Đúng và Sai

Bài Giảng Sư Toại Khanh Zoom 2020

Vấn đề cần thiết, quan trọng trong đời sống mỗi người cũng như trong cuộc tu hành, đó là chuyện đúng và sai. Hai chữ này nghe qua rất là đơn giản nhưng mà nó là nội dung, là cốt lõi, là tinh thần, là linh hồn của thế giới.

Mình nghe chữ đúng sai nó là đơn giản nhưng nó quyết định mọi thứ. Trong cuộc bầu cử ở Mỹ, mình thấy cũng tùy thuộc vào sự chọn lựa của người Mỹ mà chúng ta một nhiệm kỳ của ông Trumph và những gì đã xảy ra trên đất Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung cũng tùy thuộc vào sự lựa chọn của người dân Mỹ đối với vị tổng thống tương lai của mình. Rồi bây giờ qua một giai đoạn mới chúng ta thấy họ tiếp tục chọn, kỳ trước là giữa bà Hillary với ông Trumph. Kỳ này giữa ông Trumph với ông Biden. Thì ở đây tôi không có ý kiến về vấn đề chính trị. Tôi không nói là ai đúng ai sai. Mà tôi chỉ mượn cái sự kiện của thế giới để nói một điều : đó là do chính cái lựa chọn của mình về chính trị, về văn hóa, về tôn giáo, về đời sống thường nhật mà cuộc đời của ta nó ra sao. Từ những lựa chọn lớn như bầu cho ai cho đến cái lựa chọn nhỏ là mình nên ăn uống, sinh hoạt, tiếp xúc, giao tiếp như thế nào. Tất cả những cái đó đều có ảnh hưởng lớn, ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống của mình. Dầu mình là một người homeless, mình không có tiền không có nhà không có xe. Mình không có tài sản gì hết, nhưng mà mỗi mỗi cái lựa chọn trong đời sống mình, mỗi quyết định trong cuộc đời tiếp theo của mình, trong quãng đời còn lại của mình thì chuyện đúng sai quan trọng lắm.

Trong tinh thần Phật pháp chữ đúng sai rộng và sâu lắm. Trước hết đúng hay sai nó phải được phân tích trên nhiều khía cạnh, nhiều phương diện chớ không phải là nói chuyện một chiều. A là đúng, B là sai, nói như vậy là mới một chiều thôi. Mà đúng hay sai còn nhiều khía cạnh khác để quyết định. Thí dụ như công dụng, thời điểm, cường độ, và trên hết là bản chất.

Tôi nhắc lại một chuyện mà tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, trong Phật giáo mình có cái chữ mà đa phần người Việt Nam mình hiểu sai. Cái chữ đó mình nghe mỗi ngày mà trong khi đó mình hiểu sai. Đó là chữ THIỆN. Chữ thiện ác. Muốn nói chữ ác mình nói chữ thiện trước nó lòi ra chữ ác. Chữ thiện trong đạo Phật mình có nhiều từ lắm. Cái từ ai cũng biết là từ . Cái chữ này tôi nói đi nói lại không biết là bao nhiêu lần. Giống như trong lớp intership ngày chủ nhật đó, tôi bàn luận chữ danh sắc. Tôi nói rằng cái chữ DANH và chữ SẮC nó không có ổn. Bởi vì trong tiếng Pali, cái chữ danh là nama , cái nghĩa phổ biến là cái tên, tên gọi, tiếng Hán Việt nó là danh. Còn sắc tiếng Phạn(Pali) gọi là rupa. Cả Pali lẫn Sancrist đều là rupa hết. Nhưng trong bản tiếng Hán mình dịch là sắc. Mà các vị biết bản thân chữ danh là cái tên gọi đó, nó không có đủ để đại diện, không đủ để chuyên chở ý nghĩa của chữ nama trong Pali. Chữ nama trong Pali nhiều nghĩa lắm. Mà ý nghĩa tên gọi đó chỉ là một trong các nghĩa thôi. Mà mình muốn hiểu chữ nama-rupa là gì đó mình phải truy nguyên nguồn gốc chữ nama từ động từ căn là , nó có nghĩa là hướng đến, nhắm tới. Thì bản chất của tâm, thức hay là ý, nó là hướng tới hay nhắm tới cái đối tượng cảnh sở tri. Cho nên nếu ở đây mình dịch lấy cái nghĩa là danh thì nó gượng dữ lắm, rất gượng, gượng dữ lắm. Cho nên các bản dịch tiếng Anh có rất nhiều bản dịch chữ danh sắc, chữ danh là consciousness, hoặc là mind. Chứ không dịch là name. Cái thứ hai là mình thấy trên bản tiếng Đức chữ sắc họ dịch là material. Đức đọc mareal mình âm đọc là mareal, hoặc dịch là matter trong tiếng Anh. Trong tiếng Đức là material. Chứ mình dịch là , thân xác là đã kỳ rồi, tiếng Đức dịch là đã kỳ lắm rồi, nói chi là mình dịch chữ sắc. Các vị dò coi trong bản tiếng Anh tiếng Đức nào mà họ dịch phabet là màu hay colour là màu, không có. Chỉ có bản tiếngViệt Nam mình dịch là sắc dựa vào bản Hán Việt. Cho nên mình phải truy nguyên nguồn gốc chữ nama từ chữ namati có nghĩa là hướng đến, trông vào, cúi xuống, hướng vào. Giống như chữ Namo từ chữ có nghĩa là hướng đến. Namo macaya namo . Rồi chữ rupa nó là danh từ, hình thức danh từ của động từ rupati, có nghĩa là , có nghĩa là phân hủy, tan rã, băng hoại. Bởi vì cái đặc điểm của tâm, hay là của thức là hướng đến cái ngoại trần. Còn đặc điểm của sắc là sự tiêu hủy, tan rã, băng hoại trước những điều kiện ngoại lực vật chất. Cho nên ở đây mình dịch vậy nghe rất là gượng. Nãy giờ tôi cố ý đi lạc đề đó nghe.

Bây giờ tôi quay trở lại chữ thiện ở đây. Trong đề tài hôm nay tôi nói về chữ đúng sai. Trước hết tôi nói đúng sai trên bản chất trước cái đã. Tôi bàn về chữ thiện. Chữ thiện trong tiếng Phạn là cusala nghĩa là khéo, đúng, đúng cách hoặc là khéo, hoặc là đúng cách. Tiếng Anh dịch là skilled. Mà trong tiếng Hán dịch là thiện( ). Thiện đây có nghĩa là khéo. Như thiện chiến, thiện xạ đó. Chữ khéo này hoàn toàn không có nghĩa đạo đức ở đây. Nó không mang tính đạo đức, tính tôn giáo, tâm linh, tinh thần gì hết. Mà nó thuần túy là nghĩa kỹ thuật, kỹ thuật nghe, technic thôi. Chứ không có cái nghĩa ở đây. Có nghĩa là tất cả chúng sanh trong đời này ai cũng muốn sướng. Ai cũng sợ khổ. Ai cũng muốn sướng sợ khổ. Nhưng cái hành động nào, suy nghĩ nào, ngôn ngữ nào mà nó có tác dụng đi ngược lại cái ý hướng đó, thì cái đó được gọi là không khéo, gọi là bất thiện. Ai cũng muốn sướng, ai cũng muốn giàu, ai cũng muốn đẹp, ai cũng muốn khỏe, ai cũng muốn thọ, nghe, mà cứ làm toàn cái chuyện đi ngược lại cái giàu, khỏe, đẹp, thọ… Toàn là sát sanh, trộm cắp, dâm vọng tửu, làm toàn mấy chuyện đó. Đi ngược lại cái ước muốn của mình. Mình muốn khoét cái lỗ. Thay vì mình lấy đi thì mình lại đắp vào, thì làm sao có được cái lỗ? Rồi mình muốn đắp một cái gò thì mình phải thêm, chớ sao lại bớt? Mình muốn đắp cái gò mà lại đi móc cái lỗ là sao, nghe! Muốn khoét cái lỗ thì phải lấy bớt ra. Mà muốn đắp cái gò thì phải thêm vào. Cái đó gọi là đúng, là khéo. Ở đây mình sợ khổ, mình ham vui, ham sướng thì mình phải làm cái gì mà nó đem lại kết quả là lìa khổ được vui. Cái đó gọi là hành động đúng cách. Cái đó gọi là thiện. Nghe!

Như vậy cái đúng sai ở đây đầu tiên nói trên bản chất, bản chất thiện ác. Trong giáo lý A tỳ đàm thì có cho chúng ta biết một chuyện là toàn bộ vũ trụ này được cấu tạo trên hai công thức. Một là tâm lành, thứ hai là tâm ác. Chính cái tâm nó đẻ ra tất cả. Thí dụ mình nói cái duyên khởi của vạn hữu gồm có bốn thứ : là nghiệp, tâm, thời tiết và dưỡng tố, nói theo A tỳ đàm đó. Nhưng mình thấy cái nghiệp nó cũng chính là tâm. Tâm thiện ác trong quá khứ nó khiến mình tạo ra ba nghiệp thân khẩu ý. Cho nên trong đời này mình gọi đó là tiền nghiệp. Thật ra tâm mình quyết định tất cả. Bởi vì nghiệp cũng do tâm mà ra. Và cũng theo A tỳ đàm thì hai cái sau cũng do tâm mà ra : thời tiết và dưỡng tố. Do cái tâm tư chúng sanh mà nó chiêu cảm trời đất thiên nhiên khiến cho nó nảy sinh ra cái này cái kia. Thí dụ như mình thấy lụt lội, bão tố. Một phần cũng do người ta túi tham không đáy khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Không có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Đó là tâm thức con người. Tâm thức con người nó dẫn tới chuyện mình ngược đãi thiên nhiên thì đừng trách thiên nhiên trừng phạt lại mình. Đó rõ ràng là do tâm,nghe. Cho nên trong một thế giới mà ai cũng sống với tâm lành, trong một thế giới mà ai cũng đang hưởng quả lành thì sẽ không có những bi kịch, những thảm họa ghê gớm rùng rợn như vậy. Một khi đời xưa mình sống bằng tâm ác thì bây giờ mình phải chịu quả khổ, cho dầu mình là thánh là Phật đi nữa mà quả đã trổ rồi thì tránh không được. Mà cái quả đó ở đâu ra. Cái quả khổ đó ở đâu ra? Rõ ràng là do cái tâm bất thiện đời trước. Thí dụ như Đức Bổn sư của mình, Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni là một vị chí tôn chí thánh toàn thiện toàn giác. Đúng. Nhưng mà cũng do kiếp xưa nào đó Ngài cũng đã từng có những giây phút sống bằng tâm ác, tạo những nghiệp ác. Cho nên đời này Ngài mới bị những tai họa này nọ. Mặc dù Ngài cuối cùng cũng không sao. Nhưng mà tai họa mình cũng phải nhìn nhận tai họa . Có biết bao nhiêu lần Ngài bị người ta thuê sát thủ, rồi người ta lăn đá, người ta thẻ voi điên, rồi người ta thuê sát thủ, tùm lum hết, rồi chửi bới nói xấu đủ thứ chuyện, vu oan giá họa. Hén.

Như vậy mọi sự ở đời đi ra từ cái tâm mình hết. Thì nói theo A tỳ đàm thì cái tâm ở đây gồm có hai công thức:

-Công thức 1: cái biết đơn giản không phàm thánh thiện ác + 13 tâm sở trung tính, những thành tố căn bản cho một cái tâm + 14 tâm sở tiêu cực. Thì cái công thức 1 +13+14 này là tâm ác. Chính cái tâm ác này tạo ra các quả xấu, đưa người ta đi đầu thai cõi khổ. Hoặc là nó tạo ra những đau khổ, những tai họa, những chuyện trái ý nghịch ý trong đời sống bình sinh. Và sau cùng chính cái tâm này, chính cái công thức 1+13+14 này nè nó tạo ra các cảnh giới sa đọa. Cái cảnh giới sa đọa là do tâm ác chúng sanh tạo ra.

-Và một nửa vũ trụ là cõi lành. Cõi lành là do công thức thứ hai là 1+13+25. Số 25 đây là những thành tố tâm lý tích cực. Những thành tố tâm lý này cộng lại làm nên tâm lành. Tâm lành đó cho ra hệ quả là gì? Một là bản thân tâm lành đó có mặt thì đương sự được an lạc. Thứ hai là nó cho quả về sau. Có nghĩa là cái tâm lành đó cho mình tâm đầu thai về cõi lành và nó cho mình niềm vui trong cõi bình sinh ở mọi kiếp sống. Nghe!

Và trên hết, chính tâm lành, chính tâm ác, nó góp phần không nhỏ trong việc chiêu cảm, tác động lên môi trường sống, trong đó gồm có thiên nhiên. Bây giờ mình nói chuyện gần nè. Trong một xã hội mà có giáo dục, có nhân bản thì người ta không có xả rác, không có trộm cắp, không có bạo hành, không có bạo lực. Mình dò xem trên thế giới có những quốc gia mà đứng đầu về tỉ lệ tội phạm, về tỉ lệ tự sát. Nhưng ngược lại có những quốc gia mà tỉ lệ bạo lực, bạo hành rất ít, rất thấp, là vì đâu? Cũng là do cái tâm người, do cái lòng nghe.

Cho nên chuyện đầu tiên cái đúng cái sai là nói trên bản chất. Bản chất thiện ác, bản chất lành và xấu ở mỗi chúng sinh, đầu tiên là như vậy. Chính vì bản chất thiện ác đó nó mới cấu tạo nên vũ trụ này. Cho nên khi mình làm chuyện ác mình đã mở đường cho vô số cái bậy bạ sau này. Do sát sinh đời sau sanh ra bệnh tật yểu mệnh. Do trộm cắp bủn xỉn đời sau sanh ra đói nghèo, mất của, tán gia bại sản, không giữ được của cải. Rồi do tà dâm đời đời sanh ra trở thành đối tượng thù ghét ác cảm của mọi người. Do cái nghiệp nói dối đời đời sanh ra là không có được niềm tin của ai. Cái này khổ lắm nghe., nói không ai tin hết. Còn cái thứ tư là do cái giới tửu. Tức là do sử dụng chất kích thích gây say gây nghiện, ảnh hưởng tâm lý cho nên đời sau sanh ra phải bị tâm thần mất trí, trì độn, thiểu năng.

Mình thấy do những cái đó tạo ra những bi kịch bình sinh. Rồi từ những bi kịch này nó lại là cái nền để tạo ra vô vàn cái ác nghiệp khác. Trong kinh nói nếu mà đời trước mình sống bằng tâm lành :từ bi, kham nhẫn, hỷ xả, trí tuệ, chánh niệm, thiền định thì đời sau sanh ra khỏe đẹp, thông minh, giàu có. Với nền tảng này chúng ta dễ làm thiện hơn. Phải nói như vậy. Tôi biết trong room này có nhiều người bất mãn. Nói là ổng nói như vậy thì cái đạo này dành cho người giàu. Không phải. Ai cũng tu được hết. Nhưng mà mình phải nhìn nhận. Cái người khỏe tu tốt hơn người bệnh. Người thọ có thời gian tu hơn người yểu. Người thông minh tu, học tốt hơn người chậm lụt, trì độn, thiểu năng. Đúng hôn, chưa kể là tâm thần? Cho nên mình thấy rõ ràng trong nhân quả có những mối quan hệ như sau.

Quan hệ nhân quả có nhiều trường hợp:

-1/ Cái nhân tạo ra quả.

-2/ Cái quả lại tạo nền tảng tác động cho nhân, nhân mới đó. Tức là đời trước do tôi rộng rãi, hào sảng nên đời này tôi có của. Có của bây giờ là quả của nhân hào sảng ngày xưa. Rồi trên cái quả có của bây giờ, tôi lại dễ dàng làm chuyện bố thí, vung tay làm phước rộng rãi. Đó gọi là quả tác động nhân. Rồi từ cái nhân hào sảng này nó tạo ra cái quả sung túc. Đó là quan hệ nhân quả.

Cũng chính cái nhân hào sảng này tiếp tục làm nền tảng cho cái nhân hào sảng khác. Thí dụ tôi rộng rãi thì đời sau tôi sanh ra sung túc. Nhưng cũng nhờ tôi rộng rãi kiếp này nên đời sau tôi dễ dàng tiếp tục trở thành người hào sảng lần nữa. Còn nếu đời trước tôi bủn xỉn thì đời này tôi sanh ra khó nghèo, nghèo khó. Rồi từ cái nghèo khó tôi lại tiếp tục cái cơ hội của điều kiện tâm lý để tôi bủn xỉn. Càng bủn xỉn càng nghèo. Càng nghèo càng dễ bủn xỉn. Còn khi tôi hào sảng thì tôi lại sung túc. Mà càng sung túc tôi lại càng có điều kiện để hào sảng. Đó. Đó là quan hệ của nhân tạo ra quả, quả tác động nhân.

Rồi tiếp theo là quan hệ giữa nhân với nhân. Tức là nếu mình sống ác nhiều quá thì sau này mình sanh ra dễ ác hơn. Còn mình sống thiện, một đời sống thiện thì đời sau sanh ra mình cũng dễ sống thiện hơn. Đó là quan hệ giữa nhân và nhân.

Vì vậy mình thấy nó là một cái vòng tròn. Nhân tạo ra quả. Quả tác động nhân. Nhân tác động nhân. Nhân tạo ra quả. Quả tác động nhân. Nhân tác động nhân. Đó. Rồi nhân tạo ra quả. Nó cứ vòng vòng, vòng vòng như lai. Vòng vòng đó là quan hệ nhân quả. Cho nên chuyện đầu tiên nói đến đúng sai thì mình nói trên bản chất. Bản chất nó là thiện hay là ác. Cái tâm tư nào, hành động nào, ngôn từ nào mà nó có cái động lực là tâm thiện, nó có nội dung là lợi mình lợi người, giúp mình giúp người đời này đời sau thì cái đó gọi là thiện, là đúng, đúng trên bản chất.

Chưa hết. Người có tâm lành, ngoài chuyện họ có được nhiều công đức, phước đức, phước trí. Có nghĩa là họ có những thành tựu, có những may mắn về tinh thần hay về vật chất thì đúng thêm một chỗ nữa là khi mình có phước thì mình dễ tu lắm. Mà nghe chữ tu là thấy nó đúng rồi. Dễ tu lắm. thí dụ mình muốn giữ giới thì mình cũng có điều kiện hơn người thiếu phước. Thí dụ mình bịnh nhiều quá mình phải xài rất nhiều tiền. Mình bịnh nhiều quá mình phải uống rất nhiều thuốc. Nhưng nếu mình có phước thì cái chuyện đó bình thường. Còn người không có phước khi mà bị bịnh thì sao. Thì phải làm mọi chuyện. Kể cả chuyện bậy để có tiền uống thuốc. Chưa kể ở nhà quê tôi ngày xưa đó, khi bịnh rồi đó họ dám nuốt con thằn lằn để chữa bịnh suyễn. Rồi họ lấy cái sọ người, họ mài họ uống. Rồi chưa kể họ lấy con chuột chù, chuột chù còn đỏ đó bọc trong đất sét, nướng cho thành than đi. Rồi mới mài ra họ uống. Các vị nghe toàn là những bài thuốc rất độc, rất là ác. Mà ở đâu nó ra như vậy? Là do cái nghiệp xưa hành hạ giết chóc nên đời này mới bị bịnh, mới trọng bịnh. Rồi do đời xưa không có bố thí nên đời này không có thuốc chữa bịnh mà đi chấp nhận những thứ thuốc rất là ác, rất là bậy. Mình muốn giữ cái mạng mình mà mình phải đi đoạt mạng chúng sinh khác. Cho nên chuyện đầu tiên là cái đúng sai là phải căn cứ trên cái bản chất. Do cái ác này nên mới dẫn tới cái ác kia. Do cái đúng này nó dẫn tới cái đúng kia. Đó là cái chuyện đầu tiên. Khi mà mình sống bất thiện rồi thì nó kéo theo một loạt những cái bất thiện khác. Khi mình sống thiện rồi nó dễ dàng kéo theo một loạt thiện khác. Dầu muốn dầu không ta phải nhìn nhận đó là sự thật. Mà tôi chỉ nói là dễ thôi chứ không phải hẳn là những người giàu đều là những người hào sảng, những người thông minh đều biết dùng cái trí của mình để mà sống đúng chánh pháp, tôi không có hứa nghe. Nhưng mà nó dễ, nó dễ, tôi nhấn mạnh là nó dễ. Có sức khỏe thì nó dễ tu dễ học. Có tài sản sung túc thì nó dễ tu dễ học. Đại khái như vậy. Như vậy chuyện đúng sai chuyện đầu tiên là nói trên cái bản chất.

Tiếp theo cái đúng sai đôi khi không nằm ở bản chất mà nó nằm ở cái thời điểm. Bỏ bê nhà cửa, vườn tược đó là bậy. Siêng năng chăm sóc, dọn dẹp nhà cửa đó là đúng. Đó, đó là bước một. Nhưng mà bây giờ con mình, em bé nó nằm trong nôi nó khóc ngằn ngặt, ngằn ngặt, trong nhà đang có người bị bịnh cần được chăm sóc khẩn cấp, đang cần được cấp cứu, trên lò thì đang có nấu một cái nồi sôi ùng ục, chưa giảm lửa. Mà giờ đó mình đi dọn dẹp nhà cửa, đi chăm sóc vườn tược, là nó sai. Mặc dù nếu không mắc vào những hoàn cảnh đó thì chuyện dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn tược là đúng. Nhưng bây giờ trong cái bối cảnh như vậy mà mình đi dọn dẹp tiếp tục, tai ngơ mắt điếc để mà tiếp tục đi chăm sóc vườn tược, rồi dọn dẹp nhà cửa là sai.

Cho nên cái đúng sai đầu tiên là dựa trên bản chất. Cái thứ hai là dựa trên cái thời điểm. Trong kinh chú giải Pháp Cú nói rất rõ : Nếu biết Phật Pháp thời tuổi trẻ thì nên dành hai phần ba thời gian để trau dồi kiến thức giáo lý, và một phần ba thời gian là chuyên tâm thiền định. Biết đạo, biết Phật Pháp ở tuổi trung niên, tức là trước tuổi 40 đó, từ 20 tới 40 đó thì giai đoạn tuổi trẻ, tức là từ 10 tuổi đến 30 tuổi là giai đoạn tuổi trẻ, dài 20 năm. Rồi từ 30 cho đến 50 đó là giai đoạn trung niên. Từ 50 tới 70 là giai đoạn lão niên. Nhớ nhe, nhớ cái đó. Từ 10-30 là giai đoạn tuổi trẻ, theo phân tích trong kinh. 10 là vì trước 10 mình nhỏ quá mình không kể vì xin lỗi mình như con thú, như con chó con mình không kể. Nhưng từ 10-30 là 20 năm đó là giai đoạn tuổi trẻ. 30-50 là giai đoạn trung niên. 50-70 là giai đoạn lão niên. Sau 70 không kể nữa. Thì biết đạo trong 20 năm đầu thì nên dành hai phần ba thời gian cho kiến thức giáo lý. Biết đạo trong thời trung niên thì nên phân nửa học phân nửa hành. Rồi biết đạo trong thời gian lão niên thì coi như hai phần ba là hành, một phần ba là học. Biết đạo sau đó thì 100% là hành. Thì đó gọi là đúng. Còn nếu mình nghĩ học là tốt. Đúng. Học giáo lý là tốt, đúng. Nhưng mình coi lại ở cái thời điểm nào. Mình biết đạo vào lúc nào, và mình hiện giờ ở lứa tuổi nào. Nhớ nghe. Tôi nhắc lại. Học giáo lý là tốt là cần thiết là tuyệt đối quan trọng. Đúng. Nhưng biết đạo ở tuổi trẻ thì mình dành hai phần ba thời gian. Biết đạo ở tuổi trung niên thì là một nửa thời gian. Biết đạo ở tuổi lão niên thì hai phần ba là hành, một phần ba là học. Mà sau tuổi 70 thì bắt buộc phải 100% toàn phần fulltime dành hết cho cái chuyện hành đạo. Tức là lúc đó dù cái chuyện giáo lý mình dốt cách mấy cũng phải ráng học một cái đề mục, hai đề mục nào đó thích hợp để mà chuyên tâm chứ lúc đó không còn thời gian để mà nghiên cứu giáo lý nữa. Nghe. Đó gọi là đúng, tu đúng. Còn đằng này mình làm việc đúng mà mình làm sai lúc. Hồi nãy tôi nói đó. Trên lò có cái bếp nó chưa giảm lửa mà giờ đó mình tỉnh táo thong dong bình thản mình đi làm cái chuyện khác là sai. Mặc dù lúc khác dọn dẹp nhà cửa là đúng, lúc này không phải là lúc dọn dẹp nhà cửa, mà phải là chạy xuống giải quyết cái bếp lò. Em bé đang khóc trong nôi thì phải giải quyết chứ không phải để nó khóc lồi rún, khóc đến mức lạc giọng, khản tiếng là sai. Đấy. Đang có người trong nhà bị trọng bịnh cần được chăm sóc khẩn cấp, cần phải thay tã khẩn cấp, cần phải gọi bệnh viện khẩn cấp, mà giờ đó mình còn thanh thản, từ từ đi dọn dẹp nhà cửa là sai. Nhớ nhe. Và trong kinh nói rất rõ, trong một ngôi nhà đang cháy thì chuyện quan trọng nhất là, nếu còn có tí thời gian thì đem ra những gì có giá trị trong cái khả năng của mình. Chớ cái nặng quá phải bỏ rồi. Mà nếu trong khả năng mình đem ra cái gì thì tùy. Còn nếu thời gian ít nữa thì mình tìm cách thoát thân. Bản thân mình đem những người trong nhà ra, đem người ra, trừ của lựa những cái giá trị, mà nếu hết thời gian rồi chỉ còn có cách cứu người. Mà nếu thời gian eo hẹp nữa thì mình phải lo thân mình, mình nhảy dọt ra. Chớ không thể nào mình xớ rớ, chàng ràng một hồi là chết cà đôi. Nghe. Tôi nói hơi ác nhưng đó là sự thật. Thà còn sót lại một đứa còn tốt hơn là chết chùm. Khi mình biết không thể cưu được thì mình phải dọt thôi. Đó là đúng thời đúng lúc làm việc. Chứ mình không thể nào sống mà khư khư cái quan điểm đó là đúng, đúng mọi lúc, là không được. Hoặc là cái đó là sai, sai mọi lúc là không được. Tùy thời. Tùy thời. Nghe. Bởi đôi lúc đúng sai nó không nằm ở bản chất mà nó nằm ở thời điểm. Các vị nhớ trong kinh nói Đức Phật đó, một lời của Ngài có hội đủ bốn điều kiện Ngài mới nói.

