Trì Chú

Bài Giảng Sư Toại Khanh Zoom 2020

Có người hỏi chúng tôi “Vậy chứ…thấy Mật Tông á. Mật Tông của Tây Tạng á…À….Họ có cái pháp môn gọi là Trì Chú. Bên Phật Giáo Bắc Truyền mà bên nhánh Đại Hàn, Mông Cổ… rồi Nhật Bản, Trung Quốc thì cũng có pháp môn Trì Chú. Như vậy thì ở…bên Nam Truyền có Trì Chú hay không? Bây giờ, họ thấy cái đó cũng hay. Thay vì mình ghi nhớ cho nhiều, học cho nhiều thì tại sao mình không tập trung mình đọc một cái câu chú nào đó?…Câu chú nào đó để mà…như là một pháp môn tu tập vậy đó. Cho nó gọn. Hỏi “Vậy chứ bên Nam Truyền có không?”” Tôi nói: “Có chứ! Có. NAM TRUYỀN CÓ. Nam Truyền có. Có thần chú. Chẳng những thần chú mà có thêm cả thần thím nữa. Chú thím cô cậu mình có hết á.” Nhưng mà cái chú của Nam Truyền á. Bây giờ sáng nay mình học về, học bùa….học bùa.Mình sẽ có một bài học về bùa. Bùa chú của Nam Truyền rồi sẽ có một bài mình học về võ thuật của Nam Truyền. Có hết á. Nam Truyền cái gì cũng có hết á. Rồi phong thủy của Nam Truyền. Rồi bữa nào bà con phải nhắc. Tôi hay quên. Nam Truyền mình có phong thủy Nam Truyền, có võ thuật Nam Truyền rồi sáng nay mình học về bùa chú Nam Truyền thì có lẽ là hai cái kỳ sau á. Có lẽ một buổi tôi giảng về võ thuật của Nam Truyền và một buổi tôi giảng về phong thủy Nam Truyền. Uhm. Sẽ có một vài buổi tôi sẽ giảng về đồng bóng của Nam Truyền. Hỏi “đồng bóng tốt hay xấu?” Tôi nói: “Tốt chứ. Nếu mà biết cách đồng bóng thì đồng bóng của Nam Truyền tốt lắm. Yah, tốt lắm.” Thì bây giờ, sáng nay mình học về bùa chú Nam Truyền.

Thì cái bùa chú Nam Truyền á nó có ba cách hành trì. ah…Cái cách một á. Đó là….gọi là.Ô ma ká ná dá. Ô má ká ná dá. Tiếng Pali nó giống như tiếng Đức vậy đó. Nghĩa là đọc sao viết vậy. Bà con cứ viết chữ ô má ká…đừng có bỏ dấu . Đọc theo tiếng Việt đi. Ô ma ka na da. Phải không? Chữ “da” ở đây là express đó. Tức là cái bước một á gọi là ô ma ka na da có nghĩa là…dành cho cái người gọi là Hạ căn. Có nghĩa là khi nào hữu sự á mới là Trì Chú. Đó….Hữu sự mới trì chú. Khi mà gặp tai nạn hay là bị bịnh hoạn hoặc là sắp chết. Nói chung là lúc sợ hãi, lúc đau khổ á thì mới trì chú. Thì cái hạng….cái trường hợp đó gọi là ô ma ca na da. Còn trường hợp thứ hai gọi là mu đu….gọi là mu đu na da có nghĩa là bậc trung. Mu đu nghĩa đen nghĩa là mềm. Cho nó mềm hơn một chút. Tức là thường xuyên trì chú. Cái hạng thứ nhất là ngộ sự. Gặp chuyện á rồi mới trì. Còn cái hạng thứ hai, trường hợp thứ hai á thì gọi là…là mu đu na da . Là thường xuyên trì chú. Và cái hạng thứ ba gọi là uc kat tha na da. Có nghĩa là luôn luôn trì chú. Đó. Mình thấy rõ ràng là trong tiếng Mỹ nó có chữ “often” và”always”. “often” là thường. Còn “always” là luôn luôn. Còn cái kia, cái trường hợp một gọi là “occational” thôi. “occational” nghĩa là lai rai, thỉnh thoảng thôi. “occational” gặp chuyện thì mới trì chú. Á. Còn cái trường hợp thứ hai đó là thường xuyên trì chú. Nhưng mà không bằng, cái thường xuyên đó không bằng cái hạng thứ ba. Hạng thứ ba là luôn luôn trì chú. Đó là ba cách gọi là tu tập theo pháp môn trì chú của Nam Truyền.

Mà đã nói trì chú thì phải có câu chú chứ. uhm! Trì chú phải có câu chú và đặc biệt đó là. Đó giờ tui… thấy cái vấn đề gì quan trọng, tui hay đề nghị bà con xăm. Thì cái câu này nó vẫn không có nằm ngoài cái quy luật đó. Không nằm ngoài nguyên tắc đó. Có nghĩa là nó vẫn là cái câu cần được bà con xăm. Và…tôi xúi bà con xăm thì nhiều nhưng mà vì cơ thể chúng tôi thì cái diện tích nó có hạn cho nên tui sẽ xăm có tuyển chọn một chút. Chứ không phải câu nào cũng xăm. Xăm mà đầy mình á thành ra là yakuza của Nhật. Tui xăm ít ít thôi nhưng mà câu này là câu tui xăm nè….À, nó có một câu thần chú. Câu thần chú này nè. Gọi là “dat đa nit chan tan đut khan… dan đut khan. tan na nat ta”. Cái câu thần chú có nhiêu đó thôi. Đó là “dat đa nit chan tan đut khan. Dan đut khan tan na nat ta.” . Cái câu đó nếu mà dịch ra tiếng Việt dịch như thế này: “Mọi thứ đều là giả. Mọi thứ đều là khổ. Cái gì giả đều khổ. Cái gì khổ đều giả. Cái gì giả và khổ đều không đáng là ta.”. Đó là câu thần chú. Nhiêu đó thôi.Nha. Mọi thứ đều là giả. Mọi thứ đều là khổ. Cái gì khổ nó đều là giả mà cái gì giả nó đều là khổ. Đó. Mà cái gì khổ và giả đều không đáng là ta. Mà khi nó không đáng là ta thì làm gì có cái chuyện là của ta. Câu thần chú Nam Truyền đó. (5:36)

(5:36)

Thứ nhất á. Mọi thứ đều là giả. Là sao? Giả ở đây không có nghĩa là nó không có. Mà nói “giả” ở đây có nghĩa là những cái ý niệm, những cái khái niệm xa xưa giờ của mình á về những cái hình danh, sắc, tướng á. Là đều không thật. Ví dụ như mình nói chiếc xe thì nó được…ờ…..lắp ráp bởi vô số các cái linh kiện, phụ tùng, thiết bị nó mới ra cái gọi là chiếc xe. Nó giả là giả như vậy. “Giả” ở đây không phải là không có mà “giả” ở đây có nghĩa là đồ ráp. Do ráp mà có. Rồi con người, con thú , con chim, con cá. Á…Rồi tất cả đều như vậy. Cây cỏ, kênh rạch, sông ngòi, biển cả. Phải không? Núi non thì tất cả đều là do lắp ráp bởi các cái thành tố, nguyên tố, yếu tố mà làm nên. Chứ còn không có cái gì là một. Nên nhớ. Trong từ điển Phật học. Không có cái gì là một. Nên nhớ nha. Trong từ điển Phật học á thì không có cái gì là một bởi vì tất cả nó đều là sự lắp ráp hết. Nha. Tất cả đều là sự lắp ráp hết. Đương nhiên, ở đây chúng ta không có nói tới Niết Bàn. Vì Niết Bàn nó không có nằm trong cái gọi là “vạn hữu”. Nha. Đã nói “vạn hữu” thì có nghĩa là các pháp hữu vi. Những cái gì tồn tại trong đời này thôi. Từ vật gọi là vô tri cho đến chúng sinh. Thì được gọi là “vạn hữu”. Gọi là “hữu vi” hay gọi là “pháp hành” đó. Mình đang nói chuyện đó thôi. Nha. Không có đá động gì tới Niết Bàn ở đây. Thì đã nói “vạn hữu” nó đều là do lắp ráp mà có. Không có cái gì mà nó tồn tại độc lập. Tức là bản thân nó đó là sự lắp ráp. Nó là một khối tổng hợp của vô số cái thành tố và những thành tố ấy nó không phải khơi khơi mà nó được lắp ráp mà nó cần sự tác động của vô số điều kiện, của vô số nhân duyên. Phải không? Như vậy thì mình nói về cái bản chất thì tất cả đều là lắp ráp. Còn nói về cái phương thức cấu tạo á. Thì tất cả đều là do duyên. Cái động lực, cái động lực cấu tạo đều là do duyên. Bản chất là đồ ráp. Mà động lực là do các duyên thúc đẩy. Do các điều kiện. Cái này quan trọng lắm.

Nhiều người họ ngạc nhiên họ nói “Tại sao vô chùa không có nghe Sư nói niệm Phật, không có nghe Sư nói tu thiền từ tâm, hơi thở mà sao Sư đặc biệt Sư nói nhiều về cái này?” Là bởi vì đây là cốt tủy của đạo Phật. Cái cốt tủy đạo Phật đó là Bốn Đế và 12 Duyên Khởi. Nha. Mà nói đến Bốn Đế, 12 Duyên Khởi đó thì chúng ta không thể nào bỏ đi hai cái nguyên tắc này. Mọi thứ do duyên mà có và có rồi phải mất. Đó. Cho nên cái câu thần chú đầu tiên đó. Là “Mọi thứ đều là giả” là vậy đó. “giả” ở đây, có nghĩa là không phải không có. Mà nó đều là do ráp mà có. Uhm. Do ráp mà có. Một cái bóng hình mà mình thấy ghét hay là mình thấy thương một cái người, một vật, một phong cảnh, một sự kiện, một sự cố mà mình thấy thích hay là thấy bực mình. Thì là nó….không phải là một. Trên ngôn ngữ, mình gọi là một: một người, một vật, một phong cảnh, một sự cố, một sự kiện nhưng mà trong bản chất á. Thì không có gì là một hết á. Không có gì là một. Tôi ví dụ nha. Bà con hiểu rồi mà tôi vẫn nói. À….Có một người làm cho mình mất ăn mất ngủ vì họ làm cho mình thương nhớ, tương tư. Nhưng mà chỉ cần bây giờ đó. Do một sự cố nào đó mà cái mặt của họ nó không còn tiếp tục như vậy nữa. Thì cái tình cảm của mình dành cho họ có thay đổi hay không. Do một cái trục trặc về thần kinh, về não bộ mà họ bị điên loạn mất trí thì mình có tiếp tục thương yêu, tương tư họ như trước đây hay không. Và sau cùng. Chỉ cần có 5 phút mà họ không có thở thôi thì cái bóng hình đó nó có tiếp tục để mình tương tư thương nhớ hay không. Các vị nghĩ kỹ lại coi. Hồi nãy giờ tôi nói toàn những cái rất là mong manh. Nha. Chỉ cần mà uống lộn thuốc thôi, nó khùng lên. Gọi là nó bị cái gì đó mà gõ cái toon vô đầu nó một cái mà nó khùng. Một là nó khùng. Hai là nó bị hủy nhan. Là mặt mũi nó không còn như cũ. Ba, đó là chỉ cần nó quên thở trong vòng 5 phút thôi. Phải không. Thì cái bóng hình đó không còn là cái đối tượng để mà mình thương hay ghét nữa. Bây giờ cái tên đó, mình thù nó. Thù nó như là kẻ thù giết cha đi nữa nhưng mà bây giờ nó tắt thở rồi. Tôi không biết trong room này, các vị ra sao tui không biết. Nhưng mà đối với cái người mà tui ghét bằng trời đi nữa nhưng mà giờ nó đã tắt thở rồi. Nó chỉ còn là cái xác thôi. Thì cái cảm giác mà thù ghét, ác cảm của tôi đối với cái cục thịt đó đó. Nó đã thay đổi 180 độ luôn. Nha. Tức là trước đây, tui gặp cái gương mặt đó ở đâu là tui sân si, tui khó chịu lắm. Nhưng bây giờ nó chỉ còn là cái xác thôi. Chờ đem đi chôn. chờ đem đi thiêu thôi. Thì cái cảm giác của tôi khi nhìn cái xác đó nó khác đi nhiều lắm. Mà cách đây đúng năm phút. ĐÚNG NĂM PHÚT. Nha. Cách đây đúng năm phút. Khi mà cái tên ấy nó đang nói cười, đi dứng tung tăng á. Thì tui nhìn cái mặt là tui chịu không nổi. Tui ghét lắm. Nhưng mà ĐÚNG NĂM PHÚT không tới sáu nha. Đúng năm thôi. Đúng năm phút mà nó quên thở thôi. Phải không? Nó không có thở ra thở vào thì cái cảm giác thương ghét của tui đối với cái nhân vật đó. DỨT KHOÁT LÀ KHÔNG CÓ CÒN NHƯ CŨ NỮA. Có thể là mình nhìn cái xác đó thì mình có còn một chút ghét, chút thương nhưng mà….Đã nói một chút mà thì nó dễ phai phôi và… đến lúc mà cái xác nó được chôn xuống đất hay là được đem vào lò thiêu thì xong. Thì nó chỉ còn là một cái hũ cốt. Nó chỉ còn là cái mộ bia hoặc là một nấm mồ thì cái thương ghét kia thì nó chắc chắn nó thay đổi nhiều lắm quý vị. Phải không? “giả” là giả như vậy. Mọi thứ ở đời đều là giả. Phải không?

Mà do cái vô minh của mình nó nhiều đời. Nó quá dày đi. Cho nên hôm nay. Dầu mình có đủ cái phước duyên. Mình biết được Phật pháp. Mình coi kinh rồi mình nghe giảng. Một ngày gọi là tám chục lần đi nữa. Nhưng mà cái ý niệm về cái sự vô thường á. Về cái sự sanh diệt chớp nhoáng của vạn hữu trong lòng mình. Nó rất là nhạt nhòa. Nó rất là nhạt nhòa. Vì mình không có Chánh Niệm. Vì mình không sống với Trí Tuệ á. Liên tục. Thường xuyên. Đấy. Cho nên á. Là mình cứ liên tục bị cái thích và cái ghét nó ám mình từ hồi còn nhỏ. Từ lúc mà mình nằm nôi á. Từ lúc mà lọt lòng mẹ, đỏ hỏn. Phải không? ngo ngoe đó, thì á là mình đã bị cái thích và cái ghét nó ám cho tới cái lúc mà mình tắt thở thôi. Học đạo gì thì học. Chứ còn mà cứ cả ngày như vậy mà cứ gặp cái thích mình gọi nó là hạnh phúc. Gặp cái mình ghét á. Mình gọi đó là đau khổ. Phải không? Chứ mình nếu mà mình có Chánh Niệm và có Trí Tuệ liên tục sẽ thấy rằng mọi thứ nó biến diệt chớp nhoáng trong từng phút thì chắc chắn rằng cái thích và cái ghét đó đó. Nó không còn…gọi là không còn nữa. Đấy. Không còn nữa. Và còn một chuyện nữa rất là quan trọng.

Đó là khi mà mình… gọi là không có liên tục…thấy nó biến diệt liên tục á. Phải không? Muốn thấy nó biến diệt liên tục thì mình phải có Chánh Niệm và Trí Tuệ liên tục. Chính cái LIÊN TỤC này nè. Nó mới thấy được cái biến diệt liên tục kia. Đó. Còn nếu mà nó…Cái đối tượng đó,nó vô thường liên tục bản thân mình. Nha. Thân xác này, tâm tư tình cảm, cảm xúc này, tri thức này nó cũng liên tục vô thường. Nhưng mà vì mình không có Trí Tuệ liên tục cho nên mình không thấy được hai cái liên tục đó. Để thấy được cái vô thường liên tục. Thì cái Chánh Niệm và Trí Tuệ phải LIÊN TỤC. Nhớ nha. Yah. Phải dùng cái liên tục để thấy cái liên tục. Còn đằng này là nó sanh diệt chớp nhoáng như vậy đó nhưng mà vì cái Trí Tuệ và Chánh Niệm của mình nó không có liên tục. Cho nên là mình bị ảo giác. Tui nói hoài. Các vị nhìn lên một cái quạt máy có ba cánh, bốn cánh. Mà khi nó quay nhanh quá mà mình chỉ nhìn thoáng qua chứ mình không có tập trung. Phải không? Thì mình sẽ không thấy được rằng cái quạt máy đó. Lúc nó đang quay á có mấy cánh. Mình đâu có thấy. Á. Và nếu hồi nãy mình không để ý đó. Thì bây giờ chẳng những mình không thấy nó ba cánh mà mình cũng không biết nó có mấy cánh nữa. Trừ phi nó là cái quạt máy mình mua.

Mà mình học đạo để làm chi. Học đạo để mình biết được rằng cái quạt máy mình nó có mấy cánh. Nha. Học GIÁO LÝ đó. Là để biết được quạt máy mình nó có mấy cánh. Và chính mình…chính vì mình có Chánh Niệm, có Trí Tuệ thì mình mới THẤY ĐƯỢC lúc nó quay nó có mấy cánh. Hai cái khác nhau. Tui nhắc lại. HỌC ĐẠO để BIẾT cái quạt máy của mình nó có mấy cánh và HÀNH ĐẠO để THẤY. Một cái là để biết, một cái là để thấy nha. Hai cái khác nhau. Tui nhắc lại. Học giáo lý để BIẾT. Cái biết này trong dạng ý niệm thôi. Học đạo để BIẾT cái quạt mình có mấy cánh. Đó. Nó gồm có bốn cánh thôi. Thiện ác buồn vui. Có bao nhiêu đó thôi. Thì cái thiện với cái vui á. Nó là một cặp nhân quả rồi cái ác với cái buồn á. Nó là một cặp nhân quả. Như vậy, đời sống mình nó chỉ là nhân quả được chia ra làm bốn nhánh. Đó là thiện ác buồn vui. Bốn cái cánh đó nó làm nên cái quạt của mình. Cái quạt..ê….hiện hữu của mình. Và mình phải có HỌC ĐẠO mình mới BIẾT được cái quạt của mình á. Nó có bốn cánh. Và phải có HÀNH ĐẠO mới THẤY được cái bốn cánh lúc đó đang quay. Mình không có cái ảo giác. Mình không có cái ngộ nhận rằng là nó chỉ là một cái vệt mờ. Nó chỉ là một cái miếng nhựa trong vắt. Thật ra nó không phải là một miếng nhựa mà nó là bốn miếng nhựa. Đó. Tiếp nối nhau, xoay quanh trong một cái lồng…cái lồng lưới đó, trong cái lưới quạt. Nha. Không thấy được cái đó đó là bắt đầu có ý niệm thích và ghét. Và cái này quan trọng nữa.

Ngày nào mà còn sống trong thích ghét thì ngày đó chúng ta còn có cái ảo giác trong hạnh phúc và đau khổ. Bởi vì cái hạnh phúc nó đi ra từ cái gì? Nó đi ra từ cái chuyện rằng mình tin rằng trên đời này nó có một cái gì đó đắng cay. Mình tin rằng á cái cục thịt mấy chục ký này đang bị tổn thương. Đó. Mình tin rằng nó có một cái đối tượng đắng cay và mình tin rằng cái cục thịt này nè , tâm tư cảm xúc này nè , cái con người này nè , nó đang nuốt, nó đang gặm nhấm cái đắng cay đó. Phải không? Mà lẽ ra mình phải thấy rằng cái …..cái….cái tâm tư này, cái thân xác này bản chất nó không phải là một mà là do các thành tố ráp nối nên. Và cái đối tượng mà mình thấy nó đắng cay đó đó. Nó cũng là do các cái thành tố nó ráp lên và nó không ngừng biến diệt trong từng giây đồng hồ. Trong từng giây. Nha.

Chính vì mình không thấy được nó vô thường. Cho nên là mình mới có ý niệm bất mãn. Đó. Mà khi mình bất mãn trong cái gì đó mà mình không tránh được thì mình bị đau khổ. Và cũng chính vì mình không thấy được mọi thứ nó là vô thường chớp nhoáng cho nên mình mới có ý niệm thích thương á. Do có cái thương thích cho nên khi mà có được cái thương thích thì mình có cái hạnh phúc. Mà lẽ ra trong cái nhìn rốt ráo á. Thì vốn dĩ không có cái gì đáng để mình thương thích vì mọi thứ đều diễn ra chớp nhoáng. Trong hình thức là chớp tắt. Uhm. Nếu mà mình thấy mọi thứ nó sanh diệt nó thay đổi trong từng giây á. Với cái tốc độ chớp nhoáng thì ở đây không còn thích ghét, không còn buồn vui. Và mình không bị trói buộc, không bị trói cột trong cái ý niệm trốn khổ tìm vui nữa bởi vì nó không là gì thì mắc gì phải trốn. Mà nó không có là gì thì đáng gì để mà đi tìm. Mà cả đời chúng ta khổ là vì chúng ta sống trong ý niệm trốn tìm. Đấy. Trốn không được là khổ. Tìm không được là khổ. (18:45)

Mà cái chuyện mình tu hành để mà mình đắc Thánh á. Xa lắm. Phải không? Nhưng mà chuyện trước mắt nếu thường xuyên sống trong Chánh Niệm và Trí Tuệ. Phải không? Thì chuyện trước mắt là mình được an lạc là vì mình hạn chế. Ở đây mình chưa có trừ hẳn đâu ít ra mình hạn chế. Hạn chế cái ý niệm thích ghét. Đó. Mà nhờ hạn chế cái thích ghét cho nên là hạn chế luôn cái ý niệm tìm cái vui và trốn cái khổ. Và khi mình hạn chế được ý niệm trốn khổ tìm vui thì mình chắc chắn là bớt khổ là vì sao? Vì mình không có cái ý tưởng chạy trốn cái này và kiếm tìm cái kia. Mà tại sao không có ý tưởng đó mà mình được an lạc? Bởi vì trong đời sống có bao nhiêu lần chúng ta thành công trong cái chuyện trốn khổ và tìm vui? Có bao nhiêu lần? Đấy. Cho nên chỉ cần ngay trong cái tâm tư phàm phu này mà chỉ cần chúng ta…. bớt được ý tưởng trốn khổ tìm vui, trốn đắng tìm ngọt thì chúng ta bớt khổ. Mà muốn thực hiện được cái đó thì chuyện đầu tiên phải sống với Chánh Niệm và Trí Tuệ, theo pháp môn Tứ Niệm Xứ để thấy được rằng mọi thứ nó không như mình nghĩ. Nó không đắng như mình nghĩ. Nó không có ngọt như mình nghĩ và tôi đã nói rất là nhiều lần. Tại sao có cái đắng đó? Là bởi vì do cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Do cái tiền nghiệp cho nên tôi nói hoài về cái này. Do cái tiền nghiệp cho nên á tôi mới sanh ra làm một người đàn bà chứ không phải đàn ông. Nha. Đàn bà. Một người đàn bà Do Thái chứ không phải đàn bà Việt Nam. Mà đàn bà Do Thái, tôi lại sanh ra trong một cái gia đình nghèo. Đó. Cho nên á. Do cái tiền nghiệp nó mới đẩy tôi mang cái thân nữ mà sanh vào cái chủng tộc Do Thái và trong một gia đình nghèo. Đó. Đó là tiền nghiệp và bây giờ, cái thứ hai đó. Tôi không nói về khuynh hướng tâm lý mà tôi nói về môi trường sống. Chính vì tôi là người đàn bà mà sắc tộc Do Thái mà lại là nghèo trong cái môi trường đó. Chính vì tôi là người Do Thái cho nên tôi thích cái món ăn Do Thái, cái y phục của Do Thái và những cái nếp sinh hoạt rất là Do Thái. Đó…Mà mấy cái này không có ở một người đàn bà Nhật Bổn, không có ở những người đàn bà Nam Mỹ, BẮc Âu, Bắc Á, Tiểu Á. Không có. Mà nó lại có ở người đàn bà Do Thái mà lúc bấy giờ tôi là người đàn bà Do Thái. Đó. Thấy chưa? Tức là do tiền nghiệp nó mới đẩy tôi vào làm thân phận một người đàn bà Do Thái nghèo. Và chính vì tôi là người đàn bà Do Thái cho nên tôi có những cái thích rất là Do Thái và có những cái thích…từ cái thích Do Thái nó có đẩy ra những cái ghét Rrr rất là Do Thái. Là vì sao? Là bởi vì khi tôi là người Do Thái. Tôi có những cái thích rất là Do Thái. Cho nên khi mà cái thích đó nó không được đáp ứng, được thỏa mãn thì tôi bèn khổ. Và khi tôi có được những cái mà tôi thích á thì tôi bèn được hạnh phúc. Các vị thấy chưa? Đó. Rồi giờ cộng với cái thứ ba là khuynh hướng tâm lý. Nếu tôi là một người đàn bà Do Thái nghèo nhưng mà tôi coi nặng chuyện ăn mặc, hay là tôi coi nặng cái chuyện ăn uống, hay là tôi coi nặng cái chuyện tình cảm, hay là tôi coi nặng cái chuyện mua sắm, coi nặng chuyện du lịch, coi nặng cái chuyện làm vườn, coi nặng cái chuyện gọi là kiếm tiền. Phải không? Tôi thích nổi tiếng. Tôi thích làm ca sỹ. Tôi thích làm người mẫu. Thấy chưa? Đó là những khuynh hướng tâm lý của tôi. Thì chính vì ba thứ tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống này nè, nó mới tạo ra cái thích và cái ghét. Và khi mà tôi có những cái thích không giống như người đàn bà Nhật Bổn, thì từ đó nó dẫn ra những cái ghét cũng không có giống ai hết. Mà đó là cái thích ghét của một người đàn bà Do Thái nghèo. Và chính cái thích ghét này, khi có được cái tôi thích và tôi tránh được cái tôi ghét thì gọi là hạnh phúc. Và cái hạnh phúc này, nó được gắn một cái mạc là hạnh phúc Do Thái. À….và cái đau khổ nócũng là đau khổ Do Thái. Bây giờ các vị muốn làm cho một người đàn bà Do Thái nghèo khổ được hạnh phúc thì các vị phải làm những cái chuyện rất đặc biệt. Mà những chuyện đó nó không thể áp dụng cho một người đàn bà Nhật Bổn được. Muốn cho một người đàn bà Nhật Bổn hay một người đàn bà Campuchia hạnh phúc thì phải áp dụng cách khác. Chứ các vị không thể áp dụng cái cách mà các vị đã xài…á…..lên trên cái người đàn bà Do Thái nghèo khổ. Nhớ chưa? Uhm…! Cho nên từ đó suy ra. Thì nó giả , nó giả toàn tập. Tức là kiếp trước cách đây hai kiếp, năm kiếp. Tôi cũng do một cái tiền nghiệp nào đó mà tôi mang cái hình hài nào đó. Và từ cái hình hài đó, tôi có môi trường sống không giống môi trường bây giờ. Rồi cộng với cái khuynh hướng tâm lý của cái kiếp đó, tôi tạo ra một số nghiệp. Chính cái số nghiệp đó đó, nó mới đẩy cho tôi vào cái kiếp này tôi làm một người đàn bà Do Thái nghèo. Đó. Như vậy. Trong cái môi trường mới này, thì cái thiện cái ác, cái thích cái ghét, cái buồn cái vui của tôi, nó lại có tí thay đổi. Kiếp trước tôi làm một con thú ăn thịt sống thì cái thích của tôi nó khác. Bây giờ tôi làm một con thú ăn cỏ thi sở thích của tôi nó lại khác đi. Nha. Kiếp trước tôi làm một người đàn ông Trung Quốc. Bây giờ tôi làm một người đàn bà Do Thái thì chắc chắn là sở thích của tôi, nó khác rồi. Nha. Vàchính vì…hễ sở thích của….tôi đặt cái ký hiệu đó là sở thích A1, thì cái ghét của nó đó cũng phải là cái ghét A1. Cái code của nó là cái thích A1 và cái ghét A1 trong cái thân thể, trong cái hình hài của một người đàn ông Trung Quốc. Nhưng mà bây giờ trong cái hình hài của người đàn bà Do Thái nghèo thì tôi lại mang một cái thích. Cái thích cái ghét của tôi nó mang cái ký hiệu là A2. Cái thích cái ghét, cái thiện ác của tôi lúc bấy giờ nó là A2. Và cái buồn vui của tôi lúc bấy giờ nó cũng là A2 chứ không phải là A1 nữa. Nhớ nha! Và cứ như vậy trong vòng luân hồi, chúng ta cứ đi từ kiếp này sang kiếp khác. Cứ mỗi kiếp như vậy do cái tiền nghiệp, do môi trường sống và môi trường tâm lý…..khuynh hướng tâm lý. Ở mỗi kiếp như vậy chúng ta có một cái kiểu thiện ác khác nhau, có một cái thích ghét khác nhau và từ đó nó dẫn đến cái hạnh phúc và đau khổ khác nhau. Và vì không hiểu được chỗ này, cho nên chúng ta cứ thấy: thấy cái mình thích là cái gì đó ghê gớm lắm và cái mà mình ghét nó là một cái gì đó ghê gớm. Phải không? Ví dụ như kiếp trước á, cách đây một kiếp á. Tôi là người rất là chủ sỹ diện. Ai làm cho tôi mất danh dự á. Tôi chịu không nổi. Phải không? Nhưng mà do môi trường sống, do cái sự tác động của cái thế giới chung quanh, xã hội chung quanh. Bây giờ đó. Kiếp này sanh ra tôi không phải là người chủ sỹ diện nữa mà kiếp này tôi sanh ra coi nặng đồng tiền lắm. Người ta có thể sỷ nhục tôi. Người ta có thể làm tổn thương danh dự của tôi. Chuyện đó không sao. Nhưng mà động tới túi tiền của tôi, tôi chịu không nổi. Á….Rồi cái kiếp nữa. Kiếp sau này nữa. Tôi làm một người đàn ông Campuchia. Thì lúc đó tôi không có coi nặng vấn đề sỹ diện nữa. Tôi cũng không có coi nặng vấn đề tiền bạc nữa, mà lúc đó tôi coi nặng vấn đề tình cảm. Mà tình cảm nó lại có nhiều lắm. Tình cảm gia đình, máu mủ, huyết thống hay là tình cảm nam nữ. Có những người họ coi nặng cái tình cảm gia đình lắm. Hôn nhân đối với họ là chuyện nhỏ. Tình yêu nam nữ đối với họ là chuyện nhỏ mà ai đụng tới cha mẹ, anh em, con cái của họ, họ chịu không nổi. Nhưng mà có những người, tôi biết là họ coi tình cảm máu mủ nó nhẹ lắm. Nhưng mà họ coi cái tình cảm bạn bè, tình cảm ờ ừm …..nam nữ nó nặng lắm. Tôi biết có nhiều người đàn ông. Bạn mà nó hú một tiếng là vợ con cũng bỏ nữa. Đi với bạn. Bạn kêu đi nhậu. Bạn kêu đi câu cá. Bạn kêu đi party. Bạn kêu đi đánh bài, bạn rủ đi chơi là bỏ nhà đi. Thậm chí trong nhà đó, tiền bạc hạn chế, ráng lén lấy để đi chơi với bạn. Bỏ mặc vợ con ở nhà. Tôi có gặp. Tôi có biết những người đàn ông như vậy. Lạ lắm. Thờ bạn trên đầu, gia đình nằm dưới chân. Rồi tôi có biết có những người…gia đình là tất cả. Họ chơi với bạn, một xu họ không bỏ ra. Nhưng mà ở nhà, con cái, vợ con của họ là cái gì cũng được. Có. Có loại người đó nữa. Cho nên mình thấy, có kiếp mình sinh ra mình coi nặng sỹ diện, có kiếp mình coi nặng về tình cảm, có kiếp mình coi nặng về tiền bạc vân vân và vân vân. Nhiều lắm! quý vị. Nhiều lắm! Đó là tôi chỉ nói….tôi chỉ đơn cử ra một vài trường hợp đơn giản thôi. Nha. Cho nên mọi thứ ở đời nó giả là giả như vậy đó. Cái thích cũng là giả. Cái ghét cũng là giả. Mà từ cái thích ghét đó nó tạo ra hạnh phúc và đau khổ thì làm sao mà thật được. Thấy chưa? Nó giả. Cho nên hôm trước, trong lớp intensive mỗi tuần vào ngày chủ nhật, vừa rồi tôi có cái lớp A Tỳ Đàm intensive, tôi có nói thế này. Mình học giáo lý là cứ học. Học cho biết nhưng phải luôn luôn nhớ cái chuyện này. Ác là giả. Thiện là giả. Nên cái quả lành nó là giả và cái quả khổ nó cũng là giả. Nó giả là sao? Nó giả có nghĩa là nó không có cái gì là một. Mà nó là đồ lắp ráp. Đó. Thí dụ như do cái tiền nghiệp, bây giờ tôi sinh ra trong một hình hài tật nguyền. Đấy. Tôi bị mù. Tôi bị thiếu tay, thiếu chân. Nhìn vào thì khổ thiệt. Nhưng mà trong cái nhìn của một bậc Thánh á, trong cái nhìn của hành giả Tuệ quán thì cái thời gian vài chục năm tuổi đời của một người tàn tật á. Nó không bao nhiêu hết. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, từng cái nỗi khổ niềm đau của một anh chàng tàn tật ấy, nó luôn luôn biến diệt, chớp tắt trong từng giây. Và vì tui không học đạo nên tui không có biết. Tui thấy rằng tui có mặt trong cuộc đời này với một cái hình hài bị khiếm khuyết, tật nguyền như vậy đó là một nỗi khổ ghê gớm lắm. Tôi mặc cảm ghê gớm lắm. Nhưng mà trong cái nhìn của bậc Thánh á thì dầu anh là một ông hoàng, bà chúa. Anh là một giai nhân, mỹ nam. Phải không? thì tất cả chỉ là sương khói thôi. Cái vấn đề á là chúng ta vẫn thường trực sống với cái mà mình hiểu. Mình phải hiểu được cái mình tin và nhờ vậy mình mới tin được cái mình hiểu. Mình mới có được cái nhìn của bậc Thánh. Còn đằng này học đạo ba chớp ba nháng. Học cho biết. Xong xuôi rồi cũng quay về với cái nhìn phàm tình, phàm tâm thì khi mà ngộ sự, khi gặp chuyện á, chúng ta bèn móc cái kiến thức giáo lý ra. Xài không được. Là vì sao? Vì mọi khi mình chỉ nói như vẹt, như két thôi. Đó. Mình nói rằng mọi thứ là vô thường vô ngã. Cái gì vô thường là cái đó là khổ. Cái gì khổ cái đó là vô ngã. Cái gì vô ngã thì cái đó cần phải được quán chiếu bằng Trí Tuệ như thật, rằng đây không phải là tôi. Đây không phải là của tôi. Đây không phải là bản ngã của tôi. Đó là mình đọc thần chú mà theo cái kiểu Hạ căn, gọi là ô ma ca. (30:01)

