta học là học cái gì, chúng ta hành là hành cái gì và lưu truyền hoằng hóa cái gì. Chứ không thể nào ai cũng cạo đầu đắp y rồi nói đây là Phật Giáo thì quá kẹt. Kể từ bây giờ sau khi Kiết Tập rồi thì chúng ta sẽ biết rõ mình hành trì cái gì, dạy nhau cái gì, hoằng hóa cái gì và lưu truyền cái gì.
Thế là Ngài mới triệu tập lại 500 vị Alahán, chúng tôi chỉ kể tắt, trong đó có 2 vị là Ngài Upali là ông thợ cạo của dòng Thích Ca ngày xửa ngày xưa khi mà Ngài Anuruddha, ông Đề bà đạt đa, Ngài Anan, Ngài Bhaddiya, Ngài Kimbila, Ngài Bhagu, 6 vị hoàng thân đi xuất gia có dắt theo ông thợ cạo này và ông thợ cạo này cũng đi tu, về sau ông là một vị Alahán lục thông tam minh, có 4 trí vô ngại là Ngài Upali đệ nhất về trì Luật.
Cũng như bên Ni thì có bà Patacara là đệ nhất trì Luật. Patacara là vị tiểu thư sống kính cổng cao tường không có người nào để thương bèn thương người làm, sau đó hai đứa trốn đi để sống túp lều tranh hai trái tim vàng, có được mấy đứa con, trong một lần sanh con giữa rừng thì chồng nàng đi kiếm củi cho vợ con sưởi hong rồi bị rắn cắn chết. Nàng bị mất cha mất chồng mất con, mất nguyên một gia đình ba con một chồng rồi cha mẹ mất trong một mưa bão. Nàng trở nên điên loạn, rồi nàng đi đến gặp hội chúng, lúc đó thân thể lõa lồ, Phật nói một câu là : con đã khóc nhiều kiếp, nước mắt đã nhiều hơn bốn biển, sao bây giờ vẫn còn khóc. Nghe được câu này nàng bèn tỉnh trí, ngồi xuống và sau đó đi xuất gia. Vào một đêm trăng bên bờ suối, múc nước rửa chân, nước tan từ chân mình chảy xuống khẳm vào đất, nàng bèn lấy đó làm áng xứ tu tập và chứng quả Alahán. Khi tu rồi thì nàng là vị Tỳ kheo ni đệ nhất trì Luật, tức là bất cứ chuyện gì liên hệ tới Luật thì nàng đều học thật là kỹ, cái gì không biết thì đến hỏi Thế Tôn rất là tận tường.
Còn bên Tăng thì cũng vậy, có Ngài Upali đệ nhất trì Luật, chuyện lớn chuyện bé, từ chuyện 00:05:01 đắp y, truyền giới, sima, thọ y Kathina, cốc liêu chư Tăng phải cất làm sao, y chư Tăng, thuốc men chư Tăng được nhận bao nhiêu, cái gì được nhận, cái gì được cất, cái gì không được cất; chuyện lớn chuyện bé Ngài hỏi cho hết. Cho nên khi Kiết Tập Tam Tạng, Ngài được giao trách nhiệm là trả lời những câu hỏi về Tạng Luật. Luật đầu tiên trong 17 trọng giới, Thế Tôn cấm chế tại đâu, vì sao cấm chế, cấm chế lần đầu như thế nào, phần hậu bổ về sau bổ xung như thế nào, Ngài nói rõ. – [Mục Lục các Bài Giảng] – [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Xong phần đó qua tới Tạng Kinh : Trường Bộ Kinh có 34, Trung Bộ Kinh có 152, Tương Ưng Bộ Kinh có 7762 bài, Tăng Chi có 9507 bài. Đây có điều đặt biệt là khi kiết tập xong, Trường Bộ thì chư Tăng giao cho nhóm đệ tử (tiếng Pali là nissitaka) của Ngài Anan.
