Ngũ Lực 2: Lìa Bỏ

Bài Giảng Sư Toại Khanh Zoom 2020

Kì rồi tôi giảng chưa hết nên bửa nay tôi tiếp nối một chút. Kì rồi tôi bắt đầu bài giảng bằng hình ảnh cái đồng hồ. Đồng hồ cần phải luôn luôn nhận được nguồn năng lượng nào đó thì nó mới chạy được hoặc là nó được lên dây cót, dây thiều. Ví dụ đồng hồ pin, đồng hồ chạy bằng năng lượng mặt trời, bằng thân nhiệt. Nó phải có nguồn năng lượng thì nó mới có thể vận hành. Thì tâm tu của một hành giả cũng vậy, mỗi ngày mình phải lên “dây cót” đó thì mới có thể vận hành, hoạt động được. Lên “dây cót” ở đây có nghĩa là mỗi ngày mình phải quan tâm đến năm quyền (năm lực) của mình: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Mình xem coi năm cái đó mình bị thiếu hụt cái gì và cái cách bổ sung của nó trong kinh ghi rất rõ. Vừa rồi tôi giảng đến phần Định đủ hai tiếng đồng hồ rồi nên tôi ngưng. Hôm nay chúng ta trở lại đó một chút để sang cái bài mới.

Một trong năm quyền năm trong đó có Định, mấy phần kia tôi đã giảng rồi. Một người mà thiếu khả năng định tâm thì phải biết đường mà trau dồi nó, không thôi cứ dậm chân tại chỗ không biết đi về đâu. Trong kinh cho mình những kinh nghiệm. Thứ nhất là phải học kỹ về các đề mục, tôi mới giảng đến đó thì hết giờ. Học kỹ về các đề mục là sao? Nếu các vị có khả năng đọc chú giải thì quá tuyệt vời, còn không thì các vị vào Thanh Tịnh Đạo. Tôi tính nói phần Định không, mà không, đọc thêm phần Giới nữa, gói gọn trong Thanh Tịnh Đạo. Thanh Tịnh Đạo có dạy cho mình cái cách chuẩn bị để mình tu Định. Tức là trước hết mình phải trang nghiêm giới. Người xuất gia hoặc người cư sĩ phải trang nghiêm giới phẩm mà mình đã nhận. Thí dụ như mình đã nhận ngũ giới, bát giới, thập giới, Sadi giới, Tỳ kheo giờ. Mình đã nhận cái giới nào cái giới đó phải sạch thì cái định mới phát triển tốt được. Đó là chuyện thứ nhất. Chuyện thứ hai là phải học kỹ các đề mục, trong đó dạy rất kỹ cái cách mình chuẩn bị một cái đề mục nó ra sao và cái khuynh hướng tâm lý nào thích hợp với loại đề mục nào. Thí dụ người tánh sân họ thích hợp với đề mục nào. Rồi người tánh tham, tham nó có chia ra nhiều trường hợp, ví dụ như tham ở đây là người giàu tình cảm, dễ dàng bị sa ngã bởi tình cảm khác phái nó cũng là tham. Người thích ăn ngon, mặc đẹp cũng là tham. Người thích chưng diện, thích làm đẹp bản thân cũng là tham. Thích tích lũy tài sản vật chất cũng là tham. Ở mỗi cái đề mục như vậy nó có những cái đề nào mục thích hợp cho mình. Bây giờ nói đến Sân, người có tánh sân nhiều thì thích hợp với đề mục nào. Sân ở đây nó có nhiều trường hợp, là cái tánh hay dễ dàng kết oán, oan trái. Hay sân ở đây là người dễ dàng bất mãn, bất mãn với đời sống chung quanh, năng không ưa, mưa không chịu, ghét gió, kị mù sương, côn trùng, con người, bụi bặm, nóng, lạnh quanh năm, đối với họ là cái gì họ cũng bực được hết. Có người họ bực mình với con người, có người họ bực mình với sự vật, điều kiện, hoàn cảnh sống, đều là sân hết. Rồi cái Si, si cũng có nhiều, si phóng dật hay là si hoài nghi. Si phóng dật là nó cứ lăn tăn lăn tănkhong có tập trung được, cái đầu nó cứ nghĩ ngợi đủ thứ chuyện hết. Còn si hoài nghi là cứ hoang mang nghi hoặc về giáo lý, cứ nghĩ chuyện này thắc mắc, chuyện kia thắc mắc mà không chịu tìm bạn, tìm thầy, kinh sách mà giải quyết cho rốt ráo, sống nặng về những hoài nghi, nghi hoặc về Tam Bảo. Rồi người nặng về Đức Tin, tức là đụng đâu tin đó, thích tin lắm. Nghe ai nói cái gì có phước, vị nào chân tu, vị nào có đắc thiền, đắc Đạo gì đó là mê lắm. Chẳng hạn như hôm qua có một người bên Miến Điện là người Việt Nam gửi cho tôi một cái email, họ nói rằng trên Pa-auk có nhiều người đắc tới bát định. Tôi đọc tới đó tôi khó chịu lắm, là bởi vì tôi tự hỏi là cái bát định nó vô hình vô tướng. Thí dụ như cái bằng bác sĩ, kiến thức bác sĩ người ta có thể kiểm chứng được, rồi mới có người ký tên xác nhận vô cái bằng bác sĩ, bằng bác sĩ nào cũng có chữ ký hết. Thì cái bát định là cái vô hình, vô tướng, vậy ai là người cái thẩm quyền xác định? Nếu mà người đó là người cư sĩ thì tình hình nó có nhẹ hơn một chút. Mình nói là ông A, bà B xác nhận là tôi đắc định thì hỏi ổng “Dựa vào đâu?”, thì ổng cũng là người đắc. Mình hỏi “Dựa vào đâu mà ổng đã đắc? Ổng phải biết ổng đắc thì mới xác định được tôi đắc chứ”. Nhưng mà thôi cái đó ở bên cư dỹ, nhưng tỳ kheo thì không được.

6:26

Một ông tỳ kheo mà xác định người ta đắc cái này đắc cái kia nó kẹt lắm vì ổng phải tự nhận ổng đắc. Vị đó phải tự nhận mình đắc thì mới xác định người ta đắc chứ. Trong luật, một vị tỳ kheo mà đắc thiệt là đã không được phép nói ra cho vị cư sĩ. Nói chi là mình không đắc mà mình đi tự nhận bằng cách này hay bằng cách khác, bằng cách gián tiếp hay trực tiếp để cho người ta biết mình đắc mà trong khi mình không có đắc. Cái tội đó nặng lắm. Nó là một trong bốn cái đại trọng giới của tỳ kheo-đại trọng giới thứ tư. Cho nên tôi nghe nói bên Pa-Auk mà có người đắc bát định, tức là bốn thiền Vô Sắc, bốn thiền Sắc thì tôi tin chắc đó không phải là của ngài Pa-Auk bởi vì tôi có tiếp xúc với Ngài, tôi có đọc sách của Ngài và tôi nghĩ Ngài là người uyên bác và rất cẩn trọng, Ngài không có ẩu như vậy đâu, ẩu cái chuyện xác định người này đắc người kia đắc, tôi không tin cái chuyện đó. Như vậy thì ai là người đã rò rĩ cái thông tin đó? Mà cái người đức tin mạnh mấy cái đó họ dễ bị sụp hố lắm. Nói sơ qua niềm tin thì nhân tiện tôi nói cái đó, nhớ đâu nói đó. Bà con cẩn trọng cái đó, nghe nói đắc cái này cái kia, mình phải tự hỏi ai là người có thẩm quyền để xác nhận cái chuyện đó. Mình dễ tin quá. Rồi có người họ có nhiều tính tầm, tôi dịch là đãng tánh, có nghĩa là lăng xăng lăng xăng, nó khác với phóng dật. Phóng dật là không có chuyên chú vô cái gì hết, còn người này học có chuyên chú nhưng mà mọi thứ một chút. Ai rủ đi làm phước cũng làm phước, ai rủ đi hành thiền, ai rủ đi từ thiện cũng từ thiện, ai rủ đi du lịch thì cũng đi du lịch..Nói chung là ai rủ thiện rủ ác gì họ cũng lăng xăng lăng xáng hết, có chuyên chú nhưng mà không có lâu thôi.

10:05

Một ông tỳ kheo mà xác định người ta đắc cái này đắc cái kia nó kẹt lắm vì ổng phải tự nhận ổng đắc. Vị đó phải tự nhận mình đắc thì mới xác định người ta đắc chứ. Trong luật, một vị tỳ kheo mà đắc thiệt là đã không được phép nói ra cho vị cư sĩ. Nói chi là mình không đắc mà mình đi tự nhận bằng cách này hay bằng cách khác, bằng cách gián tiếp hay trực tiếp để cho người ta biết mình đắc mà trong khi mình không có đắc. Cái tội đó nặng lắm. Nó là một trong bốn cái đại trọng giới của tỳ kheo-đại trọng giới thứ tư. Cho nên tôi nghe nói bên Pa-Auk mà có người đắc bát định, tức là bốn thiền Vô Sắc, bốn thiền Sắc thì tôi tin chắc đó không phải là của ngài Pa-Auk bởi vì tôi có tiếp xúc với Ngài, tôi có đọc sách của Ngài và tôi nghĩ Ngài là người uyên bác và rất cẩn trọng, Ngài không có ẩu như vậy đâu, ẩu cái chuyện xác định người này đắc người kia đắc, tôi không tin cái chuyện đó. Như vậy thì ai là người đã rò rĩ cái thông tin đó? Mà cái người đức tin mạnh mấy cái đó họ dễ bị sụp hố lắm. Nói sơ qua niềm tin thì nhân tiện tôi nói cái đó, nhớ đâu nói đó. Bà con cẩn trọng cái đó, nghe nói đắc cái này cái kia, mình phải tự hỏi ai là người có thẩm quyền để xác nhận cái chuyện đó. Mình dễ tin quá. Rồi có người họ có nhiều tính tầm, tôi dịch là đãng tánh, có nghĩa là lăng xăng lăng xăng, nó khác với phóng dật. Phóng dật là không có chuyên chú vô cái gì hết, còn người này học có chuyên chú nhưng mà mọi thứ một chút. Ai rủ đi làm phước cũng làm phước, ai rủ đi hành thiền, ai rủ đi từ thiện cũng từ thiện, ai rủ đi du lịch thì cũng đi du lịch..Nói chung là ai rủ thiện rủ ác gì họ cũng lăng xăng lăng xáng hết, có chuyên chú nhưng mà không có lâu thôi.