Một là điều đó phải đúng với chân lý, đúng với sự thật. Đó là ( ) nghĩa là đúng sự thật.

Thứ hai là ( ), nghĩa là phải nói đúng lúc, đúng thời điểm. Cũng miếng đất đó, cũng hột giống đó nhưng không phải lúc nào mình cũng gieo. Lựa mùa nào, thời tiết nào, điều kiện khí hậu như thế nào mình mới gieo nó mới lên kết quả. Chớ không phải đất đó, hột giống đó mình muốn gieo lúc nào thì gieo. Phật nói chuyện đầu tiên là phải nói đúng sự thật, không nói cái điều ngụy,không nói điều sai sự thật. Thứ hai là Phật luôn nói đúng lúc, đúng thời điểm. Trước đó thôi một phút Ngài không nói. Sau đó một phút Ngài không nói. Các vị sẽ hỏi tôi kinh nào kinh nào? Dạ nhiều lắm, tới một tỷ lận. Nhưng giờ tôi dẫn chứng một kinh là các vị biết. Chẳng hạn như trong kinh Tiểu Bộ, trong kinh ( ) đó, có kể chuyện Ngài đi bát. Có một người tới xin Ngài nói cho một câu đạo để họ tu. Nhìn thẳng vào tâm họ Ngài biết ngay bây giờ cái tâm họ đang bung xung, dao động, chưa thể tiếp thu được ngay lúc đó. Ngài từ chối. Ngài từ chối hai lần như vậy. Khi mà Ngài từ chối vậy cái tâm họ đi vào tình trạng ổn định, ổn cố hơn. Đó, Ngài nhìn Ngài thấy OK nếu vậy bắt đâu bây giờ ta sẽ nói đây. Ngài nói cho họ nghe mấy câu thôi, khoảng hai phút thôi, không tới, chừng một phút thôi “ thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe”. Ngài nói trong vòng có một phút thôi rồi Ngài đi bát tiếp. Thì rõ ràng mình coi bài kinh đó, nhứt là coi trong chú giải mới thấy. Coi trong ( ) đó. Trong đó ghi rất rõ tại sao Ngài từ chối. Ngài biết trước sau gì Ngài cũng nói. Nhưng mà ngay cái lúc trước đó một phút Ngài không nói. Ngài để cho cái tâm người ta lắng xuống Ngài mới nói. Hoặc có lần tôi hay nói hoài đó. Mình đi bác sĩ, đi Đông y hay Tây y. Dầu mình có tới sớm tới trễ gì đó, nhưng mà người ta phải bắt mình ngồi chờ một chút để cho cái huyết áp rồi nhịp tim ổn định xong vô đo máu và lấy mạch, bấm mạch nó mới chính xác. Đúng lúc, nghe. Chớ không phải thân thể đó muốn làm gì làm. Cho nó ngồi một chút. Thậm chí có nhiều ông thầy thuốc bắc ổng còn bắt chuyện. Ổng thấy mình chưa ổn, ổng rờ vô thấy cái mạch mình chưa ổn. Tại vì mình mới vừa nói phone, mới coi tivi, tin tức gì đó mình chưa ổn. Ổng ngồi nói chuyện với mình một chút cho nó lắng xuống. Ổng vừa nói chuyện vừa coi mạch, thăm mạch mình đó. Đợi lúc nó ổn định rồi ổng mới cho ra một nhận xét. Ổng mới đưa ra quyết định cho uống cái gì, nên chữa trị ra sao.

Thì ở đây khía cạnh đúng lúc quan trọng lắm. Lời Phật nói chuyện phải hội đủ bốn điều kiện. Một là phải đúng sự thật Ngài mới nói. Thứ hai là cái đó phải đúng lúc, là ( ). Thứ ba là ( ), nghĩa là phải lợi ích. Bởi vì có những chuyện nó đúng sự thật nhưng mà nó không lợi ích. Đúng thời luôn. Nghĩa là nói nó người ta thấy rất là vui, nhưng ( ) là lời nói nó phải lợi ích. Nhưng mà bây giờ lời nói đó không đem lại lợi ích Ngài không có nói. Thí dụ như Ngài nói về bùa chú, về phong thủy, về chuyện trên trời dưới biển Ngài biết tất cả. Ngài hoàn toàn có thể đưa người ta vào thế giới mê lộ mê cung. Người ta mê chết luôn. Nhưng Ngài biết những điều đó không lợi ích gì hết Ngài không nói. Cho nên thứ nhứt là ( ), là phải nói đúng sự thật, ( ) là đúng Pháp. ( ) là phải nói đúng lúc. ( ) là phải nói cái điều đó có lợi ích. Cái cuối cùng là ( ) là Ngài nói bằng tâm từ. Nói với ý mong cho người ta được lợi ích. Chớ không phải nói vì cầu danh cầu lợi, nói để nổi tiếng, nói để được người ta cúng bái, không phải. Thì hội đủ những điều kiện đó thì Phật mới phát ngôn, mới mở lời nói điều gì đó dầu ít dầu nhiều, dài ngắn, lâu mau. Như vậy cái ý đúng lúc quan trọng lắm. Cái đó nó hay đó nhưng mà nó không đúng lúc thì không còn hay nữa. Nó không còn đúng nữa. Nhớ nghe. Cái thuốc, các vị trong room đây tôi nghĩ cũng có bác sĩ dược sĩ có những loại thuốc mà uống đúng thời điểm, uống lúc đói, uống lúc no, uống ngay trước bữa ăn, uống ngay sau bữa ăn. Phải như vậy đó. Chứ không phải thuốc tốt, thuốc chữa đúng bịnh mà mình muốn uống lúc nào thì uống. Cho nên chuyện đúng sai ở đây ngoài bản chất của vấn đề còn có cái thời điểm nữa. Rất là quan trọng.

Thứ ba, cái đúng sai còn nằm ở cường độ nữa. Cái thuốc đó thuốc chữa bệnh. Đúng. Cho uống đúng lúc. Đúng. Nhưng còn cái thứ ba là liều lượng, cái đô của nó đúng không. Thuốc đó đúng rồi đó. Cái thời điểm uống đó đúng rồi đó. Nhưng mà còn cái liều lượng nó có đúng hay không, cái đó là chuyện khác. Lẽ ra cái đó mình cho họ uống 500. Mà giờ mình cho họ uống tới 1000, thì tình hình nó khác rồi. Nhe, tình hình nó khác nhiều lắm à. Nghe Pháp cũng vậy. Nghe Pháp là chuyện cần thiết. Nhưng mà một bài giảng trung bình là khoảng một tiếng, cho đến một tiếng rưỡi. Chứ còn nhiều úa nó over đô. Nó quá liều. Cái người giảng thì mệt mỏi, căng thẳng, mà cái người nghe thì cũng mỏi mệt, gọi là hết pin. Cũng khó lắm. Nó khó lắm. Cho nên trung bình một bài giảng như vậy chừng một tiếng hai chục phút, hoặc là đến một tiếng rưỡi là được lắm rồi. Nghe. Cái gì cũng vậy, cũng phải có cái liều lượng, cái chừng mực.

Cho nên cái đúng sai đó thứ nhứt là về bản chất, cái thứ hai là thời điểm, cái thứ ba là cái cường độ, tức là cái liều lượng đó. Ở trong kinh nói rất rõ. Rất rõ, đó là thiện pháp luôn luôn quan trọng cần thiết. Đúng. Nhưng mà cái liều lượng rất là quan trọng. Là sao? Đó là một hành giả tu tậpthiền định hay là tuệ quán phải luôn luôn kiểm soát được cái sự thăng bằng cân đối quân bình của năm quyền : tín tấn niệm định tuệ. Ngay cả trong kinh Thất Giác Chi , Tương Ưng Bộ, Đức Phật dạy rất rõ. Khi nào cái tâm hành giả bị sa sút, xuống cấp, thì lúc đó hành giả phải chuyên tâm tu tập Trạch Giác Chi, Cần Giác Chi và Hỷ Giác Chi. Trạch là trí tuệ đó. Cần là nỗ lực. Hỷ Giác Chi là phải nghĩ tới đề tài gì đó để kéo cái tâm mình lên, vực nó dậy thì gọi là tu đúng, tu Giác Chi đúng. Khi nào cái tâm của mình nó bung xung, nó mạnh mẽ quá trớn, ở cái mức vượt kiểm soát đó, thì lúc đó hành giả kềm nó lại bằng ba cái Giác Chi khác. Đó là Tĩnh Định Xả. Tĩnh Giác Chi, Định Giác Chi và Xả Giác Chi . Riêng cái Niệm Giác Chi thì cần thiết trong mọi lúc. Bởi vì nó giống như người gác cổng, luôn luôn quan trọng, dầu thời bình hay thời chiến, ban ngày hay ban đêm, đông người hay ít người thì cái người gác cổng lúc nào cũng là cần thiết. Nhớ nhe, thời bình hay thời chiến, ban ngày hay ban đêm, đông người hay ít người thì lúc nào người gác cổng cũng quan trọng. Đó là chánh niệm. Còn riêng về sáu giác chi kia tùy thời mà nâng cấp nó. Tùy thời mà duy trì phát triển.

Cho nên cái cường độ nó rất là quan trọng. Đó là nói về giác chi. Bây giờ nói về năm quyền: tín tấn niệm định tuệ. Cả năm cái này đều là thiện pháp. Đúng. Nhưng có những lúc mình để đức tin nó quá mạnh đi, nó lấn mấy cái còn lại không có tốt. Thí dụ như mình ngồi thiền ở thiền viện, mình phải chánh niệm, làm gì biết nấy, biết rõ mọi sinh hoạt lớn nhỏ, biết rõ mọi tâm trạng, biết rõ mọi cảm giác cảm xúc. Nhe. Tôi nhắc lại. Chánh niệm là biết rõ mọi sinh hoạt lớn nhỏ, biết rõ mọi tâm trạng. Biết rõ mọi cảm xúc cảm giác. Đang ngon lành tự nhiên mình mở mắt ra mình nhìn thấy hình ảnh thiền sư thiền sinh rồi tôn tượng Bổn Sư rồi nhìn ra ngoài thấy vườn cây của thiền viện rồi hoan hỷ quá, cái bắt đầu mình quên niệm đi. Mình không còn theo dõi sinh hoạt, hoạt động, không còn theo dõi tâm trạng cảm xúc nữa. Mà bây giờ chuyển qua, nghĩ đến năm nay tổ chức ở đây. Nếu mà không được thì xin sang năm. Xin làm thí chủ ở đây. Rồi tính để mua thêm mấy chục cái băng đá để ở ngoài vườn cây của thiền viện. Rồi để coi ngày mai đó kỳ này cái khóa này hành giả Việt Nam đông à. Thôi thì chắc cuối tuần thì mình xin tổ chức cúng dường đổ bánh xèo. Sáng mai coi nấu phở đi, để hành giả tội nghiệp! Lâu quá qua đây cả tháng chắc hỏng có ăn đồ Việt Nam. Cho ăn phở, bún riêu, bún bò Huế… Tất cả những suy nghĩ đó là tốt. Đó là thiện tâm mà. Nhưng nó không phải lúc là đã bậy rồi. Bây giờ nó qua cái cường độ. Lúc bấy giờ cái niềm tin mình nó quá mạnh đi. Nó mạnh đến mức mà coi như mình chỉ muốn làm phước thôi. Nhưng mà mình quên rằng lúc đó là phải niệm, định, tuệ! Mà bây giờ mình để cái đức tin cái niềm tin của mình nó vọt mạnh quá, mạnh quá! Hoặc là lúc đó mình suy tưởng về Đức Phật. Mình nghĩ trời ơi Ngài đã tu hành bao nhiêu kiếp thành Phật dưới gốc Bồ đề rồi bây giờ Ngài đã là bậc Đại Giác bỏ ra mấy chục năm thuyết Pháp độ đời. Hoan hỷ ngồi nghĩ miên miên man man… Đó là mình để cho cái đức tin nó bị over. Nó đi quá trớn quá mức. Trong khi lúc đó mình phải quân bình lại. Đức tin. Đúng. Đức tin, có lòng thương quí Phật là đúng là nên là tốt là cần thiết. Đúng. Cái lòng muốn cúng dường cho đại chúng là đúng là hay là cần thiết, là ý nghĩa. Đúng. Nhưng mà ngay lúc này không phải. Phải kềm nó lại. Phải kềm nó lại. Biết quay nó lại về chánh niệm. Ố ô… quá rồi nghe quá trớn nghe. Quay trở lại tiếp tục theo dõi.

0:37:24

12/11/2020 – 10:14 – buithibuukim – [Mục Lục các Bài Giảng] – [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

tâm trạng cảm xúc và oai nghi lớn nhỏ, cái quân bình đó. Trong thiền chỉ đó Niệm hỗ trợ cho Định. Nhưng mà trong thiền quán thì Định hỗ trợ cho Niệm. Cái Định đó mà hỗ trợ cho Niệm ở cái mức mà hỗ trợ thôi. Chứ còn nếu mà để cho Định nó quá mạnh, sự tập trung nó quá mạnh thì lúc đó Niệm không còn có chỗ đứng nữa. Tuệ không còn chỗ đứng nữa. Lúc đó, một là mình sẽ tu chuyển từ Quán qua Chỉ. Thứ hai nữa nếu mà Định mạnh quá thì nó sẽ dẫn tới hôn trầm, buồn ngủ, căng thẳng. Nghe. Mình đang tu Tứ Niệm Xứ mà. Cho nên mình phải cân bằng. Hoặc là tinh tấn quá. Mình đang ngồi thế này mà ngay chóc cái cửa sổ chưa kéo rèm. Một tia nắng cực mạnh, nắng, nóng gắt, nó rọi thẳng vô trong đầu mình. Đúng ra mình nên tránh qua một bên tốt hơn. Còn đằng này mình bất chấp. Mình nghĩ tu là chết cũng được. Tu là là đã hiến xác cho Phật rồi. Hiến mạng cho Phật cho Tam Bảo cho Thiền sư rồi. Bây giờ mình không thể nào vì cái đốm nắng này mà mình xê dịch. Đối với tôi như vậy là cực đoan. Đồng ý mai này đối diện với trọng bịnh, đối diện với cái chết thì mình phải bỏ qua hết. Mình chỉ chuyên tu. Cái đó là đúng. Nhưng mà ngay lúc này không phải là lúc để bán mạng như vậy. Gánh nguyên cái nắng quá cỡ như vậy là không có tốt. Nên tránh qua một bên ,coi chừng nó trúng nắng nó chết. Nhe. Như vậy thì Tín Tấn Niệm Định Tuệ, chỉ có Niệm là không bao giờ dư. Nhớ nhe. Chỉ có Niệm là không bao giờ dư. Chứ còn Định cũng có thể có lúc nó bị over. Tinh tấn cũng có lúc nó bị over nó bị dư. Tuệ cũng có lúc nó over. Thay vì chuyên tâm ghi nhận bằng chánh niệm thì lúc đó để cho cái trí nó phân tích. Nó phân tích nó đi quá xa. Suy nghĩ cái này suy nghĩ cái kia. Phân tích lý luận chia chẻ là sai. Phải kèm nó chừng mực thôi. Còn trí là tốt, trí là hay. Đúng. Nhưng mà ngay lúc này không có được. Ngay lúc này mà cái cường độ của nó cán mức là đã sai rồi. Nghe. Nó chỉ vừa tới chạm mức thì được, chớ còn cán mức thì không được.

Cho nên cái đúng sai ở đây thứ nhứt là về bản chất, thứ hai là về thời điểm, thứ ba là cái cường độ của nó. Cường độ của nó rất là quan trọng. Thì không học giáo lý kỹ, mình thấy cái đó hay. Mà cái hay là mình làm. Đã vậy cái hay đó lại đúng vô cái thích của mình nữa thì mình làm. Các vị nghe kịp không. Mình không biết đạo thì cái gì mình thích thì mình làm không kể thiện ác, không kể là hại mình hại người. Khi biết đạo rồi mình chỉ chuyên tâm hành thiện nhưng mà mình phải có trí chớ. Mình phải biết thời điểm nào thích hợp cho cái gì, hồi nãy tôi đã nói rồi. Chứ còn đa phần mình đó thì thấy thiện là làm. Mà nhứt là cái thiện đó nó lại chạm vô cái ý thích của mình nữa.

Cho tôi nói một chuyện rất dễ bị chửi nhưng mà nói Pháp thì phải nói hết. Chứ nói Pháp mà dấu dấu ngại ngại nói làm chi, nó không hết mức. Người ta nói một nửa sự thật cũng là gian dối. Nghe. Một nửa sự thật cũng là gian dối. Phải nói hết. Bố thí là tốt. Cúng dường là tốt. Kính lễ Tam Bảo là tốt. Nhưng mình tự xét coi trong cái mùa Tăng y coi có phải mình dành quá nhiều thời gian cho nó không. Đi một quãng đường thật là xa. Mất thời gian vô cùng nhiều, mà chỉ đi đến nơi đó để cái mâm lên đầu đi một vòng như vậy, cũng đọc hoan hỷ nhưng mà thật ra đó mình coi năm nay mình mấy tuổi rồi. Đừng có nghĩ rằng một năm tôi chỉ đi có một tháng thôi, đâu có sao. Sai. Phải kiểm soát lại, mình có thiết tha trong cái chuyện cầu đạo giải thoát hay không. Nếu mình thiết tha với chuyện cầu đạo giải thoát thì mình không có quan tâm nhiều lắm. Nhiều thì được nhưng mà lắm thì không được. Cái chữ “lắm” đó, chữ”lắm”, tôi đang nói cái cường độ mà. Nghe. Bố thí là tốt. Quan tâm bố thí là tốt, quan tâm tới chuyện cúng dường xả tài là tốt. Nhưng mà quan tâm “lắm” đó là coi chừng. Nghe. Coi chừng mình đang có vấn đề. Bởi vì điều đó cho thấy mình không thiết tha lắm với công phu tuệ quán. Mà năm nay mình mấy tuổi rồi? Nhe.

Cho nên tôi nói lại lần nữa: Bỏ ra một tháng đi dâng y không phải là sai. Tôi nhắc lại cho kỹ nhe, không phải là sai. Nhưng mà điều đó cho thấy rằng mình chưa thiết tha lắm cho cái công phu tuệ quán. Một người mà sợ già sợ bịnh sợ chết, một người mà đang có cái lòng muốn chuẩn bị cho tuổi già, cái bịnh và cái chết thì họ không có quan tâm lắm, quan tâm nhiều lắm, hỏng có lắm, có quan tâm. Tùy duyên, tùy duyên gặp chuyện thì làm trong một chừng mực nào đó. Nhưng mà cũng phải quay về với đời sống chánh niệm. Chứ còn mà mình thấy người ta đội y cúng dường, mình nhìn là biết họ tốt rồi. Mình nhìn mình biết là ngay lúc đó họ sống bằng tâm thiện. Nhưng mà mình để ý thêm chuyện thì hơi rùng mình. Là chính vào những cái dịp lễ này mình mới nhận ra cái khuynh hướng, cái xu thế tâm lý của đa phần bà con mình là khoái tụ tập, khoái rầm rộ, khoái chưng tươi, khoái khoe mẽ, khoái trình diễn. Đấy. Mặc dù cũng là công đức đó, nhưng tu là phải tu cho người ta thấy mới chịu. Đấy. Tu là phải vui mới chịu. Đấy. Tu là phải tu cái gì mà nó cho ra cái quả cụ thể. Bố thí để cho nó giàu, giàu, cho mình sướng, giàu cho người ta thấy. Đó, đại khái. Chứ còn cái công phu mà kín đáo ẩn mật thì mình không có thích. Như vậy là mình chưa thực sự cầu giải thoát. Chưa thực sự là ngán sợ tử sinh. Đấy.

Cái này chắc một tuần. Có ai đó cho tui coi cái clip một vị sư lớn tuổi ở Nha Trang vào Sài Gòn, Chợ Rẫy nhập viện. Mà tôi nhìn tôi ngán quá đi. Lúc còn ở Nha Trang thì vị này đeo cái ống thở mà có vẻ hơi giẫy dụa, có vẻ là thiếu kiểm soát, sợ hãi và đau đớn. Vào tới Sài Gòn thì hôn mê. Mà tôi nhìn cái cảnh bệnh viện thiếu giường, một vị tỳ kheo mà phải leo lên nằm chung với một cái bà khác. Coi như tôi nhìn tôi nản quá. Hỏng phải tôi nản vì cái nghèo, mà tui nản tùm lum chuyện, nản tổng hợp đó! Tui nhìn tui nản quá! Nản quá! Mà bây giờ mình trên năm mươi nhìn những hình ảnh đó mà mình thấy cái chuyện mình bỏ ra một tháng để đi lùng sục các lễ dâng y để mà tham gia tham dự thì có lẽ là nó không đúng lúc. Mình không còn nhiều thời gian nữa. Nghe. Cái cường độ đó, tôi đang nói cái cường độ, cái đức tin mình nó trội hơn cái khác. Cái niềm tin đó, dường như nó đang trội hơn cái chánh niệm. Nó trội hơn cái trí tuệ. Nó trội hơn thiền định. Mà nó đang chiếm cái thế thượng phong. Nó choán chỗ quá nhiều.

Tôi nhắc lại lần nữa. Niềm tin nơi Tam Bảo là tốt. Làm phước là tốt. Phục vụ là tốt. Đúng. Tôi tuyệt đối không dám chê bai phủ nhận dè bỉu mấy cái đó nhe. Hỏng dám à. Cái đó tuyệt đối không dám à. Nhưng mà tui đang nói tới cái cường độ đó, mình phải có kiểm soát. Xem coi mình có đang quá trớn không. Thể thao là tốt nhưng mình phải coi lúc nào mình chạy được. Chạy bao nhiêu là đủ. Chớ không phải suốt ngày cắm đầu cho mồ hôi mồ kê nó đổ suốt 12 giờ đồng hồ trong ngày thì tôi e là cái cường độ đó phải xem lại. Phải được kiểm soát. Nhớ nhe. Chớ hỏng phải nói đi bộ là tốt rồi mình cứ một ngày mình chạy 12 tiếng. Mình chạy bở hơi tai, chạy lồi con mắt. Hoặc nghe nói ăn sà lách ăn rau là tốt, thì coi như mình ăn 100% cho mỗi ngày thì tôi nghĩ là phải coi lại. Nhe. Ăn rau là tốt, thể thao là tốt, phơi nắng là tốt. Đó, nhưng mà cũng phải ở cái mức độ nào đó thôi.

Trong cái chuyện tu hành cũng vậy. Bố thí là tốt, thiền định là tốt, cái gì cũng là tốt hết nhưng mà coi chừng , đừng có đẩy nó qua cái mức quá. Bởi vì tinh thần của Phật Pháp mình là gì? Nằm giữa các cực đoan. Đấy. Tinh thần của Phật Pháp là phải nằm giữa các cực đoan, nằm giữa các thái cực, nằm giữa các cực đoan, đi đúng đường là đương nhiên mình đúng trên bản chất rồi đó. Về bản chất mình đúng rồi đó. Nhưng mà về thời điểm, về cường độ mình đã OK chưa. Nhớ nhe. Về bản chất mình phải chọn cái tốt rồi đó. Đúng. Nhưng mà bây nhiêu đó chưa có được. Chưa, chưa, chưa. Nó còn có cái nữa là thời điểm và cường độ. Thời điểm là cái đó đúng chưa. Thí dụ trong Pháp môn Tuệ Quán Tứ Niệm Xứ có nói rất rõ. Là toàn bộ cái quá trình tu chứng của chúng ta đó, nói gọn là Giới Định Tuệ, còn nói rộng là nó gồm Thất Tịnh. Giới Tịnh là cái giai đoạn coi như là giữ trọn giới hạnh của giới phẩm mà mình đã thọ trì. Tỳ kheo giữ giới tỳ kheo. Sa di giữ giới sa di. Cư sĩ giữ giới cư sĩ trong sạch. Giai đoạn đó gọi là giai đoạn Giới Tịnh. Giai doạn thứ hai gọi là giai đoạn Tâm Tịnh. Có nghĩa là phải có một trong ba thứ định sau đây: Sát na định, Cận định và Kiên cố định. Sát na định là khả năng tập trung tư tưởng trong từng khoảnh khắc liên tục. Còn Cận định là giai đoạn Tiền đắc định. Có nghĩa là mình có thể an trụ nội tâm vào đề mục trong suốt nhiều giờ đồng hồ, không bị âm thanh hình ảnh ánh sáng… tác động trong nhiều giờ đồng hồ. Trong nhiều giờ đồng hồ đó gọi là giai đoạn Tiền nhập định, là giai đoạn cận định đó. Giai đoạn ba là Kiên cố định ( ). Cái giai đoạn thứ nhứt là ( ). Giai đoạn thứ hai là ( ). Còn giai đoạn thứ ba la Kiên cố định, ( ), kể từ Sơ thiền trở lên cho đến Diệt thọ tưởng định thì gọi là Kiên cố định. Thì phải có được một trong ba thứ này mới được gọi là Tâm Tịnh. Cái thứ nhứt là Giới Tịnh ,Tâm Tịnh. Cái thứ ba là Kiến Tịnh. Có nghĩa là phải có được cái trí tuệ hiểu được những vấn đề giáo pháp căn bản sau đây:

Đó là hiểu về giáo lý Duyên Khởi. Biết là do vô minh không biết mọi thứ là khổ nên mới có đầu tư thiện ác để tâm đầu thai về các cõi. Từ đó mới có sáu căn sáu xúc sáu thọ sáu ái, tứ thủ, hai hữu tứ sinh. Đó, phải hiểu về 12 Duyên Khởi.

Phải hiểu về Tam Tướng. Biết rằng mọi thứ ở đời do duyên mà có, có rồi phải mất.

Phải biết về Lý Nhân Quả. Biết rằng mọi thứ ở đời không có cái gì ngẫu nhiên mà có. Nó đều do các duyên và bản thân nó là quả của các duyên nhưng nó lại là duyên của các quả khác. Nó liên tục như vậy. Nhe. Phải hiểu mọi thứ ở đời do duyên tạo. Nó vừa là quả mà có thể nó vừa là nhân. Nhân trực hay là nhân gián tiếp.

Và biết mọi thứ luôn luôn tồn tại trong cái cách thế vô thường. Không có gì đứng yên mà tồn tại. Mọi thứ nó đều tồn tại trong sự bất trắc. Nó là khổ. Mọi thứ nó đều do duyên tác động chứ không do sự điều khiển sai khiến của một cá nhân, một thế lực nào hết. Đó gọi là vô ngã. Đấy. Thì phải hiểu được chừng đó để không còn hoang mang hy vọng về mình về người về thế giới về vũ trụ đời này và đời sau. Nhe. Thì cái đó được gọi là Kiến Tịnh.