Có 2 vị tỳ kheo tên là Subhadda có liên quan rất nhiều đến việc đời Thế Tôn, một người là ông du sĩ tên Subhadda vào thăm Phật đêm cuối cùng bị Ngài Anan từ chối, nói Thế Tôn đang rất là mệt cần nghỉ ngơi. Lúc hai người đang nói với nhau như vậy thì Phật nghe được, Phật nói Anan cứ cho Subhadda vào đây gặp Như Lai. Khi gặp rồi ông hỏi Ngài có mấy câu thôi: Bạch Thế Tôn, con nghe nói ông giáo chủ nào cũng xưng mình là Thánh, như vậy thì ông nào là đúng ? Đức Phật Ngài dạy rằng đừng có bận tâm đến chuyện đó mà hãy nghe câu kệ này thì hay hơn. Thật ra thì Ngài đã trả lời trong bốn câu đó, nhưng mà Ngài không có nói, Ngài nói là đừng có bận tâm đến chuyện đó, Ngài lại nói 4 chữ không : thứ nhất là không có dấu chân chim trên hư không , thứ hai là tất cả pháp hữu vi trên đời này đã có mặt thì không có cái nào là bất tử – là trường cửu – là có sanh không diệt, thứ ba là không có Thánh nhân ở ngoài hệ thống Bát Chánh Đạo, thứ tư là không có sự rung động ở chư Phật 00:09:17. Ông Subhadda nghe xong chịu quá, bèn xin xuất gia. Lúc đó Đức Phật mới gọi Ngài Anan cho xuất gia khẩn cấp trước mặt Đức Phật. Xong vị này ra ngồi gốc cây đúng 3 seconds bèn đắt Alahán. Đó là một nhân vật tên là Subhadda gắn liền với Đức Phật trong những giây phút cuối cùng. – [Mục Lục các Bài Giảng] – [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Nhân vật thứ hai cũng tên Subhadda là một vị tỳ kheo già đi chung với Ngài Maha Cadiếp đầu đà, trên đường về Kusinara thì nhận được tin báo của mấy người đi ngược chiều, họ nói là Thế Tôn đã níp bàn rồi. Thì những vị Tỳ kheo Thánh an trú chánh niệm, lập tức nhận thức các hành vô thường có sanh có diệt, Thế Tôn cũng vậy, không gì phải buồn. Riêng những vị phàm Tăng bèn lăn đùng ra đất mà khóc vì từ nay cái con người mà cái gì cũng biết, ai Ngài cũng thương, con người đó không còn nữa ! Từ đây trên đường tu hành vạn dậm còn lạ, thắc mắc cái gì, bế tắc cái gì, thì chỉ có nước cắn lưỡi, nhảy lầu, không ai giúp cho nữa, bèn khóc.
Riêng có một vị tỳ kheo già thấy như vậy lên tiếng như sau : mắc gì mà khóc, từ nay mình muốn làm gì thì làm, không ai la rầy mình nữa, mình từ nay về sau tự do tín ngưỡng, không phải âu lo, dè dặt gì hết.
Mà vì đâu có chuyện này ? Là bởi vì ông này vốn có một oan trái với Đức Phật. Trước đây một thời có tin theo Phật mới đi tu, ông có 2 ông sư con cũng đi tu, 3 cha con, trước khi đi tu ông là thợ hớt tóc, ông ở một ngôi làng cũng hơi xa chùa Kỳ viên. Một ngày kia được nghe tin Đức Phật sẽ về làng này để nhận lễ cúng dường của phât tử – để thuyết Pháp – để thăm viếng địa phương đó để hoằng đạo, thì ông mới hoan hỷ quá mới tổ cbức một buổi trai Tăng thật là ngon lành hoành tráng để cúng dường Đức Phật. Mà là ông sư thì làm gì có tiền, cho nên ông mới bèn làm một việc mà mọi người hôm nay trong room này, thế kỷ này thì rất là đồng ý, nhưng mà thời đó Đức Phật đã không chấp nhận! Đó là ông đem cái nghề hớt tóc cũ của ông cùng với 2 ông sư con của ông là 3 cha con, đi khắp nơi hớt tóc khuyến mãi, ai có tiền cho tiền, ai có đồ ăn cho đồ ăn, dầu chao tương nước mắm muối ớt tỏi, ai muốn hùn được gì thì hùn. Những gì quyên cúng được mới đem về tổ chức buổi trai Tăng. Khi Thế Tôn đến thì Ngài từ chối, Ngài nói việc này là vịệc của cư sĩ, mình không có làm được cái này. Thế là ông nuôi lòng oan trái, nhưng ông cũng sợ sanh tử, cũng muốn tiếp tục tu, nhưng mà không có ở gần Ngài nữa, mà ở gần Ngài Cadiếp. Ông nghe Phật tịch thì ông nói là có gì phải buồn, từ nay về sau mình không có gì phải lo nữa hết, Phật tịch rồi, khỏe rồi, sung sướng rồi.
Ngài Cadiếp nghe như vậy rất là chạnh lòng, là Alahán Ngài không có sân tâm, không có buồn bực, nhưng mà Ngài chạnh lòng. Trong Kinh nói lúc đó Tôn giả có cảm giác giống như là bị ai tấn công, đấm vô ngực của Ngài – trong Kinh gọi đó là Dhammasamvega – không phải tâm sân, là nỗi xúc cảm từ niềm tin Chánh Pháp, hoặc là cảm giác khi mình thấy ai đập tượng Phật vậy đó.