10:05

Đó gọi là tánh tầm – đãng tính. Người tánh giác tức là người có trí, thường xuyên tỉnh táo, biết phân biệt các gì nên và cái gì không nên. Tổng cộng là sáu tánh: tham, sân, si, tầm, tín, giác. Mình phải xem trong Thanh Tịnh Đạo, ví dụ người có tánh tham nhiều thì họ có đặc điểm gì trong sinh hoạt. Sân nhiều, si nhiều… Trong đó mách nước cho mình nếu mà may mắn mình gặp được sư phụ là thánh hiền thì quá tuyệt vời, nếu không thì tự mình cũng phải nghiên cứu kinh sách hoặc là qua thầy bạn để thấy rằng mình có thể thuộc về nhóm người nào, khuynh hướng tâm lý mình là gì để mình có được cái đề mục thích hợp. Có những đề mục móc ra xài liền như đề mục hơi thở, đề mục bất tịnh quán niệm về sự dơ bẩn của thân xác, hoặc là tu tập về tâm từ, tu tập về ân đức Tam Bảo, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, đó là móc ra xài liền. Nhưng có những đề mục mình cần phải chuẩn bị. Thí dụ như niệm đề mục tử thi thì mình phải đi đến những nơi nào có tử thi và mình cần chuẩn bị gì khi muốn ngồi nhìn tử thi đó để mà tu. Rồi tu đề mục đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng mình cần những chuẩn bị gì. Nãy giờ tôi nói một dọc cho các vị thấy không phải dễ đâu. Trong kinh nói ông A, bà B gì đó nghe Đạo là đắc, nghe Pháp là đắc liền hoặc là nhìn thấy nước chảy, lá rơi, ngọn lửa là đắc liền. Nói rõ nha, họ là hạng người cỡ nào? Mình có được như người ta hay không? Và cái ông sư phụ dạy họ là ai? Cho nên đừng có đem bì với người xưa. Mình thấy trong kinh người ta không cần học gì cũng đắc nên mình cũng khỏi cần học luôn thì cái đó tôi can, đừng có dại đột nghĩ như vậy. Cho nên để trau dồi định là phải học kỹ, học kỹ các đề mục thiền định. Có tất cả là bốn mươi cái đề mục: đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên, niệm bất tịnh, niệm hơi thở, niệm vật thực, niệm tử thi, niệm tâm từ, các đề mục vô sắc… nhiều lắm. Tổng cộng lại là bốn chục, 4 vô sắc, 4 vô lượng tâm, 10 Kasina, 6 tùy niệm… Phải học kỹ cái đó. Tiếp theo là cái trú xứ phải thích hợp, chứ các vị nghĩ là tu là tu tâm chứ không phải tu tướng “Ở đâu tôi cũng tu được”, thì tôi xin lạy các vị bỏ các suy nghĩ đó đi. Cái bậc thượng thừa, thượng căn, đại trí, người ta chỉ cần trong tíc tắc người ta đã đắc rồi cho nên người ta tu ở đâu cũng được hết trơn. Còn cỡ như mình nói là “Tôi tu tâm tôi không có màng tướng” thì có ngon về nhà vô phòng, con nít ở ngoài nó giỡn nó la rầm rầm, lúc đó tu được hay không. Một cái chỗ quá nóng, quá lạnh, quá ồn, cái chỗ có nguy hiểm về thiên nhiên, đá lở đất trôi, nước ngập cũng không được. Mình phải tu ở chỗ nào mình hoàn toàn yên tâm về người, về vật, yên tâm về thực phẩm, về điều kiện sinh hoạt. Kể ra thì nó hơi cầu kỳ nhưng mà sự thật là như vậy. Tôi vừa mới nói email của một sư cô bên Miến Điện cổ gửi, thực tế là không phải ai cũng có thể chịu được điều kiện sinh hoạt bên Miến Điện, cũng không ai chịu được thực phẩm bên Miến Điện, và cũng không ai có thể chịu nổi được sự bất tiện về ngôn ngữ, mình nói không có được, trăm sự là nhờ người thông dịch. Cái đó mình đi qua mình dự lễ, mình đi chơi chút đỉnh chứ còn ngày dài tháng rộng là căng lắm, không phải dễ đâu, chỗ ở phải rất là thích hợp. Cho nên muốn trau dồi định tâm thì phải học kỹ đề mục, học kỹ về bản thân mình, rồi có trú xứ thích hợp. Chưa hết, thầy bạn cũng phải thích hợp. Và cuối cùng (Pali) tức là phải chuyên tâm, dốc lòng, dốc sức, trau dồi cái định của mình. Mình phải luôn luôn nhớ định của mình còn yếu, định của mình còn non. Câu đó luôn luôn nhớ để mà trau dồi. Chứ còn mình biết mình thiếu mà mình làm lơ là coi như xong. Qua đó ghi danh vào thiền, mà cái đầu thì lo nghĩ đến việc trốn thiền viện ra ngoài đi chơi hoặc là đi làm phước, hoặc là ngồi thiền mà trông cho hết ngày hết tháng để đi về xứ, thì cái đó không có được. Mình muốn trau dồi cái gì thì phải chuyên tâm cái đó. Mình muốn học giáo lý thì mình coi coi mình bị kẹt cái gì, mình bị kẹt ở trong trí nhớ hay là cái sự hiểu của mình, hoặc là mình thấy ông thầy ổng nói nhanh quá hay là ông thầy ổng nói khó hiểu quá thì mình phải moi ra cho bằng được cái trục trặc nó nằm ở đâu để mình kịp thời khắc phục, chỉnh sửa cho tốt hơn. Còn đằng này mình muốn học giỏi giáo lý mà mình không có màng đến cái chuyện trau dồi, muốn thì có muốn nhưng không có màng. Muốn mình khỏe mình cơ bắp nhưng mà không có màng đến cái chuyện làm sao cho mình khỏe, mình cơ bắp thì tôi chịu, mình phải có chú tâm, dốc, sức, dốc lòng. Thì ở đây cũng vậy, hành giả phải thường xuyên nghĩ đến cái chỗ thiếu của mình, cái chỗ cần chỉnh sửa, cần khắc phục của mình. Cái đó là cái điều kiện để hỗ trợ cho định tâm và đặc biệt muốn trau dồi trong tất cả các thiện pháp, muốn trau dồi cái gì thì nên ở gần cái người mạnh cái đó và nên tránh cái người yếu cái đó. Nhớ nha, cái này quan trọng lắm! Muốn trau dồi định là mình cần học kỹ các đề mục, học kỹ về cái khuynh hướng tâm lý của mình, phải tự học rồi hỏi thầy, hỏi bạn, hỏi kinh, hỏi sách. Xong rồi tránh cái người thiếu định, một là họ lăng xăng, hai là họ bàn ra là mình cũng chết, họ nói “không cần thiết” là mình cũng chết. Học kỹ, tiếp xúc với thầy thích hợp, bạn thích hợp, rồi trú xứ thích hợp, cuối cùng là tâm thường nghĩ nhiều đến chuyện trau dồi cái định của mình. Đó là những điều kiện giúp cho cái định của mình nó mạnh.

Giờ mình tiếp qua cái Tuệ. Trí ở đây có nhiều lắm, phân tích bao la. Nói trí ở đây là văn, tư, tu; Trí ở đây mình nói là có 73 trí trong Vô Ngại Giải Đạo; Trí phàm, trí thánh. Nhiều lắm. Nhưng mà ở trong trường hợp này tôi chỉ nói gọn có hai cái trí thôi, đó là cái trí nhân quả và cái trí tam tướng.

Cái trí nhân quả là phải sống chánh niệm, phải dùng kiến thức giáo lý. Dùng kiến thức giáo lý và đời sống chánh niệm để thấy rằng mọi sự ở đời nó đều vận hành trên nguyên tắc nhân quả. Không có cái gì tự nhiên mà có. Cái gì có mặt cũng từ sự tác động của vô số điều kiện và bản thân nó lại tiếp tục là điều kiện để tác động lên những thứ khác, hỗ trợ những thứ khác. Tác động vào những thứ khác để cho những thứ khác nó tốt hơn hoặc là nó bị lụng bại, tổn giảm, tiêu mất đi. Nó có hai thứ tác động, tác động giúp cho tốt hơn hoặc tác động khiến cho ảnh hưởng xấu, tiêu cực. Tôi nhắc lại là mình cứ nhớ mọi thứ trên đời này không có cái gì nó tự có, mọi thứ đều do các điều kiện mà có và bản thân nó lại là điều kiện để tác động lên những thứ khác. Và toàn bộ cuộc sống của mình nó chỉ là cái dòng chảy của những giọt nước nhân quả ấy mà thôi. Nhớ cái này, cái này rất là quan trọng! Đó là về trí nhân quả. Mà tại sao mình phải thấy như vậy? Tại sao mình phải có cái nhận thức đó? Là bởi vì khi mình có cái nhận thức thường trực về nguyên tắc nhân quả của vạn hữu trong đó có mình thì mình có nhiều cái lợi. Cái lợi thứ nhất là mình sống trách nhiệm hơn. Mỗi một cái suy nghĩ, mỗi một cái động thái lớn nhỏ, hay là một câu nói của mình, cố ý hay vô tình, đều có thể để lại một hậu quả nghiêm trọng. Nhớ cái đó! Cho nên mình sẽ sống trách nhiệm hơn. Khi mình sống chánh niệm mình quan sát thấy tất cả mọi thứ do nhân duyên mà có thì mình mới có dịp thấy được lý vô ngã. Thì ra cái này không phải tôi, không phải của tôi mà đó chỉ là các điều kiện thôi. Khi nào đủ duyên, đủ điều kiện thì cái này có mặt, cái kia có mặt. Thiếu duyên, thiếu điều kiện thì cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Giống như tôi nói hoài, tiếng đàn nó không nằm trong ngón tay của người chơi đàn, nó cũng không có nằm trong thùng đàn, dây đàn, phím đàn, trục đàn, nó không nằm ở đâu hết, mà khi những cái này kết hợp một cách hợp lý thì nó mới bật ra tiếng đàn. Thì đời sống của ông A, bà B, thân xác, hình hài, tâm lý, tình cảm, kiến thức, kinh nghiệm, uy tín, bla bla bla…toàn bộ những cái đó nó giống như là tiếng đàn vậy, nó có được bằng cách dựa vào vô số điều kiện, thiếu đi một chút điều kiện thì nó cũng không có được, chỉ thiếu một chút thôi. Thí dụ như các vị nói với tôi các vị là người mẫu, ca sỹ tiếng tăm rần rần, một tháng các vị kiếm được bạc tỷ tiền Việt Nam đúng không? Đúng, nhưng chỉ cần có một chút xíu sạn nó nằm trong thận các vị thôi là đủ cho các vị đi ra máu rồi. Có người nó to đùng mà không ra máu, có người có chút xíu mà nó ra, mà nó đau tới trời. Chỉ cần có một viên sỏi kiểu đó thôi thử coi các vị có còn hát được hay không, chiều nay các vị có đi catwalk được hay không, có đi biểu diễn thời trang được hay không, có đi tiệc tùng, party được hay không? Tôi nghĩ không, phải đi bệnh viện giải quyết cái đã. Hoặc là các vị đang lái xe trên đường với tốc độ là 200km/h mà bây giờ con mắt các vị bị bụi vô là các vị phải tấp vô lề thôi, chứ không thể vừa lái vừa nheo, rất là nguy hiểm, coi tấp được chỗ nào thì tấp. Nếu mà đi trên xa lộ, cao tốc, thì cũng phải tấp vô cái làng đường nào an toàn rồi giảm tốc độ, chứ không thể nào tiếp tục chạy cái làn ngoài với tốc độ như cũ được, khiếp lắm, một xíu bụi trong mắt thôi. Cho nên mọi thứ đều do các điều kiện, các nhân duyên mà tạo nên.

Trí thứ hai là trí tam tướng. Trí tam tướng rất là quan trọng. Trí tam tướng là một khía cạnh của trí nhân quả nhưng mà phải nói riêng người ta mới thấy, chứ còn không nói riêng người ta bị nhòa đi, không thấy rõ cái mối quan hệ của nó. Thực ra với một người chứng đạo thì trí nhân quả với trí tam tướng nó là một, nó đi chung. Nhưng mà kẹt ở chỗ là đối với người phàm phu học Đạo thì mình phải tách nó ra cho họ thấy. Bởi vì cái trí nhân quả khi không có Phật pháp người ta cũng có nhưng mà chỉ có một phần thôi. Nếu không có Phật ra đời cũng có người có trí nhân quả nhưng mà rất là hạn chế. Cái trí nhân quả khi mà không có Phật pháp nó không đủ dẫn đến sự giác ngộ, giải thoát. Nhiều lắm họ chỉ biết được đến mức độ nhân quả báo ứng thôi, làm lành được quả vui, làm ác bị quả khổ. Hoặc là muốn nấu cơm thì phải nấu đúng cách thì cơm mới chín nếu không thì cơm bị sống, bị khét. Trồng cây phải trồng đúng cách, nếu trồng sai cách thì cây bị chết hoặc phát triển không được. Cái trí đó cũng là trí nhân quả đó nhưng mà nó không đủ dẫn đến giải thoát, mà phải thấy được nhân quả ngay trong từng khoảnh khắc hiện hữu của thân tâm này để thấy ra được cái lý vô ngã, cái thấy nhân quả đó mới xài được. Mà khả năng này, mới nói lý thuyết thôi thì phải có trong thời có Phật pháp.