Còn cái kiểu mà Trung căn á. Là thường xuyên tụng đọc. Thí dụ như một ngày có hai buổi cung phu. Ngày nào cũng hai buổi cung phu rồi tụng đình, tụng đám, cầu an cầu siêu, rồi tân gia, mở cửa mã mình cũng xách mấy bài ra mình đọc. Coi như trung bình một tháng mình đọc vài chục lần. Phải không? Cái đó được gọi là bậc Trung căn. Còn cái bậc Thượng căn á là không phải là thường xuyện mà là LUÔN LUÔN sống ở trong Trí tuệ có quán niệm như vậy. Nha. Cái quán niệm thứ nhất là mọi thứ đều là giả. Để chi? để mình phá vỡ cái ý niệm : có một cái gì đó tồn tại độc lập. Cái đó quan trọng lắm! Nha. Phải phá vỡ cái ý niệm đó. Khi mọi thứ nó chỉ là một nắm cát, nó chỉ là một đám mây. Nó là một cái gì đó phù du, ráp nối, mong manh, chớp nhoáng, chớp tắt. Thì cái ý niệm thương ghét của mình á, nó được hạn chế rất là nhiều. Nếu mình còn phàm, phải không? và hễ mà cái thích ghét buồn vui mà nó được hạn chế á thì cái ý niệm trốn khổ tìm vui cũng được hạn chế. Mà khi cái ý niệm trốn khổ tìm vui được hạn chế thì cái đau khổ nó cũng được hạn chế. Như vậy là trước mắt mình được hiện tại lạc trú, an lạc hiện tiền. Nha. Chứ còn mình không phân tích tới nơi tới chốn được thì khó lắm! Khó mà hiểu được tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ và tại sao tu tập Tứ Niệm Xứ lại được an lạc hiện tiền. Khó lắm! Phải không?

Mình tu tập mà mình cứ trông đợi một quả báu đời sau kiếp khác. Thì tôi cho rằng đó là dỏm. Nha. Bởi vì sao? Bởi vì người tu Phật có bốn điểm nhìn để mà tu tập. Phải không? Cái điểm nhìn xa nhất đó là nghĩ đến chuyện luân hồi, sa đọa, đời này kiếp khác. Đó là điểm nhìn thứ nhất. Nhìn đó để mà tu. Cái điểm nhìn thứ hai. Đó là cái giây phút cận tử. Phải không? Có nghĩa là mình cứ nhớ mình tu mình chỉ cần nhớ hoài là sớm muộn gì mình cũng có lúc mình ngáp ngáp, tai mắt trắng truồng, phải không? Mắt trắng dã. Miệng hả ra. Thở dốc. Nhìn lên trần, dãy dụa quằn quại hoặc là kiệt sức. Nằm coi như là hết pin. Đó. Thì nghĩ đến giây phút cận tử cũng là một cái điểm nhìn . Cái giây phút cận tử cũng là điểm nhìn để mà tu tập. Cái điểm nhìn thứ ba. Đó là những sự cố, sự kiện xảy ra trong đời sống bình sinh. Tức là mình hãy nhớ đến những cái lần mình bị bệnh hoạn, những lần mà tiền mất, tình mất, phải không, danh tiếng mất, uy tín mất, chức vụ mất. Đó. Như vậy cái điểm nhìn thứ nhất là nghĩ về cái chuyện tái sinh sa đọa trong nhiều đời nhiều kiếp. Cái điểm nhìn thứ hai là mình nhớ đến cái giây phút cận tử. Cái điểm nhìn thứ ba là mình nhớ đến những cái sự cố, sự kiện liên tục xảy ra trong đời sống của mình. Tôi gọi đó là những bất trắc bình sinh. Đấy. Cái điểm nhìn thứ ba là những bất trắc bình sinh.

Bây giờ mình không chịu tu, nay mai có cái chuyện gì tiền bạc không còn nữa, tiền bạc không còn nữa, tình cảm không còn nữa, uy tín không còn nữa, chức vụ không còn nữa thì tính sao? Cho phép tui nói cái chuyện này nó cũng tế nhị nhưng mà chực nhớ thì nói. Hôm đó, cái vụ chùa Kỳ Quang 2 mà Hòa Thượng Thiện Chiếu mà bị cắt chức trụ trì á. Rồi lời ra tiếng vào từ thiên hạ nó làm cho tôi rất là khó chịu. Bởi vì nếu, một người mà thật lòng, dốc lòng buông hết mọi thứ á thì họ không thấy có cái chuyện được làm trụ trì thì làm gì có cái chuyện mất cái quyền trụ trì. Ở đây, tôi không dám nói Hòa Thượng nha. Mà tôi chỉ lấy cái đó làm một cái cớ để tôi nói thôi. Nha. Rồi qua cái cách mà thiên hạ bình luận, báo chí đăng tải á thì tôi khó chịu lắm! Tôi sợ là có những người ngoại đạo họ nhìn vào họ cười Phật giáo mình. Một vị Hòa Thượng đã 70 mấy tuổi rồi. Thì cái chuyện mà vị đó bị cắt chức á. Nó không là cái gì hết. Và cái chuyện mà vị đó được phục chức nó cũng chẳng là cái gì hết. Mà cái vấn đề là thiên hạ cứ bu nhau lại để mà bàn tán, cắt chức rồi bênh vực. Rồi đến lúc mà được phục chức thì thiên hạ mừng vui. Mà cái chuyện đó tôi rất là khó chịu. Khó chịu ở chỗ là lỡ có một cái kẻ bàn quan, bên ngoài họ nhìn vào, nhất là ngoại đạo á thì KỲ LẮM! Kỳ lắm! Bây giờ mình là Phật tử mà mình thấy có cái chuyện giống như vậy xảy ra ở một nhà thờ. Một ông Cha Xứ, Cha Xở , ổng bị cắt chức chỉ vì một cái chuyện trời ơi, ruồi bu nào đó rồi ít bữa ổng được phục chức thì mình thấy cảm giác nó kỳ cỡ nào. Một vị linh mục mà 70 mấy tuổi rồi. Phải không? Đó. Thì mình nghĩ mình là cái người không phải đạo Chúa thì mình nhìn một cái ông linh mục mà bị và được cái đó đó thì cái cảm giác mình ra sao? Đấy. Thì huống hồ chi những người không phải là Phật tử, những người ngoại đạo, ngoại giáo, họ nhìn vào đạo Phật mình, nó khổ lắm, phải không? Cho nên là nhớ cái đó. Cho nên cái điểm nhìn thứ ba đó là nhìn vào những sự cố, sự kiện trong đời sống rồi những cái mình có nó có thể mất. Mất dễ lắm! quý vị. Nha. Dễ lắm!

Rồi sẵn đây cho phép tôi nói luôn. Chuyện tôi nhớ đâu nói tới đó. Có nhiều chuyện muốn nói mà không có dịp. Là cho tới hôm nay có nhiều vị cứ tưởng lầm là chúng tôi dốc sức in sách , in kinh dịch rồi viết rồi làm Kalama là để cho tôi được cái gì đó. Tôi nói thiệt nha. Là các vị hoàn toàn có quyền chửi tôi. Chửi tôi như chó. Rồi các vị có thể không tin nói tôi đạo đức giả nhưng mà có một chuyện tôi có quyền nói. Đó là với cái sức khỏe của tôi. Tôi biết còn lại không bao nhiêu hết á. Và tôi nói thiệt là một vị tu sỹ á mà dầu có lèn èn cách mấy mà để dễ duôi tà tà á thì tới 60 tuổi rồi mà còn thấy hứng thú trong cái chuyện mà tiếp xúc với cư sỹ. Còn có hứng thú để mà…gọi là….tiếp nhận lễ vật, tiếp nhận sự lễ lạy của người khác thì đã là có vấn đề rồi. Chỉ là mấy cái bao thơ, chỉ là mấy lần cúi chào, chỉ là mấy cái quỳ lạy thôi mà nếu mà mình 60 tuổi rồi mà mình còn có cái lòng trông đợi mong chờ đó. Thì đối với tôi đó là đã dở rồi. Phải không? Và 60 là mình nói chung. Chứ trong thực tế, tôi đã nói rất nhiều lần, cái 50 của người này nó không giống với cái 50 của người kia. Có những người sức khỏe họ tốt. Họ có thể sống được tới 90 tuổi thì cái 50 của họ nó mới là nửa đường thôi. Nhưng mà có những người đó cái 50 nó đã là ba phần tư, là bốn phần năm, là tám phần mười rồi, quý vị. Nha. Chứ đừng có nói chuyện với nhau bằng con số. Nha. Tôi nhắc lại lần nữa. Cái con số năm mươi đó là đối với nhiều người nó mới là nửa đường thôi. Nhưng mà đối với nhiều người nó là ba phần tư, bốn phần năm, tám phần mười. Rồi thậm chí nó đã là chín mươi lăm phần trăm tuổi đời rồi nha. Mình khó nói lắm vì mình đâu biết mình đi tuổi nào. Còn làm được thì làm. Những gì hôm nay chúng ta có được là một phần là do tiền nhân để lại, thí dụ như kinh sách. Những gì chúng tôi hôm nay, chúng tôi nói cho các vị nghe đâu phải tự nhiên mẹ đẻ tui ra một cái.. Đùng….là trên tay bà mụ tôi biết đâu . Mà tôi cũng nhờ sự giáo dưỡng, đào tạo từ người hay là từ sách của tiền nhân mà tôi biết được chút ít gì đó tôi chia sẻ cho bà con, phải không? Và cái chỗ tui ở đây cũng do người khác họ giúp đỡ tôi. Cái ngôi chùa mà tôi sống từ bé đến bây giờ. Trong nước hay ngoài nước cũng do tiền nhân hà hơi tiếp sức tôi mới có, phải không? Thì từ cái miếng ăn, cái lá y tôi mặc trên người, cái cây bút mà tôi dùng để ghi chép, viết lách, phải không? Cái máy mà tôi đang dùng để giảng, tất cả đều là do người ta đem lại cho tôi chứ đâu phải tự nhiên tui có phải không? Thì cái trách nhiệm của chúng ta là gì? Là nhận của người này và phải để lại cho người khác. Thì những cuốn sách, những bài giảng mà tôi để lại cho các vị hay là cái Kalama đó, là tiền của các vị. Nha. Là tiền của các vị chứ không có mắc mớ gì tôi. Và đừng nghĩ tôi làm trụ trì ở đó. Tôi đâu có giấy tờ ở Miến Điện. Tôi đâu có phải là dân Miến Điện và cho tới bây giừo tôi không có giấy tờ thường trú. Thường trú cũng không có rồi mà hiện bây giờ tôi cũng chưa có giấy tờ lưu trú dài hạn chứ đừng có nói là thường trú. Nha. Dài hạn có nghĩa là ba tháng , tám tháng tui cũng chưa có nữa. Hoặc chỉ cần có chút trục trặc nào đó vậy mà tui quay lại Kalama KHÔNG ĐƯỢC. Cái chuyện đó là bình thường. Nha. Cho nên, tôi mượn nói chuyện của tôi để tôi xác định một điều là tất cả mọi sự nỗ lực của riêng tôi và của từng người trong cái pháp hội này thì cũng chỉ để là…..Thứ nhất, là gầy dựng cái gì đó cho mình và đóng góp cái gì đó cho đời, để lại cái gì đó cho người sau. Nó chỉ có ba ý nghĩa đó thôi. Một là gầy dựng cái gì đó cho mình kiếp sau, kiếp này. Hai, là đóng góp cho người ta, chung quang mình, cái thế giới chung quanh mình. Thứ ba, là để lại cho hậu lai, hậu tấn một cái gì đó. Bởi vì đó là nợ mà mình phải trả chứ chẳng có ân nghĩa gì hết. Tức là mình vay của đời xưa thì bây giờ mình phải trả cho đời sau. Chỉ vậy thôi. Nha.

Thì cái đầu tiên, cái câu thần chú đầu tiên á. Đó chính là mọi thứ đều là giả là như vậy đó. Nha. Giả là như vậy đó. Và cái thứ hai, mọi thứ đều là khổ. Cái câu thần chú đầu tiên mọi thứ đều là giả. Cái câu thứ hai mọi thứ đều là khổ thì tôi đã nói rất là nhiều lần. Cái chữ khổ của một người không có học Đạo á thì khổ họ hiểu có nghĩa là cái gì mà khó chịu ở thân xác, ở tâm lý tinh thần thì cái đó gọi là khổ. Nhưng mà trong cái tinh thần Phật pháp á thì cái khổ có tới ba trường hợp lận. Ha. Một là sự có mặt của những gì nó làm cho thân tâm mình á, khó chịu. Đó. Những cái gì mà nó đày đọa phần hồn, phần xác của mình í, thì đó là khổ. Là trường hợp một. Cái trường hợp thứ hai. Sự vắng mặt của cái gì mà nó làm cho cái thân tâm mình dễ chịu á, thì cái đó cũng là khổ. Phải không? Trưa nắng chang chang, nóng nực, mồ hôi nhễ nhại nó là khổ một mà cái quạt máy, máy lạnh nó đang làm việc rồi tự nhiên nó ngưng, nó không làm việc nữa đó là khổ hai. Cái khổ mộ là sự có mặt của những thứ làm cho mình khó chịu. Cái khổ hai là sự vắng mặt của những thứ làm cho mình dễ chịu. Á. Cái thứ nhất là sự có mặt của những thứ làm cho mình khó chịu và cái thứ hai là sự vắng mặt của những thứ làm cho mình dễ chịu. Và cái khổ thứ ba rất là sâu sắc. Đó là cái tính lệ thuộc của vạn pháp. Lệ thuộc là sao? Có nghĩa là bao nhiêu cái hạnh phúc và đau khổ trên đời này nó phải dựa vào vô số cái điều kiện, chứ không phải do mình quyết định, chứ không phải do ai quyết định mà là các điều kiện. Cái chữ a pi san ka ra đut ka có nghĩa là hành khổ đó. Là vậy đó. Có nghĩa là mọi thứ nó được gọi là cấu tạo. Nó được hình thành từ vô số các điều kiện mà các vị coi cái gì nó lệ thuộc vào điều kiện thì cái đó nó không có thoải mái lắm. Đúng không? Uhm! Thí dụ như nói theo thế gian đi. Quý vị có tiền, quý vị có xe, quý vị có giày dép, quý vị có mắt kiếng, đồng hồ, dây nịt, bóp, đầm xách tay . Các vị muốn đi đâu các vị đi. Còn đằng này á, cái chén cơm quý vị ăn mỗi ngày á phải do người khác ban. Nó thích thì nó ban cho còn nó ghét thì nó bỏ đói. Còn mình muốn đi đâu á thì phải nhờ người ta chở. Đó. Nhờ người ta đưa đón. Chứ còn mà người ta không có vui thì mình cũng dẹp luôn, khỏi đi luôn. Như vậy. Ăn uống đi lại. Phải không? Rồi bao nhiêu cái nhu cầu khác trong đời sống của mình cứ dựa vào người khác thì các vị nghĩ cái đời sống của mình lệ thuộc như vậy đó. Nó có khổ hay không? Phải không? Mặc dầu người ta có cưng chiều, người ta có chăm sóc mình cỡ nào đi nữa nhưng mà mọi thứ trong đời sống của mình luôn phải dựa vào thằng Tý, thằng Tèo, con Lan, con Cúc, con Đào, con Yến, con Hương thì có phải là khổ không? Tôi nhắc lại lần nữa. Xin cho tôi được làm một thằng nông dân mà tự tại. Tôi không mong làm một cái thằng hoàng tử mà nhấc cử nhấc động đều phải do người khác ban cho. Quý vị có thể không tin nhưng mà đó là sự thật. Trong lòng tôi nghĩ sao tôi nói vậy. Có nghĩa là tôi muốn cười thì cũng phải do người khác tạo điều kiện cho tôi cười và người khác muốn cho tôi khóc thì họ có nhiều cách để làm cho tôi khóc. Đi đứng nằm ngồi ăn uống tiểu tiện của tôi hoàn toàn do người khác quyết định. Phải không? Thì quý vị tưởng tượng làm hoàng tử mà kiểu đó. Hoàng tử mà kêu là “hoàng tử xe lăn” đó, “hoàng tử liệt giường” đó. Các vị có muốn không? Tôi hỏi thiệt nha. Trong room này nè, các vị giàu nghèo, tôi không có bàn tới. Tôi chỉ hỏi là các vị có muốn làm “hoàng tử xe lăn” không, “ hoàng tử tai biến” không, “hoàng tử liệt giường”, hoàng tử mà coi như là lệ thuộc người ta trăm phần trăm không? Không. Tui là không. Thà tui là một cái thằng bán vé số mà đi đứng nằm ngồi tiểu tiện ăn uống khóc cười vui buồn do tôi tự quyết chớ tôi không muốn làm một “hoàng tử xe lăn”. Tôi phải nói khẳng định như vậy. “Hoàng tử xe lăn” là tôi không có muốn. Nha. Cho nên có nhiều người á. Họ thà đi làm thuê, làm mướn ở một cái đất nước A. Họ không muốn làm đại gia ở đât nước B. Tui biết cái đó có. Trường hợp đó có. Phải không? Thà làm ăn mày ở đất nước A chứ không làm đại gia ở đất nước B. Mình không biết á. “Ủa, sao mà nó ngu vậy?” Nhưng mà có. Một cái đất nước mà muốn nói cái gì đó cũng phải uốn lưỡi bảy lần không thôi bị nhốt. Một cái đất nước mà bao nhiều điều bất toại xảy ra nhan nhản mà mình không dám ý kiến. Buổi đầu là do mình nhát. Mình hèn. Nhưng cuối cùng, sẽ có một lúc mình thỏa hiệp với nó, rồi cuối cùng mình đồng lõa với bao nhiêu cái bất công, bao nhiêu cái ngu xuẩn, bao nhiêu cái vô lý phi lý bất hợp lý của nó. Một cái đất nước như vậy đó thì dầu cho mình có làm đại gia đi nữa thì tui nghĩ rằng có lẽ mình phải xét lại. Thà mình đi làm nail, làm móng, thà mình đi giao hàng, chạy taxi ở một cái đất nước nào đó mà mình không có bị gọi là ám ảnh, không có bị áp lực tâm lý bởi bất cứ một sự dòm ngó, một sự đe nẹt nào của ai hết. Bởi vì đời sống có lệ thuộc nó khổ lắm. Nha. Cho nên cái khổ nó có ba. Một là sự có mặt của những gì làm cho mình khó chịu. Hai là sự vắng mặt của những gì làm cho mình dễ chịu. Ba là cái sự lệ thuộc của những thứ đau khổ buồn vui, những thứ sướng khổ buồn vui. Thì cái sự lệ thuộc đó bản chất nó là khổ và đời sống này, tôi đã nói rồi, không có gì là một. Phải không? Và mọi thứ nó được tác động bởi vô số cái lực đẩy, vô số các điều kiện, vô số nhân duyên và khi mà nó có mặt á thì nó có mặt trong cái hình thức một tổng hợp, một cái khối lắp ráp, ghép nối nào đó. Chứ nó không có phải là một. Đấy. Mọi thứ không thể nào là một mà có thể tồn tại. Mọi thứ không thể nào đứng yên mà có thể tồn tại. Mọi thứ không thể nào không tiếp nhận các lực đẩy mà có thể tồn tại. Đó. Mọi thứ phải là lắp ráp. Nó phải luôn luôn vận động và nó phải tiếp nhận các lực đẩy, các nguồn tác động. Ba cái này cộng lại nó mới làm nên sự hiện hữu của muôn loài, muôn vật. Đấy. Chính vì cái lý do đó cho nên cái tính lệ thuộc nó bị xem là một cái khổ và cái chúng sanh ấy, các loại Hạ căn á khi nào nó gặp cái khổ thứ nhất á, là nó mới tu. Có nghĩa là nó bị chảy nước mắt, nó bị đổ máu, rơi lệ nó mới tu. Cái hạng Trung căn á, là khi nào nó thấy cái hạnh phúc bị mất là nó tu. Nó không cần phải bị là rơi lệ, đổ máu mà nó chỉ cần nó thấy hoa héo là nó đã đi tu, nó thấy nắng tắt là nó tu. Phải không? Còn hạng thứ ba, đó là bậc Thượng Căn. Họ chỉ thấy ra cái sự lệ thuộc của vạn hữu là họ chán. Họ thấy ra cái sự tẻ nhạt, vô vị của vạn hữu là họ chán. Đấy. Thì thử hỏi trong số những người đi chùa như mình nè, thứ nhất, có người nào chịu thấy đời này là khổ không? Tôi nghĩ là có. Chẳng qua là quý vị nghèo quá, chẳng qua là các vị xấu hoắc, chẳng qua là các vị muốn có tiếng tăm mà không được, chẳng qua là các vị không có sức khỏe, không sức khỏe, không tiền bạc, không tiếng tăm, chẳng qua là các vị bị bất hạnh trong tình cảm, chẳng qua là các vị bị nghèo khó, xui rủi trong tài chính. Các vị có thấy đời là khổ. Chứ thử thời, ở trong room này nè, tôi nói chứ con trai toàn là mỹ nam không à, phụ nữ thì toàn giai nhân, hoa hậu không à mà do một phép lạ nào đó các vị tuột lại còn có hai mươi à. Phải không? Đó. Rồi tiền bạc thì coi như là như ý. Phải không? Nhan sắc thì thôi khỏi nói rồi. Phải không? Tiền bạc thì như ý. Đi đứng sinh hoạt này nọ là như ý. Phải không? Bẳng cấp thì năm, bảy cái bằng. Tiến sỹ, bác sỹ, luật sư…tùm lum hết. Thì thử hỏi các vị có nghĩ đến chuyện hướng về đời sống tâm linh không? Phải không? Điều đó cho thấy rằng, mình thông thường mình chỉ tìm đến với đạo khi mà mình bị một cú shock nào đó. Như vậy là mình thuộc dạng Hạ Căn. Coi như, nghĩa là mình chỉ tìm đến với Phật khi nào mình bị cái khổ thứ nhất. Tức là mình gặp cái khó chịu, gặp cái gì đó mình không có kham nổi. Đó. Cái khổ thứ nhất. Rồi cái hạng thứ hai nó khá hơn. Tức là nó không cần phải bị những cú shock nào đó mà chỉ cần nó thấy một lúc nào đó nó soi gương. Nó thấy một cái vết nhăn trên trán. Nó thấy một cái dấu chân chim ở đuôi mắt. Nó thấy rằng mình không còn trẻ đẹp như ngày cũ. Chỉ vậy thôi. Nó thấy cái hoa héo. Nó thấy một ngày nó tắt. Đó. Là nó thấy một chiếc lá úa là nó oải rồi. Nó đi tu. Còn cái hạng thứ ba là cao cấp nhất. Hạng thứ ba là không cần phải thấy một chiếc lá úa, không cần phải thấy một đống sình, đống phân. Mà nó chỉ cần nó tự hỏi thôi. Mình có mặt như vậy để làm gì? Mình sung sướng cái sung sướng này, nếu nó kéo dài một ngàn năm, một triệu, một tỷ năm thì nó sẽ đi về đâu? Cứ ngủ sáu tiếng thức dậy, ăn chơi, mua sắm, tình cảm, yêu đương, nhảy nhót. Phải không? Ca hát, hưởng thụ và tiêu thụ. Xong rồi cái màn đêm ập xuống rồi nhào vô ngủ tiếp. Ngủ cho sáu tiếng xong thức dậy tiếp tục ăn chơi, hưởng thụ, vui đùa, ca hát, khiêu vũ rồi cứ như vậy đó. Phải không? Mà nó kéo dài trong một tỷ năm á. Thì đối với một bậc Thượng Căn đó. Họ SỢ lắm! Họ sợ cái đó lắm. Nhưng mà cái hạng Trung Căn đó thì họ thấy bình thường. Họ thấy đời sống vậy nó mới đã. Còn cái hạng Hạ Căn thì khỏi nói. Nó chết dí ở trong đó. Cho nên, phải thấy được cái một, “Mọi thứ đều là giả” thì mình mới thấy được cái hai, “Mọi thứ đều là khổ”. Đó. Và cái câu thần chú thứ ba. Cái câu một “Mọi thứ đều là giả”. Câu thứ hai “Mọi thứ đều là khổ” và câu thứ ba “Cái gì giả đều khổ” và tại sao phải có câu thứ ba này. Là bởi vì cái câu này nè nó giúp cho mình đừng có bị chìm sâu ở trong cái đẹp, trong cái sướng. Bởi vì mọi thứ, sướng và đẹp nó đều là giả. Cho nên mình phải xài cái câu thứ ba này. Phải đọc hoài vậy. “Mọi thứ giả đều là khổ – Mọi thứ giả đều là khổ – Mọi thứ giả đều là khổ”. Câu một là “Mọi thứ đều là giả”. Câu hai là “Mọi thứ đều là khổ”. Rồi câu thứ ba “Cái gì giả đều khổ”. Là cái câu này để đối phó với những cái gì mình thấy là đẹp, cái gì mình thấy là sướng , thấy là vui, thấy là hay ho, thấy là thú vị. Phải không? Thì mình cứ nhớ. :Hễ nó là giả thì bản thân cái đó là khổ”. Là vì sao? Vì nay có, mai mất. Bây giờ có, lát nữa nó mất. Phải nhớ cái đó. Mà cái mất của cái ngọt nó cũng là cái khổ. Sự có mặt của cái đắng là khổ. Đúng rồi. Nhưng mà cái sự vắng mặt. Cái sự tan biến của cái ngọt nó cũng là khổ. Nha. Cho nên phải niệm cái câu thứ ba. Đó là “Cái gì giả đều khổ – Cái gì giả đều khổ – Cái gì giả đều khổ.” Nhan sắc này là giả, tiền bạc này là giả, tình cảm này là giả, tiếng tăm này là giả, uy tín này là giả, chức vụ này là giả, uy tín này là giả. Mọi thứ mình có đều là giả. Kiến thức này, bằng cấp này cũng đều là giả. Giả. Giả là sao? Cái bằng giả ở đây không phải là do mình chạy tiền để có bằng. Cái đó là giả trong giả. Mà đằng này, cái bằng này là bằng thiệt nha. Cái bằng này do mình học mình có thiệt đó mà trong Phật giáo cũng gọi đó là đồ giả là vì sao? Vì chỉ cần mình bị tâm thần là xong. Cái bằng đó hết giá trị. Phải không? Chỉ cần mình bị lú lẫn là xong. Hết giá trị. Chỉ cần mình tắt thở là cái bằng đó hết giá trị. Nó giả là nó giả chỗ đó đó. Còn cái chuyện cái bằng giả là mình ngu như heo rồi mình chạy tiền để mình có cái bằng. Gọi là tiến sỹ giấy đó. Thì cái bằng đó gọi là giả trong giả. Cái này gọi là khá hơn. Cái này gọi là…nó không đến nỗi giả trong giả. Cái này là giả trong thiệt. Cái bằng đó là bằng thiệt nhưng mà bản chất nó là giả. Giả có nghĩa là nó chỉ đem lại cho mình tiền bạc và danh dự trong ít lâu thôi. ÍT LÂU THÔI. Đó. Chứ bây giờ các vị tưởng tưởng một bác sỹ tám chục tuổi thì ổng ăn nhậu gì với cái bằng đó đây. Lúc đó là đi đứng đã mệt. Ngủ thì không yên. Ăn thì không ngon. Hay vui chơi, du lịch, mua sắm, tình cảm, yêu đương, ca hát, nhảy nhót là tui thấy lúc đó cũng…Không biết các vị nghĩ sao chứ tui thấy tám mươi là hết rồi. Nó giả là giả chỗ đó. Mà tám mươi mà nó chưa chịu chết thì đến chín mươi nó cũng quên sạch những thứ mà nó đang có. Nản là nản chỗ đó đó. Tám mươi mà chưa chịu chết á. Tới chín mươi thì mình cũng không biết cái bằng nó là cái gì. Mình cũng không nhớ tại sao mình có được cái bằng đó. Và cái bằng đó là do mình học cái gì mà mình có. Nó đem lại cái gì cho mình trong cuộc đời này là lúc đó mình hết nhớ. Mà nếu chín mươi mà nó chưa chịu lẫn á thì một trăm nó cũng phải lẫn thôi. Mà một trăm nếu mà nó chưa chịu chết cũng chưa chịu lẫn thì một trăm lẻ năm, một trăm mười, một trăm mười năm, một trăm hai mươi nó cũng phải chết hoặc là nó cũng phải lẫn thôi. Mà mình nói cho nó maximum vậy thôi chứ làm gì mà một trăm mà còn mê cái bằng cấp, còn mê cái lâu đài, còn mê cái tài khoản trong nhà băng, còn mê những cái cuộc tình, quý vị à. Một trăm là hết rồi. Tôi đã có gặp gần một chục cụ chín mươi, tui gặp rồi. Chứ không phải là tui đọc sách, coi phim mà thật là tui gặp ngoài đời đó. Gặp gần một chục cụ, giờ chín mươi, chín mươi hơn, nam có, nữ có, trong nước và ngoài nước. Tui gặp rồi. Tui gặp họ mà giống như nhìn một bậc Thánh vậy đó. Nó nguội lạnh lắm. Họ không còn cái khả năng giận nữa. Họ không còn cái khả năng thích nữa. Họ không còn cái gì là nhục, là vinh nữa, họ cứ lờ đờ lờ đờ như thế này. Họ gặp mình mà họ cười. Họ gọi được một chữ “Sư” là mình mừng lắm rồi. Phải không? Gặp mình mà chưa có phun trầu là mình đã hên lắm rồi. Nha. Chưa có phang cây gậy là đã hên rồi. Cho nên là câu thần chú thứ ba là gì . Là “Cái gì giả đều là khổ”. Cái câu này có tác dụng là chi? Để chặn mình không có đam mê trong các vị ngọt của đời sống. Và cái câu thứ tư: “Cái gì khổ đều là giả”. Để chi? Để ngăn mình đừng có bị shock trước những cái đắng. Câu thứ ba là đừng để cho mình mê trước cái ngọt nhưng mà cái câu thứ tư là nó giúp cho mình đừng có shock trước những cái đắng. Bởi vì sao? Cái câu thứ ba “Cái gì giả đều khổ”. Còn cái câu thứ tư là “Cái gì khổ đều giả”. Đó. Nhờ vậy đó. Không có một cái nỗi khổ niềm đau nào mà nó làm cho mình bị bấn loạn, bị hoảng loạn hết. Đó. Nó không làm cho mình thiếu kiểm soát, thiếu tự chủ vì mình nhớ nó đắng cỡ nào nó cũng là đồ giả hết á. Cái câu thần chú hôm nay là Đại Minh Chú, Đại Thần Chú, Đẳng Đẳng Vô Thượng Chú. Ghê vậy đó. Cái câu này nè. Đại Minh Chú, Đại Thần Chú, Đẳng Đẳng Vô Thượng Chú. Cái câu này phải học thuộc lòng. Da da nit chan, dan dut kan, yan dut kan thi ta da rat ta. Cái gì vô thường thì cái đó là khổ mà cái gì là khổ thì cái đó vô ngã. Mà ya da nat ta – Cái gì là vô ngã thì – tan ne tan, mac ma ne so, mac ma ap ta ti, e va me va dat tha ta bu ma nha xa bu kha thăn – Cái đó cần phải được quán chiếu là không phải là tôi, là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi. Nhớ nha. Cái đó là câu thần chú. Các vị không có cần học Pali. Các vị chỉ cần nhớ câu tiếng Việt thôi. “Cái gì cũng là giả – Cái gì cũng là khổ – Cái gì khổ đều giả – Cái gì giả đều khổ”. Cái câu thứ ba đó “Cái gì giả đều khổ” và cái câu thứ tư “Cái gì khổ đều giả”. Cái quan trọng là câu thứ tư. Mỗi câu có tầm quan trọng riêng. Hai câu đầu nói về cái bản chất phổ quát của vạn hữu. Câu thứ ba là nó có cái tác dụng là giúp mình không bị cuốn hút trong những cái cám dỗ, có khả năng kiểm soát trong tất cả vị ngọt và câu thứ tư là nó giúp mình ra khỏi những cái cơn mê loạn vì nỗi khổ niềm đau. Vì sao? Vì nội dung của câu thứ tư là “cái gì khổ đều là giả”. Câu thứ ba là “Cái gì giả đều là khổ” đúng rồi và cái câu thứ tư là “Cái gì khổ đều là giả” là bởi vì lúc này mình có một cái khả năng tự chủ, tự quyết, tự kiểm soát rất tốt trước những vị đắng của đời sống. Khổ bao nhiêu. Khổ tâm hay khổ thân. Cứ nhớ rằng khổ nào cũng là giả. Vì sao? Vì bản thân cái khổ nó cũng là đồ giả. Bản thân cái khổ nó cũng là đồ giả cho nên cái gì khổ đều là giả. Nhớ cái câu này. Vì khổ và vui đều là giả. Thích ghét là giả mà. Vì thích ghét là giả . Mà thích ghét nó tạo ra khổ vui. Cho nên thích ghét là giả thì khổ vui cũng là giả. Đó. Như cái lâu đài cát, dù cát đó là cát đen, cát vàng hay là cát trắng, đã là cát thì cái móng của lâu đài đó là cát. Cái lâu đài mà xây lên từ cái móng cát đó nó cũng là cát. Mà cát nó xây trên cát thì sớm muộn gì nó cũng sụp đổ vì nó là cát. Mà cát nó kỵ nước. Thủy triều nó đánh lên rồi thì cái móng cát nó bị sụp mà cái móng cát sụp thì cái lâu đài cát nó sụp theo. Cái nhân khi mà nó vô thường thì cái quả nó cũng vô thường. Niết Bàn là không nhân không quả. Nhớ nha. Nhiều người họ hiểu lầm, họ cứ tưởng là “ Tập đế tạo ra khổ đế” rồi cái “Đạo đế tạo ra Diệt đế”. Sai. Không phải. “Tập đế tạo ra khổ đế” nhưng mà cái “Đạo đế” nó DẪN ĐẾN “Diệt Đế”. Nhớ nha. Niết Bàn không phải do cái gì tạo ra. Nhớ nha. Sống chết thì quý vị phải nhớ cái công thức này. Xăm nữa. Xăm nữa. Cái này phải xăm nữa. “Tập đế tạo ra khổ đế” nhưng mà cái “Đạo Đế” nó dẫn đến. Bởi vì nó là con đường mà. Nó DẪN ĐẾN “Diệt đế”. Nhớ cái này. Cho nên cái câu thần chú thứ tư á là gì. Là “Cái gì khổ đều là giả”. Nhờ cái câu này nè. Nó cứu mình trước những nỗi khổ niềm đau. Cứu mình. Và tôi nhắc lại lần nữa. Là cái câu thần chú này nè nó được thực tập, hành trì bởi ba cách, ở ba cái trình độ, đối tượng khác nhau.