Ngài về tổ chức kỳ Kiết tập, chư Tăng lúc bấy giờ tại Ấn độ có 7 trăm ngàn vị Tỳ kheo, làm sao mời hết được. Thứ nhất mời về chỉ thêm rối thôi, cho nên Ngài quyết định mời 500 vị tinh hoa của tinh hoa, trong đó có những vị cây đa tân trào , như Ngài Anuruddha sống 150 tuổi, lúc đó còn trẻ lắm, Ngài Bakkula 160 tuổi thì không được mời bởi vì Ngài tránh xa, Ngài không có tham dự, Ngài Anan lúc đó 80 tuổi, Ngài Cadiếp lúc đó cũng tầm 80 – 90, Ngài Maha Kaccana, Ngài Maha Kotthita v.v toàn những vị thượng thừa , tinh hoa của tinh hoa, phần chắt lọc.
Triệu tập được 500 vị trong số 7 trăm ngàn Tỳ kheo đang có mặt ở Ấn độ lúc đó. Ngài quyết định để tránh rắc rối trong chuyện khất thực, xin vua chận dùm, trong suốt thời gian 3 tháng kiết tập, nguyên khu vực chung quanh vùng kiết tập là để dành cho 500 vị Kiết tập Sư thoải mái khất thực. Chứ nếu chư Tăng tràn về thì thức ăn sẽ bị thiếu, như vậy thì cũng khổ cho mấy vị kiết tập. Vua Axàthế nhận giúp đở chuyện đó, vua xây dựng 18 trú xá để cho chư Tăng có chỗ ở trong thời gian kiết tập.
Lúc đó Ngài Anan còn là Tuđàhườn, Ngài phải nỗ lực suốt đêm để chứng đắc Alahán. Khi chứng đắc rồi thì Ngài, lúc bấy giờ chư Tăng 499 vị đang ngồi trong hang động, Ngài Cadiếp hỏi còn một chỗ trống thì sao ? thì lúc đó Ngài Anan xuất hiện ngay cái chỗ trống đó. Có nhiều chỗ kể khác nhau, nhưng ở đây tôi kể theo Saddhammasangaha. Chư Tăng hỏi nhau : Kinh Luật Luận kiết tập phần nào trước? Chư Tăng nói Tạng Luật là tánh mạng của Chánh Pháp, nên kiết tập Luật trước. Mới đề cử Tôn giả Upali là vị được Thế Tôn xác định là đệ nhất về trì Luật, tối thắng về trì Luật, a Vinaya power. cho nên thỉnh Ngài Upali trả lời cậu hỏi về Tạng Luật.
Xong giao phần trả lời câu hỏi Tạng Kinh cho Ngài Anan. Lúc bấy giờ toàn bộ A tỳ đàm được kể vào trong Tiểu Bộ Kinh. Kiết tập Tạng Kinh bắt đầu là Trường Bộ Kinh, kiết tập xong thì giao cho nhóm đệ tử của ngài Anan. Trung Bộ Kinh kiết tập xong thì giao cho nhóm đệ tử Ngài Xá lợi phất truyền thừa. Tương Ưng Bộ Kinh thì giao cho nhón đệ tử Ngài Maha Kassapa – Đầu đà Ca diếp – truyền thừa. Tăng Chi Bộ Kinh thì giao cho nhóm đệ tử Ngài Anuruddha – Đệ nhất thiên nhãn .
Giao có nghĩa là phải chịu trách nhiệm, nghĩa là mai này ai cần đối chiếu, cái gì mà liên hệ về Trung Bộ Kinh thì phải kiếm nhóm đệ tử của Ngài Xá lợi phất. Ai có thắc mắc cái gì mà về Trường Bộ thì kiếm nhóm đệ tử của Ngài Anan. Nhóm thật ra rất là đông, những vị có mặt trong đại hội này chỉ là những vị lớn tượng trưng để biểu tượng của Tăng già lúc đó. Chứ bên ngoài tổng cộng là 7 trăm ngàn – hơn nửa triệu vị Tỳ kheo có mặt tại Ấn độ vào thời điểm Đức Thế Tôn viên tịch, trong đó có một số đệ tử đích truyền từ Thế Tôn, còn ngoài ra là đệ tử của các vị Thánh Tăng, phàm Tăng rải rác.