Trí thứ hai là trí tam tướng. Tức là phải thấy mọi thứ ở đời nó do duyên mà có. Cái thứ hai là có rồi phải mất. Mọi thứ nó phải tồn tại trên nguyên tắc vô thường, cái sau đẩy lùi cái trước, nó xóa sổ cái trước. Vạn vật không thể đứng yên mà tồn tại. Nó phải liên tục thay đổi, phải luôn luôn tiếp nhận năng lượng, và luôn luôn đi về phía trước. Nó tồn tại trong cái sự tự hủy. Nghe rất là mâu thuẫn nhưng đó là sự thật. Mọi thứ tồn tại trong sự tự hủy, tự nó phải biến mất. Mọi thứ ở đời nó y chan như là cây nến vậy. Cây nến được làm ra là để thắp, chứ cây nến làm ra để cất trong hộp hoài thì nó không phải là lý do để người ta làm nến. Nến làm ra là để đốt. Cái giá trị, ý nghĩa, tác dụng của cây nến nó chỉ phát huy hết cỡ khi nó được đem đi thắp sáng, nó được nhen vào đó một cái mồi lửa. Nhưng mà có một cái chuyện phũ phàng là cái ý nghĩa, giá trị, tác dụng của cây nến nó song hành với hành trình tự hủy của cây nến. Có nghĩa là cây nến nó phải tồn tại trong cách tự hủy, trong từng phút số sáp nó phải bị đốt, bị tiêu thụ và tác dụng của cây nên nó chỉ được thấy rõ qua từng phút hao mòn của cây nến, cháy dần, cháy dần, cháy dần rồi đến một lúc nào đó không còn cây nến nữa thì cuộc đời của cây nến coi như chấm hết. Chúng ta cũng vậy, chúng ta hiện hữu ở đời này theo cái cách tồn tại bằng hướng tự hủy. Nghĩa là mỗi lúc mình phải già đi, lục phủ ngũ tạng, tâm, can, tỳ, phế, thận của mình mỗi lúc nó phải bị mòn hao, già cỗi, cằn cỗi đi, để từ từ tiến về cõi chết. Đó là kiếp sống của mình. Thì đó gọi là vô thường. Mà cái chuyện đó mình có muốn hay không? Không. Nó do nhân duyên thúc đẩy, đó là vô ngã. Ở đây tôi không nói thằng Tèo, thằng Tí nào làm cái chuyện đó hết mà do các duyên.

Do có thiện nghiệp đời trước mà đời này mắt, tai, mũi, lưỡi, tiền bạc của tôi nó không giống cái người nghèo. Còn do ác nghiệp, đời này tôi sanh ra mắt, tai, mũi, lưỡi của tôi, đời sống vật chất, tinh thần của tôi nó không được như cái người có phước. Do tiền nghiệp quá khứ làm duyên nên đời này tôi phải sanh ra làm con heo. Mà heo gì, heo rừng hay là heo nhà? Heo rừng thì tôi có thể sống hết tuổi rồi chết già ở một gốc rừng nào đó hay là tôi bị một con thú mạnh hơn nó tấn công, đó là kiếp số của một con heo rừng. Nhưng mà tôi làm con heo nhà thì sao? Heo nhà thì nó có hai hướng giải quyết, hai cái chốn về cho một con heo nhà. Một là người ta nuôi kiểu cá nhân, tức là người ta nuôi năm ba con vậy, rồi thấy đủ kí người ta kêu người đến để bán. Rồi người ta đem về giết bằng búa, chích điện, chọc tiết, thọc huyết gì đó. Còn cái kiểu nuôi công nghiệp, nuôi tập thể, nuôi một lần mấy chục ngàn con. Cứ tầm tầm khoảng ba bốn giờ sáng người ta lùa tôi vô cái chỗ nào đó rồi bắt đầu người ta giết tập thể. Có nghĩa là đêm nào cũng có thể là đêm cuối của tôi hết. Cứ tầm tầm ba bốn giờ sáng là nó lùa đi. Cho nên, trong room này những người lười học giáo lý, lười tu tập, lười làm phước, công đức thì cứ nhớ tới cái thân phận của mấy con thú bị giết thịt thì tự nhiên sẽ tinh tấn! Mình nghĩ đến cái cảnh mà thiếu trí, thiếu phước, thiếu công đức, chết rồi đi đâu?! Thì nó y như đời sống bình thường vậy. Người nghèo thì về sống ở đâu? Gầm cầu, vỉa hè, sống ổ chuột, đó là cái luật. Mà cái người có tiền, đẻ bọc điều, ngậm thìa vàng từ trong nôi thì sao? Ở vila, biệt thự, đó là cái luật. Thì cuộc sanh tử nó y chan như vậy. Tắt thở rồi thì đứa có phước nó đi về đâu? Nó về cái cảnh trời, người, có đời sống vật chất ổn định, ngon lành, như ý, đời sống tâm linh tinh thần thông tuệ, có khả năng suy nghĩ, phân biệt được thiện ác, tốt xấu, nên và không nên. Còn không, vô phước thì sanh xuống ống cống, hầm cầu làm mấy con lúc nhúc trên dưới, còn lên bờ làm chim, làm thú, làm chồn, làm cáo, làm rắn, làm rít, cọp, beo, voi, sư tử thì lúc đó mới biết mùi. Nghĩ đến cái chuyện mình làm con thú bị người ta giết thịt cũng ngán. Nghĩ đến cảnh cứ ba bốn giờ sáng nó lùa vô cái chỗ nào giết tập thể để kịp thời cung ứng nguồn thịt tươi sống cho thị trườn. Nghĩ đến đó mình cũng ngán ngẫm lắm chứ không phải không.

Một cái người mà có lòng từ thì thấy rằng chỉ có đời sống của người khất thực, ôm bát, người ta cho cái gì ăn nấy thì mới không phân biệt chay, mặn. Bữa đó người ta cho một món mặn mà mình không ăn thì đói le lưỡi, về làm sao ngồi thiền. Chưa kể tiểu đường, bao tử, huyết áp tùm lum hết không ăn thì chiều chết à, nhưng nếu chùa có nhà bếp, chùa có tiền chợ, có người đi chợ mua về nấu nướng thì theo tôi nghĩ có lẽ ăn chay vẫn tốt hơn. Nhưng có một điều ăn chay ở đây thuần túy vì lòng đại bi chứ không phải ăn chay vì một tín điều tôn giáo, cái đó thì không được. Ăn chay vì lòng đại bi là sao là mình xót cảnh mấy con thú khuya khuya mà bị lùa đi, mình nghĩ cảnh đó mình ớn quá đi nên mình không có ăn. Với mình nghĩ mỗi lần tai nạn xe cộ cái xác người nó văng ra bên đường sao mình nhìn mình gớm, mình sợ, thấy tanh, tại sao mình cầm miếng thịt heo, thịt bò mình không thấy sợ? Mình nghĩ đến cái đó mình cũng hạn chế sở thích ăn uống, nhu cầu ngon miệng, nhu cầu phàm ăn, để chi? Để giảm bớt chủng tử phàm ăn, tục uống cho đời sau. Tôi nói lại lần nữa tôi không có kêu gọi ăn chay nhưng mà tôi chỉ nói sự thật thôi. Chỉ có cái ông khất thực cái gì có thì dùng, còn những người có điều kiện chọn lựa thì nên linh động, tránh được thì tránh nhưng mà dĩ nhiên không có cực đoan. Như là bác sĩ kêu mình bổ sung dưỡng tố mình cũng bổ sung hoặc nếu kẹt lắm mình cũng có thể ăn canh Lục Tổ. Canh Lục Tổ là canh gì? Theo sử Thiền tông nói Lục Tổ Huệ Năng có một thời gian dài sống trong rừng với đám thợ săn, Lục Tổ ăn chay nhưng mà Tổ không có điều kiện nấu nướng riêng, Tổ mới hái rau rừng gửi vô cái nồi thịt của đám thợ săn, tới lúc nấu chín Tổ mới vớt rau ra Tổ ăn. Cũng ăn chay nhưng mà ăn chay không có cực đoan. Người ta gọi canh Lục Tổ là vậy đó. Có nghĩa là ăn chay nhưng mà không có cực đoan.

32:49

Thí dụ như các vị có thể ngại ăn cá, ăn thịt, cầm miếng thịt, cầm con cá lên thấy ngán quá, mình bổ sung bằng cách là mình mua xương về hầm lấy nước thôi, rồi mình bỏ cà rốt, khoai tây, nấm, củ hành… thì cũng có đủ dưỡng chất để mình sống. Tại sao tôi lại dành thời gian hơi nhiều để nói chuyện này? Bởi vì tương lai Kalama mình cũng đi theo đường hướng này, không có ăn chay mà ăn kiểu Lục Tổ. Mình tới mấy chục mạng mà mỗi ngày đem về 10kg thịt với 6 con gà thì mình tu trong ba tuần thì mình cũng góp phần hỗ trợ thị trường sát sinh. Cho nên tôi chỉ chủ trương mua xương, mua da về mình làm gì đó thôi.

Trí tuệ ở đây gồm có hai: trí nhân quả và trí tam tướng. Trí nhân quả là hành giả thấy mọi thứ ở đời nó do các điều kiện mà có và có rồi phải mất. Các thứ nó đắp đổi cho nhau bằng cái sau nó lùa cái trước, nó phủ nhận, xóa nhòa cái trước để nó tồn tại. Đó gọi là vô thường. Và chính vì cái sự vô thường đó nó không nằm trong sự sắp đặt của ai hết thì đó là vô ngã. Còn khổ là gì? Khổ ở đây mình không thể hiểu theo cái nghĩa là khó chịu của thân tâm. Có nhiều người hiểu lầm cái khổ trong tuệ quán là cái khổ của thân tâm. Khổ mà chỉ là sự khó chịu của thân tâm, sự đau đớn của thân xác, sự buồn khổ lo âu của tâm lí thì cái đó mới là một phần ba cái khổ thôi. Khổ có ba: Sự có mặt của cái khó chịu, sự vắng mặt của cái dễ chịu và cái thứ ba là sự lệ thuộc các điều kiện mà có. Ba cái này cộng lại thì mới đủ cái nghĩa của chữ ‘khổ’ ở đây. Cho nên cái khổ trong Tứ Niệm Xứ nó không chỉ có cảm giác khó chịu của thân tâm mà nó là cái bản chất bất toàn, bất trắc. Cái chữ ‘Dukkha’ ở đây không có nghĩa là khó chịu mà nghĩa là không có trụ lâu được. Chữ ‘Du’ là khó, là khổ, là xấu. Còn chữ ‘kkha’ chỗ này phải hiểu là sự tồn tại chứ không phải là sự chịu đựng. Chữ ‘Dukkha’ có nghĩa là cái gì đó không thể trụ yên được, nó luôn luôn trong tình trạng bất trắc, lúc vầy lúc khác. Cho nên khi định nghĩa như vậy mình thấy khổ và vô thường không có rời nhau, và vô ngã cũng không rời được cái khổ và cái vô thường ở trong tam tướng hữu vi. Hành giả thấy được như vậy gọi là trí tuệ về tam tướng. Có hai cái trí, trí về nhân quả và trí về tam tướng cộng chung được gọi là trí tuệ. Có hai cái trí này thì hành giả mới sống đời và hành đạo một cách đúng đắn. Và với hai cái trí này thì hành giả trước mắt được an lạc, hiểu thấu được cuộc đời, và nếu đủ duyên thì chứng thánh bằng hai cái trí này.