Có được cái Kiến Tịnh thì nó dẫn đến cái tiếp theo là Đoạn Nghi Tịnh. Chấm dứt được cái tà kiến thì có được chánh kiến. Mà hễ có được chánh kiến thì không còn hoang mang hy vọng nữa, thì cái đó được gọi là Đoạn Nghi Tịnh.

Rồi có được cái Đoạn Nghi Tịnh rồi mới có cái tiếp nữa là Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh. Đây là cái chỗ mà tôi muốn nói.

Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh là biết rõ rằng hiện giờ mình đã đi đúng đường chưa? Thời điểm và cường độ, thứ nhứt là đã đi đúng đường về bản chất đã đi đúng đường chưa. Thứ hai biết rõ rằng các Thiện Pháp ở mình có đúng lúc hay không, và cái cường độ của nó có hợp lý hay không. Cái đó gọi là Đạo Phi Đạo tri Kiến Tịnh. Quan trọng lắm.

Đa phần Phật tử, nói đa phần là nói chưa đủ mạnh mà phải nói là 99,9% là đều chết ngay cái cửa này. Ngay cái Quỷ môn quan này. ( ).

Trong kinh nói mới ghê. Hành giả mà tu đúng nhe, tu đúng. Chứ mà tu trật lất, tu mà theo kinh nghiệm tào lao của ông thầy tào lao tui hỏng nói. Mà này tu đúng bản thân mình là có chánh kiến. Mà gặp Thầy chánh kiến mà cái Pháp môn cũng cái Pháp môn đúng đắn. Đấy. Ba cái đúng này cộng lại, thì hành giả mới gặp được 10 cái gọi là ( ), 10 cái gọi là Tùy phiền não của Tuệ Quán. Là sao? Bản thân mấy cái đó thì hầu hết nó không phải phiền não. Nhưng mà lúc đó chỉ cần mình không kiểm soát được nó thì nó lập tức thành ra cái phiền não. Đó. Cái này quan trọng lắm nhe. Thí dụ như đột nhiên hành giả có cái niềm tin mãnh liệt, dũng mãnh, không có còn tiếp tục chánh niệm được nữa. Mà để cho nó trào tuôn mãnh liệt như thác đổ, nước cuốn. Đấy. Vậy đó. Tự nhiên cái đang ngồi Thiền, thay vì mình yên bình thanh thản, bình tĩnh theo dõi tâm trạng cảm xúc, hoạt động lớn nhỏ của thân tâm. Lúc đó tự nhiên mình nổi hứng lên mình ao ước: Bây giờ mà có Đức Phật trước mặt mình sẽ chết trước mặt Ngài, mình sẽ hiến cái mạng này cho Ngài bây giờ mình vì Tam Bảo vì Thiền viện vì Pháp môn Tuệ quán chuyện gì mình cũng làm. Hay quá! Mang được thân người rồi bây giờ biết được Chánh Pháp biết được Pháp môn Tứ Niệm Xứ, bây giờ đang có điều kiện tu hành thế này. Hoan hỷ quá, mình đang dạt dào, dạt dào như vậy. Sai. Sai

0:52:31

Hoặc là hành giả thấy rằng từ xưa đến giờ mình chưa bao giờ nghĩ về Tam Bảo bằng một niềm tin thiết tha sâu sắc, dũng mãnh mãnh liệt như thế này, rồi thích thú khoái chí với cái đó là sai. Đó là Tùy phiền não. Rồi một cái nữa, lúc đó hành giả thấy rằng trèo non lội suối không thành vấn đề. Hành giả thấy khả năng tinh tấn của mình bây giờ nó hơn ngày xưa gấp bao nhiêu lần. Lúc đó sống chết gì cũng ngồi gồng mình như vậy, giữa nắng gió mưa sương. Coi chừng. Coi chừng lúc đó là cái tinh tấn nó đang over. Hồi nãy là niềm tin over, bây giờ tinh tấn over.

Hoặc là hành giả ngồi thấy ngực, cơ thể nó mát lạnh, nhẹ bổng lên. Mê trong đó. Sai. Phỉ lạc là đúng, là hay là cần thiết, là quan trọng. Nhưng nó vẫn là một trạm dừng mà ta phải từ đó ra đi để tìm về phía trước. Để đi lên cao hơn xa hơn và để vọt ra ngoài. Chớ không phải bị nhốt tù bị giam hãm bị cầm cố ở trong đó. Đấy. Tôi nhắc lại :

Hỷ lạc là đúng. Tu đúng là có hỷ lạc. Nhưng nó không phải là cái nhà tù để nhốt mình trong đó. Nó chỉ là nhà ga để mình ghé chân chớ không phải là chỗ định cư vĩnh viễn cho mình. Nhe. Không hiểu cái này là sai.

Rồi tiếp theo đó tự nhiên hành giả có hào quang. Cảm nhận thôi. Có làm gì có nhưng mà làm như nó sáng lòa vậy đó. Tự nhiên giữa cái phòng tối mà mình thấy rõ ràng, thấy rõ ràng nhe. Tôi nói là thấy rõ luôn. Cái chuyện người ngoài họ thấy không tôi không biết nhưng mà chính hành giả tư nhiên thấy mình sáng lòa lên. Năm quyền Tín Tấn Định Niệm Tuệ khi mà nó xuất hiện đúng mức ở một hành giả hữu duyên thì nó tạo ra những hiện tượng đặc biệt như vậy. Đặc biệt như vậy. Một là hành giả thấy rõ ràng mình nhẹ bổng, cái mông mình nó đang tách ra khỏi cái chiếu ngồi. Cái đầu mình hình như là bây giờ sắp chạm trần. Mình bây giờ hình như đang là một bong bóng bay. Gớm như vậy. Nhẹ hỏng không trọng lượng, vượt ngoài hấp lực của trái đất. Gớm như vậy. Đấy.

Rồi có hành giả lại thấy nó sáng lòa. Hành giả nếu mà tu đúng đó, hành giả tự nhiên mở mắt ra thấy chung quanh mình đó, mình thấy rõ mọi thứ y như là có đèn vậy.

Chỗ này tôi phải mở ngoặc nói thêm một chuyện. Là thập niên 30 Phật giáo Campuchia được ngài Chuon Nath ( ) tổ chức một lớp đào tạo khẩn cấp chư Tăng dịch giả để phiên dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Khmer. Và Ngài đào tạo khẩn cấp mười mấy vị. Đào tạo khẩn cấp trong thời gian ngắn để cùng với các Ngài , tức là ngài Jhotanano đó, để mà dịch Tam Tạng. Lúc đó điện đóm làm gì có. Biết là đèn dầu mà các vị tập trung tập trung riết. Vị nào dịch thì dịch, vị nào chép thì chép. Mà các vị tập trung tới mức mà trời tối dần lúc nào mà cả một tập thể không hay biết. Cứ người đọc người chép người đọc người chép mà trời tối không hay. Tới một lúc sau có vị ở ngoài sân ổng bước vào ổng hết hồn. Ổng hỏi vậy chớ tối thui rồi sao các vị vẫn làm việc? Thì các vị đó ngước lên mới biết là trời đã tối rồi. Có nghĩa là khi họ tập trung tới mức độ nào đó thì tự họ không còn thấy trời tối nữa. Không còn thấy trời tối. Đó là nhẹ đó. Còn nếu mà, đó là mỏng thì đúng hơn là nhẹ. Mỏng. Còn đối với hành giả lúc đó họ sẽ thấy nó sáng lòa lên. Mà nếu mình đắm đuối trong đó cũng chết. Nghe.

Như vậy thì tất cả mười cái Tùy phiền não, những thành tựu về tâm lý, về thể lý mà hành giả không kiểm soát được, cứ chìm đắm trong đó. Trong trường hợp đó gọi là Phi Đạo rồi. Phi Đạo là không có đúng nữa. Không có đúng đường nữa rồi!

Mà cái Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh là lúc đó hành giả gặp phải một trong 10 cái này hoặc gặp 2 trong 10, 3 trong 10, 5 trong 10, hoặc cả 10/10, thì hành giả phải có đủ cái bình tĩnh, và sáng suốt để nhận ra rằng dính vô đây là sai.

Tiếp tục chánh niệm. Nó phần nó là nó. Mình cứ tiếp tục chánh niệm. Phỉ lạc biết rõ là phỉ lạc. Tâm thích hào quang thì biết rõ là tâm đang thích hào quang. Tâm đang thích trong tinh tấn, đang thích trong niềm tin, đang thích trong trí tuệ biết rõ là tâm đang ái, đang thiện, biết rõ, biết rõ nghe. Còn biết rõ là thích vô đó là sai. Tiếp tục niệm là đúng. Thì với sự nhận thức này được gọi là Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh. Biết rõ cái đúng và sai. Đấy, quan trọng lắm!

Cho nên đặc biệt trong bài giảng hôm nay tôi nhấn mạnh một điều. Đó là toàn bộ thế giới này từ chính trị văn hóa tôn giáo, ở mỗi châu lục, mỗi bán cầu, mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi đoàn thể, mỗi tổ chức, mỗi tập thể, mỗi cá nhân thì luôn luôn chọn đường đúng mà đi. Tuy nhiên cái đúng đó phải được hiểu như thế nào?

Thứ nhứt là đúng về bản chất. Thứ hai là đúng về thơi điểm. Thứ ba là đúng về cường độ. Nghe.

Chớ đừng có nghĩ rằng đó là đúng rồi cắm đầu làm không kể đến thời điểm, không kể đến cường độ.

Cái tinh thần của Phật Pháp là đứng giữa các cực đoan. Không để cái gì đó nó quá yếu hoặc quá mạnh. Không có coi cái nóng là tốt hoặc lạnh là tốt. Mà cái gì đó chừng mực. Nhe. Chừng mực. Cái quan trọng của Phật Pháp là như vậy đó. Cái tinh thần của Trung Đạo là không để mình bị lệch. Bởi vì khi nó lệch thì nó không còn giữ được cái công dụng cũ nữa. Nhớ nhe. Tại sao tôi chọn đề tài giảng này là tại vì tôi cũng nhận nhiều, nói nhận thì cũng không đúng, mà tôi bắt gặp được nhiều hình ảnh sinh hoạt Phật sự trên Internet, báo Phật Giáo, Phật Giáo Việt Nam, báo Phật Tử Việt Nam, báo Giác Ngộ rồi thấy trên Facebook. Tôi thấy tôi hơi có thoáng giật mình là không biết rằng trong những cái đám đông rần rần này có mấy ai chịu nhớ được những khía cạnh này của Phật Pháp:

Thứ nhứt là biết chọn đường đúng mà đi. Thứ hai kiểm soát được là mình có đúng lúc và có đúng cái cường độ hay không.

Nhe. Học Đạo là tốt. Nhưng mà coi là mình đang ở lứa tuổi nào. Thời buổi này trên room quí Thầy, chư Tăng thì mở room sau cái Covid đó, thì các lớp nó đầy dẫy trên đó. Có nhiều vị còn khoe là lớp nào họ cũng mang cái đầu tới hết trơn đó. Đó cái đó là tốt, hay, quan trọng, ý nghĩa, phước báu công đức. Nhưng mà mình làm ơn mình coi coi thời gian còn lại của mình là bao nhiêu. Và cái thời gian mỗi ngày mình dành để chuyên tâm chánh niệm tuệ quán là bao nhiêu. Nhớ hai cái đó. Nhe.

Một là thời gian mình còn lại bao nhiêu. Dĩ nhiên mình đâu có biết được. Nhưng mình có thể đoán mò là không quá 10 năm, không quá 20 năm. Đoán ra được chứ! Chẳng hạn như với tình trạng sức khỏe của tôi thì tôi biết chắc là 90% là tôi khó qua tuổi 70. Cái đó là nói với tất cả sự thật lòng . Đừng có nghĩ là chắc ổng than vãn. Rồi ổng nói đùa, ổng coi chỉ tay, coi tử vi, coi chỉ bụng, chỉ chưn. Hỏng phải. Nhưng mà mình phải tự biết. Với cái tình trạng này, thận này gan này, bao tử này, huyết áp này, đường huyết này thì mình biết. Biết là nó không quá 20 năm đâu! Mà phải tự mình biết chứ, biết là không quá 20 năm. Mà nếu qua được đó thì coi chừng nó qua, nó qua xong thì mình thành cái gì? Thành cái nùi giẻ, hay tiếp tục mình là một người ngon lành. Mà cái đó cũng trời biết nhe.

Bỉ nó kêu giai đoạn tuổi già, giai đoạn down hill là giai đoạn xuống đồi đó. Nó xuống lẹ lắm. Nó xuống! Như mình hồi trẻ, hồi trước 50 đó, thì bịnh xong nó bình phục cái trở lại như cũ. Nhưng sau 50 đó bị cái gì rồi nó đi luôn. Nó mượn cớ nó xuống luôn. Chớ nó khó quay trở lại lắm. Nó khó lắm!

Thí dụ như có những người sau một thời gian gặp lại họ bị cái trọng bịnh , như họ bị stroke đi. Là tóc nó xuống nó bạc thấy rõ. Da tái thấy rõ và họ đi đứng yếu thấy rõ. Mình thấy ăn uống nó đã thay đổi rồi. Khả năng đi bộ sinh hoạt, hoạt động nó thay đổi rồi. Nó xuống, xuống lẹ lắm. Cho nên: việc Thiện thì nên làm. Học Đạo, nghe Pháp, cúng dường, bố thí, phục vụ lăng xăng các đạo tràng. Hay. Đúng, ý nghĩa, việc đó cần thiết. Đúng. Nhưng mà làm ơn nhớ coi về bản chất mình đã đúng chưa? OK. Đúng. Nhưng mà về thời điểm, về cường độ có OK không? Mình có kiểm soát được hay không nó lại là chuyện khác. Nhớ nhe. Nhớ cái đó. Nó rất là quan trọng. Chạy bộ, vận động là tốt. Ăn rau trái, hạn chế thịt đỏ là tốt. Nhưng mà mọi thứ phải trong vùng kiểm soát. Trong cái mức độ kiểm soát được. Chớ không phải tốt đây có nghĩa là cắm đầu cắm cổ, gọi là bất kể trời đất là coi chừng lộn đi. Lộn, sai rồi không đúng nữa. Không tiếp tục đúng nữa đâu. Nghe. Nó rất là quan trọng.

Tôi nhắc lại:

Biết Đạo ở 20 năm tuổi trẻ thì tập trung cho học. Nhưng mà ở tuổi trung niên , 20 thì là một nửa học một nửa hành. Nhưng biết Đạo ở tuổi từ 50 tới 70 thì HAI HÀNH mà MỘT HỌC. Mà sau tuổi 70 thì 100% là cho HÀNH. Nghe.

Thì mình thấy bắt đầu tuổi 50-70 thì chỉ còn hai hành mà một học thôi. 50 như ở tuổi của tôi nè- tôi sanh năm 69, năm nay tôi 51. Ở tuổi này trở đi mà nếu tôi có muốn nghiên cứu, muốn thuyết giảng thì tổng thời gian tôi để dành được 1/3 đó là maximum, maximum đó nhe. Chứ còn nên nhớ 50 của người này không giống 50 của người kia. Đừng có nói là giống nhau. Sai. Bởi vì có người 70 vẫn đi đánh golf, 70 vẫn đi đánh tennis đó. 70 đó. Tôi có gặp một cụ ở Atlanta, Georgia bên Mỹ đó. 80, cụ đánh tennis đẹp lộng lẫy, Đẹp lộng lẫy. Cơ bắp nhìn coi như mê luôn. Nhưng mà tới hồi nó xuống rồi nó xuống một cái oót, không thắng không phanh luôn. Nhe.

Nhưng mà thôi nói chuyện của người ta. Tôi chỉ nói rằng 50 của thằng Tèo không giống của thằng Tí đâu, nhe. Mà từ đó 60 khác nhau, 70 khác nhau, 80 khác nhau. Nhớ cái đó, rất là quan trọng. Nhe. Chớ đừng có ngồi mà nói là mình còn trẻ… Trong room này tôi thấy như là ông Kiên, ông Nhân nè. Hai ông tôi thấy mặt chớ mấy người kia không thấy mặt, thì tôi thấy toàn là tóc bạc rồi đó. Tôi thấy nó đốm đốm đốm đốm, thấy gớm rồi đó. Tóc bạc giống như xà mâu vậy đó. Như tôi bây giờ cũng là xà mâu rồi. Có chỗ nó lốm đốm, lốm đốm. Khi mà nó bạc rồi mình cạo râu, râu bạc là đã ngậm ngùi rồi. Chòm râu bạc thấy ngậm ngùi rồi. Hồi đầu nó pha pha một hai cọng mình thấy nó vui. Nhưng mà sau thấy pha hơi nhiều. Hồi đầu mình thấy muối với tiêu đó, từ từ cái độ muối, độ chênh lệch hơi lớn. Muối nó nhiều hơn tiêu là thấy ngại rồi. Muối nhiều hơn tiêu. Cho nên chỉ thêm rau răm thôi đó. Ít ít bỏ rau răm vô được, chớ giờ nhiều quá, muối tiêu chênh lệch nhiều quá bỏ rau răm vô nó cũng trật, nghe. Nhớ tâm niệm là, nhìn đầu tóc mình tâm niệm là không còn chỗ cho rau răm ghé vô nữa, là hiểu rồi đó.

Cho nên nhớ : đúng sai trên bản chất là một chuyện. Còn phải coi đúng sai trong thời điểm. Đúng sai trong cường độ và cuối cùng là đúng sai trong công dụng.

Đúng là cái công dụng này là cái extra thôi. Có nghĩa là từ cái chuyện mà sai đúng trong cái thời điểm, sai đúng trong cái cường độ nó dẫn tới công dụng. Mình làm chuyện đó đúng. Nhưng vì nó sai thời điểm, vì nó sai cái cường độ cho nên nó dẫn tới cái sai trong tác dụng. Bản chất thì nó đúng đó, nhưng mà về cường độ và thời điểm nó bị sai. Nó không đúng cái mức yêu cầu cho nên nó dẫn tới cái sai về công dụng. Lẽ ra mình làm thiện là phải được an lạc, làm thiện là phải đem lợi ích đến cho mình cho người. Còn đằng này mình tu cái kiểu gì mà mình thì không còn an lạc nữa. Cái này mới quan trọng. Càng tu là càng sân si. Càng học giáo lý là càng trở nên ngã mạn, càng trở nên bực dọc, thấy ai sai chịu không nổi. Đó là một CÁI BẪY. Càng học càng thấy coi thường mấy đứa không học. Đó lại là SAI. Lại là cái bẫy. Bố thí cho nhiều để lòng thanh thản. Bố thí để có an lạc là đúng, là hay, là giỏi. Nhưng bố thí để mà thấy mấy đứa nghèo nó không bố thí được mình coi thường. Hoặc là bố thí để mà thấy mình hay, mình là đại gia thí chủ là sai. Chuyện đó đã sai về công dụng, nghe. Và cũng phải nói thêm. Đừng nghĩ rằng một chút kiêu ngạo trong lòng mình không là gì hết. Sai. Sai bét. Bố thí với lòng buông bỏ thì công đức vô lượng. Giữ giới, học Đạo, Thiền định với cái lòng xả kỷ vô ngã công đức vô lượng. Nhưng chỉ cần có gắn cái TÔI vào thì lập tức nó hữu hạn ngay. Nhớ cái này nghe. Nhớ. Nhớ cái này nghe:

Buông hết. Dốc lòng làm phước không nghĩ tới mình thì nó là VÔ LƯỢNG. Mà nghĩ tới cái tôi cái ta thì từ cái vô lượng chuyển qua thành HỮU HẠN. Nhớ cái đó. Mà đâu có ai muốn mình gọi là có cái công đức hữu hạn. Phải là công đức vô lượng. Nhớ nhe. Công đức vô lượng. Còn cái hữu hạn hễ làm bằng tâm hữu hạn thì nó sẽ dẫn đến cái gì ta?- Quả báo hữu hạn. Hữu hạn có nghĩa là hạn chế đó. Đấy.

Trong A Tỳ Đàm nói rất rõ.

Là mỗi người có cái hành trang tiền nghiệp và cái nền tảng tâm thức khác nhau.

Cho nên nói trên công thức thì Tâm Thiện có 8, Tâm Tham cũng có 8. Đó là nói trên công thức. Chứ trong thực tế nền tảng tâm thức và cái hành trang tiền nghiệp không giống nhau. Cho nên tuy nó 8 nhưng mà mỗi người có một kiểu Tâm Thiện khác nhau. Như vậy có bao nhiêu người Thiện tâm thì có bấy nhiêu kiểu Tâm Thiện. Ở mỗi thời điểm nó là một kiểu tâm thiện. Mỗi người là một kiểu mà mỗi thời điểm lại là một kiểu nữa. Cho nên có vô số cái loại Tâm Thiện. Vô số loại Tâm Bất Thiện. Mặc dù kể gọn thì Tâm tham có 8, Sân có 2, Si có 2, Tâm Đại Thiện có 8. Đó là mình kể theo công thức, kể gọn. Chớ còn Tâm Tham kể có 8 là gì? Là Tâm Tham đó là Thọ Hỷ hay là Thọ Xả. Rồi gì nữa? Tự phát hay là bị tác động? Có tà kiến đi cùng hay không? Đó là Tâm Tham.

Tổng cộng lấy 3 cái đó suy ra thành ra 8 trường hợp. Rồi.

Tâm Thiện cũng vậy. Tâm Thiện đó là Thọ Hỷ hay Thọ Xả, hào hứng hay thờ ơ. Thứ hai là Tâm Thiện đó là tự phát hay là bị tác động? Tác động đây có nghĩa là tự mình do dự ít lâu mới làm, hoặc bị ai đó xúi ai đó dụ mình mới làm. Đó, tức là tự phát hay tác động. Thứ ba là tâm thiện đó có đi cùng trí tuệ hay không? Trí tuệ là gì? Trí tuệ đây là cái kiến thức Văn Tư Tu của mình đó. Cái trí tuệ là cái hiểu biết của mình về Lý Nhân Quả, về Bốn Đế, 12 duyên khởi, về Tam Tướng, nhe.

Vì có những người mang tiếng là Phật tử nhưng cái hiểu của họ về Nghiệp lý, cái quả báo ứng rất là hời hợt. Hoặc là zero. Cái hiểu mà làm thiện được thiện làm ác bị ác, trồng dưa được dưa trồng đậu được đậu, cái hiểu đó đối với tôi là chỉ không phẩy mấy thôi. Chứ nó không phải là 1, nó chưa được 1% nữa mà nó là không phẩy mấy thôi, nhe. Nhớ nhe.

Bởi vì ngoại đạo không biết Phật Pháp họ vẫn tin cái chuyện trồng dưa được dưa trồng đậu được đậu, trồng ớt được ớt, trồng cà được cà. Họ biết chứ. Nhưng có một điều cái quan trọng nhứt ở đây là buổi đêm qua tôi có đọc một đoạn chú giải. Trong đó nói thế này: “Có những vấn đề giáo lý Pháp sư không dễ dàng mà giảng cho người ta, và người nghe cũng không dễ dàng gì mà hiểu nổi.”

Đọc cái đó mới thấy khiếp, nghe! Có những vấn đề giáo lý mà bản thân người giảng rất khó khăn để tìm cách vừa ý giảng cho người khác. Cái người giảng đó khó khăn, mà người nghe cũng rất là khó mà hiểu được. Trong đó nói rõ chẳng hạn như làm sao để cho người ta chịu hiểu rằng không có một cá thể nào tồn tại độc lập trong cuộc đời này hết. Tôi nói thiệt chậm: Không có một cá thể individual nào mà tồn tại trên cuộc đời này hết, cái person, personal nào tồn tại trên cuộc đời này hết. Không hề có, hưm. Không có một cá nhân cá thể nào mà tồn tại. Mà tất cả là một khối tổng hợp của các điều kiện, của các nhân duyên.

Thí dụ như nói thằng Tèo thì trước hết nói về cái thể lý vật chất của nó là một khối gồm có tóc lông, móng, răng, da. Còn nói chuyên môn một chút là gì? Là carbon, là hydro, là oxygen, là nitro, nitrogen. Chớ còn hỏng có gì hết, nhe. Nếu mà nói rốt ráo. Nhưng mà nói rộng, nói theo cái nghĩa đời thường là tóc lông móng răng da thịt gân xương tủy thận tim gan mật đàm mủ máu phẩn mồ hôi nước tiểu. Đó, nó làm ra cái xác của thằng Tèo. Còn về đời sống tâm linh tinh thần của thằng Tèo nó gồm có thiện, ác, buồn, vui, tham lam, sân hận, tà kiến, ngã mạn, hoài nghi, hôn trầm, thụy miên, trạo hối. Rồi có từ, bi, hỷ, xả, thiền tuệ, chánh niệm, thiền định, nguyên một cục nó làm nên thằng Tèo. Mà đương nhiên trong đó cái nào mạnh cái nào yếu thì quí vị biết rồi.

Trong đa phần chúng sinh thì luôn luôn cái ác nó nhiều hơn cái thiện. Chớ không thể nào cái thiện nhiều,…bằng còn không có nữa mà nói nhiều hơn. Hiếm lắm. Cái hạng thiện nhiều hơn ác, cái hạng này chỉ là một trên một tỉ thôi. Mà sợ còn ít hơn nữa, nghe. Cho nên cái người mà hiểu được cái đó mới gọi là trí tuệ. Trí tuệ là nghiệp lý.

Trong Kinh có nói, chú giải có nói có những trường hợp mà Pháp sư khó giải thích mà người nghe cũng khó hiểu được. Đó là trường hợp nói về chúng sinh. Khó ai chịu nổi cái sự thật rằng không có một cá thể nào tồn tại. Chỉ là sự lắp ráp. Mà hiểu được cái đó không phải dễ. Không phải dễ! Nghe thì cũng gật đầu: đúng rồi, cũng có lý đó. Có lý. Nhưng sau khi mà về một mình cũng lén lén nghĩ: “ Làm cái gì hỏng có cái TÔI. Có chứ “tôi” làm thiện rồi tôi được hưởng quả lành. Tôi bố thí. Tại sao tôi giàu? Tôi cúng hoa tại sao tôi đẹp?”. Thí dụ như vậy. Họ cũng lén họ nghĩ hà.