Tăng Chi Bộ Kinh được giao cho nhóm đệ tử của Ngài Anuruddha Đệ nhất thiên nhãn – người có khả năng nhìn một ngàn galaxies giống như người ta nhìn mấy trái sung trong lòng bàn tay. Cũng chính nhân vật này có làm 2 việc đặc biệt – 2 sự kiện quan trọng được nhắc tới Ngài. Trường hợp thứ nhất là lúc Thế Tôn giảng xong Bộ A tỳ đàm ở trên Đao lợi, Ngài mới trở về dân gian ngay chỗ thành Sankassa. Lúc đó có 2 vị Đại Thanh văn đứng ở đó để đón Đức Phật là Ngài Mục kiền liên và Ngài Anuruddha. Ngài Mục kiền liên suy nghĩ thế này : Ai cũng biết ta là ai, nhưng ở đây lại là cái chỗ mà mọi người nên biết Anuruddha là ai ! Bữa nay ta sẽ cho mọi người biết Anuruddha là ai !. Thánh nhân họ đặc biệt như vậy, cho nên Ngài mới hỏi : Hiền giả Anuruddha, Thế Tôn bây giờ Ngài đang ở đâu rồi?. Thì Ngài Anuruddha hiểu liền, nhưng mà Ngài vẫn nói: Dạ thưa Tôn giả, Thế Tôn đang một chân dẫm trên Yugandhara, một chân dẫm trên Đao lợi thiên, trong tích tắc sẽ có mặt ở đây. Lúc đó đại chúng họ mới ồ lên một tiếng là Tôn giả Mục kiền liên Đệ nhất thắng trí thần thông, vậy mà phải đi hỏi Ngài Anuruddha.
Chuyện thứ hai là khi Thế Tôn nhập và xuất 2 triệu 4 trăm ngàn lần sơ nhị tam tứ thiền sắc giới, vô sắc giới, xuất ra khỏi trở lại sơ nhị tam tứ, xuất khỏi phi tưởng phi phi tưởng, nhập vào thiền diệt, nhập xả, xuất thiền diệt, nhập trở lại sơ thiền, cứ như vậy 2 triệu 4 trăm ngàn lần, lúc Ngài nhập tứ thiền thì không còn hơi thở nữa, thì Ngài Anan mới hỏi Ngài Anuruddha: Thưa Tôn giả, hiện giờ Thế Tôn đã viên tịch chưa ?, Ngài Anuruddha nói : Thế Tôn vẫn chưa viên tịch, Thế Tôn đang trú ở trong thiền diệt. Thử tưởng tượng mình biết được người ta đang suy nghĩ cái gì là mình đã giỏi rồi, còn đàng này Ngài giỏi đến mức mà Ngài biết rõ Thế Tôn đang nhập tầng nào, xuất tầng nào, thì phải nói là kinh hoàng. Khi Ngài Anan nghe như vậy biết Thế Tôn vẫn còn, nhưng mà không bao lâu chỉ còn đúng 3 seconds sau thì Thế Tôn lần cuối cùng ra khỏi tam thiền, nhập tứ thiền, xuất tứ thiền và ngay lập tức viên tịch. Lúc đó tam thiên đại thiên thế giới lập tức rung động, vì trong Kinh mô tả lúc đó là con voi vừa bước khỏi chiếc thuyền để lên bờ thì chiếc thuyền lúc lắc. Tám mươi năm trước khi mà Ngài giáng sanh vào bụng bà Maya thì 10 ngàn vũ trụ lúc lắc – là lúc con voi đặt chân xuống chiếc thuyền làm chiếc thuyền chòng chành. Tám mươi năm sau khi mà Ngài xuất khỏi tứ thiền và ra đi, thì lúc đó giống như con voi bước khỏi chiếc thuyền để bước lên bờ, chiếc thuyền một lần nữa chòng chành.
Như vậy, kể từ ngày đó thì chư Tăng là anh em dắt díu nhau hành đạo và hoằng đạo cho đến bây giờ. Các vị tôn túc lần lượt ra đi đến 100 năm sau, trong kỳ Kiết tập hai, 700 Tỳ kheo kiết tập, trong đó trong Kinh nói cũng còn lại rất nhiều những điểm đích truyền và gián truyền của các bậc Thánh, bởi vì nhiều vị sống rất lâu, như Ngài Anuruddha sống tới 150 tuổi và Ngài có được 55 năm không nằm. Ngài Xá lợi phất, Ngài Mục kiền liên sống tới 84 tuổi và cũng có được 12 năm không nằm. Không nằm đây có nghĩa là cứ ngồi suốt, thứ nhất là thói quen tinh tấn nhiều đời, thứ hai là để làm gương cho hậu thế.
Đặc biệt là Tiểu Bộ Kinh trong đây không hề nói đến là giao cho ai.
Trong Kinh nói khi mà chư Tăng kiết tập xong Tam Tạng thì địa cầu rung động vì Chánh Pháp đã được xác định giềng mối