Muốn có hai cái trí này thì phải làm sao? Thì nó cũng phải cần đến những điều kiện. Điều kiện thứ nhất, siêng năng học hỏi, trau dồi kiến thức bằng các hình thức (Pali) nghe, suy tư, hỏi, ghi chép. Nghĩa là phải chịu khó lắng nghe, suy tư, tham vấn, và ghi chép vì mình không phải bậc thượng thừa như ngài Anan nghe một lần là nhớ. Đúng ra cái sức nhớ của mình không có tệ đâu mà tại mình chứa rác nhiều quá. Có nhiều bà con họ than với tôi “sao con nhớ dở quá!”. Tôi nói thế này “Thưa anh, chị , cô, bác! Qúy vị không có tệ đâu, mà tại cái đầu của quý vị nó rác không à! Cho nên nó không còn chỗ trống để chứa cái khác”. Cái họ không tin “Sư nói an ủi chứ con nhớ dở lắm!”. Tôi nói “Không, tôi hỏi cô nha, cô có khả năng nhớ được cái chuyện của ba chục năm trước không?” – “Nhớ chứ!” – “Cô nhớ hồi đó ở bên trái nhà cô có nhà bà Tám phải không? Bên phải có nhà ông Tư đúng không? Bà Tám có sáu người con đúng không? Rồi có một đứa chết yểu đúng không? Một đứa lấy chồng Nhật đúng không? Hai đứa kia giờ đi Mỹ đúng không? Nó có bao nhiêu con, con nó tên gì là cô nhớ hết đúng không?” – “Dạ đúng, con có khả năng đó” – “Bên phải cô có ông Tư đúng không? Ông Tư gia cảnh ổng ra sao, bao nhiêu đời vợ, đời vợ thứ hai là người Quãng Ngãi, đời vợ thứ ba của ổng là người Bạc Liêu đúng không? Tổng cộng có bao nhiêu con, mấy dòng con, ở với mấy bà, cô nhớ không?” – “Con nhớ” – “Rồi bao nhiêu kiến thức của cô về nữ công gia chánh, kinh nghiệm nấu canh chua, kinh nghiệm xào mướp, kinh nghiệm làm đồ chay, đồ mặn, kinh nghiệm làm mắm thái, kinh nghiệm làm mỳ căn,… cô nhớ biết là bao nhiêu chuyện. Bao nhiêu kỷ niệm buồn vui thời học sinh, thời sinh viên. Rồi những lần vợ chồng gây lộn, hờn dỗi, bao nhiêu lần xích mích trong dòng họ, gia tộc. Bao nhiêu cuộc gia biến, quốc biến, cô nhớ hết đó, đúng không?” – “Dạ đúng” – “Mà tại sao mấy cái đó cô nhớ mà giáo lý cô không nhớ bởi vì cái đầu của cô nó rác không à! Cái tủ của cô, cô đựng toàn nùi giẻ, quần rách không à thì làm sao mà cô còn chỗ trống để chứa mấy cái đồ Lvis, Witchy, Chanel, … Cô muốn chứa mấy cái đó, cô phải dẹp hết mấy cái đồ tào lao thì mình mới có chỗ trống chứa cái khác”. Thì các vị hỏi tôi một câu “Bây giờ nó lỡ đầy rồi Sư ơi! Giờ phải làm sao?”. Có cách, kể từ bây giờ đừng tiếp tục quan tâm tới những thứ mới không cần thiết nữa, những thứ mới tào lao mình đừng tiếp tục quan tâm. Thứ hai, đối với những thứ cũ mà tào lao, mỗi lần nhớ tới thì tự mình phải có cái gan đẩy nó qua một bên. “Tào lao!”, chỉ niệm một câu chú đó thôi “Tào lao!”, đẩy nó qua một bên. Còn đằng này muốn học giáo lý mà cứ ngồi suy nghĩ hoài chuyện Việt Nam, mình đang ở nước ngoài mà suy nghĩ chuyện Việt Nam, đang ở Việt Nam thì nghĩ chuyện làm ăn, rồi chuyện buồn vui, gây gỗ, ba cái vụ đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, tân gia, giỗ quải, khôn quan, tang thế. Cố ý, cố ý đưa rác vào đầu! Thì đừng có trách là tại sao trong đầu toàn là phân người không, phân người, phân thú, phân hữu cơ. Cho nên cái chuyện đầu tiên muốn có trí tuệ là sao? Là phải trau dồi kiến thức, theo những gì tôi vừa nói nãy giờ.

Thứ hai, là phải gần người trí, xa cái người thiếu trí. Ở gần người thiếu trí một là nó bàn ra. Nó thấy mình học nó bàn riết một hồi mình dẹp luôn. Cái đó nguy hiểm lắm. Cái thứ mà kế bên nỉ non, thỏ thẻ, thủ thỉ, thầm thì, tôi sợ cái thứ đó lắm, cái thứ đó độc hơn vịt xiêm. Suốt ngày, lâu lâu nó đế ra một câu, nó hốt cho mình một thang, sáng một thang, chiều một thang là coi như tiêu tùng luôn. Tin tôi đi, cái thứ mà không học thuốc bắc ngày nào mà khoái hốt cho người ta, cái thứ đó tôi gặp hoài. Nó bàn ra, bàn vô, sáng hốt một thang, trưa hốt một thang, tối nó đè ra hốt thêm một thang nữa, làm cho mình nản chí anh hùng, riết là tiêu luôn. Cho nên muốn trau dồi cái gì thì phải tránh cho được mấy thành phần nỉ non, thỏ thẻ, thủ thỉ, thầm thì, cái thứ “bùi lan”- bàn lui.

41:48

Thí dụ như các vị có thể ngại ăn cá, ăn thịt, cầm miếng thịt, cầm con cá lên thấy ngán quá, mình bổ sung bằng cách là mình mua xương về hầm lấy nước thôi, rồi mình bỏ cà rốt, khoai tây, nấm, củ hành… thì cũng có đủ dưỡng chất để mình sống. Tại sao tôi lại dành thời gian hơi nhiều để nói chuyện này? Bởi vì tương lai Kalama mình cũng đi theo đường hướng này, không có ăn chay mà ăn kiểu Lục Tổ. Mình tới mấy chục mạng mà mỗi ngày đem về 10kg thịt với 6 con gà thì mình tu trong ba tuần thì mình cũng góp phần hỗ trợ thị trường sát sinh. Cho nên tôi chỉ chủ trương mua xương, mua da về mình làm gì đó thôi.

Trí tuệ ở đây gồm có hai: trí nhân quả và trí tam tướng. Trí nhân quả là hành giả thấy mọi thứ ở đời nó do các điều kiện mà có và có rồi phải mất. Các thứ nó đắp đổi cho nhau bằng cái sau nó lùa cái trước, nó phủ nhận, xóa nhòa cái trước để nó tồn tại. Đó gọi là vô thường. Và chính vì cái sự vô thường đó nó không nằm trong sự sắp đặt của ai hết thì đó là vô ngã. Còn khổ là gì? Khổ ở đây mình không thể hiểu theo cái nghĩa là khó chịu của thân tâm. Có nhiều người hiểu lầm cái khổ trong tuệ quán là cái khổ của thân tâm. Khổ mà chỉ là sự khó chịu của thân tâm, sự đau đớn của thân xác, sự buồn khổ lo âu của tâm lí thì cái đó mới là một phần ba cái khổ thôi. Khổ có ba: Sự có mặt của cái khó chịu, sự vắng mặt của cái dễ chịu và cái thứ ba là sự lệ thuộc các điều kiện mà có. Ba cái này cộng lại thì mới đủ cái nghĩa của chữ ‘khổ’ ở đây. Cho nên cái khổ trong Tứ Niệm Xứ nó không chỉ có cảm giác khó chịu của thân tâm mà nó là cái bản chất bất toàn, bất trắc. Cái chữ ‘Dukkha’ ở đây không có nghĩa là khó chịu mà nghĩa là không có trụ lâu được. Chữ ‘Du’ là khó, là khổ, là xấu. Còn chữ ‘kkha’ chỗ này phải hiểu là sự tồn tại chứ không phải là sự chịu đựng. Chữ ‘Dukkha’ có nghĩa là cái gì đó không thể trụ yên được, nó luôn luôn trong tình trạng bất trắc, lúc vầy lúc khác. Cho nên khi định nghĩa như vậy mình thấy khổ và vô thường không có rời nhau, và vô ngã cũng không rời được cái khổ và cái vô thường ở trong tam tướng hữu vi. Hành giả thấy được như vậy gọi là trí tuệ về tam tướng. Có hai cái trí, trí về nhân quả và trí về tam tướng cộng chung được gọi là trí tuệ. Có hai cái trí này thì hành giả mới sống đời và hành đạo một cách đúng đắn. Và với hai cái trí này thì hành giả trước mắt được an lạc, hiểu thấu được cuộc đời, và nếu đủ duyên thì chứng thánh bằng hai cái trí này.

Muốn có hai cái trí này thì phải làm sao? Thì nó cũng phải cần đến những điều kiện. Điều kiện thứ nhất, siêng năng học hỏi, trau dồi kiến thức bằng các hình thức (Pali) nghe, suy tư, hỏi, ghi chép. Nghĩa là phải chịu khó lắng nghe, suy tư, tham vấn, và ghi chép vì mình không phải bậc thượng thừa như ngài Anan nghe một lần là nhớ. Đúng ra cái sức nhớ của mình không có tệ đâu mà tại mình chứa rác nhiều quá. Có nhiều bà con họ than với tôi “sao con nhớ dở quá!”. Tôi nói thế này “Thưa anh, chị , cô, bác! Qúy vị không có tệ đâu, mà tại cái đầu của quý vị nó rác không à! Cho nên nó không còn chỗ trống để chứa cái khác”. Cái họ không tin “Sư nói an ủi chứ con nhớ dở lắm!”. Tôi nói “Không, tôi hỏi cô nha, cô có khả năng nhớ được cái chuyện của ba chục năm trước không?” – “Nhớ chứ!” – “Cô nhớ hồi đó ở bên trái nhà cô có nhà bà Tám phải không? Bên phải có nhà ông Tư đúng không? Bà Tám có sáu người con đúng không? Rồi có một đứa chết yểu đúng không? Một đứa lấy chồng Nhật đúng không? Hai đứa kia giờ đi Mỹ đúng không? Nó có bao nhiêu con, con nó tên gì là cô nhớ hết đúng không?” – “Dạ đúng, con có khả năng đó” – “Bên phải cô có ông Tư đúng không? Ông Tư gia cảnh ổng ra sao, bao nhiêu đời vợ, đời vợ thứ hai là người Quãng Ngãi, đời vợ thứ ba của ổng là người Bạc Liêu đúng không? Tổng cộng có bao nhiêu con, mấy dòng con, ở với mấy bà, cô nhớ không?” – “Con nhớ” – “Rồi bao nhiêu kiến thức của cô về nữ công gia chánh, kinh nghiệm nấu canh chua, kinh nghiệm xào mướp, kinh nghiệm làm đồ chay, đồ mặn, kinh nghiệm làm mắm thái, kinh nghiệm làm mỳ căn,… cô nhớ biết là bao nhiêu chuyện. Bao nhiêu kỷ niệm buồn vui thời học sinh, thời sinh viên. Rồi những lần vợ chồng gây lộn, hờn dỗi, bao nhiêu lần xích mích trong dòng họ, gia tộc. Bao nhiêu cuộc gia biến, quốc biến, cô nhớ hết đó, đúng không?” – “Dạ đúng” – “Mà tại sao mấy cái đó cô nhớ mà giáo lý cô không nhớ bởi vì cái đầu của cô nó rác không à! Cái tủ của cô, cô đựng toàn nùi giẻ, quần rách không à thì làm sao mà cô còn chỗ trống để chứa mấy cái đồ Lvis, Witchy, Chanel, … Cô muốn chứa mấy cái đó, cô phải dẹp hết mấy cái đồ tào lao thì mình mới có chỗ trống chứa cái khác”. Thì các vị hỏi tôi một câu “Bây giờ nó lỡ đầy rồi Sư ơi! Giờ phải làm sao?”. Có cách, kể từ bây giờ đừng tiếp tục quan tâm tới những thứ mới không cần thiết nữa, những thứ mới tào lao mình đừng tiếp tục quan tâm. Thứ hai, đối với những thứ cũ mà tào lao, mỗi lần nhớ tới thì tự mình phải có cái gan đẩy nó qua một bên. “Tào lao!”, chỉ niệm một câu chú đó thôi “Tào lao!”, đẩy nó qua một bên. Còn đằng này muốn học giáo lý mà cứ ngồi suy nghĩ hoài chuyện Việt Nam, mình đang ở nước ngoài mà suy nghĩ chuyện Việt Nam, đang ở Việt Nam thì nghĩ chuyện làm ăn, rồi chuyện buồn vui, gây gỗ, ba cái vụ đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, tân gia, giỗ quải, khôn quan, tang thế. Cố ý, cố ý đưa rác vào đầu! Thì đừng có trách là tại sao trong đầu toàn là phân người không, phân người, phân thú, phân hữu cơ. Cho nên cái chuyện đầu tiên muốn có trí tuệ là sao? Là phải trau dồi kiến thức, theo những gì tôi vừa nói nãy giờ.

Thứ hai, là phải gần người trí, xa cái người thiếu trí. Ở gần người thiếu trí một là nó bàn ra. Nó thấy mình học nó bàn riết một hồi mình dẹp luôn. Cái đó nguy hiểm lắm. Cái thứ mà kế bên nỉ non, thỏ thẻ, thủ thỉ, thầm thì, tôi sợ cái thứ đó lắm, cái thứ đó độc hơn vịt xiêm. Suốt ngày, lâu lâu nó đế ra một câu, nó hốt cho mình một thang, sáng một thang, chiều một thang là coi như tiêu tùng luôn. Tin tôi đi, cái thứ mà không học thuốc bắc ngày nào mà khoái hốt cho người ta, cái thứ đó tôi gặp hoài. Nó bàn ra, bàn vô, sáng hốt một thang, trưa hốt một thang, tối nó đè ra hốt thêm một thang nữa, làm cho mình nản chí anh hùng, riết là tiêu luôn. Cho nên muốn trau dồi cái gì thì phải tránh cho được mấy thành phần nỉ non, thỏ thẻ, thủ thỉ, thầm thì, cái thứ “bùi lan”- bàn lui.