Chỉ có chánh niệm liên tục mới chịu hiểu rằng mình chỉ là một đống bọt nước, sẵn sàng tan rã bất cứ lúc nào. Một cái biết do thể nghiệm thân chứng, không qua vay mượn từ người khác. Cái thấy đó mới xài được. Mà khổ thay, trong Kinh nói rất rõ : Ba phần chúng sanh không chịu nổi cái sự thật phũ phàng đó. Họ không chịu hiểu rằng họ là một đống bọt nước mà họ cứ lén lén nghĩ :” Dầu gì cũng còn một chút TÔI nào đó nó phảng phất, nó lãng đãng, nó váng vất ở đâu đây. Bàng bạc ở đâu đây. Lãng đãng ở đâu đây. Đấy.

Cái khó thứ hai là khó mà diễn tả cho họ nghe thế nào là vấn đề tái sinh ở trong Phật giáo Nguyên Thủy. Bởi vì đa phần chúng sanh, một cho rằng chết rồi là hết. Hai là cho rằng chết rồi nó có một cái hồn nó đi từ điểm A qua điểm B cái nó đầu thai. Không hề có chuyện đó. Không hề có chuyện một cái gì đó something, nó đi từ cái somewhere go somewhere là không có. Cái đó không có. Mà phải hiểu rằng thiện ác nó chỉ có mặt trong từng sát na rồi nó biến mất. Trong lúc xuất hiện như vậy nó đang kín đáo âm thầm lặng lẽ để lại cái quả báo trong kiếp sau. Mà khi nó chưa trổ thì mình không thấy. Giống như một cái cây mà chưa đến lúc ra trái thì mình có chẻ nó ra làm triệu lần cũng không thấy cái trái nó trốn ở đâu. Nhưng mà khi đủ duyên rồi tự nhiên cái trái nó trồi ra. Các vị hiểu không? Đấy.

Giống như một đứa bé buổi đầu nguyên thủy nó chỉ là một cái con tinh trùng nhỏ xíu. Nhưng sau 5 tháng, 8 tháng, 10 tháng thì nó ra một thằng bé ngon lành, hoàn chỉnh. Nhưng mà bây giờ, khi mà trong tuần lễ thứ nhứt thứ nhì các vị có chẻ bà má ra tám trăm khúc, thì đố các vị tìm được cái ngón tay của nó. Hai tuần lễ đầu tiên làm gì có ngón tay ngón chân. Mình chẻ má nó ra, mình đem má nó ra mình giã làm nem làm chả cũng hong thấy thằng bé nó ở đâu hết. Nhưng cứ để thời gian đủ duyên 8 tháng, 10 tháng nó phọt ra một thằng bảo đảm “ điện nước đầy đủ, garage vô hai xe luôn”. Đấy.

Thì ở đây cũng vậy. Thiện ác tạo ra thì nó kín đáo lặng lẽ âm thầm. Nó tạo ra một cái qủa tái sinh trong tương lai. Còn cái chuyện bao giờ thì khó nói. Tùy cái cường độ. Thí dụ như có những cái nghiệp nó cho quả ngay trong tuần lễ luôn. Có. Cho ngay trong tuần lễ, hoặc là nó cho quả ngay tích tắc. Vừa tạo nghiệp xong là nó cho quả ngay trước mắt luôn. Có. Trường hợp như là cúng dường cho mấy vị xả Thiền Duyệt. Hoặc là những người mà xúc phạm hiền thánh có thể trổ quả ngay trong tích tắc. Rồi có những trường hợp nó trổ trong vòng một tuần. Thí dụ như Vua Thiện Giác. Có những trường hợp nó trổ trong vòng vài tháng, vài năm hoặc trong vài thập niên. Thí dụ tuổi trẻ làm thì trung niên mới hưởng quả. Hoặc trung niên làm thì tuổi già hưởng quả. Hoặc có trường hợp kiếp này làm thì kiếp tới hưởng quả. Nhưng có trường hợp kiếp này làm phải tám trăm ngàn kiếp sau nó mới trổ quả. Nhớ nhe. Tám trăm ngàn, một triệu kiếp sau nó mới trổ quả. Tùy vào cái cường độ của thiện tâm, ác tâm mà nó trổ quả lúc nào. Đấy, nhớ nó nhiều loại nghiệp như vậy. Rồi. Và khi nó tạo ra cái nghiệp nó để một lúc nó, thí dụ như cách đây ba ngàn kiếp tôi có cúng dường cho một Đức Phật Độc Giác. Đấy. Và cái quả đó kiếp này nó mới trổ nè. Cho nên kiếp này tôi vừa tắt thở xong thì có một tâm đầu thai đưa tôi về cõi Đâu Suất. Mà trong khi kiếp này tôi là cái thằng ăn cướp, đầu trộm đuôi cướp, lật lọng lừa đảo, cướp của giết người, cưỡng hiếp phụ nữ, hà hiếp người già trẻ con… Nhưng mà cách đây ba ngàn đại kiếp về trước tôi từng cúng dường cho Phật Độc Giác. Tôi hưởng rất nhiều quả, trong đó có cái quả duyên sót là kiếp này nè, khi tôi tắt thở, tôi sẽ có cái tâm đầu thai để tôi đi về cảnh giới lành. Mà cái tâm đầu thai đó nó chỉ xuất hiện trong một sát na rồi nó biến mất. Thì lúc bấy giờ tôi nói là tôi, mình trên ngôn từ mình nói là”tôi” được tại sao tôi phải sanh ra thì toàn bộ cái cục nợ này nè, lúc đó là nó đã bị kết thúc, chấm dứt, finish, finally. Nó không còn để lại gì hết, nghe. Nó không còn để lại gì hết. Chớ đừng nghĩ là có một miếng một tí một mảnh vụn của con người nào đó tiếp tục đi từ đây mà qua bên kia là sai. Không có. Nhưng mà đa phần người ta chịu không nổi sự thật này. Đấy.

Rồi tiếp theo đó trong Kinh nói là kiến thức về 12 duyên khởi họ hiểu không nổi. Cái ông giảng sư mà tìm cách giảng cho người ta là đã lồi con mắt. Ổng khó đổ mồ hôi cả lít luôn. Mà cái đứa nghe cũng đổ mồ hôi 5 lít luôn cũng khó hiểu nếu nó không có căn bản giáo lý. Nếu nó không có cái túc duyên ba la mật đời trước thì nghe cái 12 duyên khởi rất khó. Rất rất khó!

12 duyên khởi mà bắt tôi giảng online thì khó cho tôi lắm. Nó là một giáo lý rất là khó. Tôi chỉ mong là bà con, cách đây không lâu là bà con bên Đức qua đây học. Đó. Cách đây 2 tuần, lẽ ra họ qua rồi nhưng mà bị Covid mà kẹt. Cho nên mong là sau khi Covid nó lắng, mong họ qua đây. Hoặc là tôi mong, tôi thiết tha mong, phải thêm chữ “thiết tha” nữa, được gặp một nhóm bà con hiếu học, dám bỏ chuyện nhà chuyện mình, bỏ hết quê hương xứ sở để mà gặp nhau ở Kalama. Tôi ước mơ ngày đó được gặp tận mặt bà con. Có một tấm bảng, có một manh giấy lớn tôi ngồi đích thân tôi ngồi tôi nói. Thì dĩ nhiên các vị có đến 800 ông Thầy để học về Duyên Khởi chớ không phải chỉ một mình tôi. Nhưng mà tôi chỉ đang nói về trường hợp của tôi thôi, chớ mấy cha đó mắc mớ gì tôi. Nhe. Thì tôi mong có dịp gặp bà con bên đó thì bà con mới thấy tại sao giáo lý Duyên Khởi học mới “chua”. Nó rất là “chua”. Bà con chịu khó học kỹ cái lớp chủ nhật, lớp chủ nhật đó, học kỹ. Tôi mong rằng đúng 1 năm sau khi Covid nó hết thì những bà con nào đã dự xong cái lớp chủ nhật này bà con mới đủ vốn liếng để mà lúc đó về Kalama. Đấy!

Tôi quay lại nội dung của bài giảng.

Tùy thuộc vào cái tâm tạng, cái cường độ và cái chất lượng của thiện tâm mà khi chúng ta nhận quả chúng ta nhận ở mức độ nào. Hồi nãy tôi đang bàn về cái công dụng đó. Tức là mình thiết tha tu tập công đức, để làm chi? Nếu mà để hưởng quả Nhân Thiên thì tôi không có ý kiến. Cái người đó là đối với tôi là hết xài. Còn cầu quả Nhân Thiên đối với tôi là hết xài. Bởi vì cái đỉnh cao của Phật giáo mình là nhắm tới cái gì?- Nhắm tới cái chuyện là chấm dứt sanh tử. Ngày chưa biết đạo thì mình chỉ chạy theo cái thích. Biết đạo rồi thì chạy theo cái thiện. Nhưng mà biết đạo thêm một bước nữa thì không còn coi cái thích, cái thiện ác ra gì nữa. Chỉ mong không còn Thiện Ác Buồn Vui nữa. Đó mới đúng là Phật tử thứ thiệt. Còn đến giờ này mà, một là chưa biết sợ sanh tử, đến giờ này mà còn cầu quả nhân thiên. Đến giờ này mà còn mơ hồ mù tịt về cứu cánh Niết Bàn thì tôi e rằng chúng ta không có cùng chiếc thuyền đâu. Nhiều lắm là chỉ gặp nhau một lần này thôi rồi mỗi người mỗi ngả. Tiếp tục chia tay nhau trên bến đời mịt mù không có điểm hẹn, đấy. Nhớ cái đó, rất là quan trọng. Thì cái trí tuệ đó, cái công đức lúc mà làm phước đó là phải có trí trong những cái vấn đề giáo lý căn bản. Từ cái nền tảng đó thì đời sau kiếp sau sanh ra đó, trên cái nền tảng thiện tâm mà có trí này nè, nó mới cho chúng ta giàu có một cách có trí, một cách thông minh, một cách đúng chánh pháp. Chứ nó có cái loại thông minh mà không đúng chánh pháp nữa nghe. Chúng ta có thể trở thành một nhà học giả về ngôn ngữ học, về khoa học. Chúng ta có thể trở thành một nhà nghiên cứu, một nhà bác học được giải Nobel vật lý, hóa học, y học, tùm lum hết. Nhưng mà về mặt tu hành giải thoát chúng ta là một con số không to đùng, nhe. Cho nên tùy thuộc vào cái chất lượng, tùy thuộc cái chất lượng thiện tâm, mà cái chất lượng thiện tâm đó có một cái công dụng như thế nào, coi chừng mất cả một đời hy sinh cả cái cơ hội được làm người, được gặp Chánh Pháp. Để rồi mình bỏ cái cơ hội đó mình chỉ đi, cái mình được chỉ là quả nhân thiên. Coi như là đã sai tác dụng rồi. Mặc dù xét trên mặt lý thuyết thì chúng ta đã sống và hành động bằng tâm lành. Đúng. Nhưng mà về công dụng thì không. Công dụng nó đã sai,bởi vì con dao nào cũng là con dao. Công dụng của con dao thì giống nhau. Nhưng mà quan trọng nhứt, cái mục đích của con dao là giống nhau nhưng mà cái công dụng nó, mình dùng con dao để hại người, để gây án khác. Con dao dùng để làm bếp khác. Con dao để làm vườn khác. Cũng con dao đó nhưng mà tùy lúc, nhe.

Thì ở đây cũng vậy. Được gọi là Thiện Ác Đúng Sai, chuyện đầu tiên là căn cứ theo cái bản chất của nó. Thứ hai là trên cái thời điểm. Thứ ba là trên cái cường độ. Và cái thứ tư là nói cái công dụng của nó.

Đấy, công dụng! Làm phước một đời mà cuối cùng tâm vẫn không AN . Làm phước một đời mà khi trọng bịnh vẫn SỢ HÃI, vẫn TIẾC NUỐI, vẫn ĐAU ĐỚN. Khi đối diện với cái chết vẫn BỐI RỐI, HOANG MANG là không khá. Tôi vẫn nói hoài có tổng cộng là có ba kiểu chết. Kiểu chết thứ nhứt là của người không Đạo. Có nghĩa là chết trong sợ hãi và tiếc nuối. Cái thứ hai là cái chết của người hiểu Đạo. Có nghĩa là chết trong sự chán chường, không có còn luyến tiếc cái gì hết. Cái chết thứ ba là của người liễu Đạo. Thứ nhứt là người không Đạo. Thứ hai là người hiểu Đạo, và thứ ba là kiểu chết của người liễu Đạo.

Cái chết của người không hiểu Đạo là gì ta?- Là sợ hãi và tiếc nuối. Còn cái chết của người hiểu Đạo là gì ta?- Là chán chường, ra đi trong sự chán chường. Nhưng mà cái chết của người liễu Đạo là sao ta? – Là ra đi trong sự thanh thản, bình tâm nằm chờ trái rụng. Nằm chờ trái rụng! Và cái niềm mơ ước lớn nhứt của tôi không phải là sống lâu, cũng không phải là cầu vô bịnh trong tuổi già. Không cầu một điều kiện sống như ý. Tôi chỉ mong có một chuyện thôi: Nếu đời này không đủ duyên chứng Sơ Quả thì chỉ mong có một cái chết phải nói là định tĩnh. Chỉ mong hai cái đó. Chỉ mong nếu mà đời này không đủ duyên chứng Sơ Quả thì chỉ mong có được một cái chết định tĩnh là sao? – Không sợ hãi, không tiếc nuối, không luyến tiếc, không nhớ thương người hay vật. Không! Chỉ mong thấy rằng nó kỳ kỳ, tắm rửa sạch sẽ, đắp Y áo ngon lành lên nằm hoặc là ngồi đàng hoàng, theo dõi nó. Coi nó leo lét, leo lét leo lét…cuối cùng…Xong! Chết như Ngài Pháp Minh vậy. Đa phần người ta chết là người ta phải có một cái phóng xuất, giãy dụa, hoặc là phóng xuất bài tiết, Đấy! Nhưng người thắt cổ thì họ cũng có . Hoặc như người trọng bịnh thì họ cũng có một chút bài tiết tại đường đại hay đường tiểu, đấy. Hoặc là phải có chút giãy dụa gì đó, hoặc là cái cổ quẹo, mắt trừng mắt trợn rồi le lưỡi hoặc có cái gì một chút, nhăn nhúm làm sao đó… Nhưng mà đằng này Ngài Pháp Minh vẫn giữ cái cổ cực kỳ OK, nghe! Cực kỳ OK. Giữ nguyên cái cổ, cái cổ Ngài còn đẹp hơn cái cổ của người ngủ gục. Ngủ gục ít ra còn…. hơn Ngài. Cái cổ cực đẹp trong một cái hình hài hoàn hảo tuyệt mỹ, không có cái phê bình, không thể đòi hỏi hơn, Đấy! Một cái thế ngồi cực vững. Thẳng. Lưng thẳng. Tắt thở! Thì phải là một cái nội tâm ổn cố như thế nào đó mới chết được như vậy. Coi như cái ông Phật tử mà tới gõ cửa để mà để bát đó nhìn Ngài không biết Ngài mất mà. Tưởng là Ngài đang nhập Thiền. Nhưng mà ổng chờ lâu quá đi ổng mới đành gõ cửa. Lúc mà ổng gõ cửa chờ lâu quá không thấy Ngài lên tiếng, ổng tưởng là Ngài đang nhập trong cái cơn Đại Định Tam Muội. Vẫn còn hy vọng. Nhưng cuối cùng ổng thấy kỳ quá đi. Nó lâu quá! Thì cái phòng của Ngài, xin lỗi, chính Ngài đề nghị, chính Ngài đề nghị nghe ! Lúc đó chúng tôi còn ở biên Hòa. Ngài mất buổi sáng. Mất là buổi sáng. Không. Chính xác Ngài mất là đêm hay sáng tôi không biết nhưng mà mọi người biết được cái tin loan đi là Ngài mất là buổi sáng thì buổi chiều hôm đó khoảng 2 giờ thì chúng tôi, chính tôi là cái thằng này là có mặt ở đó, chung với Hòa thượng Bổn Sư- Hòa Thượng Giác Chánh đó. Thì qua tới nơi mọi người mới đem đắp rượu bóp cho Ngài xuống. Cái ông mà buổi sáng đến để bát cho Ngài đó khi mà vô được tới nơi thì Ngài … rồi. Mà vô được cách nào? – Theo đề nghị của Ngài thì cái phòng của Ngài, tôi nói xin sám hối. Ngài ở góc lá đó người ta sợ rắn. Sợ là sợ cho Ngài đó. Năn nỉ Ngài hết cách rồi đó, thôi bây giờ cất kiểu chuồng heo đi. Có nghĩa là bên dưới xây gạch tầm tầm khoảng chừng hơn mét vậy đó, mà gạch. Còn phía trên đó là lá với tre thôi. Cho nên cái cửa sổ từ gạch ở dưới lên khoảng chừng hơn mét, mét hai mét rưỡi gì đó, phía trên đó làm mấy cái song tre. Cho nên ở ngoài nhìn vô là thoải mái luôn. Nó y như cái chuồng heo, cất kiểu chuồng heo đó. Cất vậy ít tốn kém. Mà Ngài nói cái lòng nó cũng không ham thích luyến tiếc, mà đồng thời ăn trộm nó cũng không màng nữa. Nó nhìn vô trong nhà đó người ta biết không có cái gì hết. Cho nên Ngài đi bát Ngài không có bóp ổ khóa. Tại vì ăn trộm nhìn vô biết trong đó có cái gì rồi vô làm cái gì. Đấy! Mà cái chết đó là cái chết rất đẹp! Cái chết của Sư, của Ngài Sơ Tổ Hộ Tông, cái chết của Ngài Hộ Nhẫn, đó là những sự ra đi mà phải nói đáng để chúng ta “rỏ dãi”, ước ao, mong đợi, hy vọng, trông chờ, và lập nguyện. Rất là đáng. Rất là đáng! Ngài Hộ Tông, ngài Hộ Nhẫn, ngài Pháp Minh, đó là những sự ra đi phải nói là đẹp kinh khủng! Đấy!

Thì chúng ta không cầu sống thọ. Không cần khỏe mạnh tuổi già không cần giàu có sung túc thuốc men đầy đủ. Mà chúng ta chỉ cần, cần cột chưn cũng được. Quí vị nói tôi đang nói điềm gở cũng được. “ Cột chưn” cũng được. Miễn sao mà chết đó, chết đẹp, chết sạch, chết yên và chết tĩnh, nghe! Chết sạch là không có hôi hám, mùi này nọ. Còn chết yên là không có giãy dụa oằn quại rên xiết. Còn chết tĩnh là không có hôn mê mê sảng, mà biết rõ. Biết rõ cái gì nó đang đến.

Thì tôi cho rằng cái chết mà ngon lành chính là cái thành tựu lớn nhứt của một đời người, nghe! Còn cái chuyện mà bằng cấp, học vị, giàu sang, sung sướng, toại nguyện về tình yêu, về gia đạo gia cảnh đối với tôi là rác. Tôi phải nói ở tuổi này tôi nói điều đó rất mạnh miệng nghe! Đối với tôi cái niềm mơ ước lớn nhứt đó là ra đi trong một sự tỉnh táo, bình tĩnh, bình thản. Đó là niềm mơ ước lớn nhứt, đấy! Tu như vậy là tu đúng, nhe. Tu như vậy là tu đúng.

OK, hẹn lại bà con tuần sau, và chúng tôi có nhận được một số tin nhắn của nhiều bà con rất là dễ thương. Thí dụ họ nói là thấy Sư hay chọn chữ Sư giảng lắm. Thôi Sư hoan hỷ Sư giảng, một bữa nào đó Sư giảng cho nghe cái chữ PHÁP đi. Chữ đó hay. Có người họ nói đề nghị tôi giảng cái chữ ĐẠO đi. Đạo là con đường đó. Họ nói tùy Sư hà, Sư muốn giảng Đạo cũng được, Sư muốn giảng con đường, nhưng mà cái nội dung. Có người đề nghị tôi nói chữ NHẪN. tại vì đa phần Phật tử mình là nói chữ Nhẫn, mà nói chữ Pháp đi. Thí dụ như nói tu là phải đúng Pháp. Hoặc là bây giờ mình cũng hong cần đi đâu tại vì mình đã có Pháp rồi, mình tu ở nhà cũng được. Đấy : thuyết pháp, rồi sống theo Pháp, rồi mình đã có Pháp, mình đắc Pháp. Bây giờ họ hỏi cuối cùng “Pháp” là cái gì. Đó. Mình sẽ có một buổi bài giảng mình nói về chữ “Pháp”.

Bây giờ nói về chữ “Nhẫn”. Thì đa phần cũng hay hiểu “nhẫn” là chịu đựng, là gồng mình, căng mình, không nhăn mặt trước những gì nó trái ý nghịch lòng mình. Nhưng mà xin thưa hiểu như vậy là nó nghèo quá, quá nghèo đi. Đấy. Chữ “nhẫn” nó có nhiều trường hợp. “ Nhẫn” đó là gì? – Nhẫn gồm có nội nhẫn và ngoại nhẫn. Ngoại nhẫn là chịu đựng được sự tấn công từ ngoại cảnh. Thí dụ như là côn trùng chích đốt, khí hậu thời tiết, nóng lạnh, rồi người ta đánh, người ta chửi, hấy nguýt, lườm liếc, xô đẩy, thì cái đó gọi là nhẫn trong cái ngoại nhẫn. Còn cái nhẫn thứ hai là nội nhẫn. Có nghĩa là cái khả năng chịu đựng, đối phó bình thản với phiền não. Nhớ nhe. Phiền não gồm có hai. Đó là THAM và SÂN. Còn SI thì khỏi nói. Si luôn luôn đi theo hai cái ông này: tham và sân. Tức là Nhẫn ở đây có nghĩa là chịu được, căng mình được với cái làm cho mình bực mình, khó chịu, đau đớn. Mà cũng chịu được luôn những cái nó cuốn hút mình, hấp dẫn mình, làm cho mình thấy thích. Mình bị đau đớn mình gồng, đó là nhẫn. Mà mình vượt qua được cái cám dỗ cũng là nhẫn, nghe! Đó là nhẫn trước phiền não đó. Mà đa phần bà con mình chỉ hiểu có mơ hồ thôi. Nói tu là phải nhẫn. Nhẫn đây là nói cái gì cay đắng ráng nuốt, hiểu vậy thì nó nghèo dữ lắm. Mà nhẫn này phân tích nó nhiều lắm. Ít nhứt là hai: đó là nội nhẫn và ngoại nhẫn. Chịu được những gì tác động từ bên ngoài và những gì nó đang hoành hành bên trong nội tâm. Mà trong nội tâm nó chia có hai: là chịu được với cái gì mà nó làm cho mình bực, mình khó chịu, đau đớn sợ hãi đã đành. Mà mình phải gồng mình được với những thứ cám dỗ. Khó lắm quí vị ơi! Có những thứ cám dỗ mà một cái chiều mưa biên giới hồi đó, trong một cái bối cảnh phải nói là nồng nàn lãng mạn hồi đó với một cái đối tượng dê thương nào đó các vị mới thấy. Hoặc là trước một món ăn. Đấy! Ngày buổi chiều Bát Quan mà đi ngang phòng ăn mà thấy nó làm ba cái bánh xèo to đùng, giá tươi mập ú. Cái nhưn nhìn thấy có đậu xanh rồi nấm xắt mỏng rồi ăn chay ăn mặn nhìn vô thấy đúng như ý của mình. Mà nước chấm thì như mơ, mà mình thì đói xanh mặt, mà gồng được cái đó là TU. Nhìn một cái email muốn chửi nhưng kềm lại không chửi đó là TU. Nhìn một cái tin nhắn mà mình không có phản ứng, đó là TU, đó là nhẫn. Đó là NHẪN. Nghe!

Rồi chúng ta sẽ có một ngày chúng ta bàn về nhiều chữ lắm. Bàn về chữ Đạo, bàn về chữ Pháp, bàn về chữ Nhẫn. Đó cho tôi nhiều chữ lắm. Thì bà con có yêu cầu thì cứ gom hết về rồi chúng tôi mới sắp. Thì tùy hứng. Chẳng hạn như bữa nay cái đề tài ĐÚNG SAI là nó chỉ nảy ra trong vòng khoảng một giờ đồng hồ. Tôi nghĩ bữa nay nói cái gì ta? – Thì tự nhiên nó lòi ra cái đó. Tại vì tôi nhớ tôi mở ra tôi thấy ba cái vụ lễ lạc vầy nè, tôi nói à cái vụ này … ngộ à!

BỔ SUNG

Nhưng mà tôi cho đó cũng là cần thiết, quan trọng trong đời sống của mỗi người, cũng như trong cuộc tu hành. Đó là chữ Đúng và Sai. Hai chữ này nghe qua nó rất là đơn giản nhưng mà nó là nội dung, nó là cốt lõi, nó là tinh thần, nó là linh hồn của Thế giới. Mình nghe tới chữ đúng sai đó, nghe nó đơn giản nhưng mà nó chính là quyết định mọi thứ. Trong cuộc bầu cử ở Mỹ, mình thấy cũng tùy thuộc vào cái sự chọn lựa của người Mỹ, mà chúng ta có một cái nhiệm kỳ của ông Trump và những gì đã xảy ra trên đất Mỹ nói riêng và trên toàn Thế giới nói chung. Cũng tùy thuộc vào cái lựa chọn của người dân Mỹ đối với cái vị Tổng thống tương lai của mình. Rồi bây giờ thì qua một cái giai đoạn mới thì ta thấy họ tiếp tục lựa chọn. Kỳ trước là giữa bà Clinton với ông Trump, kỳ này giữa ông Trump với ông Biden.

Thì ở đây tôi không ý kiến về vấn đề chính trị, tôi không nói là ai đúng ai sai mà tôi chỉ mượn cái sự kiện của Thế giới tôi muốn nói một điều, đó là chính do cái lựa chọn của mình về chính trị, về văn hóa, về tôn giáo, về đời sống thường nhật mà cuộc đời của ta nó ra sao. Từ những lựa chọn lớn như là bầu cho ai cho đến cái lựa chọn nhỏ là mình nên ăn uống, sinh hoạt, tiếp xúc, giao tiếp như thế nào. Tất cả những cái đó nó đều có ảnh hưởng lớn, ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống của mình. Dầu mình là một người homeless, mình không có tiền, không có nhà, không có xe. Mình không có tài sản gì hết nhưng mà mỗi mỗi cái lựa chọn trong đời sống mình là nó quyết định cái phần đời tiếp theo của mình, cái quãng đời còn lại của mình. Cho nên cái chữ đúng sai nó quan trọng lắm.