Cái cấp Sơ Đẳng, cái cấp mà Hạ Căn á, thì hữu sự nó mới đọc cái thần chú này. Mà hữu sự đọc thì coi như hiệu quả kém vô cùng. Như quý vị tưởng tượng khi nào mà đi bác sỹ. Bác sỹ la quá về uống một viên mà uống có một viên thì cái bữa nào mà nó quên. Dẹp. Khỏi uống luôn. Mà uống thuốc kiểu đó thì thua rồi nha. Rồi. Tiểu đường rồi ngay cả bị đau dạ dày bác sỹ bảo uống trong thời gian bao lâu là mình phải uống cho đúng, cho đủ. Chứ không phải là bị dạ dày rồi về uống có một ngày thôi à. Bữa nào nghe đau quá thì làm một viên nữa. Vậy là không có được. Nha. Rồi. Cái hạng Hạ Căn á. Là khi đụng chuyện nó mới đọc thần chú thì nó không có linh.

Cái hạng Trung Căn á thì thường xuyên đọc cái thần chú này. Dĩ nhiên cái tác dụng của nó khá rồi đó. Khá. Nhưng mà thường xuyên thì cái tác dụng của nó cũng ở cái mức gọi là tương đối thôi. Bởi vì thường xuyên là “often” thôi. Nhưng mà cái hạng thứ ba đó là hạng luôn luôn. Đó, một cái là “often”, một cái là “always”. Nó khác nhau nhiều lắm. Rồi ở đây á là mình thấy cái công phu thế nào thì cái hiệu quả, cái tác dụng, cái hiệu ứng nó tương ứng với cái công phu đó. Nhớ nha. Cái này quan trọng lắm nha. Đó. Cái câu thần chú thứ nhất là “Mọi thứ đều là giả”. Thứ hai: “Mọi thứ đều là khổ”. Thứ ba: “Cái gì giả đều khổ” giúp cho mình kiểm soát được trước những cái vị ngọt và câu thứ tư: “Cái gì khổ đều giả”, nó giúp cho mình kiểm soát được trước những cái vị đắng. Đó. Và cái câu chốt lại là…hai câu đó. Cái câu chốt lại là gì? “Cái gì giả và khổ đều không đáng là ta”. Tui nói hoài. Có ai mà muốn được sở hữu một cái đống phân bao giờ. Mình coi nó là cái đống phân. Có ai muốn sở hữu một trái lựu đạn bao giờ, chỉ trừ một người lính lúc nguy hiểm thì họ cần nó. Mà cần nó để làm cái gì? Để mà LIỆNG. Chứ không phải cần để làm của. Các vị đi hỏi đi. Cái trái lựu đạn đó thì người ta cần để liệng. Chứ không có ai mà yêu đương, đắm đuối, đê mê, thích thú gì với cái trái lựu đạn hết trơn á. Có để LIỆNG. Nha. Có để liệng thôi. Cho nên là không có ai muốn sở hữu một trái lựu đạn. Không có ai muốn sở hữu một cái chai thuốc độc. Có để làm việc thôi. Chứ còn mà kêu đam mê á, thì không. Không ai muốn sở hữu một cái đống phân. Đấy.

Tui nhớ thời khó khăn ở miền Bắc ấy. Trước năm 1945 ấy. Là đời sống ở đó khổ lắm. Trung Quốc đi trước, Việt Nam đi sau. Bắc Việt mình là đi sau Trung Quốc mà ngay cả bây giờ mình muốn thấy những cái biến động về chính trị, xã hội của Việt Nam ấy nó sẽ ra sao thì mình cứ nhìn Trung Quốc nó đi làm sao thì Việt Nam y chang như vậy. Thì cái thời mà khó khăn ở Trung Quốc á. Người ta không có sử dụng cái toilet bấm nút bởi vì như vậy là phí phạm lắm. Cho nên người ta dùng…người ta đi trên khô để đống phân đó người ta sử dụng làm phân bón. Đấy. Và Việt Nam của mình cũng bắt chước như vậy. Và có một thời gian khó khăn lắm là cứ buổi sáng mình đi cầu ở ngoài đồng trống là mình vừa đi là có ba bốn người đứng chờ ở đó. Mình vừa kéo cái dây lên một cái là…mình mà mình không hốt á là có người họ nhào tới họ hốt. Có một thời gian miền Bắc là như vậy. Tức là người ta đi tìm, người ta đi kiếm cái ăn cái uống, tìm cái bao nilon để người ta lượm giấy vụn đã đành rồi mà người ta cũng tranh thủ những đống phân người như vậy. Tui biết là trong room nhiều người không có tin mà chyện đó có thật. Mà vi tôi đang giảng cho toàn quốc, cho toàn cầu nghe nên tui yên tâm là có người biết chuyện này. Tức là có những lúc cầm theo những cái xô người ta đứng để chờ, để chầu chực người kia vừa kéo cái quần lên là người ta đến hốt liền. Chẳng phải là người ta mê gì cái đống phân đó nhưng mà người ta dùng cái đống phân đó để làm việc thôi. Thì một người hành giả am hiểu Đạo á. Là coi cái thân này cũng là như vậy. Coi cái thân này như là một cái đống phân để mà làm việc thôi. Và nói ở một tinh thần rốt ráo nhất thì người hành giả coi cái thân này nó giống như là một cái xác chết mà nó trương phình, nó đang trôi về sông Cái. Mà mình thì mình bị đuối nước. Mình không biết bơi. Thì mình phải dựa vào cái xác đó để mà mình lội vào bờ. Thì các vị tưởng tượng đi. Phải không? Mình tựa vào cái xác trâu, xác bò để mà mình lội là mình đã thấy gớm cỡ nào rồi. Mà đằng này mình phải dựa vào một cái xác người để mà không bị chết chìm, không bị đuối nước đó thì các vị biết cái cảm giác đó nó dễ sợ lắm. Các vị tưởng cái đó là do tui nói quá lời. Không. Cái đó là trong kinh nói đó. Trong kinh nói. Và trong kinh còn nói thế này. Một cái người hành giả, một vị tăng sỹ mà tu đúng mức á thì mỗi bữa ăn á. Xem cái chuyện mình bỏ thức ăn vào miệng nó giống như một người mẹ mà bị lạc đường ở sa mạc. Bất đắc dĩ phải ăn thịt con. Thì tôi biết tôi nhắc lại cái đoạn kinh này thì bà con nghĩ rằng tôi nói quá lời. Nhưng mà…đến nước này tôi cũng nói luôn. Chứ giờ tui không nói thì bà con sao mà tin. Là tại sao tới cái mức độ như vậy? Tại sao lại coi như là mình ăn thịt con? Là bởi vì mình cứ nhớ thế này. Bao nhiêu cái tai ương, bao nhiêu cái tai nạn, bao nhiêu cái đau khổ về thân, về tâm của mình nè, nó đều từ cái thân này mà ra. Phải không? Từ cái thân mấy chục ký này mà ra. Do có cái thân này nè thì mình mới có bệnh hoạn, có tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, bị xơ gan, ung thư, bị sỏi thận, sỏi mật, ruột thừa…bị này nọ, phải không? Mọi thứ tai ương, tai họa, đau khổ đều từ cái thân này mà ra. Mà bây giờ mỗi ngày á, mình phải nuôi nó để chi, để mình tích lũy cái tai họa mà trong khi bao nhiêu cái tai họa đó, cái chết, tuổi già, bệnh hoạn đều từ cái thân này mà ra. Các vị có nghe kịp không? Mà phải là hành giả mới thấy được cái này. Chứ chửi tui như chó á thì nghe cái này không có hiểu nha. Là mọi thứ đều từ cái thân này nó ra. Chẳng hạn như rùng mình bấm nút một cái, cái thân này nó biến thành một làn khói thì mình hạn chế rất là nhiều thứ khổ mà đằng này. Chính vì mình cứ lê cái thân heo này nè. Đó. Nặng nề mấy chục ký, nó bị cao máu rồi dư mỡ, rồi nó bị tim mạch, nó bị tiểu đường rồi nó bị vấn đề về tạng phủ nào là ruột thừa, ruột non, rồi nó bị nào là ung thư, nào là…tùm lum hết. Vậy mà mỗi ngày mình phải ăn để nuôi nó. Để chi? Để nay mai nó mới xì mấy cái bất trắc ra. Mình lãnh đủ. Các vị tưởng tượng đi. Nghĩ cái đó thấy ngán. Và chỉ cần là các vị không đói. Chỉ cần mà các vị không đói. Phải không? thì các vị mới đủ bình tĩnh để thấy cái chuyện mà mình đút nguyên một muỗng thức ăn vào miệng rồi nhai nhai, mình nuốt một cái ực á. Nó giống như là mình bỏ rác vô thùng vậy đó. Tui nói lại lần nữa nha. Chỉ cần mình không đói. Chỉ cần mình ăn cái món mà mình không thích, mà có điều chỉ là hành giả mới làm được chuyện đó. Chứ còn mà người không có tu, không có học á. Họ nghe tui nói thì họ thấy kỳ lắm. Phải không? Nhưng mà người có tu, có học á. Họ thấy cái đó đúng. Có nghĩa là khi mình không đói, hoặc là ăn món mà mình không thích thì mình mới có đủ bình tâm, bình tĩnh, đủ cái sáng trí để mình thấy rằng nó có một cái gì đó nó hơi kỳ kỳ, nó hơi sai sai. Khi mà tự nhiên lấy cái miếng ăn đó thò vào trong cái lỗ này rồi nhai nhai, nuốt cái ực mà mình tưởng tượng coi. Cũng cái món ăn đó, cũng cái lon nước đó. Cũng cái miếng tráng miệng đó mà mình nhai nhai nhai mình nhả vô trong cái bịch nilon á. Phải không? Rồi mình đeo cái bịch đó trước ngực. Rồi mình có ngủ được không? Nó gớm chết đi. Nhưng mà đằng này á, mình cũng nhai, cũng nuốt, cũng uống. Phải không? Mà mình đưa vô trong miệng của mình cái ực rồi mình súc miệng, đánh răng á thì mình không thấy gớm nữa. Đó. Chứ còn nếu mà mình không có thấy đói á. Thì chuyện ăn một cái gì đó nó rất là kỳ cục. Còn nếu mà các vị vẫn u mê không thấy thì tôi ví dụ một chuyện khác nữa. Bây giờ các vị không có ăn bằng miệng mà các vị ăn bằng một cái lỗ nào đó trên đầu gối của mình á. Mà cái lỗi đó không có lưỡi. Vì có lưỡi mới thấy ngon nha. Có mũi mới thấy thơm. Mà bây giờ cái lỗ này nó nằm ở trên đầu gối của mình á. Mà cái lỗ đó lại không có mũi không có lưỡi. Chỉ là cái lỗ thôi. Rồi mỗi ngày đó là mình mới lấy tôm, cua, cá, thịt, rau cải, trái cây, chè , xôi, bánh, trái để mà nhét vào cái lỗ ấy để mình sống thì lúc đó các vị mới thấy. Mỗi lần mà nhét như vậy đó. Nó không có sung sướng gì hết á. Nhưng mà nhờ mình không có ăn bằng cái lỗ trên đầu gối, mà mình ăn bằng cái miệng, mà cái miệng nó ở kế bên cái lỗ mũi mà trong miệng có cái lưỡi. Nhờ lưỡi mình mới biết. Ờ, nó có cái này ngon nè. Cái này ngọt đắng bùi nè. Nhờ cái mũi mà mình mới biết cái mùi này là mùi thơm nè. Đấy. Mùi sầu riêng, mùi mắm, mùi chao, mùi chiên, mùi nướng. Đấy. Do cái nghiệp tham ái trong năm dục cho nên mới khiến cho mình có cái hình hài có mũi, có lưỡi, ĐAM MÊ ở trong những thứ mà mũi và lưỡi nếm. Chính vì đó đó. Cho nên mình mới thấy ăn nó ngon. Hiểu được mấy cái này mình mới tin lời Phật nói. Tại sao một hành giả mà mỗi lần ăn là coi như mẹ mà ăn thịt con vậy đó. Bây giờ mới phân tích ra mới hiểu về cái đó. Nha. Thì tui đánh một cái dòng thì bà con tưởng tui lạc đề. Không. Tui nói một vòng để cho bà con thấy hai cái câu cuối đó. Là cái gì giả và khổ á, không đáng xem nó là ta, là của ta. Là bởi vì…đã phân tích một phần đó và đã thấy ớn rồi. Chính vì có cái thân, cái tâm này nè. Vì có cái tâm nó mới có cái khổ tâm. Vì có cái thân nó mới có khổ thân. Vì có sống nó mới có chết. Bây giờ thì chưa đâu. Bây giờ quý vị còn lết vô đây, quý vị còn nghe giảng, các vị chưa có bị bệnh nhiều đúng không? Chứ còn bệnh đâu có vô đây nghe được. Các vị cũng..tài chính cũng không đến nỗi tệ. Ít nhất cũng là có cơm để ăn. Ngày ba bữa, quần áo mặc tối ngày. Chứ còn nếu mà giờ quý vị vẫn còn đầu tắt mặt tối giật gấu vá vai thì các vị đâu có thời gian vào đây nghe giảng. Phải không? Thì chính vì các vị bây giờ đang trong một cái tình trạng không có tệ lắm. Cho nên các vị mới vào đây nghe giảng được và chính vì không tệ lắm cho nên các vị thấy lời Phật làm như hơi quá quá vậy đó. Phải không? Chứ Phật không có nói quá đâu. Phật mới nói ít thôi đó. Phải không? Phật chỉ nói cho mình nghe MỘT CHÚT thôi đó. Chứ còn Ngài mà Ngài nói cho mình nghe thì còn ghê nữa kìa. Ngài nói cho mình nghe về ba đời, tám kiếp, sanh tử còn ớn nữa. Cái chuyện mà sa đọa trầm luân, làm giòi, làm giun mà ở trong ống cống, trong hầm cầu đó là mình còn ớn nữa. Mà ở đây, Ngài chỉ nói cho mình biết là một bữa ăn cần phải được quán chiếu như là thịt của con mình. Ngài chỉ nói tới đó thôi. Ha. Và Ngài cũng cho mình biết là cái phàm tâm của mình, rôi cái thân xác này của mình, cái danh sắc này của mình luôn luôn trong tình trạng vô thường đã đành rồi mà nó LUÔN LUÔN trong tình trạng DỄ BỊ TẤN CÔNG HƠN BAO GIỜ HẾT. Ngài nói 6 Xúc giống như là một con bò mà bị lột da vậy đó. Các vị tưởng tượng đi. Mình mà bị một cái vết đứt tay hơi sâu. Không, cái chân của mình mà mình đã thấy dễ bị đau rồi. Phải không? Chỉ một vết nhỏ trên tay, một vết xước, vết thương ở dưới chân là mình đã dễ bị tổn thương. Ngộ lắm. Bình thường nó không có gì hết. Nhưng mà khi cái chân mình nó bị cái gì á là nó hay bị đá lắm. Đá cái này, đá cái kia. Cái bàn tay của mình bình thường nó lành lặn lắm, không có gì. Mà một khi nó bị đứt á thì cái chỗ bị đứt nó dễ đụng này, đụng kia. Đó. Mà mới có một vết đứt thôi. Huống chi là nguyên một cơ thể mà nó bị lột da thì cái vị tưởng tượng đi. Nóng nè, lạnh nè, cát nè, bụi nè, côn trùng nè, tha hồ tấn công. Thì cái thân này nó tha hồ mà nó bị bệnh nặng. Hễ còn có cái phàm tâm, hễ còn có cái thân xác này á thì chúng ta có nhiều cái điều kiện để chúng ta bị khổ lắm. Mà xui một chỗ, các vị không có học đạo và không có hành đạo nên các vị không có TIN. Không có tin là cái thân tâm này nó khổ trong từng phút. Có lắng tâm và Trí Tuệ á, thì các vị mới thấy là cái cơ hội để mình đau khổ nó lớn hơn cơ hội để mình được an lạc, cái cơ hội để mình khổ tâm nó lớn hơn cái cơ hội để mình được vui vẻ, cơ hội để mà mình bị khó chịu , bứt rứt trong cơ thể nó lớn hơn cái cơ hội mà mình mát mẻ, êm ái, dễ chịu. Các vị coi, ngồi yên dùm tui đi. Ngồi yên dùm tui ngay bây giờ nè. Xếp bằng lại. Phải không? Để hai tay lên ngay rốn phải không? Nhắm mắt lại, theo dõi hơi thở, ra biết ra vào biết vào trong vòng năm phút coi tui nói đúng hay sai. Cái tâm của các vị nó bồn chồn, nó ray rứt. Rồi còn cái thân của các vị nó không có yên. Nó ngứa nó nhột nó tê, nó buốt, nó mỏi, nó đau lung tung hết. Từ ở trên đầu tới gót chân. Thân tâm mình nó không có sướng lắm đâu. Mà tại vì lâu lâu á, mình được một chút gì đó, mình dựa vào cái chút đó rồi mình nghĩ là mình hạnh phúc. Thì rõ ràng mình soi gương mình thấy mình cũng đẹp mà. Phải không? Mình ra đường mình thấy cũng có thằng nó nhìn mình mà. Vậy là đẹp rồi. Sướng rồi. Rồi mình đói mình ăn mình thấy cũng ngon mà. Rồi mình thấy vợ mình, chồng mình cư xử như vậy cũng được mà, con mình nó cũng hơi ngoan ngoan mà, thì mình thấy mấy cái mà mà đó đó là mình tưởng đời là hạnh phúc. Chứ nếu mà mình ngồi xuống, mình cầm một tờ giấy và một cây bút trong tay, mình làm một bài toán, phải không? Cộng trừ, nhân chia. Mình coi coi một ngày á, mình được bao nhiêu giây phút thoải mái về thân, về tâm. Lúc đó mình mới thấy sự hiện hữu này nè. Nó đúng là nó vừa giả mà nó vừa khổ. Mà cái gì giả là khổ, mà cái gì khổ là giả. Và cái gì vừa giả vừa khổ thì nó không có đáng để mà mình coi nó là tôi, là của tôi. Mà có biết bao nhiêu người, không có biết đạo thì tôi không có đụng tới. Bởi vì họ đã nằm ngoài cái tầm phủ sóng của mình rồi. Nha. Mình nói người biết đạo á. Là cứ dính mắc hết nhà cửa, con cháu, thì cái chuyện đó là chuyện dễ hiểu nhưng mà cái này mới đau nè. Dính ở trong cái thành tựu đạo nghiệp mới ghê chứ. Học ba mớ thấy mình hay. Ngồi thiền ba mớ thấy mình hay. Tốn tiền bố thí một chút thấy mình hay. Phục vụ chút xíu thấy mình hay. Nghe pháp một chút thấy mình hay. Rồi nhìn quanh ta nói đứa nào cũng là rác rưởi, súc vật hết á. Có một mình mình là con người thôi. Đó. Các vị thấy chưa? Mà mình không hề nhớ rằng tất cả những cái hay đó nó được gắn liền với cái cục nợ đau thương máu lệ này. Bà Ma chan net bà nói. Cứ mỗi một bữa ăn bà cầm cái đũa lên. Chuyện đầu tiên là hãy tâm niệm rằng có thể đây là bữa ăn cuối cùng. Buổi sáng mà ra khỏi phòng và khóa cửa lại, đi đâu đó, thì hãy tâm niệm rằng biết đâu đây là lần cuối cùng cầm cái xâu chìa khóa này. Biết đâu sáng nay mình khóa cửa mà chiều nay không phải là mình. Phải không? Chiều nay không phải là mình. Tui nói quý vị chết ở Âu Mỹ buồn lắm. Thảm lắm. Chết ở đâu cũng vây thôi nhưng mà cái chết ở Mỹ nó phũ phàng lắm. Buổi sáng mà mình ra khỏi nhà mà mình bị tai nạn hay là mình bị mắc dịch, mắc gió gì mà mình chết ở ngoài nhà mình đó. Thì họ không có đưa về nhà làm đám đâu. Mà họ sẽ đưa vào….bị cái gì mà còn chữa được á, còn hy vọng thì họ đưa vào bệnh viện. Rồi từ bệnh viện mà không xong thì nó chuyển thẳng vô nhà hoàn luôn. Ở đó, người ta mới tắm rửa tẩm liệm mình rồi gia đình mình tới, coi như là họ cho giờ, ban ngày là từ mấy giờ đến mấy giờ rồi chiều tối là từ mấy giờ đến mấy giờ nó đóng cửa. Mình tới mình viếng, mình khóc này nọ rồi hả. Phát biểu cảm tưởng, diễn văn, điếu văn, xong xuôi rồi. Đúng giờ là người ta đuổi mình về. Tùy mình muốn quàn mấy ngày thì quàn. Hai ngày, năm ngày, bảy ngày cứ trả tiền là nó cho quàn thôi. Nhưng mà cái phũ phàng ở chỗ là khi mình ra khỏi nhà là không có cơ hội quay lại. Dĩ nhiên rồi, khi mình trở về không còn cái xác thì cũng bằng không. Nói theo cái đầu phàm phu của Việt Nam mình á. Ít ra mình còn được khiêng về nhà đúng không. Mình cũng còn nấn ná, day dưa với cái nhà mình chút đỉnh phải không. Nhất là Mỹ. Âu thì tui không có rành lắm nhưng mà Mỹ á. Hễ ra khỏi nhà mà có chuyện gì là đi luôn. Có nghĩa là hồi sáng mình khóa cửa nhà rồi đến chiều là đứa khác nó đến nó mở và nó tiếp quản toàn bộ sở hữu của mình ở trong đó. Đó là vợ mình, chồng mình, con mình, anh em mình, bà con xa, bà con gần của mình và nếu mà mình không có thân nhân thì có người của Chính Phủ tới. Chứ không lẽ cái nhà đó bỏ à. Và nếu cái nhà đó là nhà nợ thì nhà băng tới họ giải quyết. Cho nên là cái câu Đại Thần Chú, Đại Minh Chú, Đẳng Đẳng Vô Thượng Chú ở đây đó là “ Mọi thứ đều là giả – Mọi thứ đều là khổ – Cái gì giả là khổ – Cái gì khổ là giả – Cái gì khổ và giả đều không đáng là ta, không đáng là của ta”. Đó là câu thần chú của Nam Truyền và nó được gọi là thực tập hành trì qua ba đối tượng đó là Hạ Căn – gặp chuyện mới đọc, Trung Căn – thường xuyên đọc, Thượng Căn – luôn luôn đọc và sống trong đó. Đấy là Đại Thần Chú, Đại Minh Chú của Phật giáo Nam Truyền. Và trong room nhiều người nghĩ rằng chắc ổng nói đùa chứ cái này đâu phải là thần chú. Xin thưa các vị, chú là cái gì? Chú là một cái câu mà mình đọc tới đọc lui. Để chi? Để mà cầu đến một cái tác dụng nào đó thì đó là chú chứ có gì đâu. Chú là gì? Chú là chú. Chú trong tiếng Hán được viết bằng bộ Thủy. Thủy là nước Chú là rót. Bình thường cái tâm mình nó lăng xăng lăng xăng, mình đọc chú là bây giờ mình cứ rót vô vào cái đối tượng đó. Chú có nghĩa là rót. Nhớ nha. Thì ở trong tiếng Phạn á là man ta ra. Nó có nghĩa là thầm thì. Cái gì mà mình cứ lâm râm, thầm thì hoài thì gọi là man ta, là lâm râm. Mà tiếng Hán kêu là Chú. Nó lại có nghĩa là rót. Qua tới Việt Nam mình á thì coi như là mình không biết cái nghĩa man ra của tiếng Phạn mà mình cũng chẳng biết nghĩa của chữ Chú bên tiếng Hán. Mà mình cứ tưởng chú là một cái gì đó ghê gớm. Thì bây giờ mình kết hợp hai nghĩa của tiếng Phạn và tiếng Hán. Thì có nghĩa là cái gì đó mà mình cứ lâm râm đọc hoài, rót cái tâm mình vào trong đó thì đó gọi là Chú. Cái gì tui không hứa nhưng mà cái thần chú này nè, nếu mà các vị hành trì nó mà bằng cái trình độ Thượng Căn á. Luôn luôn mà trì niệm cái câu thần chú này , sống trong câu thần chú này. Câu thần chú của Nam Tông không phải đọc bằng miệng mà đọc bằng cái đầu. Nhớ nha. Đọc bằng cái đầu. Thì đọc cái này và quán niệm nó bằng cái đầu mình á thì trong một tháng, hai tháng á thì trong kinh gọi là kinh Trung Bộ lẫn Trường Bộ, bài Đại Niệm Xứ á. Thì Đức Phật Ngài dạy rằng: Nếu mà sống với cái thần chú này, thì trong bảy tháng, bảy năm hoặc nếu đủ duyên có thể là bảy ngày, có thể chứng Đắc Thánh Quả . Các vị không nghe tôi nhắc đến về Tứ Niệm Xứ đúng không? Nhưng mà bốn câu này lại là tinh thần của Tứ Niệm Xứ. “ Mọi thứ đều là giả – Mọi thứ đều là khổ – Cái gì khổ đều là giả – Cái gì giả đều là khổ – Cái gì khổ và giả đều không đáng là ta và của ta”. Thì hành giả Tứ Niệm Xứ buổi đầu á, đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, nhưng mà sẽ có một ngày nào đó khi Chánh Niệm nó đủ mạnh, hành giả thấy rằng do có cái tâm muốn đi rồi nó mới có cái động tác đi. Cái tâm muốn đi nó là vô thường . Đọng tác đi cũng là vô thường vì một lát nữa nó không đi nữa mà nó ngồi như cái bài hát mà COVID á. Anh nằm xuống trước, anh lại ngồi, anh đứng lên rồi anh lại nằm mà anh mỏi lưng anh lại ngồi rồi anh ngồi xuống anh đứng lên á. Anh ngồi xuống xong một hồi anh đứng lên rồi một hồi anh lại nằm á. Đúng là hành giả Tứ Niệm Xứ là họ sẽ hành trì theo bài này. Buổi đầu á. Tất cả những cái buồn vui của mình nó đều là cái sự đắp đổi của cảm xúc và trên đời này. Tôi đã nói hoài, nó không có hạnh phúc mà chỉ có giải pháp cho đau khổ thôi. Sự vắng mặt của đau khổ mình gọi là hạnh phúc và sự vắng mặt của hạnh phục mình gọi đó là đau khổ. Tìm được cái mình thích thì đó là hạnh phúc mà né được cái mình ghét thì đó là hạnh phúc. Không né được cái mình ghét thì đó là đau khổ mà không có được cái mình thích thì đó là đau khổ. Cho nên á nếu mà mình hiểu tới nơi tới chôn thì hạnh phúc và đau khổ đi ra từ thích ghét mà thích ghét đó lại đi ra từ tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Nếu mà mình xé nó banh chành như vậy thì mình mới hiểu Đại Thần Chú, Đại Minh Chú này “Mọi thứ đều là giả – Mọi thứ đều là khổ – Cái gì giả đều khổ – Cái gì khổ đều giả – Cái gì giả và khổ đều không đáng là ta, là của ta.”. Mà cái gì nó là khổ thì sao ta? Cái gì nó là khổ thì cần phải được nhìn thấy bằng chánh trí rằng cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi, bổn mạng của tôi. Cái mạng cùi của tui nó chỉ có chừng đó thôi. Nếu mà đủ duyên bao nhiêu cũng là đủ. Vô duyên thì nghe bao nhiêu cũng là thừa. Tôi mệt lắm rồi. Chúc các vị một ngày vui và hy vọng rằng dù không xăm lên người thì cũng thường xuyên là bậc Thượng Căn để mà tụng đọc , gia trì cái bài thần chú này ngày đêm, không đợi đến khi hữu sự. Nhớ cái đó. OK. Chúc các vị một ngày vui.