41:48

Tiếp theo là chỗ ở. Các vị nói với tôi “bây giờ tôi lỡ có vợ có chồng rồi nên tôi phải ở trong đó”, thì ok tôi thành kính phân ưu cùng tang quyến. Còn nếu quý vị dốc lòng cầu Đạo, cầu giải thoát thì mình phải tự tìm cơ hội, dầu không rời nhà nhưng phải tự mình tìm cơ hội gặp gỡ thầy bạn, học thầy, học nhóm. Bây giờ mình có thế giới internet, facebook, messenger, viber… thì cũng đỡ. Đó là mình cũng kiến tạo một thế giới để mình lui tới, lai vãng, vào ra để mà học.

Trước hết phải có trau dồi, rồi phải có thầy bạn thích hợp, trú xứ thích hợp và một cái điều kiện nghe rất là kì đó là thân thể và vật dụng nơi trú xứ phải luôn ngăn nắp, sạch sẽ. Nghe rất là kì nhưng mà trong Kinh ghi vậy. Thân thể và vật dụng trú xứ phải luôn sạch sẽ và ngăn nắp. Bởi vì nó bề bộn quá thì rất là khó. Dĩ nhiên trong room này cũng có những vị xăng quần xăng áo nhảy vô leo lên bàn cãi với tôi “Tôi không đồng ý! Vì có nhiều thằng nó rất thông minh nhưng mà rất bề bộn”. Xin thưa, nó khác mình khác, thông minh cỡ nó nó được quyền không mặc áo quần, nó được quyền ăn dơ, ở dơ, miễn là nó thông minh. Chuyện đó là chuyện của nó, còn cái đầu mình rác không thì phải chấp nhận những nguyên tắc thường thức. Chứ đừng có đem mấy trường hợp đặc biệt ra “Mấy nhà bác học, học giả bề bộn. Tại sao họ thông minh?”. Dạ thưa, đừng có đem so mình với họ, mình có được bằng cái móng chân của họ hay không? Thứ hai, cái này mới quan trọng, chính vì họ quá bận tâm đến những đề tài suy tư nên họ mới bẩn, còn mình mình có cái gì để bận suy tư hay không mà mình bẩn là coi như mình lúa luôn, lúa là lú đó, lú luôn. Làm ơn nhớ cái này nha! Người ta dơ là do người ta đang bận, người ta có quá nhiều đề tài suy tư thế là người ta mới bị bề bộn, bê bối, bụi bặm. Còn mình, cái đầu mình có cái gì để mà suy tư không? Không! Mà mình chỉ có bắt chước người ta dơ là thấy bà nội rồi, đừng có bắt chước một cách ngu xuẩn như vậy. Trong Kinh nói rất rõ là cơ thể, vật dụng phải sạch sẽ, ngăn nắp. Cơ thể là mặt mũi, thân thể phải thường xuyên tắm rửa. Vật dụng là chăn, đệm, mùng, mền, tô, nồi, chén, đĩa, ghế, bàn, giường, chõng … phải sạch, mà sạch không chưa đủ phải ngăn nắp nữa, gọn gàng nhất như có thể. Như vậy vật dụng, thân xác và trú xứ phải gọn gàng, ngăn nắp thì cái trí nó mới lên nổi. Bởi vì cái ngoại cảnh nó ảnh hưởng tới nội tâm. Tin tôi đi. Còn nếu ai trong room này lén lén nghĩ “Tôi dơ mà tôi vẫn thông minh”, cho tôi địa chỉ tôi đến tôi lạy, chứ còn cái đó tôi làm không được. Cái phòng của tôi sáng ngủ dậy mà tôi chưa có dọn giường là tôi không có chịu nổi. Còn không thì có một cách, bữa nào tôi lười quá tôi phải đóng cửa phòng lại tôi không có nhìn tới nó nữa. Tôi nói rõ, tôi phải đóng cái phòng tôi lại tôi không nhìn đến cái đống bề bộn. Nếu mà lỡ nhà tôi bày nhiều quá mà tôi cần viết lách thì tôi phải kiếm một cái góc nào đó mà không có đồ đạc và con mắt của tôi nhìn ngay chốc cái góc đó thôi thì tôi mới viết bài được. Chẳng hạn như bây giờ cái bàn tôi đang giảng nó tùm lum đồ thì phải làm sao? Tôi phải lùa nó lại một góc, che khuất khuất thì tôi mới giảng được, chứ tôi đang giảng cho quý vị mà tôi nhìn nó đầy hết tôi giảng không có nổi. Còn cuối cùng, không có điều kiện thì tôi đành phải nhắm mắt. Nhất là ngày xưa tôi còn giảng trên Paltalk là tôi phải nhắm mắt. Vì hai lý do, một là nhắm mắt tôi mới tập trung được, thứ hai là tôi tránh nhìn mấy cái chat tầm bậy tầm bạ mang nội dung thuốc nổ, sát thương. Tôi không có muốn bị phân tâm, chia trí. Làm gì làm mình phải có một cái góc riêng trong tâm tưởng, cảm xúc của mình thì mình mới có thể phát huy được năng lượng tinh thần như mình muốn, còn không thì khó lắm. Cho nên việc đầu tiên muốn có trú huệ thì phải trau dồi kiến thức Đạo. Học ở đây đúng là phải tập trung giáo lý, nhưng mà tôi muốn nói nhỏ ở đây là kiến thức bách khoa của mình nhiều vẫn tốt hơn là người cái gì cũng không biết, dốt đặc, không muốn nghe, không muốn học. Đương nhiên nói như vậy rất là nguy hiểm, bởi vì quý vị nghe như vậy quý vị nói “Đúng rồi, ổng nói vậy nên bây giờ một ngày mình chia ra một nửa học giáo lý, một nửa mình lên mạng đọc tầm bậy tầm bạ”. Cái đó tôi cản, không có nên. Mình nên dành hết thời gian để học cái gì chỉ có trong thời giáo pháp Đức Phật chứ còn những thứ tào lao đó không có Phật mình cũng học được với bao nhiêu thầy bà, bè bạn. Cho nên mình ưu tiên học giáo lý. Nhưng có một điều, do phước duyên mỗi người mỗi khác cho nên có vị cũng ham kiến thức bách khoa lắm nhưng mà nếu mình phải chia thời gian, chia trí cho kiến thức đời thì mình mất đi thời gian học Đạo. Nó khổ như vậy đó. Thứ hai, nếu mình tập trung lo cho Đạo thì mình mất rất nhiều kiến thức đời, cái khoảng trống mà tôi cho là rất quan trọng. Có những kiến thức đời mà tôi cho là rất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ cho kiến thức Phật pháp. Nhưng mà các vị hỏi tôi bây giờ phải làm sao? Cái đó là do duyên nghiệp. Vì có những người họ không mất nhiều lắm thời gian cho kiến thức đời, họ liếc qua họ nhớ, họ không xài nhiều thời gian cho nó. Một ngày họ chỉ cần bỏ ra nửa tiếng, một tiếng họ đọc sơ trên mạng, mà ngộ lắm họ biết cái gì thật sự cần và họ chỉ liếc qua là họ nhớ, họ chỉ lấy cái gì tinh hoa cốt lõi trong đó thôi. Chuyện đầu tiên là họ biết cái gì cần, thứ hai là họ chỉ rút cái gì tinh hoa trong cái cần thiết, rút lấy cái cần nhất trong cái cần thiết, rồi bỏ, thời gian còn lại là dành cho kiến thức Đạo. Chứ còn mình chỉ chuyên về Đạo mà mù tịt về chuyện thế gian cũng khó. Cái kiến thức về Phật pháp nó được hỗ trợ, được vun vén bằng kiến thức đời. Rất nhiều kiến thức đời nó giúp cho mình có thêm niềm tin, có thêm cái sâu, cái rộng trong kiến thức Phật pháp. Các vị phải đồng ý với tôi chuyện đó. Tôi ví dụ nhẹ thôi, ngoại ngữ. Biết được nhiều ngoại ngữ nó lợi hơn là người mù tịt. Thí dụ như mình có một ít kiến thức về triết Đông, triết Tây, chút ít về Platon, Socrat hoặc biết về Khổng, Lão, Trang, Mạnh… thì nó cũng đỡ. Còn đằng này mình hoàn toàn mù tịt, mình nói về Khổng giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn giáo, Cơ Đốc giáo mình hoàn toàn mù tịt. Dĩ nhiên là tôi không có xúi các vị học ba cái cái giáo giáo đó nhưng mà tôi nói thiệt là mình biết sơ qua mấy cái đó cũng đỡ. Trong Kinh Phật thỉnh thoảng mình thấy Ngài cũng có nhắc đến những quan điểm triết học của các tôn phái đương thời với Ngài để làm một cái so sánh. Chẳng hạn như kinh Sa Môn Quả chẳng hạn hoặc kinh Phạm Võng thì Ngài cũng có làm cho mình cái so sánh. Cho nên muốn trau dồi trí tuệ là phải có kiến thức.

50:45

Rồi phải siêng tiếp xúc thầy bạn ngon lành, phải biết sống ngăn nắp vệ sinh và cuối cùng là chuyên tâm để ý trau dồi trí tuệ của mình. Đơi này nó chậm thì đời khác. Nhớ cái đó, rất là quan trọng. Mà đa phần thì chúng ta sống theo lối mòn nhiều lắm. Mà trí tuệ nó kị cái lối mòn. Chúng tôi đã nói rất là nhiều lần. Chúng ta sống trong đời bằng ba cái biết: Cái biết của thức, cái biết của tưởng, cái biết của trí. Cái biết của thức là cái biết của mắt, tai, mũi, lưỡi. Nhưng mà cái biết của tưởng là cái biết mà chúng ta sống bằng ký ức, hồi ức, kinh nghiệm, kiến thức mà ta vay mượn từ người khác, đa phần như vậy, 99.9%. Chỉ có cái thứ ba là cái biết bằng trí, là cái biết linh động, trực quan, linh hoạt và sáng tạo. Biết trường hợp này cần, cái này nên hay không nên, bằng cái nhận thức tại chỗ. Chứ còn cái biết vay mượn của người khác như mình đánh giá một cái bông đẹp hay xấu, một mẫu thêu, hay mình thưởng thức một tô canh chua, một tô bún riêu là mình thường đánh giá bằng kinh nghiệm cũ “nấu cái này không giống má tui, nấu bún riêu không giống má tui, nấu bánh canh không giống bà ngoại tui”, là thua. Mà mình phải bình tĩnh, mình phải có cái lưỡi hoàng đế, cái mũi hoàng hậu. Mình nếm vào biết cái này nó thiếu cái gì, bỏ má một bên, ngoại một bên. Nấu cho Tây ăn thì nên bớt cái này nên thêm cái này. Nấu cho châu Á ăn, da vàng, mũi tẹt phải nấu làm sao, thêm cái này, bớt cái này. Mình đang mở tiệm ở Paris, London, Venice, Rome thì mình phải nấu khác, mình về Sài Gòn mình phải nấu khác. Mà mình nấu cái này nấu cho Bắc nó khác, phở Bắc nó khác phở Nam, bánh bột lọc ở Nam nó làm khác ở Huế. Cái đó không còn đi theo lối mòn của mẹ, của bà cố, bà sơ,… mà phải bằng cái trí tuệ trực quan, linh hoạt, sáng tạo. Thí dụ đó tôi đang nói về đời. Còn trong Đạo: biết rõ rằng tâm tham vừa biến mất, tâm sân vừa biến mất. Chứ còn cả đời cứ ngồi học 13, 14, 25, 41, học hoài. Cái đó rất cần thiết nhưng mà không có sống chánh niệm thì không có trí tuệ trực quan, linh động và sáng tạo tại chỗ. Cái đó không phải trí tuệ giác ngộ. Trí tuệ giác ngộ không phải là trí tuệ chết, nhận thức chết mà nó là một cái nhận thức sống. Nhớ cái này, rất là quan trọng. Có một câu chuyện sống theo lối mòn tôi nhớ: có một cặp trai gái nó dắt nhau vô nghĩa trang, tình tứ và tâm sự. Cặp tình nhân này đi bằng chiếc xe mô tô mới cón, đắt tiền lắm, phân khối lớn 1000cc. Chàng chở nàng bằng chiếc xe đó BMW của Đức mới nhập về, thơm phức. Hai người đang tâm sự, thì trong nghĩa trang có hai con ma mới chết do tai nạn giao thông, do đua xe rồi chết. Hai cậu ma này nhìn thấy cặp tình nhân này đi chiếc xe đó, tụi nó ham quá. Tụi nó nói với nhau “Tụi mình ngày xưa là anh hùng xa lộ mà còn chết vì xa lộ mà đời của tụi mình ngày xưa đâu có cái chiếc này, chiếc này 2019 ngon quá, ma thì ma chắc phải thử một cái quá, hai anh em mình thử một cái để giải tỏa ấm ức”. Cặp tình nhân nó đang du dương đằng kia thì hai anh em mới tót lên xe chạy. Thằng Tèo nó ngồi trước cầm lái thì thằng Tí nó ngồi sau nó nói “Khoan!”. Nó nói xong là nó búng ngược lại, nó là ma nó không thèm đi, nó búng ngược lại, phiêu lạc trên ngọn cỏ. Thằng Tèo nó nói “Mày đi đâu?” thì thằng Tí nó nói “Chờ một chút”, trong vòng một nháy mắt thôi thì thằng Tí nó trở lại, hai tay nó cầm tấm bia. Thì thằng Tèo nó hỏi “Mình đi thử xe mà cầm theo hai cái đó làm cái gì?”. Thì thằng Tí nó nói “Đi ra đường phải có giấy tờ tùy thân!”. Cái đầu của nó quen từ hồi xưa rồi là đi ra đường hễ có sử dụng phương tiện đi lại, xe hơi hay là xe hai bánh, ba bánh là trong người phải có giấy tờ tùy thân. Nó làm ma rồi, và bây giờ nó mượn xe của người ta nó chạy nhưng mà nó vẫn theo cái quán tính ngày xưa là phải có giấy tờ. Mà ma thì làm gì có giấy tờ, nên cặp hai bộ bia để giả sử có công an ma mà chặng nó, nó có giấy tờ để xuất trình. Trong tấm bia có ghi Lê Văn Tèo, Lê Văn Tí, ngày sanh, ngày mất… thì đối với nó đó là giấy tờ tùy thân. Câu chuyện đó đối với nhiều người đó có thể là câu chuyện cười, nhưng mà tôi nghĩ khác. Tôi nghĩ đó là câu chuyện nói về chúng ta. Chúng ta sống theo thói quen, chúng ta sống theo lối mòn, cả đời như vậy nó quen rồi.