Thì theo trong tinh thần Phật pháp ấy, thì cái chữ đúng sai nó rộng mà sâu lắm. Trước hết, chúng ta phải nói rằng đúng hay sai nó phải được phân tích trên nhiều khía cạnh, nhiều phương diện chứ không phải là nói chuyện một chiều, A là đúng, B là sai. Nói như vậy thì mới một chiều thôi. Mà đúng hay sai nó còn nhiều khía cạnh khác để mà quyết định. Thí dụ như : công dụng, thời điểm, cường độ và trên hết là bản chất.

Tôi nhắc lại một chuyện mà tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần, ở trong Phật giáo mình có một cái chữ mà đa phần là người Việt Nam hiểu sai, mà cái chữ đó là cái chữ mình nghe mỗi ngày mà trong khi đó mình lại hiểu sai. Đó là cái chữ Thiện, chữ Thiện Ác. Muốn nói đến chữ Ác mình nói chữ Thiện trước là nó lòi ra chữ Ác à. Cái chữ Thiện ở trong đạo Phật mình nó có nhiều từ lắm, mà có một từ mà ai cũng biết, cái từ Pāḷi là chữ Kusala. Cái chữ này tôi nói đi nói lại không biết là bao nhiêu lần. Giống như trong cái lớp “Internship” ngày Chủ nhật ấy, tôi bàn luận chữ Danh Sắc. Tôi nói rằng cái chữ Danh và chữ Sắc nó không có ổn. Bởi vì trong tiếng Pāḷi á, cái chữ Danh là “Nāma”, cái nghĩa phổ biến của nó là cái tên, tên gọi, tiếng Hán Việt gọi là Danh. Còn Sắc, tiếng Phạn Pāḷi gọi là “Rūpa”. cả Pāḷi lẫn Sanskrit đều là Rūpa hết, nhưng mà trong bản tiếng Hán mình dịch là Sắc. Mà quí vị biết trong bản dịch cái chữ Danh là cái tên gọi, nó không có đủ để mà đại diện, nó không đủ để mà chuyên chở cái ý nghĩa của chữ Nāma trong Pāḷi. Bởi chữ Nāma trong Pāḷi nó nhiều nghĩa lắm, mà cái ý nghĩa mà tên gọi đó nó chỉ là một trong các nghĩa thôi. Mà mình muốn hiểu chữ Nāma, Nāma Rūpa là gì đó thì chữ Nāma mình phải truy nguyên cái nguồn gốc của nó ra từ động từ căn là “Namati”, nó có nghĩa là hướng đến, nhắm tới.

Thì cái bản chất của cái Tâm, hay là Thức, hay là Ý nó là hướng tới hay là nhắm tới cái đối tượng, cảnh sở tri. Cho nên nếu mà ở đây mình dịch, mình lấy cái ý nghĩa là Danh thì nó gượng dữ lắm, rất là gượng. Gượng dữ lắm. Dạ, gượng dữ lắm! Cho nên là các bản dịch tiếng Anh, có rất nhiều bản cùng dịch cái chữ Danh Sắc, họ dịch chữ Danh là “Consciousness” hoặc là “Mind” chứ họ không dịch là “Name”. Cái thứ hai là mình thấy trong bản tiếng Đức, cái chữ Sắc họ dịch là “Material”. Tiếng Đức đọc là “Mờ-the-ri-an”, mình Anh đọc là “Mờ-the-ri-ôl” hoặc là dịch là “Matter” trong tiếng Anh. Hoặc bên tiếng Đức là Material. Chứ mình dịch là “Corpse”, “Body” là Thân xác là đã kỳ rồi. Trong tiếng Đức “Korper” là đã kỳ lắm rồi nói chi là mình dịch chữ Sắc. Các vị dò trong bản tiếng Anh, tiếng Đức nào mà họ dịch là “Farbe” là màu hay là “Color” là màu. Không có! Chỉ có bản tiếng Việt Nam mình mới có chữ Sắc, mình dựa theo bản Hán Việt nha. Cho nên mình phải truy nguyên nguồn gốc của Nāma nó từ cái chữ “Namati” có nghĩa hướng đến, trông vào, cúi xuống, hướng vào. Giống như chữ “Namo”, chữ Namo nó cũng từ cái căn Namati có nghĩa là hướng đến. Namo Buddhāya, Namo Namati rồi Nāma.

Rồi cái chữ Rūpa nó là danh từ, nó là hình thức danh từ của động từ “Ruppati” có nghĩa là “Dissolve” có nghĩa là phân hủy, là tan rã, là băng hoại.

Bởi vì cái đặc điểm của Tâm, hay là của Thức là hướng đến, hướng đến cái ngoại trần. Còn cái đặc điểm của Sắc, nó là cái sự tiêu hủy, tan rã, băng hoại trước những cái điều kiện ngoại lực, vật chất. Cho nên ở đây mình dịch vậy nghe rất là gượng.

Bây giờ đó tôi đi lạc đề, tôi cố ý tôi lạc đề đó nhe. Bây giờ tôi quay trở lại chuyện ở đây. Trong đề tài hôm nay tôi nói về chữ Đúng Sai. Trước hết tôi nó về cái Đúng Sai trên bản chất trước đã, tôi bàn về chữ Thiện. Chữ Thiện trong tiếng Phạn là ‘Kusala” có nghĩa là khéo, đúng, đúng cách. Hoặc là khéo, hoặc là đúng cách. Tiếng Anh dịch là “Skill”, mà theo tiếng Hán dịch là Thiện. Thiện ở đây có nghĩa là khéo như thiện chiến, thiện xạ đó. Chữ khéo này nó hoàn toàn không có cái nghĩa đạo đức ở đây, không mang tính đạo đức, không mang tính tôn giáo, tâm linh, tinh thần gì hết. Mà nó thuần túy là mang ý nghĩa kỹ thuật. Kỹ thuật nhe, Technique thôi. Chứ nó không mang ý nghĩa Ethic ở đây. Nó chỉ thuần túy mang nghĩa kỹ thuật. Có nghĩa là tất cả chúng sanh trong đời này ai cũng muốn sướng, ai cũng sợ khổ, phải không?. Ai cũng muốn sướng sợ khổ nhưng mà cái hành động nào, suy nghĩ nào, ngôn ngữ nào mà nó có cái tác dụng đi ngược lại cái ý hướng đó thì cái đó được gọi là không khéo, là Bất thiện nhe. Ai cũng muốn sướng, ai cũng muốn giàu, ai cũng muốn đẹp, ai cũng muốn khỏe, ai cũng muốn thọ, phải không? Mà cứ làm toàn mấy cái chuyện đi ngược lại với giàu, khỏe, đẹp, thọ. Toàn là sát sanh, trộm cắp, dâm vọng, tửu..Làm toàn mấy chuyện đó, đi ngược lại cái ước muốn của mình. Mình muốn khoét cái lổ, thay vì mình lấy đi thì mình lại đắp vào thì làm sao có được cái lổ ? Rồi mình muốn đắp một cái gò thì mình phải thêm chứ làm sao mình lại bớt? Mình muốn đắp cái gò mà mình đi móc cái lổ là sai, nhé. Muốn khoét cái lổ là phải lấy bớt ra, mà muốn đắp cái gò thì phải thêm vào. Đó gọi là đúng, gọi là khéo. Ở đây mình sợ khổ, minh ham vui, ham sướng thì mình phải làm cái gì mà nó đem lại cái kết quả là lìa khổ được vui, cái đó gọi là hành động đúng cách, cái đó được gọi là thiện nhe. Như vậy thì cái đúng sai ở đây đầu tiên là nói trên bản chất, bản chất thiện ác.

Trong giáo lý A-tỳ-đàm thì có cho chúng ta biết một chuyện đó là toàn bộ Vũ trụ này được cấu tạo trên hai cái công thức. Công thức 1 : đó là tâm lành và thứ 2 là tâm ác. Chính cái tâm đó đẻ ra tất cả. Thí dụ mình nói cái duyên khởi của vạn hữu là gồm có 4 thứ: là Nghiệp, Tâm, Thời tiết và Diệu tố. Nói theo A-tỳ-đàm đó. Nhưng mà mình thấy cái nghiệp đó nó cũng chính là tâm. Tâm trong quá khứ, tâm thiện ác trong quá khứ nó khiến mình tạo ra 3 nghiệp: Thân, Khẩu, Ý, cho nên bây giờ đời này mình gọi đó là Tiền nghiệp, chứ thật ra tâm là quyết định tất cả. Bị gì (bởi vì) nghiệp cũng do tâm mà ra. Và cũng theo A-tỳ-đàm thì hai cái sau cũng do cái tâm mà ra. Cái thời tiết và cái diệu tố. Do cái tâm tư của chúng sanh mà nó chiêu cảm trời đất thiên nhiên khiến cho nó nảy sinh ra cái này cái kia.

Thí dụ như mình thấy lụt lội, bão tố. Một phần cũng do người ta – do túi tham không đáy, khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, không có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đó là tâm thức con người. Nó dẫn đến cái chuyện là mình ngược đãi thiên nhiên, đừng trách thiên nhiên trừng phạt lại mình, đó rõ ràng là do tâm, nghe. Cho nên nếu mà trong một cái Thế giới mà ai cũng sống bằng tâm lành, trong một Thế giới mà ai cũng đang hưởng quả lành thì nó không có những cái bi kịch, những cái thảm họa mà ghê gớm rùng rợn như vậy. Một khi, đời xưa mình sống bằng tâm ác thì bây giờ mình chịu quả khổ cho dầu mình là Thánh, là Phật đi nữa, nhưng mà đã quả nó trổ rồi là tránh không được. Mà cái quả đó nó ở đâu nó ra? Cái quả khổ đó nó ở đâu nó ra? Nó rõ ràng là do tâm bất thiện đời trước. Ví dụ như Đức Bổn Sư của mình, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là một vị Chí Tôn Chí Thánh, Toàn Thiện Toàn Giác. Đúng, nhưng mà cũng do kiếp xưa nào đó Ngài đã từng có những giây phút sống bằng tâm ác, tạo những nghiệp ác cho nên đời này Ngài mới bị những tai họa này nọ mặc dù Ngài cuối cùng cũng không sao nhưng mà tai họa mình cũng phải nhìn nhận tai họa. Có biết bao nhiêu lần Ngài bị người ta thuê sát thủ rồi người ta lăn đá, rồi người ta thả voi điên, rồi người ta thuê sát thủ rồi tùm lum hết, rồi chửi bới, nói xấu đủ thứ chuyện, vu oan giá họa… Thì như vậy mọi sự ở đời này nó đều đi ra từ cái tâm mình hết. Từ cái tâm mình hết !

Thì nếu mà nói theo A-tỳ-đàm thì tâm ở đây nó gồm có 2 công thức. Cái công thức 1 là cái biết đơn giản, không phàm thánh, không thiện ác cộng với 13 tâm sở trung tính, những thành tố căn bản cho một cái tâm, rồi cộng với 14 tâm sở tiêu cực. Thì cái công thức 1 + 13 + 14 này nó làm nên cái gọi là tâm ác. Chính cái tâm ác này nó tạo ra các cái quả xấu, đưa người ta đi đầu thai cõi khổ hoặc là nó tạo ra những cái đau khổ, những tai họa, những chuyện trái ý, nghịch ý trong cái đời sống bình sinh. Và sau cùng, chính mấy cái tâm này nè, chính cái công thức 1, 13, 14 này nè, nó tạo ra các cái cảnh giới sa đọa. Cảnh giới sa đọa là do cái tâm ác của chúng sanh tạo ra và một nữa Vũ trụ là cõi lành. Thì cái cõi lành đó nó do cái công thức thứ 2 : đó là 1 + 13 + 25, 25 ở đây là những thành tố tâm lý tích cực. Thì những cái thành tố tâm lý này nó cộng lại nó làm nên các tâm lành. Tâm lành cho ra hệ quả là gì? 1 là bản thân cái tâm lành đó khi nó có mặt thì đương sự được an lạc, thứ 2 nữa là nó cho quả về sau. Có nghĩa là chính cái tâm lành cho mình cái tâm đầu thai về cõi lành, và nó cho mình những niềm vui trong cõi bình sinh ở mọi kiếp sống, nha. Mà trên hết, chính tâm lành và chính cái tâm ác nó góp phần không nhỏ trong cái việc chiêu cảm tác động lên cái môi trường sống. Trong đó gồm có thiên nhiên.

Bây giờ mình nói chuyện gần nè, trong một xã hội mà có giáo dục, có nhân bản, người ta không có xả rác, không có trộm cắp, không có bạo hành, không có bạo lực. Mà mình dò xem trên Thế giới, có những quốc gia đứng đầu về cái tỉ lệ tội phạm, về tỉ lệ tự sát, nhưng mà cũng có những quốc gia mà tỉ lệ bạo lực, bạo hành, tội phạm nó rất là ít, rất là thấp là vì đâu? Cũng là do cái tâm người, do cái lòng người, nghe. Cho nên chuyện đầu tiên, cái đúng cái sai là phải nói đến cái bản chất, bản chất thiện ác, bản chất lòng là xấu ở mỗi chúng sinh. Đầu tiên là như vậy. Chính vì cái bản chất thiện ác đó đó nó mới cấu tạo nên cái Vũ trụ này. Cho nên khi mà mình làm chuyện ác thì coi như mình đã mở đường cho vô số cái bậy bạ sau này. Do sát sinh, đời sau sinh ra bịnh tật, yểu mệnh. Do trộm cắp, bủn xỉn đời sau sanh ra đói nghèo, mất của, tán gia bại sản, không giữ được của cải. Rồi do cái tà dâm đời đời sanh ra trở thành đối tượng thù ghét, ác cảm của mọi người. Do cái nghiệp nói dối cho nên đời đời sanh ra đó là không có được niềm tin của ai, cái này khổ lắm nha, nói không ai tin hết. Rồi cái thứ 5 là do giới tửu, tức là sử dụng các chất kích thích gây say, gây nghiện ảnh hưởng tâm lý cho nên đời sau sinh ra phải bị tâm thần, mất trí, trì độn, thiểu năng, nhe. Thì mình thấy, do những cái đó nó tạo ra những cái bi kịch bình sinh. Và từ những bi kịch này nè, nó lại là cái nền để tạo ra vô vàn những cái ác nghiệp khác. Trong khi đó, nếu mà đời trước mình sống bằng tâm lành, từ bi, kham nhẫn, hỷ xả, trí tuệ, chánh niệm, thiền định thì đời sau sanh ra khỏe, đẹp, thông minh, giàu có. Thì với cái nền tảng này chúng ta dễ làm thiện hơn. Phải nói như vậy. Tui biết trong room này có nhiều người mất mãn, nói rằng ổng nói vậy chắc ổng nói cái đạo này dành cho người giàu. Không phải ! Ai cũng tu được hết, nhưng mà mình phải nhìn nhận cái người khỏe nó tu tốt hơn người bịnh. Người giàu dễ tu hơn người nghèo. Cái người thọ thì có thời gian tu hơn cái người yểu. Rồi người thông minh thì nó tu, nó học nó tốt hơn người mà chậm lụt, trì độn, thiểu năng, đúng không? Chưa kể là tâm thần. Cho nên mình thấy rõ ràng là trong cái nhân quả nó có những mối quan hệ như sau, quan hệ nhân quả nó gồm có nhiều trường hợp. Trường hợp 1 : là cái nhân nó tạo ra quả, trường hợp thứ 2: là cái quả nó lại làm nền tảng tác động cho nhân, nhân mới đó. Tức là do đời trước tôi rộng rãi, hào sảng cho nên đời này tôi có của. Đó là cái của bây giờ nó là quả của cái nhân hào sảng ngày xưa, rồi trên cái quả mà có của bây giờ nè, tui lại dễ dàng làm cái chuyện bố thí, vung tay làm phước rộng rãi. Đó, đó gọi là quả tác động nhân. Rồi từ cái nhân mà hào sảng này nè, cái chuyện mà nhân hào sảng nó tạo ra cái quả mà sung túc đó là quan hệ nhân quả nhưng mà chính cái nhân hào sảng nó lại tiếp tục làm nền tảng cho cái nhân hào sảng khác, nó thành thói quen. Đấy, ví dụ như tui rộng rãi thì đời sau tui sanh ra tui sung túc. Nhưng mà cũng nhờ tui rộng rãi kiếp này nên đời sau tui sanh ra tui cũng dễ dàng tiếp tục trở thành cái người hào sảng lần nữa. Còn nếu mà đời trước tui bủn xỉn thì đời này sanh ra tui khó nghèo, nghèo khó. Mà từ cái nghèo khó tui lại tiếp tục có cái cơ hội, có cái điều kiện tâm lý để tui bủn xỉn. Càng bủn xỉn càng nghèo, càng nghèo càng dễ bủn xỉn. Còn khi tui hào sảng thì tui lại sung túc, mà càng sung túc thì tui càng có điều kiện để hào sảng. Đó, đó là quan hệ của nhân tạo ra quả, quả tác động nhân. Rồi tiếp theo là cái quan hệ giữa nhân với nhân. Tức là, mình sống ác nhiều quá thì sau này mình sanh ra mình cũng dễ ác hơn. Còn mình sống thiện, một đời sống thiện thì đời sau sanh ra mình cũng dễ sống thiện hơn. Đó là quan hệ giữa nhân và nhân. Như vậy, thì mình thấy nó là một cái vòng tròn: nhân tạo ra quả, quả tác động nhân, nhân tác động nhân, nhân tạo ra quả, quả tác động nhân, nhân tác động nhân…rồi nhân tạo ra quả…nó cứ vòng vòng, vòng vòng như vậy, nhe. Đó là nói đến quan hệ nhân quả. Cho nên chuyện đầu tiên nói đến đúng sai thì mình phải nói trên bản chất, bản chất, bản chất đó là thiện hay ác. Cái tâm tư nào, hành động nào, ngôn từ nào mà nó có cái động lực là tâm thiện, nó có nội dung là lợi mình lợi người, giúp mình giúp người đời này đời sau thì cái đó gọi là thiện, là đúng trên bản chất.

Chưa hết, người mà có cái tâm lành, ngoài ra cái chuyện mà họ có được nhiều công đức, phước vật, phước đức, phước trí, nghĩa là họ có những thành tựu, có những may mắn về tinh thần hay là về vật chất thì nó đúng thêm một chỗ nữa là khi mình có nhiều phước vậy mình dễ tu lắm. Mà nghe chữ tu là thấy nó đúng rồi. Dễ tu lắm, thí dụ như mình muốn giữ giới thì mình cũng có điều kiện hơn người thiếu phước. Thí dụ như mình bịnh nhiều quá mình phải xài rất là nhiều tiền, mình bịnh nhiều quá mình phải uống rất là nhiều thuốc, nếu mà mình có phước thì chuyện đó bình thường. Còn người không có phước, khi mà mình bị bịnh thì sao? Thì phải làm mọi chuyện kể cả chuyện bậy để có tiền để uống thuốc. Mà chưa kể là như nhà quê tui hồi xưa đó là khi bịnh họ dám nuốt thằn lằn để chữa bịnh suyển. Rồi họ lấy sọ người họ mài để họ uống. Rồi chưa kể là họ lấy con chuột chù, con chuột chù mà còn đỏ đó, họ mới bọc ở trong đất sét họ nướng, họ nướng cho nó thành than đi rồi họ mới mài ra họ uống, các vị nghe toàn những bài thuốc rất là độc, rất là ác. Mà ở đâu nó ra vậy? Là do cái nghiệp xưa hành hạ giết chóc cho nên đời này mới bị bịnh, mới bị trọng bịnh. Rồi do đời xưa không có bố thí cho nên đời này không có thuốc chữa bịnh, phải đi chấp nhận những thứ thuốc rất là ác, rất là bậy. Mình muốn giữ cái mạng mình mà mình phải đi đoạt mạng của chúng sinh khác. Thí dụ như vậy, nha.

Cho nên chuyện đầu tiên đó, là kể đúng sai đó là phải căn cứ trên cái bản chất. Do cái ác này nó dẫn đến cái ác kia. Do cái đúng này nó dẫn đến cái đúng kia, đó là chuyện đầu tiên. Khi mà mình đã sống bất thiện rồi đó, thì coi như nó kéo theo 1 loạt các bất thiện khác. Khi mà mình sống thiện rồi nó dễ dàng kéo theo 1 loạt thiện khác. Dầu muốn dầu không cũng phải nhìn nhận nó là sự thật. Mà tôi chỉ nói là dễ thôi chứ không phải là hẳn là những người giàu đều là những người hào sảng, những người thông minh đều biết dùng cái trí của mình để mà sống đúng chánh pháp, cái đó tôi không có hứa nha. Mà là nó dễ, nó dễ, tôi nhấn mạnh lại là nó dễ. Có sức khỏe thì nó dễ tu dễ học, có tài sản sung túc thì nó dễ tu dễ học..đại khái như vậy nói đúng sai chuyện đầu tiên phải nói cái bản chất.

Rồi tiếp theo, cái đúng sai đó, đôi khi nó không nằm ở bản chất mà nó nằm ở thời điểm. Bỏ bê nhà cửa vườn tược, đó là bậy. Siêng năng chăm sóc dọn dẹp nhà cửa, đó là đúng. Đó, đó là bước 1. Nhưng mà bây giờ con mình, em bé nó nằm trong nôi nó khóc ngằn ngặt, ngằn ngặt, trong nhà đang có người bị bịnh, cần được chăm sóc khẩn cấp, đang cần được đi cấp cứu, trên lò thì đang có nấu 1 cái nồi sôi ùng ục chưa giảm lửa. Mà giờ đó mà mình đi dọn dẹp nhà cửa, đi chăm sóc vườn tược thì nó sai. Mặc dù, nếu không mắc vào những hoàn cảnh đó, thì cái chuyện dọn dẹp nhà cửa chăm sóc vườn tược là đúng, nhưng mà bây giờ trong cái bối cảnh như vậy mà mình đi dọn dẹp tiếp tục, tai mù mắt điếc để mà tiếp tục đi chăm sóc vườn tược, rồi dọn dẹp nhà cửa là sai. Cho nên cái đúng sai đầu tiên là dựa trên bản chất, và cái thứ 2 là nó dựa trên cái thời điểm.

Đó, trong kinh chú giải Pháp Cú nói rất rõ, nếu biết Phật Pháp thời tuổi trẻ, thì nên dành 2/3 thời gian để trao dồi kiến thức giáo lý và 1/3 thời gian là chuyên tâm thiền định. Biết đạo, biết Phật Pháp ở tuổi trung niên, trung niên tức là trước tuổi 40, từ 20 đến 40, thì cái đoạn tuổi trẻ từ 10 tuổi cho đến 30 tuổi là giai đoạn tuổi trẻ, là 20 năm, rồi từ 30 cho đến 50 là giai đoạn trung niên, 50 đến 70 là giai đoạn lão niên. Nhớ nhe, nhớ cái đó. Từ 10 cho đến 30 là giai đoạn tuổi trẻ – theo phân tích trong kinh. Trước 10 thì mình còn nhỏ mình không có kể mình xin lỗi mình như con thú, con chó con vậy mình không có kể, nha. Nhưng mà từ 10 cho đến 30, 20 chục năm đó là giai đoạn tuổi trẻ, 30 cho đến 50 là giai đoạn trung niên, 50 cho tới 70 là giai đoạn lão niên. Sau 70 không kể nữa. Biết đạo trong 20 năm đầu á, thì nên dành 2/3 thời gian cho kiến thức giáo lý. Biết đạo trong cái thời trung niên á thì nên phân nữa học, phân nữa hành. Rồi biết đạo trong thời gian lão niên á, thì coi như 2/3 là hành 1/3 là học. Sau đó thì 100% là hành. Sau đó biết đạo, sau đó 100% là hành, thì đó gọi là đúng. Còn nếu mà mình nghĩ học là tốt. Đúng ! Học giáo lý là tốt nhưng mà mình coi mình ở thời điểm nào, mình biết đạo vào lúc nào và hiện giờ mình đang ở lứa tuổi nào. Nhớ nhe, tôi nhắc lại học giáo lý là tốt, là cần thiết, là tuyệt đối quan trọng. Đúng ! Nhưng biết đạo ở tuổi trẻ thì mình dành 2/3 thời gian, biết đạo ở tuổi trung niên thì là 1 nữa thời gian, biết đạo ở tuổi lão niên là 2/3 thời là hành 1/3 là học, mà sau cái tuổi 70 là bắt buộc phải 100%, toàn phần – full time dành hết cho cái chuyện hành đạo. Tức là lúc đó giáo lý mình dốt cách mấy đi cho nữa cũng phải ráng học 1 đề mục, 2 đề mục nào đó thích hợp để chuyên tâm chứ còn lúc đó không còn thời gian để mà nghiên cứu giáo lý nữa, nghe. Đó, đó gọi là đúng, tu đúng. Còn đằng này mình làm việc đúng nhưng mà mình làm sai lúc.

Hồi nãy tôi nói, trên lò, có cái bếp có cái nồi chưa giảm lửa mà giờ đó mình tỉnh táo thong dong bình thản đi làm cái chuyện khác là sai. Mặc dù lúc khác thì dọn dẹp nhà cửa là đúng nhưng lúc này không phải là lúc dọn dẹp nhà cửa mà phải chạy xuống giải quyết cái bếp lò. Em bé đang khóc trong nôi thì phải đến giải quyết chứ không thể để cho nó khóc lòi rún, khóc mà đến mức lạc giọng, khản tiếng là sai. Đấy, đang có người trong nhà bị trọng bịnh cần được chăm sóc khẩn cấp, cần phải thay tả khẩn cấp, cần phải gọi bệnh viện khẩn cấp mà giờ đó mình còn thanh thản, từ từ, đi dọn dẹp nhà cửa là sai. Nhớ nhe !

Và trong kinh nói rất rõ, trong 1 ngôi nhà đang cháy thì cái chuyện quan trọng nhất là, nếu còn có tí thời gian thì đem ra những gì có giá trị trong cái khả năng của mình, còn cái nó nặng quá thì phải bỏ thôi. Còn nếu nó trong khả năng của mình thì đem ra những cái gì giá trị. Và nếu thời gian ít nữa thì mình phải tìm cách thoát thân. Bản thân mình mà đem người nào, đem những người trong nhà đem ra, đem người ra, trừ của, rồi lựa cái tế nhuyễn, gọn nhẹ, giá trị. Còn nếu hết thời gian rồi mình chỉ còn cứu người, còn nếu thời gian mà eo hẹp nữa thì mình phải lo thân mình, mình phải nhảy vọt ra. Chứ không thể nào mà mình xớ rớ chàng ràng rồi 1 hồi là chết cả đôi. Tôi nói ra hơi ác, mà nó là sự thật. Thà còn sót lại 1 đứa còn tốt hơn là chết chùm. Khi mà biết không thể cứu được thì mình phải vọt thôi. Đó là đúng thời, đúng lúc làm việc chứ mình không thể nào mình sống mà mình khư khư cái quan điểm đó là đúng, đúng mọi lúc là không được, hoặc là cái đó là sai mọi lúc là không được. Tùy thời. Tùy thời. Có đôi lúc đúng sai nó không nằm ở bản chất mà nó còn nằm ở thời điểm.