17/12/2020 – 09:24 – MaiNgocVu511 – [Mục Lục các Bài Giảng] – [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Mà cái chuyện mình tu hành để mà mình đắc Thánh á. Xa lắm. Phải không? Nhưng mà chuyện trước mắt nếu thường xuyên sống trong Chánh Niệm và Trí Tuệ. Phải không? Thì chuyện trước mắt là mình được an lạc là vì mình hạn chế. Ở đây mình chưa có trừ hẳn đâu ít ra mình hạn chế. Hạn chế cái ý niệm thích ghét. Đó. Mà nhờ hạn chế cái thích ghét cho nên là hạn chế luôn cái ý niệm tìm cái vui và trốn cái khổ. Và khi mình hạn chế được ý niệm trốn khổ tìm vui thì mình chắc chắn là bớt khổ là vì sao? Vì mình không có cái ý tưởng chạy trốn cái này và kiếm tìm cái kia. Mà tại sao không có ý tưởng đó mà mình được an lạc? Bởi vì trong đời sống có bao nhiêu lần chúng ta thành công trong cái chuyện trốn khổ và tìm vui? Có bao nhiêu lần? Đấy. Cho nên chỉ cần ngay trong cái tâm tư phàm phu này mà chỉ cần chúng ta…. bớt được ý tưởng trốn khổ tìm vui, trốn đắng tìm ngọt thì chúng ta bớt khổ. Mà muốn thực hiện được cái đó thì chuyện đầu tiên phải sống với Chánh Niệm và Trí Tuệ, theo pháp môn Tứ Niệm Xứ để thấy được rằng mọi thứ nó không như mình nghĩ. Nó không đắng như mình nghĩ. Nó không có ngọt như mình nghĩ và tôi đã nói rất là nhiều lần. Tại sao có cái đắng đó? Là bởi vì do cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Do cái tiền nghiệp cho nên tôi nói hoài về cái này. Do cái tiền nghiệp cho nên á tôi mới sanh ra làm một người đàn bà chứ không phải đàn ông. Nha. Đàn bà. Một người đàn bà Do Thái chứ không phải đàn bà Việt Nam. Mà đàn bà Do Thái, tôi lại sanh ra trong một cái gia đình nghèo. Đó. Cho nên á. Do cái tiền nghiệp nó mới đẩy tôi mang cái thân nữ mà sanh vào cái chủng tộc Do Thái và trong một gia đình nghèo. Đó. Đó là tiền nghiệp và bây giờ, cái thứ hai đó. Tôi không nói về khuynh hướng tâm lý mà tôi nói về môi trường sống. Chính vì tôi là người đàn bà mà sắc tộc Do Thái mà lại là nghèo trong cái môi trường đó. Chính vì tôi là người Do Thái cho nên tôi thích cái món ăn Do Thái, cái y phục của Do Thái và những cái nếp sinh hoạt rất là Do Thái. Đó…Mà mấy cái này không có ở một người đàn bà Nhật Bổn, không có ở những người đàn bà Nam Mỹ, BẮc Âu, Bắc Á, Tiểu Á. Không có. Mà nó lại có ở người đàn bà Do Thái mà lúc bấy giờ tôi là người đàn bà Do Thái. Đó. Thấy chưa? Tức là do tiền nghiệp nó mới đẩy tôi vào làm thân phận một người đàn bà Do Thái nghèo. Và chính vì tôi là người đàn bà Do Thái cho nên tôi có những cái thích rất là Do Thái và có những cái thích…từ cái thích Do Thái nó có đẩy ra những cái ghét Rrr rất là Do Thái. Là vì sao? Là bởi vì khi tôi là người Do Thái. Tôi có những cái thích rất là Do Thái. Cho nên khi mà cái thích đó nó không được đáp ứng, được thỏa mãn thì tôi bèn khổ. Và khi tôi có được những cái mà tôi thích á thì tôi bèn được hạnh phúc. Các vị thấy chưa? Đó. Rồi giờ cộng với cái thứ ba là khuynh hướng tâm lý. Nếu tôi là một người đàn bà Do Thái nghèo nhưng mà tôi coi nặng chuyện ăn mặc, hay là tôi coi nặng cái chuyện ăn uống, hay là tôi coi nặng cái chuyện tình cảm, hay là tôi coi nặng cái chuyện mua sắm, coi nặng chuyện du lịch, coi nặng cái chuyện làm vườn, coi nặng cái chuyện gọi là kiếm tiền. Phải không? Tôi thích nổi tiếng. Tôi thích làm ca sỹ. Tôi thích làm người mẫu. Thấy chưa? Đó là những khuynh hướng tâm lý của tôi. Thì chính vì ba thứ tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống này nè, nó mới tạo ra cái thích và cái ghét. Và khi mà tôi có những cái thích không giống như người đàn bà Nhật Bổn, thì từ đó nó dẫn ra những cái ghét cũng không có giống ai hết. Mà đó là cái thích ghét của một người đàn bà Do Thái nghèo. Và chính cái thích ghét này, khi có được cái tôi thích và tôi tránh được cái tôi ghét thì gọi là hạnh phúc. Và cái hạnh phúc này, nó được gắn một cái mạc là hạnh phúc Do Thái. À….và cái đau khổ nócũng là đau khổ Do Thái. Bây giờ các vị muốn làm cho một người đàn bà Do Thái nghèo khổ được hạnh phúc thì các vị phải làm những cái chuyện rất đặc biệt. Mà những chuyện đó nó không thể áp dụng cho một người đàn bà Nhật Bổn được. Muốn cho một người đàn bà Nhật Bổn hay một người đàn bà Campuchia hạnh phúc thì phải áp dụng cách khác. Chứ các vị không thể áp dụng cái cách mà các vị đã xài…á…..lên trên cái người đàn bà Do Thái nghèo khổ. Nhớ chưa? Uhm…! Cho nên từ đó suy ra. Thì nó giả , nó giả toàn tập. Tức là kiếp trước cách đây hai kiếp, năm kiếp. Tôi cũng do một cái tiền nghiệp nào đó mà tôi mang cái hình hài nào đó. Và từ cái hình hài đó, tôi có môi trường sống không giống môi trường bây giờ. Rồi cộng với cái khuynh hướng tâm lý của cái kiếp đó, tôi tạo ra một số nghiệp. Chính cái số nghiệp đó đó, nó mới đẩy cho tôi vào cái kiếp này tôi làm một người đàn bà Do Thái nghèo. Đó. Như vậy. Trong cái môi trường mới này, thì cái thiện cái ác, cái thích cái ghét, cái buồn cái vui của tôi, nó lại có tí thay đổi. Kiếp trước tôi làm một con thú ăn thịt sống thì cái thích của tôi nó khác. Bây giờ tôi làm một con thú ăn cỏ thi sở thích của tôi nó lại khác đi. Nha. Kiếp trước tôi làm một người đàn ông Trung Quốc. Bây giờ tôi làm một người đàn bà Do Thái thì chắc chắn là sở thích của tôi, nó khác rồi. Nha. Vàchính vì…hễ sở thích của….tôi đặt cái ký hiệu đó là sở thích A1, thì cái ghét của nó đó cũng phải là cái ghét A1. Cái code của nó là cái thích A1 và cái ghét A1 trong cái thân thể, trong cái hình hài của một người đàn ông Trung Quốc. Nhưng mà bây giờ trong cái hình hài của người đàn bà Do Thái nghèo thì tôi lại mang một cái thích. Cái thích cái ghét của tôi nó mang cái ký hiệu là A2. Cái thích cái ghét, cái thiện ác của tôi lúc bấy giờ nó là A2. Và cái buồn vui của tôi lúc bấy giờ nó cũng là A2 chứ không phải là A1 nữa. Nhớ nha! Và cứ như vậy trong vòng luân hồi, chúng ta cứ đi từ kiếp này sang kiếp khác. Cứ mỗi kiếp như vậy do cái tiền nghiệp, do môi trường sống và môi trường tâm lý…..khuynh hướng tâm lý. Ở mỗi kiếp như vậy chúng ta có một cái kiểu thiện ác khác nhau, có một cái thích ghét khác nhau và từ đó nó dẫn đến cái hạnh phúc và đau khổ khác nhau. Và vì không hiểu được chỗ này, cho nên chúng ta cứ thấy: thấy cái mình thích là cái gì đó ghê gớm lắm và cái mà mình ghét nó là một cái gì đó ghê gớm. Phải không? Ví dụ như kiếp trước á, cách đây một kiếp á. Tôi là người rất là chủ sỹ diện. Ai làm cho tôi mất danh dự á. Tôi chịu không nổi. Phải không? Nhưng mà do môi trường sống, do cái sự tác động của cái thế giới chung quanh, xã hội chung quanh. Bây giờ đó. Kiếp này sanh ra tôi không phải là người chủ sỹ diện nữa mà kiếp này tôi sanh ra coi nặng đồng tiền lắm. Người ta có thể sỷ nhục tôi. Người ta có thể làm tổn thương danh dự của tôi. Chuyện đó không sao. Nhưng mà động tới túi tiền của tôi, tôi chịu không nổi. Á….Rồi cái kiếp nữa. Kiếp sau này nữa. Tôi làm một người đàn ông Campuchia. Thì lúc đó tôi không có coi nặng vấn đề sỹ diện nữa. Tôi cũng không có coi nặng vấn đề tiền bạc nữa, mà lúc đó tôi coi nặng vấn đề tình cảm. Mà tình cảm nó lại có nhiều lắm. Tình cảm gia đình, máu mủ, huyết thống hay là tình cảm nam nữ. Có những người họ coi nặng cái tình cảm gia đình lắm. Hôn nhân đối với họ là chuyện nhỏ. Tình yêu nam nữ đối với họ là chuyện nhỏ mà ai đụng tới cha mẹ, anh em, con cái của họ, họ chịu không nổi. Nhưng mà có những người, tôi biết là họ coi tình cảm máu mủ nó nhẹ lắm. Nhưng mà họ coi cái tình cảm bạn bè, tình cảm ờ ừm …..nam nữ nó nặng lắm. Tôi biết có nhiều người đàn ông. Bạn mà nó hú một tiếng là vợ con cũng bỏ nữa. Đi với bạn. Bạn kêu đi nhậu. Bạn kêu đi câu cá. Bạn kêu đi party. Bạn kêu đi đánh bài, bạn rủ đi chơi là bỏ nhà đi. Thậm chí trong nhà đó, tiền bạc hạn chế, ráng lén lấy để đi chơi với bạn. Bỏ mặc vợ con ở nhà. Tôi có gặp. Tôi có biết những người đàn ông như vậy. Lạ lắm. Thờ bạn trên đầu, gia đình nằm dưới chân. Rồi tôi có biết có những người…gia đình là tất cả. Họ chơi với bạn, một xu họ không bỏ ra. Nhưng mà ở nhà, con cái, vợ con của họ là cái gì cũng được. Có. Có loại người đó nữa. Cho nên mình thấy, có kiếp mình sinh ra mình coi nặng sỹ diện, có kiếp mình coi nặng về tình cảm, có kiếp mình coi nặng về tiền bạc vân vân và vân vân. Nhiều lắm! quý vị. Nhiều lắm! Đó là tôi chỉ nói….tôi chỉ đơn cử ra một vài trường hợp đơn giản thôi. Nha. Cho nên mọi thứ ở đời nó giả là giả như vậy đó. Cái thích cũng là giả. Cái ghét cũng là giả. Mà từ cái thích ghét đó nó tạo ra hạnh phúc và đau khổ thì làm sao mà thật được. Thấy chưa? Nó giả. Cho nên hôm trước, trong lớp intensive mỗi tuần vào ngày chủ nhật, vừa rồi tôi có cái lớp A Tỳ Đàm intensive, tôi có nói thế này. Mình học giáo lý là cứ học. Học cho biết nhưng phải luôn luôn nhớ cái chuyện này. Ác là giả. Thiện là giả. Nên cái quả lành nó là giả và cái quả khổ nó cũng là giả. Nó giả là sao? Nó giả có nghĩa là nó không có cái gì là một. Mà nó là đồ lắp ráp. Đó. Thí dụ như do cái tiền nghiệp, bây giờ tôi sinh ra trong một hình hài tật nguyền. Đấy. Tôi bị mù. Tôi bị thiếu tay, thiếu chân. Nhìn vào thì khổ thiệt. Nhưng mà trong cái nhìn của một bậc Thánh á, trong cái nhìn của hành giả Tuệ quán thì cái thời gian vài chục năm tuổi đời của một người tàn tật á. Nó không bao nhiêu hết. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, từng cái nỗi khổ niềm đau của một anh chàng tàn tật ấy, nó luôn luôn biến diệt, chớp tắt trong từng giây. Và vì tui không học đạo nên tui không có biết. Tui thấy rằng tui có mặt trong cuộc đời này với một cái hình hài bị khiếm khuyết, tật nguyền như vậy đó là một nỗi khổ ghê gớm lắm. Tôi mặc cảm ghê gớm lắm. Nhưng mà trong cái nhìn của bậc Thánh á thì dầu anh là một ông hoàng, bà chúa. Anh là một giai nhân, mỹ nam. Phải không? thì tất cả chỉ là sương khói thôi. Cái vấn đề á là chúng ta vẫn thường trực sống với cái mà mình hiểu. Mình phải hiểu được cái mình tin và nhờ vậy mình mới tin được cái mình hiểu. Mình mới có được cái nhìn của bậc Thánh. Còn đằng này học đạo ba chớp ba nháng. Học cho biết. Xong xuôi rồi cũng quay về với cái nhìn phàm tình, phàm tâm thì khi mà ngộ sự, khi gặp chuyện á, chúng ta bèn móc cái kiến thức giáo lý ra. Xài không được. Là vì sao? Vì mọi khi mình chỉ nói như vẹt, như két thôi. Đó. Mình nói rằng mọi thứ là vô thường vô ngã. Cái gì vô thường là cái đó là khổ. Cái gì khổ cái đó là vô ngã. Cái gì vô ngã thì cái đó cần phải được quán chiếu bằng Trí Tuệ như thật, rằng đây không phải là tôi. Đây không phải là của tôi. Đây không phải là bản ngã của tôi. Đó là mình đọc thần chú mà theo cái kiểu Hạ căn, gọi là ô ma ca. (30:01)

Còn cái kiểu mà Trung căn á. Là thường xuyên tụng đọc. Thí dụ như một ngày có hai buổi cung phu. Ngày nào cũng hai buổi cung phu rồi tụng đình, tụng đám, cầu an cầu siêu, rồi tân gia, mở cửa mã mình cũng xách mấy bài ra mình đọc. Coi như trung bình một tháng mình đọc vài chục lần. Phải không? Cái đó được gọi là bậc Trung căn. Còn cái bậc Thượng căn á là không phải là thường xuyện mà là LUÔN LUÔN sống ở trong Trí tuệ có quán niệm như vậy. Nha. Cái quán niệm thứ nhất là mọi thứ đều là giả. Để chi? để mình phá vỡ cái ý niệm : có một cái gì đó tồn tại độc lập. Cái đó quan trọng lắm! Nha. Phải phá vỡ cái ý niệm đó. Khi mọi thứ nó chỉ là một nắm cát, nó chỉ là một đám mây. Nó là một cái gì đó phù du, ráp nối, mong manh, chớp nhoáng, chớp tắt. Thì cái ý niệm thương ghét của mình á, nó được hạn chế rất là nhiều. Nếu mình còn phàm, phải không? và hễ mà cái thích ghét buồn vui mà nó được hạn chế á thì cái ý niệm trốn khổ tìm vui cũng được hạn chế. Mà khi cái ý niệm trốn khổ tìm vui được hạn chế thì cái đau khổ nó cũng được hạn chế. Như vậy là trước mắt mình được hiện tại lạc trú, an lạc hiện tiền. Nha. Chứ còn mình không phân tích tới nơi tới chốn được thì khó lắm! Khó mà hiểu được tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ và tại sao tu tập Tứ Niệm Xứ lại được an lạc hiện tiền. Khó lắm! Phải không?

Mình tu tập mà mình cứ trông đợi một quả báu đời sau kiếp khác. Thì tôi cho rằng đó là dỏm. Nha. Bởi vì sao? Bởi vì người tu Phật có bốn điểm nhìn để mà tu tập. Phải không? Cái điểm nhìn xa nhất đó là nghĩ đến chuyện luân hồi, sa đọa, đời này kiếp khác. Đó là điểm nhìn thứ nhất. Nhìn đó để mà tu. Cái điểm nhìn thứ hai. Đó là cái giây phút cận tử. Phải không? Có nghĩa là mình cứ nhớ mình tu mình chỉ cần nhớ hoài là sớm muộn gì mình cũng có lúc mình ngáp ngáp, tai mắt trắng truồng, phải không? Mắt trắng dã. Miệng hả ra. Thở dốc. Nhìn lên trần, dãy dụa quằn quại hoặc là kiệt sức. Nằm coi như là hết pin. Đó. Thì nghĩ đến giây phút cận tử cũng là một cái điểm nhìn . Cái giây phút cận tử cũng là điểm nhìn để mà tu tập. Cái điểm nhìn thứ ba. Đó là những sự cố, sự kiện xảy ra trong đời sống bình sinh. Tức là mình hãy nhớ đến những cái lần mình bị bệnh hoạn, những lần mà tiền mất, tình mất, phải không, danh tiếng mất, uy tín mất, chức vụ mất. Đó. Như vậy cái điểm nhìn thứ nhất là nghĩ về cái chuyện tái sinh sa đọa trong nhiều đời nhiều kiếp. Cái điểm nhìn thứ hai là mình nhớ đến cái giây phút cận tử. Cái điểm nhìn thứ ba là mình nhớ đến những cái sự cố, sự kiện liên tục xảy ra trong đời sống của mình. Tôi gọi đó là những bất trắc bình sinh. Đấy. Cái điểm nhìn thứ ba là những bất trắc bình sinh.

Bây giờ mình không chịu tu, nay mai có cái chuyện gì tiền bạc không còn nữa, tiền bạc không còn nữa, tình cảm không còn nữa, uy tín không còn nữa, chức vụ không còn nữa thì tính sao? Cho phép tui nói cái chuyện này nó cũng tế nhị nhưng mà chực nhớ thì nói. Hôm đó, cái vụ chùa Kỳ Quang 2 mà Hòa Thượng Thiện Chiếu mà bị cắt chức trụ trì á. Rồi lời ra tiếng vào từ thiên hạ nó làm cho tôi rất là khó chịu. Bởi vì nếu, một người mà thật lòng, dốc lòng buông hết mọi thứ á thì họ không thấy có cái chuyện được làm trụ trì thì làm gì có cái chuyện mất cái quyền trụ trì. Ở đây, tôi không dám nói Hòa Thượng nha. Mà tôi chỉ lấy cái đó làm một cái cớ để tôi nói thôi. Nha. Rồi qua cái cách mà thiên hạ bình luận, báo chí đăng tải á thì tôi khó chịu lắm! Tôi sợ là có những người ngoại đạo họ nhìn vào họ cười Phật giáo mình. Một vị Hòa Thượng đã 70 mấy tuổi rồi. Thì cái chuyện mà vị đó bị cắt chức á. Nó không là cái gì hết. Và cái chuyện mà vị đó được phục chức nó cũng chẳng là cái gì hết. Mà cái vấn đề là thiên hạ cứ bu nhau lại để mà bàn tán, cắt chức rồi bênh vực. Rồi đến lúc mà được phục chức thì thiên hạ mừng vui. Mà cái chuyện đó tôi rất là khó chịu. Khó chịu ở chỗ là lỡ có một cái kẻ bàn quan, bên ngoài họ nhìn vào, nhất là ngoại đạo á thì KỲ LẮM! Kỳ lắm! Bây giờ mình là Phật tử mà mình thấy có cái chuyện giống như vậy xảy ra ở một nhà thờ. Một ông Cha Xứ, Cha Xở , ổng bị cắt chức chỉ vì một cái chuyện trời ơi, ruồi bu nào đó rồi ít bữa ổng được phục chức thì mình thấy cảm giác nó kỳ cỡ nào. Một vị linh mục mà 70 mấy tuổi rồi. Phải không? Đó. Thì mình nghĩ mình là cái người không phải đạo Chúa thì mình nhìn một cái ông linh mục mà bị và được cái đó đó thì cái cảm giác mình ra sao? Đấy. Thì huống hồ chi những người không phải là Phật tử, những người ngoại đạo, ngoại giáo, họ nhìn vào đạo Phật mình, nó khổ lắm, phải không? Cho nên là nhớ cái đó. Cho nên cái điểm nhìn thứ ba đó là nhìn vào những sự cố, sự kiện trong đời sống rồi những cái mình có nó có thể mất. Mất dễ lắm! quý vị. Nha. Dễ lắm!

Rồi sẵn đây cho phép tôi nói luôn. Chuyện tôi nhớ đâu nói tới đó. Có nhiều chuyện muốn nói mà không có dịp. Là cho tới hôm nay có nhiều vị cứ tưởng lầm là chúng tôi dốc sức in sách , in kinh dịch rồi viết rồi làm Kalama là để cho tôi được cái gì đó. Tôi nói thiệt nha. Là các vị hoàn toàn có quyền chửi tôi. Chửi tôi như chó. Rồi các vị có thể không tin nói tôi đạo đức giả nhưng mà có một chuyện tôi có quyền nói. Đó là với cái sức khỏe của tôi. Tôi biết còn lại không bao nhiêu hết á. Và tôi nói thiệt là một vị tu sỹ á mà dầu có lèn èn cách mấy mà để dễ duôi tà tà á thì tới 60 tuổi rồi mà còn thấy hứng thú trong cái chuyện mà tiếp xúc với cư sỹ. Còn có hứng thú để mà…gọi là….tiếp nhận lễ vật, tiếp nhận sự lễ lạy của người khác thì đã là có vấn đề rồi. Chỉ là mấy cái bao thơ, chỉ là mấy lần cúi chào, chỉ là mấy cái quỳ lạy thôi mà nếu mà mình 60 tuổi rồi mà mình còn có cái lòng trông đợi mong chờ đó. Thì đối với tôi đó là đã dở rồi. Phải không? Và 60 là mình nói chung. Chứ trong thực tế, tôi đã nói rất nhiều lần, cái 50 của người này nó không giống với cái 50 của người kia. Có những người sức khỏe họ tốt. Họ có thể sống được tới 90 tuổi thì cái 50 của họ nó mới là nửa đường thôi. Nhưng mà có những người đó cái 50 nó đã là ba phần tư, là bốn phần năm, là tám phần mười rồi, quý vị. Nha. Chứ đừng có nói chuyện với nhau bằng con số. Nha. Tôi nhắc lại lần nữa. Cái con số năm mươi đó là đối với nhiều người nó mới là nửa đường thôi. Nhưng mà đối với nhiều người nó là ba phần tư, bốn phần năm, tám phần mười. Rồi thậm chí nó đã là chín mươi lăm phần trăm tuổi đời rồi nha. Mình khó nói lắm vì mình đâu biết mình đi tuổi nào. Còn làm được thì làm. Những gì hôm nay chúng ta có được là một phần là do tiền nhân để lại, thí dụ như kinh sách. Những gì chúng tôi hôm nay, chúng tôi nói cho các vị nghe đâu phải tự nhiên mẹ đẻ tui ra một cái.. Đùng….là trên tay bà mụ tôi biết đâu . Mà tôi cũng nhờ sự giáo dưỡng, đào tạo từ người hay là từ sách của tiền nhân mà tôi biết được chút ít gì đó tôi chia sẻ cho bà con, phải không? Và cái chỗ tui ở đây cũng do người khác họ giúp đỡ tôi. Cái ngôi chùa mà tôi sống từ bé đến bây giờ. Trong nước hay ngoài nước cũng do tiền nhân hà hơi tiếp sức tôi mới có, phải không? Thì từ cái miếng ăn, cái lá y tôi mặc trên người, cái cây bút mà tôi dùng để ghi chép, viết lách, phải không? Cái máy mà tôi đang dùng để giảng, tất cả đều là do người ta đem lại cho tôi chứ đâu phải tự nhiên tui có phải không? Thì cái trách nhiệm của chúng ta là gì? Là nhận của người này và phải để lại cho người khác. Thì những cuốn sách, những bài giảng mà tôi để lại cho các vị hay là cái Kalama đó, là tiền của các vị. Nha. Là tiền của các vị chứ không có mắc mớ gì tôi. Và đừng nghĩ tôi làm trụ trì ở đó. Tôi đâu có giấy tờ ở Miến Điện. Tôi đâu có phải là dân Miến Điện và cho tới bây giừo tôi không có giấy tờ thường trú. Thường trú cũng không có rồi mà hiện bây giờ tôi cũng chưa có giấy tờ lưu trú dài hạn chứ đừng có nói là thường trú. Nha. Dài hạn có nghĩa là ba tháng , tám tháng tui cũng chưa có nữa. Hoặc chỉ cần có chút trục trặc nào đó vậy mà tui quay lại Kalama KHÔNG ĐƯỢC. Cái chuyện đó là bình thường. Nha. Cho nên, tôi mượn nói chuyện của tôi để tôi xác định một điều là tất cả mọi sự nỗ lực của riêng tôi và của từng người trong cái pháp hội này thì cũng chỉ để là…..Thứ nhất, là gầy dựng cái gì đó cho mình và đóng góp cái gì đó cho đời, để lại cái gì đó cho người sau. Nó chỉ có ba ý nghĩa đó thôi. Một là gầy dựng cái gì đó cho mình kiếp sau, kiếp này. Hai, là đóng góp cho người ta, chung quang mình, cái thế giới chung quanh mình. Thứ ba, là để lại cho hậu lai, hậu tấn một cái gì đó. Bởi vì đó là nợ mà mình phải trả chứ chẳng có ân nghĩa gì hết. Tức là mình vay của đời xưa thì bây giờ mình phải trả cho đời sau. Chỉ vậy thôi. Nha.