Chẳng hạn tôi nhớ câu chuyện cái anh đó nửa đêm ảnh đang nằm với vợ thì bà vợ bị mớ bả nói “Chết rồi chồng em về!”. Ông chồng ổng đang ngủ như vậy ổng nghe thì ổng tốc mền, nhảy cửa sổ, ổng dọt. Các vị hiểu câu chuyện đó không? Hai vợ chồng đang ngủ với nhau thì bà vợ bả mớ “Chết rồi chồng em về!”, thì ông chồng ổng nghe như vậy thay vì ổng ghen thì lại không, mà ổng vẫn theo cái lối mòn của ổng, lối mòn trong đời sống thường nhật của ổng, ổng nghe như vậy thì ổng tốc mền mở cửa sổ ổng dọt. Mà hên là nhà ở tầng trệt chứ ở tầng tám là chết rồi. Mình thường sống theo lối mòn và thường phản ứng theo lối mòn tâm tưởng. Mà trí tuệ là không cho phép như vậy. Trí tuệ là phải trực quan tại chỗ, linh hoạt sáng tạo. Cho đến khi nào các vị tu tập tuệ quán mà bỏ đi được kiến thức, bỏ đi ở đây không phải là phủ nhận mà là không còn nhớ tới nó nữa, nó giờ đây trở thành một nền tảng vô hình, vô thức nhưng có nó, có mà không thấy, lúc đó mình mới xài được kiến thức của mình. Tây nó có một câu hay lắm, kiến thức là gì? “Kiến thức là cái gì ta đã học qua rồi quên đi nhưng khi cần đến thì bèn có để xài ngay. Đó là kiến thức”. Kiến thức là cái ta đã biết qua rồi quên mất đi nhưng khi cần đến thì bèn có cái để xài liền. Nó là của mình, nó đã vô máu của mình rồi. Như mình nói mình ăn cà rốt, khoai tây, củ dền là bổ nhưng mà hể mình chưa có đưa nó vô cơ thể mình, mình còn cầm trên tay thì chưa được vì biết đâu một hồi nó rớt làm sao hoặc là mình nấu hư, nấu khét, mặn quá, lạt quá, tanh quá mình đổ bỏ làm sao. Chưa được, chưa chắc, mua về chưa chắc, nấu lên nồi chưa chắc, rồi bỏ vô miệng chưa chắc bởi lỡ mình ăn vô mình mửa ra thì sao, không được, phải chờ nó tiêu hóa hết và nó không còn dấu vết gì của khoai tây, cà rốt, củ dền, củ sắn hết. Lúc nó đã đi vào đây (bụng) rồi thì ‘bùm’, nó đã thành máu của mình rồi. Bây giờ muốn tìm nó dễ lắm, chích một cái máu chảy ra, đó chính là tụi nó đó, chính là cà rốt, khoai tây, củ hành, củ sắn đó.

Bây giờ là đã xong bài giảng kỳ rồi tôi nợ, cù đó. May là tôi xử cù mà nó mất hết một tiếng đồng hồ các vị thấy không. Cho nên tôi tiếc dữ lắm, tôi dòm mấy người Phật tử, trời ơi chứ phải họ bớt được mấy vụ vợ chồng, con cái, nhà cửa. Phật pháp, may là cái phần cù thôi mà biết bao nhiêu chuyện để nói. Bây giờ mình ngồi mình thấy họ rị mọ, tôi tiếc lắm vì họ vô phước, vô phần, họ không có ba la mật, cho nên cái họ thấy quan trọng nhất lại là những thứ mà nay mai họ phải bỏ họ đi. Mà bây giờ mình nói vậy thì nó chửi cha mình, nó chém mình chết. Nó nói “Bây giờ ông phái gia cang, làm tôi khuynh nhà nát cửa, tán gia bại sản, bỏ hết đi tu hay sao?”. Chứ còn mình mở kinh điển ra, mở chú giải ra thì thấy đúng là phải là người có phước mới có thể rỗi rãnh bơi lội trong cái thế giới quá xá chừng này…

Bây giờ mình học bài mới. Tôi bắt đầu giảng mà con mắt tôi ngó lên trên triền đồi, trên đó có một cái castle, một lâu đài cổ. Ở Thụy Sĩ họ có một hoặc hai cái castle như vậy của mấy người giàu hồi xưa, mấy người lãnh chúa, bá tước, hoặc của mấy ông trang chủ giàu mấy ổng cất. Mà tại sao tôi lạc đề như vậy? Là vì nền tảng tâm thức và cái căn cơ, trí huệ của mỗi người, những cái vốn liếng suy tư của mỗi người vốn dĩ không giống nhau. Dựa trên những thứ khác biệt ấy chúng ta có thể có những cái nhìn hoàn toàn khác nhau khi đứng trước một cái hình ảnh, thí dụ như cái castle lâu đài mà tôi vừa nói. Có người nhìn cái lâu đài họ nghĩ đến sự ích kỷ, tàn ác của mấy ông chủ ngày xưa, đã đày đọa nhân công xây dựng cái đó cho họ. Trong khi có người họ nhìn cái lâu đài họ không nghĩ đến ông chủ, họ nghĩ đến những người làm thấy tội nghiệp. Nghĩa là khi mình nhìn thấy cái lâu đài đó mình nghĩ đến mấy người chủ để mình bực, bằng tâm sân hận. Nhưng mà mình nhìn lâu đài mình nghĩ đến mấy người làm thì mình khởi tâm địa bi. Xong chưa? Chưa, còn nữa. Có người nhìn lâu đài bằng đầu óc của dân kiến trúc. Họ nói “Cái nhà này đẹp thiệt chứ, hồi xưa không có máy móc, làm bằng tay. Khéo quá! Kiến trúc cực kì hợp lí. Những cái cửa nẻo, lối đi, ban công phân bố hợp lí”, đó là dân kiến trúc. Nhưng mà có những người nhìn cái đó họ lại ước ao “Đời mình biết chừng nào có được cái nhà bằng một phần mười cái đó ta?”. Rồi có người họ nhìn cái hình đó họ lại nghĩ khác “Castle này nó nằm giữa một cái rừng thu đẹp như vậy, bữa nào lên đó chụp hình đem lên facebook khoe”. Qúy vị thấy chưa, chỉ nhìn cái castle nó có vô vàn ý niệm, nhận thức, nhận xét khác nhau, cảm xúc, tình cảm khác nhau nhiều lắm qúy vị. Có người nhìn để trách ông chủ, có người nhìn để xót thương những người làm, có người nhìn để muốn lên đó chụp hình, có người nhìn để ước ao một cái nhà giống như vậy, có người nhìn để thưởng thức kiến trúc, nghệ thuật của người ta. Thì trong bài giảng sáng nay tôi muốn nói cái gì? Tôi muốn nói tới một chuyện mà tôi cho rất là quan trọng. Đó là, trên cái nền tảng nào mà chúng ta mới có được cái nhận thức đúng như Đức Phật đề nghị khi mà nhìn về cuộc đời này. Hồi nãy tôi giảng về trí tuệ nếu các vị tinh ý các vị sẽ thấy. Trong kinh nói “Thế giới này sống trong bóng đêm. Thế giới này chỉ thuộc về những người nào có mắt, người nào cảm nhận được ánh sáng”. Tất cả chúng ta đều sống trong cái hũ nút, chúng ta là những con trùng, con dế sống trong cái ống cống mà không có ánh sáng, chúng ta là loài yếm khí. Yếm khí là cái loài mà sống trong chỗ thiếu oxy. Chúng ta là những loài mà “sợ ánh sáng” và “yếm khí”.

“Sợ ánh sáng” có nghĩa là chúng ta e ngại trí tuệ. Ai cũng nói thích trí tuệ nhưng mà thực ra chúng ta e ngại. Bởi vì khi có trí tuệ can thiệp chúng ta không còn thích cái gì hết. Cho nên chúng ta được coi là loài “sợ ánh sáng”. “Yếm khí” là sao? Là chúng ta không có thiết tha trong các hạnh lành. Chúng ta không có thưởng thức được các hạnh lành. Chúng ta không có hoan hỷ với kham nhẫn, với từ tâm, với thiền định, với chánh niệm, không có thích bố thí, trì giới, phục vụ, nghe pháp. Đa phần nhân loại, bảy tỷ người, thì họ không có những nhu cầu đó, khong có nhu cầu chia sẻ, không có nhu cầu được yêu thương, không có nhu cầu bao dung. Tin tôi đi. Có những người nhiều đời tu tập, có cơ hội yêu thương là họ hạnh phúc lắm, đối với họ yêu thương người khác nó sướng hơn là được người khác yêu thương. Đó là bậc đại căn, đại nhân, đại trí, địa huệ, đại phúc, mới có kiểu suy nghĩ quái đãng như vậy. Họ thấy rằng có cơ hội làm học trò nó sướng hơn có cơ hội làm thầy. Họ thấy có cơ hội để cho ra nó sướng hơn cơ hội để nhận vào. Họ thấy có cơ hội để cúi đầu trước ai đó, trước một đối tượng nào đó nó sướng hơn là cơ hội để cho người ta cúi đầu. Nó lạ lắm. Vì chúng ta không có khả năng thưởng thức được mấy cái đó cho nên chúng ta bị gọi là cái loại “yếm khí”.

Muốn có khả năng trí tuệ, tôi đã nói rồi trước hết phải có hai thứ trí, đó là trí nhân quả và trí tam tướng. Hai cái trí này nó có từ ba nguồn. Nguồn một là văn – nghe hoặc đọc, tư – suy tư, thấm thía, gậm nhấm, tiêu hóa, tu – thân chứng, thể nghiệm, thấm thía ngay ở trong thực tế hành trì. Cái đó mới được gọi là trí tu. Đó là nói gọn. Trí gồm có hai là trí nhân quả và trí tam tướng. Nhưng mà buổi đầu chỉ dừng lại ở mức nhận thức thôi. Giai đoạn một của trí văn là tiếp nhận. Giai đoạn hai là giai đoạn tiêu hóa. Giai đoạn ba là giai đoạn hóa thân, tức là mình trở thành cái mà mình biết, mình sống như là cái mà mình biết. Ở trong kinh dạy rất rõ, giai đoạn nhận thức khi mà nó chính mùi và với sự hỗ trợ của phước ba la mật. Có nhiều người trong room này không biết ba la mật là cái gì, mà tôi giải thích hoài

1:08:07

1:05:42

Ba la mật là công đức chứ không có gì ghê gớm. Bất cứ công đức nào được mình thực hiện bằng lý tưởng cầu giải thoát chấm dứt sanh tử thì công đức đó là Ba la mật. Và công đức đó phải được mình huân tập nhiều kiếp nhiều đời đến lúc đủ tự nhiên một là mình có khả năng tự ngộ, hai là khi gặp Phật Ngài nói mình hiểu ngay, hiểu rất dễ.