Các vị nhớ trong kinh nói Đức Phật, 1 lời của Ngài phải hội đủ 4 điều kiện Ngài mới nói. 1 là cái điều đó nó phải đúng với chân lý, đúng với sự thật, cái đó gọi là “Bhūtavādī” là phải nói đúng sự thật. Thứ 2, là phải là “Kālavādī” là phải nói đúng lúc, đúng thời điểm. Cũng miếng đất đó, cũng hột giống đó nhưng mà không phải lúc nào mình cũng gieo. Lựa mùa nào, thời tiết nào, điều kiện khí hậu như thế nào mình mới gieo, nó mới lên kết quả. Chớ không phải đất đó, hột giống đó mình muốn gieo lúc nào thì gieo. Phật nói chuyện đầu tiên là phải nói đúng sự thật, Phật không nói cái điều hư ngụy, không nói điều sai sự thật. Và thứ hai nữa là Phật luôn nói đúng lúc, đúng cái thời điểm. Trước thôi đó một phút Ngài không nói. Sau đó một phút Ngài không nói. Các vị sẽ hỏi tôi kinh nào kinh nào? Dạ nhiều lắm, tới một tỷ lận. Nhưng mà tôi dẫn chứng một kinh là các vị biết. Chẳng hạn như trong kinh Tiểu Bộ, trong kinh Tập đó, có kể chuyện Ngài đi bát. Có người tới xin Ngài nói cho một câu đạo để họ tu. Ngài nhìn thẳng vào tâm của họ Ngài biết, ngay bây giờ cái tâm của họ nó đang bung xung, dao động, chưa thể tiếp thu được, Ngài không nói, Ngài từ chối. Ngài từ chối hai lần như vậy. Khi mà Ngài từ chối như vậy cái tâm của họ nó đi vào 1 cái tình trạng ổn định, ổn cố hơn. Đó, Ngài nhìn Ngài thấy OK nếu vậy bây giờ ta sẽ nói đây. Bắt đầu Ngài nói cho họ nghe mấy câu thôi, khoảng hai phút thôi, không tới, chừng một phút thôi “ Thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe”. Ngài nói trong vòng có một phút thôi rồi Ngài đi bát tiếp.

Thì rõ ràng mình coi bài kinh đó, nhứt là coi trong chú giải mới thấy. Coi trong (….) đó. Trong đó ghi rất rõ tại sao Ngài từ chối. Ngài biết trước sau gì Ngài cũng nói. Nhưng mà ngay cái lúc trước đó một phút Ngài không nói. Ngài để cho cái tâm người ta lắng xuống Ngài mới nói. Hoặc có lần tôi hay nói hoài đó. Mình đi bác sĩ, đi Đông y hay Tây y. Dầu mình có tới sớm tới trễ gì, nhưng mà người ta phải bắt mình ngồi chờ một chút để cho cái huyết áp rồi nhịp tim nó ổn định xong vô đo máu và lấy mạch, bấm mạch nó mới chính xác. Đúng lúc. Chớ không phải cũng thân thể đó mình muốn làm gì làm. Không ! Cho nó ngồi một chút. Thậm chí có nhiều ông thầy thuốc bắc ổng còn bắt chuyện. Ổng thấy mình chưa ổn, ổng rờ vô thấy cái mạch mình chưa ổn. Tại vì mình mới vừa nói phone, mới coi tivi, tin tức gì đó mình chưa có ổn. Ổng ngồi nói chuyện với mình một chút cho nó lắng xuống. Ổng vừa nói chuyện vừa coi mạch, ổng thăm mạch mình đó. Đợi lúc nó ổn định rồi ổng mới cho ra 1 cái nhận xét. Ổng mới có thể đưa ra quyết định cho uống cái gì, nên chữa trị ra sao.

Thì ở đây khía cạnh đúng lúc quan trọng lắm. Lời Phật nói chuyện phải hội đủ bốn điều kiện. Một là phải đúng sự thật Ngài mới nói. Thứ hai là cái đó phải đúng lúc, cái đó gọi là kālavādī. Cái thứ ba là “Atthavādī”, nghĩa là phải lợi ích. Bởi vì có những chuyện nó đúng sự thật nhưng mà nó không có lợi ích. Đúng thời luôn. Nghĩa là nói nó người ta thấy rất là vui, nhưng mà atthavādī là lời nói nó phải có ích. Nhưng mà bây giờ lời nói đó không đem lại lợi ích thì Ngài không có nói. Thí dụ như Ngài nói về bùa chú, về phong thủy, về chuyện trên trời dưới biển Ngài biết nhiều lắm, không phải biết nhiều mà biết tất cả. Ngài hoàn toàn có thể đưa người ta vào thế giới mê lộ, mê cung. Người ta mê chết luôn. Nhưng mà Ngài biết những điều đó không lợi ích gì hết Ngài không nói. Cho nên thứ nhứt là bhūtavādī, là phải nói đúng sự thật, “Dhammavādī” là đúng Pháp, kālavādī là phải nói đúng lúc, atthavādī là phải nói cái điều đó có lợi ích. Cái cuối cùng đó gọi là “Mettāvādī” là Ngài nói bằng cái tâm từ. Nói với ý mong cho người ta được lợi ích. Chớ không phải nói vì cầu danh cầu lợi, nói để nổi tiếng, nói để được người ta cúng bái, không phải.

Thì hội đủ những điều kiện đó thì Phật mới phát ngôn, mới mở lời nói điều gì đó dù ít dù nhiều, dài ngắn, lâu mau. Như vậy cái yếu tố mà đúng lúc quan trọng lắm. Cái đó nó hay đó nhưng mà nó không đúng lúc thì không còn hay nữa. Nó không còn đúng nữa. Nhớ nhe. Cái thuốc, các vị trong room đây tôi nghĩ cũng có bác sĩ dược sĩ có những loại thuốc mà uống đúng thời điểm, uống lúc đói, uống lúc no, uống ngay trước bữa ăn, uống ngay sau bữa ăn. Phải như vậy đó. Chứ còn không phải là thuốc đó thuốc tốt, thuốc chữa đúng bịnh rồi mình muốn uống lúc nào thì uống, nhe. Cho nên chuyện đúng sai ở đây ngoài cái gọi là bản chất của vấn đề còn có cái thời điểm nữa. Thời điểm, rất là quan trọng!

Rồi cái trường hợp thứ 3. Trường hợp thứ 3 là gì ? Là cái cường độ. Đúng sai nó còn nằm ở cái cường độ. Thì thuốc đó là thuốc chữa bệnh. Đúng. Cho uống đúng lúc. Đúng. Nhưng còn cái thứ ba là cái liều lượng, cái “dose” của nó đúng không. Thuốc đó thì đúng rồi đó. Cái thời điểm uống đúng rồi đó. Nhưng mà còn cái liều lượng nó có đúng hay không, cái đó lại là chuyện khác. Lẽ ra cái đó mình phải cho họ uống 500. Mà giờ mình cho họ uống tới 1000, thì tình hình nó khác rồi, nghe. Tình hình nó khác nhiều lắm à. Nghe Pháp cũng vậy, nghe Pháp là chuyện cần thiết. Nhưng mà một bài giảng trung bình là khoảng một tiếng, cho đến một tiếng rưỡi thôi. Chứ còn nhiều quá nó “over dose”. Nó quá liều. Cái người giảng thì mệt mỏi, căng thẳng, mà cái người nghe là cũng mỏi mệt, gọi là hết pin. Cũng khó lắm. Cũng khó lắm. Cho nên trung bình một bài giảng như vậy chừng một tiếng hai chục phút, hoặc là đến một tiếng rưỡi là được lắm rồi, nhe. Cái gì cũng vậy, cũng phải có cái liều lượng, có cái chừng mực.

Cho nên cái đúng sai đó thứ nhứt là về Bản chất, cái thứ hai là Thời điểm, cái thứ ba là cái Cường độ, tức là cái liều lượng đó.

Ở trong kinh nói rất rõ. Rất rõ! Đó là thiện pháp thì luôn luôn quan trọng cần thiết. Đúng. Nhưng mà cái liều lượng rất là quan trọng. Là sao? Đó là một hành giả tu tập Thiền định hay là Tuệ quán phải luôn luôn kiểm soát được cái sự thăng bằng cân đối quân bình của 5 quyền : Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Ngay cả trong kinh Thất Giác Chi, Tương Ưng Bộ, Đức Phật cũng dạy rất rõ. Khi nào cái tâm của hành giả nó bị gọi là sa sút, xuống cấp, thì lúc đó hành giả phải chuyên tâm tu tập Trạch Giác Chi, Cần Giác Chi và Hỷ Giác Chi. Trạch tức là trí tuệ đó, Cần là nỗ lực và Hỷ Giác Chi là phải nghĩ tới đề tài gì đó để kéo cái tâm mình lên, vực nó dậy thì được gọi là tu đúng, tu Giác Chi đúng. Rồi khi nào cái tâm của mình nó bung xung, nó mạnh mẽ quá trớn, nó ở cái mức vượt kiểm soát, thì lúc đó hành giả phải kềm nó lại bằng ba cái Giác Chi khác. Đó là Tĩnh, Định, Xả. Tĩnh Giác Chi, Định Giác Chi và Xả Giác Chi. Riêng cái Niệm Giác Chi thì cần thiết trong mọi lúc. Bởi vì nó giống như người gác cổng, luôn luôn quan trọng, dầu thời bình hay thời chiến, ban ngày hay ban đêm, đông người hay ít người thì cái người gác cổng lúc nào cũng là cần thiết. Nhớ nhe, thời bình hay thời chiến, ban ngày hay ban đêm, đông người hay ít người thì lúc nào người gác cổng cũng quan trọng. Đó là Chánh niệm. Còn riêng về sáu giác chi kia tùy thời mà nâng cấp nó. Tùy thời mà duy trì phát triển.

Cho nên cái cường độ nó rất là quan trọng. Đó là nói về giác chi. Bây giờ chuyển qua nói về 5 quyền: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Cả năm cái này đều là thiện pháp. Đúng. Nhưng mà có những lúc mình để Đức tin nó quá mạnh đi, nó lấn mấy cái còn lại cũng không có tốt. Thí dụ như mình ngồi thiền ở thiền viện, mình phải chánh niệm, làm gì biết nấy, biết rõ mọi sinh hoạt lớn nhỏ, biết rõ mọi tâm trạng, biết rõ mọi cảm giác cảm xúc, nhe. Nhắc lại : Chánh niệm là biết rõ mọi sinh hoạt lớn nhỏ, biết rõ mọi tâm trạng, biết rõ mọi cảm xúc cảm giác. Đang ngon lành tự nhiên mình mở mắt ra mình nhìn thấy hình ảnh thiền sư thiền sinh rồi tôn tượng Bổn Sư rồi nhìn ra ngoài thấy vườn cây của thiền viện mình hoan hỷ quá, cái bắt đầu mình quên niệm đi. Mình không còn theo dõi sinh hoạt, hoạt động, không còn theo dõi tâm trạng cảm xúc nữa. Mà bây giờ chuyển qua, nghĩ đến năm nay phải tổ chức dâng y ở đây. Nếu mà không được thì xin sang năm, xin làm thí chủ ở đây. Rồi tính để mua thêm mấy chục cái băng đá để ở ngoài vườn cây của thiền viện. Rồi để coi ngày mai đó kỳ này cái khóa này hành giả Việt Nam đông à. Thôi để chắc cuối tuần thì mình xin tổ chức cúng dường đổ bánh xèo. Sáng mai coi nấu phở đi, chứ hành giả tội nghiệp! Lâu quá qua đây cả tháng chắc không có ăn đồ Việt Nam. Cho ăn phở, bún riêu, bún bò Huế… Tất cả những suy nghĩ đó là tốt. Đó là thiện tâm mà. Nhưng nó không phải lúc là đã bậy rồi. Bây giờ nó qua cái cường độ. Lúc bấy giờ cái niềm tin mình nó quá mạnh đi. Nó mạnh đến mức mà coi như mình chỉ muốn làm phước thôi. Nhưng mà mình quên rằng lúc đó phải là Niệm, Định, Tuệ! Mà bây giờ mình để cái đức tin cái niềm tin của mình nó vọt mạnh quá, mạnh quá! Hoặc là lúc đó mình suy tưởng về Đức Phật. Mình nghĩ trời ơi Ngài đã tu hành bao nhiêu kiếp thành Phật dưới gốc Bồ đề rồi bây giờ Ngài đã là bậc Đại Giác, Ngài bỏ ra mấy chục năm thuyết Pháp độ đời. Hoan hỷ ngồi nghĩ triền miên miên man. Cái đó là mình để cho cái đức tin nó bị over. Nó đi quá trớn quá mức. Trong khi lúc đó mình phải quân bình lại. Đức tin. Đúng. Đức tin, có lòng thương quí Phật là đúng, là nên, là tốt, là cần thiết. Đúng! Cái lòng muốn cúng dường cho đại chúng là đúng, là hay, là cần thiết, là ý nghĩa. Đúng! Nhưng mà ngay lúc này không phải. Phải kềm nó lại. Phải kềm nó lại. Phải biết quay nó lại về chánh niệm. Phải biết rõ là ố ô, quá rồi nhe quá trớn nhe. Quay trở lại tiếp tục theo dõi tâm trạng, cảm xúc và oai nghi lớn nhỏ để quân bình nó.

Định nhiều quá, chuyên tâm định. Định trong Thiền Chỉ đó, Niệm hỗ trợ cho Định, nhưng mà trong Thiền Quán thì Định nó hỗ trợ cho Niệm. Cái Định mà hỗ trợ cho Niệm mà nó phải ở cái mức hỗ trợ thôi chứ còn nếu mà để cho Định nó quá mạnh, cái sự tập trung mà nó quá mạnh thì lúc đó Niệm không còn cái chỗ đứng nữa. Tuệ không còn chỗ đứng nữa. Lúc đó là 1 là mình sẽ tu chuyển từ Quán qua Chỉ, thứ 2 nữa là nếu mình Định mạnh quá có thể nó dẫn đến hôn trầm buồn ngủ, căng thẳng nhe. Mình đang tu Tứ Niệm Xứ mà. Cho nên mình phải cân bằng. Hoặc là tinh tấn quá, mình đang ngồi thế này mà ngay chóc cái cửa sổ chưa kéo rèm, 1 cái tia nắng cực mạnh, nắng nóng gắt nó rọi thẳng vô trong đầu của mình. Đúng ra mình nên tránh qua 1 bên tốt hơn. Đằng này lúc này mình bất chấp, mình nghĩ tu là chết cũng được, tu là đã hiến xác cho Phật rồi, hiến mạng cho Phật, cho Tam Bảo, cho Thiền sư rồi. Bây giờ mình không có thể nào vì cái đốm nắng này mà mình xê dịch nhúc nhích, đối với tôi tôi cho là cực đoan.

Đồng ý mai này đối diện với cái trọng bịnh, đối diện với cái chết thì mình phải bỏ qua hết, mình chỉ chuyên tu thôi. Cái đó là đúng. Nhưng mà ngay lúc này nó không phải là lúc để mình phải bán mạng như vậy. Gánh nguyên 1 cái cây nắng mà quá cỡ như vậy không có tốt. Nên tránh qua 1 bên, coi chừng trúng nắng nó chết, nhe. Như vậy thì Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ chỉ có Niệm là không bao giờ dư, nhớ nhe. Chứ còn Định thì có lúc nó cũng over, Tinh tấn có lúc nó cũng bị over, nó bị dư và Tuệ cũng có lúc nó over. Thay vì chuyên tâm ghi nhận bằng chánh niệm thì lúc đó lại để cho cái trí nó phân tích, nó đi quá xa, suy nghĩ cái này, suy nghĩ cái kia, phân tích, lý luận, chia chẻ là sai. Phải kềm nó chừng mực thôi, chứ còn Trí là tốt, Trí là hay, đúng. Nhưng mà ngay lúc này không có được. Ngay lúc này cái cường độ của nó cán mức là đã sai rồi. Nó chỉ vừa tới, chạm mức thì được chứ còn cán mức là không được, nhe.

Cho nên cái đúng sai ở đây, thứ nhất là về bản chất, thứ 2 là về thời điểm, thứ 3 nữa là nói đến cái cường độ của nó. Cái đó rất là quan trọng.

Không học giáo lý kỹ thì mình cứ thấy cái đó hay, mà mình thất nó hay là mình làm. Đã vậy cái hay đó còn đúng vô cái thích của mình nữa thì mình làm. Các vị nghe kịp không ? Mình không biết đạo thì cái gì mình thích thì mình làm không kể thiện ác, không kể là hại mình hại người. Khi biết đạo rồi thì mình chỉ chuyên tâm mình hành thiện nhưng mà mình cũng phải có trí chứ. Mình phải biết thời điểm nào thích hợp cho cái gì.

Hồi nãy tôi đã nói rồi, chứ còn đa phần mình á thì thấy thiện là làm, mà nhất là cái thiện đó nó lại chạm vô cái ý thích của mình nữa.

Cho tôi nói 1 chuyện rất dễ bị chửi nhưng mà nói pháp thì phải nói hết, nhe. Chứ mà nói pháp mà giấu giấu ngại ngại nói làm chi, nó không có hết mức. Người ta nói 1 nữa sự thật cũng là gian dối. 1 nữa sự thật cũng là gian dối ! Bố thí là tốt, cúng dường là tốt, kính lễ Tam Bảo là tốt. Nhưng mà mình tự xét coi trong cái mùa Tăng y đó, có phải mình đã dành quá nhiều thời gian cho nó không ? Đi 1 quảng đường thật là xa, mất thời gian vô cùng nhiều mà chỉ đi đến nơi đó, để cái mâm trên đầu mình đi 1 vòng như vậy. Thì cũng đọc hoan hỷ nhưng mà thật ra đó, mình coi năm nay mình mấy tuổi rồi. Đừng có nghĩ rằng 1 năm tôi chỉ đi có 1 tháng thôi, đâu có sao. Sai ! Phải kiểm soát lại, mình có thiết tha trong cái chuyện cầu đạo giải thoát hay không ? Nếu mình có thiết tha với chuyện cầu đạo giải thoát thì mình không có quan tâm nhiều lắm. Nhiều thì được nhưng mà lắm thì không được, chữ lắm đó, chữ lắm đó, tôi đang nói chữ cường độ mà. Bố thí là tốt. Quan tâm bố thí là tốt, quan tâm đến chuyện cúng dường xả tài là tốt, nhưng mà quan tâm lắm là coi chừng. Coi chừng mình đang có vấn đề ! Bởi vì điều đó cho thấy rằng mình không có thiết tha lắm với cái công phu Tuệ Quán, mà năm nay mình mấy tuổi rồi ? Nhe, cho nên tôi nói lại lần nữa, bỏ ra 1 tháng đi dâng y không phải là sai. Tôi nhắc lại cho kỹ nhe, Không phải là sai ! Nhưng mà điều đó cho thấy rằng mình chưa có thiết tha lắm cho cái công phu Tuệ Quán.

Một người mà sợ già, sợ bịnh, sợ chết. Một người mà đang có cái lòng muốn chuẩn bị cho cái tuổi già, cái bịnh hoặc là cái chết thì họ không có mà quan tâm lắm, quan tâm nhiều lắm. Không có lắm, có quan tâm, tùy duyên ! Tùy duyên gặp chuyện thì làm trong 1 cái chừng mực nào đó, nhưng mà cũng phải quay về với đời sống Chánh niệm. Chứ còn mà mình chỉ thấy người ta đội y đi cúng dường, mình nhìn là biết họ tốt rồi. Mình nhìn mình biết ngay lúc đó họ đang sống bằng tâm thiện, nhưng mà nếu mình để ý thêm 1 chuyện thì mình hơi rùng mình là chính vào những cái dịp lễ này, mình mới nhận ra cái khuynh hướng, cái xu thế, tâm lý của đa phần bà con mình đó là khoái tụ tập, khoái rần rộ, khoái trưng tươi, khoái khoe mẽ, khoái trình diễn. Đấy, mặc dù cũng là công đức nhưng mà tu mà phải tu cho người ta thấy mới chịu. Tu mà phải vui mới chịu. Đấy ! Tu mà phải tu cái gì mà nó cho ra quả cụ thể đó. Bố thí để cho nó giàu, giàu để cho mình sướng, giàu để cho người ta thấy. Đó, đại khái.

Chứ còn những cái công phu mà nó kín đáo, ẩn mật thì mình không có thích. Như vậy thì mình chưa thật sự là cầu giải thoát. Chưa thật sự là ngán sợ tử sinh.

Đấy, cách đây có chắc cũng 1 tuần, có ai đó cho tôi coi cái clip 1 vị Sư lớn tuổi ở Nha Trang vào Sài Gòn, Chợ Rẫy nhập viện. Mà tôi nhìn tôi ngán quá đi! Lúc còn ở Nha Trang thì vị này đeo cái ống thở mà có vẻ hơi dãy dụa và có vẻ là thiếu kiểm soát, sợ hãi và đau đớn. Vào tới Sài Gòn thì hôn mê, tôi nhìn cái cảnh mà bệnh viện thiếu giường, mà mình là 1 vị Tỳ kheo mà phải leo lên nằm chung với 1 cái bà khác. Coi như tôi nhìn tôi nản quá ! Không phải tôi nản vì cái nghèo, mà tôi nản tùm lum chuyện, nản tổng hợp á. Tôi nhìn tôi thấy nản quá ! Và bây giờ mình mà trên 50 thì mình nhìn những hình ảnh đó thì mình thấy cái chuyện mình bỏ ra 1 tháng để mà đi lùng sục các lễ dâng y để mà tham gia tham dự thì có lẽ là nó không có đúng lúc. Mình không còn nhiều thời gian nữa, nhe. Cái cường độ, ở đây tôi đang nói cái cường độ hay là cái Đức tin của mình nó trội hơn những cái khác. Cái niềm tin dường như nó đang trội hơn cái Chánh niệm, nó trội hơn cái Trí tuệ, nó trội hơn cái Thiền định, và nó đang chiếm cái thế thượng phong. Nó choán chỗ quá nhiều.

Mà tôi nhắc lại lần nữa. Niềm tin nơi Tam Bảo là tốt. Làm phước là tốt. Phục vụ là tốt. Đúng. Tôi tuyệt đối không dám chê bai phủ nhận dè bỉu mấy cái đó nhe. Hỏng dám à. Cái đó tuyệt đối không dám à. Nhưng mà tui đang nói tới cái cường độ đó, mình phải có kiểm soát. Xem coi mình có đang quá trớn không. Thể thao là tốt nhưng mình phải coi lúc nào mình chạy được. Và chạy bao nhiêu là đủ. Chớ không phải suốt ngày cắm đầu cho mồ hôi mồ kê nó đổ suốt 12 giờ đồng hồ trong ngày thì tôi e là cái cường độ đó phải xem lại. Phải được kiểm soát. Phải được kiểm soát! Nhớ nhe. Chớ không phải nói đi bộ là tốt rồi mình cứ một ngày mình chạy 12 tiếng, chạy bở hơi tai, chạy lòi con mắt. Hoặc nghe nói ăn sà lách ăn rau là tốt, thì coi như mình ăn 100% cho suất ăn mỗi ngày thì tôi nghĩ là phải coi lại, nhe. Ăn rau là tốt, thể thao là tốt, phơi nắng là tốt. Đó. Nhưng mà cũng phải ở cái mức độ nào đó thôi, nhe.

Trong cái chuyện tu hành cũng vậy. Bố thí là tốt, thiền định là tốt, cái gì cũng tốt hết nhưng mà coi chừng, đừng có đẩy nó qua cái mức quá. Bởi vì tinh thần của Phật Pháp mình là gì? Nằm giữa các cực đoan. Đấy. Tinh thần của Phật Pháp là phải nằm giữa các thái cực, nằm giữa các cực đoan, đi đúng đường là đương nhiên, mình đúng trên bản chất rồi đó. Về bản chất mình đúng rồi đó. Nhưng mà về thời điểm, về cường độ mình đã OK chưa. Nhớ nhe. Về bản chất mình phải chọn cái tốt rồi đó. Đúng. Nhưng mà bây nhiêu đó chưa có được. Chưa, chưa, nó còn có cái nữa là thời điểm và cường độ. Thời điểm là cái đó đúng chưa. Thí dụ như trong Pháp môn Tuệ Quán Tứ Niệm Xứ có nói rất rõ. Là toàn bộ cái quá trình tu chứng của chúng ta đó, nói gọn là Giới Định Tuệ, còn nói rộng là nó gồm Thất Tịnh. Giới Tịnh là cái giai đoạn coi như là giữ trọn giới hạnh của giới phẩm mà mình đã thọ trì. Tỳ kheo giữ giới tỳ kheo. Sa di giữ giới sa di. Cư sĩ giữ giới cư sĩ trong sạch. Giai đoạn đó gọi là giai đoạn Giới Tịnh. Giai đoạn thứ hai gọi là giai đoạn Tâm Tịnh. Có nghĩa là phải có được một trong ba thứ định sau đây: Có nghĩa là Sát na định, Cận định và Kiên cố định. Sát na định là khả năng tập trung tư tưởng trong từng khoảnh khắc liên tục. Còn Cận định là giai đoạn Tiền đắc định. Có nghĩa là mình có thể an trụ nội tâm vào đề mục trong suốt nhiều giờ đồng hồ, không bị âm thanh hình ảnh ánh sáng bên ngoài tác động trong nhiều giờ đồng hồ. Giai đoạn đó gọi là giai đoạn Tiền nhập định, là giai đoạn Cận định đó. Giai đoạn ba là Kiên cố định “Appaṇā samādhi”. Cái giai đoạn thứ nhứt là “Khaṇika samādhi”. Giai đoạn thứ hai là “Upacā samādhi” Còn giai đoạn thứ ba la Kiên cố định “Appaṇā samādhi”, kể từ Sơ thiền trở lên cho đến diệt Thọ, Tưởng, Định thì gọi là Kiên cố định. Thì phải có được một trong ba thứ này mới được gọi là Tâm Tịnh. Cái thứ nhứt là Giới Tịnh, Tâm Tịnh. Cái thứ ba gọi là Kiến Tịnh. Có nghĩa là phải có được cái trí tuệ hiểu được những vấn đề giáo pháp căn bản sau đây: Đó là hiểu về giáo lý Duyên Khởi. Biết rằng do vô minh không biết mọi thứ là khổ nên mới có đầu tư thiện ác để đầu thai về các cõi. Từ đó mới có sáu căn, mới có sáu xúc, sáu thọ, sáu ái, tứ thủ, hai hữu, tứ sinh. Đó, phải hiểu về 12 Duyên Khởi.