Thì cái đầu tiên, cái câu thần chú đầu tiên á. Đó chính là mọi thứ đều là giả là như vậy đó. Nha. Giả là như vậy đó. Và cái thứ hai, mọi thứ đều là khổ. Cái câu thần chú đầu tiên mọi thứ đều là giả. Cái câu thứ hai mọi thứ đều là khổ thì tôi đã nói rất là nhiều lần. Cái chữ khổ của một người không có học Đạo á thì khổ họ hiểu có nghĩa là cái gì mà khó chịu ở thân xác, ở tâm lý tinh thần thì cái đó gọi là khổ. Nhưng mà trong cái tinh thần Phật pháp á thì cái khổ có tới ba trường hợp lận. Ha. Một là sự có mặt của những gì nó làm cho thân tâm mình á, khó chịu. Đó. Những cái gì mà nó đày đọa phần hồn, phần xác của mình í, thì đó là khổ. Là trường hợp một. Cái trường hợp thứ hai. Sự vắng mặt của cái gì mà nó làm cho cái thân tâm mình dễ chịu á, thì cái đó cũng là khổ. Phải không? Trưa nắng chang chang, nóng nực, mồ hôi nhễ nhại nó là khổ một mà cái quạt máy, máy lạnh nó đang làm việc rồi tự nhiên nó ngưng, nó không làm việc nữa đó là khổ hai. Cái khổ mộ là sự có mặt của những thứ làm cho mình khó chịu. Cái khổ hai là sự vắng mặt của những thứ làm cho mình dễ chịu. Á. Cái thứ nhất là sự có mặt của những thứ làm cho mình khó chịu và cái thứ hai là sự vắng mặt của những thứ làm cho mình dễ chịu. Và cái khổ thứ ba rất là sâu sắc. Đó là cái tính lệ thuộc của vạn pháp. Lệ thuộc là sao? Có nghĩa là bao nhiêu cái hạnh phúc và đau khổ trên đời này nó phải dựa vào vô số cái điều kiện, chứ không phải do mình quyết định, chứ không phải do ai quyết định mà là các điều kiện. Cái chữ a pi san ka ra đut ka có nghĩa là hành khổ đó. Là vậy đó. Có nghĩa là mọi thứ nó được gọi là cấu tạo. Nó được hình thành từ vô số các điều kiện mà các vị coi cái gì nó lệ thuộc vào điều kiện thì cái đó nó không có thoải mái lắm. Đúng không? Uhm! Thí dụ như nói theo thế gian đi. Quý vị có tiền, quý vị có xe, quý vị có giày dép, quý vị có mắt kiếng, đồng hồ, dây nịt, bóp, đầm xách tay . Các vị muốn đi đâu các vị đi. Còn đằng này á, cái chén cơm quý vị ăn mỗi ngày á phải do người khác ban. Nó thích thì nó ban cho còn nó ghét thì nó bỏ đói. Còn mình muốn đi đâu á thì phải nhờ người ta chở. Đó. Nhờ người ta đưa đón. Chứ còn mà người ta không có vui thì mình cũng dẹp luôn, khỏi đi luôn. Như vậy. Ăn uống đi lại. Phải không? Rồi bao nhiêu cái nhu cầu khác trong đời sống của mình cứ dựa vào người khác thì các vị nghĩ cái đời sống của mình lệ thuộc như vậy đó. Nó có khổ hay không? Phải không? Mặc dầu người ta có cưng chiều, người ta có chăm sóc mình cỡ nào đi nữa nhưng mà mọi thứ trong đời sống của mình luôn phải dựa vào thằng Tý, thằng Tèo, con Lan, con Cúc, con Đào, con Yến, con Hương thì có phải là khổ không? Tôi nhắc lại lần nữa. Xin cho tôi được làm một thằng nông dân mà tự tại. Tôi không mong làm một cái thằng hoàng tử mà nhấc cử nhấc động đều phải do người khác ban cho. Quý vị có thể không tin nhưng mà đó là sự thật. Trong lòng tôi nghĩ sao tôi nói vậy. Có nghĩa là tôi muốn cười thì cũng phải do người khác tạo điều kiện cho tôi cười và người khác muốn cho tôi khóc thì họ có nhiều cách để làm cho tôi khóc. Đi đứng nằm ngồi ăn uống tiểu tiện của tôi hoàn toàn do người khác quyết định. Phải không? Thì quý vị tưởng tượng làm hoàng tử mà kiểu đó. Hoàng tử mà kêu là “hoàng tử xe lăn” đó, “hoàng tử liệt giường” đó. Các vị có muốn không? Tôi hỏi thiệt nha. Trong room này nè, các vị giàu nghèo, tôi không có bàn tới. Tôi chỉ hỏi là các vị có muốn làm “hoàng tử xe lăn” không, “ hoàng tử tai biến” không, “hoàng tử liệt giường”, hoàng tử mà coi như là lệ thuộc người ta trăm phần trăm không? Không. Tui là không. Thà tui là một cái thằng bán vé số mà đi đứng nằm ngồi tiểu tiện ăn uống khóc cười vui buồn do tôi tự quyết chớ tôi không muốn làm một “hoàng tử xe lăn”. Tôi phải nói khẳng định như vậy. “Hoàng tử xe lăn” là tôi không có muốn. Nha. Cho nên có nhiều người á. Họ thà đi làm thuê, làm mướn ở một cái đất nước A. Họ không muốn làm đại gia ở đât nước B. Tui biết cái đó có. Trường hợp đó có. Phải không? Thà làm ăn mày ở đất nước A chứ không làm đại gia ở đất nước B. Mình không biết á. “Ủa, sao mà nó ngu vậy?” Nhưng mà có. Một cái đất nước mà muốn nói cái gì đó cũng phải uốn lưỡi bảy lần không thôi bị nhốt. Một cái đất nước mà bao nhiều điều bất toại xảy ra nhan nhản mà mình không dám ý kiến. Buổi đầu là do mình nhát. Mình hèn. Nhưng cuối cùng, sẽ có một lúc mình thỏa hiệp với nó, rồi cuối cùng mình đồng lõa với bao nhiêu cái bất công, bao nhiêu cái ngu xuẩn, bao nhiêu cái vô lý phi lý bất hợp lý của nó. Một cái đất nước như vậy đó thì dầu cho mình có làm đại gia đi nữa thì tui nghĩ rằng có lẽ mình phải xét lại. Thà mình đi làm nail, làm móng, thà mình đi giao hàng, chạy taxi ở một cái đất nước nào đó mà mình không có bị gọi là ám ảnh, không có bị áp lực tâm lý bởi bất cứ một sự dòm ngó, một sự đe nẹt nào của ai hết. Bởi vì đời sống có lệ thuộc nó khổ lắm. Nha. Cho nên cái khổ nó có ba. Một là sự có mặt của những gì làm cho mình khó chịu. Hai là sự vắng mặt của những gì làm cho mình dễ chịu. Ba là cái sự lệ thuộc của những thứ đau khổ buồn vui, những thứ sướng khổ buồn vui. Thì cái sự lệ thuộc đó bản chất nó là khổ và đời sống này, tôi đã nói rồi, không có gì là một. Phải không? Và mọi thứ nó được tác động bởi vô số cái lực đẩy, vô số các điều kiện, vô số nhân duyên và khi mà nó có mặt á thì nó có mặt trong cái hình thức một tổng hợp, một cái khối lắp ráp, ghép nối nào đó. Chứ nó không có phải là một. Đấy. Mọi thứ không thể nào là một mà có thể tồn tại. Mọi thứ không thể nào đứng yên mà có thể tồn tại. Mọi thứ không thể nào không tiếp nhận các lực đẩy mà có thể tồn tại. Đó. Mọi thứ phải là lắp ráp. Nó phải luôn luôn vận động và nó phải tiếp nhận các lực đẩy, các nguồn tác động. Ba cái này cộng lại nó mới làm nên sự hiện hữu của muôn loài, muôn vật. Đấy. Chính vì cái lý do đó cho nên cái tính lệ thuộc nó bị xem là một cái khổ và cái chúng sanh ấy, các loại Hạ căn á khi nào nó gặp cái khổ thứ nhất á, là nó mới tu. Có nghĩa là nó bị chảy nước mắt, nó bị đổ máu, rơi lệ nó mới tu. Cái hạng Trung căn á, là khi nào nó thấy cái hạnh phúc bị mất là nó tu. Nó không cần phải bị là rơi lệ, đổ máu mà nó chỉ cần nó thấy hoa héo là nó đã đi tu, nó thấy nắng tắt là nó tu. Phải không? Còn hạng thứ ba, đó là bậc Thượng Căn. Họ chỉ thấy ra cái sự lệ thuộc của vạn hữu là họ chán. Họ thấy ra cái sự tẻ nhạt, vô vị của vạn hữu là họ chán. Đấy. Thì thử hỏi trong số những người đi chùa như mình nè, thứ nhất, có người nào chịu thấy đời này là khổ không? Tôi nghĩ là có. Chẳng qua là quý vị nghèo quá, chẳng qua là các vị xấu hoắc, chẳng qua là các vị muốn có tiếng tăm mà không được, chẳng qua là các vị không có sức khỏe, không sức khỏe, không tiền bạc, không tiếng tăm, chẳng qua là các vị bị bất hạnh trong tình cảm, chẳng qua là các vị bị nghèo khó, xui rủi trong tài chính. Các vị có thấy đời là khổ. Chứ thử thời, ở trong room này nè, tôi nói chứ con trai toàn là mỹ nam không à, phụ nữ thì toàn giai nhân, hoa hậu không à mà do một phép lạ nào đó các vị tuột lại còn có hai mươi à. Phải không? Đó. Rồi tiền bạc thì coi như là như ý. Phải không? Nhan sắc thì thôi khỏi nói rồi. Phải không? Tiền bạc thì như ý. Đi đứng sinh hoạt này nọ là như ý. Phải không? Bẳng cấp thì năm, bảy cái bằng. Tiến sỹ, bác sỹ, luật sư…tùm lum hết. Thì thử hỏi các vị có nghĩ đến chuyện hướng về đời sống tâm linh không? Phải không? Điều đó cho thấy rằng, mình thông thường mình chỉ tìm đến với đạo khi mà mình bị một cú shock nào đó. Như vậy là mình thuộc dạng Hạ Căn. Coi như, nghĩa là mình chỉ tìm đến với Phật khi nào mình bị cái khổ thứ nhất. Tức là mình gặp cái khó chịu, gặp cái gì đó mình không có kham nổi. Đó. Cái khổ thứ nhất. Rồi cái hạng thứ hai nó khá hơn. Tức là nó không cần phải bị những cú shock nào đó mà chỉ cần nó thấy một lúc nào đó nó soi gương. Nó thấy một cái vết nhăn trên trán. Nó thấy một cái dấu chân chim ở đuôi mắt. Nó thấy rằng mình không còn trẻ đẹp như ngày cũ. Chỉ vậy thôi. Nó thấy cái hoa héo. Nó thấy một ngày nó tắt. Đó. Là nó thấy một chiếc lá úa là nó oải rồi. Nó đi tu. Còn cái hạng thứ ba là cao cấp nhất. Hạng thứ ba là không cần phải thấy một chiếc lá úa, không cần phải thấy một đống sình, đống phân. Mà nó chỉ cần nó tự hỏi thôi. Mình có mặt như vậy để làm gì? Mình sung sướng cái sung sướng này, nếu nó kéo dài một ngàn năm, một triệu, một tỷ năm thì nó sẽ đi về đâu? Cứ ngủ sáu tiếng thức dậy, ăn chơi, mua sắm, tình cảm, yêu đương, nhảy nhót. Phải không? Ca hát, hưởng thụ và tiêu thụ. Xong rồi cái màn đêm ập xuống rồi nhào vô ngủ tiếp. Ngủ cho sáu tiếng xong thức dậy tiếp tục ăn chơi, hưởng thụ, vui đùa, ca hát, khiêu vũ rồi cứ như vậy đó. Phải không? Mà nó kéo dài trong một tỷ năm á. Thì đối với một bậc Thượng Căn đó. Họ SỢ lắm! Họ sợ cái đó lắm. Nhưng mà cái hạng Trung Căn đó thì họ thấy bình thường. Họ thấy đời sống vậy nó mới đã. Còn cái hạng Hạ Căn thì khỏi nói. Nó chết dí ở trong đó. Cho nên, phải thấy được cái một, “Mọi thứ đều là giả” thì mình mới thấy được cái hai, “Mọi thứ đều là khổ”. Đó. Và cái câu thần chú thứ ba. Cái câu một “Mọi thứ đều là giả”. Câu thứ hai “Mọi thứ đều là khổ” và câu thứ ba “Cái gì giả đều khổ” và tại sao phải có câu thứ ba này. Là bởi vì cái câu này nè nó giúp cho mình đừng có bị chìm sâu ở trong cái đẹp, trong cái sướng. Bởi vì mọi thứ, sướng và đẹp nó đều là giả. Cho nên mình phải xài cái câu thứ ba này. Phải đọc hoài vậy. “Mọi thứ giả đều là khổ – Mọi thứ giả đều là khổ – Mọi thứ giả đều là khổ”. Câu một là “Mọi thứ đều là giả”. Câu hai là “Mọi thứ đều là khổ”. Rồi câu thứ ba “Cái gì giả đều khổ”. Là cái câu này để đối phó với những cái gì mình thấy là đẹp, cái gì mình thấy là sướng , thấy là vui, thấy là hay ho, thấy là thú vị. Phải không? Thì mình cứ nhớ. :Hễ nó là giả thì bản thân cái đó là khổ”. Là vì sao? Vì nay có, mai mất. Bây giờ có, lát nữa nó mất. Phải nhớ cái đó. Mà cái mất của cái ngọt nó cũng là cái khổ. Sự có mặt của cái đắng là khổ. Đúng rồi. Nhưng mà cái sự vắng mặt. Cái sự tan biến của cái ngọt nó cũng là khổ. Nha. Cho nên phải niệm cái câu thứ ba. Đó là “Cái gì giả đều khổ – Cái gì giả đều khổ – Cái gì giả đều khổ.” Nhan sắc này là giả, tiền bạc này là giả, tình cảm này là giả, tiếng tăm này là giả, uy tín này là giả, chức vụ này là giả, uy tín này là giả. Mọi thứ mình có đều là giả. Kiến thức này, bằng cấp này cũng đều là giả. Giả. Giả là sao? Cái bằng giả ở đây không phải là do mình chạy tiền để có bằng. Cái đó là giả trong giả. Mà đằng này, cái bằng này là bằng thiệt nha. Cái bằng này do mình học mình có thiệt đó mà trong Phật giáo cũng gọi đó là đồ giả là vì sao? Vì chỉ cần mình bị tâm thần là xong. Cái bằng đó hết giá trị. Phải không? Chỉ cần mình bị lú lẫn là xong. Hết giá trị. Chỉ cần mình tắt thở là cái bằng đó hết giá trị. Nó giả là nó giả chỗ đó đó. Còn cái chuyện cái bằng giả là mình ngu như heo rồi mình chạy tiền để mình có cái bằng. Gọi là tiến sỹ giấy đó. Thì cái bằng đó gọi là giả trong giả. Cái này gọi là khá hơn. Cái này gọi là…nó không đến nỗi giả trong giả. Cái này là giả trong thiệt. Cái bằng đó là bằng thiệt nhưng mà bản chất nó là giả. Giả có nghĩa là nó chỉ đem lại cho mình tiền bạc và danh dự trong ít lâu thôi. ÍT LÂU THÔI. Đó. Chứ bây giờ các vị tưởng tưởng một bác sỹ tám chục tuổi thì ổng ăn nhậu gì với cái bằng đó đây. Lúc đó là đi đứng đã mệt. Ngủ thì không yên. Ăn thì không ngon. Hay vui chơi, du lịch, mua sắm, tình cảm, yêu đương, ca hát, nhảy nhót là tui thấy lúc đó cũng…Không biết các vị nghĩ sao chứ tui thấy tám mươi là hết rồi. Nó giả là giả chỗ đó. Mà tám mươi mà nó chưa chịu chết thì đến chín mươi nó cũng quên sạch những thứ mà nó đang có. Nản là nản chỗ đó đó. Tám mươi mà chưa chịu chết á. Tới chín mươi thì mình cũng không biết cái bằng nó là cái gì. Mình cũng không nhớ tại sao mình có được cái bằng đó. Và cái bằng đó là do mình học cái gì mà mình có. Nó đem lại cái gì cho mình trong cuộc đời này là lúc đó mình hết nhớ. Mà nếu chín mươi mà nó chưa chịu lẫn á thì một trăm nó cũng phải lẫn thôi. Mà một trăm nếu mà nó chưa chịu chết cũng chưa chịu lẫn thì một trăm lẻ năm, một trăm mười, một trăm mười năm, một trăm hai mươi nó cũng phải chết hoặc là nó cũng phải lẫn thôi. Mà mình nói cho nó maximum vậy thôi chứ làm gì mà một trăm mà còn mê cái bằng cấp, còn mê cái lâu đài, còn mê cái tài khoản trong nhà băng, còn mê những cái cuộc tình, quý vị à. Một trăm là hết rồi. Tôi đã có gặp gần một chục cụ chín mươi, tui gặp rồi. Chứ không phải là tui đọc sách, coi phim mà thật là tui gặp ngoài đời đó. Gặp gần một chục cụ, giờ chín mươi, chín mươi hơn, nam có, nữ có, trong nước và ngoài nước. Tui gặp rồi. Tui gặp họ mà giống như nhìn một bậc Thánh vậy đó. Nó nguội lạnh lắm. Họ không còn cái khả năng giận nữa. Họ không còn cái khả năng thích nữa. Họ không còn cái gì là nhục, là vinh nữa, họ cứ lờ đờ lờ đờ như thế này. Họ gặp mình mà họ cười. Họ gọi được một chữ “Sư” là mình mừng lắm rồi. Phải không? Gặp mình mà chưa có phun trầu là mình đã hên lắm rồi. Nha. Chưa có phang cây gậy là đã hên rồi. Cho nên là câu thần chú thứ ba là gì . Là “Cái gì giả đều là khổ”. Cái câu này có tác dụng là chi? Để chặn mình không có đam mê trong các vị ngọt của đời sống. Và cái câu thứ tư: “Cái gì khổ đều là giả”. Để chi? Để ngăn mình đừng có bị shock trước những cái đắng. Câu thứ ba là đừng để cho mình mê trước cái ngọt nhưng mà cái câu thứ tư là nó giúp cho mình đừng có shock trước những cái đắng. Bởi vì sao? Cái câu thứ ba “Cái gì giả đều khổ”. Còn cái câu thứ tư là “Cái gì khổ đều giả”. Đó. Nhờ vậy đó. Không có một cái nỗi khổ niềm đau nào mà nó làm cho mình bị bấn loạn, bị hoảng loạn hết. Đó. Nó không làm cho mình thiếu kiểm soát, thiếu tự chủ vì mình nhớ nó đắng cỡ nào nó cũng là đồ giả hết á. Cái câu thần chú hôm nay là Đại Minh Chú, Đại Thần Chú, Đẳng Đẳng Vô Thượng Chú. Ghê vậy đó. Cái câu này nè. Đại Minh Chú, Đại Thần Chú, Đẳng Đẳng Vô Thượng Chú. Cái câu này phải học thuộc lòng. Da da nit chan, dan dut kan, yan dut kan thi ta da rat ta. Cái gì vô thường thì cái đó là khổ mà cái gì là khổ thì cái đó vô ngã. Mà ya da nat ta – Cái gì là vô ngã thì – tan ne tan, mac ma ne so, mac ma ap ta ti, e va me va dat tha ta bu ma nha xa bu kha thăn – Cái đó cần phải được quán chiếu là không phải là tôi, là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi. Nhớ nha. Cái đó là câu thần chú. Các vị không có cần học Pali. Các vị chỉ cần nhớ câu tiếng Việt thôi. “Cái gì cũng là giả – Cái gì cũng là khổ – Cái gì khổ đều giả – Cái gì giả đều khổ”. Cái câu thứ ba đó “Cái gì giả đều khổ” và cái câu thứ tư “Cái gì khổ đều giả”. Cái quan trọng là câu thứ tư. Mỗi câu có tầm quan trọng riêng. Hai câu đầu nói về cái bản chất phổ quát của vạn hữu. Câu thứ ba là nó có cái tác dụng là giúp mình không bị cuốn hút trong những cái cám dỗ, có khả năng kiểm soát trong tất cả vị ngọt và câu thứ tư là nó giúp mình ra khỏi những cái cơn mê loạn vì nỗi khổ niềm đau. Vì sao? Vì nội dung của câu thứ tư là “cái gì khổ đều là giả”. Câu thứ ba là “Cái gì giả đều là khổ” đúng rồi và cái câu thứ tư là “Cái gì khổ đều là giả” là bởi vì lúc này mình có một cái khả năng tự chủ, tự quyết, tự kiểm soát rất tốt trước những vị đắng của đời sống. Khổ bao nhiêu. Khổ tâm hay khổ thân. Cứ nhớ rằng khổ nào cũng là giả. Vì sao? Vì bản thân cái khổ nó cũng là đồ giả. Bản thân cái khổ nó cũng là đồ giả cho nên cái gì khổ đều là giả. Nhớ cái câu này. Vì khổ và vui đều là giả. Thích ghét là giả mà. Vì thích ghét là giả . Mà thích ghét nó tạo ra khổ vui. Cho nên thích ghét là giả thì khổ vui cũng là giả. Đó. Như cái lâu đài cát, dù cát đó là cát đen, cát vàng hay là cát trắng, đã là cát thì cái móng của lâu đài đó là cát. Cái lâu đài mà xây lên từ cái móng cát đó nó cũng là cát. Mà cát nó xây trên cát thì sớm muộn gì nó cũng sụp đổ vì nó là cát. Mà cát nó kỵ nước. Thủy triều nó đánh lên rồi thì cái móng cát nó bị sụp mà cái móng cát sụp thì cái lâu đài cát nó sụp theo. Cái nhân khi mà nó vô thường thì cái quả nó cũng vô thường. Niết Bàn là không nhân không quả. Nhớ nha. Nhiều người họ hiểu lầm, họ cứ tưởng là “ Tập đế tạo ra khổ đế” rồi cái “Đạo đế tạo ra Diệt đế”. Sai. Không phải. “Tập đế tạo ra khổ đế” nhưng mà cái “Đạo đế” nó DẪN ĐẾN “Diệt Đế”. Nhớ nha. Niết Bàn không phải do cái gì tạo ra. Nhớ nha. Sống chết thì quý vị phải nhớ cái công thức này. Xăm nữa. Xăm nữa. Cái này phải xăm nữa. “Tập đế tạo ra khổ đế” nhưng mà cái “Đạo Đế” nó dẫn đến. Bởi vì nó là con đường mà. Nó DẪN ĐẾN “Diệt đế”. Nhớ cái này. Cho nên cái câu thần chú thứ tư á là gì. Là “Cái gì khổ đều là giả”. Nhờ cái câu này nè. Nó cứu mình trước những nỗi khổ niềm đau. Cứu mình. Và tôi nhắc lại lần nữa. Là cái câu thần chú này nè nó được thực tập, hành trì bởi ba cách, ở ba cái trình độ, đối tượng khác nhau.

Cái cấp Sơ Đẳng, cái cấp mà Hạ Căn á, thì hữu sự nó mới đọc cái thần chú này. Mà hữu sự đọc thì coi như hiệu quả kém vô cùng. Như quý vị tưởng tượng khi nào mà đi bác sỹ. Bác sỹ la quá về uống một viên mà uống có một viên thì cái bữa nào mà nó quên. Dẹp. Khỏi uống luôn. Mà uống thuốc kiểu đó thì thua rồi nha. Rồi. Tiểu đường rồi ngay cả bị đau dạ dày bác sỹ bảo uống trong thời gian bao lâu là mình phải uống cho đúng, cho đủ. Chứ không phải là bị dạ dày rồi về uống có một ngày thôi à. Bữa nào nghe đau quá thì làm một viên nữa. Vậy là không có được. Nha. Rồi. Cái hạng Hạ Căn á. Là khi đụng chuyện nó mới đọc thần chú thì nó không có linh.

Cái hạng Trung Căn á thì thường xuyên đọc cái thần chú này. Dĩ nhiên cái tác dụng của nó khá rồi đó. Khá. Nhưng mà thường xuyên thì cái tác dụng của nó cũng ở cái mức gọi là tương đối thôi. Bởi vì thường xuyên là “often” thôi. Nhưng mà cái hạng thứ ba đó là hạng luôn luôn. Đó, một cái là “often”, một cái là “always”. Nó khác nhau nhiều lắm. Rồi ở đây á là mình thấy cái công phu thế nào thì cái hiệu quả, cái tác dụng, cái hiệu ứng nó tương ứng với cái công phu đó. Nhớ nha. Cái này quan trọng lắm nha. Đó. Cái câu thần chú thứ nhất là “Mọi thứ đều là giả”. Thứ hai: “Mọi thứ đều là khổ”. Thứ ba: “Cái gì giả đều khổ” giúp cho mình kiểm soát được trước những cái vị ngọt và câu thứ tư: “Cái gì khổ đều giả”, nó giúp cho mình kiểm soát được trước những cái vị đắng. Đó. Và cái câu chốt lại là…hai câu đó. Cái câu chốt lại là gì? “Cái gì giả và khổ đều không đáng là ta”. Tui nói hoài. Có ai mà muốn được sở hữu một cái đống phân bao giờ. Mình coi nó là cái đống phân. Có ai muốn sở hữu một trái lựu đạn bao giờ, chỉ trừ một người lính lúc nguy hiểm thì họ cần nó. Mà cần nó để làm cái gì? Để mà LIỆNG. Chứ không phải cần để làm của. Các vị đi hỏi đi. Cái trái lựu đạn đó thì người ta cần để liệng. Chứ không có ai mà yêu đương, đắm đuối, đê mê, thích thú gì với cái trái lựu đạn hết trơn á. Có để LIỆNG. Nha. Có để liệng thôi. Cho nên là không có ai muốn sở hữu một trái lựu đạn. Không có ai muốn sở hữu một cái chai thuốc độc. Có để làm việc thôi. Chứ còn mà kêu đam mê á, thì không. Không ai muốn sở hữu một cái đống phân. Đấy.