Tôi mới nói giai đoạn 1 là tiếp thu. Giai đoạn 2 là gặm nhấm, thấm thía, tiêu hóa. Giai đoạn 3 là hóa thân, tức là mình trở thành con người y như cái mình hiểu. Đến giai đoạn 4 là bỏ đi cái không cần thiết.

Cho nên trong kinh nói trí tuệ có 3 giai đoạn trong tu tuệ quán:

1/ Nhận diện Danh Sắc. Biết cái này là Danh, biết cái này là Sắc, biết ở đây không có thằng Tèo, thằng Tý, con Lan, con Cúc gì hết mà ở đây chỉ là Danh với Sắc thôi, chỉ là các duyên hội tụ lại, duyên tụ thì có, duyên tán thì mất.

2/ Biết Danh Sắc này luôn luôn bị chi phối bởi 3 tình trạng Vô thường, Khổ, Vô ngã.

3/ Là khi nhận thức đúng mức rồi thì có khả năng loại trừ, cắt đứt và triệt tiêu phiền não.

Phiền não là gì? Phiền não là sự hiểu lầm. Trước giờ mình mong có cái này bền, cái kia bền. Mình thấy đời này có thường, có lạc, có ngã, có mỹ (tịnh). Bây giờ biết đạo rồi mình thấy không có gì là thường, lạc, ngã, mỹ hết mà tất cả đều là Vô thường, Khổ, Vô ngã. Khi thấy mọi thứ như vậy thì mình không có cái gì để thích, để theo đuổi. Khi anh không có cái gì để thích, để theo đuổi thì lúc đó anh cũng không có gì để bất mãn.

Ta có cái ghét là bởi vì trước đó ta có cái thích ngược lại. Có cái thích thì mới có cái ghét, ghét cái ngược lại với cái mình thích. Thấy cái thích được sanh ra từ cái ghét nào đó và cái ghét đi ra từ cái thích nào đó. Thích nóng thì sợ lạnh. Ghét nóng thì thích lạnh. Thích ấm thì sợ lạnh. Thích mát thì sợ nực. Luôn luôn như vậy. Hễ còn có cái hiểu lầm rằng trên đời này còn có cái gì đó đáng để mình quan tâm, để mình thích là còn có cái để mình ghét. Còn quan tâm cái ghét có nghĩa là trước đó mình đã thích cái gì đó.

Cho nên toàn bộ phiền não chỉ là hiểu lầm thôi. Do không hiểu được lý Tam tướng, do không thấy rằng mọi thứ là Vô thường, cái sau đùn đẩy cái trước, không thấy rằng mọi thứ do duyên tác động chứ không phải do mình điều khiển. Do hiểu như vậy họ không còn thích và ghét nữa. Tất cả những cái gọi là tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi đều là hiểu lầm hết. Mình nghe nói đắc đạo là diệt trừ phiền não, mình tưởng có cái búa đập bể cái gì đó. Không phải. Mà nó là sự thế chỗ. Diệt trừ là một cách nói thôi, chứ thật ra là sự thế chỗ.

Thí dụ tôi bị mất một món đồ, tôi tưởng là thằng Tèo chung phòng với tôi nó lấy. Từ khi có ý nghĩ như vậy cho đến bao giờ chưa tìm được món đồ đó thì tôi nhìn thằng Tèo tôi vừa ghét mà tôi vừa khinh. Chiều nay đi làm về, tôi ngẫu nhiên đi lục tìm một món đồ gì đó trong tủ và tôi đã thấy lại được cái đồng hồ mà tôi đã bị mất mấy hôm trước. Cái đồng hồ mà tôi nghi thằng Tèo nó lấy. Khi thấy cái đồng hồ nằm ở đây thì lúc bấy giờ cái ghét và cái khinh đối với thằng Tèo lập tức biến mất vì tôi biết thằng Tèo nó không có lấy đồ của tôi. Một thí dụ khác, để mắt thầm thương trộm nhớ một người đẹp trong trường nhưng sau đó phát hiện ra đây không phải là cô mà là một cậu chuyển giới. Kể từ lúc mà phát hiện như vậy thì cái lòng yêu đương, nhung nhớ, tương tư lập tức không còn nữa và nó nhường chỗ cho một cảm giác khác.

Như vậy nói diệt trừ phiền não chứ thật ra là sự thế chỗ thôi. Tu hành là mình từng bước thay thế những nhận thức cần được thay thế. Đắc đạo chỉ là sự thế chỗ. Suy nghĩ bằng ý niệm phàm phu được thay thế bằng cái nhận thức của một bậc thánh, thấy xuyên suốt vấn đề nó là cái gì. Khi vấn đề được nhìn thấu suốt thì nó sẽ hết, nó không còn là vấn đề nữa.

Tây phương có câu “Vấn đề lớn nhất của chúng ta là không biết vấn đề của mình nó nằm ở đâu”. 1:12:25

Quay lại chủ đề chính hôm nay, đó là hãy trang bị (mà nãy giờ tôi đã nói rồi, 5 Quyền) cho mình một vốn liếng, một hành trang, một nền tảng nhận thức để ngay từ bây giờ và đời đời sanh ra mình có khả năng suy tư tốt hơn người khác. Tại sao thái tử Tất Đạt trẻ đẹp, giàu có, sướng như tiên, mới 29 tuổi mà khi nhìn một cái xác chết, nhìn một người già, nhìn một người bệnh mà Ngài sốc lên tới óc như vậy? Tại sao sốc đến mức mà ngay trong đêm đó không thể tiếp tục ở lại hoàng cung để làm một ông vua nữa? Là vì cái nền tảng vốn liếng tâm linh của Ngài không cho phép Ngài tiếp tục ở lại.

Trong kinh nói, một người có huệ căn, họ có nhiều cách để lìa bỏ thế gian này. Một, họ nhìn cái lá rụng, một giọt nước rơi, nhìn một đám tang, nhìn một nếp nhăn trên mặt người, nhìn một dấu chân chim trên mắt ai đó đủ làm cho họ bị sốc, nhìn lại hình ảnh một người quen trong cuốn album cũng làm cho họ sốc. Đó là bậc thuợng căn.

Em trai Ngài Xá lợi phất ngay trong hôn lễ của mình nhìn thấy vợ mình cực đẹp. Thời đó bậc thượng lưu họ cưới vợ sớm, dĩ nhiên không tệ như nạn tảo hôn như ở Việt Nam vợ 15 mà chồng mới có 4-5 tuổi. Giới thượng lưu Ấn độ thời đó là con gái phải lấy chồng tuổi 16 vì theo quan điểm Ấn độ 16 là giai đoạn đỉnh điểm của nhan sắc đời người con gái. Em trai Ngài Xá lợi phất là Revata nhìn thấy cô dâu 16 tuổi đẹp lộng lẫy, nhưng liếc qua thấy bà ngoại của mình 120 tuổi nhăn nheo hết cở, đúng là một trời một vực. Ngài Revata nghĩ 16 cộng với 100 thì cũng bằng cỡ bà ngoại, rồi Ngài nghĩ tới Ngài nếu cô ta bằng ngoại thì mình cỡ nào? Nghĩ xong, túc duyên giải thoát chín muồi ngay lúc đó, Ngài bèn cúi đầu nói với các vị trưởng tộc hai họ “Con bị khó ở trong người cho con lánh mặt một chút”. Lúc đi rước dâu ngang quãng đường lùm bụi, Ngài lách vô bụi rồi là biền biệt sơn khê, xuất gia đi tu luôn. Chuyện dài nhưng tôi chỉ vắn tắt. Đương nhiên là Ngài trở thành vị A la hán. Và gia đình của Ngài Xá lợi phất có tổng cộng 7 anh em mà Ngài là anh cả có 6 em là 3 trai 3 gái tất cả đều xuất gia hết trở thành 7 vị A la hán. 1:17:17

Cũng nói thật, tôi mong sao đời đời nếu còn luân hồi sanh ra chỉ cần nhìn cái đám ma, nhìn xác chết, nhìn một người già là phải biết bỏ hết mà đi. Đó là luân hồi đúng cách, cứ sanh ra thấy cảnh đó thì bỏ đi. Đi tìm đời sống tâm linh tốt nhất như có thể. Bởi suy cho cùng, nói cho rốt ráo thì chúng ta không có lý do gì để mà tin tưởng vào một thế giới thiên đường, nói gì là một mái ấm gia đình, một túp lều tranh có hai trái tim vàng thì lại càng vô lý. Ngay cả chuyện kiến tạo một thế giới thiên đường đầy ắp tiếng cười, đầy ắp niềm vui, đầy ắp ngọc ngà châu báu trong nhãn quan của đạo Phật đã không đáng thì không có lý do gì để mình hy vọng chờ đợi một chuyến tàu; nói gì đến chuyện gầy dựng một mái ấm nho nhỏ có một bà xã, một ông xã và mấy thằng nhóc để rồi từng bước từng bước thế hệ trước ra đi nhường chỗ cho thế hệ sau mà đời này qua đời khác cứ tiếp nối điệp khúc 2 con 1 hột, 2 con 1 hột theo nhịp điệu của bầy kiến sơ tán bao gạo, cho đến bao giờ hết bao này rồi bao khác thì nản lắm.

Tôi gợi ý các vị một chuyện thôi, khéo tay hay vụng về gì đi nữa các vị thử vẽ cho tôi 2 cái trứng gà. Trứng thứ nhất nằm cạnh con gà con và trứng thứ 2 nằm cạnh con gà mái. Khi nhìn cái trứng nằm cạnh con gà con thì các vị nghĩ tới cái gì? Khi nhìn cái trứng nằm kế con gà mái thì các vị nghĩ tới cái gì? Nhận thức, cảm nghĩ và liên tưởng của các vị khi nhìn 2 cái trứng này có khác nhau hay không? Khi nhìn cái trứng nằm kế con gà con thì mình rất dễ nghĩ đến chuyện con gà con từ cái trứng này nó đi ra. Nhưng khi nhìn cái trứng kế bên con gà mái thì mình rất dễ nghĩ đến chuyện là con gà mái mới vừa cho ra cái trứng này, có đúng vậy không? Cũng là 2 cái trứng, mà chỉ cần nó nằm kế con gà mái là mình nghĩ về một chuyện khác, mà nằm kế bên con gà con là mình nghĩ chuyện khác. Tôi muốn nói cái gì? Tôi muốn nói về đời sống tâm linh của chúng ta. Cũng hình ảnh đó nhưng trong một tâm cảnh, một bối cảnh, một môi trường khác nhau cộng với khả năng nền tảng nhận thức của con người thì trước cùng một cảnh như vậy, chúng ta sẽ cho ra những nhận xét không giống nhau. Tại sao có người thấy lời Phật là quan trọng? Có người thấy lời Phật cũng hay như bao nhiêu tư tưởng danh nhân thế giới, biết được thì tốt không biết thì cũng không chết thằng tây nào. Nhưng có người khi biết Phật Pháp rồi thì họ sẵn sàng buông hết để dốc sức dốc lòng để nghiên cứu tìm hiểu rồi hành trì. Tại sao vậy? Là vì nền tảng nhận thức của mình cộng với bối cảnh sinh trưởng của mình. 1:22:00

Tôi đã nói rất nhiều lần, mọi sự trong đời sống của chúng sinh khởi đi từ 3 thứ, đó là tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Nhìn một tòa lâu đài, một tòa nhà, một kiến trúc thì mỗi người có một suy nghĩ khác nhau. Nhìn một đám tang thì mỗi người có một suy nghĩ khác nhau, có người nhìn thấy đám tang thì họ thấy chán đời, có người nghĩ tới thuốc men, có người nghĩ tới bác sĩ hay bảo hiểm, có người nghĩ tới nghĩ đến bệnh hoạn bệnh tật, tùy người. Nhìn đám tang hay xác người chúng ta nghĩ khác nhau lắm. Thí dụ anh Tèo bị xe đụng bên Việt Nam mà anh Tý bên Cali vừa nghe tin thì bị lên máu và heart attack rồi chết. Tèo bị xe đụng chưa biết sống chết ra sao mà Tý hay tin thì chết vì Tèo có mượn của Tý một số tiền quá lớn nên khi nghe Tèo bị tai nạn không biết sống chết ra sao thì chuyện đầu tiên Tý chỉ nghĩ đến tiền của nó thôi, thế là bị trụy tim mà chết. Trong khi đó những người thân của Tèo, khi tin nghe em, cháu mình bị tai nạn thì họ lại nghĩ khác, họ cũng có thể bị heart attack mà chết, nhưng cái chết của họ không phải vì nghĩ đến tiền mà là nghĩ đến tình thân, họ nghĩ tới những chương trình những dự tính mà hai bên đã tính toán với nhau mà sao con bỏ dì bỏ cô bỏ chị đi sớm vậy con, người ta khóc chết lên chết xuống. Cho nên, cũng cái chết mà ai khi hay tin buồn thì mỗi người có một nhận xét khác nhau cũng như trường hợp 2 cái trứng ở trên. Là vì cái nền tảng tâm thức cộng với bối cảnh môi trường trước mắt, chính những cái đó mới dẫn tới chuyện chúng ta có những nhận thức khác nhau trong cùng một cảnh.