Phải hiểu về Tam Tướng. Biết rằng mọi thứ ở đời do duyên mà có, có rồi phải mất.

Phải biết về Lý Nhân Quả. Biết rằng mọi thứ ở đời này không có cái gì ngẫu nhiên mà có. Nó đều do các duyên và bản thân nó là quả của các duyên nhưng bản thân nó lại là duyên của các quả khác. Nó liên tục như vậy, nhe. Phải hiểu rằng mọi thứ ở đời do duyên tạo, và nó vừa là quả mà có thể nó vừa là nhân. Nhân trực hay là nhân gián tiếp.

Và biết mọi thứ luôn luôn tồn tại trong cái cách thế vô thường. Không có gì đứng yên mà tồn tại. Mọi thứ nó đều tồn tại trong sự bất trắc. Nó là khổ. Mọi thứ nó đều do duyên tác động chứ không do sự điều khiển, sai khiến của một cá nhân, một thế lực nào hết. Đó gọi là vô ngã. Đấy. Thì phải hiểu được chừng đó để không còn hoang mang hy vọng về mình về người về thế giới về vũ trụ đời này và đời sau, nhe. Thì cái đó được gọi là Kiến Tịnh.

Và có được cái Kiến Tịnh thì nó dẫn đến cái tiếp theo là Đoạn Nghi Tịnh. Chấm dứt được cái Tà kiến thì có được Chánh kiến. Mà hễ có được Chánh kiến thì không còn hoang mang hy vọng nữa, thì cái đó được gọi là Đoạn Nghi Tịnh.

Rồi có được Đoạn Nghi Tịnh rồi mới có cái tiếp nữa là Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh. Đây là cái chỗ mà tôi muốn nói.

Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh là biết rõ rằng hiện giờ mình đã đi đúng đường chưa? Thời điểm và cường độ, thứ nhứt là đã đi đúng đường về bản chất đã đi đúng đường chưa. Thứ hai biết rõ rằng các Thiện pháp ở mình có đúng lúc hay không, và cái cường độ của nó có hợp lý hay không. Cái đó gọi là Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh. Quan trọng lắm!

Đa phần Phật tử, nói đa phần là nói chưa đủ mạnh mà phải nói là 99,9% là đều chết ngay cái cửa này. Ngay cái Quỷ môn quan này. Tại sao lại nói Đạo Phi Đạo “Maggāmaggañāṇavisuddhi”

Trong kinh nói mới ghê. Hành giả mà tu đúng nhe, phải thêm cái hành giả tu đúng. Tu đúng nhe. Chứ mà tu trật lất, tu mà theo kinh nghiệm tào lao của ông thầy tào lao tui không nói. Tu đúng là bản thân mình có chánh kiến. Mà gặp Thầy chánh kiến mà cái Pháp môn cũng cái Pháp môn đúng đắn. Đấy. Ba cái đúng này cộng lại, thì hành giả mới gặp được 10 cái gọi là “Vipassanūpakkilesa”, 10 cái gọi là Tùy phiền não của Tuệ Quán. Là sao? Bản thân mấy cái đó thì hầu hết nó không phải phiền não. Nhưng mà lúc đó chỉ cần mình không kiểm soát được nó thì nó lập tức thành ra phiền não. Đó. Cái này quan trọng lắm nhe. Thí dụ như đột nhiên hành giả có 1 cái niềm tin mãnh liệt, dũng mãnh, không có còn tiếp tục chánh niệm được nữa, mà để cho nó trào tuôn mãnh liệt như thác đổ, nước cuốn. Đấy. Vậy đó. Tự nhiên cái đang ngồi Thiền, thay vì mình yên bình thanh thản, bình tĩnh theo dõi tâm trạng cảm xúc, hoạt động lớn nhỏ của thân tâm. Lúc đó tự nhiên mình nổi hứng lên mình ao ước: Bây giờ mà có Phật đứng trước mặt mình sẽ chết trước mặt Ngài, mình sẽ hiến cái mạng này cho Ngài bây giờ mình vì Tam Bảo vì Thiền viện vì Pháp môn Tuệ quán chuyện gì mình cũng làm. Hay quá! Mang được thân người rồi bây giờ biết được Chánh Pháp biết được Pháp môn Tứ Niệm Xứ, bây giờ đang có điều kiện tu hành thế này. Hoan hỷ quá, mình đang dạt dào như vậy. Sai. Sai. Sai !

Hoặc là hành giả thấy rằng từ xưa đến giờ mình chưa bao giờ nghĩ về Tam Bảo bằng cái niềm tin mà nó thiết tha, nó sâu sắc, dũng mãnh, mãnh liệt như thế này. Mình thích thú, mình khoái chí với cái đó là sai. Đó là Tùy phiền não. Và cái nữa, lúc đó hành giả thấy rằng trèo non lội xuối không thành vấn đề. Hành giả thấy cái khả năng tinh tấn của mình lúc bấy giờ đó, nó hơn ngày xưa gấp bao nhiêu lần. Lúc đó sống chết gì cũng ngồi gồng mình như vậy, giữa nắng gió mưa sương. Coi chừng ! Coi chừng lúc đó là cái Tinh tấn nó đang over. Hồi nãy là Niềm tin over. Hoặc là hành giả ngồi thấy được cơ thể nó mát lạnh, nó nhẹ bổng lên, mê trong đó. Sai !

Phỉ lạc là đúng, là hay, là cần thiết, là quan trọng nhưng nó vẫn là 1 trạm dừng mà ta phải từ bỏ ra đi để tìm về phía trước, để đi lên cao hơn, xa hơn, phải vọt ra ngoài. Chứ không phải bị nhốt tù, bị giam hãm, bị cầm cố ở trong đó. Đấy ! Tôi nhắc lại phỉ lạc là đúng! Tu đúng là có phỉ lạc nhưng nó không phải là cái nhà tù để nhốt mình trong đó, nó chỉ là nhà ga để mình ghé chân. Chứ nó không phải là chỗ định cư vĩnh viễn cho mình, nhe. Thì không hiểu cái này là sai.

Rồi tiếp theo đó hành giả tự nhiên có hào quang, cảm nhận thôi chứ làm gì có, làm như nó sáng lòa vậy đó. Tự nhiên giữa cái phòng tối mà tự nhiên mình thấy nó rõ ràng, thấy rõ ràng nghe. Tôi nói là thấy rõ luôn. Cái chuyện người ngoài họ có thấy hay không tôi không biết nhưng mà chính hành giả, hành giả tự nhiên thấy mình sáng lòa lên. 5 quyền : Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ khi mà nó xuất hiện đúng mức ở 1 hành giả hữu duyên thì nó tạo ra những hiện tượng đặc biệt như vậy. Đặc biệt như vậy !

1 là hành giả thấy rõ ràng, mình nhẹ bỗng. Cái mông của mình nó đang tách ra khỏi cái chiếu ngồi, cái đầu của mình hình như là bây giờ nó sắp chạm tầng. Mình bây giờ hình như đang là 1 bong bóng bay. Gớm như vậy ! Nhẹ hẫng ! Không trọng lượng, vượt ngoài hấp lực của Trái Đất. Gớm như vậy ! Đấy !

Rồi có hành giả lại thấy nó sáng lòa. Hành giả nếu mà tu đúng á, hành giả tự nhiên mở mắt ra thấy chung quanh mình là mình thấy rõ mọi thứ y như là có đèn vậy.

Chỗ này tôi phải mở ngoặc nói thêm. Tôi phải nói thêm 1 chuyện đó là thập niên 30, Phật giáo Campuchia được Ngài “Chunna” Ngài “Butta” tổ chức 1 cái lớp đào tạo khẩn cấp Chư Tăng, dịch giả để mà phiên dịch Tam Tạng Pāḷi sang tiếng Khmer. Và Ngài đào tạo khẩn cấp mười mấy vị trong thời gian ngắn để cùng với các Ngài. Ngài “Butta” và Ngài “Chunna”. Tức là Ngài “Jotañāno” đó, để mà dịch Tam Tạng. Lúc đó điện đóm làm gì có, Biết là đèn dầu mà các vị cứ tập trung, tập trung riết. Vị nào dịch thì dịch, vị nào chép thì chép. Mà các vị tập trung đến cái mức mà coi như mà trời tối dần lúc nào mà cả cái tập thể không hay biết. Cứ người đọc, người chép, người đọc, người chép mà trời tối không hay.

Tới 1 lúc sau có vị mà ở ngoài sân á mới bước vào, ổng hết hồn, ổng hỏi dị chứ tối thui rồi mà sao các vị vẫn làm việc, thì các vị đó mới ngước lên thì trời đã tối rồi. Có nghĩa là khi họ đã tập trung tới 1 mức độ nào đó thì tự họ không còn thấy trời tối nữa. Đó là nhẹ đó. Gọi là mỏng thì đúng hơn là nhẹ. Mỏng. Còn đối với hành giả lúc đó họ sẽ thấy sáng lòa lên. Mà nếu mà mình đắm đuối trong đó là cũng chết. Nha.

Như vậy thì có tất cả là 10 cái Tùy phiền não, nghĩa là những thành tựu về tâm lý, về thể lý mà hành giả không kiểm soát được, cứ chìm đắm trong đó. Trong trường hợp đó gọi là phi đạo rồi. Phi đạo là không có đúng nữa, không có đúng đường nữa rồi. Mà cái Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh là lúc đó là hành giả gặp 1 trong 10 cái này hoặc là 2 trong 10, 3 trong 10, 5 trong 10 hoặc cả 10 trên 10 thì hành giả phải có đủ cái bình tâm và sáng suốt để nhận ra rằng : dính vô đây là sai. Phải tiếp tục chánh niệm. Nó phần nó là nó. Mình cứ tiếp tục chánh niệm. Phỉ lạc biết rõ là phỉ lạc. Tâm thích hào quang thì biết rõ là tâm đang thích hào quang. Tâm đang thích trong cái Tinh tấn, đang thích trong Niềm tin, đang thích trong Trí tuệ, biết rõ là tâm đang ái, đang hiện, biết rõ, biết rõ nghe. Còn biết rõ là thích vô đó là sai, tiếp tục niệm là đúng.

Thì với cái sự nhận thức này được gọi là Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh. Biết rõ cái đúng và sai. Đấy ! Quan trọng lắm !

Cho nên tôi đặc biệt trong cái bài giảng hôm nay, tôi nhấn mạnh 1 điều đó là : Toàn bộ Thế giới này, về Chính trị, Văn hóa, Tôn giáo ở mỗi Châu lục, mỗi bán cầu, mỗi Quốc gia, mỗi khu vực, mỗi đoàn thể, mỗi tổ chức, mỗi tập thể, mỗi cá nhân thì luôn luôn chọn đường đúng mà đi.

Tuy nhiên cái đúng đó phải được hiểu như thế nào ?

Thứ nhất là đúng về bản chất, thứ 2 là đúng về thời điểm, thứ 3 là đúng về cường độ, nhe. Chứ đừng có nghĩ rằng là cái đó là đúng thì cắm đầu làm không kể đến thời điểm, không kể đến cường độ.

Cái tinh thần của Phật Pháp là đứng giữa các cực đoan. Không để cái gì đó nó quá yếu hoặc quá mạnh. Không có coi cái nóng là tốt, hoặc lạnh là tốt. Mà cái gì nó chừng mực nhe, chừng mực! Cái quan trọng của Phật Pháp là như vậy đó. Cái tinh thần của Trung Đạo là không để mình bị lệch. Bởi vì khi nó lệch thì nó không còn giữ được cái công dụng cũ nữa. Nhớ nha !

Tại sao tôi chọn đề tài này giảng? Là vì tôi cũng nhận nhiều, nói nhận thì không đúng mà tôi bắt gặp được nhiều cái hình ảnh sinh hoạt, phật sự trên internet, báo Phật giáo, Phật giáo Việt Nam, Phật tử Việt Nam, báo Giác Ngộ rồi thấy trên Facebook. Tôi thấy. Tôi hay có cái thoáng giựt mình là không biết rằng trong những cái đám đông rần rần này có mấy ai chịu nhớ được những cái khía cạnh này của Phật Pháp.

Thứ nhứt là biết chọn đường đúng mà đi. Thứ 2 kiểm soát được là mình có đúng lúc và có đúng cường độ hay không, nhe.

Học đạo là tốt, nhưng mà coi coi mình đang ở lứa tuổi nào. Thời buổi này trên room Quý Thầy, Chư Tăng thì mở room từ sau cái Corona covid thì các lớp nó dày đầy rẫy ra đó. Có nhiều vị còn khoe lớp nào cũng mang cái đầu tới hết trơn á. Cái đó là tốt, hay, quan trọng, ý nghĩa, phước báu, công đức. Nhưng mà mình làm ơn mình coi coi cái thời gian còn lại của mình là bao nhiêu. Và cái thời gian mỗi ngày mình dành để chuyên tâm Chánh niệm Tuệ quán là bao nhiêu. Nhớ 2 cái đó !

1 là thời gian mình còn lại bao nhiêu ? Dĩ nhiên mình đâu có biết được, Nhưng mà mình có thể đoán mò là không quá 10 năm, không quá 20 chục năm. Đoán ra được chứ. Chẳng hạn như với sức khỏe của tôi thì tôi biết chắc khoảng 90% là tôi khó qua tuổi 70. Cái đó là nói với tất cả sự thật lòng. Đừng có nghĩ chắc ổng than vãn, rồi ổng nói đùa, ổng coi chỉ tay, coi tử vi, coi chỉ bụng, chỉ chân. Không phải ! Nhưng mà mình phải tự biết. Với cái tình trạng này, thận này, gan này, bao tử này, huyết áp này, đường huyết này thì mình biết, biết là nó không quá 20 năm đâu. Mình phải tự mình biết chứ, mình biết không quá 20 năm. Nếu mà qua được, thì coi chừng nó qua, mà nó qua được thì mình thành cái gì? Thành cái đồ giẻ hay là mình tiếp tục là cái con người ngon lành. Mà cái đó cũng Trời biết. Mỹ nó kêu cái giai đoạn tuổi già “Down hill” là giai đoạn xuống đồi thì xuống lẹ lắm.

Như mình hồi trẻ, hồi trước 50 đó, thì bịnh xong thì nó bình phục như cũ. Nhưng mà sau 50 đó, bị cái gì rồi nó đi luôn. Nó mượn cớ nó xuống luôn, chứ nó khó quay trở lại lắm. Nó khó lắm.

Thí dụ có những người sau 1 thời gian mình gặp lại họ bị trọng bịnh đó, như họ bị stroke đi, bị stroke là tóc nó xuống và nó bạc thấy rõ và da tái thấy rõ và họ đi đứng yếu thấy rõ. Mình thấy ăn uống nó đã thay đổi rồi, khả năng đi bộ sinh hoạt hoạt động nó thay đổi. Nó xuống, xuống lẹ lắm, nghe hông ? Nhớ !

Cho nên, việc thiện thì nên làm, học đạo, nghe pháp, cúng dường, bố thí, phục vụ, lăng xăng các đạo tràng. Hay, đúng, ý nghĩa, việc đó cần thiết. Đúng. Nhưng mà làm ơn nhớ coi về bản chất mình đã đúng chưa ? Ok, đúng. Nhưng mà về thời điểm, về cường độ có OK hay không ? Mình có kiểm soát được hay không ? Đó là chuyện khác. Nhớ nha, nhớ cái đó rất là quan trọng !

Chạy bộ, vận động là tốt. Ăn rau trái, hạn chế thịt đỏ là tốt. Nhưng mà mọi thứ phải trong vùng kiểm soát. Trong cái mức độ kiểm soát được. Đấy ! Chứ không phải là tốt ở đây có nghĩa là cắm đầu cắm cổ, bất kể trời đất là coi chừng lộn, đi sai rồi, không có đúng nữa ! Không có tiếp tục đúng nữa đâu, nhe ! Nó rất là quan trọng !

Tôi nhắc lại, biết đạo ở 20 năm tuổi trẻ thì tập trung cho học , nhưng mà ở 20 năm ở tuổi trung niên là 1 nữa học 1 nữa hành, nhưng mà biết đạo từ 50 cho đến 70 là 2 hành mà 1 học, mà sau tuổi 70 thì 100% là cho hành, nhe. Thì mình thấy bắt đầu tuổi 50 đến 70 thì chỉ còn 2 hành mà 1 học thôi. 50 như ở tuổi của tôi nè, tôi sanh năm 69 thì năm nay tôi 51. Thì ở tuổi này trở đi mà nếu tôi muốn nghiên cứu, muốn thuyết giảng thì tổng thời gian đó, chỉ dành được 1/3. Đó là maximum, maximum đó nhe. Chứ còn nên nhớ 50 của người này không giống 50 của người kia. Đừng có nói là giống nhau. Sai ! Bởi vì có những người 70 vẫn đi đánh golf, 70 vẫn đi đánh tennis được. 70 đó ! Tôi có gặp 1 cụ ở Atlanta Georgia bên Mỹ đó. 80 cụ đánh tennis đẹp lộng lẫy. 80 cơ bắp muscle coi như nhìn là mê luôn. Nhưng mà tới hồi mà nó xuống rồi nó xuống 1 cái ót, không thắng không phanh luôn, nha. Nhưng mà thôi nói chuyện người ta, tôi chỉ nói rằng 50 của thằng Tèo không giống của thằng Tí đâu. Và từ đó 60 khác nhau, 70 khác nhau, 80 khác nhau. Nhớ, cái đó. Cái đó rất là quan trọng. Chứ mà đừng có ngồi mà nói là mình còn trẻ.

Trong room này tui thấy như là ông Kiên với ông Nhân nè, 2 ông tôi thấy mặt, mấy người kia tôi không thấy mặt. 2 ông toàn là tóc bạc rồi đó, đốm đốm đốm bắt đầu thấy gớm rồi đó. Nó bạc bạc giống như xà mâu rồi đó. Như tôi bây giờ nó cũng xà mâu rồi, chỗ lốm đốm lốm đốm nó bạc. Khi mình cạo râu, râu bạc là mình đã ngậm ngùi rồi. Chòm râu bạc, thấy ngậm ngùi. Hồi đầu nó pha pha 1 2 cọng mình thấy vui, nhưng sau rồi thấy nó pha hơi nhiều, bắt đầu mình thấy muối với tiêu rồi mình thấy từ từ mình thấy độ muối độ chênh lệch nó hơi lớn. Chênh lệch thấy muối nó nhiều hơn tiêu là thấy ngại rồi. Cho nên á, chỉ thêm rau răm nữa là thôi đó. Ít ít thì bỏ rau răm vô được, chứ mà nhiều quá, chênh lệch nhiều quá bỏ rau răm vô nó cũng trật, nghe.

Cứ nhớ tâm niệm là, nhìn đầu tóc mình tâm niệm là không còn chỗ cho rau răm ghé vô nữa rồi, là hiểu rồi đó.

Cho nên phải nhớ, đúng sai trên bản chất là 1 chuyện, còn phải coi đúng sai trong thời điểm, đúng sai trong cường độ và cuối cùng là đúng sai trong công dụng. Đúng ra cái công dụng này là cái extra thôi. Có nghĩa là từ cái chuyện là sai đúng trong cái thời điểm, sai đúng trong cái cường độ nó dẫn cái công dụng. Mình làm cái gì nó đúng nhưng mà vì nó sai thời điểm, vì nó sai cái cường độ cho nên nó dẫn đến cái sai trong tác dụng. Đó, nó sai trong tác dụng. Bản chất thì nó đúng đó, nhưng mà về cường độ, và về thời điểm nó bị sai, ha. Nó không có đúng cái mức yêu cầu cho nên nó dẫn đến cái sai về công dụng.

Lẽ ra là mình làm thiện là mình phải được an lạc. Làm thiện là phải đem lại lợi ích cho mình cho người. Mà đằng này mình tu cái kiểu gì mà mình thì không còn an lạc nữa. Cái này mới là quan trọng. Càng tu là càng sân si, càng học giáo lý là càng trở nên ngã mạn, càng trở nên bực dọc, thấy ai sai chịu không nổi. Đó là 1 cái bậy. Càng học càng thấy coi thường mấy đứa không học. Đó lại là sai, lại là cái bậy.

Bố thí cho nhiều để lòng thanh thản, bố thí để cởi mở là đúng, là hay, là tốt, là giỏi. Nhưng bố thí để mà thấy mấy đứa mà nó nghèo nó không bố thí được mình coi thường. Hoặc là bố thí để mà thấy mình hay, mình là đại gia thí chủ là sai. Nó đã sai về công dụng nha. Và cũng phải nói thêm, đừng nghĩ rằng 1 chút kiêu ngạo trong lòng mình không là gì hết. Sai. Sai bét !

Bố thí với lòng buông bỏ, công đức vô lượng. Giữ giới, học đạo, thiền định với cái lòng xả kỷ vô ngã, công đức vô lượng. Nhưng chỉ cần có gắn cái TÔI vào thì lập tức nó hữu hạn ngay. Nhớ cái này nha ! Nhớ cái này nha ! Buông hết, chỉ dốc lòng làm phước không nghĩ đến mình thì nó là vô lượng. Mà nghĩ đến cái tôi, cái ta thì từ cái vô lượng nó chuyển qua hữu hạn.

Nhớ cái đó ! Mà đâu có ai muốn mình có cái công đức hữu hạn, phải là công đức vô lượng. Nhớ nha ! Công đức vô lượng. Còn cái hữu hạn, hễ làm bằng tâm hữu hạn thì nó sẽ dẫn đến cái gì ta ? Quả báo hữu hạn. Hữu hạn có nghĩa là hạn chế.

Trong A-tỳ-đàm nói rất rõ, là mỗi người có 1 cái hành trang tiền nghiệp và cái nền tảng tâm thức khác nhau. Cho nên, nói trên công thức thì tâm Thiện có 8, tâm Tham cũng có 8. Đó là nói trên công thức, chứ trong thực tế cái nền tảng tâm thức và cái hành trang tiền nghiệp không giống nhau cho nên tuy nó 8 nhưng mà mỗi người có 1 cái kiểu tâm Thiện khác nhau. Như vậy thì có bao nhiêu người thiện tâm thì có bấy nhiêu kiểu tâm Thiện. Ở mỗi thời điểm nó là 1 kiểu tâm Thiện. Mỗi người là 1 kiểu, mà mỗi thời điểm nó lại là 1 kiểu nữa. Cho nên có vô số cái loại tâm Thiện, vô số loại tâm Bất thiện. Mặc dù kể gọn thì tâm Tham có 8, Sân có 2, Si có 2, tâm Đại Thiện có 8. Đó là mình kể cái công thức, kể gọn. Chứ còn mà tâm Tham, kể có 8 là gì ? Là tâm Tham đó thọ Hỷ hay thọ Xả, rồi cái gì nữa, tự phát hay là bị tác động, rồi cái gì nữa, có Tà kiến đi cùng hay không. Đó là tâm Tham. Tổng cộng lại lấy 3 cái đó suy ra thành ra 8 trường hợp. Tâm Thiện cũng vậy, tâm Thiện đó là thọ Hỷ hay thọ Xả, có hào hứng hay là thờ ơ. Thứ 2 là tâm Thiện đó tự phát hay là bị tác động. Bị tác động ở đây có nghĩa là tự mình do dự ít lâu mới làm hoặc bị ai đó xúi, ai đó dụ mình mới làm. Đó, là tự phát hay tác động. Thứ 3 là tâm Thiện đó nó có đi cùng với Trí tuệ hay không. Trí tuệ là gì ? Trí tuệ ở đây có nghĩa là kiến thức Văn, Tư, Tu của mình á. Cái Trí tuệ là cái hiểu biết của mình về lý Nhân – Quả, về 4 Đế, 12 Duyên khởi, về Tam Tướng, nghe. Vì có những người mang tiếng là Phật tử nhưng mà cái hiểu của họ về cái nghiệp lý, cái quả báo ứng rất là hời hợt hoặc là zero. Zero ! Cái hiểu mà nói rằng làm thiện được thiện, làm ác bị ác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, cái hiểu đó là đối với tôi, chỉ 0 phẩy mấy thôi. Chứ nó không phải là 1. Nó không được 1% mà nó là 0 phẩy mấy thôi nhe, nhớ nhe !

Bởi vì ngoại đạo không biết Phật Pháp, họ vẫn tin cái chuyện là trồng dưa được dưa, tròng đậu được đậu, trồng ớt được ớt, trồng cà được cà. Họ biết chứ ! Nhưng có 1 điều, cái quan trọng nhất ở đây là mới đêm hôm qua, tôi có đọc 1 đoạn chú giải trong có nói thế này : Có những vấn đề giáo lý Pháp sư không dễ dàng mà dạy được cho người ta. Và người nghe cũng không dễ dàng gì mà hiểu nổi. Đọc cái đó mới thấy khiếp, nhe. Có những vấn đề giáo lý mà bản thân người giảng rất là khó khăn để mà tìm cách vừa ý để giảng cho người khác. Cái người giảng giải khó khăn. Mà người nghe cũng rất là khó mà hiểu được. Trong đó mới nói rõ, chẳng hạn như làm sao để cho người ta chịu hiểu rằng : không có 1 cá thể nào tồn tại độc lập trong cuộc đời này hết. Tôi nói thiệt chậm : không có 1 cá thể individual nào mà tồn tại trên cuộc đời này hết, không có person, personal nào tồn tại trên đời này hết, không hề có. Không có 1 cá nhân, cá thể nào tồn tại. Mà tất cả là 1 khối tổng hợp của các điều kiện, của các nhân duyên.