Tui nhớ thời khó khăn ở miền Bắc ấy. Trước năm 1945 ấy. Là đời sống ở đó khổ lắm. Trung Quốc đi trước, Việt Nam đi sau. Bắc Việt mình là đi sau Trung Quốc mà ngay cả bây giờ mình muốn thấy những cái biến động về chính trị, xã hội của Việt Nam ấy nó sẽ ra sao thì mình cứ nhìn Trung Quốc nó đi làm sao thì Việt Nam y chang như vậy. Thì cái thời mà khó khăn ở Trung Quốc á. Người ta không có sử dụng cái toilet bấm nút bởi vì như vậy là phí phạm lắm. Cho nên người ta dùng…người ta đi trên khô để đống phân đó người ta sử dụng làm phân bón. Đấy. Và Việt Nam của mình cũng bắt chước như vậy. Và có một thời gian khó khăn lắm là cứ buổi sáng mình đi cầu ở ngoài đồng trống là mình vừa đi là có ba bốn người đứng chờ ở đó. Mình vừa kéo cái dây lên một cái là…mình mà mình không hốt á là có người họ nhào tới họ hốt. Có một thời gian miền Bắc là như vậy. Tức là người ta đi tìm, người ta đi kiếm cái ăn cái uống, tìm cái bao nilon để người ta lượm giấy vụn đã đành rồi mà người ta cũng tranh thủ những đống phân người như vậy. Tui biết là trong room nhiều người không có tin mà chyện đó có thật. Mà vi tôi đang giảng cho toàn quốc, cho toàn cầu nghe nên tui yên tâm là có người biết chuyện này. Tức là có những lúc cầm theo những cái xô người ta đứng để chờ, để chầu chực người kia vừa kéo cái quần lên là người ta đến hốt liền. Chẳng phải là người ta mê gì cái đống phân đó nhưng mà người ta dùng cái đống phân đó để làm việc thôi. Thì một người hành giả am hiểu Đạo á. Là coi cái thân này cũng là như vậy. Coi cái thân này như là một cái đống phân để mà làm việc thôi. Và nói ở một tinh thần rốt ráo nhất thì người hành giả coi cái thân này nó giống như là một cái xác chết mà nó trương phình, nó đang trôi về sông Cái. Mà mình thì mình bị đuối nước. Mình không biết bơi. Thì mình phải dựa vào cái xác đó để mà mình lội vào bờ. Thì các vị tưởng tượng đi. Phải không? Mình tựa vào cái xác trâu, xác bò để mà mình lội là mình đã thấy gớm cỡ nào rồi. Mà đằng này mình phải dựa vào một cái xác người để mà không bị chết chìm, không bị đuối nước đó thì các vị biết cái cảm giác đó nó dễ sợ lắm. Các vị tưởng cái đó là do tui nói quá lời. Không. Cái đó là trong kinh nói đó. Trong kinh nói. Và trong kinh còn nói thế này. Một cái người hành giả, một vị tăng sỹ mà tu đúng mức á thì mỗi bữa ăn á. Xem cái chuyện mình bỏ thức ăn vào miệng nó giống như một người mẹ mà bị lạc đường ở sa mạc. Bất đắc dĩ phải ăn thịt con. Thì tôi biết tôi nhắc lại cái đoạn kinh này thì bà con nghĩ rằng tôi nói quá lời. Nhưng mà…đến nước này tôi cũng nói luôn. Chứ giờ tui không nói thì bà con sao mà tin. Là tại sao tới cái mức độ như vậy? Tại sao lại coi như là mình ăn thịt con? Là bởi vì mình cứ nhớ thế này. Bao nhiêu cái tai ương, bao nhiêu cái tai nạn, bao nhiêu cái đau khổ về thân, về tâm của mình nè, nó đều từ cái thân này mà ra. Phải không? Từ cái thân mấy chục ký này mà ra. Do có cái thân này nè thì mình mới có bệnh hoạn, có tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, bị xơ gan, ung thư, bị sỏi thận, sỏi mật, ruột thừa…bị này nọ, phải không? Mọi thứ tai ương, tai họa, đau khổ đều từ cái thân này mà ra. Mà bây giờ mỗi ngày á, mình phải nuôi nó để chi, để mình tích lũy cái tai họa mà trong khi bao nhiêu cái tai họa đó, cái chết, tuổi già, bệnh hoạn đều từ cái thân này mà ra. Các vị có nghe kịp không? Mà phải là hành giả mới thấy được cái này. Chứ chửi tui như chó á thì nghe cái này không có hiểu nha. Là mọi thứ đều từ cái thân này nó ra. Chẳng hạn như rùng mình bấm nút một cái, cái thân này nó biến thành một làn khói thì mình hạn chế rất là nhiều thứ khổ mà đằng này. Chính vì mình cứ lê cái thân heo này nè. Đó. Nặng nề mấy chục ký, nó bị cao máu rồi dư mỡ, rồi nó bị tim mạch, nó bị tiểu đường rồi nó bị vấn đề về tạng phủ nào là ruột thừa, ruột non, rồi nó bị nào là ung thư, nào là…tùm lum hết. Vậy mà mỗi ngày mình phải ăn để nuôi nó. Để chi? Để nay mai nó mới xì mấy cái bất trắc ra. Mình lãnh đủ. Các vị tưởng tượng đi. Nghĩ cái đó thấy ngán. Và chỉ cần là các vị không đói. Chỉ cần mà các vị không đói. Phải không? thì các vị mới đủ bình tĩnh để thấy cái chuyện mà mình đút nguyên một muỗng thức ăn vào miệng rồi nhai nhai, mình nuốt một cái ực á. Nó giống như là mình bỏ rác vô thùng vậy đó. Tui nói lại lần nữa nha. Chỉ cần mình không đói. Chỉ cần mình ăn cái món mà mình không thích, mà có điều chỉ là hành giả mới làm được chuyện đó. Chứ còn mà người không có tu, không có học á. Họ nghe tui nói thì họ thấy kỳ lắm. Phải không? Nhưng mà người có tu, có học á. Họ thấy cái đó đúng. Có nghĩa là khi mình không đói, hoặc là ăn món mà mình không thích thì mình mới có đủ bình tâm, bình tĩnh, đủ cái sáng trí để mình thấy rằng nó có một cái gì đó nó hơi kỳ kỳ, nó hơi sai sai. Khi mà tự nhiên lấy cái miếng ăn đó thò vào trong cái lỗ này rồi nhai nhai, nuốt cái ực mà mình tưởng tượng coi. Cũng cái món ăn đó, cũng cái lon nước đó. Cũng cái miếng tráng miệng đó mà mình nhai nhai nhai mình nhả vô trong cái bịch nilon á. Phải không? Rồi mình đeo cái bịch đó trước ngực. Rồi mình có ngủ được không? Nó gớm chết đi. Nhưng mà đằng này á, mình cũng nhai, cũng nuốt, cũng uống. Phải không? Mà mình đưa vô trong miệng của mình cái ực rồi mình súc miệng, đánh răng á thì mình không thấy gớm nữa. Đó. Chứ còn nếu mà mình không có thấy đói á. Thì chuyện ăn một cái gì đó nó rất là kỳ cục. Còn nếu mà các vị vẫn u mê không thấy thì tôi ví dụ một chuyện khác nữa. Bây giờ các vị không có ăn bằng miệng mà các vị ăn bằng một cái lỗ nào đó trên đầu gối của mình á. Mà cái lỗi đó không có lưỡi. Vì có lưỡi mới thấy ngon nha. Có mũi mới thấy thơm. Mà bây giờ cái lỗ này nó nằm ở trên đầu gối của mình á. Mà cái lỗ đó lại không có mũi không có lưỡi. Chỉ là cái lỗ thôi. Rồi mỗi ngày đó là mình mới lấy tôm, cua, cá, thịt, rau cải, trái cây, chè , xôi, bánh, trái để mà nhét vào cái lỗ ấy để mình sống thì lúc đó các vị mới thấy. Mỗi lần mà nhét như vậy đó. Nó không có sung sướng gì hết á. Nhưng mà nhờ mình không có ăn bằng cái lỗ trên đầu gối, mà mình ăn bằng cái miệng, mà cái miệng nó ở kế bên cái lỗ mũi mà trong miệng có cái lưỡi. Nhờ lưỡi mình mới biết. Ờ, nó có cái này ngon nè. Cái này ngọt đắng bùi nè. Nhờ cái mũi mà mình mới biết cái mùi này là mùi thơm nè. Đấy. Mùi sầu riêng, mùi mắm, mùi chao, mùi chiên, mùi nướng. Đấy. Do cái nghiệp tham ái trong năm dục cho nên mới khiến cho mình có cái hình hài có mũi, có lưỡi, ĐAM MÊ ở trong những thứ mà mũi và lưỡi nếm. Chính vì đó đó. Cho nên mình mới thấy ăn nó ngon. Hiểu được mấy cái này mình mới tin lời Phật nói. Tại sao một hành giả mà mỗi lần ăn là coi như mẹ mà ăn thịt con vậy đó. Bây giờ mới phân tích ra mới hiểu về cái đó. Nha. Thì tui đánh một cái dòng thì bà con tưởng tui lạc đề. Không. Tui nói một vòng để cho bà con thấy hai cái câu cuối đó. Là cái gì giả và khổ á, không đáng xem nó là ta, là của ta. Là bởi vì…đã phân tích một phần đó và đã thấy ớn rồi. Chính vì có cái thân, cái tâm này nè. Vì có cái tâm nó mới có cái khổ tâm. Vì có cái thân nó mới có khổ thân. Vì có sống nó mới có chết. Bây giờ thì chưa đâu. Bây giờ quý vị còn lết vô đây, quý vị còn nghe giảng, các vị chưa có bị bệnh nhiều đúng không? Chứ còn bệnh đâu có vô đây nghe được. Các vị cũng..tài chính cũng không đến nỗi tệ. Ít nhất cũng là có cơm để ăn. Ngày ba bữa, quần áo mặc tối ngày. Chứ còn nếu mà giờ quý vị vẫn còn đầu tắt mặt tối giật gấu vá vai thì các vị đâu có thời gian vào đây nghe giảng. Phải không? Thì chính vì các vị bây giờ đang trong một cái tình trạng không có tệ lắm. Cho nên các vị mới vào đây nghe giảng được và chính vì không tệ lắm cho nên các vị thấy lời Phật làm như hơi quá quá vậy đó. Phải không? Chứ Phật không có nói quá đâu. Phật mới nói ít thôi đó. Phải không? Phật chỉ nói cho mình nghe MỘT CHÚT thôi đó. Chứ còn Ngài mà Ngài nói cho mình nghe thì còn ghê nữa kìa. Ngài nói cho mình nghe về ba đời, tám kiếp, sanh tử còn ớn nữa. Cái chuyện mà sa đọa trầm luân, làm giòi, làm giun mà ở trong ống cống, trong hầm cầu đó là mình còn ớn nữa. Mà ở đây, Ngài chỉ nói cho mình biết là một bữa ăn cần phải được quán chiếu như là thịt của con mình. Ngài chỉ nói tới đó thôi. Ha. Và Ngài cũng cho mình biết là cái phàm tâm của mình, rôi cái thân xác này của mình, cái danh sắc này của mình luôn luôn trong tình trạng vô thường đã đành rồi mà nó LUÔN LUÔN trong tình trạng DỄ BỊ TẤN CÔNG HƠN BAO GIỜ HẾT. Ngài nói 6 Xúc giống như là một con bò mà bị lột da vậy đó. Các vị tưởng tượng đi. Mình mà bị một cái vết đứt tay hơi sâu. Không, cái chân của mình mà mình đã thấy dễ bị đau rồi. Phải không? Chỉ một vết nhỏ trên tay, một vết xước, vết thương ở dưới chân là mình đã dễ bị tổn thương. Ngộ lắm. Bình thường nó không có gì hết. Nhưng mà khi cái chân mình nó bị cái gì á là nó hay bị đá lắm. Đá cái này, đá cái kia. Cái bàn tay của mình bình thường nó lành lặn lắm, không có gì. Mà một khi nó bị đứt á thì cái chỗ bị đứt nó dễ đụng này, đụng kia. Đó. Mà mới có một vết đứt thôi. Huống chi là nguyên một cơ thể mà nó bị lột da thì cái vị tưởng tượng đi. Nóng nè, lạnh nè, cát nè, bụi nè, côn trùng nè, tha hồ tấn công. Thì cái thân này nó tha hồ mà nó bị bệnh nặng. Hễ còn có cái phàm tâm, hễ còn có cái thân xác này á thì chúng ta có nhiều cái điều kiện để chúng ta bị khổ lắm. Mà xui một chỗ, các vị không có học đạo và không có hành đạo nên các vị không có TIN. Không có tin là cái thân tâm này nó khổ trong từng phút. Có lắng tâm và Trí Tuệ á, thì các vị mới thấy là cái cơ hội để mình đau khổ nó lớn hơn cơ hội để mình được an lạc, cái cơ hội để mình khổ tâm nó lớn hơn cái cơ hội để mình được vui vẻ, cơ hội để mà mình bị khó chịu , bứt rứt trong cơ thể nó lớn hơn cái cơ hội mà mình mát mẻ, êm ái, dễ chịu. Các vị coi, ngồi yên dùm tui đi. Ngồi yên dùm tui ngay bây giờ nè. Xếp bằng lại. Phải không? Để hai tay lên ngay rốn phải không? Nhắm mắt lại, theo dõi hơi thở, ra biết ra vào biết vào trong vòng năm phút coi tui nói đúng hay sai. Cái tâm của các vị nó bồn chồn, nó ray rứt. Rồi còn cái thân của các vị nó không có yên. Nó ngứa nó nhột nó tê, nó buốt, nó mỏi, nó đau lung tung hết. Từ ở trên đầu tới gót chân. Thân tâm mình nó không có sướng lắm đâu. Mà tại vì lâu lâu á, mình được một chút gì đó, mình dựa vào cái chút đó rồi mình nghĩ là mình hạnh phúc. Thì rõ ràng mình soi gương mình thấy mình cũng đẹp mà. Phải không? Mình ra đường mình thấy cũng có thằng nó nhìn mình mà. Vậy là đẹp rồi. Sướng rồi. Rồi mình đói mình ăn mình thấy cũng ngon mà. Rồi mình thấy vợ mình, chồng mình cư xử như vậy cũng được mà, con mình nó cũng hơi ngoan ngoan mà, thì mình thấy mấy cái mà mà đó đó là mình tưởng đời là hạnh phúc. Chứ nếu mà mình ngồi xuống, mình cầm một tờ giấy và một cây bút trong tay, mình làm một bài toán, phải không? Cộng trừ, nhân chia. Mình coi coi một ngày á, mình được bao nhiêu giây phút thoải mái về thân, về tâm. Lúc đó mình mới thấy sự hiện hữu này nè. Nó đúng là nó vừa giả mà nó vừa khổ. Mà cái gì giả là khổ, mà cái gì khổ là giả. Và cái gì vừa giả vừa khổ thì nó không có đáng để mà mình coi nó là tôi, là của tôi. Mà có biết bao nhiêu người, không có biết đạo thì tôi không có đụng tới. Bởi vì họ đã nằm ngoài cái tầm phủ sóng của mình rồi. Nha. Mình nói người biết đạo á. Là cứ dính mắc hết nhà cửa, con cháu, thì cái chuyện đó là chuyện dễ hiểu nhưng mà cái này mới đau nè. Dính ở trong cái thành tựu đạo nghiệp mới ghê chứ. Học ba mớ thấy mình hay. Ngồi thiền ba mớ thấy mình hay. Tốn tiền bố thí một chút thấy mình hay. Phục vụ chút xíu thấy mình hay. Nghe pháp một chút thấy mình hay. Rồi nhìn quanh ta nói đứa nào cũng là rác rưởi, súc vật hết á. Có một mình mình là con người thôi. Đó. Các vị thấy chưa? Mà mình không hề nhớ rằng tất cả những cái hay đó nó được gắn liền với cái cục nợ đau thương máu lệ này. Bà Ma chan net bà nói. Cứ mỗi một bữa ăn bà cầm cái đũa lên. Chuyện đầu tiên là hãy tâm niệm rằng có thể đây là bữa ăn cuối cùng. Buổi sáng mà ra khỏi phòng và khóa cửa lại, đi đâu đó, thì hãy tâm niệm rằng biết đâu đây là lần cuối cùng cầm cái xâu chìa khóa này. Biết đâu sáng nay mình khóa cửa mà chiều nay không phải là mình. Phải không? Chiều nay không phải là mình. Tui nói quý vị chết ở Âu Mỹ buồn lắm. Thảm lắm. Chết ở đâu cũng vây thôi nhưng mà cái chết ở Mỹ nó phũ phàng lắm. Buổi sáng mà mình ra khỏi nhà mà mình bị tai nạn hay là mình bị mắc dịch, mắc gió gì mà mình chết ở ngoài nhà mình đó. Thì họ không có đưa về nhà làm đám đâu. Mà họ sẽ đưa vào….bị cái gì mà còn chữa được á, còn hy vọng thì họ đưa vào bệnh viện. Rồi từ bệnh viện mà không xong thì nó chuyển thẳng vô nhà hoàn luôn. Ở đó, người ta mới tắm rửa tẩm liệm mình rồi gia đình mình tới, coi như là họ cho giờ, ban ngày là từ mấy giờ đến mấy giờ rồi chiều tối là từ mấy giờ đến mấy giờ nó đóng cửa. Mình tới mình viếng, mình khóc này nọ rồi hả. Phát biểu cảm tưởng, diễn văn, điếu văn, xong xuôi rồi. Đúng giờ là người ta đuổi mình về. Tùy mình muốn quàn mấy ngày thì quàn. Hai ngày, năm ngày, bảy ngày cứ trả tiền là nó cho quàn thôi. Nhưng mà cái phũ phàng ở chỗ là khi mình ra khỏi nhà là không có cơ hội quay lại. Dĩ nhiên rồi, khi mình trở về không còn cái xác thì cũng bằng không. Nói theo cái đầu phàm phu của Việt Nam mình á. Ít ra mình còn được khiêng về nhà đúng không. Mình cũng còn nấn ná, day dưa với cái nhà mình chút đỉnh phải không. Nhất là Mỹ. Âu thì tui không có rành lắm nhưng mà Mỹ á. Hễ ra khỏi nhà mà có chuyện gì là đi luôn. Có nghĩa là hồi sáng mình khóa cửa nhà rồi đến chiều là đứa khác nó đến nó mở và nó tiếp quản toàn bộ sở hữu của mình ở trong đó. Đó là vợ mình, chồng mình, con mình, anh em mình, bà con xa, bà con gần của mình và nếu mà mình không có thân nhân thì có người của Chính Phủ tới. Chứ không lẽ cái nhà đó bỏ à. Và nếu cái nhà đó là nhà nợ thì nhà băng tới họ giải quyết. Cho nên là cái câu Đại Thần Chú, Đại Minh Chú, Đẳng Đẳng Vô Thượng Chú ở đây đó là “ Mọi thứ đều là giả – Mọi thứ đều là khổ – Cái gì giả là khổ – Cái gì khổ là giả – Cái gì khổ và giả đều không đáng là ta, không đáng là của ta”. Đó là câu thần chú của Nam Truyền và nó được gọi là thực tập hành trì qua ba đối tượng đó là Hạ Căn – gặp chuyện mới đọc, Trung Căn – thường xuyên đọc, Thượng Căn – luôn luôn đọc và sống trong đó. Đấy là Đại Thần Chú, Đại Minh Chú của Phật giáo Nam Truyền. Và trong room nhiều người nghĩ rằng chắc ổng nói đùa chứ cái này đâu phải là thần chú. Xin thưa các vị, chú là cái gì? Chú là một cái câu mà mình đọc tới đọc lui. Để chi? Để mà cầu đến một cái tác dụng nào đó thì đó là chú chứ có gì đâu. Chú là gì? Chú là chú. Chú trong tiếng Hán được viết bằng bộ Thủy. Thủy là nước Chú là rót. Bình thường cái tâm mình nó lăng xăng lăng xăng, mình đọc chú là bây giờ mình cứ rót vô vào cái đối tượng đó. Chú có nghĩa là rót. Nhớ nha. Thì ở trong tiếng Phạn á là man ta ra. Nó có nghĩa là thầm thì. Cái gì mà mình cứ lâm râm, thầm thì hoài thì gọi là man ta, là lâm râm. Mà tiếng Hán kêu là Chú. Nó lại có nghĩa là rót. Qua tới Việt Nam mình á thì coi như là mình không biết cái nghĩa man ra của tiếng Phạn mà mình cũng chẳng biết nghĩa của chữ Chú bên tiếng Hán. Mà mình cứ tưởng chú là một cái gì đó ghê gớm. Thì bây giờ mình kết hợp hai nghĩa của tiếng Phạn và tiếng Hán. Thì có nghĩa là cái gì đó mà mình cứ lâm râm đọc hoài, rót cái tâm mình vào trong đó thì đó gọi là Chú. Cái gì tui không hứa nhưng mà cái thần chú này nè, nếu mà các vị hành trì nó mà bằng cái trình độ Thượng Căn á. Luôn luôn mà trì niệm cái câu thần chú này , sống trong câu thần chú này. Câu thần chú của Nam Tông không phải đọc bằng miệng mà đọc bằng cái đầu. Nhớ nha. Đọc bằng cái đầu. Thì đọc cái này và quán niệm nó bằng cái đầu mình á thì trong một tháng, hai tháng á thì trong kinh gọi là kinh Trung Bộ lẫn Trường Bộ, bài Đại Niệm Xứ á. Thì Đức Phật Ngài dạy rằng: Nếu mà sống với cái thần chú này, thì trong bảy tháng, bảy năm hoặc nếu đủ duyên có thể là bảy ngày, có thể chứng Đắc Thánh Quả . Các vị không nghe tôi nhắc đến về Tứ Niệm Xứ đúng không? Nhưng mà bốn câu này lại là tinh thần của Tứ Niệm Xứ. “ Mọi thứ đều là giả – Mọi thứ đều là khổ – Cái gì khổ đều là giả – Cái gì giả đều là khổ – Cái gì khổ và giả đều không đáng là ta và của ta”. Thì hành giả Tứ Niệm Xứ buổi đầu á, đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, nhưng mà sẽ có một ngày nào đó khi Chánh Niệm nó đủ mạnh, hành giả thấy rằng do có cái tâm muốn đi rồi nó mới có cái động tác đi. Cái tâm muốn đi nó là vô thường . Đọng tác đi cũng là vô thường vì một lát nữa nó không đi nữa mà nó ngồi như cái bài hát mà COVID á. Anh nằm xuống trước, anh lại ngồi, anh đứng lên rồi anh lại nằm mà anh mỏi lưng anh lại ngồi rồi anh ngồi xuống anh đứng lên á. Anh ngồi xuống xong một hồi anh đứng lên rồi một hồi anh lại nằm á. Đúng là hành giả Tứ Niệm Xứ là họ sẽ hành trì theo bài này. Buổi đầu á. Tất cả những cái buồn vui của mình nó đều là cái sự đắp đổi của cảm xúc và trên đời này. Tôi đã nói hoài, nó không có hạnh phúc mà chỉ có giải pháp cho đau khổ thôi. Sự vắng mặt của đau khổ mình gọi là hạnh phúc và sự vắng mặt của hạnh phục mình gọi đó là đau khổ. Tìm được cái mình thích thì đó là hạnh phúc mà né được cái mình ghét thì đó là hạnh phúc. Không né được cái mình ghét thì đó là đau khổ mà không có được cái mình thích thì đó là đau khổ. Cho nên á nếu mà mình hiểu tới nơi tới chôn thì hạnh phúc và đau khổ đi ra từ thích ghét mà thích ghét đó lại đi ra từ tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Nếu mà mình xé nó banh chành như vậy thì mình mới hiểu Đại Thần Chú, Đại Minh Chú này “Mọi thứ đều là giả – Mọi thứ đều là khổ – Cái gì giả đều khổ – Cái gì khổ đều giả – Cái gì giả và khổ đều không đáng là ta, là của ta.”. Mà cái gì nó là khổ thì sao ta? Cái gì nó là khổ thì cần phải được nhìn thấy bằng chánh trí rằng cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi, bổn mạng của tôi. Cái mạng cùi của tui nó chỉ có chừng đó thôi. Nếu mà đủ duyên bao nhiêu cũng là đủ. Vô duyên thì nghe bao nhiêu cũng là thừa. Tôi mệt lắm rồi. Chúc các vị một ngày vui và hy vọng rằng dù không xăm lên người thì cũng thường xuyên là bậc Thượng Căn để mà tụng đọc , gia trì cái bài thần chú này ngày đêm, không đợi đến khi hữu sự. Nhớ cái đó. OK. Chúc các vị một ngày vui.

Mà cái chuyện mình tu hành để mà mình đắc Thánh á. Xa lắm. Phải không? Nhưng mà chuyện trước mắt nếu thường xuyên sống trong Chánh Niệm và Trí Tuệ. Phải không? Thì chuyện trước mắt là mình được an lạc là vì mình hạn chế. Ở đây mình chưa có trừ hẳn đâu ít ra mình hạn chế. Hạn chế cái ý niệm thích ghét. Đó. Mà nhờ hạn chế cái thích ghét cho nên là hạn chế luôn cái ý niệm tìm cái vui và trốn cái khổ. Và khi mình hạn chế được ý niệm trốn khổ tìm vui thì mình chắc chắn là bớt khổ là vì sao? Vì mình không có cái ý tưởng chạy trốn cái này và kiếm tìm cái kia. Mà tại sao không có ý tưởng đó mà mình được an lạc? Bởi vì trong đời sống có bao nhiêu lần chúng ta thành công trong cái chuyện trốn khổ và tìm vui? Có bao nhiêu lần? Đấy. Cho nên chỉ cần ngay trong cái tâm tư phàm phu này mà chỉ cần chúng ta…. bớt được ý tưởng trốn khổ tìm vui, trốn đắng tìm ngọt thì chúng ta bớt khổ. Mà muốn thực hiện được cái đó thì chuyện đầu tiên phải sống với Chánh Niệm và Trí Tuệ, theo pháp môn Tứ Niệm Xứ để thấy được rằng mọi thứ nó không như mình nghĩ. Nó không đắng như mình nghĩ. Nó không có ngọt như mình nghĩ và tôi đã nói rất là nhiều lần. Tại sao có cái đắng đó? Là bởi vì do cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Do cái tiền nghiệp cho nên tôi nói hoài về cái này. Do cái tiền nghiệp cho nên á tôi mới sanh ra làm một người đàn bà chứ không phải đàn ông. Nha. Đàn bà. Một người đàn bà Do Thái chứ không phải đàn bà Việt Nam. Mà đàn bà Do Thái, tôi lại sanh ra trong một cái gia đình nghèo. Đó. Cho nên á. Do cái tiền nghiệp nó mới đẩy tôi mang cái thân nữ mà sanh vào cái chủng tộc Do Thái và trong một gia đình nghèo. Đó. Đó là tiền nghiệp và bây giờ, cái thứ hai đó. Tôi không nói về khuynh hướng tâm lý mà tôi nói về môi trường sống. Chính vì tôi là người đàn bà mà sắc tộc Do Thái mà lại là nghèo trong cái môi trường đó. Chính vì tôi là người Do Thái cho nên tôi thích cái món ăn Do Thái, cái y phục của Do Thái và những cái nếp sinh hoạt rất là Do Thái. Đó…Mà mấy cái này không có ở một người đàn bà Nhật Bổn, không có ở những người đàn bà Nam Mỹ, BẮc Âu, Bắc Á, Tiểu Á. Không có. Mà nó lại có ở người đàn bà Do Thái mà lúc bấy giờ tôi là người đàn bà Do Thái. Đó. Thấy chưa? Tức là do tiền nghiệp nó mới đẩy tôi vào làm thân phận một người đàn bà Do Thái nghèo. Và chính vì tôi là người đàn bà Do Thái cho nên tôi có những cái thích rất là Do Thái và có những cái thích…từ cái thích Do Thái nó có đẩy ra những cái ghét Rrr rất là Do Thái. Là vì sao? Là bởi vì khi tôi là người Do Thái. Tôi có những cái thích rất là Do Thái. Cho nên khi mà cái thích đó nó không được đáp ứng, được thỏa mãn thì tôi bèn khổ. Và khi tôi có được những cái mà tôi thích á thì tôi bèn được hạnh phúc. Các vị thấy chưa? Đó. Rồi giờ cộng với cái thứ ba là khuynh hướng tâm lý. Nếu tôi là một người đàn bà Do Thái nghèo nhưng mà tôi coi nặng chuyện ăn mặc, hay là tôi coi nặng cái chuyện ăn uống, hay là tôi coi nặng cái chuyện tình cảm, hay là tôi coi nặng cái chuyện mua sắm, coi nặng chuyện du lịch, coi nặng cái chuyện làm vườn, coi nặng cái chuyện gọi là kiếm tiền. Phải không? Tôi thích nổi tiếng. Tôi thích làm ca sỹ. Tôi thích làm người mẫu. Thấy chưa? Đó là những khuynh hướng tâm lý của tôi. Thì chính vì ba thứ tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống này nè, nó mới tạo ra cái thích và cái ghét. Và khi mà tôi có những cái thích không giống như người đàn bà Nhật Bổn, thì từ đó nó dẫn ra những cái ghét cũng không có giống ai hết. Mà đó là cái thích ghét của một người đàn bà Do Thái nghèo. Và chính cái thích ghét này, khi có được cái tôi thích và tôi tránh được cái tôi ghét thì gọi là hạnh phúc. Và cái hạnh phúc này, nó được gắn một cái mạc là hạnh phúc Do Thái. À….và cái đau khổ nócũng là đau khổ Do Thái. Bây giờ các vị muốn làm cho một người đàn bà Do Thái nghèo khổ được hạnh phúc thì các vị phải làm những cái chuyện rất đặc biệt. Mà những chuyện đó nó không thể áp dụng cho một người đàn bà Nhật Bổn được. Muốn cho một người đàn bà Nhật Bổn hay một người đàn bà Campuchia hạnh phúc thì phải áp dụng cách khác. Chứ các vị không thể áp dụng cái cách mà các vị đã xài…á…..lên trên cái người đàn bà Do Thái nghèo khổ. Nhớ chưa? Uhm…! Cho nên từ đó suy ra. Thì nó giả , nó giả toàn tập. Tức là kiếp trước cách đây hai kiếp, năm kiếp. Tôi cũng do một cái tiền nghiệp nào đó mà tôi mang cái hình hài nào đó. Và từ cái hình hài đó, tôi có môi trường sống không giống môi trường bây giờ. Rồi cộng với cái khuynh hướng tâm lý của cái kiếp đó, tôi tạo ra một số nghiệp. Chính cái số nghiệp đó đó, nó mới đẩy cho tôi vào cái kiếp này tôi làm một người đàn bà Do Thái nghèo. Đó. Như vậy. Trong cái môi trường mới này, thì cái thiện cái ác, cái thích cái ghét, cái buồn cái vui của tôi, nó lại có tí thay đổi. Kiếp trước tôi làm một con thú ăn thịt sống thì cái thích của tôi nó khác. Bây giờ tôi làm một con thú ăn cỏ thi sở thích của tôi nó lại khác đi. Nha. Kiếp trước tôi làm một người đàn ông Trung Quốc. Bây giờ tôi làm một người đàn bà Do Thái thì chắc chắn là sở thích của tôi, nó khác rồi. Nha. Vàchính vì…hễ sở thích của….tôi đặt cái ký hiệu đó là sở thích A1, thì cái ghét của nó đó cũng phải là cái ghét A1. Cái code của nó là cái thích A1 và cái ghét A1 trong cái thân thể, trong cái hình hài của một người đàn ông Trung Quốc. Nhưng mà bây giờ trong cái hình hài của người đàn bà Do Thái nghèo thì tôi lại mang một cái thích. Cái thích cái ghét của tôi nó mang cái ký hiệu là A2. Cái thích cái ghét, cái thiện ác của tôi lúc bấy giờ nó là A2. Và cái buồn vui của tôi lúc bấy giờ nó cũng là A2 chứ không phải là A1 nữa. Nhớ nha! Và cứ như vậy trong vòng luân hồi, chúng ta cứ đi từ kiếp này sang kiếp khác. Cứ mỗi kiếp như vậy do cái tiền nghiệp, do môi trường sống và môi trường tâm lý…..khuynh hướng tâm lý. Ở mỗi kiếp như vậy chúng ta có một cái kiểu thiện ác khác nhau, có một cái thích ghét khác nhau và từ đó nó dẫn đến cái hạnh phúc và đau khổ khác nhau. Và vì không hiểu được chỗ này, cho nên chúng ta cứ thấy: thấy cái mình thích là cái gì đó ghê gớm lắm và cái mà mình ghét nó là một cái gì đó ghê gớm. Phải không? Ví dụ như kiếp trước á, cách đây một kiếp á. Tôi là người rất là chủ sỹ diện. Ai làm cho tôi mất danh dự á. Tôi chịu không nổi. Phải không? Nhưng mà do môi trường sống, do cái sự tác động của cái thế giới chung quanh, xã hội chung quanh. Bây giờ đó. Kiếp này sanh ra tôi không phải là người chủ sỹ diện nữa mà kiếp này tôi sanh ra coi nặng đồng tiền lắm. Người ta có thể sỷ nhục tôi. Người ta có thể làm tổn thương danh dự của tôi. Chuyện đó không sao. Nhưng mà động tới túi tiền của tôi, tôi chịu không nổi. Á….Rồi cái kiếp nữa. Kiếp sau này nữa. Tôi làm một người đàn ông Campuchia. Thì lúc đó tôi không có coi nặng vấn đề sỹ diện nữa. Tôi cũng không có coi nặng vấn đề tiền bạc nữa, mà lúc đó tôi coi nặng vấn đề tình cảm. Mà tình cảm nó lại có nhiều lắm. Tình cảm gia đình, máu mủ, huyết thống hay là tình cảm nam nữ. Có những người họ coi nặng cái tình cảm gia đình lắm. Hôn nhân đối với họ là chuyện nhỏ. Tình yêu nam nữ đối với họ là chuyện nhỏ mà ai đụng tới cha mẹ, anh em, con cái của họ, họ chịu không nổi. Nhưng mà có những người, tôi biết là họ coi tình cảm máu mủ nó nhẹ lắm. Nhưng mà họ coi cái tình cảm bạn bè, tình cảm ờ ừm …..nam nữ nó nặng lắm. Tôi biết có nhiều người đàn ông. Bạn mà nó hú một tiếng là vợ con cũng bỏ nữa. Đi với bạn. Bạn kêu đi nhậu. Bạn kêu đi câu cá. Bạn kêu đi party. Bạn kêu đi đánh bài, bạn rủ đi chơi là bỏ nhà đi. Thậm chí trong nhà đó, tiền bạc hạn chế, ráng lén lấy để đi chơi với bạn. Bỏ mặc vợ con ở nhà. Tôi có gặp. Tôi có biết những người đàn ông như vậy. Lạ lắm. Thờ bạn trên đầu, gia đình nằm dưới chân. Rồi tôi có biết có những người…gia đình là tất cả. Họ chơi với bạn, một xu họ không bỏ ra. Nhưng mà ở nhà, con cái, vợ con của họ là cái gì cũng được. Có. Có loại người đó nữa. Cho nên mình thấy, có kiếp mình sinh ra mình coi nặng sỹ diện, có kiếp mình coi nặng về tình cảm, có kiếp mình coi nặng về tiền bạc vân vân và vân vân. Nhiều lắm! quý vị. Nhiều lắm! Đó là tôi chỉ nói….tôi chỉ đơn cử ra một vài trường hợp đơn giản thôi. Nha. Cho nên mọi thứ ở đời nó giả là giả như vậy đó. Cái thích cũng là giả. Cái ghét cũng là giả. Mà từ cái thích ghét đó nó tạo ra hạnh phúc và đau khổ thì làm sao mà thật được. Thấy chưa? Nó giả. Cho nên hôm trước, trong lớp intensive mỗi tuần vào ngày chủ nhật, vừa rồi tôi có cái lớp A Tỳ Đàm intensive, tôi có nói thế này. Mình học giáo lý là cứ học. Học cho biết nhưng phải luôn luôn nhớ cái chuyện này. Ác là giả. Thiện là giả. Nên cái quả lành nó là giả và cái quả khổ nó cũng là giả. Nó giả là sao? Nó giả có nghĩa là nó không có cái gì là một. Mà nó là đồ lắp ráp. Đó. Thí dụ như do cái tiền nghiệp, bây giờ tôi sinh ra trong một hình hài tật nguyền. Đấy. Tôi bị mù. Tôi bị thiếu tay, thiếu chân. Nhìn vào thì khổ thiệt. Nhưng mà trong cái nhìn của một bậc Thánh á, trong cái nhìn của hành giả Tuệ quán thì cái thời gian vài chục năm tuổi đời của một người tàn tật á. Nó không bao nhiêu hết. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, từng cái nỗi khổ niềm đau của một anh chàng tàn tật ấy, nó luôn luôn biến diệt, chớp tắt trong từng giây. Và vì tui không học đạo nên tui không có biết. Tui thấy rằng tui có mặt trong cuộc đời này với một cái hình hài bị khiếm khuyết, tật nguyền như vậy đó là một nỗi khổ ghê gớm lắm. Tôi mặc cảm ghê gớm lắm. Nhưng mà trong cái nhìn của bậc Thánh á thì dầu anh là một ông hoàng, bà chúa. Anh là một giai nhân, mỹ nam. Phải không? thì tất cả chỉ là sương khói thôi. Cái vấn đề á là chúng ta vẫn thường trực sống với cái mà mình hiểu. Mình phải hiểu được cái mình tin và nhờ vậy mình mới tin được cái mình hiểu. Mình mới có được cái nhìn của bậc Thánh. Còn đằng này học đạo ba chớp ba nháng. Học cho biết. Xong xuôi rồi cũng quay về với cái nhìn phàm tình, phàm tâm thì khi mà ngộ sự, khi gặp chuyện á, chúng ta bèn móc cái kiến thức giáo lý ra. Xài không được. Là vì sao? Vì mọi khi mình chỉ nói như vẹt, như két thôi. Đó. Mình nói rằng mọi thứ là vô thường vô ngã. Cái gì vô thường là cái đó là khổ. Cái gì khổ cái đó là vô ngã. Cái gì vô ngã thì cái đó cần phải được quán chiếu bằng Trí Tuệ như thật, rằng đây không phải là tôi. Đây không phải là của tôi. Đây không phải là bản ngã của tôi. Đó là mình đọc thần chú mà theo cái kiểu Hạ căn, gọi là ô ma ca. (30:01)

Còn cái kiểu mà Trung căn á. Là thường xuyên tụng đọc. Thí dụ như một ngày có hai buổi cung phu. Ngày nào cũng hai buổi cung phu rồi tụng đình, tụng đám, cầu an cầu siêu, rồi tân gia, mở cửa mã mình cũng xách mấy bài ra mình đọc. Coi như trung bình một tháng mình đọc vài chục lần. Phải không? Cái đó được gọi là bậc Trung căn. Còn cái bậc Thượng căn á là không phải là thường xuyện mà là LUÔN LUÔN sống ở trong Trí tuệ có quán niệm như vậy. Nha. Cái quán niệm thứ nhất là mọi thứ đều là giả. Để chi? để mình phá vỡ cái ý niệm : có một cái gì đó tồn tại độc lập. Cái đó quan trọng lắm! Nha. Phải phá vỡ cái ý niệm đó. Khi mọi thứ nó chỉ là một nắm cát, nó chỉ là một đám mây. Nó là một cái gì đó phù du, ráp nối, mong manh, chớp nhoáng, chớp tắt. Thì cái ý niệm thương ghét của mình á, nó được hạn chế rất là nhiều. Nếu mình còn phàm, phải không? và hễ mà cái thích ghét buồn vui mà nó được hạn chế á thì cái ý niệm trốn khổ tìm vui cũng được hạn chế. Mà khi cái ý niệm trốn khổ tìm vui được hạn chế thì cái đau khổ nó cũng được hạn chế. Như vậy là trước mắt mình được hiện tại lạc trú, an lạc hiện tiền. Nha. Chứ còn mình không phân tích tới nơi tới chốn được thì khó lắm! Khó mà hiểu được tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ và tại sao tu tập Tứ Niệm Xứ lại được an lạc hiện tiền. Khó lắm! Phải không?