Tôi muốn nói đi, nói lại rằng: Chúng ta là những con cá nằm sâu trong đáy hồ, để lên được mặt nước chúng ta phải qua 8 lớp rong và bèo. Khi Phật ra đời, Ngài chỉ lấy cây vạch ra cho ánh nắng rọi xuống dưới một chút. Con cá nào may mắn nằm ngay chỗ mà ngài vạch ra thì nó còn thấy ánh sáng, còn không thì 8 lớp rong và bèo như vậy thì làm sao mà nó thấy được ánh nắng mặt trời! Chúng ta là những loài sinh vật yếm quang, yếm khí, sống ở chỗ không có ánh sáng, không có oxy thì chúng ta cứ thấy đó là toàn bộ vũ trụ. Chúng ta không có ngờ rằng bên ngoài cái hốc đá mà mình đang dấu mình ẩn thân đó còn có bao nhiêu là trăng sao, hoa lá, trời cao, đất rộng mà mình không có biết. Hôm nay mình có một cái bằng cấp, có một mái nhà, có một mái ấm gia đình, có chút ít quan hệ xã hội, có chút ít tiền trong nhà băng, mình thấy đó là tất cả nhưng mà mình không có ngờ rằng mình vẫn đang tiếp tục là một ấu trùng yếm khí trong một hốc tối nào đó của vũ trụ. Mình không biết và không tin chuyện đó. Vì lòng đại bi mà tôi nói thật như vậy, các vị tin hay không thì tùy nhưng đó là sự thật. 1:26:13

Tôi nhìn thấy cách người ta đến với đạo tôi thấy chưa thấm. Giảng trong room này tôi nghĩ biết đâu ở đâu đó, châu lục nào đó, nam bán cầu, bắc bán cầu nào đó có người họ nghe được thì họ có được an lạc. Chứ còn đi giảng live tôi rầu lắm, thấy họ ghi ghi chép chép nhưng sau vài lần tiếp xúc tôi thấy họ không thật sự cảm lời Phật như tôi mong đợi. Dù mình có tu hành tà tà dễ ngươi đi nữa, chuyện đầu tiên phải trang bị một vốn liếng nhận thức cho tới nơi, bước hai là ngay bây giờ lập tức thu xếp để trong thời gian ngắn nhất như có thể quay về với đời sống nội tâm của một hành giả. Tôi biết 90% người trong room chịu không nỗi, nhưng là sự thật. Quí vị cứ viện cớ hoài, tại chồng còn, vợ còn, con còn. Ok, tôi xin chia buồn với quí vị, nhưng tôi cũng phải nói bây giờ là cơ hội duy nhất Phật Pháp còn, Tam bảo còn, tôi không bắt các vị phải cạo đầu xuất gia, nhưng ngay bây giờ nên dành thời giờ học giáo lý và sống chánh niệm. Đó là nội dung tôi muốn nhắc. Nội dung cũ nhưng trên một chuyện khác: Hãy tự xây dựng một nền tảng nhận thức. 1:27:50

Chúng sanh trong đời được chia làm 3 nhóm:

1/ Chìm sâu trong bất thiện, hoàn toàn không biết phân biệt phải quấy, tốt xấu, nên không nên, hại mình hại người, lợi mình lợi người, chỉ biết sống như mình thích.

2/ Biết sợ tội, thích phước, biết làm lành lánh dữ, biết cầu công đức để được sung sướng hưởng thụ các cảnh giới nhân thiên được tiếp tục tồn tại trong một hình thức hiện hữu ok, ngon lành nào đó.

3/ Thấy rằng ác cỡ nào cũng Vô thường, khổ cỡ nào cũng Vô thường, thiện cỡ nào cũng Vô thường, sướng cỡ nào cũng Vô thường. Nói chung nhân thiện quả thiện, nhân ác quả ác đều là hình sương bóng khói. Họ vẫn tiếp tục làm lành lánh dữ để không còn tiếp tục thiện ác buồn vui nữa. 1:29:20

Tùy thuộc vào việc ta thuộc về nhóm nào thì cái nền tảng nhận thức của ta cũng sẽ được xếp theo nhóm đó. Khi có 3 nhóm chúng sinh như vậy thì cũng có 3 nền tảng nhận thức:

1/ Hồi xưa không biết đạo thì mình chỉ làm cái gì mình thích.

2/ Bây giờ biết đạo mình chỉ làm cái gì thiện (để cầu được đẹp, sướng, giỏi, giàu).

3/ Để không tiếp tục quẩn quanh nữa.

Nhớ, hễ còn có mặt trong 3 cõi 6 đường, 4 cõi đọa và các cõi nhân thiên thì cơ hội quay xuống chỗ thấp nhất là vô cùng lớn. Hễ còn có mặt trên đời này dù là ông hoàng bà chúa, công hầu khanh tướng gì đi nữa thì chỉ cần có mặt trên đời này, trong cái thân phận một phàm phu thì cơ hội sa đọa là cực lớn.

Trong kinh nói một người mà họ có được nhận thức rốt ráo về Nhân Quả và Tam Tướng ở mức độ đủ xài thì được gọi là Tu đà hoàn, còn rốt ráo là A la hán. Đủ xài đây là đủ để hiểu được 4 Đế là gì? Hiểu được 4 sự thật như sau:

1/ Mọi thứ ở đời là Khổ.

2/ Thích cái gì cũng là thích trong Khổ.

3/ Muốn hết Khổ đừng thích trong Khổ nữa.

4/ Sống bằng 3 nhận thức này chính là con đường thoát Khổ.

Khi hiểu được 4 Đế như vậy thì họ thấy ngay rằng Thân Tâm này là đồ ráp mà cũng là đồ rác. Do các Duyên thiện ác mà cấu tạo nên Thân Tâm này, đủ Duyên thì tiếp tục tồn tại nhưng có điều là nó liên tục biến đổi. Khi Duyên hết thì nó sẽ biến mất để tiếp tục tồn tại trong một hình thể khác, một hình hài hiện hữu khác. Người có được nhận thức đó thì không còn khả năng sinh tử quá 7 lần.

Quay lại, một người chưa hiểu được 4 Đế một cách căn bản thì khả năng luân hồi trong các cõi khổ là đương nhiên và dĩ nhiên, là 100%. Còn khi mình đã là người hiểu được 4 Đế một cách căn bản bằng trí tuệ Sơ quả thì khả năng sanh tử bị chận đứng. Theo mô tả trong kinh, mỗi chúng sinh giống như một chiếc xe đã đi 8 ngàn tỷ cây số rồi, bây giờ chiếc xe đã hết xăng, máy đã hư và người tài xế cũng đã chết thì chiếc xe bây giờ cái trớn của nó chỉ còn lăn thêm 7 cm nữa thôi. Vị Tu đà hoàn giống như chiếc xe đó, bánh xe chỉ còn xê dịch thêm 7 cm nữa thôi. Tức là tối đa là 7 kiếp sống nữa thì hết. Tại sao tôi hạ xuống còn 7 cm? Bởi vì trong vòng luân hồi biết là bao nhiêu kiếp, 7 kiếp không là nghĩa lý gì hết. Thậm chí 8 ngàn tỷ cây số là mẫu số, còn 7 cm là tử số thì cái phân số này vẫn lớn hơn 7 kiếp trong vòng luân hồi, vì 8 ngàn tỷ cây số là con số hữu hạn, 7 cm đương nhiên cũng là một đơn vị hữu hạn, trong khi đó vòng luân hồi là vô hạn, vô thủy. Hạt cát trong sa mạc vẫn lớn hơn là những gì chúng ta biết mà so với những điều chúng ta không biết. Cái điều chúng ta biết là hữu hạn nhưng cái điều ta không biết là vô hạn. Trong khi hạt cát là hữu hạn và sa mạc cũng là hữu hạn.

Cho nên một người không hiểu được 4 Đế, không hiểu được sự thật đầu tiên là mọi thứ là Khổ thì họ không bị sợ. Người không sợ sanh tử thì đi vào chùa học đạo ngồi thiền nhiều lắm cũng chỉ là gieo duyên, chứ khó có được thành tựu nào về kiến thức hay về hành trì bởi vì còn tà tà. Họ phải thấy sợ thật sự, phải thấy có khả năng chiều nay họ chết, ngày mai họ chết, tuần sau họ chết, tháng sau họ chết, năm tới họ chết, họ phải có khả năng sống rốt ráo trong sự thao thức như vậy đó thì họ học mới tới nơi, họ hành mới tới chốn được. Ngày nào các vị chưa chịu thấy rằng mình là một con giun yếm khí, một con cá sống dưới 8 tầng rong bèo mà mình vẫn còn thấy mình có một thế giới bao la để mà tung tăng thì tôi xin chia buồn cùng quí vị. Khả năng thoát ra được là khó. 1:35:30

Như có nhiều lần mùa thu trên núi rất là đẹp, đi một mình trên đường núi tôi thấy có mấy con ốc sên, có một chút chạnh lòng tôi suy nghĩ: Đẹp như thế này, nơi đây là 1 trong 4 chỗ đẹp nhất trên thế giới để quan sát 4 mùa trong năm. Nhưng mấy con ốc sên đó nó hoàn toàn không có biết gì hết, nó chỉ lầm lũi cần mẩn bò đi trong nỗi niềm vô tri, nó chỉ khác viên sỏi ở chỗ là nó mềm hơn, nó nhớt và ướt hơn thôi. 1:37:30

Để tôi kết thúc bài giảng bằng một câu chuyện. Một buổi sáng còn sương mù dầy đặc. Ốc sên mẹ đánh thức ốc sên con và bảo:

– Hãy lập tức rồi nhà và bắt đầu một hành trình đường xa. Ốc con ngạc nhiên:

– Đi đâu hả mẹ? Trời còn sớm quá. Ốc mẹ:

– Đi kiếm vợ cho mầy.

Ốc con chỉ mới nở và hãy còn nhỏ lắm, nó mới giật mình nói:

– Trời ơi! Con tuổi này mà vợ gì mẹ? Mẹ sên nói:

– Đi chậm như tụi mình thì tới lúc tìm được con nhỏ vừa ý thì con cũng trưởng thành rồi.

Có thể có người nghĩ đó là câu chuyện cười, nhưng đối với tôi nó chính là lời nhắc nhở chung cho tất cả chúng ta hôm nay. Con ốc sên nhỏ quá mà mẹ nó bắt nó phải rời nhà từ lúc trời còn mờ sương để tranh thủ đi cho nhiều, đi cho xa, để đi kiếm vợ cho một đứa bé chỉ vì nó đi chậm lắm.

Chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta là đại căn đại trí thì không nói nhưng với cái sức bò của chúng ta, sức xê dịch di chuyển của chúng ta trong Phật Pháp này thì ngay từ bây giờ ngay lúc trời còn sương chúng ta phải có lòng bò đi học đạo, ghi chép, suy tư, tham vấn, hành trì và rút kinh nghiệm sâu sắc. Đặc biệt là học biết bao giờ cho đủ nhưng ngay bây giờ đã là lúc để chúng ta sống chánh niệm. Khi sống chánh niệm mình sẽ dễ dàng và nhanh chóng nhận ra mình thiếu cái gì. Mình cần chỉnh sửa, khắc phục, thêm bớt, bổ sung cái gì ngay từ bây giờ. Right now, right here.

Ok, chúc các vị một ngày vui.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua ứng dụng Zoom năm 2020. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app