Thí dụ như nói thằng Tèo, thì trước hết nói về cái thể lý vật chất của nó, là 1 khối gồm có tóc, lông, móng răng, da. Còn nói chuyên môn hơn chút chút là gì ? Là carbon, là hydro, là oxygen, là nitrogen. Chứ còn không có gì hết á, nhe, nếu mà nói rốt ráo. Nhưng mà nói rộng, nói theo cái nghĩa đời thường là tóc, lông, móng răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận tim, gan, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, phẩn, nước tiểu. Đấy! Nó làm ra cái xác của thằng Tèo. Còn về đời sống tâm linh tinh thần của thằng Tèo thì nó gồm có Thiện, Ác, Buồn, Vui, Tham lam, Sân hận, Tà kiến, Ngã mạn, Hoài nghi, Hôn trầm, Thụy miên, Trạo hối. Rồi có Từ, Bi, Hỷ, Xả, Trí tuệ, Chánh niệm, Thiền định. Nguyên 1 cục nó làm nên thằng Tèo. Mà đương nhiên, trong đó cái nào mạnh nào yếu thì quí vị biết rồi, phải không? Thì trong đa phần chúng sinh thì luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn cái ác nó nhiều hơn cái thiện. Chứ không thể nào cái thiện nhiều, bằng, bằng còn không có chứ mà nhiều hơn. Hiếm lắm ! Chẳng hạn thiện nhiều hơn ác là chẳng hạn này nè, 1 trên 1 tỷ thôi, sợ còn ít hơn nữa. Nghe. Cho nên cái người mà hiểu được cái đó mới được gọi là Trí tuệ, Trí tuệ là nghiệp lý.

Thì trong giáo lý, trong Kinh chú giải có những trường hợp Pháp sư khó giải thích mà người nghe cũng khó hiểu được. Đó là trường hợp nói về chúng sinh, khó ai mà chịu nổi cái sự thật rằng là không có 1 cá thể nào tồn tại chỉ là lắp ráp, mà họ hiểu được cái đó không phải dễ. Không phải dễ ! Nghe thì cũng gật đầu, đúng rồi, có lý đó nhưng mà sau khi về 1 mình cũng lén lén nghĩ là làm gì không có cái tôi, có chứ ! Tôi làm thiện rồi tôi được hưởng quả lành. Tôi bố thí rồi đời sau tôi giàu, cúng hoa rồi đời sau tôi đẹp. Như vậy họ cũng lén họ nghĩ à.

Chỉ có Chánh niệm liên tục mới hiểu rằng mình chỉ là 1 đống bọt nước sẵn sàng tan rã bất cứ lúc nào. 1 cái biết do thể nghiệm thân chứng, không qua vay mượn từ người khác. Cái thấy đó mới xài được. Mà khổ thay là, trong kinh nói rất rõ : đa phần chúng sanh không chịu nổi cái sự thật phủ phàng này. Họ không chịu hiểu rằng họ là 1 đống bọt nước. Mà họ cứ lén lén nghĩ dầu gì cũng còn có 1 chút tôi nào đó, nó phảng phất nó lảng vảng, nó váng vất ở đâu đây, bàng bạc ở đâu đây, lảng đảng ở đâu đây. Đấy !

Cái khó thứ 2 nữa là khó mà diễn tả cho họ nghe thế nào là vấn đề Tái sinh ở trong Phật Giáo Nguyên Thủy. Bởi vì đa phần chúng sanh 1 cho rằng chết rồi là hết hay là chết rồi nó có 1 cái hồn nó đi từ điểm A nó qua điểm B nó đi đầu thai. Không hề có chuyện đó ! Không hề có chuyện 1 cái gì đó something nó đi từ cái somewhere go somewhere là không có ! Cái đó không có ! Mà phải hiểu rằng thiện ác nó chỉ có mặt trong từng sát na rồi nó biến mất. Mà trong lúc mà nó xuất hiện như vậy nó đang kín đáo âm thầm lặng lẽ nó để lại 1 cái quả báo trong kiếp sau. Mà khi nó chưa có trổ thì mình không có thấy. Giống như 1 cái cây mà nó chưa đến lúc ra trái thì mình có chẻ nó ra làm triệu lần mình cũng không có thấy được cái trái nó trốn ở đâu. Nhưng mà khi đủ duyên rồi cái trái nó trồi ra. Các vị phải hiểu, đấy !

Giống như 1 đứa bé, buổi đầu nó chỉ là 1 cái con tinh trùng nhỏ xíu, nhưng mà sau 5 tháng, 8 tháng, 10 tháng thì nó ra 1 thằng bé ngon lành, hoàn chỉnh. Nhưng mà bây giờ khi trong tuần lễ thứ nhứt, thứ nhì các vị có chẻ bà Má ra 800 khúc thì đố các vị kiếm được cái ngón tay của nó. 2 tuần lễ đầu tiên làm gì có ngón tay, ngón chân, phải không. Chẻ Má nó ra, mình đem Má nó ra mình giả làm nem làm chả cũng không thấy thằng bé ở đâu hết. Nhưng mà cứ để thời gian đủ duyên, 8 tháng, 10 tháng mà nó phọt ra 1 cái, bảo đảm điện nước đầy đủ, garage vô 2 xe luôn, đấy !

Thì ở đây cũng vậy, cái thiện ác tạo ra thì nó kín đáo lặng lẽ âm thầm, nó tạo ra 1 cái quả tái sinh trong tương lai, còn cái chuyện mà bao giờ thì khó nói, tùy cái cường độ. Thí dụ như có những cái nghiệp nó cho quả ngay trong tuần lễ luôn. Có ! Cho ngay trong tuần lễ luôn hoặc cho quả ngay tích tắc. Vừa tạo nghiệp xong là cho quả ngay trước mắt luôn. Có ! Trường hợp như là cúng dường cho mấy vị xả thiền diệt, hoặc là mấy người mà xúc phạm Hiền Thánh thì có thể trổ quả ngay trong tích tắc. Rồi có những người họ phải trổ trong vòng 1 tuần. Thí dụ như vua Thiện Giác, nó phải trổ trong vài tháng, vài năm hoặc trong vài thập niên. Thí dụ tuổi trẻ làm thì trung niên mới có hưởng quả hoặc trung niên làm thì tuổi già hưởng quả. Hoặc có trường hợp kiếp này làm thì kiếp tới hưởng quả nhưng có trường hợp kiếp này làm nhưng phải đến 800 ngàn kiếp sau nó mới trổ quả. Đó, nhớ nha ! 800 ngàn, 1 triệu kiếp sau nó mới trổ quả tùy vào cái cường độ của thiện tâm ác tâm mà nó trổ quả lúc nào. Đấy, nhớ nó nhiều loại nghiệp như vậy. Và khi nó tạo ra cái nghiệp, nó đẻ ra cùng 1 lúc. Ví dụ như cách đây 3000 kiếp, tôi có cúng dường cho 1 Đức Phật Độc Giác. Đấy, và cái quả đó kiếp này nó mới trổ nè. Cho nên là kiếp này tôi mới vừa tắt thở xong thì nó có 1 cái tâm đầu thai đưa tôi về cõi Đấu Suất. Đó, mà trong khi kiếp này tôi là 1 thằng ăn cướp, đầu trộm đuôi cướp lật lọng lừa đảo, cướp của giết người, cưỡng hiếp phụ nữ, hà hiếp người già trẻ con. Nhưng mà đó, cách đây 3000 đại kiếp về trước tôi từng cúng dường cho Phật Độc Giác. Tôi hưởng rất nhiều quả nhưng có 1 cái quả dư sót mà kiếp này nè, khi tắt thở rồi tôi có 1 cái tâm đầu thai để tôi đi về cảnh giới lành. Mà cái tâm đầu thai đó nó chỉ có xuất hiện trong 1 sát na rồi nó biến mất. Thì lúc bấy giờ tôi nói là tôi, mình trên ngôn từ mình nói là TÔI được, tại sao tôi phải sanh ra thì toàn bộ cái cục nợ này nè, lúc đó là nó đã bị kết thúc xong, finish totally. Nó không còn để lại cái gì hết. Nhe, nó không còn để lại cái gì hết. Chứ đừng có nghĩ là có 1 miếng, 1 tí , 1 mảnh vụn nào đó của con người này tiếp tục đi từ đây mà qua bên kia là sai. Không có ! Nhưng mà đa phần là người ta chịu không nổi cái sự thật này. Đấy !

Rồi tiếp theo đó là trong Kinh nói là cái kiến thức về Duyên khởi họ hiểu không nổi. Cái ông giảng sư mà tìm cách giảng cho người ta là đã lòi con mắt ổng, khó, đổ mồ hôi cả lít luôn. Mà cái đứa nghe đó, nó cũng đổ mồ hôi 5 lít, khó hiểu nếu nó không có căn bản giáo lý, nếu nó không có túc duyên ba la mật đời trước thì nghe cái 12 Duyên khởi rất khó. Rất là khó, nhe ! 12 Duyên khởi, bắt tôi giảng online thì khó cho tôi lắm. Nó là 1 cái giáo lý rất là khó. Tôi chỉ mong là bà con, cách đây không lâu có bà con ở bên Đức qua đây học. Cách đây 2 tuần đáng lẽ họ qua, tự nhiên bị cái Covid, họ kẹt. Cho nên mong là sau khi Covid nó lắng, họ qua đây hoặc là tôi mong, tôi thiết tha mong phải thêm chữ thiết tha nữa, được gặp 1 nhóm bà con hiếu học, dám bỏ chuyện nhà, chuyện mình, bỏ hết, quê hương xứ sở để mà gặp nhau ở Kālāma. Tôi ước mơ cái ngày đó, được gặp tận mặt bà con, có 1 tấm bảng, có 1 manh giấy lớn, đích thân tôi ngồi tôi nói. Thì dĩ nhiên, các vị có tới 800 ông thầy để học về Duyên khởi, không phải chỉ có 1 mình tôi nhưng mà tôi đang nói về trường hợp của tôi thôi, chứ mấy cha mắc mớ gì tôi, nhe. Thì tôi mong có dịp gặp bà con bên đó thì bà con mới thấy là tại sao giáo lý Duyên khởi học nó chua, nó rất là chua.

Bà con chịu khó học kỹ cái lớp Chủ nhật đó, học kỹ. Thì tôi mong rằng đúng 1 năm sau, khi Covid nó hết thì những bà con nào đã dự xong lớp Chủ nhật này thì bà con mới có đủ vốn liếng để mà về Kālāma, đấy.

Tôi quay lại nội dung của bài giảng đó là tùy thuộc vào tâm trạng, cường độ và cái chất lượng của thiện tâm mà khi mà mà chúng ta nhận quả, chúng ta nhận ở mức độ nào, đấy. Nãy tôi đang bàn về cái công dụng ấy. Tức là mình thiết tha tu tập công đức, để chi ? Nếu mà để hưởng quả nhân thiên thì tôi không có ý kiến. Cái người đó là đối với tôi là hết xài. Còn cầu quả nhân thiên đối với tôi là hết xài bởi vì cái đỉnh cao của Phật giáo mình là nhắm tới cái gì ? Nhắm tới cái chuyện gọi là chấm dứt sanh tử, phải không?

Ngày chưa biết đạo thì mình chỉ chạy theo cái thích biết đạo rồi là chạy theo cái thiện, phải hông. Nhưng mà biết đạo thêm 1 bước nữa đó, thì không còn coi cái thích, cái thiện ác ra gì nữa, chỉ mong không còn thiện ác, buồn vui nữa. Cảm ơn ! Đúng là Phật tử thứ thiệt. Còn đến giờ này mà, 1 là chưa biết sợ sanh tử. Đến giờ này mà còn cầu quả nhân thiên, đến giờ này mà còn mơ hồ mù tịt về cứu cánh Niết Bàn thì tôi e rằng chúng ta không có cùng chiếc thuyền đâu. Nhiều lắm thì chỉ gặp nhau 1 lần này thôi rồi mỗi người mỗi ngã. Tiếp tục chia tay nhau trên cái bến đời mịt mù không có điểm hẹn. Đấy, nhớ cái đó rất là quan trọng !

Thì cái Trí tuệ đó cái công đức lúc mà làm phước đó thì phải có trí trong những cái vấn đề giáo lý căn bản. Thì từ cái nền tảng đó, từ đời sau kiếp khác sanh ra đó, trên cái nền tảng mà thiện tâm mà có trí này nè, nó mới cho chúng ta giàu có 1 cách có trí, thông minh 1 cách đúng Chánh pháp. Chứ nó có cái loại thông minh mà không đúng Chánh pháp đó nha. Chúng ta có thể trở thành 1 nhà học giả về ngôn ngữ học, về khoa học. Chúng ta có thể trở thành 1 nhà nghiên cứu, 1 nhà bác học được giải Nobel Vật lý, Hóa học, Y học tùm lum hết. Nhưng mà về mặt tu hành giải thoát thì chúng ta là con số 0 to đùng. Nha ! Cho nên tùy thuộc vào cái chất lượng thiện tâm, mà cái chất lượng thiện tâm đó nó mới có 1 cái công dụng như thế nào. Coi chừng mất cả 1 đời, hi sinh cả cái cơ hội được làm người được gặp Chánh pháp để rồi mình bỏ cái cơ hội đó mình chỉ đi cầu được quả nhân thiên, coi như là đã sai tác dụng rồi. Mặc dù xét trên mặt là lý thuyết thì chúng ta đã sống và hành động bằng tâm lành. Đúng ! Nhưng mà về công dụng thì không ! Công dụng nó đã sai bởi vì con dao nào cũng là con dao. Công dụng của con dao thì giống nhau. Nhưng mà quan trọng nhứt, cái mục đích của con dao là giống nhau nhưng mà cái công dụng của nó mình dùng con dao để mà hại người, để mà gây án nó khác, con dao dùng để làm bếp khác, con dao để làm vườn khác, cũng con dao đó nhưng mà tùy lúc nha.

Thì ở đây cũng vậy, được gọi là thiện ác, đúng sai. Chuyện đầu tiên mình căn cứ trên cái bản chất của nó, thứ 2 là trên cái thời điểm, thứ 3 là trên cái cường độ, và cái thứ 4 là nói tới cái công dụng của nó. Đấy, công dụng. Làm phước 1 đời mà cuối cùng tâm vẫn không an. Làm phước 1 đời mà khi trọng bịnh vẫn sợ hãi, vẫn tiếc nuối, vẫn đau đớn. Khi đối diện với cái chết vẫn bối rối, hoang mang là không khá. Tôi đã nói hoài, có tổng cộng là 3 kiểu chết. Kiểu chết thứ nhứt là kiểu chết của người không đạo, có nghĩa là chết trong sợ hãi và tiếc nuối. Cái thứ 2 là cái chết của người hiểu đạo, có nghĩa là chết trong sự chán chường, không có còn luyến tiếc cái gì hết. Và cái chết thứ 3 là cái chết của người liễu đạo, thứ nhứt là người không có đạo, thứ 2 là của người hiểu đạo và cái chết thứ 3 là cái chết của người liễu đạo. Cái chết của người không hiểu đạo là gì ta? Là sợ hãi hoặc tiếc nuối. Còn cái chết của người hiểu đạo là gì ta ? Là chán chường, ra đi trong sự chán chường. Nhưng mà cái chết của người liễu đạo là sao ta ? Ra đi trong sự thanh thản, bình tâm nằm chờ trái rụng.

Và cái niềm mơ ước lớn nhất của tôi không phải là sống lâu, cũng không phải là cầu vô bịnh trong tuổi già, không cầu 1 cái điều kiện sống như ý. Tôi chỉ mong có 1 chuyện thôi, nếu đời này không đủ duyên chứng sơ quả thì chỉ mong có 1 cái chết bình tĩnh. Chỉ mong 2 cái đó, nếu mà đời này không đủ duyên chứng sơ quả thì chỉ mong cái chết được bình tĩnh là sao ? Không sợ hãi, không tiếc nuối, không luyến tiếc, không nhớ thương người hay vật. Uhm..không ! Chỉ mong thấy rằng nó kỳ kỳ, tắm rửa sạch sẽ, đắp y áo ngon lành lên nằm hoặc là ngồi đàng hoàng, theo dõi nói, coi nó leo lét, leo lét, leo lét, cuối cùng, xong ! Chết như Ngài Pháp Minh vậy. Đa phần là người ta chết người ta phải có 1 cái phóng xuất giãy dụa hoặc là phóng xuất bài tiết. Đấy, những người thắt cổ thì họ cũng có cái (… ) hoặc người trọng bịnh thường họ hay có 1 chút bài tiết tại đường đại hay đường tiểu, hoặc là phải có chút giãy dụa gì đó, hoặc là cái cổ nghẹo, mắt trừng, mắt trợn, le lưỡi, thí dụ vậy. Chúng ta thấy có 1 chút cái gì đó nhăn nhúm nhưng mà đằng này Ngài Pháp Minh vẫn giữ cái cổ cực kỳ OK, cực kỳ OK. Giữ nguyên cái cổ, cái cổ Ngài còn đẹp hơn cái cổ của người ngủ gục nữa. Ngủ gục ít ra còn Ngài cái cổ Ngài cực đẹp, trong 1 cái hình thái coi như hoàn hảo, tuyệt mỹ không có cái phê bình, không thể đòi hỏi hơn. Thẳng như thế này, 1 cái thế ngồi cực vững, cổ ổn định thẳng, lưng thẳng, đấy, tắt thở !

Thì phải là 1 cái nội tâm ổn cố như thế nào đó mới chết được như vậy. Coi như là cái ông Phật tử tới gõ cửa để mà để bát ấy, nhìn Ngài không biết Ngài mất mà. Tưởng là Ngài đang nhập thiền nhưng mà ổng chờ lâu quá thì ổng mới đành gõ cửa. Thì lúc ổng gõ ổng thấy Ngài không lên tiếng là ổng còn hi vọng là Ngài đang còn nhập trong cái cơn đại tịnh tam muội nào đó. Vẫn còn hi vọng. Nhưng mà cuối cùng ổng thấy kỳ quá đi, lâu quá. Thì cái phòng của Ngài, xin lỗi chính Ngài đề nghị, chính Ngài đề nghị, nghe. Lúc đó chúng tôi còn ở Biên Hòa, Ngài mất buổi sáng. Không, chính xác Ngài mất ban đêm hay là sáng tôi không biết nhưng mà mọi người biết được cái tin mà loan đi là Ngài mất buổi sáng, thì buổi chiều hôm đó khoảng 2h chúng tôi, chúng tôi là cái thằng này có mặt ở đó chung với Hòa thượng bổn sư, là Hòa thượng Giác Chánh đó. Thì qua tới nơi thì mọi người mới đem đắp rượu bóp cho Ngài xuống. Mà cái ông mà buổi sáng ổng tới để bát cho Ngài đó, khi mà vô được tới nơi đó thì Ngài thẳng thế này, mà vô được cách nào ? Theo đề nghị của Ngài, thì cái phòng của Ngài, thì tôi nói xin xám hối. Ngài ở cóc lá người ta sợ rắn, sợ là sợ cho Ngài, năn nỉ Ngài hết cách Ngài nói thôi bây giờ cất kiểu chuồng heo đi. Có nghĩa là bên dưới mình xây gạch tầm tầm khoảng chừng hơn 1m vậy đó là gạch, còn phía trên là lá với tre thôi. Cho nên cái cửa sổ từ gạch ở dưới lên khoảng chừng 1m, 1m2, 1m5 ở trên đó làm mấy cái song tre. Cho nên ở ngoài nhìn vô đó, là coi như là thoải mái luôn. Là y như cái chuồng heo. Cất kiểu chuồng heo đó. Cất vậy ít tốn kém, mà Ngài nói cái lòng nó cũng không có tham thích, luyến tiếc. Mà đồng thời ăn trộm nó cũng không màng nữa. Nó nhìn vô trong nhà là nó biết trong đó không có cái gì hết. Cho nên Ngài đi bát đó, không có cần bóp ổ khóa. Bởi vì ăn trộm nó nhìn vô nó biết trong đó có cái gì rồi vô làm cái gì. Mà cái chết đó là cái chết rất đẹp.

Cái chết của Ngài sơ tổ Hộ Tông, cái chết của Ngài Hộ Nhẫn. Đó là những sự ra đi mà phải nói là đáng để chúng ta rỏ dãi, ước ao, mong đợi, hi vọng, trông chờ và lập nguyện. Rất là đáng ! Ngài Hộ Tông, Ngài Hộ Nhẫn, Ngài Pháp Minh, đó là những sự ra đi phải nói đẹp kinh khủng. Thì chúng ta không cầu sống thọ, không cần khỏe mạnh tuổi già, không cần giàu có sung túc, thuốc men đầy đủ. Mà chúng ta chỉ cần cụt chân cũng được. Quí vị nói tôi đang nói điềm gỡ, tôi vẫn nói, cụt chân cũng được, rồi miễn làm sao chết, chết đẹp, chết sạch, chết yên và chết tỉnh. Nghe ! Chết sạch là không có hôi hám mùi này nọ. Còn chết yên là không có giãy dụa quằn quại rên siết. Còn chết tỉnh là không có hôn mê, mê sảng mà biết rõ, biết rõ cái gì nó đang đến. Thì tôi cho rằng, cái chết mà ngon lành chính là cái thành tựu lớn nhứt của 1 đời người. Còn cái chuyện mà bằng cấp, học vị, giàu sang, sung sướng, toại nguyện về tình yêu, về gia đạo, gia cảnh đối với tôi là rác. Tôi phải nói ở tuổi này, tôi nói điều đó rất là mạnh miệng nha.

Đối với tôi, cái niềm mơ ước lớn nhứt đó là ra đi trong 1 cái sự tỉnh táo, bình tỉnh, bình thản. Đó là niềm mơ ước lớn nhất, đấy. Tu như vậy là tu đúng, nhe. Tu như vậy là tu đúng !

OK, hẹn lại bà con tuần sau và chúng tôi có nhận được 1 số tin nhắn của nhiều bà con rất là dễ thương. Thí dụ họ nói rằng thấy Sư hay chọn chữ Sư giảng lắm. Thôi Sư hoan hỷ 1 bữa nào đó Sư giảng cho nghe cái chữ Pháp đi, chữ đó hay. Có người họ nói đề nghị tôi giảng cái chữ Đạo đi, đạo là con đường á. Nói tùy Sư à, Sư muốn giảng đạo hay con đường nhưng mà cái nội dung. Có người đề nghị tôi nói chữ Nhẫn. Tại vì đa phần Phật tử mình á, mà nói cái chữ Nhẫn á, thí dụ nói chữ Pháp đi. Thí dụ như nói tu phải đúng Pháp hoặc là bây giờ mình cũng không cần đi đâu bởi vì mình đã có Pháp rồi, tu ở nhà cũng được, đấy. Thuyết pháp rồi sống theo Pháp, rồi mình đã có Pháp, mình đã đắc Pháp. Bây giờ vậy hỏi cuối cùng Pháp là cái gì ?

Đó, mình sẽ có 1 buổi, 1 bài giảng để mà nói về chữ Pháp. Bây giờ mình nói về cái chữ Nhẫn. Thì đa phần nhẫn ở đây có nghĩa là chịu đựng, gồng mình, trân mình không nhăn mặt trước những cái gì mà nó trái ý nghịch lòng mình. Nhưng mà xin thưa, hiểu như vậy thì nó nghèo quá nghèo đi, đấy. Chữ Nhẫn nó có nhiều trường hợp. Nhẫn nó là gì ? Nhẫn nó gồm có nội Nhẫn và ngoại Nhẫn. Ngoại Nhẫn là chịu đựng được những cái sự tấn công từ ở ngoại cảnh. Thí dụ như là côn trùng chích đốt, khí hậu thời tiết nóng lạnh, rồi người ta đánh, người ta chửi, háy, nguýt, lườm, liếc, xô đẩy. Thì cái đó gọi là Nhẫn trong cái ngoại Nhẫn. Còn cái Nhẫn thứ 2 đó là nội Nhẫn. Có nghĩa là cái khả năng chịu đựng, đối phó bình thản với phiền não. Nhớ nhe. Phiền não gồm có 2, đó là Tham và Sân, Si thì khỏi nói, Si nó luôn luôn đi theo 2 ông này, Tham và Sân. Tức là, Nhẫn ở đây có nghĩa là chịu được trân mình được với cái làm cho mình bực mình, khó chịu, đau đớn. Mà cũng chịu được luôn những cái nó cuốn hút mình, hấp dẫn mình, làm cho mình thấy thích. Mình bị đau đớn mình gồng được, đó là Nhẫn. Mà mình vượt qua được cái cám dỗ, đấy, vượt qua được cái cám dỗ cũng là Nhẫn, nhe. Đó gọi là nhẫn trước phiền não đó. Mà đa phần là bà con mình chỉ hiểu mơ mơ hồ hồ thôi. Nói tu ở đây là phải nhẫn, nhẫn ở đây là cái gì cay đắng ráng nuốt. Hiểu vậy thì nó nghèo dữ lắm. Mà nhẫn ở đây phân tích nó có nhiều. Ít nhất là 2 : đó là nội Nhẫn và ngoại Nhẫn. Chịu được những gì tác động từ bên ngoài và những gì nó đang hoành hành bên trong nội tâm. Mà trong nội tâm nó lại chia có 2, là mình chịu được với cái gì nó làm cho mình bực mình, khó chịu, đau đớn, sợ hãi đã đành mà mình còn phải gồng mình được với những thứ cám dỗ. Khó lắm quí vị ơi. Nó có những cái cám dỗ mà phải nói 1 cái chiều mưa biên giới nào đó trong 1 cái bối cảnh phải nói là nồng nàn lãng mạn nào đó với 1 đối tượng dễ thương nào đó, quí vị mới thấy. Hoặc là trước 1 món ăn, đấy. Ngày buổi chiều Bát Quan mà đi ngang phòng ăn mà thấy nó làm 3 cái bánh xèo to đùng, giá tươi mập ú, cái nhân nhìn thấy có đậu xanh rồi nó có nấm xắt mỏng rồi ăn chay ăn mặn nhìn vô đều thấy đúng như ý của mình. Mà nước chấm như mơ mà mình thì đói xanh mặt mà gồng được cái đó là tu. Nhìn 1 cái email muốn chửi nhưng kềm lại không chửi đó là tu, nhìn 1 cái tin nhắn mà mình không có phản ứng đó là tu, đó là nhẫn, đó là nhẫn nại nhe. Thì chúng ta sẽ có 1 ngày chúng ta bàn về nhiều chữ. Là bàn về chữ Đạo, bàn về chữ Pháp, bàn về chữ Nhẫn. Đó. Thì hổm nay cho tôi nhiều chữ lắm. Thì bà con có yêu cầu thì cứ gom hết về rồi chúng tôi mới sắp. Thì tùy hứng, chẳng hạn như bữa nay cái đề tài ĐÚNG SAI là nó chỉ nảy ra có trong vòng khoảng 1h đồng hồ. Tôi nghĩ bữa nay nói cái gì ta ? Thì tự nhiên cái nó lòi ra cái đó. Bởi vì tôi nhớ tôi mở ra tôi thấy ba cái vụ mà lễ lạt này nè, tôi nói à vụ này ngồ ngộ à.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua ứng dụng Zoom năm 2020. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app