Mình tu tập mà mình cứ trông đợi một quả báu đời sau kiếp khác. Thì tôi cho rằng đó là dỏm. Nha. Bởi vì sao? Bởi vì người tu Phật có bốn điểm nhìn để mà tu tập. Phải không? Cái điểm nhìn xa nhất đó là nghĩ đến chuyện luân hồi, sa đọa, đời này kiếp khác. Đó là điểm nhìn thứ nhất. Nhìn đó để mà tu. Cái điểm nhìn thứ hai. Đó là cái giây phút cận tử. Phải không? Có nghĩa là mình cứ nhớ mình tu mình chỉ cần nhớ hoài là sớm muộn gì mình cũng có lúc mình ngáp ngáp, tai mắt trắng truồng, phải không? Mắt trắng dã. Miệng hả ra. Thở dốc. Nhìn lên trần, dãy dụa quằn quại hoặc là kiệt sức. Nằm coi như là hết pin. Đó. Thì nghĩ đến giây phút cận tử cũng là một cái điểm nhìn . Cái giây phút cận tử cũng là điểm nhìn để mà tu tập. Cái điểm nhìn thứ ba. Đó là những sự cố, sự kiện xảy ra trong đời sống bình sinh. Tức là mình hãy nhớ đến những cái lần mình bị bệnh hoạn, những lần mà tiền mất, tình mất, phải không, danh tiếng mất, uy tín mất, chức vụ mất. Đó. Như vậy cái điểm nhìn thứ nhất là nghĩ về cái chuyện tái sinh sa đọa trong nhiều đời nhiều kiếp. Cái điểm nhìn thứ hai là mình nhớ đến cái giây phút cận tử. Cái điểm nhìn thứ ba là mình nhớ đến những cái sự cố, sự kiện liên tục xảy ra trong đời sống của mình. Tôi gọi đó là những bất trắc bình sinh. Đấy. Cái điểm nhìn thứ ba là những bất trắc bình sinh.

Bây giờ mình không chịu tu, nay mai có cái chuyện gì tiền bạc không còn nữa, tiền bạc không còn nữa, tình cảm không còn nữa, uy tín không còn nữa, chức vụ không còn nữa thì tính sao? Cho phép tui nói cái chuyện này nó cũng tế nhị nhưng mà chực nhớ thì nói. Hôm đó, cái vụ chùa Kỳ Quang 2 mà Hòa Thượng Thiện Chiếu mà bị cắt chức trụ trì á. Rồi lời ra tiếng vào từ thiên hạ nó làm cho tôi rất là khó chịu. Bởi vì nếu, một người mà thật lòng, dốc lòng buông hết mọi thứ á thì họ không thấy có cái chuyện được làm trụ trì thì làm gì có cái chuyện mất cái quyền trụ trì. Ở đây, tôi không dám nói Hòa Thượng nha. Mà tôi chỉ lấy cái đó làm một cái cớ để tôi nói thôi. Nha. Rồi qua cái cách mà thiên hạ bình luận, báo chí đăng tải á thì tôi khó chịu lắm! Tôi sợ là có những người ngoại đạo họ nhìn vào họ cười Phật giáo mình. Một vị Hòa Thượng đã 70 mấy tuổi rồi. Thì cái chuyện mà vị đó bị cắt chức á. Nó không là cái gì hết. Và cái chuyện mà vị đó được phục chức nó cũng chẳng là cái gì hết. Mà cái vấn đề là thiên hạ cứ bu nhau lại để mà bàn tán, cắt chức rồi bênh vực. Rồi đến lúc mà được phục chức thì thiên hạ mừng vui. Mà cái chuyện đó tôi rất là khó chịu. Khó chịu ở chỗ là lỡ có một cái kẻ bàn quan, bên ngoài họ nhìn vào, nhất là ngoại đạo á thì KỲ LẮM! Kỳ lắm! Bây giờ mình là Phật tử mà mình thấy có cái chuyện giống như vậy xảy ra ở một nhà thờ. Một ông Cha Xứ, Cha Xở , ổng bị cắt chức chỉ vì một cái chuyện trời ơi, ruồi bu nào đó rồi ít bữa ổng được phục chức thì mình thấy cảm giác nó kỳ cỡ nào. Một vị linh mục mà 70 mấy tuổi rồi. Phải không? Đó. Thì mình nghĩ mình là cái người không phải đạo Chúa thì mình nhìn một cái ông linh mục mà bị và được cái đó đó thì cái cảm giác mình ra sao? Đấy. Thì huống hồ chi những người không phải là Phật tử, những người ngoại đạo, ngoại giáo, họ nhìn vào đạo Phật mình, nó khổ lắm, phải không? Cho nên là nhớ cái đó. Cho nên cái điểm nhìn thứ ba đó là nhìn vào những sự cố, sự kiện trong đời sống rồi những cái mình có nó có thể mất. Mất dễ lắm! quý vị. Nha. Dễ lắm!

Rồi sẵn đây cho phép tôi nói luôn. Chuyện tôi nhớ đâu nói tới đó. Có nhiều chuyện muốn nói mà không có dịp. Là cho tới hôm nay có nhiều vị cứ tưởng lầm là chúng tôi dốc sức in sách , in kinh dịch rồi viết rồi làm Kalama là để cho tôi được cái gì đó. Tôi nói thiệt nha. Là các vị hoàn toàn có quyền chửi tôi. Chửi tôi như chó. Rồi các vị có thể không tin nói tôi đạo đức giả nhưng mà có một chuyện tôi có quyền nói. Đó là với cái sức khỏe của tôi. Tôi biết còn lại không bao nhiêu hết á. Và tôi nói thiệt là một vị tu sỹ á mà dầu có lèn èn cách mấy mà để dễ duôi tà tà á thì tới 60 tuổi rồi mà còn thấy hứng thú trong cái chuyện mà tiếp xúc với cư sỹ. Còn có hứng thú để mà…gọi là….tiếp nhận lễ vật, tiếp nhận sự lễ lạy của người khác thì đã là có vấn đề rồi. Chỉ là mấy cái bao thơ, chỉ là mấy lần cúi chào, chỉ là mấy cái quỳ lạy thôi mà nếu mà mình 60 tuổi rồi mà mình còn có cái lòng trông đợi mong chờ đó. Thì đối với tôi đó là đã dở rồi. Phải không? Và 60 là mình nói chung. Chứ trong thực tế, tôi đã nói rất nhiều lần, cái 50 của người này nó không giống với cái 50 của người kia. Có những người sức khỏe họ tốt. Họ có thể sống được tới 90 tuổi thì cái 50 của họ nó mới là nửa đường thôi. Nhưng mà có những người đó cái 50 nó đã là ba phần tư, là bốn phần năm, là tám phần mười rồi, quý vị. Nha. Chứ đừng có nói chuyện với nhau bằng con số. Nha. Tôi nhắc lại lần nữa. Cái con số năm mươi đó là đối với nhiều người nó mới là nửa đường thôi. Nhưng mà đối với nhiều người nó là ba phần tư, bốn phần năm, tám phần mười. Rồi thậm chí nó đã là chín mươi lăm phần trăm tuổi đời rồi nha. Mình khó nói lắm vì mình đâu biết mình đi tuổi nào. Còn làm được thì làm. Những gì hôm nay chúng ta có được là một phần là do tiền nhân để lại, thí dụ như kinh sách. Những gì chúng tôi hôm nay, chúng tôi nói cho các vị nghe đâu phải tự nhiên mẹ đẻ tui ra một cái.. Đùng….là trên tay bà mụ tôi biết đâu . Mà tôi cũng nhờ sự giáo dưỡng, đào tạo từ người hay là từ sách của tiền nhân mà tôi biết được chút ít gì đó tôi chia sẻ cho bà con, phải không? Và cái chỗ tui ở đây cũng do người khác họ giúp đỡ tôi. Cái ngôi chùa mà tôi sống từ bé đến bây giờ. Trong nước hay ngoài nước cũng do tiền nhân hà hơi tiếp sức tôi mới có, phải không? Thì từ cái miếng ăn, cái lá y tôi mặc trên người, cái cây bút mà tôi dùng để ghi chép, viết lách, phải không? Cái máy mà tôi đang dùng để giảng, tất cả đều là do người ta đem lại cho tôi chứ đâu phải tự nhiên tui có phải không? Thì cái trách nhiệm của chúng ta là gì? Là nhận của người này và phải để lại cho người khác. Thì những cuốn sách, những bài giảng mà tôi để lại cho các vị hay là cái Kalama đó, là tiền của các vị. Nha. Là tiền của các vị chứ không có mắc mớ gì tôi. Và đừng nghĩ tôi làm trụ trì ở đó. Tôi đâu có giấy tờ ở Miến Điện. Tôi đâu có phải là dân Miến Điện và cho tới bây giừo tôi không có giấy tờ thường trú. Thường trú cũng không có rồi mà hiện bây giờ tôi cũng chưa có giấy tờ lưu trú dài hạn chứ đừng có nói là thường trú. Nha. Dài hạn có nghĩa là ba tháng , tám tháng tui cũng chưa có nữa. Hoặc chỉ cần có chút trục trặc nào đó vậy mà tui quay lại Kalama KHÔNG ĐƯỢC. Cái chuyện đó là bình thường. Nha. Cho nên, tôi mượn nói chuyện của tôi để tôi xác định một điều là tất cả mọi sự nỗ lực của riêng tôi và của từng người trong cái pháp hội này thì cũng chỉ để là…..Thứ nhất, là gầy dựng cái gì đó cho mình và đóng góp cái gì đó cho đời, để lại cái gì đó cho người sau. Nó chỉ có ba ý nghĩa đó thôi. Một là gầy dựng cái gì đó cho mình kiếp sau, kiếp này. Hai, là đóng góp cho người ta, chung quang mình, cái thế giới chung quanh mình. Thứ ba, là để lại cho hậu lai, hậu tấn một cái gì đó. Bởi vì đó là nợ mà mình phải trả chứ chẳng có ân nghĩa gì hết. Tức là mình vay của đời xưa thì bây giờ mình phải trả cho đời sau. Chỉ vậy thôi. Nha.

Thì cái đầu tiên, cái câu thần chú đầu tiên á. Đó chính là mọi thứ đều là giả là như vậy đó. Nha. Giả là như vậy đó. Và cái thứ hai, mọi thứ đều là khổ. Cái câu thần chú đầu tiên mọi thứ đều là giả. Cái câu thứ hai mọi thứ đều là khổ thì tôi đã nói rất là nhiều lần. Cái chữ khổ của một người không có học Đạo á thì khổ họ hiểu có nghĩa là cái gì mà khó chịu ở thân xác, ở tâm lý tinh thần thì cái đó gọi là khổ. Nhưng mà trong cái tinh thần Phật pháp á thì cái khổ có tới ba trường hợp lận. Ha. Một là sự có mặt của những gì nó làm cho thân tâm mình á, khó chịu. Đó. Những cái gì mà nó đày đọa phần hồn, phần xác của mình í, thì đó là khổ. Là trường hợp một. Cái trường hợp thứ hai. Sự vắng mặt của cái gì mà nó làm cho cái thân tâm mình dễ chịu á, thì cái đó cũng là khổ. Phải không? Trưa nắng chang chang, nóng nực, mồ hôi nhễ nhại nó là khổ một mà cái quạt máy, máy lạnh nó đang làm việc rồi tự nhiên nó ngưng, nó không làm việc nữa đó là khổ hai. Cái khổ mộ là sự có mặt của những thứ làm cho mình khó chịu. Cái khổ hai là sự vắng mặt của những thứ làm cho mình dễ chịu. Á. Cái thứ nhất là sự có mặt của những thứ làm cho mình khó chịu và cái thứ hai là sự vắng mặt của những thứ làm cho mình dễ chịu. Và cái khổ thứ ba rất là sâu sắc. Đó là cái tính lệ thuộc của vạn pháp. Lệ thuộc là sao? Có nghĩa là bao nhiêu cái hạnh phúc và đau khổ trên đời này nó phải dựa vào vô số cái điều kiện, chứ không phải do mình quyết định, chứ không phải do ai quyết định mà là các điều kiện. Cái chữ a pi san ka ra đut ka có nghĩa là hành khổ đó. Là vậy đó. Có nghĩa là mọi thứ nó được gọi là cấu tạo. Nó được hình thành từ vô số các điều kiện mà các vị coi cái gì nó lệ thuộc vào điều kiện thì cái đó nó không có thoải mái lắm. Đúng không? Uhm! Thí dụ như nói theo thế gian đi. Quý vị có tiền, quý vị có xe, quý vị có giày dép, quý vị có mắt kiếng, đồng hồ, dây nịt, bóp, đầm xách tay . Các vị muốn đi đâu các vị đi. Còn đằng này á, cái chén cơm quý vị ăn mỗi ngày á phải do người khác ban. Nó thích thì nó ban cho còn nó ghét thì nó bỏ đói. Còn mình muốn đi đâu á thì phải nhờ người ta chở. Đó. Nhờ người ta đưa đón. Chứ còn mà người ta không có vui thì mình cũng dẹp luôn, khỏi đi luôn. Như vậy. Ăn uống đi lại. Phải không? Rồi bao nhiêu cái nhu cầu khác trong đời sống của mình cứ dựa vào người khác thì các vị nghĩ cái đời sống của mình lệ thuộc như vậy đó. Nó có khổ hay không? Phải không? Mặc dầu người ta có cưng chiều, người ta có chăm sóc mình cỡ nào đi nữa nhưng mà mọi thứ trong đời sống của mình luôn phải dựa vào thằng Tý, thằng Tèo, con Lan, con Cúc, con Đào, con Yến, con Hương thì có phải là khổ không? Tôi nhắc lại lần nữa. Xin cho tôi được làm một thằng nông dân mà tự tại. Tôi không mong làm một cái thằng hoàng tử mà nhấc cử nhấc động đều phải do người khác ban cho. Quý vị có thể không tin nhưng mà đó là sự thật. Trong lòng tôi nghĩ sao tôi nói vậy. Có nghĩa là tôi muốn cười thì cũng phải do người khác tạo điều kiện cho tôi cười và người khác muốn cho tôi khóc thì họ có nhiều cách để làm cho tôi khóc. Đi đứng nằm ngồi ăn uống tiểu tiện của tôi hoàn toàn do người khác quyết định. Phải không? Thì quý vị tưởng tượng làm hoàng tử mà kiểu đó. Hoàng tử mà kêu là “hoàng tử xe lăn” đó, “hoàng tử liệt giường” đó. Các vị có muốn không? Tôi hỏi thiệt nha. Trong room này nè, các vị giàu nghèo, tôi không có bàn tới. Tôi chỉ hỏi là các vị có muốn làm “hoàng tử xe lăn” không, “ hoàng tử tai biến” không, “hoàng tử liệt giường”, hoàng tử mà coi như là lệ thuộc người ta trăm phần trăm không? Không. Tui là không. Thà tui là một cái thằng bán vé số mà đi đứng nằm ngồi tiểu tiện ăn uống khóc cười vui buồn do tôi tự quyết chớ tôi không muốn làm một “hoàng tử xe lăn”. Tôi phải nói khẳng định như vậy. “Hoàng tử xe lăn” là tôi không có muốn. Nha. Cho nên có nhiều người á. Họ thà đi làm thuê, làm mướn ở một cái đất nước A. Họ không muốn làm đại gia ở đât nước B. Tui biết cái đó có. Trường hợp đó có. Phải không? Thà làm ăn mày ở đất nước A chứ không làm đại gia ở đất nước B. Mình không biết á. “Ủa, sao mà nó ngu vậy?” Nhưng mà có. Một cái đất nước mà muốn nói cái gì đó cũng phải uốn lưỡi bảy lần không thôi bị nhốt. Một cái đất nước mà bao nhiều điều bất toại xảy ra nhan nhản mà mình không dám ý kiến. Buổi đầu là do mình nhát. Mình hèn. Nhưng cuối cùng, sẽ có một lúc mình thỏa hiệp với nó, rồi cuối cùng mình đồng lõa với bao nhiêu cái bất công, bao nhiêu cái ngu xuẩn, bao nhiêu cái vô lý phi lý bất hợp lý của nó. Một cái đất nước như vậy đó thì dầu cho mình có làm đại gia đi nữa thì tui nghĩ rằng có lẽ mình phải xét lại. Thà mình đi làm nail, làm móng, thà mình đi giao hàng, chạy taxi ở một cái đất nước nào đó mà mình không có bị gọi là ám ảnh, không có bị áp lực tâm lý bởi bất cứ một sự dòm ngó, một sự đe nẹt nào của ai hết. Bởi vì đời sống có lệ thuộc nó khổ lắm. Nha. Cho nên cái khổ nó có ba. Một là sự có mặt của những gì làm cho mình khó chịu. Hai là sự vắng mặt của những gì làm cho mình dễ chịu. Ba là cái sự lệ thuộc của những thứ đau khổ buồn vui, những thứ sướng khổ buồn vui. Thì cái sự lệ thuộc đó bản chất nó là khổ và đời sống này, tôi đã nói rồi, không có gì là một. Phải không? Và mọi thứ nó được tác động bởi vô số cái lực đẩy, vô số các điều kiện, vô số nhân duyên và khi mà nó có mặt á thì nó có mặt trong cái hình thức một tổng hợp, một cái khối lắp ráp, ghép nối nào đó. Chứ nó không có phải là một. Đấy. Mọi thứ không thể nào là một mà có thể tồn tại. Mọi thứ không thể nào đứng yên mà có thể tồn tại. Mọi thứ không thể nào không tiếp nhận các lực đẩy mà có thể tồn tại. Đó. Mọi thứ phải là lắp ráp. Nó phải luôn luôn vận động và nó phải tiếp nhận các lực đẩy, các nguồn tác động. Ba cái này cộng lại nó mới làm nên sự hiện hữu của muôn loài, muôn vật. Đấy. Chính vì cái lý do đó cho nên cái tính lệ thuộc nó bị xem là một cái khổ và cái chúng sanh ấy, các loại Hạ căn á khi nào nó gặp cái khổ thứ nhất á, là nó mới tu. Có nghĩa là nó bị chảy nước mắt, nó bị đổ máu, rơi lệ nó mới tu. Cái hạng Trung căn á, là khi nào nó thấy cái hạnh phúc bị mất là nó tu. Nó không cần phải bị là rơi lệ, đổ máu mà nó chỉ cần nó thấy hoa héo là nó đã đi tu, nó thấy nắng tắt là nó tu. Phải không? Còn hạng thứ ba, đó là bậc Thượng Căn. Họ chỉ thấy ra cái sự lệ thuộc của vạn hữu là họ chán. Họ thấy ra cái sự tẻ nhạt, vô vị của vạn hữu là họ chán. Đấy. Thì thử hỏi trong số những người đi chùa như mình nè, thứ nhất, có người nào chịu thấy đời này là khổ không? Tôi nghĩ là có. Chẳng qua là quý vị nghèo quá, chẳng qua là các vị xấu hoắc, chẳng qua là các vị muốn có tiếng tăm mà không được, chẳng qua là các vị không có sức khỏe, không sức khỏe, không tiền bạc, không tiếng tăm, chẳng qua là các vị bị bất hạnh trong tình cảm, chẳng qua là các vị bị nghèo khó, xui rủi trong tài chính. Các vị có thấy đời là khổ. Chứ thử thời, ở trong room này nè, tôi nói chứ con trai toàn là mỹ nam không à, phụ nữ thì toàn giai nhân, hoa hậu không à mà do một phép lạ nào đó các vị tuột lại còn có hai mươi à. Phải không? Đó. Rồi tiền bạc thì coi như là như ý. Phải không? Nhan sắc thì thôi khỏi nói rồi. Phải không? Tiền bạc thì như ý. Đi đứng sinh hoạt này nọ là như ý. Phải không? Bẳng cấp thì năm, bảy cái bằng. Tiến sỹ, bác sỹ, luật sư…tùm lum hết. Thì thử hỏi các vị có nghĩ đến chuyện hướng về đời sống tâm linh không? Phải không? Điều đó cho thấy rằng, mình thông thường mình chỉ tìm đến với đạo khi mà mình bị một cú shock nào đó. Như vậy là mình thuộc dạng Hạ Căn. Coi như, nghĩa là mình chỉ tìm đến với Phật khi nào mình bị cái khổ thứ nhất. Tức là mình gặp cái khó chịu, gặp cái gì đó mình không có kham nổi. Đó. Cái khổ thứ nhất. Rồi cái hạng thứ hai nó khá hơn. Tức là nó không cần phải bị những cú shock nào đó mà chỉ cần nó thấy một lúc nào đó nó soi gương. Nó thấy một cái vết nhăn trên trán. Nó thấy một cái dấu chân chim ở đuôi mắt. Nó thấy rằng mình không còn trẻ đẹp như ngày cũ. Chỉ vậy thôi. Nó thấy cái hoa héo. Nó thấy một ngày nó tắt. Đó. Là nó thấy một chiếc lá úa là nó oải rồi. Nó đi tu. Còn cái hạng thứ ba là cao cấp nhất. Hạng thứ ba là không cần phải thấy một chiếc lá úa, không cần phải thấy một đống sình, đống phân. Mà nó chỉ cần nó tự hỏi thôi. Mình có mặt như vậy để làm gì? Mình sung sướng cái sung sướng này, nếu nó kéo dài một ngàn năm, một triệu, một tỷ năm thì nó sẽ đi về đâu? Cứ ngủ sáu tiếng thức dậy, ăn chơi, mua sắm, tình cảm, yêu đương, nhảy nhót. Phải không? Ca hát, hưởng thụ và tiêu thụ. Xong rồi cái màn đêm ập xuống rồi nhào vô ngủ tiếp. Ngủ cho sáu tiếng xong thức dậy tiếp tục ăn chơi, hưởng thụ, vui đùa, ca hát, khiêu vũ rồi cứ như vậy đó. Phải không? Mà nó kéo dài trong một tỷ năm á. Thì đối với một bậc Thượng Căn đó. Họ SỢ lắm! Họ sợ cái đó lắm. Nhưng mà cái hạng Trung Căn đó thì họ thấy bình thường. Họ thấy đời sống vậy nó mới đã. Còn cái hạng Hạ Căn thì khỏi nói. Nó chết dí ở trong đó. Cho nên, phải thấy được cái một, “Mọi thứ đều là giả” thì mình mới thấy được cái hai, “Mọi thứ đều là khổ”. Đó. Và cái câu thần chú thứ ba. Cái câu một “Mọi thứ đều là giả”. Câu thứ hai “Mọi thứ đều là khổ” và câu thứ ba “Cái gì giả đều khổ” và tại sao phải có câu thứ ba này. Là bởi vì cái câu này nè nó giúp cho mình đừng có bị chìm sâu ở trong cái đẹp, trong cái sướng. Bởi vì mọi thứ, sướng và đẹp nó đều là giả. Cho nên mình phải xài cái câu thứ ba này. Phải đọc hoài vậy. “Mọi thứ giả đều là khổ – Mọi thứ giả đều là khổ – Mọi thứ giả đều là khổ”. Câu một là “Mọi thứ đều là giả”. Câu hai là “Mọi thứ đều là khổ”. Rồi câu thứ ba “Cái gì giả đều khổ”. Là cái câu này để đối phó với những cái gì mình thấy là đẹp, cái gì mình thấy là sướng , thấy là vui, thấy là hay ho, thấy là thú vị. Phải không? Thì mình cứ nhớ. :Hễ nó là giả thì bản thân cái đó là khổ”. Là vì sao? Vì nay có, mai mất. Bây giờ có, lát nữa nó mất. Phải nhớ cái đó. Mà cái mất của cái ngọt nó cũng là cái khổ. Sự có mặt của cái đắng là khổ. Đúng rồi. Nhưng mà cái sự vắng mặt. Cái sự tan biến của cái ngọt nó cũng là khổ. Nha. Cho nên phải niệm cái câu thứ ba. Đó là “Cái gì giả đều khổ – Cái gì giả đều khổ – Cái gì giả đều khổ.” Nhan sắc này là giả, tiền bạc này là giả, tình cảm này là giả, tiếng tăm này là giả, uy tín này là giả, chức vụ này là giả, uy tín này là giả. Mọi thứ mình có đều là giả. Kiến thức này, bằng cấp này cũng đều là giả. Giả. Giả là sao? Cái bằng giả ở đây không phải là do mình chạy tiền để có bằng. Cái đó là giả trong giả. Mà đằng này, cái bằng này là bằng thiệt nha. Cái bằng này do mình học mình có thiệt đó mà trong Phật giáo cũng gọi đó là đồ giả là vì sao? Vì chỉ cần mình bị tâm thần là xong. Cái bằng đó hết giá trị. Phải không? Chỉ cần mình bị lú lẫn là xong. Hết giá trị. Chỉ cần mình tắt thở là cái bằng đó hết giá trị. Nó giả là nó giả chỗ đó đó. Còn cái chuyện cái bằng giả là mình ngu như heo rồi mình chạy tiền để mình có cái bằng. Gọi là tiến sỹ giấy đó. Thì cái bằng đó gọi là giả trong giả. Cái này gọi là khá hơn. Cái này gọi là…nó không đến nỗi giả trong giả. Cái này là giả trong thiệt. Cái bằng đó là bằng thiệt nhưng mà bản chất nó là giả. Giả có nghĩa là nó chỉ đem lại cho mình tiền bạc và danh dự trong ít lâu thôi. ÍT LÂU THÔI. Đó. Chứ bây giờ các vị tưởng tưởng một bác sỹ tám chục tuổi thì ổng ăn nhậu gì với cái bằng đó đây. Lúc đó là đi đứng đã mệt. Ngủ thì không yên. Ăn thì không ngon. Hay vui chơi, du lịch, mua sắm, tình cảm, yêu đương, ca hát, nhảy nhót là tui thấy lúc đó cũng…Không biết các vị nghĩ sao chứ tui thấy tám mươi là hết rồi. Nó giả là giả chỗ đó. Mà tám mươi mà nó chưa chịu chết thì đến chín mươi nó cũng quên sạch những thứ mà nó đang có. Nản là nản chỗ đó đó. Tám mươi mà chưa chịu chết á. Tới chín mươi thì mình cũng không biết cái bằng nó là cái gì. Mình cũng không nhớ tại sao mình có được cái bằng đó. Và cái bằng đó là do mình học cái gì mà mình có. Nó đem lại cái gì cho mình trong cuộc đời này là lúc đó mình hết nhớ. Mà nếu chín mươi mà nó chưa chịu lẫn á thì một trăm nó cũng phải lẫn thôi. Mà một trăm nếu mà nó chưa chịu chết cũng chưa chịu lẫn thì một trăm lẻ năm, một trăm mười, một trăm mười năm, một trăm hai mươi nó cũng phải chết hoặc là nó cũng phải lẫn thôi. Mà mình nói cho nó maximum vậy thôi chứ làm gì mà một trăm mà còn mê cái bằng cấp, còn mê cái lâu đài, còn mê cái tài khoản trong nhà băng, còn mê những cái cuộc tình, quý vị à. Một trăm là hết rồi. Tôi đã có gặp gần một chục cụ chín mươi, tui gặp rồi. Chứ không phải là tui đọc sách, coi phim mà thật là tui gặp ngoài đời đó. Gặp gần một chục cụ, giờ chín mươi, chín mươi hơn, nam có, nữ có, trong nước và ngoài nước. Tui gặp rồi. Tui gặp họ mà giống như nhìn một bậc Thánh vậy đó. Nó nguội lạnh lắm. Họ không còn cái khả năng giận nữa. Họ không còn cái khả năng thích nữa. Họ không còn cái gì là nhục, là vinh nữa, họ cứ lờ đờ lờ đờ như thế này. Họ gặp mình mà họ cười. Họ gọi được một chữ “Sư” là mình mừng lắm rồi. Phải không? Gặp mình mà chưa có phun trầu là mình đã hên lắm rồi. Nha. Chưa có phang cây gậy là đã hên rồi. Cho nên là câu thần chú thứ ba là gì . Là “Cái gì giả đều là khổ”. Cái câu này có tác dụng là chi? Để chặn mình không có đam mê trong các vị ngọt của đời sống. Và cái câu thứ tư: “Cái gì khổ đều là giả”. Để chi? Để ngăn mình đừng có bị shock trước những cái đắng. Câu thứ ba là đừng để cho mình mê trước cái ngọt nhưng mà cái câu thứ tư là nó giúp cho mình đừng có shock trước những cái đắng. Bởi vì sao? Cái câu thứ ba “Cái gì giả đều khổ”. Còn cái câu thứ tư là “Cái gì khổ đều giả”. Đó. Nhờ vậy đó. Không có một cái nỗi khổ niềm đau nào mà nó làm cho mình bị bấn loạn, bị hoảng loạn hết. Đó. Nó không làm cho mình thiếu kiểm soát, thiếu tự chủ vì mình nhớ nó đắng cỡ nào nó cũng là đồ giả hết á. Cái câu thần chú hôm nay là Đại Minh Chú, Đại Thần Chú, Đẳng Đẳng Vô Thượng Chú. Ghê vậy đó. Cái câu này nè. Đại Minh Chú, Đại Thần Chú, Đẳng Đẳng Vô Thượng Chú. Cái câu này phải học thuộc lòng. Da da nit chan, dan dut kan, yan dut kan thi ta da rat ta. Cái gì vô thường thì cái đó là khổ mà cái gì là khổ thì cái đó vô ngã. Mà ya da nat ta – Cái gì là vô ngã thì – tan ne tan, mac ma ne so, mac ma ap ta ti, e va me va dat tha ta bu ma nha xa bu kha thăn – Cái đó cần phải được quán chiếu là không phải là tôi, là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi. Nhớ nha. Cái đó là câu thần chú. Các vị không có cần học Pali. Các vị chỉ cần nhớ câu tiếng Việt thôi. “Cái gì cũng là giả – Cái gì cũng là khổ – Cái gì khổ đều giả – Cái gì giả đều khổ”. Cái câu thứ ba đó “Cái gì giả đều khổ” và cái câu thứ tư “Cái gì khổ đều giả”. Cái quan trọng là câu thứ tư. Mỗi câu có tầm quan trọng riêng. Hai câu đầu nói về cái bản chất phổ quát của vạn hữu. Câu thứ ba là nó có cái tác dụng là giúp mình không bị cuốn hút trong những cái cám dỗ, có khả năng kiểm soát trong tất cả vị ngọt và câu thứ tư là nó giúp mình ra khỏi những cái cơn mê loạn vì nỗi khổ niềm đau. Vì sao? Vì nội dung của câu thứ tư là “cái gì khổ đều là giả”. Câu thứ ba là “Cái gì giả đều là khổ” đúng rồi và cái câu thứ tư là “Cái gì khổ đều là giả” là bởi vì lúc này mình có một cái khả năng tự chủ, tự quyết, tự kiểm soát rất tốt trước những vị đắng của đời sống. Khổ bao nhiêu. Khổ tâm hay khổ thân. Cứ nhớ rằng khổ nào cũng là giả. Vì sao? Vì bản thân cái khổ nó cũng là đồ giả. Bản thân cái khổ nó cũng là đồ giả cho nên cái gì khổ đều là giả. Nhớ cái câu này. Vì khổ và vui đều là giả. Thích ghét là giả mà. Vì thích ghét là giả . Mà thích ghét nó tạo ra khổ vui. Cho nên thích ghét là giả thì khổ vui cũng là giả. Đó. Như cái lâu đài cát, dù cát đó là cát đen, cát vàng hay là cát trắng, đã là cát thì cái móng của lâu đài đó là cát. Cái lâu đài mà xây lên từ cái móng cát đó nó cũng là cát. Mà cát nó xây trên cát thì sớm muộn gì nó cũng sụp đổ vì nó là cát. Mà cát nó kỵ nước. Thủy triều nó đánh lên rồi thì cái móng cát nó bị sụp mà cái móng cát sụp thì cái lâu đài cát nó sụp theo. Cái nhân khi mà nó vô thường thì cái quả nó cũng vô thường. Niết Bàn là không nhân không quả. Nhớ nha. Nhiều người họ hiểu lầm, họ cứ tưởng là “ Tập đế tạo ra khổ đế” rồi cái “Đạo đế tạo ra Diệt đế”. Sai. Không phải. “Tập đế tạo ra khổ đế” nhưng mà cái “Đạo đế” nó DẪN ĐẾN “Diệt Đế”. Nhớ nha. Niết Bàn không phải do cái gì tạo ra. Nhớ nha. Sống chết thì quý vị phải nhớ cái công thức này. Xăm nữa. Xăm nữa. Cái này phải xăm nữa. “Tập đế tạo ra khổ đế” nhưng mà cái “Đạo Đế” nó dẫn đến. Bởi vì nó là con đường mà. Nó DẪN ĐẾN “Diệt đế”. Nhớ cái này. Cho nên cái câu thần chú thứ tư á là gì. Là “Cái gì khổ đều là giả”. Nhờ cái câu này nè. Nó cứu mình trước những nỗi khổ niềm đau. Cứu mình. Và tôi nhắc lại lần nữa. Là cái câu thần chú này nè nó được thực tập, hành trì bởi ba cách, ở ba cái trình độ, đối tượng khác nhau.

Cái cấp Sơ Đẳng, cái cấp mà Hạ Căn á, thì hữu sự nó mới đọc cái thần chú này. Mà hữu sự đọc thì coi như hiệu quả kém vô cùng. Như quý vị tưởng tượng khi nào mà đi bác sỹ. Bác sỹ la quá về uống một viên mà uống có một viên thì cái bữa nào mà nó quên. Dẹp. Khỏi uống luôn. Mà uống thuốc kiểu đó thì thua rồi nha. Rồi. Tiểu đường rồi ngay cả bị đau dạ dày bác sỹ bảo uống trong thời gian bao lâu là mình phải uống cho đúng, cho đủ. Chứ không phải là bị dạ dày rồi về uống có một ngày thôi à. Bữa nào nghe đau quá thì làm một viên nữa. Vậy là không có được. Nha. Rồi. Cái hạng Hạ Căn á. Là khi đụng chuyện nó mới đọc thần chú thì nó không có linh.

Cái hạng Trung Căn á thì thường xuyên đọc cái thần chú này. Dĩ nhiên cái tác dụng của nó khá rồi đó. Khá. Nhưng mà thường xuyên thì cái tác dụng của nó cũng ở cái mức gọi là tương đối thôi. Bởi vì thường xuyên là “often” thôi. Nhưng mà cái hạng thứ ba đó là hạng luôn luôn. Đó, một cái là “often”, một cái là “always”. Nó khác nhau nhiều lắm. Rồi ở đây á là mình thấy cái công phu thế nào thì cái hiệu quả, cái tác dụng, cái hiệu ứng nó tương ứng với cái công phu đó. Nhớ nha. Cái này quan trọng lắm nha. Đó. Cái câu thần chú thứ nhất là “Mọi thứ đều là giả”. Thứ hai: “Mọi thứ đều là khổ”. Thứ ba: “Cái gì giả đều khổ” giúp cho mình kiểm soát được trước những cái vị ngọt và câu thứ tư: “Cái gì khổ đều giả”, nó giúp cho mình kiểm soát được trước những cái vị đắng. Đó. Và cái câu chốt lại là…hai câu đó. Cái câu chốt lại là gì? “Cái gì giả và khổ đều không đáng là ta”. Tui nói hoài. Có ai mà muốn được sở hữu một cái đống phân bao giờ. Mình coi nó là cái đống phân. Có ai muốn sở hữu một trái lựu đạn bao giờ, chỉ trừ một người lính lúc nguy hiểm thì họ cần nó. Mà cần nó để làm cái gì? Để mà LIỆNG. Chứ không phải cần để làm của. Các vị đi hỏi đi. Cái trái lựu đạn đó thì người ta cần để liệng. Chứ không có ai mà yêu đương, đắm đuối, đê mê, thích thú gì với cái trái lựu đạn hết trơn á. Có để LIỆNG. Nha. Có để liệng thôi. Cho nên là không có ai muốn sở hữu một trái lựu đạn. Không có ai muốn sở hữu một cái chai thuốc độc. Có để làm việc thôi. Chứ còn mà kêu đam mê á, thì không. Không ai muốn sở hữu một cái đống phân. Đấy.

Tui nhớ thời khó khăn ở miền Bắc ấy. Trước năm 1945 ấy. Là đời sống ở đó khổ lắm. Trung Quốc đi trước, Việt Nam đi sau. Bắc Việt mình là đi sau Trung Quốc mà ngay cả bây giờ mình muốn thấy những cái biến động về chính trị, xã hội của Việt Nam ấy nó sẽ ra sao thì mình cứ nhìn Trung Quốc nó đi làm sao thì Việt Nam y chang như vậy. Thì cái thời mà khó khăn ở Trung Quốc á. Người ta không có sử dụng cái toilet bấm nút bởi vì như vậy là phí phạm lắm. Cho nên người ta dùng…người ta đi trên khô để đống phân đó người ta sử dụng làm phân bón. Đấy. Và Việt Nam của mình cũng bắt chước như vậy. Và có một thời gian khó khăn lắm là cứ buổi sáng mình đi cầu ở ngoài đồng trống là mình vừa đi là có ba bốn người đứng chờ ở đó. Mình vừa kéo cái dây lên một cái là…mình mà mình không hốt á là có người họ nhào tới họ hốt. Có một thời gian miền Bắc là như vậy. Tức là người ta đi tìm, người ta đi kiếm cái ăn cái uống, tìm cái bao nilon để người ta lượm giấy vụn đã đành rồi mà người ta cũng tranh thủ những đống phân người như vậy. Tui biết là trong room nhiều người không có tin mà chyện đó có thật. Mà vi tôi đang giảng cho toàn quốc, cho toàn cầu nghe nên tui yên tâm là có người biết chuyện này. Tức là có những lúc cầm theo những cái xô người ta đứng để chờ, để chầu chực người kia vừa kéo cái quần lên là người ta đến hốt liền. Chẳng phải là người ta mê gì cái đống phân đó nhưng mà người ta dùng cái đống phân đó để làm việc thôi. Thì một người hành giả am hiểu Đạo á. Là coi cái thân này cũng là như vậy. Coi cái thân này như là một cái đống phân để mà làm việc thôi. Và nói ở một tinh thần rốt ráo nhất thì người hành giả coi cái thân này nó giống như là một cái xác chết mà nó trương phình, nó đang trôi về sông Cái. Mà mình thì mình bị đuối nước. Mình không biết bơi. Thì mình phải dựa vào cái xác đó để mà mình lội vào bờ. Thì các vị tưởng tượng đi. Phải không? Mình tựa vào cái xác trâu, xác bò để mà mình lội là mình đã thấy gớm cỡ nào rồi. Mà đằng này mình phải dựa vào một cái xác người để mà không bị chết chìm, không bị đuối nước đó thì các vị biết cái cảm giác đó nó dễ sợ lắm. Các vị tưởng cái đó là do tui nói quá lời. Không. Cái đó là trong kinh nói đó. Trong kinh nói. Và trong kinh còn nói thế này. Một cái người hành giả, một vị tăng sỹ mà tu đúng mức á thì mỗi bữa ăn á. Xem cái chuyện mình bỏ thức ăn vào miệng nó giống như một người mẹ mà bị lạc đường ở sa mạc. Bất đắc dĩ phải ăn thịt con. Thì tôi biết tôi nhắc lại cái đoạn kinh này thì bà con nghĩ rằng tôi nói quá lời. Nhưng mà…đến nước này tôi cũng nói luôn. Chứ giờ tui không nói thì bà con sao mà tin. Là tại sao tới cái mức độ như vậy? Tại sao lại coi như là mình ăn thịt con? Là bởi vì mình cứ nhớ thế này. Bao nhiêu cái tai ương, bao nhiêu cái tai nạn, bao nhiêu cái đau khổ về thân, về tâm của mình nè, nó đều từ cái thân này mà ra. Phải không? Từ cái thân mấy chục ký này mà ra. Do có cái thân này nè thì mình mới có bệnh hoạn, có tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, bị xơ gan, ung thư, bị sỏi thận, sỏi mật, ruột thừa…bị này nọ, phải không? Mọi thứ tai ương, tai họa, đau khổ đều từ cái thân này mà ra. Mà bây giờ mỗi ngày á, mình phải nuôi nó để chi, để mình tích lũy cái tai họa mà trong khi bao nhiêu cái tai họa đó, cái chết, tuổi già, bệnh hoạn đều từ cái thân này mà ra. Các vị có nghe kịp không? Mà phải là hành giả mới thấy được cái này. Chứ chửi tui như chó á thì nghe cái này không có hiểu nha. Là mọi thứ đều từ cái thân này nó ra. Chẳng hạn như rùng mình bấm nút một cái, cái thân này nó biến thành một làn khói thì mình hạn chế rất là nhiều thứ khổ mà đằng này. Chính vì mình cứ lê cái thân heo này nè. Đó. Nặng nề mấy chục ký, nó bị cao máu rồi dư mỡ, rồi nó bị tim mạch, nó bị tiểu đường rồi nó bị vấn đề về tạng phủ nào là ruột thừa, ruột non, rồi nó bị nào là ung thư, nào là…tùm lum hết. Vậy mà mỗi ngày mình phải ăn để nuôi nó. Để chi? Để nay mai nó mới xì mấy cái bất trắc ra. Mình lãnh đủ. Các vị tưởng tượng đi. Nghĩ cái đó thấy ngán. Và chỉ cần là các vị không đói. Chỉ cần mà các vị không đói. Phải không? thì các vị mới đủ bình tĩnh để thấy cái chuyện mà mình đút nguyên một muỗng thức ăn vào miệng rồi nhai nhai, mình nuốt một cái ực á. Nó giống như là mình bỏ rác vô thùng vậy đó. Tui nói lại lần nữa nha. Chỉ cần mình không đói. Chỉ cần mình ăn cái món mà mình không thích, mà có điều chỉ là hành giả mới làm được chuyện đó. Chứ còn mà người không có tu, không có học á. Họ nghe tui nói thì họ thấy kỳ lắm. Phải không? Nhưng mà người có tu, có học á. Họ thấy cái đó đúng. Có nghĩa là khi mình không đói, hoặc là ăn món mà mình không thích thì mình mới có đủ bình tâm, bình tĩnh, đủ cái sáng trí để mình thấy rằng nó có một cái gì đó nó hơi kỳ kỳ, nó hơi sai sai. Khi mà tự nhiên lấy cái miếng ăn đó thò vào trong cái lỗ này rồi nhai nhai, nuốt cái ực mà mình tưởng tượng coi. Cũng cái món ăn đó, cũng cái lon nước đó. Cũng cái miếng tráng miệng đó mà mình nhai nhai nhai mình nhả vô trong cái bịch nilon á. Phải không? Rồi mình đeo cái bịch đó trước ngực. Rồi mình có ngủ được không? Nó gớm chết đi. Nhưng mà đằng này á, mình cũng nhai, cũng nuốt, cũng uống. Phải không? Mà mình đưa vô trong miệng của mình cái ực rồi mình súc miệng, đánh răng á thì mình không thấy gớm nữa. Đó. Chứ còn nếu mà mình không có thấy đói á. Thì chuyện ăn một cái gì đó nó rất là kỳ cục. Còn nếu mà các vị vẫn u mê không thấy thì tôi ví dụ một chuyện khác nữa. Bây giờ các vị không có ăn bằng miệng mà các vị ăn bằng một cái lỗ nào đó trên đầu gối của mình á. Mà cái lỗi đó không có lưỡi. Vì có lưỡi mới thấy ngon nha. Có mũi mới thấy thơm. Mà bây giờ cái lỗ này nó nằm ở trên đầu gối của mình á. Mà cái lỗ đó lại không có mũi không có lưỡi. Chỉ là cái lỗ thôi. Rồi mỗi ngày đó là mình mới lấy tôm, cua, cá, thịt, rau cải, trái cây, chè , xôi, bánh, trái để mà nhét vào cái lỗ ấy để mình sống thì lúc đó các vị mới thấy. Mỗi lần mà nhét như vậy đó. Nó không có sung sướng gì hết á. Nhưng mà nhờ mình không có ăn bằng cái lỗ trên đầu gối, mà mình ăn bằng cái miệng, mà cái miệng nó ở kế bên cái lỗ mũi mà trong miệng có cái lưỡi. Nhờ lưỡi mình mới biết. Ờ, nó có cái này ngon nè. Cái này ngọt đắng bùi nè. Nhờ cái mũi mà mình mới biết cái mùi này là mùi thơm nè. Đấy. Mùi sầu riêng, mùi mắm, mùi chao, mùi chiên, mùi nướng. Đấy. Do cái nghiệp tham ái trong năm dục cho nên mới khiến cho mình có cái hình hài có mũi, có lưỡi, ĐAM MÊ ở trong những thứ mà mũi và lưỡi nếm. Chính vì đó đó. Cho nên mình mới thấy ăn nó ngon. Hiểu được mấy cái này mình mới tin lời Phật nói. Tại sao một hành giả mà mỗi lần ăn là coi như mẹ mà ăn thịt con vậy đó. Bây giờ mới phân tích ra mới hiểu về cái đó. Nha. Thì tui đánh một cái dòng thì bà con tưởng tui lạc đề. Không. Tui nói một vòng để cho bà con thấy hai cái câu cuối đó. Là cái gì giả và khổ á, không đáng xem nó là ta, là của ta. Là bởi vì…đã phân tích một phần đó và đã thấy ớn rồi. Chính vì có cái thân, cái tâm này nè. Vì có cái tâm nó mới có cái khổ tâm. Vì có cái thân nó mới có khổ thân. Vì có sống nó mới có chết. Bây giờ thì chưa đâu. Bây giờ quý vị còn lết vô đây, quý vị còn nghe giảng, các vị chưa có bị bệnh nhiều đúng không? Chứ còn bệnh đâu có vô đây nghe được. Các vị cũng..tài chính cũng không đến nỗi tệ. Ít nhất cũng là có cơm để ăn. Ngày ba bữa, quần áo mặc tối ngày. Chứ còn nếu mà giờ quý vị vẫn còn đầu tắt mặt tối giật gấu vá vai thì các vị đâu có thời gian vào đây nghe giảng. Phải không? Thì chính vì các vị bây giờ đang trong một cái tình trạng không có tệ lắm. Cho nên các vị mới vào đây nghe giảng được và chính vì không tệ lắm cho nên các vị thấy lời Phật làm như hơi quá quá vậy đó. Phải không? Chứ Phật không có nói quá đâu. Phật mới nói ít thôi đó. Phải không? Phật chỉ nói cho mình nghe MỘT CHÚT thôi đó. Chứ còn Ngài mà Ngài nói cho mình nghe thì còn ghê nữa kìa. Ngài nói cho mình nghe về ba đời, tám kiếp, sanh tử còn ớn nữa. Cái chuyện mà sa đọa trầm luân, làm giòi, làm giun mà ở trong ống cống, trong hầm cầu đó là mình còn ớn nữa. Mà ở đây, Ngài chỉ nói cho mình biết là một bữa ăn cần phải được quán chiếu như là thịt của con mình. Ngài chỉ nói tới đó thôi. Ha. Và Ngài cũng cho mình biết là cái phàm tâm của mình, rôi cái thân xác này của mình, cái danh sắc này của mình luôn luôn trong tình trạng vô thường đã đành rồi mà nó LUÔN LUÔN trong tình trạng DỄ BỊ TẤN CÔNG HƠN BAO GIỜ HẾT. Ngài nói 6 Xúc giống như là một con bò mà bị lột da vậy đó. Các vị tưởng tượng đi. Mình mà bị một cái vết đứt tay hơi sâu. Không, cái chân của mình mà mình đã thấy dễ bị đau rồi. Phải không? Chỉ một vết nhỏ trên tay, một vết xước, vết thương ở dưới chân là mình đã dễ bị tổn thương. Ngộ lắm. Bình thường nó không có gì hết. Nhưng mà khi cái chân mình nó bị cái gì á là nó hay bị đá lắm. Đá cái này, đá cái kia. Cái bàn tay của mình bình thường nó lành lặn lắm, không có gì. Mà một khi nó bị đứt á thì cái chỗ bị đứt nó dễ đụng này, đụng kia. Đó. Mà mới có một vết đứt thôi. Huống chi là nguyên một cơ thể mà nó bị lột da thì cái vị tưởng tượng đi. Nóng nè, lạnh nè, cát nè, bụi nè, côn trùng nè, tha hồ tấn công. Thì cái thân này nó tha hồ mà nó bị bệnh nặng. Hễ còn có cái phàm tâm, hễ còn có cái thân xác này á thì chúng ta có nhiều cái điều kiện để chúng ta bị khổ lắm. Mà xui một chỗ, các vị không có học đạo và không có hành đạo nên các vị không có TIN. Không có tin là cái thân tâm này nó khổ trong từng phút. Có lắng tâm và Trí Tuệ á, thì các vị mới thấy là cái cơ hội để mình đau khổ nó lớn hơn cơ hội để mình được an lạc, cái cơ hội để mình khổ tâm nó lớn hơn cái cơ hội để mình được vui vẻ, cơ hội để mà mình bị khó chịu , bứt rứt trong cơ thể nó lớn hơn cái cơ hội mà mình mát mẻ, êm ái, dễ chịu. Các vị coi, ngồi yên dùm tui đi. Ngồi yên dùm tui ngay bây giờ nè. Xếp bằng lại. Phải không? Để hai tay lên ngay rốn phải không? Nhắm mắt lại, theo dõi hơi thở, ra biết ra vào biết vào trong vòng năm phút coi tui nói đúng hay sai. Cái tâm của các vị nó bồn chồn, nó ray rứt. Rồi còn cái thân của các vị nó không có yên. Nó ngứa nó nhột nó tê, nó buốt, nó mỏi, nó đau lung tung hết. Từ ở trên đầu tới gót chân. Thân tâm mình nó không có sướng lắm đâu. Mà tại vì lâu lâu á, mình được một chút gì đó, mình dựa vào cái chút đó rồi mình nghĩ là mình hạnh phúc. Thì rõ ràng mình soi gương mình thấy mình cũng đẹp mà. Phải không? Mình ra đường mình thấy cũng có thằng nó nhìn mình mà. Vậy là đẹp rồi. Sướng rồi. Rồi mình đói mình ăn mình thấy cũng ngon mà. Rồi mình thấy vợ mình, chồng mình cư xử như vậy cũng được mà, con mình nó cũng hơi ngoan ngoan mà, thì mình thấy mấy cái mà mà đó đó là mình tưởng đời là hạnh phúc. Chứ nếu mà mình ngồi xuống, mình cầm một tờ giấy và một cây bút trong tay, mình làm một bài toán, phải không? Cộng trừ, nhân chia. Mình coi coi một ngày á, mình được bao nhiêu giây phút thoải mái về thân, về tâm. Lúc đó mình mới thấy sự hiện hữu này nè. Nó đúng là nó vừa giả mà nó vừa khổ. Mà cái gì giả là khổ, mà cái gì khổ là giả. Và cái gì vừa giả vừa khổ thì nó không có đáng để mà mình coi nó là tôi, là của tôi. Mà có biết bao nhiêu người, không có biết đạo thì tôi không có đụng tới. Bởi vì họ đã nằm ngoài cái tầm phủ sóng của mình rồi. Nha. Mình nói người biết đạo á. Là cứ dính mắc hết nhà cửa, con cháu, thì cái chuyện đó là chuyện dễ hiểu nhưng mà cái này mới đau nè. Dính ở trong cái thành tựu đạo nghiệp mới ghê chứ. Học ba mớ thấy mình hay. Ngồi thiền ba mớ thấy mình hay. Tốn tiền bố thí một chút thấy mình hay. Phục vụ chút xíu thấy mình hay. Nghe pháp một chút thấy mình hay. Rồi nhìn quanh ta nói đứa nào cũng là rác rưởi, súc vật hết á. Có một mình mình là con người thôi. Đó. Các vị thấy chưa? Mà mình không hề nhớ rằng tất cả những cái hay đó nó được gắn liền với cái cục nợ đau thương máu lệ này. Bà Ma chan net bà nói. Cứ mỗi một bữa ăn bà cầm cái đũa lên. Chuyện đầu tiên là hãy tâm niệm rằng có thể đây là bữa ăn cuối cùng. Buổi sáng mà ra khỏi phòng và khóa cửa lại, đi đâu đó, thì hãy tâm niệm rằng biết đâu đây là lần cuối cùng cầm cái xâu chìa khóa này. Biết đâu sáng nay mình khóa cửa mà chiều nay không phải là mình. Phải không? Chiều nay không phải là mình. Tui nói quý vị chết ở Âu Mỹ buồn lắm. Thảm lắm. Chết ở đâu cũng vây thôi nhưng mà cái chết ở Mỹ nó phũ phàng lắm. Buổi sáng mà mình ra khỏi nhà mà mình bị tai nạn hay là mình bị mắc dịch, mắc gió gì mà mình chết ở ngoài nhà mình đó. Thì họ không có đưa về nhà làm đám đâu. Mà họ sẽ đưa vào….bị cái gì mà còn chữa được á, còn hy vọng thì họ đưa vào bệnh viện. Rồi từ bệnh viện mà không xong thì nó chuyển thẳng vô nhà hoàn luôn. Ở đó, người ta mới tắm rửa tẩm liệm mình rồi gia đình mình tới, coi như là họ cho giờ, ban ngày là từ mấy giờ đến mấy giờ rồi chiều tối là từ mấy giờ đến mấy giờ nó đóng cửa. Mình tới mình viếng, mình khóc này nọ rồi hả. Phát biểu cảm tưởng, diễn văn, điếu văn, xong xuôi rồi. Đúng giờ là người ta đuổi mình về. Tùy mình muốn quàn mấy ngày thì quàn. Hai ngày, năm ngày, bảy ngày cứ trả tiền là nó cho quàn thôi. Nhưng mà cái phũ phàng ở chỗ là khi mình ra khỏi nhà là không có cơ hội quay lại. Dĩ nhiên rồi, khi mình trở về không còn cái xác thì cũng bằng không. Nói theo cái đầu phàm phu của Việt Nam mình á. Ít ra mình còn được khiêng về nhà đúng không. Mình cũng còn nấn ná, day dưa với cái nhà mình chút đỉnh phải không. Nhất là Mỹ. Âu thì tui không có rành lắm nhưng mà Mỹ á. Hễ ra khỏi nhà mà có chuyện gì là đi luôn. Có nghĩa là hồi sáng mình khóa cửa nhà rồi đến chiều là đứa khác nó đến nó mở và nó tiếp quản toàn bộ sở hữu của mình ở trong đó. Đó là vợ mình, chồng mình, con mình, anh em mình, bà con xa, bà con gần của mình và nếu mà mình không có thân nhân thì có người của Chính Phủ tới. Chứ không lẽ cái nhà đó bỏ à. Và nếu cái nhà đó là nhà nợ thì nhà băng tới họ giải quyết. Cho nên là cái câu Đại Thần Chú, Đại Minh Chú, Đẳng Đẳng Vô Thượng Chú ở đây đó là “ Mọi thứ đều là giả – Mọi thứ đều là khổ – Cái gì giả là khổ – Cái gì khổ là giả – Cái gì khổ và giả đều không đáng là ta, không đáng là của ta”. Đó là câu thần chú của Nam Truyền và nó được gọi là thực tập hành trì qua ba đối tượng đó là Hạ Căn – gặp chuyện mới đọc, Trung Căn – thường xuyên đọc, Thượng Căn – luôn luôn đọc và sống trong đó. Đấy là Đại Thần Chú, Đại Minh Chú của Phật giáo Nam Truyền. Và trong room nhiều người nghĩ rằng chắc ổng nói đùa chứ cái này đâu phải là thần chú. Xin thưa các vị, chú là cái gì? Chú là một cái câu mà mình đọc tới đọc lui. Để chi? Để mà cầu đến một cái tác dụng nào đó thì đó là chú chứ có gì đâu. Chú là gì? Chú là chú. Chú trong tiếng Hán được viết bằng bộ Thủy. Thủy là nước Chú là rót. Bình thường cái tâm mình nó lăng xăng lăng xăng, mình đọc chú là bây giờ mình cứ rót vô vào cái đối tượng đó. Chú có nghĩa là rót. Nhớ nha. Thì ở trong tiếng Phạn á là man ta ra. Nó có nghĩa là thầm thì. Cái gì mà mình cứ lâm râm, thầm thì hoài thì gọi là man ta, là lâm râm. Mà tiếng Hán kêu là Chú. Nó lại có nghĩa là rót. Qua tới Việt Nam mình á thì coi như là mình không biết cái nghĩa man ra của tiếng Phạn mà mình cũng chẳng biết nghĩa của chữ Chú bên tiếng Hán. Mà mình cứ tưởng chú là một cái gì đó ghê gớm. Thì bây giờ mình kết hợp hai nghĩa của tiếng Phạn và tiếng Hán. Thì có nghĩa là cái gì đó mà mình cứ lâm râm đọc hoài, rót cái tâm mình vào trong đó thì đó gọi là Chú. Cái gì tui không hứa nhưng mà cái thần chú này nè, nếu mà các vị hành trì nó mà bằng cái trình độ Thượng Căn á. Luôn luôn mà trì niệm cái câu thần chú này , sống trong câu thần chú này. Câu thần chú của Nam Tông không phải đọc bằng miệng mà đọc bằng cái đầu. Nhớ nha. Đọc bằng cái đầu. Thì đọc cái này và quán niệm nó bằng cái đầu mình á thì trong một tháng, hai tháng á thì trong kinh gọi là kinh Trung Bộ lẫn Trường Bộ, bài Đại Niệm Xứ á. Thì Đức Phật Ngài dạy rằng: Nếu mà sống với cái thần chú này, thì trong bảy tháng, bảy năm hoặc nếu đủ duyên có thể là bảy ngày, có thể chứng Đắc Thánh Quả . Các vị không nghe tôi nhắc đến về Tứ Niệm Xứ đúng không? Nhưng mà bốn câu này lại là tinh thần của Tứ Niệm Xứ. “ Mọi thứ đều là giả – Mọi thứ đều là khổ – Cái gì khổ đều là giả – Cái gì giả đều là khổ – Cái gì khổ và giả đều không đáng là ta và của ta”. Thì hành giả Tứ Niệm Xứ buổi đầu á, đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, nhưng mà sẽ có một ngày nào đó khi Chánh Niệm nó đủ mạnh, hành giả thấy rằng do có cái tâm muốn đi rồi nó mới có cái động tác đi. Cái tâm muốn đi nó là vô thường . Đọng tác đi cũng là vô thường vì một lát nữa nó không đi nữa mà nó ngồi như cái bài hát mà COVID á. Anh nằm xuống trước, anh lại ngồi, anh đứng lên rồi anh lại nằm mà anh mỏi lưng anh lại ngồi rồi anh ngồi xuống anh đứng lên á. Anh ngồi xuống xong một hồi anh đứng lên rồi một hồi anh lại nằm á. Đúng là hành giả Tứ Niệm Xứ là họ sẽ hành trì theo bài này. Buổi đầu á. Tất cả những cái buồn vui của mình nó đều là cái sự đắp đổi của cảm xúc và trên đời này. Tôi đã nói hoài, nó không có hạnh phúc mà chỉ có giải pháp cho đau khổ thôi. Sự vắng mặt của đau khổ mình gọi là hạnh phúc và sự vắng mặt của hạnh phục mình gọi đó là đau khổ. Tìm được cái mình thích thì đó là hạnh phúc mà né được cái mình ghét thì đó là hạnh phúc. Không né được cái mình ghét thì đó là đau khổ mà không có được cái mình thích thì đó là đau khổ. Cho nên á nếu mà mình hiểu tới nơi tới chôn thì hạnh phúc và đau khổ đi ra từ thích ghét mà thích ghét đó lại đi ra từ tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Nếu mà mình xé nó banh chành như vậy thì mình mới hiểu Đại Thần Chú, Đại Minh Chú này “Mọi thứ đều là giả – Mọi thứ đều là khổ – Cái gì giả đều khổ – Cái gì khổ đều giả – Cái gì giả và khổ đều không đáng là ta, là của ta.”. Mà cái gì nó là khổ thì sao ta? Cái gì nó là khổ thì cần phải được nhìn thấy bằng chánh trí rằng cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi, bổn mạng của tôi. Cái mạng cùi của tui nó chỉ có chừng đó thôi. Nếu mà đủ duyên bao nhiêu cũng là đủ. Vô duyên thì nghe bao nhiêu cũng là thừa. Tôi mệt lắm rồi. Chúc các vị một ngày vui và hy vọng rằng dù không xăm lên người thì cũng thường xuyên là bậc Thượng Căn để mà tụng đọc , gia trì cái bài thần chú này ngày đêm, không đợi đến khi hữu sự. Nhớ cái đó. OK. Chúc các vị một ngày vui.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua ứng dụng Zoom năm 2020. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app